Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Thực trạng hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Kim Tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.07 KB, 65 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
LỜI NÓI ĐẦU
------***------
Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ thuộc vốn lưu động của doanh nghiệp.
Xuất phát từ bản chất của hạch toán kế toán, chức năng chính của nó là phản
ánh Giám đốc các mặt hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị. Do đó thông tin của
kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động quản lý.
Một trong những vai trò của thông tin kế toán được biểu hiện cụ thể: Thông tin của
hạch toán kế toán luôn là thông tin hai mặt của một hoạt động hoặc của một quá trình
kinh tế cụ thể như vốn, nguồn vốn, thu nhập, phân phối thu nhập, thu, chi…
Mục đích của công tác hạch toán vốn bằng tiền nhằm nghiên cứu quá trình vận
động của tiền, giúp cho nhà quản lý có một cái nhìn khái quát quá trình lưu chuyển
tiền tệ tại đơn vị để đưa ra những quyết định kinh doanh tại những thời điểm thích
hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhằm tạo điều kiện để thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên được tiếp xúc với
những vấn đề do thực tiễn xảy ra, đảm bảo thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành,
nhà trường gắn liền với xã hội, lý luận đi đôi với thực tiễn. Đồng thời tạo cho sinh
viên rèn luyện tác phong của người cán bộ quản lý, của nhà quản trị thương mại, rèn
luyện kỷ luật, ý thức lao động. Bộ môn Kế toán thuộc Khoa Kế toán Trường Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội đã tổ chức đợt thực tập cho sinh viên khoa từ ngày
20/01/2008 đến ngày 30/04/2008 trong đó đợt thực tập tổng hợp gồm 5 tuần đầu và
thực tập chuyên đề trong thời gian còn lại. Đước sự giúp đỡ của Công ty CP Kim Tín
và thầy giáo hướng dẫn, em đã có điều kiện tham gia đợt thực tập này. Qua đợt thực
tập tổng hợp trong 5 tuần đầu, em đã có cơ hội tìm hiểu và có một cái nhìn khái quát
quá trình hoạt động và phát triển của Công ty CP Kin Tín.
Trong quá trình thức tập tại Công ty CP Kim Tín, em đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình của cán bộ trong Công ty và sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo hướng dẫn. Tuy đã có nhiều cố gắng học hỏi, nghiên cứu và tìm hiểu để
hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này, song do thời gian và kinh nghiệm
Đào Thị Huyền Lớp A3K7


1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
chưa nhiều nên bản báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Công ty và thầy giáo hướng dẫn để bản Báo
cáo thực tập tổng hợp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Đào Thị Huyền
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CP KIM TÍN
VỚI KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Kim Tín
Công ty CP Kim Tín tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Linh Anh hoạt
động trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị ngành hàn, kim khí. Quy mô hoạt động
cũng như số lượng lao động tại Công ty còn nhỏ. Số lượng lao động lúc đầu tại Công
ty có từ 9-10 người. Tuy đi từ xuất phát điểm thấp, nhưng Công ty TNHH Thương
mại Linh Anh bằng mọi nỗ lực của mình đã không ngừng vươn lên, đầu tư vào máy
móc trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó,
Công ty tạo được niềm tin và chỗ đứng trên thị trường. Phương châm mà Công ty
luôn hướng tới là:” Chất lượng- Hiêu quả- Tin cậy”. Vì thế, Công ty đã không ngừng
phát triển và ngày càng lớn mạnh.
Năm 2006, căn cứ theo Quyết định Số 046/2006/QĐ-LIAN của Chủ tịch Hội
đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại Linh Anh quyết định chuyển Công ty
TNHH Thương mại Linh Anh thành Công ty CP Kim Tín.
Vinh dự hơn cả, Công ty CP Kim Tín là một trong 10 Công ty thuộc Tập đoàn
Kim Tín với thương hiệu “Que hàn điện Kim Tín”. Điều đó đã đẩy quy mô hoạt động
kinh doanh của Công ty ngày càng lớn mạnh và tạo được chỗ đứng trên thị trường.

