MỘT SỐ KÍ HIỆU, VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
X
: Khối lượng trung bình.
mx : Sai số của giá trị trung bình.
Cv% : Hệ số biến dị.
SD : Độ lệch chuẩn.
HW : Hisexwhitter.
RID : Rodisland.
Pgi : Pologi.
TĂ : Thức ăn.
TTTĂ : Tiêu thụ thức ăn.
g : Gam.
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
iii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta có truyền thống từ lâu đời, đã và đang góp
phần quan trọng cải thiện sinh kế của hàng triệu nông dân.
Hàng năm, ngành chăn nuôi gia cầm cung cấp 18-20% tổng khối lượng
thịt các loại, đứng thứ hai sau thịt lợn (thịt lợn chiếm vị trí số 1 với tỷ lệ 75-
76%), bên cạnh đó chăn nuôi gia cầm còn cung cấp nguồn thực phẩm có giá
trị dinh dưỡng khá hoàn chỉnh đó là trứng gia cầm.
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được Thủ trướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01
năm 2008, chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng chiếm một
vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi nước ta trong nhiều năm tới. Trong xu
thế phát triển kinh tế như hiện nay, đời sống của người dân được nâng lên thì
nhu cầu về thịt, trứng, sữa ngày càng lớn.
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội, ngoài các giải
pháp về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng gia
trại và trang trại thì chương trình dự án giống vật nuôi cũng được quan tâm
đầu tư trong đó có việc thu thập, trao đổi nguồn gen vật nuôi với nước ngoài
bằng sự phối hợp của hai Bộ (Bộ Công an và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn) thông qua dự án DA15-99.
Trong quá trình thực hiện dự án, tháng 5/2007 Viện Chăn Nuôi tiếp
nhận giống gà hướng trứng Zolo từ dự án DA15-99 (360 quả trứng) và giao
cho Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn Vật nuôi tổ chức ấp nở, nuôi thử
nghiệm. Giống gà có chất lượng thịt, trứng thơm ngon, năng suất
trứng/mái/72 tuần tuổi (180-200 quả). Đây là nguồn gen quý cần có những
1
nghiên cứu đánh giá cụ thể bản chất giống để sử dụng giống gà này trong
công tác lai tạo các tổ hợp gà lai chuyên trứng, làm phong phú thêm tập
đoàn giống vật nuôi ở nước ta. Do vậy chúng tôi đã triển khai đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giống
gà Zolo nhập nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số đặc điểm về ngoại hình, một số đặc tính sinh
học của gà Zolo.
- Đánh giá được khả năng sản xuất của gà Zolo trong điều kiện chăn
nuôi ở nước ta.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống về các đặc
điểm sinh học, sinh trưởng, sinh sản của gà Zolo trong điều kiện chăn nuôi ở
nước ta.
Cung cấp những thông tin khoa học, cơ bản, hệ thống về đối tượng
nghiên cứu để có những định hướng sử dụng giống gà nhập nội này.
Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, người chăn
nuôi và những người khác có quan tâm.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
1.1.1.1. Cơ sở nghiên cứu ngoại hình
Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của vật nuôi, các đặc điểm về
ngoại hình của gà là những đặc trưng cho giống, phản ánh tình trạng sức
khỏe, kết cấu, chức năng cũng như thể hiện khuynh hướng, khả năng sản
xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. Mỗi giống đều có những đặc điểm
ngoại hình đặc trưng cho giống đó. Ngoại hình gà bao gồm các đặc điểm về
vóc dáng cơ thể, màu sắc lông, da, hình dạng và màu sắc của đầu, mào,
chân Đào Đức Long (2002)[24], Võ Quý (1997)[44].
+ Mào: Là đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp giúp phân biệt trống, mái.
Khi buồng trứng hoạt động bình thường thì mào lớn chứa nhiều máu. Thời
gian thay lông hay gà mắc bệnh về tuyến sinh dục, chúng tạm thời tự
ngừng cung cấp máu nên màu sắc mào giảm đi. Mào gà rất đa dạng cả về
hình dạng, kích thước, màu sắc, có thể đặc trưng cho từng giống. Theo
Phan Cự Nhân (1971)[38], khi có mặt gen Ab gà sẽ có mào dạng hoa hồng,
gen aB có dạng mào nụ và gen ab có dạng mào cờ.
+ Mỏ: Mỏ gà có nguồn gốc vảy sừng, ngắn, cứng và chắc. Gà có mỏ
dài và mảnh thì khả năng sản xuất thấp, những giống gà da vàng thì mỏ cũng
vàng, gà da đen thì mỏ cũng tối màu, gà mái đẻ màu sắc này cũng bị nhạt đi
vào cuối thời kỳ đẻ trứng.
+ Bộ lông: Lông là dẫn xuất của da thể hiện các đặc điểm di truyền của
giống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Jonhansson (1972)[19]
3
cho rằng, lông là một tính trạng của phẩm giống, sắc tố da, lông ở gia cầm
được xác định bởi hai chất melanin và xantofin. Sắc tố melanin ở dạng hạt, có
ở da và gốc lông, xuất hiện không phụ thuộc vào lứa tuổi. Sắc tố xantofin ở
dạng tinh thể màu vàng, chỉ nằm ở da, mỏ và chân. Nếu lớp da ngoài có thêm
xantofin thì da có màu xanh óng ánh. Sắc tố xantofin được tổng hợp từ thức
ăn, trong khi thức ăn không đủ xantofin thì cũng làm tăng thêm màu sắc đen
của da, lông. Thông thường màu sắc da, lông đồng nhất là giống thuần, trên
cơ sở đó loang thì đó là đã bị lai tạp. Vì vậy màu sắc da, lông còn là một chỉ
tiêu chọn lọc. Màu sắc da, lông thuộc về tính trạng đơn gen, nên thường phân
ly, đồng thời để dự đoán số lượng đời con có màu sắc mong muốn.
