Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Giải pháp nhằm hoa n thiê n hoạt động quảng cáo cho sản phẩm sơn vepa của công ty cổ phần hóa chất sơn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.65 KB, 90 trang )

Chun đề tớt nghiệp

1

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỞNG QUAN THỊ TRƯỜNG SƠN VIỆT NAM VÀ HOẠT
ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN THỊ TRƯỜNG
1.1.

Tổng quan thị trường sơn Việt Nam.............................................................3

1.1.1. Lịch sử ngành sơn Việt Nam............................................................................3
1.1.1.1.

Khái niệm về sơn.........................................................................................3

1.1.1.2.

Ngành sơn Việt Nam qua các giai đoạn phát triển......................................4

1.1.2. Đặc điểm thị trường sơn Việt Nam...................................................................7
1.2.

Hoạt động quảng cáo trên thị trường sơn hiện nay.....................................15

1.2.1. Tổng quan hoạt động quảng cáo trên thị trường sơn Việt Nam hiện nay..........15
1.2.2. Các công ty quảng cáo hiệu quả trên thị trường sơn Việt Nam.........................15
1.2.2.1.

Công ty sơn 4 Oranges................................................................................15



1.2.2.2.

Công ty sơn Akzo Nobel..............................................................................18

1.2.2.3.

Công ty sơn Nippon....................................................................................20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TY VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT SƠN HÀ NỘI
2.1.
Giới thiệu về công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội.....................................22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển....................................................................22
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh.........................................................................................23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và sản xuất của công ty............................................................24
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức............................................................................................24
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất..............................................................................25
2.1.4. Nguồn lực của công ty......................................................................................25
2.1.4.1. Nguồn lực tài chính.....................................................................................25
2.1.4.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật...............................................................................27
2.1.4.3. Năng lực nhân sự........................................................................................28
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh.......................................................................28
2.1.5.1. Thị trường cung ứng đầu vào......................................................................28
2.1.5.2. Đặc điểm sản phẩm.....................................................................................29
2.1.5.3. Chính sách về giá........................................................................................30
2.1.5.4. Hệ thống phân phối.....................................................................................31
Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A



Chuyên đề tốt nghiệp

2

2.1.5.5. Các hoạt động xúc tiến của công ty.............................................................32
2.1.5.6. Kết quả sản xuất kinh doanh.......................................................................33
2.2. Thị trường và khách hàng của công ty..........................................................34
2.2.1. Khách hàng mục tiêu........................................................................................34
2.2.1.1. Đặc điểm hành vi khách hàng đối với sản phẩm sơn nước.........................34
2.2.1.2. Đặc điểm của khách hàng mục tiêu của công ty..........................................39
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh............................................................................................40
2.2.2.1. Công ty sơn TOA.........................................................................................40
2.2.2.2. Công ty sơn KOVA......................................................................................42
2.2.3. Những lợi thế và hạn chế cơ bản của Công ty hóa chất sơn Hà Nội.................42
2.2.3.1. Những lợi thế...............................................................................................42
2.2.3.2. Những hạn chế ...........................................................................................43
2.3. Thực trạng hoạt động quảng cáo của công ty...............................................44
2.3.1. Xác định mục tiêu quảng cáo............................................................................44
2.3.2. Đối tượng quảng cáo.........................................................................................45
2.3.3. Xác định ngân sách quảng cáo..........................................................................45
2.3.4. Phương tiện quảng cáo.....................................................................................46
2.3.5. Thông điệp quảng cáo.......................................................................................49
2.3.6. Tổ chức, thực hiện quảng cáo...........................................................................51
2.3.7. Đánh giá hoạt động quảng cáo..........................................................................51
2.3.8. Đánh giá chung hoạt động quảng cáo của công ty hóa chất sơn Hà Nội...........52
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT SƠN HÀ NỢI
3.1.

3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.1.4.
3.1.5.
3.1.6.
3.1.7.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.

Mợt sớ giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quảng cáo của công ty cổ
phần hóa chất sơn Hà Nội..............................................................................53
Xác định mục tiêu quảng cáo............................................................................53
Đối tượng quảng cáo.........................................................................................55
Xác định ngân sách quảng cáo..........................................................................56
Lựa chọn phương tiện quảng cáo......................................................................58
Thông điệp quảng cáo.......................................................................................63
Tổ chức, thực hiện quảng cáo...........................................................................66
Đánh giá hoạt đông quảng cáo..........................................................................68
Các giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện họat động quảng cáo......................69
Giải pháp xây dựng thương hiệu.......................................................................69
Giải pháp về sản phẩm......................................................................................69
Giải pháp về kênh phân phối............................................................................70
Giải pháp về các công cụ khác của truyền thông marketing tích hợp...............70

KẾT LUẬN................................................................................................................73
Nguyễn Thị Phương


Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

3

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng, biểu
Bảng 1.1: Phân loại sơn...............................................................................................3
Bảng 1.2: Sản lượng sơn qua các năm.........................................................................6
Bảng 1.3: Thống kê, ước tính nhu cầu đối với sơn trang trí ........................................8
Bảng 1.4: Hệ thống phân phối của công ty sơn Joton..................................................11
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng năm 2009 so với năm 2008..........................................25
Bảng 2.2: Cơ cấu tài chính công ty năm 2008 – 2009.................................................26
Bảng 2.3: Chi phí công ty năm 2008 – 2009................................................................26
Bảng 2.4: Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty....................................................29
Bảng 2.5: Danh mục sản phẩm VEPA.........................................................................30
Bảng 2.6: Mức chiết khấu dành cho từng loại khách hàng..........................................31
Bảng 2.7: Đặc điểm tiêu dùng theo khu vực địa lý......................................................35
Bảng 2.8: Hành vi tiêu dùng, thái độ với quảng cáo theo tuổi và giai đoạn trong chu
kỳ đới sống gia đình....................................................................................................37
Bảng 2.9: Sơ lược quá trình phát triển của sơn TOA Việt Nam..................................41
Bảng 2.10: Ngân sách quảng cáo của công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội...............46
Bảng 2.11: Ngân sách quảng cáo chia theo phương tiện quảng cáo ...........................47
Bảng 3.1: Bảng tỷ trọng ngân sách dự kiến cho phương tiện quảng cáo......................57


Danh mục hình
Hình 1.1: Thị phần ngành sơn Việt Nam.....................................................................11
Hình 2.1: So sánh chỉ số ROA & ROE........................................................................27
Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

4

Hình 2.2: Biểu đồ chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam năm 2009..........................38