Hiện nay, lượng lao động tại Công ty đã lên đến 100 người với trình độ chuyên môn
và nghiệp vụ cao.
Công ty CP Kim Tín hoạt động chủ yến trên các lĩnh vực buôn bán tư liệu sản
xuất, Kinh doanh hàng kim khí điện máy, sản xuất và mua bán vật liệu, dụng cụ, thiết
bị trong ngành hàn, nối.
Là một doanh nghiệp giàu truyền thống, Công ty CP Kim Tín đã tạo được cho
mình một uy tín lớn mà không phải doanh nghiệp nào có được. Với trang thiết bị cơ
giới đa dạng và hiện đại cùng đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm, lực lượng công
nhân kỹ thuật lành nghề, Công ty đã cung cấp cho thị trường trong nước những mặt
hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và xây dựng như các mặt hàng que hàn và kim khí.
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trong những năm đầu, Công ty chuyên hoạt động kinh doanh thương mại các
sản phẩm que hàn, dây hàn, vật liệu hàn, kim loại màu…được nhập từ các nước Nhật,
Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc.
Sau khi có mặt trên thị trường, các sản phẩm của Công ty CP Kim Tín đã dần
chinh phục được người tiêu dùng và có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Thương hiệu “Que hàn điện Kim Tín” luôn được sự ủng hộ, tín nhiệm và tin tưởng
của quý khách hàng.
Sản phẩm chủ lực mà Kim Tín cung cấp cho thị trường là các sản phẩm về
Que hàn và dây hàn. Về Que hàn, Công ty đang có: Que hàn sắt gồm các loại như:
KT6013, KT421, KT3000, KT N48, GL48(Tiêu chuẩn: AWSE 6013). Được sử dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực hàn sắt, xây dựng, chế tạo máy, công nghiệp đóng tàu…
Que hàn gang thép: GL52(Tiêu chuẩn AWS E7016), GL78(AWS E7018), GH600
được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đóng tàu, cầu cảng, bồn áp lực, hàn đắp các
thiết bị hao mòn.
Que hàn Inox: có loại G308 (AWS E308) được sử dụng trong việc hàn các đồ
dùng trang trí nội thất, bồn Inox, thiết bị y tế, máy móc, đóng tàu… Về dây hàn,
Công ty đang có loại GEMINI GM70S, là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các

lĩnh vực hàn Công nghiệp, cầu đường, đóng tàu với nhu cầu sử dụng rất lớn. Tất cả
các sản phẩm này đã được Cục Đăng Kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận Đăng
Kiểm chất lượng Vật liệu hàn.
Từ những yếu tố này tại các hội chợ triển lãm quốc tế Việt Build, Kim tín đã
đạt được Cúp Vàng Thương Hiệu Việt ngành xây dựng Việt Nam; giải thưởng
Sao Vàng Đất Việt.
Có thể tóm tắt kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây
thông qua Bảng 1.1
Bảng 1.1- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ năm 2004 đến năm 2006
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1. Doanh thu thuần 7.988.155.795 7.409.818.840 10.627.956.423
2. Giá vốn hàng bán 7.665.341.153 7.006.664.366 9.992.937.163
3. Chi phí quản lý 273.781.154 323.232.323 547.872.964
4. Chi phí Tài chính 24.972.188 21.875.000 25.563.000
5. LN thuần từ hoạt động KD 24.061.300 58.047.151 61.583.296
6. Tổng LN kế toán 24.907.100 58.144.751 61.583.296
7. LN trước thuế 24.907.100 58.144.751 61.583.296
8. LN sau thuế 17.933.112 41.864.221 44.339.973
9. Lao động tiền lương
- Tổng quỹ lương
- Thu nhập bình quân
94.160.000
1.410.000
104.900.000
1.531.000

241.700.000
1.800.000
(Nguồn: Trích số liệu trong Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2006 của
phòng tài chính kế toán Công ty)
Thông qua một số chỉ tiêu sau có thể đánh giá khai quát tình hình hoạt động
của Công ty trong 3 năm gần đây:
Bảng 1.2 – Bảng chỉ tiêu chất lượng kinh doanh
Từ năm 2004 đến năm 2006
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1. Bố trí cơ cấu tài sản:
1.1 Tài sản cố định/Tổng tài sản.
1.2 Tài sản lưu động/Tổng tài sản.
%
%
11,65%
88,35%
16,96%
83,04%
13,15%
86,85%
2. Bố trí cơ cấu vốn.
2.1 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn.
2.2 Nguồn vốn Chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
%
%
87,26%
12,74%

83,54%
16,46%
85,45%
14,55%
3. Tỷ suất sinh lời.
3.1 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Doanh thu.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu.
3.2 Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản.
3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn
CSH
%
%
%
%
%
2%
1,36%
2,39%
1,62%
12,74%
2,3%
1,66%
3,09%
2,22%
13,51%
1,23%
0,88%

