Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt tại tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.09 MB, 83 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABBH: Axit béo bay hơi
ADF (Acid Detergent Fibre): Xơ không tan trong dung môi axit
Ash: Khoáng tổng số
BS Bổ sung
BĐ Bắt đầu
CF (Crude Fibe): Xơ thô
CP Crude Protein): Protein thô
CT1 Công thức 1
CT2 Công thức 2
Cs: Cộng sự
DXKD: Dẫn xuất không đạm
ĐC: Đối chứng
EE (Ether Extract): Mỡ thô
GE (Gross Energy): Năng lượng thô
HQSDTĂ: Hiệu quả sử dụng thức ăn
HCOMD Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ
HND Hội nông dân
KL Khối lượng
ME (Metabolisable Energy): Năng lượng trao đổi
NDF (Neutral Detergent Fibre): Xơ không tan trong dung môi trung tính
OMD (Organic Matter Digestabiliti): Chất hữu cơ tiêu hóa
SEM (Standard error of the mean): Sai số tiêu chuẩn của giá trị trung bình
TLL Thân lá lạc
TN1 Thí nghiệm 1
TN2 Thí nghiệm 2
TN Thí nghiệm
TS Tổng số
i
TP Thành phần
TĂ Thức ăn


TĂBS Thức ăn bổ sung
TCL: Thân cây lạc
TLTH Tỉ lệ tiêu hóa
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TMR (Total Mixed Ration): Khẩu phân hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh
UBND: Ủy ban nhân dân
VCK: Vật chất khô
VCKBS Vật chất khô bổ sung
VSV: Vi sinh vật
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 2.1. Công thức phối trộn của 1 kg hỗn hợp có chứa thân lá lạc 35
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 38
Bảng 3.1. Ước tính sản lượng thân lá lạc sau thu hoạch củ tại Sơn La năm
2011 - 2012 42
Bảng 3.2. Thành phần hóa học của thân lá lạc tươi (%) 43
Bảng 3.3. Thành phần hóa học của thức ăn ủ chua 44
Bảng 3.4. Lượng khí sinh ra của các hỗn hợp thân lá lạc tại các thời điểm
khác nhau 45
Bảng 3.5. Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và giá trị năng lượng của các công
thức phối trộn 47
Bảng 3.6. Khối lượng bò thí nghiệm qua các kỳ cân (kg) 48
Bảng 3.7. Sinh trưởng tuyệt đối của bò thí nghiệm (g/con/ngày) 50
Bảng 3.8. Lượng thức ăn ăn vào và tiêu tốn thức ăn BS/kg tăng KL 52
Bảng 3.9. Tiêu tốn VCK bổ sung/kg tăng KL bò thí nghiệm (kg) 54
Bảng 3.10. Tiêu tốn ME và Protein/kg tăng KL bò thí nghiệm 55
Bảng 3.11. Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp vỗ béo bò thịt 58
iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Đồ thị lượng khí sinh ra của các công thức phối trộn thân lá lạc
46
Hinh 3.2. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của bò thí nghiệm 50
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của bò thí nghiệm 52
Hình 3.4. Biểu đồ tiêu tốn VCK/kg tăng KL bò thí nghiệm 55
Hinh 3.5. Biểu đồ tiêu tốn ME/kg tăng KL bò thí nghiệm (MJ) 57
Hình 3.6. Biểu đồ tiêu tốn Protein/kg tăng KL bò thí nghiệm (g) 58
iv
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu sống ở nông thôn.
Nguồn thu nhập chính của nông dân là sản phẩm của chăn nuôi và trồng trọt.
Trong đó chăn nuôi trâu bò đã và đang đóng góp phần quan trọng làm tăng
giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao nguồn thu nhập cho
người chăn nuôi. Ngày nay, cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp đã phát
triển mạnh, nhưng chăn nuôi trâu bò vẫn chiếm một vị trí quan trọng. Bởi vì,
ngoài cung cấp sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi
trâu bò còn cung cấp một sản lượng lớn thịt và sữa cho nhu cầu của con
người. Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của nhân dân ngày một
nâng cao, nhu cầu của người dân về thịt, sữa cũng tăng lên, đó là cơ hội để
thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Vấn đề quan trọng để chăn nuôi trâu bò phát triển là phải đáp ứng đầy đủ
lượng thức ăn thô xanh quanh năm và cân bằng nguồn dinh dưỡng. Nguồn
thức ăn thô xanh chính cung cấp cho trâu bò nước ta chủ yếu dựa vào đồng cỏ
tự nhiên và cỏ trồng. Trong khi đó, nhu cầu về sản xuất lương thực và cùng
với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, làm cho diện tích đồng cỏ tự nhiên và đất
đai trồng cỏ, diện tích chăn thả trâu bò ngày càng bị thu hẹp. Vào mùa Đông
ở miền Bắc, cũng như mùa khô ở miền Nam thường khan hiếm thức ăn thô

