Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị thực hành dạy bài đối chiếu qua quay động cơ điện một pha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.43 KB, 33 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:
“KẾT HỢP SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THIẾT BỊ THỰC
HÀNH DẠY BÀI ĐỔI CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT PHA”

TIẾT 44/CT 105 THPT


NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN LÊ TUỆ
ĐƠN VỊ: TRUNG TÂM GDTX-HN THỊ XÃ SÔNG CẦU
Thị xã Sông Cầu, ngày 18 tháng 03 năm 2013
Trang 1
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Tóm tắt:……………………………………………………………………… 2
Giới thiệu:……………………………………………………………………… 3-4
I. Phương pháp:……………………………………………………………… 5
1 Khách thể nghiên cứu:……………………………………………………… 5-6
2. Thiết kế nghiên cứu:……………………………………………………… 6
3. Quy trình nghiên cứu:……………………………………………………… 6-7
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:……………………………………………… 7
II. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả:…………………………………… 8-11
III. Kết luận và khuyến nghị:………………………………………………… 12-13
Tài liệu tham khảo:…………………………………………………………… 14
Phụ lục:………………………………………………………………………… 15-32
TÓM TẮT:
Đề tài: “Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị thực hành dạy Bài Đổi
chiều quay động cơ điện một pha” thực chất là bài lý thuyết cho một tiết lên lớp; vậy làm
Trang 2
thế nào để khắc sâu kiến thức cho các em học sinh? Để chứng minh điều đó thì “Học phải
đi đôi với Hành” Đây là điều mà mỗi giáo viên cần phải suy nghĩ để thay đổi phương
pháp dạy học cho phù hợp với từng bài học. Với đề tài này tôi thiết kế Bài lý thuyết trên


máy vi tính đồng thời kết hợp với thiết bị thực hành nhằm khắc sâu kiến thức cho các em
học sinh, đồng thời các em biết áp dụng kiến thức từ lý thuyết vào kỹ năng thực hành
nâng cao được chất lượng học nghề cho các em.
Với Đề tài: “Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị thực hành dạy Bài
Đổi chiều quay động cơ điện một pha” được áp dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài
giảng trên máy vi tính nhằm rút ngắn được thời gian để giáo viên kết hợp sử dụng thiết bị
thực hành giúp các em thực hiện “Học phải đi đôi với Hành” nâng cao khả năng tư duy và
sáng tạo cho học sinh, tăng tính độc lập tự học gây niềm hứng thú, định hướng đúng đắn
cho học sinh chọn nghề phù hợp với bản thân.
GIỚI THIỆU:
Công tác giáo dục nghề phổ thông là một nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ phát
triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Thật vậy muốn đào tạo một nguồn nhân
Trang 3
lực lao động có kỹ năng nghề phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì
đối với giáo viên dạy nghề ngoài vấn đề trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về
nghề nghiệp mà còn chú ý đến kỹ năng tay nghề của học sinh có thể ứng dụng vào thực
tiễn lao động sản xuất. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả áp dụng từ lý thuyết vào kỹ
năng thực hành cho học sinh? Điều đó đòi hỏi giáo viên cần phải thay đổi phương pháp
giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội.
Căn cứ vào Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Bộ Giáo dục – Đào tạo với
chủ đề “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, đồng thời
tiếp tục thực hiện tốt 3 cuộc vận động và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, tôi đã chọn đề tài: “Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và
thiết bị thực hành dạy Bài Đổi chiều quay động cơ điện một pha”. Bài Đổi chiều quay
động cơ điện một pha thuộc tiết 44 trong chương trình 105 tiết để làm nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng.
- Hiện trạng:
Trước đây dạy Bài “Đổi chiều quay động cơ điện một pha” tôi chỉ sử dụng công
nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng nên học sinh chỉ quan sát bằng hình ảnh động, Mặc
dù bài giảng có tính hấp dẫn như vậy, nhưng còn một số học sinh cá biệt không hứng thú