1,09%
0,78%
5,38%
(Nguồn: Trích số liệu trong Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2006 của
phòng tài chính kế toán Công ty)
Doanh thu của Công ty CP Kim Tín tăng đều qua các năm kéo theo lợi nhuận
và thu nhập bình quân của nhân viên tăng lên.
1.2/ Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty CP Kim Tín.
Quy trình kinh doanh của Công ty bắt đầu từ khâu nhập hàng cho đến khâu
tiêu thụ.
Lượng hàng được nhập chủ yếu theo 2 hình thức là nhập của các Công ty
trong nước và nhập khẩu. Đối với mặt hàng cáp thép, que hàn đặc chủng, dây hàn
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
inox… được nhập khẩu tại các nước như Trung Quốc, Malaysia. Còn đối với que hàn
thường, thiết bị điện được nhập từ các Công ty có uy tín trong nước như Công ty
TNHH SX-TM-DV Lâm Hưng Phát, nhà máy vật liệu hàn Công ty TNHH Kim Tín
tại khu CN Phố nối A Văn Lâm- Hưng Yên.
Sau khi lượng hàng được nhập về kho, căn cứ vào đơn đặt hàng của khách
hàng, thư ký kinh doanh (hành chính bán hàng) hoặc kế toán bán hàng kiểm tra lượng
hàng thực tế trong kho để lên đơn hàng. Đơn hàng sẽ được chuyển xuống kho vận.
Kho vận có trách nhiệm điều chuyển nhân viên đi giao hàng. Cuối cùng, căn cứ vào
biên bản giao nhận giữa bên giao và bên nhận, kế toán vào công nợ của từng khách
hàng.
Sơ đồ 1.1 Quy trình bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty CP Kim Tín.
Hiện nay, Công ty CP Kim Tín Miền Bắc có 09 kho hàng trực thuộc. Vùng
Đông Bắc gồm tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh
Thái Nguyên, Việt Trì, Sơn La. Vùng Nam Sông Hồng gồm các tỉnh Nam Định,
Thanh Hóa, Vinh. Có thể khái quát mạng lưới kinh doanh của Công ty CP Kim Tín

theo Sơ đồ 1.2 như sau:
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
7
Nhập kho
Đơn đặt hàng Lên đơn hàng
Tiêu thụ Biên bản giao
nhận
Công nợ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Sơ đồ 1.2: Mạng lưới kinh doanh của Công ty CP Kim Tín.
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
ĐÔNG
BẮC
DỰ ÁN NGÀNH
NHẬP
KHẨU
MARKETING NAM
SÔNG
HỒNG
KHU VỰC
HÀ NỘI
TÂY BẮC
HÀNH CHÍNH BÁN
HÀNG
PHÒNG KINH DOANH
HẢI
DƯƠNG
HẢI
PHÒNG
BẮC

GIANG
SƠN
LA
THÁI
NGUYÊN
VIỆT
TRÌ
VẬT LIỆU
ĐIỆN
VINHTHANH
HÓA
NAM
ĐỊNH
KIM LOẠI
TỔNG
HỢP
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1.3/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty CP Kim Tín
Công ty được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn hóa cụ thể theo chức năng và
nhiệm vụ rõ rang giữa các phòng ban.Công ty thực hiện chế độ lãnh đạo một thủ trưởng
với sự tư vấn của các bộ phận chức năng. Theo những đặc điểm trên, bộ máy của Công
ty chia thành các phòng ban sau:
Hội đồng Quản trị Công ty: Là cơ quan cao nhất của Công ty. Hội đồng quản trị
quyết định phương hướng sản xuất, phương hướng tổ chức cơ chế quản lý của Công ty.
Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Hội đồng quản trị
vể mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời Giám đốc có trách
nhiệm điều hành chung hoạt động sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động kinh
doanh của Công ty dưới sự trợ giúp của hai Phó Giám đốc và các phòng ban.
Phòng Kinh doanh: Có chức năng xây dựng chiến lược kinh doanh và kế hoạch