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phát triển theo định hướng thị trường và
hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Điều này không chỉ mang đến những thuận lợi
mà cũng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho mỗi doanh nghiệp.Các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải nỗ lực tìm hướng đi cho mình. Đối với
một sản phẩm, một nhãn hiệu, điều gì khiến cho nó được người tiêu dùng biết đến,
điều gì khiến nó có được ưa chuộng hơn các sản phẩm cùng loại, đó là quảng cáo.
Quảng cáo giúp doanh nghiệp đưa hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu,… đến với
khách hàng mục tiêu, công chúng mục tiêu, tác động vào quá trình nhận thức của họ
nhằm nâng cao sự nhận biết. Thật vậy, hiện nay, không ít doanh nghiệp coi quảng
cáo như một công cụ hữu hiệu để gia tăng sự hiện diện của doanh nghiệp mình, coi
quảng cáo là một trong những bước đi chiến lược trong hoạt động kinh doanh của
mình.
Công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội là một trong những doanh nghiệp sản xuất

các sản phẩm sơn nước và sơn dầu cao cấp có uy tín về chất lượng sản phẩm và bề
dày truyền thống trên thị trường sơn Việt Nam. Tuy nhiên, sản phẩm sơn nước
VEPA của công ty chưa được khách hàng mục tiêu cũng như công chúng mục tiêu
biết đến. Một trong những lý do chủ yếu của tình trạng trên nằm ở khâu quảng cáo.
Hiện nay, hoạt động quảng cáo của công ty còn ít, mang tính tạm thời, chưa được
công ty quan tâm, đầu tư đúng mức. Vì vậy, để nâng cao uy tín thương hiệu và
khẳng định vị trí trên thị trường, đầu tư cho hoạt động quảng cáo là một bước đi cần
thiết của công ty. Từ những lý do nêu trên, em lựa chọn đề tài “ Giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động quảng cáo cho sản phẩm sơn Vepa của công ty cổ phần
hóa chất sơn Hà Nội” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả hoạt động quảng quảng cáo của công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội
trong những năm gần đây để thấy được hiệu quả của những hoạt động quảng cáo
đó.
- Nhận diện, phân tích đặc điểm hành vi của khách hàng mục tiêu để biết được
những yếu tố nào trong quảng cáo ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng,
quá trình mua của khách hàng.
Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

5

3.
-

Đề xuất kế hoạch quảng cáo cho sản phẩm trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Bước 1: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp.
 Xác định những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu.
 Tìm nguồn dữ liệu, thông tin được thu thập qua báo, tạp chí, mạng internet,
báo cáo công ty… Những thông tin thu thập được sắp xếp khoa học, có tính
hệ thống và ghi rõ nguồn, tên tác giả, ngày đăng tin… đảm bảo cho khả năng
kiểm tra lại thông tin cũng như tính chân thực của thông tin.
- Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp.
 Thiết kế mẫu: Tổng thể của cuộc nghiên cứu này là những khách hàng đã và
đang sử dụng sản phẩm sơn nước. Chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất
tiện lợi. Kích thước mẫu là 50, thông tin mẫu được tổng hợp tại phụ lục 2.
 Bảng hỏi gồm 4 phần chính là: phần giới thiệu, phần lấy thông tin cá nhân,
phần gạn lọc và phần câu hỏi chính (gồm 19 câu hỏi đóng và 5 câu hỏi mở).
 Tiến hành điều tra và xử lý dữ liệu.
- Bước 4: Trên cơ sở thông tin tìm kiếm được tiến hành đánh giá và lọc lấy những
thông tin tốt để đưa vào bài viết. Phương pháp phân tích thống kê mô tả. Số liệu
thu thập từ điều tra được làm sạch, mã hóa, nhập và xử lý qua phần mềm SPSS
để đưa ra kết quả là các bảng tần suất và các bảng chéo.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chuyên đề nghiên cứu hoạt động quảng cáo của công ty
cổ phần hóa chất sơn Hà Nội và những ảnh hưởng của quảng cáo đến công
chúng nhận tin.
- Phạm vi nghiên cứu: chuyên đề thực hiện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội.
5. Cấu trúc chuyên đề
Chương I: Tổng quan thị trường sơn Việt Nam và hoạt động quảng cáo trên thị
trường
Chương II: Thực trạng công ty và hoạt động quảng cáo tại công ty cổ phần hóa
chất sơn dầu Hà Nội
Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng cáo tại công ty cổ phần hóa

chất sơn Hà Nội
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị, cô chú phòng kế hoạch – vật tư công ty
cổ phần hóa chất sơn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực

Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

6

tập tại công ty. Và, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Trung
Kiên đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành chun đề tớt nghiệp này.

CHƯƠNG I
TỞNG QUAN THỊ TRƯỜNG SƠN VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỢNG
QUẢNG CÁO TRÊN THỊ TRƯỜNG
1.3.

Tởng quan thị trường sơn Việt Nam

1.3.1. Lịch sử ngành sơn Việt Nam
1.3.1.1.

Khái niệm về sơn

Sơn là một loại vật liệu được quét lên bề mặt. Sơn thông thường bao gồm
năm thành phần chính, đó là: chất tạo màng, bột màu, bột phụ trợ, phụ gia và dung

môi.
Sơn có hai chức năng chính là : bảo vệ và trang trí. Chức năng bảo vệ của
sơn bao gồm các yêu cầu : chống được sự ẩm ướt từ trong không khí, chống hóa
chất, chống được sự mài mòn, đồng thời giúp cho vật sử dụng trở nên bền hơn, chắc
hơn và chịu được sự khắc nghiệt của khí hậu. Sự trang trí được đánh giá qua các
yếu tố: màu sắc, nước bóng, chất lượng bề mặt, kết hợp cả ba yếu tố trên ta có cái
nhìn toàn diện về hiệu quả trang trí của sản phẩm sơn.
Trên thực tế, có rất nhiều loại sơn khác nhau, cũng có rất nhiều cách phân
loại sơn: theo chất tạo màng, theo phạm vi sử dụng, theo bản chất dung môi…
Trong bài viết này, em lựa chọn phân loại sơn thành một số loại như sau:
Bảng 1.1: Phân loại sơn
ST
T

Nhóm sơn

Loại sơn

1

Sơn trang trí

Sơn trang trí gốc nước và sơn trang trí gốc dung
môi

2

Sơn tàu biển, sơn bảo Sơn tàu biển và sơn bảo vệ
vệ


3

Sơn công nghiệp

Sơn đồ gỗ, sơn bột và sơn coil (tấm lợp)