Sự thay đổi về sắc lông: thứ nhất do màu sắc, hình thức và sự phân bố
các hạt màu trong tế bào, thứ hai là số lượng các tế bào cấu trúc và khả năng
thâu nhạy ánh sáng của các tế bào này. Vì vậy màu sắc này phụ thuộc vào cấu
trúc. Ví dụ: những màu sắc xanh, đỏ thường thấy ở gà đen. Ở phần lớn các
giống gà, gà trống và gà mái được phân biệt qua bộ lông. Tính trạng màu sắc
và kiểu lông là tính trạng giới hạn bởi giới tính.
+ Chân: Chân gia cầm có 4 ngón, rất ít 5 ngón. Cổ, bàn và ngón chân
thường có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Chân thường có
vuốt và cựa, cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài.
1.1.1.2. Cơ sở nghiên cứu tập tính
Tập tính (behaviour) là các hoạt động, phản ứng trả lời các kích thích ở
các loài động vật hay tất cả các hành vi trong cuộc sống của chúng. Tập tính
động vật phản ánh toàn bộ hoạt động sống của động vật. Biểu hiện các mối
quan hệ giữa động vật với môi trường, với tự nhiên, với các cá thể cùng loài
và khác loài, vô cùng đa dạng, gắn bó hữu cơ với cả quá trình tiến hóa của
động vật, với các biến đổi của môi trường.
4
Theo các tác giả Phan Cự Nhân (1998)[39], Võ Quý (1997)[44], Đào
Văn Tiến (2007)[53] thường phân chia tập tính thành các loại chính sau đây:
- Tập tính bẩn sinh (inborn): Bản năng đó là các hoạt động có trước ý
thức, dẫn tới các tính cách, các biểu hiện của động vật. Bản năng là chuỗi
phản xạ nối tiếp theo một trình tự nhất định, được ghi trong genon. Trong
cơ cấu di truyền của động vật. Bản năng thay đổi, đặc trưng và có lợi cho
loài, là kết quả của chọn lọc tự nhiên.
- Tập tính tiếp thu (acquired): Là những tập tính được hình thành do bắt
chước hoặc qua huấn luyện của con người. Tập tính tiếp thu chỉ xuất hiện ở
những động vật đã bắt đầu có hệ thần kinh, hình thành qua biến đổi môi
trường mới, không ghi trong genon, nên mềm dẻo, linh hoạt và luôn thay đổi
theo hoàn cảnh, theo điều kiện sống mới.
- Tập tính hỗn hợp (mixed): Là những tập tính mới được hình thành
trong điều kiện sống thay đổi, trong đó có cả tập tính bẩm sinh và tập tính tiếp
thu mà ranh giới rất khó phân biệt.
Các động vật sống trong cùng một cộng đồng, có cuộc sống chung
trong cùng một quần thể nhóm, bầy, đàn đều có các mối quan hệ với
nhau, các tập tính hay tín hiệu trao đổi của chúng đều có tính xã hội và được
gọi là tập tính xã hội. Tập tính xã hội biểu hiện rất đa dạng, phong phú bao
gồm các tập tính chống lại kẻ thù để bảo vệ bầy đàn, cùng nhau tìm kiếm
thức ăn, tập tính phân chia đẳng cấp, trật tự, tập tính phân chia lãnh thổ,
cạnh tranh sinh tồn, bảo vệ nòi giống. Ngoài ra còn có những tập tính xã hội
tinh tế hơn như: tập tính nuôi con, quan hệ mẹ con.
Tập tính là một biểu hiện rõ rệt đầu tiên của con vật đối với sự thay
đổi các điều kiện sống và có thể làm chỉ tiêu chắc chắn để đánh giá quy
trình công nghệ đã đề ra. Tập tính là một tính trạng được sử dụng trong
5
chọn giống bởi chúng đảm bảo sự tồn tại của loài trước môi trường vẫn
luôn biến động. Mặt khác chỉ tiêu cơ bản của ngành chăn nuôi là năng
suất. Trạng thái đó biểu hiện ra bên ngoài bằng các đặc điểm tập tính. Vì
vậy nghiên cứu tập tính của các vật nuôi là rất cần thiết, có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng cả về lý thuyết và thực tiễn. Nó giúp các nhà chăn nuôi
chủ động trong việc chăm sóc, phòng trị bệnh cho vật nuôi.
Tập tính động vật chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tính di truyền
và chọn lọc, nhiệt độ và mật độ, ánh sáng, ẩm độ, stress, động lực, sự cách ly
và sự học tập, thời gian và các chu kỳ tự nhiên.
1.1.1.3. Cơ sở nghiên cứu sức đề kháng
Sức đề kháng là khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Đặc tính này
có thể là bẩm sinh hay tập nhiễm. Những cá thể có sức đề kháng cao đối với
các bệnh khác nhau thường do sức chống đỡ của thể trạng so bẩm sinh được
củng cố trong kiểu gen của chúng cũng như do tập nhiễm dưới tác động
những ảnh hưởng khác nhau của môi trường; Đỗ Ngọc Liên (2008)[30].
Để xác định sức đề kháng đối với bệnh truyền nhiễm, người ta dựa vào
3 yếu tố cơ bản sau:
+ Nguồn truyền bệnh, tính gây bệnh và tính đặc trưng của bệnh.
+ Động vật ký chủ, tính cảm thụ và những phương thức bảo vệ của
động vật ký chủ.
+ Môi trường xung quanh và sự tham gia của môi trường trong sự
chống lại một đối một giữa cơ thể và tác nhân gây bệnh (Đỗ Ngọc Liên, 2008)
[30], Đào Lệ Hằng (2001)[14].
Theo S.Macro và cộng sự (dẫn theo Đào Lệ Hằng, 2001)[14] cho biết
sức sống được thể hiện là thể chất và được xác định trước hết bởi khả năng có
6
tính chất di truyền của động vật có thể chống lại được nhiều ảnh hưởng không
thuận lợi của môi trường cũng như những ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy
nhiên có thể chọn lọc theo sức đề kháng với một số bệnh để tăng cường sức
sống. Song cũng không thể chọn lọc theo sức đề kháng ở tất cả các bệnh vì
điều kiện đó thường gắn liền với sự giảm nhanh của các tính trạng năng suất
cá thể. Tính trạng này có hệ số di truyền như sau: h
2
= 0,06 (Hill, Dickerson
và Kempster, 1954).