kinh doanh của Công ty. Liên hệ trực tiếp và mật thiết với khách hàng. Hiện nay, Công
ty có 3 phòng kinh doanh, mỗi phòng có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, giới thiệu và
bán sản phẩm, chăm sóc khách hàng trên khu vực mình phụ trách.
Phòng Kế toán: Có chức năng hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
đầy đủ, chính xác, kip thời đảm bảo tính hợp pháp hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo quy định hiện hành. Xác định chi phí kết quả hoạt động kinh doanh và lập báo
cáo tài chính theo quy định Công ty và pháp luật. Kiểm soát tình hình công nợ khách
hàng, giá bán sản phẩm theo quy định Công ty. Theo dõi việc thực hiện trả nợ, lãi vay
theo các điều kiện, quy định trong hợp đồng tín dụng với tổ chức tín dụng. Xây dựng và
thực hiện các chiến lược vốn nhằm sử dụng một cách hiệu quả các nguồn vốn mà công
ty có thể sử dụng. Lập kế hoạch tài chính và kiểm soát thực hiện kế hoạch tài chính
Công ty.
Phòng Xuất Nhập khẩu: Có chức năng liên hệ tìm kiếm đối tác theo đúng quy trình
Xuất nhập khẩu. Đảm bảo chỉ tiêu số lượng hàng nhập khẩu và phù hợp với nhu cầu
kinh doanh. Kiểm tra giám sát quá trình nhận hàng tại cảng của nhân viên giao nhận. Kịp
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
thời xử lý các phát sinh về chứng từ tại Cảng. Khiếu nại về sự cố hàng hóa đúng nơi,
đúng hạn định. Đảm bảo dư nợ L/C không vượt quá mức quy định cho phép và không
quá 45 ngày trước ngày hàng về.
Phòng Kho vận: Quản lý sắp xếp kho bãi hàng hóa. Quản lý đội xe tải Công ty.
Điều phối hàng hóa, phương tiện vận tải theo lệnh giao hàng một cách chính xác, đúng
hạn và hiệu quả.
Phòng Hành chính Nhân sự: Có chức năng điều chỉnh cơ cấu tổ chức và hoạch
định nguồn nhân lực nhằm thực hiện chiến lược lâu dài của Công ty. Xây dựng hệ thống
các chính sách, quy định, thủ tục và quy trình quản lý các công việc liên quan đến hành
chính, nhân sự trong công ty theo luật pháp Việt Nam.
Sơ đồ 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Kim Tín.
Đào Thị Huyền Lớp A3K7

HÀNH
CHÍNH
TẠP VỤ
BẢO VỆ
LÁI XE
CON
NHÂN
SỰ
PHÒNG HÀNH
CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG
KINH DOANH
PHÒNG KHO VẬN
PHÒNG
XUẤT NHẬP KHẨU
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
KẾ
TOÁN
KHO
THỦ
QUỸ
KẾ TOÁN
CHI
NHÁNH
KẾ
TOÁN
CHỦ
QUẢN
PHÒNG KẾ TOÁN

10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1.4/ Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty CP Kim Tín
1.4.1/ Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty CP Kim Tín
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày
14/9/2006 Ban hành chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Thay thế chế độ kế
toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Ban hành theo Quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT
ngày 23/12 và Quyết định số 144/2001/QĐ/BTC sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh
nghiệp vừa và nhỏ) và các chuẩn mực có liên quan áp dụng ban hành theo quyết định số
định 1141 ngày 01/11/1995 và bổ sung theo Thông tư 89 ngày 09/01/2002 của Bộ Tài
chính.
Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty CP Kim Tín hiện nay là hình thức Nhật ký
chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, trọng tâm là sổ Nhật ký chung,
theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ
Nhật ký để chuyển ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, các đối tượng cần theo dõi chi tiết, kế
toán ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan, đồng thời ghi vào Sổ Nhật ký chung, sau
đó chuyển ghi vào các Sổ Cái có liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái lập bảng Cân đối số phát
sinh, đồng thời lập bảng tổng hợp chi tiết, sau đó đối chiếu số liệu tổng hợp trên Sổ Cái
và số liệu chi tiết sẽ lập Báo cáo tài chính.
Hệ thống Sổ kế toán tại Công ty bao gồm: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái Tài khoản
(TK), các Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết hàng tồn kho, Sổ chi tiết bán hàng, Sổ tiền mặt,
Sổ tiền gửi Ngân hàng, Sổ chi tiết doanh thu, Sổ chi tiết công nợ (phải thu, phải trả)…
Công ty tiến hành lập các Báo cáo kế toán khi kết thúc kỳ kế toán năm và nộp cho
Bộ Tài Chính sau khi kết thúc kỳ kế toán là 3 tháng.
Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung như sau:
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
11

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại Công
ty CP Kim Tín
Do sự phát triển của công nghệ thông tin và yêu cầu của nền kinh tế thị trường
đòi hỏi phải cung cấp các thông tin tài chính một cách nhanh chóng kịp thời, Công ty đã
ứng dụng tin học vào trong kế toán. Hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán
AC Soft- Phần mềm Kế toán Doanh nghiệp Sản xuất Công nghiệp. Phần mềm kế toán
AC Soft được xây dựng bởi VCCI và được ứng dụng chung cho toàn Tập đoàn Kim Tín.
Để theo dõi chi tiết chi phí phát sinh của từng ngành hàng, từng khách hàng, kế toán
Công ty phải tiến hành mã hóa:
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
: Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi cuối tháng hoặc ghi
định kỳ
Chứng từ gốc
Mã hoá chứng từ
Sổ nhật ký chung
Sổ Cái tài khoản
Bảng Cân đối số
phát sinh
Báo cáo kế toán
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp số
liệu chi tiết
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
• Mã hóa ngành hàng: Hiện nay Công ty đang kinh doanh và tiêu thụ
hàng trăm mặt hàng khác nhau trong lĩnh vực vật liệu điện, hàn và kim khí. Mỗi mặt
hàng đều được mở mã cấp riêng (từ cấp 1 đến cấp 6).