4

Sơn khác

Sơn ô tô tân trang, sơn plastic, sơn sàn và sơn kể
tường…

Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

7

(Nguồn: Bản tin VPIA)
Sơn nước (sơn gốc nước – sơn mà nước là dung môi chính.) là một trong
những loại sơn phổ biến hiện nay. Sơn gốc nước làm giảm nguy cơ hỏa hoạn và an
toàn cho sức khỏe, mùi nhẹ hơn và cũng ít ảnh hưởng môi trường hơn sơn gốc dầu.
Ngoài ra, sơn gốc nước cũng dễ thi công và vệ sinh chùi rửa. Sơn gốc nước rất
thông dụng cho các nhà thi công chuyên nghiệp lẫn người mua sơn về tự làm vì đặc
tính dễ lau chùi, chỉ cần sử dụng nước và xà phòng. Các loại sơn nước cao cấp ngày
nay tạo ra rất nhiều lợi điểm quan trọng cho người tiêu dùng vì được làm bằng công

nghệ nhựa Polymer tân tiến nhất. Đối với ngoại thất, sơn nước có đặc tính bền tốt
nhờ giữ màu lâu hơn và chống phấn hóa cũng tốt. Thêm vào đó, hiện nay các nhà
sản xuất cũng cố gắng cho thêm vào sơn một số tính năng bổ trợ, giúp tăng tiện lợi
cho người sử dụng.
1.3.1.2.

Ngành sơn Việt Nam qua các giai đoạn phát triển

Cũng giống như tất cả các ngành kinh doanh khác, ngành sơn nước ta trước
khi mang những đặc điểm như hiện nay cũng đã trải qua một quá trình hình thành
và phát triển. Quá trình từ khi ngành công nghiệp sơn lần đầu tiên xuất hiện ở nước
ta cho đến gần đây có thể được chia thành các giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1914 – 1954
Trong giai đoạn đầu này, nước ta có 3 hãng sơn lớn, tập trung tại các thành
phố lớn: Công ty sơn Thái Bình – Cầu Diễn, Hà Nội (sau này là công ty hóa chất
sơn Hà Nội và hiện nay là công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội); công ty sơn
Nguyễn Sơn Hà (hiện nay là công ty sơn Hải Phòng) và công ty sơn Bạch Tuyết
(nay là công ty cổ phần sơn Bạch Tuyết, TP Hồ Chí Minh). Sản phẩm chủ yếu trong
thời kỳ này là sơn dầu, sơn alkyd gốc dung môi với công nghệ đơn giản, chất lượng
thấp. Sơn sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc trang trí, các loại sơn cao cấp đều phải
nhập khẩu.
Giai đoạn 1954 – 1975
Bối cảnh lịch sử đất nước tạm chia cắt thành hai miền Bắc – Nam, với chế độ
kinh tế – chính trị khác nhau. Miền Bắc, nhà máy sơn tổng hợp Hà Nội mới được
thành lập. Sản phẩm phần lớn là sơn alkyd có chất lượng thấp, sản xuất với công
nghệ lạc hậu. Sản lượng còn thấp, không đáp ứng đủ yêu cầu. Miền Nam, cả vùng
có 16 hãng sơn lớn nhỏ. Sản lượng đạt khoảng 7000 tấn, sản phẩm đa dạng, nguyên
liệu nhập ngoại, công nghệ hiện đại. Sản phẩm chủ yếu là sơn dầu, sơn alkyd, sơn
nước dùng để trang trí xây dựng.
Nguyễn Thị Phương


Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

8

Giai đoạn 1976 – 1989
Đặc điểm của ngành sơn trong giai đoạn này mang dấu ấn khó khăn chung
của nền kinh tế đất nước sau thống nhất. Sản phẩm tiêu thụ trong nước chỉ là sơn
dầu, hoàn toàn không có sơn nước, các công trình xây dựng chỉ được trang trí bằng
quét nước vôi màu. Các loại sơn có chất lượng cao chỉ được sản xuất với số lượng
ít, trong khi đó các loại sơn gốc dầu nhựa tự nhiên chất lượng thấp lại được sản xuất
nhiều. Tựu chung lại, đặc điểm ngành sơn trong thời kỳ này là:
Tổng sản lượng sơn chỉ đạt mức dưới 10 000 tấn/năm, cung không đủ cầu.
Những loại sơn có chất lượng tốt đều phân phối theo chỉ tiêu và giá bao cấp do
Nhà nước quản lý. Những loại còn lại, phân phối cũng nghiêng về cơ chế hành
chính “xin và cho” với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng từ cơ quan quản lý và
phân phối của Nhà nước
Số lượng công ty, xí nghiệp sản xuất sơn đều thuộc quyền sở hữu Nhà nước:
Ở miền Bắc có thêm 1 xưởng nhỏ sản xuất sơn của hải quân; Ở miền Trung có
một xí nghiệp sơn nhỏ của Công ty kỹ thuật hóa chất Đà Nẵng; Ở miền Nam có
một Công ty sơn Đồng Nai. Tổng cộng trong giai đoạn 1976 – 1990 , toàn quốc có
12 công ty, xi nghiệp sản xuất sơn lớn nhỏ. Các nhà máy có công suất lớn chỉ sản
xuất cầm chừng.
Giai đoạn 1990 – 2008
Bắt đầu từ năm 1990, ngành sơn Việt Nam có sự chuyển biến tích cực, bước
vào quá trình hội nhập phát triển với khu vực quốc tế và dần dần ổn định phát triển
liên tục tới nay. Có thể tóm tắt đặc điểm của ngành sơn Việt Nam trong giai đoạn

này như sau:
Quá trình hội nhập (1990 – 1993)
Mức tiêu thụ (chủ yếu sơn trang trí) trung bình 10 000 tấn/ năm. Sản phẩm
chủ yếu do trong nước sản xuất: sơn dầu alkyd với chất lượng sản phẩm và công
nghệ không cao. Đặc biệt, những sản phẩm sơn trang trí gốc nước rất nghèo nàn về
chủng loại, không đáp ứng được yêu cầu về số lượng - chất lượng.
Xuất hiện một số thương hiệu của có tên tuổi trong khu vực và quốc tế như:
ICI, Nippon, Akzonobel, Jotun, Interpaint, Toa Thái Lan, Uraiphanich…Các
thương hiệu Việt Nam: 9 công ty và xí nghiệp sơn có trong giai đoạn 1976 – 1986.
Bước đột phá về đầu tư (1993 – 1997)
Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

9

Trong bối cảnh, nền kinh kinh tế ngày càng phát triển (GDP tăng trưởng
8,8%) và ngành xây dựng có tốc độ gia tăng mạnh, ngành công nghiệp sơn có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển. Thật vậy, đây là thời kỳ phát triển đột phá của
ngành. Mức tiêu thụ tăng vọt qua các năm:
Bảng 1.2: Sản lượng sơn qua các năm
Năm

Sản lương sơn (tấn)
Toàn ngành

Sơn trang trí


Sơm tàu biển và bảo vệ

1993

10 000

7 800

1 700

1996

25 000

19875

4750

1997

40 000

31600

7000
(Nguồn: Bản tin VPIA)