Theo Đặng Hữu Lanh (1999)[23]: sức sống sau khi nở của các giống gà
địa phương: h
2
= 0,33 (Nguyễn Văn Thiện, 1995). Sức sống của gà được tính
bằng tỷ lệ nuôi sống sau một thời gian. Tính trạng này có hệ số di truyền thấp
(h
2
= 0,1) nên sức sống của gà còn phụ thuộc chủ yếu vào môi trường (điều
kiện ngoại cảnh).
Nếu được chọn lọc kỹ, được ghép phối theo gia đình, kết hợp với dòng
trống, mái, h
2
về sinh lực có thể tăng khá nhanh gà Ri h
2
= 0,63 (Bùi Đức
Lũng, Trần Long, 1992)[26].
Sức đề kháng khác nhau ở các loài, giống, dòng, thậm chí giữa các cá
thể giống nhau. Con trống có sức đề kháng mạnh hơn do có sự khác nhau của
hoocmon. Hutt (1969) (dẫn theo Vũ Thị Đức, 2010 [8] cho biết: nhiễm sắc thể
giới tính quyết định khác nhau về sức đề kháng, có thể nhiễm sắc thể giới tính
z (ở gà trống) mang gen đề kháng hoặc là nhiễm sắc thể w (gà mái) có gen
cảm nhiễm.
1.1.1.4. Cơ sở khoa học ngiên cứu các đặc tính sinh lý sinh hoá máu
Trông tổng lượng máu cuả cơ thể có tới 54% máu được lưu thông trong
hệ thống tuần hoàn, 46% còn lại ở dạng dự trữ, trong đó ở gan 20%, lách
16%, mao mạch dưới da 10%. Hai loại máu này thường xuyên đổi chỗ cho
nhau. Khi cơ thể bị mất máu đột ngột thì sẽ bị choáng váng, ngất do áp lực
7
máu trong mao quản bị giảm đột ngột, đặc biệt giảm ở mao quản của não làm
ức chế thần kinh. Khi lấy máu từ (máu tĩnh mạch) có thể lấy đến 2/3 tổng
lượng máu mà con vật vẫn chưa chết, vì lượng máu dự trữ sẽ được huy động
thành máu lưu thông.
Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của cơ
thể, vì vậy nhưng xét nghiệm về máu là những xét nghiệm cơ bản được dùng
để đánh giá tình trạng sức khoẻ cũng như giúp việc chẩn đoán bệnh.
1.1.2. Cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng
+ Khái niệm: Sinh trưởng là sự tăng kích thước và khối lượng của sinh
vật đang ở giai đoạn lớn lên. Trong hai chỉ tiêu tăng kích thước và tăng khối
lượng thì chỉ tiêu tăng kích thước đáng tin cậy hơn vì khối lượng cơ thể có thể
tạm thời biến động tùy theo chế độ dinh dưỡng.
Chambers (1990)[71] định nghĩa: Sinh trưởng là sự tổng hợp quá trình
tăng lên của các bộ phận trên cơ thể như thịt, da, xương. Tuy nhiên có khi
tăng khối lượng chưa phải là sinh trưởng, sự sinh trưởng thực sự phải là tăng
các tế bào của mô, cơ, tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều đo cơ thể.
Tóm lại: sinh tưởng phải trải qua 3 quá trình đó là:
- Phân chia để tăng khối lượng tế bào.
- Tăng thể tích tế bào.
- Tăng thể tích giữa các tế bào.
Trong quá trình này thì sự phát triển của tế bào là chính. Về mặt sinh
học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, vì thế người ta
thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng.
Sự tăng trưởng thực chất là các tế bào của mô cơ có tăng thêm khối lượng, số
lượng và các chiều đo, vì vậy từ khi trứng rụng thụ tinh cho đến khi cơ thể
8
trưởng thành được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai và giai
đoạn ngoài thai, đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành.
Như vậy cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình, tế bào sinh
sản và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính, sự tích lũy lớn lên về
mặt khối lượng của từng mô bào và toàn bộ cơ thể do kết quả của sự tương
tác giữa các gen và môi trường.
Nghiên cứu về sinh trưởng, không thể không nói đến phát dục, phát dục
là quá trình thay đổi về chất tức là tăng lên thêm và hoàn chỉnh các tính chất
chức năng của bộ phận cơ thể. Sinh trưởng là một quá trình sinh học phức tạp,
từ khi thụ tinh đến khi trưởng thành.
Các nhà chọn tạo giống gia cầm có khuynh hướng sử dụng cách đo đơn
giản và thực tế: khối lượng cơ thể từng thời kỳ dù chỉ là một chỉ số sử dụng
quen thuộc nhất về sinh trưởng (tính theo tuổi), song chỉ tiêu này không nói
lên được mức độ khác nhau về tốc độ sinh trưởng trong một thời gian. Đồ thị
khối lượng cơ thể còn gọi là độ thị sinh trưởng tích lũy.
Sinh trưởng tích lũy là khả năng tích lũy các chất hữu cơ do quá trình
đồng hóa và dị hóa. Khối lượng cơ thể thường được tính theo từng tuần tuổi
và đơn vị tính là kg/con hoặc g/con.
* Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng ở gia cầm:
+ Tốc độ mọc lông: Quá trình thay bộ lông sơ sinh để mọc lông mới
đầu tiên trong một thời gian nhất định của một giống. Quá trình này trải qua
nhiều giai đoạn khác nhau gọi là tốc độ mọc lông.
Tốc độ mọc lông là một tính trạng di truyền có liên quan đến đặc điểm trao
đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm và là chỉ tiêu đánh giá sự thành
thục sinh dục. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thành thục về thể
9
trọng sớm, chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm (Đào Lệ Hằng,
2001)[14]; Phan Cự Nhân (1971)[38].