VD: Đối với mặt hàng Que hàn được mở chi tiết như sau:
+/ Cấp 1: 01: Que hàn.
+/ Cấp 2: 0101: Que hàn KT
+/ Cấp 3: 010101:Que hàn KT421
+/ Cấp 4: 01010101: Que hàn KT421-2.5
+/ Cấp 5: 01010102: Que hàn KT421-3.2
+/ Cấp 6: 01010103: Que hàn KT421-4.0
Tương tự đối với mặt hàng Que hàn KT6013, Que hàn GL26.
• Mã hóa khách hàng: Hiện nay mạng lưới kinh doanh của Công ty được
trải rộng khắp các tỉnh từ Vinh, Thanh Hóa, Nghệ An cho đến các tỉnh Hải Phòng, Hải
Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Sơn La. Để thuận tiện trong
việc theo dõi lượng hàng tiêu thụ và tình hình công nợ khách hàng tại các kho hàng
trực thuộc, mỗi kho hàng đều được cài đặt phần mềm AC Sofe. Tại đây, kế toán có
nhiệm vụ mã hóa từng khách hàng theo tên của khách hàng. Khi cần tra cứu lượng
hàng tiêu thụ và công nợ của khách hàng nào thì kế toán chỉ cần đánh tên khách hàng
đó là ta có thể biết chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Sơ đồ 1.5 Quy trình xử lý số liệu trên phần mềm kế toán AC Soft
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
Nghiệp
vụ phát
sinh
Nhập số
liệu
- Bảng biểu
-Sổ chi tiết
-Sổ tổng hợp
Các bút
toán kết
chuyển
cuối kỳ

Báo cáo
tài
chính
Khoá sổ
kế toán
Tự động xử lý số liệu
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Ghi chú:
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
*/ Một số đặc điểm kinh tế tài chính khác:
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương
lịch.
Tính thuế Giá trị gia tăng theo Phương pháp khấu trừ.
Hàng tồn kho được hạch toán theo Phương pháp kê khai thường xuyên.
Kế toán hàng hóa được thực hiện theo Phương pháp thẻ song song.
Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký chung.
Tính giá hàng tồn kho theo Phương pháp bình quân gia quyền.
Tài sản cố định được tính theo Phương pháp khấu hao đường thẳng.
*/ Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán tại Công ty CP Kim Tín.
Hệ thống chứng từ sử dụng: Bao gồm 5 loại chứng từ:
Loại 1: Chứng từ về lao động tiền lương. Bao gồm: Bảng chấm công, Bảng thanh
toán lương, Phiếu hoàn thành công việc, Hợp đồng giao khoán, Phiếu làm thêm ca…
Loại 2: Chứng từ về hàng tồn kho gồm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho,
biên bản giao nhận hàng hóa…
Loại 3: Chứng từ về cung cấp dịch vụ gồm: Đơn đặt hàng, Hợp đồng kinh tế,
Biên bản giao nhận, Hóa đơn Giá trị gia tăng…
Loại 4: Chứng từ về Tài sản cố định gồm: Hóa đơn mua Tài sản cố định, thẻ tài
sản cố định…

Loại 5: Chứng từ về tiền tệ gồm: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng,
giấy thanh toán tiền tạm ứng…
*/ Tổ chức vận dụng Báo cáo kế toán tại Công ty CP Kim Tín.
Kỳ lập Báo cáo tài chính theo năm.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả kinh doanh.
Thuyêt minh báo cáo tài chính.
Bảng cân đối tài khoản.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1.4.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Kim Tín
Phòng Tài chính Kế toán của Công ty ra đời ngay từ khi Công ty được thành lập
và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay phòng tài vụ của Công ty gồm có 5
người, dưới kho vận có 1 người. Tất cả kế toán chi nhánh tại các tỉnh chịu sự chỉ đạo
trực tiếp vê nghiệp vụ của phòng Tài chính Kế toán Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân
tán:
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính kế toán: Chỉ đạo công tác tài chính
kế toán, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, tham mưu cho Ban Giám đốc
trong mọi công việc có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán bán hàng: Theo dõi hạch toán doanh thu, kết
chuyển giá vốn hàng bán và xác định kết quả. Đồng thời thực hiện công tác kế toán tổng
hợp, lập báo cáo tài chính theo chế độ quy định.
Kế toán phụ trách các chi nhánh: Kiểm tra lại tính xác thực của đơn hàng, phiếu
thu, chi của kế toán chi nhánh chuyển lên, tổng hợp báo cáo bán hàng hàng ngày của các
chi nhánh.
Kế toán Ngân hàng và kế toán thuế: Thực hiện các giao dịch với Ngân hàng, theo