Mức độ đầu tư nước ngoài về sơn đạt mức khoảng 90 triệu USD: có 20 công
ty sơn nước ngoài lập nhà máy liên doanh với Việt Nam hoặc 100% vốn nước nước

ngoài, đặc biệt là có sự tham gia của các công ty có tên tuổi về sơn trên Thế Giới.
Mức độ đầu tư của các nhà làm sơn trong nước cũng đạt mức đáng khích lệ.
Ngoài các đơn vị Việt Nam bỏ vốn theo tỉ lệ liên doanh với các công ty sơn nước
ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đầu tư số vốn khoảng 5 triệu USD để lập
nhà máy mới mở rộng xưởng sản xuất, lắp đặt trang thiết bị mới, mua công nghệ
nước ngoài, sản xuất sản phẩm mới (nhiều nhất là sơn nước).
Với dòng đầu tư đột phá này từ nước ngoài và sự chuyển đổi mạnh mẽ của
đầu tư trong nước, chất lượng công nghệ sơn tại Việt Nam đã được “thay da đổi
thịt” và tạo ra các dòng sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu thị trường.
Quá trình phát triển ổn định trước thách thức (1997 – 1999)
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á (1997 – 1999)
ngành sơn Việt Nam vẫn đạt tốc độ phát triển 15 - 20% năm và đến hết năm 1999,
ngành sơn Việt Nam đã hồi phục sức phát triển với tốc độ cao bắt đầu từ năm 2000
và các năm kế tiếp.
Quá trình phát triển với tốc độ cao 2000 – 2008
Các nước Đông Nam Á đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng tài chính và nền
kinh tế bắt đầu hồi phục và phát triển ổn định. Kinh tế Việt Nam ít bị ảnh hưởng của
Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

10

khủng hoảng này, tuy có tăng trưởng chậm lại nhưng rất ổn định và ngày càng phát
triển mạnh hơn. Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế Việt Nam,
ngành sơn Việt Nam bắt đầu từ năm 2000 đến năm 2007 là quá trình phát triển với
tốc độ cao.

Phát triển mạnh về sản lượng và chủng loại sơn: sơn trang trí chiếm tỉ trọng
lớn, tăng trưởng trung bình 25%/năm, sơn tàu biển, bảo vệ, sơn công nghiệp ngày
càng phát triển theo yêu cầu thị trường. Số lượng nhà sản xuất sơn bắt đầu tăng
trưởng mạnh: năm 2002 có 60 doanh nghiệp; năm 2004: 120 doanh nghiệp; năm
2006: 168 doanh nghiệp; năm 2008: 187 doanh nghiệp.
Đến năm 2007, tại Việt Nam đã có mặt hầu hết các hãng sơn lớn của thế giới
dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc gia công hợp tác sản xuất với các
công ty Sơn Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều công ty của Việt Nam cũng mạnh dạn
mở rộng hoặc xây mới nhà máy, đầu tư thiết bị công nghệ mới, nâng cao chất lượng
sản phẩm sơn, cạnh tranh thị trường theo yêu cầu người tiêu dùng. Có thể nói sự
phát triển với tốc độ cao về sản lượng, công nghệ mới và chất lượng sản phẩm đã
tạo ra bức tranh ngoạn mục của phát triển ngành sơn Việt Nam trong giai đoạn này.
Sự phân chia thị trường các loại sơn tại Việt Nam đến năm 2007 đạt mức quân bình
giữa các thương hiệu lớn không phân biệt “nước ngoài” hay “nội địa”.
Một vài năm trở lại đây, dòng sản phẩm với công nghệ mới nhất của thế giới
là sơn trang trí gốc nước sử dụng bột dioxit titan (TiO 2) nano chất lượng cao đã
được nhiều hãng sơn tại Việt Nam sản xuất bán ở thị trường hoặc các loại sơn công
nghiệp gốc nước từ Epoxy, Polyurethan chất lượng cao cũng đã được sản xuất bán
ra thị trường theo xu hướng sản phẩm thân thiện môi trường. Tuy nhiên, do giá sản
phẩm còn cao số lượng yêu cầu sử dụng chưa nhiều.
1.3.2. Đặc điểm thị trường sơn Việt Nam
Trải qua một quá trình hình thành – phát triển như đã trình bày ở trên, thị
trường sơn Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, cũng giống như các ngành khác trên thị trường vật liệu xây
dựng tại Việt Nam, ngành sơn hiện nay đang rất hấp dẫn.
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, cùng với đó là tốc độ đô thị hóa
cũng tăng lên, điều này dẫn đến nhu cầu đối với xây dựng hạ tầng hiện nay là rất
cao. Hàng loạt công trình lớn nhỏ được xậy dựng trong những năm trở lại đây. Đặc
biệt, các công trình xây dựng nhà ở đang tăng lên trông thấy, điều này chứng tỏ cầu
Nguyễn Thị Phương


Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

11

đối với thị trường sơn là rất lớn. Không những thế, với việc đời sống của người dân
được tăng lên rõ rệt, người dân bắt đầu chi tiêu nhiều hơn cho việc tân trang, trang
hoàng nhà cửa. Thời gian gần đây, người tiêu dùng quan tâm hơn đến nhu cầu thẩm
mỹ và tính năng của sơn nước đang được họ chú ý, lựa chọn. Tất cả những điều này
dẫn đến, cầu đối với thị trường sơn nước là khá lớn.
Bảng 1.3: Thống kê, ước tính nhu cầu đối với sơn trang trí
Đơn vị: 1000 tấn
HẠNG MỤC

Năm
2001

2006

2011f

2016f

13990

17750


21450

25850

3880

4535

4900

5570

Tây Âu

3510

3950

4445

4960

Châu Á – Thái Bình
Dương

3250

4845

6485


8500

Trung Quốc

710

1615

2415

3435

Nhật Bản

760

790

840

880

Các nước khác thuộc Châu
Á – Thái Bình Dương

1780

2400


3230

4185

Các khu vực khác

3350

4420

5530

6820

Chia theo Nhà ở
thị trường Không phải nhà ở

10040

12595

14800

17500

3950

5155

6650


8350

Chia theo Nhà chuyên môn
người sử
Người mua tự làm
dụng

103255

13220

15950

19050

3665

4530

5500

6800

9090

12215

15600


19900

4800

5535

5850

5950

Chia theo Nhu cầu sơn trang trí
khu vực
Bắc Mỹ

Chia theo Gốc nước
bản chất Gố dung môi
sơn

(Nguồn: Bản tin VPIA)
Theo tạp chí Chemical Week, mức tiêu thụ sơn tại châu Á khoảng 2 lít/
người/ năm, tại châu Âu là 8,5 lít /người /năm. Trong khi đó, ước tính mức tiêu thụ
sơn tại Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 0,7 lít/người/năm. Có thể thấy, mức tiêu thụ
này là chưa cao nhưng sẽ tăng lên trong thời gian tới và đó sẽ là cơ hội lớn cho các
doanh nghiệp kinh doạnh trên thị trường sơn Viêt Nam.

Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A



Chuyên đề tốt nghiệp

12

Theo báo cáo của hiệp hội sơn – mực in Việt Nam (VPIA), trong khoảng 3 –
4 năm trở lại đậy, mức tăng trưởng thị trường sơn cả nước đạt khoảng 12 – 15 %, tỷ
trọng của sơn trang trí (phần lớn là sơn gốc nước) tăng lên đáng kể chiếm 65 % về
thể tích, 41 – 45 % về trị giá. Điều này có thể thấy sức hấp dẫn của thị trường này là
khá cao.
Sức hút của thị trường sơn còn thể hiện qua sự tăng lên nhanh chóng của số
lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp nước
ngoài vào đầu tư. Đến năm 2009, Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh sơn, trong đó có trên 60 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sơn nước.
Hơn nữa, nhà nước và chính phủ hiện nay có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích
đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị
trường Việt Nam. Trong thị trường sơn hiện nay, số lượng doanh nghiệp có vốn
nước ngoài cũng lên tới 30 doanh nghiệp, chiếm 15% tổng số doanh nghiệp.
Tất cả những điều trên có thể thấy được sức hút đang lớn dần của thị trường
sơn nói chung và sơn nước nói riêng tại Việt Nam.
Thứ hai, thị trường sơn Việt Nam đang có sự phân chia thị trường của
các doanh nghiệp sơn trong nước và doanh nghiệp sơn nước ngoài.
Hiện nay trên thị trường có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất sơn, trong đó
có khoảng 60 doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh sản phẩm sơn trang trí. Các
thương hiệu sơn có đủ loại như: Donasa, Á Đông, Hải Phòng, Kova, Vepa…và một
số hợp tác với các hãng sơn nổi tiếng Thế giới như: Nippon, ICI, 4 Oranges,
Joton…
Nhìn chung sơn ngoại chiếm ưu thế rõ rệt trên thị trường sơn Việt Nam. Các
sản phẩm sơn của các thương hiệu nước ngoài được người tiêu dùng đánh giá cao,
ưu tiên lựa chọn. Như đã trình bày ở trên, dù là loại sơn nào thì cũng cần đảm bảo
hai tác dụng chủ yếu là bảo vệ bề mặt và làm đẹp công trình. Về tác dụng bảo vệ, so

với các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước, sản phẩm của các doanh nghiệp
nước ngoài chuyên nghiệp hơn và nhiều chủng loại. Có thể thấy, mỗi loại sơn của
các doanh nghiệp này đều có tính năng riêng biệt như: chống gỉ sét, chống thấm,
chống cháy, chống nóng, chịu va đập, cản nhiệt, chống rêu mốc, che lấp vết nứt
nhỏ, dễ chùi rửa, chống bắm bẩn, độ bóng cao…Nói chung, yếu tố bảo vệ bề mặt
công trình được khai thác một cách triệt để. Về tác dụng còn lại – làm đẹp công
trình, trong bảng màu sơn trang trí của các doanh nghiệp nước ngoài, số lượng màu
lên đến hàng nghìn, cho phép khách hàng lựa chọn tùy theo sở thích và mong muốn
Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

13

của mình. Sự đa dạng về màu sắc, cách thức pha màu chuyên nghiệp cũng chính là
thế mạnh của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm lâu năm trên
thương trường và năng lực tài chính dồi dào đã giúp các doanh nghiệp sơn nước
ngoài có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Mặc dù đang bị các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài chiếm lĩnh phần lớn thị
trường và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm ngoại, các nhà sản xuất sơn
trong nước không hề quay lưng với thị trường, số lượng các doanh nghiệp sơn trong
nước đã tăng lên đáng kể. Nếu như trước đây, trên thị trường sơn chỉ biết đến một
vài hãng sơn trong nước như: sơn Bạch Tuyết, sơn Đồng Nai, sơn Hà Nội,…thì nay
các thương hiệu sơn như: sơn Hải Phòng, Đồng Tâm, Hòa Bình, Kova… cũng dần
khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.
Dù số lượng các doanh nghiệp sản xuất sơn trong nước tăng nhanh trong thời
gian qua, nhưng các doanh nghiệp mới chỉ khai thác nhiều vào mảng sơn trang trí

nội thất – ngoại thất với chủng loại chưa nhiều và chất lượng còn thấp. Hơn nữa,
các doanh nghiệp trong nước dù cũng nỗ lực khẳng định vị thế của mình trên thị
trường, nhưng chưa chú trọng đến khâu quảng bá sản phẩm, thương hiệu nên chưa
được người tiêu dùng biết đến nhiều. Và vì vậy, thị trường sơn trong nước vẫn tiếp
tục bị chiếm lĩnh bởi các sản phẩm sơn nước ngoài với những tên tuổi quốc tế đã
được khẳng định và nổi tiếng: Nippon, 4 Oranges, ICI, Joton…
Thứ ba, các doanh nghiệp trên thị trường hầu hết đều có hệ thống đại lý
rộng khắp trên cả nước.
Như ta đã biết, phân phối là điều kiện sống còn để đưa sản phẩm từ nhà sản
xuất đến tay người tiêu dùng. Cũng chính bởi lý do này mà hoạt động phân phối
được các doanh nghiệp kinh doanh sơn đặc biệt quan tâm. Thêm vào đó là đặc thù
của ngành xây dựng, người tiêu dùng thường trao trọn gói cho các công ty tư vấn
thiết kế xây dựng, nhà thầu hay thợ xây. Do đó, các hãng sản xuất sơn đều cố gắng
tổ chức hệ thống phân phối với đủ loại như: đại lý bán buôn, bán lẻ, văn phòng đại
diện, trưng bày sản phẩm… với số lượng lên tới hàng trăm. Hệ thống phân phối của
mỗi hãng được trải rộng tối đa có thể, phần lớn các hãng có đại lý trên toàn quốc.
Các hãng đều cố gắng quan tâm đến các đại lý của mình, đặc biệt là các đại
lý tổng hợp – phân phối nhiều loại hàng, của nhiều hãng khác nhau để giành được
vị trí trưng bày tốt, chào hàng nhiệt tình…Các đại lý thường tập trung nhiều tại các
thành phố lớn, các khu vực phát triển, đang đô thị hóa. Ngoài ra, xuất phát từ việc
người tiêu dùng thường chọn sơn theo lời giới thiệu của chủ thầu xây dựng, kiến
Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