trong học tập, dẫn đến kết quả bài tập chưa cao.
- Nguyên nhân:
+ Một số học sinh chưa thích học nghề điện dân dụng. Do đó chưa tăng tính độc
lập tự học.
+ Việc sử dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng thực chất mang tính lý
thuyết, chưa phát huy được kỹ năng thực hành, cho nên chưa khắc sâu kiến thức cho các
em học sinh.
+ Học sinh chỉ quan sát bằng hình ảnh, do vậy khi giáo viên sử dụng động cơ điện
một pha và yêu cầu học sinh đổi chiều quay động cơ điện thì các em còn lúng túng, chưa
có tự tin để thực hiện.
- Giải pháp thay thế:
+ Xuất phát từ những nguyên nhân trên giáo viên cần phải suy nghĩ để thay đổi
phương pháp dạy học cho phù hợp với từng bài học. Với tiết dạy này giáo viên thiết kế
Trang 4
Bài lý thuyết trên máy vi tính đồng thời kết hợp với thiết bị thực hành nhằm khắc sâu kiến
thức cho các em, các em biết vận dụng kiến thức từ lý thuyết vào thực hành, nâng cao
được kỹ năng tay nghề để các em có thể ứng dụng vào thực tiễn lao động sản xuất, góp
phần phục vụ trong thời kỳ phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
- Xác định vấn đề nghiên cứu:
+ Việc “Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị thực hành dạy Bài Đổi
chiều quay động cơ điện một pha” có khắc sâu kiến thức cho các em, các em biết vận
dụng kiến thức từ lý thuyết vào kỹ năng thực hành ngay trong một tiết dạy được hay
không?
- Giả nghiên cứu:
+ Sự “Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị thực hành dạy Bài Đổi
chiều quay động cơ điện một pha” đã làm tăng kết quả học tập của học sinh đó là biết vận
dụng kiến thức từ lý thuyết vào kỹ năng thực hành, nâng cao khả năng tư duy và sáng tạo
cho học sinh, tăng tính độc lập tự học gây niềm hứng thú, định hướng đúng đắn cho học
sinh chọn nghề phù hợp với bản thân.
I. PHƯƠNG PHÁP:

1 Khách thể nghiên cứu:
Chọn nhóm học sinh hai lớp 11A14 và 11B1 học nghề Điện dân dụng chương trình
105 tiết tại Trung Tâm GDTX-HN Sông Cầu. Hai lớp này có sự chênh lệch về trình độ và
thái độ học tập khác nhau. Do đó trong quá trình giảng dạy tôi chọn ra được số học sinh
Trang 5
hai lớp có trình độ tương đương để nghiên cứu. Chọn 8 học sinh Lớp 11A14 làm nhóm
thực nghiệm và Chọn 8 học sinh Lớp 11B1 làm nhóm đối chứng. Cụ thể qua kết quả điểm
kiểm tra trung bình của hai nhóm trước khi tác động như sau:
STT Nhóm thực nghiệm Điểm Nhóm đối chứng Điểm
1
TRẦN NGỌC ANH
7
NGUYỄN MAI HOÀNG HIỆP
6
2
NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
8
PHẠM VĂN HOÀNG
6
3
PHẠM VĂN DƯƠNG
6
TRẦN NGỌC HÙNG
9
4
TRẦN THỊ HẠNH
7
NGUYỄN THÀNH LÂM
7
5

NGUYỄN THỊ THU HOÀNG
7
DƯƠNG QUANG LONG
6
6
ĐẶNG THỊ XUÂN QUỲNH
9
NGUYỄN HỮU TÀI
8
7
TRẦN HỮU THIỆN
8
NGUYỄN THU THẢO
7
8
NGUYỄN TRUNG TRỰC
7
PHẠM THỊ THANH XUÂN
8
Giá trị trung bình 7,38 7,13
Độ lệch chuẩn 0,916 1,126
Giá trị p 0,317
Từ kết quả trên tôi lập được Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra trước
khi tác động của hai nhóm như sau:
Nhóm Số HS Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn (SD) P
Thực nghiệm 8 7,38 0,916 0,317
Đối chứng 8 7,13 1,126
Qua kết quả ta thấy p = 0,317 > 0,05 do đó sự chênh lệch về giá trị trung bình của
hai nhóm là không có ý nghĩa, như vậy hai nhóm được coi là tương đương.
2. Thiết kế nghiên cứu:

Trong thiết kế này, tôi lựa chọn 2 nhóm trên cơ sở có khả năng học tốt nghề Điện
dân dụng. 08 học sinh Lớp 11A14 ( Nhóm thực nghiệm ) và 08 học sinh Lớp 11B1
( Nhóm đối chứng ).
Nhóm
Kiểm tra
trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
Thực
nghiệm
O1
Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin
và thiết bị thực hành
O3
Trang 6
Đối
chứng
O2 sử dụng công nghệ thông tin O4
Dùng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
a. Công việc chuẩn bị của giáo viên:
- Lớp 11B1 ( Nhóm đối chứng ): dạy bài “Đổi chiều quay động cơ điện một pha”
tôi sử dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài dạy nên các em chỉ thấy bằng hình ảnh
trực quan sinh động, do đó các em không tự tin vào khả năng của mình khi đổi chiều quay
động cơ thật.
- Lớp 11A14 ( Nhóm thực nghiệm ) tôi “Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và
thiết bị thực hành dạy Bài Đổi chiều quay động cơ điện một pha” nên các em có khả năng
tự đổi chiều quay động cơ điện xoay chiều một pha.
b. Một số phương pháp kết hợp dạy thực nghiệm:

1b. Trước khi thiết kế bài lý thuyết “Đổi chiều quay động cơ điện một pha”
Tôi vẽ sơ đồ điện của động cơ với các ký hiệu đầu dây quấn chính và đầu dây quấn phụ
theo sách giáo khoa.
2b. Trong quy trình nối dây theo chiều thuận và nối dây theo chiều ngược. Tôi yêu
cầu học sinh chú ý các ký hiệu đầu nối dây, từ đó Tôi giải thích và khắc sâu kiến thức cho
các em
3b. Để xác định cuộn dây quấn chính và đầu dây quấn phụ. Tôi yêu cầu học sinh
quan sát: cuộn dây quấn chính tiết diện lớn và ít vòng; cuộn dây quấn phụ tiết diện nhỏ và
nhiều vòng. Ngoài ra còn sử dụng vạn năng kế để đo điện trở xác định cuộn dây
4b. Để nhận biết ký hiệu màu dây nối. Tôi yêu cầu học sinh quan sát:
+ Cuộn dây quấn chính: đầu đầu màu trắng và đầu cuối màu xám
+ Cuộn dây quấn phụ: đầu đầu màu trắng và đầu cuối màu đỏ
+ Đầu cuối màu đỏ của cuộn dây phụ nối tiếp với một đầu dây của tụ điện, đầu dây
còn lại của tụ điện được nối chung với đầu cuối màu xám của dây quấn chính
5b. Trong quy trình nối dây cần chú tránh trường hợp làm hỏng dây quấn
Trang 7
6b. Vì đây là tiết dạy lý thuyết “Đổi chiều quay động cơ điện một pha” cho nên
chọn các bộ phận, chi tiết của động cơ đều tốt: như các cuộn dây quấn trên lõi thép stato,
trục - bạc, bộ phận điều chỉnh hướng quay……
7b. Cuối bài học Tôi có nhận xét về kỹ thuật và an toàn khi nối dây theo chiều
thuận và nối dây theo chiều ngược để khắc sâu thêm kỹ năng thực hành cho học sinh
8b. Trong hoạt động của một tiết lên lớp tôi sử dụng phương pháp dạy học trực
quan, kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm để học sinh tự trao đổi, kết quả trả lời
từng nhóm được dán lên bảng, hoặc trò chơi đoán ô chữ ngay trên bảng.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
- Lớp 11B1 ( Nhóm đối chứng ): dạy Bài “Đổi chiều quay động cơ điện một pha”
tôi sử dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài dạy
- Lớp 11A14 ( Nhóm thực nghiệm ) tôi dạy Bài “Đổi chiều quay động cơ điện một
pha” có sự “Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và động cơ quạt bàn khởi động bằng
tụ”