dõi lãi vay và các nghiệp vụ liên quan đến Ngân hàng, hạch toán thuế, tính và phân bổ lãi
tiền vay.
Kế toán tiền lương và Bảo hiểm xã hội (BHXH), Tài sản cố định (TSCĐ): Ghi
chép và phản ánh kịp thời số lượng, chất lượng lao động của công nhân viên trong Công
ty. Tính toán chính xác số tiền lương phải trả và Giám đốc việc chấp hành sử dụng quỹ
tiền lương. Phân bổ chính xác và kịp thời chi phí tiền lương vào chi phí có liên quan để
tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh, theo dõi tình hình biến động tài
sải, trích khấu hao TSCĐ.
Thủ quỹ: Thực hiện và theo dõi các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, lưu trữ các chứng
từ thu, chi gốc, cung cấp số liệu cho kế toán thanh toán ghi sổ.
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Mỗi kho hàng trực thuộc Công ty tại các tỉnh đều có một kế toán theo dõi tình
hình nhập xuất hàng, công nợ, chính sách chiết khấu đối với khách hàng. Các kho hàng
này hạch toán phụ thuộc thông qua tài khoản phải thu, phải trả nội bộ.
Phòng Tài chính kế toán ở các kho hàng trực thuộc thực hiện toàn bộ công tác kế
toán ở các kho hàng đó, định kỳ gửi báo các kế toán về phòng tài vụ của Công ty (hàng
tuần).
Phòng Tài chính kế toán Công ty thu nhận các chứng từ ban đầu từ kế toán các
kho hàng trực thuộc gửi lên rồi xử lý các chứng từ đó cùng toàn bộ các nghiệp vụ phát
sinh khác tại cơ quan văn phòng, đồng thời tiến hành tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế
toán chung của toàn Công ty.
Có thể khái quát bộ máy kế toán của Công ty bằng sơ đồ 1.6 sau:
Sơ đồ 1.6 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Kim Tín
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
Kế toán tổng
hợp kiêm kế
toán bán hàng
KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán ngân
hàng – Kế
toán thuế
Kế toán tiền
lương - bảo
hiểm xã hội
Thủ quỹ
Kế toán kho
trực thuộc tại
các tỉnh
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
PHẦN II
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM TÍN
2.1/ Các hình thức Vốn bằng tiền và nguyên tắc hạch toán Vốn bằng tiền tại Công
ty CP Kim Tín.
Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ thuộc vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm:
tiền mặt tại quỹ (tiền Việt Nam, ngoại tệ), tiền gửi ngân hàng (tiền Việt Nam, ngoại tệ).
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Vốn bằng tiền là tài sản được sử
dụng linh hoạt nhất và nó được tính vào khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.
Do đó các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ tình hình thu, chi, tồn quỹ để đảm
bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Vốn bằng tiền.
Mọi nghiệp vụ phát sinh được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất
“đồng” Ngân hàng Việt Nam để phản ánh (VNĐ).
Hiện nay, mạng lưới kinh doanh của Công ty trải rộng khắp cả nước, lượng tiền
đổ về Công ty là tương đối lớn, doanh nghiệp đã mở tài khoản tại Ngân hàng để thực
hiện việc thanh toán qua Ngân hàng, chuyển số tiền nhàn dỗi vào Ngân hàng, ký quỹ mở
L/C đối với các mặt hàng nhập khẩu. Tất cả các thủ tục khi rút tiền mặt khỏi ngân hàng,