xanh, làm cho chăn nuôi trâu bò gặp nhiều khó khăn. Do thiếu ăn và gặp thời
tiết giá lạnh, nhiều trâu bò đã đổ ngã. Trong khi đó, nguồn thức ăn là phế phụ
phẩm từ nông nghiệp rất dồi dào lại chưa được tận dụng nhiều. Vì vậy, việc
tận dụng phế phụ phẩm từ ngành trồng trọt làm thức ăn cho trâu bò trở nên
quan trọng trong các mùa mà cỏ tự nhiên kém phát triển, không đáp ứng đủ số
lượng cũng như chất lượng cho đàn gia súc.
1
Đứng trước thực tế này, các nước đang phát triển đang quan tâm nghiên
cứu sử dụng phát triển nguồn thức ăn sẵn có ở vùng nhiệt đới và nguồn phụ
phẩm nông nghiệp, để tăng nguồn thức ăn gia súc, do thấy được hiệu quả của
nguồn sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi trâu bò nên tổ chức
FAO hết sức khuyến khích và giúp đỡ công tác nghiên cứu và chế biến, bảo
quản phụ phẩm nông nghiệp. Nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức
ăn cho trâu bò như Nguyễn Xuân Trạch (2008) [26]; Bùi Quang Tuấn (2007)
[27]; Vũ Duy Giảng và cs (2008) [11]; Phạm Kim Cương và cs (2001) [6], đã
đem lại những kết quả khả quan, song việc áp dụng những tiến bộ này trong
thực tế còn hạn chế.
Một trong những phụ phẩm còn ít được nghiên cứu sử dụng trong chăn
nuôi, đó là thân lá lạc sau khi thu hoạch củ. Hàng năm, tỉnh Sơn La nói chung
và huyện Mai Sơn nói riêng, có diện tích trồng cây lạc vụ Đông khá lớn
(1.680 ha), thời điểm thu hoạch lạc thường vào các tháng 11 và 12, nên tận
dụng được thân lá lạc dự trữ vào mùa này là hết sức cần thiết. Mặt khác,
người dân lại chưa biết tận dụng thân lá lạc làm thức ăn cho trâu bò, mà
thường bỏ lại tại nương hoặc ruộng làm phân bón, trong khi trâu bò không có
thức ăn thô xanh. Xuất phát từ thực tế trên, để phát triển đàn bò thịt dựa trên
cơ sở tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, chúng tôi tiến hành đề
tài: "Nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt tại tỉnh Sơn La".
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được sản lượng, thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và khả

năng sử dụng thân lá lạc trong khẩu phần nuôi bò thịt tại tỉnh Sơn La.
Xác định được hiệu quả sử dụng thân lá lạc trong khẩu phần trong vụ Đông,
để nuôi bò thịt phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ chăn nuôi và địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài góp phần cung cấp thông tin cần thiết về tiềm năng phụ phẩm
nông nghiệp, thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa in vitro
của hỗn hợp thân lá lạc với các loại thức ăn tinh khác trong chăn nuôi bò thịt.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thân lá lạc và thức ăn sử dụng trong thí nghiệm có thể áp dụng tại địa
phương giúp cho người chăn nuôi phương pháp chế biến thân, lá lạc làm thức
ăn nuôi bò, nhằm tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp làm thức ăn cho bò mà
còn đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Đề tài góp phần khuyến cáo, chuyển giao quy trình kỹ thuật chế biến và
sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò trong vụ Đông
Xuân rộng rãi trên địa bàn.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
3
1.1.1. Đặc điểm tiêu hóa của gia súc nhai lại
Gia súc nhai lại là loại gia súc lợi dụng được các loại thức ăn giàu chất
xơ nhờ cấu tạo đặc biệt của bộ máy tiêu hóa cùng hệ sinh vật VSV cộng sinh.
Nuôi dưỡng gia súc nhai lại là một nghệ thuật kết hợp hiệu quả sự cộng sinh
giữa động vật chủ và hệ VSV ký sinh. Dạ dày gia súc nhai lại trưởng thành là
một thùng men lớn, mà ở đó có vô số loại VSV phát triển. Trong nuôi dưỡng,
việc tác động để điều kiện môi trường dạ cỏ ổn định là hết sức quan trọng, bởi
vì các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và hoạt động của hệ
VSV dạ cỏ.