14


trúc sư nên cũng có không ít hãng sơn sử dụng bộ phận kinh doanh tiếp cận các đối
tượng này để chào hàng, tạo mối quan hệ.
Bảng 1.4: Hệ thống phân phối của công ty sơn Joton
Khu vực địa lý

Số lượng đại lý, văn phòng

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc

48 – Hà Nội, 45 – miền Bắc

Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung – Tây
Nguyên

25–Đà Nẵng, 29–Trung Tây
Nguyên

TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam 84–Hồ Chí Minh, 24–Đông Nam
Bộ
Bộ
Cần Thơ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ

24 – Cần Thơ, 37 – Tây Nam Bộ
(Nguồn: www.joton.com.vn )

Thứ tư, thị trường sơn được phân chia thành 3 cấp độ chính: cao cấp,
trung cấp và thấp cấp.
Sản phẩm cao cấp hay thấp cấp được đánh giá tùy thuộc vào các nguyên liệu
được sử dụng vào sản xuất các loại sơn. Thông thường các sản phẩm cao cấp sử
dụng các loại màu vô cơ hoặc bột màu tổng hợp để tạo độ bền và sắc sáng, về

nguyên liệu nhựa thì dùng nhựa acrylic… hầu hết các nguyên liệu đều được nhập từ
nước ngoài. Tổng quan, thị trường sơn cao cấp hiên nay đang bị chiếm lĩnh bởi các
tên tuổi lớn như: ICI, 4 Oranges, Nippon…Do trình độ công nghệ còn thấp và tiềm
lực tài chính còn yếu, đa số các doanh nghiệp trong nước đều có quy mô sản xuất
nhỏ, chủ yếu tập trung vào thị trường trung – thấp cấp. Đồng thời cũng có không ít
doanh nghiệp lựa chọn sản xuất theo hướng đa dạng hóa, cho ra đời nhiều sản phẩm
với những cấp độ chất lượng khác nhau.
Hình 1.1: Thị phần ngành sơn Việt Nam

Thị phần
10.00%
Sơn cao cấp
50.00%

Sơn trung cấp
40.00% Sơn thấp cấp

Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

15

(Nguồn: Bản tin VPIA)
Sản phẩm sơn được phân chia làm 3 cấp, tương ứng với 3 cấp độ sản phẩm
đó là 3 cấp giá khác nhau. Sản phẩm cao cấp có giá khoảng 60 000 – 70 000 đ/ lít,
tùy sơn lót, trong nhà hay ngoài trời. Giá của sản phẩm sơn trung cấp khoảng 20

000 – 25 000 đ/ lít và sản phẩm thấp cấp giá chỉ khoảng 9 000 – 12 000 đ/ lít.1
Thị phần sơn cao cấp chiếm 10 %, trung cấp chiếm 40% và thấp cấp chiếm
50%. Mỗi phân khúc có một số đặc điểm như sau:
Phân khúc sơn cao cấp:
Phân khúc sơn cao cấp cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có
chất lượng cao và giá cũng cao tương ứng. Do đó, đối tượng khách hàng mà phân
khúc này hướng tới là khách hàng có thu nhập khá, cao. Lượng tiêu thụ lớn sản
phẩm thường chỉ tập trung tại các thành phố lớn, các đô thị đang phát triển. Trong
khi đó, tại khu vực nông thôn, người tiêu dùng thường ít có xu hướng lựa chọn sản
phẩm ở cấp độ này.
Các sản phẩm trên phân khúc sơn cao cấp này cũng rất đa dạng. Các sản
phẩm được các nhà sản xuất phát triển theo nhiều dòng khác nhau, tính năng rõ
ràng, cụ thể như là: dòng sơn chống nóng, dòng sơn chống nấm mốc, dòng sơn dễ
chùi rửa, chóng sơn có độ bóng cao…đáp ứng mọi mong muốn của khách hàng.
Ngoài ra, các nhà sản xuất này cũng đặc biệt quan tâm đến việc làm phong phú màu
săc sơn, có doanh nghiệp mà bảng mầu của họ lên tới hnagf ngàn màu.
Những doanh nghiệp tham gia trong phân khúc này có thể kể đến: 4 Oranges,
ICI, Nippon, TOA…những doanh nghiệp này đa phần là các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh). Với kinh nghiệm lâu
năm trong ngành sơn và tiềm lực tài chính lớn, các doanh nghiệp này đều rất chú
trọng đến hoạt động xúc tiến. Chi phí cho hoạt động truyền thông của các doanh
nghiệp này là khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. Các doanh nghiệp này
thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm, tích cực quảng cáo trên các phương
tiện thông tin đại chúng,… do đó, doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp
được khách hàng biết đến nhiều, tạo được lòng tin đối với khách hàng.
Đồng thời, hệ thống phân phối của các doanh nghiệp trên phân khúc này gần
như là rộng khắp cả nước và họ luôn có được sự ưu tiên trưng bày sản phẩm của các
đại lý. Điều này là do họ đã có danh tiếng trên thị trường nên tạo được lòng tin, uy
1


Theo bài báo “Cuộc đua sơn nước” của tác giả Nguyeenc Tâm đăng trên báo Sài Gòn Tiếp thị

Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

16

tín đối với các trung gian phân phối và họ cũng dành quan tâm, chăm sóc, đãi ngộ
cho các trung gian phân phối này hơn các doanh nghiệp khác.
Tại phân khúc này cũng tồn tại một thực tế, một số doanh nghiệp Việt Nam
sản xuất cho ra các sản phẩm cao cấp nhưng lại không có đủ danh tiếng, sản phẩm
không thể định giá cao như các sản phẩm có chất lượng tương đương, thương hiệu
mạnh khác.
Phân khúc sơn trung cấp:
Sản phẩm tại phân khúc này là sản phẩm có chất lượng trung bình – giá trung
bình. Sản phẩm này chủ yếu hướng tới đối tượng khách hàng có thu thu nhập trung
bình. Khu vực tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là vùng nông thôn, vùng ngoại thành. Các
doanh nghiệp trong thị trường sơn trung cấp đó là: sơn Tisha, sơn Tison, sơn Joton
– Fa và NewFa…
Danh mục sản phẩm của các doanh nghiệp trên phân khúc này thường khá
nghèo nàn. Các doanh nghiệp hầu hết đều chỉ phân chia sản phẩm của mình thành 3
loại gồm: sơn trong nhà, sơn ngoài trời, bột bả. Trong mỗi loại cũng không phân
chia theo các tính năng cụ thể, hoặc nếu có phân chia cũng chỉ phân chia theo mã
hàng, điều này gây ra nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong khi phân biệt, lựa
chọn sản phẩm.
Cũng giống như các doanh nghiệp khác của ngành sơn, các doanh nghiệp