mọi khoản thu chi vốn bằng tiền đều có chứng từ gốc hợp lệ để chứng minh.
Để theo dõi tình hình hiện có về vốn bằng tiền tại doanh nghiệp, tình hình tăng
giảm về vốn bằng tiền doanh nghiệp sử dụng các tài khoản (TK): 1111: Tiền Việt Nam;
TK 1121: Tiền gửi ngân hàng Việt Nam đồng (VNĐ); TK 1122: Tiền gửi ngân hàng
ngoại tệ (USD).
Có thể khái quát quá trình luân chuyển vốn bằng tiền tại Công ty CP Kim Tín
bằng sơ đồ 1.7 như sau:
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Sơ đồ 1.7 Quá trình hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty CP Kim Tín
2.2/ Kế toán quỹ tiền mặt tại Công ty CP Kim Tín.
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp bao
gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu.
Trong mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình. Số tiền thường xuyên tồn quỹ
phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ này tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất
hoạt động, ngoài số tiền trên doanh nghiệp phải gửi tiền vào Ngân hàng hoặc các tổ chức
tài chính khác.
Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện.
Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều phải có chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có
chữ ký của Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị. Sau khi thực hiện thu, chi tiền, thủ quỹ
giữ lại các chứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ. Sổ quỹ kiêm báo cáo
quỹ được lập thành 2 liên, một liên lưu lại làm sổ quỹ, một liên làm báo cáo quỹ kèm
theo các chứng từ thu, chi gửi cho kế toán tổng hợp. Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp
đúng với số dư cuối ngày trên sổ quỹ.
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiếtNhật ký chung
Sổ Cái

Báo cáo tài chính và
báo cáo kế toán khác
Bảng Cân đối Số phát sinh
Sổ tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hàng ngày, sau khi nhận được báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc có liên
quan do thủ quỹ gửi lên, kế toán tổng hợp kiểm tra đối chiếu số liệu trên chứng từ với số
liệu đã ghi trên sổ quỹ. Sau khi kiểm tra xong sổ quỹ, kế toán định khoản ghi vào sổ tổng
hợp quỹ tiền mặt.
Nguyên tác hạch toán quỹ tiền mặt tại Công ty CP Kim Tín Sử dụng một đơn vị
tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam, số liệu vào sổ quỹ dựa trên các chứng từ gốc có liên
quan, mọi nghiệp vụ chi tiền phải dựa trên giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng
có chữ ký của Kế toán trưởng và Giám đốc xét duyệt.
Chứng từ và sổ sách sử dụng áp dụng tại Công ty đều tuân theo mẫu biểu của Bộ
Tài Chính ban hành, bao gồm: Giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi,
phiếu thu, sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết TK tiền mặt, sổ tổng hợp chi tiết TK tiền mặt, bảng
kê cuối kỳ, sổ Cái TK tiền mặt.
Để phản ánh tình hình thu chi tiền mặt kế toán sử dụng TK 111 “Tiền mặt”, tài
khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ: Các khoản tiền mặt nhập quỹ.
Bên có: Các khoản tiền mặt xuất quỹ.
Số dư bên nợ: Số tiền mặt tồn quỹ.
TK 111 được mở chi tiết cho TK 1111- Tiền Việt Nam
Sơ đồ 1.8 Quy trình hạch toán quỹ tiền mặt tại Công ty CP Kim Tín
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
Chứng từ gốc

Sổ Quỹ
Sổ tổng hợp
Bảng kê
Sổ CáiSổ chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngày 05/01/07 Căn cứ vào chứng từ gốc: Hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, giấy
thanh toán (lệnh duyệt thu, chi), giấy tạm ứng kế toán viết phiếu thu, phiếu chi.
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 05 tháng 01 năm 2007
Mẫu số : 01 GTKT-3LL
AQ/2007B
0065016
Đơn vị bán hàng: Công ty CP Kim Tín
Địa chỉ: Lô 3 A11 khu Đầm Trấu- Hai Bà Trưng- Hà Nội
Điện thoại:….................... Mã số thuế:…………………..
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Ngọc Diệp
Tên đơn vị: Công ty CP thiết bị Hồng Hà
Địa chỉ: Đông Hưng- Đông Sơn- Thanh Hoá
Số tài khoản:……………………………………………..
Hình thức thanh toán: TM/CK MST: 2800127 272
STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
1 Que hàn KT 421-3.2 Kg 1.000 12.000 12.000.000
2 Que hàn KT421-4.0 Kg 1.000 12.000 12.000.000
Cộng tiền hàng 24.000.000

Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 2.400.000
Tổng cộng tiền thanh toán 26.400.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi sáu triệu bốn trăm ngàn đồng chẵn./.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Đồng thời kế toán lập phiếu xuất kho.
Đơnvị: Công ty CP Kim Tín
PHIẾU XUẤT KHO Số:
Mẫu số: 02-VT
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Địa chỉ: Lô 3 A11 Đầm Trấu
Ngày 05 tháng 01 năm 2007 Nợ:
Có:
QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 03 năm 2006
của Bộ Tài Chính
Họ, tên người nhận hàng: Nguyễn Ngọc Diệp
Địa chỉ (bộ phận): Công ty CP thiết bị Hồng Hà
Lý do xuất kho: Xuất bán hàng.
Xuất tại kho: Công ty CP Kim Tín.
Stt Tên sản phẩm, hàng hóa Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Que hàn KT 421-3.2 Kg 1.000 12.000 12.000.000