+ Kích thước các chiều đo: Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan
trọng cho sự sinh trưởng, đặc trưng cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng
giống, qua đó góp phần vào phân biệt giống, dòng. Giới hạn kích thước của
loài, của cá thể do tính di truyền quy định, do kiểu gen của mỗi cá thể.
Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan với khối lượng cơ thể. Qua đó
có thể đánh giá sự sinh trưởng và áp dụng cho chọn giống. Kích thước cơ
thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản, như giai đoạn thành thục thể
trạng để chuyển chế độ nuôi dưỡng, chế độ sử dụng (thịt, trứng) liên quan
đến các chỉ tiêu về chất lượng trứng (Đặng Hữu Lanh, 1999)[9]; Phan Cự
Nhân,1971 [38]; Nguyễn Thị Thuận và cộng sự, 1984 [43]).
+ Khối lượng cơ thể: là một tình trạng số lượng và được quy định bởi
các yếu tố di truyền. Jull và Quinn (1931), Man (1935), Kaufman (1948),
Godfrey và Jaap (1962) đã phát hiện ra rằng trong sự di truyền khối lượng
phải có sự tham gia của ít nhất một gen liên kết với giới tính và theo
Godfrey (1983) thì cho rằng tính trạng này được quy định ít nhất 15 cặp gen
(Dẫn theo Vũ Thị Đức, 2010)[8].
Khối lượng gia cầm khi nở phụ thuộc vào khối lượng trứng và khối
lượng của gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng. Tuy nhiên khối lượng gà con sơ sinh
(01 ngày tuổi) ít ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tiếp theo Phan Cự Nhân
(1971)[38], Phan Cự Nhân (2000)[40] thì hệ số di truyền của khối lượng cơ
thể ở gà như sau:
Ở gà 8-12 tuần tuổi: h
2
= 0,33 (Yamada, 1956)
Ở gà 6 tuần tuổi: h
2
= 0,40 (Cook và cộng sự, 1956)
Ở gà 10 tuần tuổi: h
2
= 0,05 (Cook và cộng sự, 1956)
Ở gà bắt đầu đẻ: h
2
= 0,40 (Yamada, 1956)
10
Đối với chăn nuôi gà thịt, điều quan tâm trước tiên là khối lượng cơ thể
gà đạt được từ khi nở tới thời điểm giết mổ. Khối lượng cơ thể không những
chứng minh cho hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn cần thiết để quyết định thời
gian nuôi và xuất bán thích hợp.
+ Tốc độ sinh trưởng: là cường độ tăng các chiều đo cơ thể trong một
khoảng thời gian nhất định. Trong chăn nuôi người ta thường sử dụng hai chỉ
số để mô tả tốc độ sinh trưởng ở vật nuôi là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và
tốc độ sinh trưởng tương đối. Tốc độ sinh trưởng vật nuôi phụ thuộc vào loài,
giống, giới tính, đặc điểm cơ thể và điều kiện môi trường. Phan Cự Nhân
(1971)[38], Johansson (1972)[19].
1.1.3. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng cơ thể là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn
để đạt được tốc độ tăng trưởng. Vì tăng khối lượng cơ thể là một chức năng
chính của quá trình chuyển hóa thức ăn. Nói một cách khác tiêu tốn thức ăn là
hiệu suất giảm thức ăn/1kg tăng khối lượng cơ thể.
Cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm 70%
tiêu tốn TĂ/1kg tăng khối lượng cơ thể càng thấp thì hiệu quả kinh tế
càng cao và ngược lại.
Chambers và cộng sự (1984)[72] đã xác định hệ số tương quan giữa
khối lượng cơ thể và tăng khối lượng cơ thể với lượng thức ăn tiêu tốn thường
rất cao (0,5-0,9). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn là âm
và thấp từ (-0,2 đến - 0,8). Các tác giả (Box và Bohren, 1954) và (Willson,
1969) xác định hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể và
hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở gà từ 01 – 4 tuần tuổi (r=-0,5), tiêu thụ thức ăn
ít thì không ảnh hưởng gà sinh trưởng chậm mà mức độ tích lũy mỡ bụng ít,
tăng chất lượng thịt (dẫn theo Nguyết Viết Thái, 2012)[59].
11
Đối với gà sinh sản thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hay
cho 1kg trứng. Trước đây tính toán người ta chỉ tính lượng thức ăn cung cấp
trong giai đoạn sinh sản, hiện nay nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp
dụng phương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng tổng lượng chi phí cho gia
cầm từ lúc 01 ngày tuổi đến kết thúc 01 năm đẻ.
Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào tốc độ sinh
trưởng, độ tuổi, giai đoạn đầu tiêu tốn thức ăn thấp, càng về cuối thì tiêu
tốn thức ăn cao hơn. Do vậy người ta sẽ tính tiêu tốn thức ăn cho 01kg khối
lượng cơ thể tăng. Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm còn phụ
thuộc vào tính biệt, thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như
sức khỏe của đàn gia cầm.
Theo tác giả Bùi Đức Lũng (1992)[26] cho biết gà lai V35 tiêu tốn thức
ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể ở các giai đoạn 4 tuần tuổi: 1,91kg; 5 tuần
tuổi: 1,98kg; 6 tuần tuổi: 2,01kg; 7 tuần tuổi: 2,13kg và 8 tuần tuổi là 2,26kg.
(Trần Công Xuân và cộng sự, 1995)[69] cho biết gà Broiler Ross 208-V35
cùng một chế độ dinh dưỡng thì tiêu tốn thức ăn trên 01kg tăng khối lượng cơ
thể ở 28 ngày tuổi: 1,65kg; 42 ngày tuổi: 1,83kg; 65 ngày tuổi: 2,02kg.