trên phân khúc hàng trung cấp cũng thiết lập cho mình một hệ thống đại lý rộng
khắp cả nước. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính không cho phép nên mạng lưới
phân phối của các doanh nghiệp này còn thiếu chiều sâu, thường mạnh tại các khu
vực gần với trụ sở doanh nghiệp. Hơn nữa, do thiếu những chính sách khích lệ hấp
dẫn mà các sản phẩm của các doanh nghiệp này thường được ít trưng bày ở vị trí
đẹp, bắt mắt.
Cũng do nguồn lực hạn hẹp hơn so với các doanh nghiệp có danh tiếng, các
doanh nghiệp này thường ít đầu tư cho các hoạt động truyền thông mà tập trung vào
việc tăng chất lượng sản phẩm hoặc tăng tính cạnh tranh qua giá.
Phân khúc sơn thấp cấp:
Sản phẩm sơn tại phân khúc này thường được sản xuất từ những nguyên liệu
kém chất lượng, chất lượng thấp nên có giá thành thấp, có thể coi như một sản
phẩm thay thế cho việc quét vôi như hàng chục năm trước. Chủ yếu hướng tới đối
tượng có thu nhập thấp, tập trung chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa.
Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

17

Các doanh nghiệp tham gia trong thị trường này có thể kể đến: sơn Master,
sơn Việt – Mỹ, sơn Bạch Tuyết…Các doanh nghiệp này thường là các doanh
nghiệp có quy mô nhỏ, từ nhà máy sản xuất thành lập thành công ty hoặc là các
doanh nghiệp có thế mạnh trong các loại sơn khác nhưng đang trên đà mở rộng
danh mục sản phẩm…Do đó, họ chưa đầu tư nhiều vào dây chuyền sản xuất,
nguyên liệu đầu vào nên sản phẩm rất hạn chế.Thường số lượng sản phẩm trong
danh mục sản phẩm của các doanh nghiệp này chỉ là 5 – 10 sản phẩm.

Hệ thống phân phối hẹp, tập trung nhiều tại khu vực gần nhà máy, chỉ phân
phối qua các đại lý vừa và nhỏ mà ít có nhà phân phối riêng hay văn phòng đại diện.
Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp do đã sản xuất các sản phẩm sơn khác (sơn
dầu, công nghiệp…) đã có kênh phân phối nên họ tận dụng ngay kênh phân phối
sẵn có đó để phân phối sản phẩm của mình.
Cũng giống như các doanh nghiệp ở phân khúc sơn trung cấp, các doanh
nghiệp này đều bị hạn chế về năng lực tài chính nên họ không đầu tư vào truyền
thông hoặc ít đầu tư vào đó, họ cũng ít có sự đầu tư quan tâm phát triển mạng lưới
phân phối của mình. Họ chủ yếu sử dụng giá làm công cụ cạnh tranh chính.
Cuối cùng, nguyên liệu phục vụ sản xuất cho ngành sơn phần lớn là phải
nhập khẩu nên thị trường sơn chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến động của thị
trường nhập khẩu.
Nguyên liệu để sản xuất sơn chủ yếu là: nhựa, các loại phụ gia, bột màu,
dung môi… Cũng như nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác, rất nhiều nguyên
liệu trong số đó là các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ các thị trường hóa chất phát
triển như: Nhật Bản, Thụy Sỹ, Đức,… các doanh nghiệp sản xuất phải phụ thuộc
nhiều vào thị trường nước ngoài, thiếu ổn định. Các nguyên liệu nhập khẩu, nhiều
loại là chế phẩm từ dầu mỏ nên thị trường sơn cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ
những biến động của thị trường dầu mỏ thế giới. Những điều trên dẫn tới giá thành
phẩm cao. Tình hình nhập khẩu hóa chất của nước ta được thể hiện tại bảng 1 phụ
lục 2.
Những năm gần đây, nhờ vào sự phát triển của ngành hóa chất trong nước
mà một số doanh nghiệp đã chuyển dần từ nhập khẩu sang sử dụng nguyên liệu
được sản xuất trong nước, với một số nguyên liệu nhất định. Điều này cũng phần
nào làm giảm giá thành phẩm của sản phẩm sơn.
Hiện nay, cơ cấu giá thành sản phẩm của các công ty sơn trên thị trường phổ
biến như sau:
Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A



Chuyên đề tốt nghiệp

-

Nguyên liệu: 70 – 75 %

-

Nhân công: 15 – 17 %

-

Chi phí khác 2-3 %

18

Điều này cho thấy, nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất.
Do đó, nếu giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu thì vấn đề chi phí sản xuất sẽ được giải
quyết một cách hiệu quả.
1.4.

Hoạt động quảng cáo trên thị trường sơn hiện nay

1.4.1. Tổng quan hoạt động quảng cáo trên thị trường sơn Việt Nam hiện nay
Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp được thực hiện
thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn chi phí. 2
Hoạt động quảng cáo tạo sự nhận biết trong khách hàng, công chúng, góp phẩn thúc
đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần bảo đảm vị thế doanh nghiệp

trên thị trường,…Hiện nay, quảng cáo là công cụ truyền thông được sử dụng khá
phổ biến, tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngành, từng vùng, từng loại sản phẩm
hàng hóa mà hoạt động quảng cáo có những nét đặc thù khác nhau. Hoạt động
quảng cáo trên thị trường sơn Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm như sau:
Các công ty có quan tâm, đầu tư nhiều cho quảng cáo chủ yếu là các công ty
có vốn nước ngoài. Các công ty trong nước còn ít quan tâm đến quảng cáo hoặc có
tiến hành nhưng vẫn mang tính tự phát, thiếu chiều sâu. Qua tìm hiểu cho thấy, các
công ty sơn có vốn nước ngoài dành khoản ngân sách khá lớn cho quảng cáo, lớn
hơn nhiều so với các công ty trong nước. Ví dụ như công ty sơn TOA mỗi năm đã
dành gần 2 triệu USD cho hoạt động quảng cáo của mình, con số này là không có ở
các công ty sơn quốc nội. Sở dĩ có điều này là do các công ty nước ngoài này có
tiềm lực tài chính hùng hậu hơn và do ngân sách dành cho quảng cáo của họ chiếm
tỷ trọng cao hơn trong tổng ngân sách cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các phương tiện quảng cáo chủ yếu được các công ty sử dụng là: quảng cáo
trên truyền hình, quảng cáo trên giấy ( báo, tạp chí, tờ rơi, poster,…) và quảng cáo
ngoài trời (đặt banner, poster ngoài trời). Người tiêu dùng Việt Nam thường tiếp cận
với các thông điệp quảng cáo của các công ty sơn thông các đoạn quảng cáo phát
trên truyền hình như quảng cáo của sơn Nippon, sơn Toa, sơn Dulux… hay qua các
trang quảng cáo trên báo, tạp chí. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng dễ dàng bắt gặp
các banner, poster của các hãng sơn được đặt trên các đường lớn, tòa nhà cao tầng.
2