- Tiến hành kiểm tra và chấm bài sau tiết dạy
II. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
1. Trình bày kết quả:
Bảng thống kê điểm kiểm tra sau tiết dạy như sau:
STT Nhóm thực nghiệm Điểm Nhóm đối chứng Điểm
1
TRẦN NGỌC ANH
9
NGUYỄN MAI HOÀNG HIỆP
7
2
NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
10
PHẠM VĂN HOÀNG
8
3
PHẠM VĂN DƯƠNG
8
TRẦN NGỌC HÙNG
10
4
TRẦN THỊ HẠNH
9
NGUYỄN THÀNH LÂM
9
5
NGUYỄN THỊ THU HOÀNG
8
DƯƠNG QUANG LONG
6

6
ĐẶNG THỊ XUÂN QUỲNH
10
NGUYỄN HỮU TÀI
9
7
TRẦN HỮU THIỆN
10
NGUYỄN THU THẢO
8
8
NGUYỄN TRUNG TRỰC
10
PHẠM THỊ THANH XUÂN
8
Mốt 10 8
Trung vị 9,5 8
Trang 8
Giá trị trung bình 9,25 8,125
Độ lệch chuẩn 0,89 1,25
Giá trị p 0,03
SMD 0,9
Từ kết quả trên tôi lập được Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau khi
tác động của hai nhóm như sau:
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
Điểm trung bình 8,125 9,25
Độ lệch chuẩn 1,25 0,89
Giá trị p của t-test 0,03
Chệnh lệch giá trị trung
bình chuẩn (SMD)

0,9
Nhóm Trước tác động Sau tác động
Thực nghiệm 7,38 9,25
Đối chứng 7,13 8,125
Biểu đồ so sánh kết quả trung bình giữa hai lớp trước và sau tác động.
Trang 9
2. Phân tích dữ liệu:
Theo như chứng minh trên ta được kết quả của hai nhóm trước tác động là tương
đương. Sau khi tác động và kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test ta tính
được p = 0,03 < 0,05, đây là kết quả có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung
bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà là do
kết quả của tác động.
Kết quả độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,9. Như vây căn cứ theo
bảng tiêu chí của Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học “Kết hợp sử dụng công
nghệ thông tin và thiết bị thực hành” có giá trị mức độ ảnh hưởng lớn
Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng
Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, Yếu, Trung bình, Khá, Giỏi của
Nhóm thực nghiệm:
Nhóm thực nghiệm
Theo thang bậc điểm
Cộng
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
Trước tác động
0 0 1 4 3 8
0% 0% 12,5% 50% 37,5% 100%
Sau tác động
0 0 0 0 8 8
0% 0% 0% 0% 100% 100%
Trang 10
3. Bàn luận:

- Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 9,25 và của
nhóm đối chứng là 8,125. Chứng tỏ điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau rõ rệt.
Nhóm thực nghiệm có điểm cao hơn nhóm đối chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của hai bài kiểm tra là 0,9. Điều đó
chứng tỏ rằng biện pháp tác động có ảnh hưởng lớn đến kết quả.
- Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng là p = 0,03 < 0,05 với kết quả này khẳng định được sự chênh
lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
- Đề tài“Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị thực hành dạy Bài Đổi
chiều quay động cơ điện một pha” đây là bài dạy mang tính thực tiễn, đáp ứng được nhu
cầu hiện nay là đào tạo một nguồn nhân lực lao động có kỹ năng nghề phục vụ cho công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy từ sử dụng quạt bàn ta có thể dụng quạt
đảo, quạt hút…
- Đây là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy khả
năng tự học của các em.
Trang 11
- Khó khăn của tiết dạy này là không đủ thiết bị để phân cho mỗi cho học sinh thực
hành trên một thiết bị, cho nên phần nào cũng đã làm hạn chế kỹ năng áp dụng từ lý
thuyết vào thực hành cho học sinh, một số em chỉ quan sát các bạn thực hành nên không
tự tin vào khả năng của mình, và giáo viên giảng dạy tốn nhiều thời gian.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
- Đề tài“Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị thực hành dạy Bài Đổi
chiều quay động cơ điện một pha” là bài dạy mang tính thực tiễn có ảnh hưởng tác động
ở mức độ lớn. Áp dụng kiến thức từ lý thuyết vào kỹ năng thực hành nâng cao khả năng
tư duy và sáng tạo cho học sinh, tăng tính độc lập tự học gây niềm hứng thú, định hướng
đúng đắn cho học sinh chọn nghề phù hợp với bản thân.
2. Khuyến nghị:
- Để nâng cao kỹ năng ứng dụng từ lý thuyết vào thực hành cho học sinh, do vậy
trong thiết kế bài giảng giáo viên thay đổi phương pháp dạy học bằng cách kết hợp công