Tiêu tốn hay chi phí thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng do
vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tạo ra các tổ hợp lai có tốc độ sinh
trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn trên 01kg tăng khối lượng cơ thể thấp, nhằm hạ
giá thành và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, mật độ dinh dưỡng phải quan tâm
đầu tiên đó là năng lượng trao đổi và lượng protein thô có trong 01kg thức ăn
hỗ hợp hoàn chỉnh, đây là hai nhu cầu chính cần thiết cho vật nuôi.
12
Khả năng chuyển hóa protein thức ăn của gia cầm mái cho các hoạt
động duy trì cơ thể, sản xuất trứng là 55%. Do vậy gà đẻ 100% cần nhu
cầu là (8,9gram) protein cho tạo trứng (Ivy và Gleaves, 1976)(dẫn theo
Nguyễn Viết Thái, 2012)[59]; Khả năng chuyển hóa năng lượng theo
Marris và Wasserman (dẫn theo Nguyễn Duy Hoan và cộng sự, 1999)[16]
thì 80% năng lượng thức ăn được hấp thu trong đó 25% năng lượng hấp
thu được dùng cho tạo trứng.
1.1.4. Cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của gia cầm
1.1.4.1. Cơ sở khoa học của năng suất trứng
Các nhà phôi thai học cho rằng trứng gia cầm nói chung và trứng gà nói
riêng là một tế bào sinh sản khổng lồ gồm lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ.
Buồng trứng có chức năng tạo thành lòng đỏ, còn các thành phần khác như
lòng trắng, màng vỏ và vỏ do ống dẫn trứng tạo nên. Nhiều công trình nghiên
cứu đã khẳng định ở gà mái, trong quá trình phát triển phôi, hai bên phải, trái
của gà đều có buồng trứng, nhưng sau khi nở thì buồng trứng bên phải tiêu
biến, chỉ còn lại buồng trứng bên trái (Vương Đống, 1968)[9].
Số lượng tế bào trứng theo một số tác giả có khác nhau, Pearl và
Schoppe (1921) đếm được 1906 trứng bằng mắt thường và 1200 trứng bằng
kính hiển vi. Theo Jull (1939-1948) thì cho rằng ở gà mái thời kỳ đẻ trứng có
thể đếm được 3600 trứng, trong khi đó Hult (1949) đã đếm và cho biết số
lượng tế bào trứng của gà mái có thể lên tới hàng triệu tế bào (dẫn theo Lê Thị
Nga, 2005)[42]. Theo Frege (1978) cho rằng tế bào trứng lúc bắt đầu đẻ là
900-3500 ở gà mái, 1500 ở vịt mái nhưng chỉ có một số lượng rất hạn chế
được chín và rụng (dẫn theo Nguyễn Viết Thái, 2012)[59].
Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi
một tầng tế bào, không có liên kết gì với biểu bì phát sinh, tầng tế bào này
13
phát triển trở thành nhiều tầng, sự tạo thêm sẽ tiêu tốn bề mặt buồng trứng,
cấu tạo này gọi là follicun, bên trong follicun có một khoảng hở chứa đầy một
chất dịch, bề ngoài follicun trông giống như một cái túi.
Trong thời kỳ đẻ trứng nhiều follicun trở nên chín dần làm thay đổi
hình dạng buồng trứng trông giống như “chùm nho”. Sau thời kỳ đẻ trứng,
buồng trứng trở lại hình dạng ban đầu, các follicun chín vỡ ra, tế bào trứng
chín ra ngoài cùng với dịch follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng, sự rụng
trứng đầu tiên biểu hiện sự thành thục sinh dục.
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng, hầu hết vật chất lòng đỏ trứng gà
được tạo thành trước khi đẻ trứng 9-10 ngày, tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ
từ 1-3 ngày đầu rất chậm, khi đường kính của lòng đỏ đạt tới 6mm, bắt đầu
vào thời kỳ sinh trưởng cực nhanh, đường kính có thể tăng 4mm trong 24 giờ,
cho tới khi đạt đường kính tối đa 40mm. Tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ
không tương quan với cường độ đẻ trứng. Quá trình hình thành trứng và rụng
trứng là một quá trình sinh lý phức tạp, do sự điều khiển của hoocmon. Thời
kỳ từ lúc đẻ quả trứng đầu đến khi rụng trứng tiếp theo kéo dài 15-75 phút.
Theo Melekhin và Ningridin (1989)(dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994)
[28] thì sự rụng trứng ở gà xảy ra một lần trong ngày, thường là 30 phút sau
khi đẻ trứng. Trường hợp nếu trứng đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển
đến đầu ngày hôm sau. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngưng trệ sự
rụng trứng tiếp theo. Nếu lấy trứng ra khỏi tử cung thì cũng không làn tăng
nhanh sự rụng trứng được.
Khi tế bào trứng chín, rụng, trứng rơi vào phễu và được đẩy xuống ống
dẫn trứng, đây là một cái ống dài có nhiều khúc cuộn, bên trên bề mặt lớp
màng nhầy có tiêu mao rung động. Ống dẫn trứng có những phần khác nhau:
phễu, phần tạo lòng trắng, phần eo, tử cung và âm đạo. Chúng có chức năng
14
tiết ra lòng trắng đặc, loãng, màng vỏ, vỏ trứng và lớp keo mỡ bao bọc bên
ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20-24 giờ. Khi
trứng rụng và qua các phần của ống dẫn trứng tới tử cung, đầu nhọn quả trứng
bao giờ cũng đi trước nhưng khi nằm trong tử cung quả trứng xoay một góc
180
0
, do vậy trong điều kiện bình thường gà đẻ đầu tù quả trứng ra trước.
1.1.4.2. Cơ sở di truyền của năng suất trứng
Sinh sản là một quá trình để tạo ra thế hệ sau, sự phát triển, hay hủy
diệt của một loài, trước tiên phụ thuộc vào khả năng sinh sản của loài đó.