Trích Giáo trình Marketing căn bản – PGS.TS. Trần Minh Đạo (Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân)

Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp


19

Điển hình tại Hà Nội, trên trục đường Hà Nội – Nội Bài, một số hãng sơn: sơn
Nippon, sơn Dulux, sơn alphanam, có đặt biển quảng cáo của mình tại đó. Gần đây,
một vài công ty sử dụng thêm một phương tiện quảng cáo khác – quảng cáo trên
mạng internet.
- Quảng cáo mang tính mùa vụ. Các hoạt động quảng cáo diễn ra với tần suất
cao vào đầu mùa có sức tiêu thụ lớn – mùa xây dựng: từ đầu hè đến đầu đông. Vào
những thời điểm kể trên, người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp các quảng cáo sơn và của
rất nhiều hãng sơn khác nhau bởi tại thời điểm đó hầu hết các công ty đều cố gắng
đẩy mạnh quảng cáo, gia tăng sức cạnh tranh. Trong khi đó, vào những thời điểm
khác trong năm thì tấn suất quảng cáo của các công ty trong ngành sơn giảm đáng
kể, chỉ có một số ít công ty vẫn tiến hành quảng cáo và mục đích của những quảng
cáo đó thường là quảng cáo cho chương trình xúc tiến bán trong mùa thấp điểm hay
duy trì sự hiện diện của thương hiệu.
- Trong giai đoạn hiện nay, quảng cáo sơn chia làm 2 hướng chính. Đó là
quảng cáo về sự đa dạng màu sắc: phối hàng nghìn màu theo ý muốn của Mykolor,
đem sắc màu Tết đến ngôi nhà bạn của Dulux… và quảng cáo các đặc tính cụ thể
của từng dòng sản phẩm: sơn chống nấm mốc của sơn TOA Nano Clean, sơn chống
nóng Hitex của Nippon, sơn chống các ảnh hưởng của thời tiết – sơn Dulux
Weather Shield…
- Các hoạt động quảng cáo thường được kết hợp với hoạt động khác của công
ty như: PR, khuyến mại, tài trợ…nhằm gia tăng tính chân thực cho quảng cáo và hỗ
trợ, giúp cho các hoạt đông đó được quảng bá rộng rãi.
1.4.2. Các công ty quảng cáo hiệu quả trên thị trường sơn Việt Nam
1.4.2.1.

Công ty sơn 4 Oranges


Công ty 4 Oranges là công ty 100% vốn nước ngoài, thuộc tập đoàn Asia
Leader International Investment. Năm 2004, công ty đã đầu tư nhà máy, công suất
sản xuất 100 triệu lít sơn và 60 ngàn tấn bột trét mỗi năm với kinh phi 14,5 triệu
USD tại khu công nghiệp Đức Hòa 1, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An trên diện tích
7 hecta, với công nghệ thiết bị hiện đại và là 1 trong 3 nhà máy sản xuất sơn lớn
nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Các sản phẩm sơn EXPO, SPEC và dòng sản phẩm sơn pha màu cao cấp
MYKOLOR, sơn trang trí BOSS đã được người tiêu dùng tín nhiệm, là đơn vị hàng
Việt Nam chất luợng cao nhiều năm liền và đặc biệt được giới chuyên môn, kiến
Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A


Chuyên đề tốt nghiệp

20

trúc sư, kỹ sư xây dựng đánh giá cao. Năm 2010, Công ty 4 Oranges kỳ vọng doanh
số sẽ đạt 1.500 tỉ đồng, tăng 10% so với năm trước. Là nhà sản xuất sơn trang trí
chiếm 36% thị phần sơn trang trí – thị phần lớn nhất tại Việt Nam đồng thời có các
dòng sản phẩm đa dạng từ sơn trung bình cho đến các sản phẩm sơn cao cấp.
Công ty 4 Oranges là công ty có nhiều quan tâm đến quảng cáo, hoạt động
quảng cáo của công ty được đánh giá là có hiệu quả, cụ thể như sau:
Hoạt động quảng cáo hiệu quả làm tăng giá trị thương hiệu
Một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại của một doanh
nghiệp, công ty trong thế kỷ này chính là giá trị thương hiệu và quảng cáo là một
trong số biện pháp giúp xây dựng, phát triển và duy trì thương hiệu. Công ty sơn 4
Oranges chính là một minh chứng sử dụng hiệu quả quảng cáo làm công cụ trợ giúp
cho đối với hoạt động định vị và xây dựng thương hiệu của mình.

Năm 2006, 4 Oranges phát đoạn quảng cáo cho nhãn sơn EXPO với chương
trình “Ấm áp mùa đông” trên sóng truyền hình. Đoạn quảng cáo với ca từ và giai
điệu mang đậm tính nhân văn: “Xe chạy lên phố xa, vượt qua đèo cao ngút ngàn. Sẻ
chia mùa đông giá lạnh bằng những thương yêu. Chăn mền như ấm thêm, để cho
niềm tin thắp lên. Cho đời thêm tia nắng hồng từ trong trái tim. Xin người bao dung
tấm lòng cùng thương mến nhau.” Với thông điệp gửi gắm trong quảng cáo này,
4Oranges thu hút thành công, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp cho thương hiệu mình trong
khách hàng, công chúng. Các clip quảng cáo của 4 Oranges thường có nội dung vui
nhộn, hài hước nên tạo được được sự hứng thú, khắc sâu vào tâm trí đối với người
theo dõi. Từ đó, góp phần tích cực trọng việc tạo dựng sự nhận biết, ưa thích và duy
trì sự ghi nhớ của khách hàng.
Hoạt động quảng cáo tác động tích cực đến uy tín sản phẩm
Ngoài quảng cáo cho các sản phẩm hiện có, cần duy trì sự ghi nhớ, Công ty
còn sử dụng quảng cáo làm kênh thông tin hữu hiệu khi giới thiệu sản phẩm mới.
Năm 2006, công ty cho ra đời dòng sản phẩm sơn Mykolor. “Mykolor – phối
màu sơn theo ý” giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn màu sắc đẹp theo cá tính
riêng , tiết kiệm được vật tư do hệ thống cung cấp tất cả các màu. Sau 4 năm có mặt
trên thị trường, sản phẩm đã được biết đến rộng rãi và được người tiêu dùng đón
nhận nhiệt tình, có đóng góp không nhỏ của hoạt động quảng cáo.
Quảng cáo phối hợp tốt với các công cụ khác trong truyền thông
Nguyễn Thị Phương

Marketing K49 A



×