nghệ thông tin và và thiết bị thực hành vào việc daïy và học là một điều thiết thực; Đây là
Trang 12
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy khả năng tự học của các
em.
* Đối với Đơn vị:
- Cần trang bị và định kỳ bảo dưỡng máy vi tính, máy chiếu Projector cho phòng học
nghề
* Đối với giáo viên:
- Cần đầu tư kiến thức, kỹ năng và thời gian lập kế hoạch dạy học trên máy vi tính
- Cần cập nhật, bồi dưỡng một số phần mềm có liên quan đến việc thiết kế bài giảng
trên máy vi tính như: Giáo trình đồ họa, Photoshop, Autocad 2009…, Macromedia
FLASH 8.0. và sử dụng thiết bị vào thực hành nhằm giúp cho kết quả của học sinh ngày
càng tốt hơn
- Việc đầu tư lập kế hoạch dạy học trên máy vi tính mất nhiều thời gian đòi hỏi giáo
viên phải chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác thì mới đạt được kết quả.
* Đối với học sinh:
- Cần phát huy khả năng tư duy và sáng tạo, tăng tính độc lập tự học. Định hướng
đúng đắn, chọn nghề phù hợp với bản thân.
Đề tài“Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị thực hành dạy Bài Đổi
chiều quay động cơ điện một pha” là đề tài được đưa vào Hội giảng giáo viên dạy giỏi
cấp cơ sở năm học 2011-2012. Từ kết quả nghiên cứu chủ quan của tôi trong quá trình
giảng dạy nghề Điện dân dụng chương trình 105 tiết tại Trung Tâm GDTX-HN Sông
Cầu, tôi tin rằng đề tài này có tính thực tiễn cao.
- Mong các ý kiến đóng góp chân thành của hội đồng khoa học các cấp, để đề tài
được hoàn chỉnh và thực hiện.
- Xin cảm ơn hội đồng khoa học các cấp.
Thị xã Sông Cầu, ngày 18 tháng 03 năm 2013
Giáo viên
Trang 13
Nguyễn Lê Tuệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- “HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG” Nhà
xuất bản Giáo dục, Bộ Giáo dục và đào tạo
- “NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG” Nhà xuất bản Đại học sư
phạm
- “HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRÊN MÁY VI TÍNH”, Nhà xuất bản
Giáo dục, Tác giả: ThS: Trương Ngọc Châu.
Trang 14
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI 16: MỘT SỐ MẠCH ĐIỀU KHIỂN
ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIÊÙ MỘT PHA
Tiết 44 ĐỔI CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT PHA
Ngày soạn : 05 / 01 / 2013 Lớp: 11 Thời gian: 45 phút
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này, học sinh đạt được:
1. Kiến thức: - Biết cách đổi chiều quay động cơ điện một pha.
2. Kỹ năng: - Phân biệt được cách đấu thuận và cách đấu ngược động cơ điện một pha.
3. Thái độ: - Sử dụng bảo quản tốt động cơ điện xoay chiều một pha
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu Projector, hình 16-a, hình 16-b, hình 16-c, hình quạt hút, máy khoan điện,
máy cắt, động cơ điện, phiếu lý thuyết, kìm cắt, băng keo
Trang 15
2. Chuẩn bị của học sinh:
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH LỚP: ( 2 phút )
- Số học sinh vắng
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 5 phút )
- Dự kiến học sinh: 01HS
- Câu hỏi:

1. Cực từ của động cơ vòng chập có lắp vòng bằng vật liệu gì? ( 5 điểm )

A. Nhôm B. Gang
C. Đồng D. thép
2. Ưu điểm của động cơ có dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện là gì? ( 5 điểm )
A. Cấu tạo đơn giản B. Bảo dưỡng dễ dàng
C. Hiệu suất cao D. Tốn vật liệu
- Đáp án:
Câu 1 Chọn C. Đồng
Câu 2 Chọn C. Hiệu suất cao
3. GIẢNG BÀI MỚI:
3.1 Giới thiệu bài: ( 1 phút )
Động cơ điện xoay chiều một pha thông thường quay theo chiều thuận, nhưng đôi khi cần
thiết để động cơ điện quay theo chiều ngược cho phù hợp với công việc sử dụng thì ta
phải thay đổi chiều quay của động cơ.
3.2 Trình tự bài:
Trang 16
Trang 17
Nội dung kiến thúc cơ bản Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Đổi chiều quay động cơ
điện một pha (30
/
)
Ghi bảng Ghi vở
- GV sử dụng máy chiếu Projector
kết hợp với máy cắt
Quan sát
- Em hãy quan sát chiều quay máy
cắt và cho biết quay máy cắt quay
theo chiều nào?

Lắng nghe
- GV cho máy cắt hoạt động Quan sát
- GV gọi HS trả lời Nghe, trả lời
- GV nhận xét hoặc HS bổ sung
câu trả lời
Quay chiều thuận
- GV sử dụng máy chiếu Projector
kết hợp với máy khoan?
Quan sát
- Em hãy quan sát và nhận xét
chiều quay máy khoan?
Lắng nghe
- GV cho máy khoan hoạt động Quan sát
- GV gọi HS trả lời Nghe, trả lời
- GV nhận xét hoặc HS bổ sung
câu trả lời
Quay chiều thuận và
chiều ngược
- GV kết luận:
- Muốn đổi chiều quay của
động cơ điện người ta đổi
chiều của mômen quay.
- Muốn đổi chiều quay của động
cơ điện người ta đổi chiều của
mômen quay.
Ghi vở
- GV sử dụng máy chiếu Projector
và hình 16-a, kết hợp với động cơ
điện
Quan sát

4. TỔNG KẾT BÀI: ( 5 phút )
- GV tổng kết
- GV sử dụng máy chiếu Projector kết hợp với đặt câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu học
sinh trả lời:
1. Để đổi chiều quay của động cơ điện một pha có dây quấn phụ ta thực hiện bằng cách
nào?
2. Khi động cơ quay thuận các đầu dây quấn phụ được đấu như thế nào?
3. Em hãy nêu cách đấu dây quấn phụ khi động cơ quay ngược?
- GV sử dụng máy chiếu Projector trình chiếu đáp án:
1. Muốn đổi chiều quay của động cơ điện một pha có dây quấn phụ ta thực hiện bằng
cách đảo đầu nối dây của một trong hai dây quấn chính hoặc dây quấn phụ
2. Khi động cơ quay thuận ta đấu các đầu dây như sau: D
3
- D
1
; D
4
- D
2

3. Khi động cơ quay ngược ta đấu các đầu dây như sau: D
2
– D
3
; D
1
– D
4

GV nhận xét kết quả trả lời.

5. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ : ( 2 phút )
- GV sử dụng máy chiếu Projector dặn dò HS chuẩn bị:
1. Em hãy đấu các đầu dây để động cơ quay thuận và quay ngược?
2. Em hãy tìm hiểu chiều quay quạt hút?
Trang 18
Kinh nghiệm thiết kế bài lý thuyết “Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và thiết
bị thực hành dạy Bài Đổi chiều quay động cơ điện một pha” như sau:
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25

×