Đối với gia cầm khả năng sinh sản được thể hiện bởi các chỉ tiêu về
năng suất trứng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh
và ấp nở. Các giống gia cầm khác nhau thì khả năng sinh sản của chúng cũng
khác nhau. Bởi vậy ngay từ những thập niên đầu của thế kỷ XX các nhà khoa
học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu cơ ở di truyền sức đẻ trứng của gia
cầm và cho rằng việc sản xuất trứng của gia cầm có thể do 5 yếu tố ảnh hưởng
mang tính di truyền. Lerner và Taylor (1943); Hays (1994); Albuda (1955)
(dẫn theo Nguyễn Viết Thái, 2012)[59]. 5 yếu tố đó là:
- Tuổi thành thục về sinh dục: người ta cho rằng ít nhất cũng có 2 cặp
gen chính tham gia vào yếu tố này: một gen là E (gen liên kết với giới tính) và
gen e; còn cặp thứ 2 là E’ và e’. Gen trội E chịu trách nhiệm về sinh dục.
- Cường độ đẻ trứng: yếu tố này do hai cặp gen R và r, R’ và r’ phối
hợp cộng lại để điều hành.
- Bản năng đòi ấp do hai gen A và C điều khiển phối hợp với nhau.
- Thời gian nghỉ đẻ (đặc biệt là nghỉ đẻ vào mùa đông) do các gen M và
m điều khiển. (Gia cầm có gen mm thì về mùa đông vẫn tiếp tục đẻ đều).
- Thời gian kéo dài của chu kỳ đẻ: do cặp gen P và p điều khiển.
15
Trong năm yếu tố trên thì yếu tố thứ năm và yếu tố thứ nhất kết hợp với nhau,
cũng có nghĩa là cặp gen Pp và Ee có phối hợp với nhau. Tất nhiên ngoài các
gen chính tham gia vào điều khiển các yếu tố trên thì có thể còn có nhiều gen
khác phụ lực vào.
a) Tuổi đẻ quả trứng đầu:
Nhiều tác giả khi nghiên cứu về tuổi đẻ quả trứng đầu cho rằng đây là
chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục, cũng được coi là một yếu tố cấu
thành năng suất trứng, đối với từng cá thể, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là số
ngày tuổi kể từ khi nở ra đến khi đẻ quả trứng đầu. Trong thực tế sản xuất tuổi
đẻ quả trứng đầu của một đàn (quần thể) được xác định khi có 5% số cá thể
trong đàn đã đẻ.
Theo Trần Đình Miên (1997)[35] thì có ít nhất hai cặp gen cùng quy
định tuổi đẻ quả trứng đầu, cặp thứ nhất gen E và e liên kết với giới tính, cặp
thứ hai là E’ và e’.
Tuổi đẻ và năng suất trứng có mối tương quan nghịch, giữa tuổi đẻ và
khối lượng trứng lại có tương quan thuận. Tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc
vào bản chất di truyền, chế độ nuôi dưỡng, các yếu tố môi trường. Đặc biệt là
thời gian chiếu sáng sẽ thúc đẩy gia cầm thành thục sinh dục, thời gian chiếu
sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm.
Dickerson (1952), Ayob và Merat (1975) đã tính toán hệ số tương quan
di truyền giữa khối lượng cơ thể gà chưa trưởng thành với sản lượng trứng
thường có giá trị âm (-0,21 đến -0,16), còn Nicola và cộng sự tính hệ số tương
quan di truyền giữa tuổi thành thục với sản lượng trứng là 0,11 (dẫn theo Trần
Long, 1994)[25].
b) Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ:
Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của một gia cầm mái trong một
thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng thì đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng
16
nhất, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ số sinh dục.
Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phục thuộc nhiều vào điều
kiện ngoại cảnh và cũng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất,
mùa vụ, điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc và đặc điểm của cá thể. Hutt (1978)
[17] đề nghị tính sản lượng trứng từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên, còn
theo Brandseh và Bnelchel (1978)[5] cho rằng sản lượng trứng được tính đến
500 ngày tuổi, cũng theo các tác giả trên thì sản lượng trứng còn được tính
theo năm sinh học 365 ngày, kể từ khi đẻ quả trứng đầu tiên. Trong thời gian
gần đây, sản lượng trứng được tính theo tuần tuổi, các hãng gia cầm nổi tiếng
trên thế giới như Shaver (Canada), Lohmann (Đức) sản lượng trứng được
tính phổ biến nhất đến 70 và 80 tuần tuổi.
Năng suất trứng là một tính trạng số lượng có mối tương quan nghịch
chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng sớm, do đó trong chăn nuôi gà sinh sản người
ta thường quan tâm đến việc cho gà ăn hạn chế trong các giai đoạn cuối gà
con, giai đoạn gà dò-hậu bị để đảm bảo năng suất trứng cao trong thời kỳ khai
thác trứng. Theo Bùi Thị Oanh (1996)[66] thì năng suất trứng còn phụ thuộc
nhiều vào số lượng và chất lượng thức ăn, đặc biệt là mức năng lượng trao
đổi, hàm lượng protein và các axit amin thiết yếu trong khẩu phần thức ăn của
gia cầm sinh sản. Năng suất trứng có hệ số di truyền không cao, nhưng lại dao
động lớn (Nguyễn Văn Thiện, 1995)[64] cho biết hệ số di truyền năng suất
trứng của gà là 0,12-0,3. Đối với tính trạng năng suất trứng, để cải thiện năng
suất cần áp dụng phương pháp lai, kết hợp với chọn lọc cá thể, nếu chỉ có áp
dụng chọn lọc thì việc nâng cao năng suất trứng ít có hiệu quả.
Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng có liên quan chặt chẽ với nhau, tỷ lệ đẻ
trứng được tính theo tuần, tháng, năm, đó cũng thể hiện cường độ đẻ trứng
là sức đẻ trứng trong một thời gian; cường độ đẻ trứng phụ thuộc vào độ
dài của chu kỳ đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng chính là thời gian gia cầm đẻ liên
17
tục không bỏ ngắt quãng còn được gọi là trật đẻ. Cường độ đẻ trứng có
tương quan dương và chặt chẽ với sản lượng trứng. Đây là tình trạng có hệ
số di truyền cao, thường được sử dụng để chọn lọc nâng cao năng suất
trứng (Wegner, 1980)[76] cho biết hệ số di truyền về cường độ đẻ trứng
của gà vào loại cao h
2
= 0,66.