2 Que hàn KT 421-4.0 Kg 1.000 12.000 12.000.000
Cộng 24.000.000
Ng ày 05 th áng 01 n ăm 2007
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Khách hàng thanh toán ngay số tiền ghi trên hoá đơn, cơ sở thu tiền của khách
hàng là phiếu thu.
Đơn vị: Công ty CP Kim Tín
Địa chỉ: Lô 3 A11 Đầm Trấu
PHIẾU THU
Ngày 05 tháng 01 năm 2007
Số:
Nợ:
Mẫu số: 01-TT
QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 03 năm 2006
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Có:
của Bộ Tài Chính
Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Ngọc Diệp
Địa chỉ: Công ty CP Thiết bị Hồng Hà
Lý do nôp: Thanh toán tiền hàng
Số tiền: 26.400.000đ (bằng chữ: Hai mươi sáu triệu bốn trăm ngàn đồng chẵn./.)
Kèm theo: 01 Chứng từ gốc: Hoá đơn GTGT số 0065016 (05/01/07)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):
Ngày 05 tháng 01 năm 2007
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)
Người nộp tiền
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):……………………
+ Số tiền quy đổi: …………………………………………
Ngày 05/01/07 Căn cứ vào Hoá đơn bán hàng số 0068975 ngày 03/01/07 xuất bán
hàng cho Công ty TNHH Vĩnh Xuân, khách hàng thanh toán tiền hàng, kế toán lập phiếu
thu số tiền ghi trên hoá đơn là 10.604.000đ. (Mười triệu sáu trăm linh bốn ngàn đồng
chẵn./.)
Đơn vị: Công ty CP Kim Tín
Địa chỉ: Lô 3 A11 Đầm Trấu- Hà Nội
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
SỔ QUỸ TIỀN MẶT
Tháng 01/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
tháng
Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ghi chú
Thu Chi Thu Chi Tồn
Dư đầu kỳ 107.841.358
05/01 01 Công ty Hồng Hà 5111
3331
24.000.000
2.400.000

131.841.358
134.241.358
05/01 02 Công ty Vĩnh Xuân 131 10.604.000 144.845.358
Tổng cộng cuối ngày 37.004.000 0 144.845.358
Người ghi sổ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký, đóng dấu)
Đơn vị: Công ty CP Kim Tín
Địa chỉ: Lô 3 A11 Khu Đầm Trấu- Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 1111
Tháng 01/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Dư đầu kỳ 107.841.358
Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có
05/01 01 Công ty Hồng Hà 5111
3331
24.000.000
2.400.000
05/01 02 Công ty Vĩnh Xuân 131 10.604.000
Tổng cộng 37.004.000 0
Dư cuối kỳ 144.845.358
Đơn vị: Công ty CP Kim Tín
Địa chỉ: Lô 1 A11 khu Đầm Trấu- Hà Nội
SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Từ ngày 01/01/2007 đến 31/12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
tháng
Chứng từ
Đã Tài
Số phát sinh
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
Người ghi sổ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký, đóng dấu)
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Số NT
Nợ Có
Số trang trước chuyển sang
01 05/01 Công ty Hồng Hà 1111 26.400.00
0
01 05/01 Công ty Hồng Hà 511 24.000.000
01 05/01 Công ty Hồng Hà 3331 2.400.000
02 05/01 Công ty Vĩnh Xuân 1111 10.604.00
0
02 05/01 Công ty Vĩnh Xuân 131 10.604.000
Cộng chuyển trang sau 37.004.000 37.004.000
Người ghi sổ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký, đóng dấu)
Ngày 12/01/2007 Căn cứ Hoá đơn số 12322 ngày 10/01/2007 và giấy đề nghị
thanh toán của anh Trần Ngọc Linh mua 01 máy tính văn phòng, kế toán lập phiếu chi.
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 10 tháng 01 năm 2007
Mẫu số : 01 GTKT-3LL
PE/2007B
0012322
Đơn vị bán hàng: Công ty CP Máy tính Tuấn Long
Địa chỉ:
Số tài khoản:………………MST……………………….
Họ tên người mua hàng: Trần Ngọc Linh
Đào Thị Huyền Lớp A3K7
25

×