Cường độ đẻ trứng có tương quan chặt chẽ với năng suất trứng của cả
năm, thường người ta dựa theo các số liệu của trật đẻ trứng những tháng đầu
tiên và thường theo dõi sản lượng trứng từ lúc bắt đầu đẻ đến 36 hoặc 38 tuần
tuổi để đánh giá sức đẻ trứng của cả năm. (Hutt, 1978)[17] đã áp dụng ổ đẻ có
cửa sập tự động để kiểm tra số lượng trứng của từng cá thể. Tác giả cho rằng
sản lượng trứng 3 tháng đẻ đầu và sản lượng lượng trứng cả năm có tương
quan di truyền chặt chẽ (0,7-0,9).
c) Khối lượng trứng:
Khối lượng trứng cũng là một tính trạng số lượng, là một tính trạng
do nhiều gen có tác động cộng gộp quy định, nhưng đến nay người ta cũng
chưa xác định được số lượng gen quy định tính trạng này. Sau sản lượng
trứng, khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất của đàn
bố mẹ. Khi cho lai hai dòng gia cầm có khối lượng lớn và khối lượng trứng
nhỏ, trứng của con lai thường có khối lượng trung gian, nghiêng về một
phía (Khaveeman, 1972)[22].
Khối lượng trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao, nên có
thể đạt được mục đích nhanh chóng thông qua con đượng chọn lọc
(Kushner, 1974)[20]. Ngoài các yếu tố về di truyền, khối lượng trứng còn
phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như: chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa
vụ, tuổi gia cầm. Khối lượng trứng mang tính đặc trưng của từng loài và
tính di truyền cao. Hệ số di truyền của tính trạng này là 0,48-0,8
18
(Brandseh và Bnelchel, 1978)[5]. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995)[64] hệ
số di truyền về khối lượng trứng của gà là 0,6-0,74. Kết quả nghiên cứu
của Lê Hồng Mận và cộng sự (1996)[33]; Bùi Quang Tiến và Nguyễn
Hoài Tao (1985)[52] cho biết khối lượng trứng có tương quan âm với sản
lượng trứng và hệ số tương quan (r) nằm trong khoảng từ (-0,33 đến
-0,36), nhưng giữa khối lượng trứng và khối lượng cơ thể có thể tương
quan dương (r=0,31).
d) Chất lượng trứng:
Trứng gia cầm gồm 3 phần cơ bản đó là vỏ trứng, lòng trắng và lòng
đỏ. Theo Vương Đồng (1968)[9] tỷ lệ các phần so với khối lượng trứng thì vỏ
chiếm 10-11,6%; lòng trắng: 57-60%; lòng đỏ: 30-32%.
- Thành phần hóa học của trứng không vỏ: nước chiếm 73,5-74,4%;
protein 12,5-13%; mỡ: 11-12%; khoáng 0,8-1,0%.
- Màu sắc vỏ trứng: là tính trạng đa gen, ở gà khi lai hai dòng gà
trứng vỏ trắng với dòng gà trứng vỏ nâu thì gà lai sẽ có trứng màu trung
gian. (Brandseh và Bnechel, 1978)[5] cho biết hệ số di truyền tính trạng
này từ 0,55-0,75.
- Bề mặt vỏ trứng: thường trứng gia cầm đẻ ra có bề mặt trơn, đều,
song bên cạnh đó cũng có một số cá thể thường đẻ ra trứng có bề mặt xấu, xù
xì, có vệt canxi hay đường gờ lượn sóng, loại trứng này gia tăng khi tuổi đẻ
của gia cầm mái cao, ảnh hưởng xấu đến kết quả ấp nở cũng như thị hiếu
người tiêu dùng và cũng làm cho tỷ lệ trứng dập vỡ cao, gây thiệt hại kinh tế
cho người chăn nuôi (Schuberth và Ruhland, 1978)[45].
- Chỉ số hình thái: trứng gia cầm thường có hình ô van hoặc hình elíp,
một đầu lớn và một đầu nhỏ. Người ta đã tính toán được chỉ số hình thái trứng
thông qua phương pháp toán học. Chỉ số hình thái có thể tính bằng hai cách:
19
là tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng trứng hoặc tỷ lệ phần trăm giữa chiều
rộng so với chiều dài của trứng.
Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, chỉ số hình thái trứng là một chỉ
tiêu để xem xét chất lượng của trứng, đặc biệt là trứng ấp, những quả trứng
dài hoặc quá tròn đều cho tỷ lệ ấp nở thấp. Trứng của mỗi giống gia cầm
đều có chỉ số hình thái riêng (Nguyễn Hoài Tao và cộng sự, 1985)[48] cho
biết chỉ số hình thái của trứng gà biến thiên từ 1,34-1,36 và của trứng vịt từ
1,57-1,64. Chỉ số này ở gà Leghonn là 1,38. (Lê Hồng Mận và cộng sự,
1996)[33] gà Goldline 54 là 1,32-1,36 (Nguyễn Huy Đạt và cộng sự, 1990)
[11], (Nguyễn Quý Khiêm, 2003)[21] cho biết trứng gà Tam Hoàng có chỉ
số hình thái trứng trung bình 1,24-1,39 cho kết quả ấp nở cao hơn so với
nhóm trứng có chỉ số hình thái nằm ngoài biên độ này.
- Độ dày và độ bền vỏ trứng: độ dày, độ bền hay độ chịu lực của vỏ
trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với trứng gia cầm, có ảnh
hưởng tới kết quả ấp nở và bao gói vận chuyển, nó phụ thuộc vào giống, tuổi,
điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và nhiệt độ chuồng nuôi, hay stress đều làm
giảm độ dày và sức bền vỏ trứng.
Độ dày vỏ trứng được xác định bằng thước đo độ dày khi đã bóc lớp
màng vỏ dai trắng. Ở gà độ dày này bằng 0,32mm (Auans và Wilke, 1978)[1]
thì cho rằng độ dày vỏ trứng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và dao động
trong khoảng giới hạn lớn. Hệ số di truyền độ dày vỏ trứng (theo Nguyễn Văn
Thiện, 1995)[64] là 0,3. Độ dày vỏ trứng có tương quan dương với độ bền và
ảnh hưởng đến kết quả ấp nở, thường trừng có vỏ quá dày hoặc quá mỏng đều
cho tỷ lệ nở kém (Nguyễn Thị Bạch Yến, 1996)[70]. Vỏ trứng quá dày làm
hạn chế sự bốc hơi nước của trứng, cản trở quá trình phát triển của phôi, gia
cầm con khó đạp vỡ vỏ khi nở. Nếu vỏ trứng quá mỏng làm quá trình bay hơi
nước diễn ra nhanh, khối lượng trứng giảm nhanh, dễ chết phôi, sát vỏ, gia
20
cầm con nở ra yếu và tỷ lệ chết cao, độ dày lý tưởng của vỏ trứng là 0,26-
0,34mm. Ngoài ra độ dày vỏ trứng còn chịu ảnh hưởng của môi trường thức
ăn, tuổi gà, nhiệt độ xung quanh, stress và nhiều yếu tố khác.
- Chỉ số lòng đỏ, lòng trắng và đơn vị Haugh:
Khi đánh giá chất lượng trứng giống cũng như trứng thương phẩm
người ta đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu này, các chỉ tiêu này càng cao thì chất
lượng trứng càng tốt và tỷ lệ nở cao (Tạ An Bình, 1973)[4].
+ Chỉ số lòng đỏ: Chất lượng lòng đỏ được xác định bởi chỉ số lòng đỏ,
mà chỉ số này là tỷ số giữa chiều cao lòng đỏ với đường kính của nó. Chỉ số
lòng đỏ trứng gà tươi nằm giữa 0,4-0,42, trứng có chỉ số lòng đỏ càng cao thì
chất lượng trứng càng tốt.
+ Chỉ số lòng trắng: là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ số
này được tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình
cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó, chỉ số này lớn thì chất
lượng lòng trắng càng cao. Chỉ số lòng trắng bị ảnh hưởng bởi giống, tuổi
và chế độ nuôi dưỡng.
Theo Marco (1982)[74], hệ số di truyền của khối lượng lòng trắng
h
2
=0,22-0,78, Orlov (1974)[75] cho biết, chỉ số lòng trắng trứng gà về mùa
đông cao hơn về mùa xuân và mùa hè, giống gà nhẹ cân chỉ số này không
dưới 0,09 và giống kiêm dụng khoảng 0,08. Nguyễn Huy Đạt và cộng sự
(2001)[10] cho biết, trứng gà Lương Phượng hoa có chỉ số lòng trắng và chỉ
số lòng đỏ ở 38 tuần tuổi tương ứng là 0,14 và 053; ở 60 tuần tuổi tương ứng
là 0,091 và 0,49.
+ Đơn vị haugh: được Haugh xây dựng (1930), sử dụng để đánh giá
chất lượng trứng, phụ thuộc vào khối lượng và chiều cao lòng trắng đặc. Đơn
vị haugh cao thì chất lượng trứng tốt, đơn vị haugh chịu ảnh hưởng bởi thời
gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm mái (gà càng già trứng có đơn vị haugh
21
càng thấp), bệnh tật, nhiệt độ, thay lông (sau thay lông đơn vị haugh cao hơn
trước khi thay lông) và giống gia cầm. (Bạch Thị Thanh Dân, 1999)[7], chất
lượng trứng rất tốt có đơn vị haugh 80-100; từ 65-79; trung bình: 55-64; xấu
dưới 55. Trịnh Xuân Cư và cộng sự (2001)[6] nghiên cứu chất lượng trứng
của gà Mía thu được kết quả lúc 38 tuần tuổi có chỉ số haugh là 87,4; Nguyễn
Huy Đạt và cộng sự (2001)[10] nghiên cứu trứng gà Lương Phượng hoa ở 38
tuần tuổi chỉ số haugh đạt 94,4 và ở 60 tuần tuổi chỉ số này là 91,1.
e) Khả năng thụ tinh và ấp nở:
Kết quả thụ tinh (tỷ lệ trứng có phôi ở gia cầm) là chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá về khả năng sinh sản của con giống, phụ thuộc vào các yếu tố như
tuổi, tỷ lệ trống mái, mùa vụ, dinh dưỡng, chọn đôi giao phối Tỷ lệ nở là
một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phôi, sự sống của gia cầm non. Khả
năng ấp nở phụ thuộc vào chất lượng trứng, tỷ lệ phôi và kỹ thuật ấp
Hệ số di truyền của tỷ lệ trứng thụ tinh 0,11-0,13; hệ số di truyền của tỷ
lệ nở 0,10-0,14 (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995)[36]. Các kết
quả nghiên cứu thực nghiệm được Nguyễn Đăng Vang và cộng sự (1997)[67]
cho biết ở gà Đông Tảo tỷ lệ trứng có phôi đạt 98,54% và tỷ lệ gà loại 1/trứng
ấp đạt 70,08%. Nguyễn Văn Thạch (1996)[50] công bố kết quả nghiên cứu gà
Ri nuôi bán thâm canh có tỷ lệ phôi đạt 93,42% và tỷ lệ nở/ phôi đạt 90,51%.
Bùi Quang Tiến và cộng sự (1999)[51] cho biết đối với gà Ross 208 tỷ
lệ phôi và tỷ lệ nở/tổng trứng ấp dòng trống tương ứng là 90,51% và 70,51%;
dòng mái tương ứng là 91,96% và 72,15%.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu giống gà trên thế giới
Nhờ công tác thuần hóa nuôi thích nghi, chọn lọc và lai tạo các giống
gia cầm đã giúp ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới phát triển mạnh mẽ
ngay những năm đầu của thế kỷ XX.
22