Đặc điểm nổi bật của bộ máy tiêu hóa ở gia súc nhai lại là những khoang
phình to, tại đây có các điều kiện môi trường thuận lợi cho vi sinh vật lên men
cacbohydrate và các chất hữu cơ khác. Sản phẩm chủ yếu của quá trình lên
men tại đây là các axit béo bay hơi (ABBH), khí mê tan (CH
4
), khí cacbonic
(CO
2
) và adenosin triphotphat (ATP) chất mang năng lượng cần thiết cho sinh
trưởng và phát triển của vi sinh vật.
1.1.1.1. Môi trường dạ cỏ
Dạ cỏ gia súc nhai lại được ví như một thùng men lý tưởng. Là túi lớn
nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, chiếm 85 – 90% dung tích dạ
dày, 75% dung tích đường tiêu hóa. Dạ cỏ có tác dụng tích trữ nhào trộn và
lên men phân giải thức ăn. Thức ăn sau khi nuốt xuống dạ cỏ, phần lớn được
lên men bởi VSV cộng sinh ở đây. Ngoài chức năng lên men, dạ cỏ còn có vai
trò hấp thu. Các ABBH sinh ra từ quá trình lên men VSV, được hấp thu qua
vách dạ cỏ vào máu, trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ (Nguyễn Xuân
Trạch và cs 2006) [25]. Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho VSV lên men yếm
khí, dinh dưỡng được bổ sung đều đặn từ thức ăn (Nguyễn Trọng Tiến và Mai
Thị Thơm 1996) [19]. Dạ cỏ có điều kiện thuận lợi cho hoạt động của quẩn
thể VSV yếm khí như:
4
Độ pH gần như trung tính pH: 5,5 – 7,4 và tương đối ổn định, nhờ tác
dụng đệm của muối phốt phát và bicacbonat của nước bọt.
Nhiệt độ dạ cỏ khá ổn định, dao động trong khoảng 38 – 42
0
C, không
phụ thuộc vào thức ăn.
Môi trường dạ cỏ là môi trường yếm khí, nồng độ O

2
thấp hơn 1% nồng
độ CO
2
cao lên tới 50 – 70% và phần còn lại là CH
4
.
Độ ẩm trong dạ cỏ cao (khoảng 85 – 90% nước), và khá ổn định nhờ
vào vai trò điều hòa của nước bọt.
Nhu động dạ cỏ yếu nên thức ăn lưu lại lâu.
1.1.1.2. Khu hệ vi sinh vật dạ cỏ
Do môi trường dạ cỏ thuận lợi, nên hệ vi sinh vật phát triển cả về số
lượng và đa dạng chủng loại. Tính từ năm 1941, khi Hungate công bố những
công trình đầu tiên về vi sinh vật dạ cỏ, đến nay đã biết được khoảng hơn 200
loại vi sinh vât dạ cỏ (Theo dorou và cs 1994) [56].
Hệ sinh vật dạ cỏ luôn biến động và phụ thuộc vào cấu trúc khẩu phần
ăn của gia súc nhai lại. Nhờ hệ vi sinh vật, mà động vật nhai lại có khả năng
sử dụng được các nguồn thức ăn nhiều xơ và cả nguồn nitơ phi protein.
Vi sinh vật dạ cỏ gồm: Vi khuẩn, Nấm, Protozoa, Mycoplasma … Trong
đó có các loại vi khuẩn, nấm, protozoa có vai tro quan trọng trong tiêu hóa
các chất dinh dưỡng từ thức ăn đặc biệt là xơ.
Các loại Mycoplasma và thể thực khuẩn đóng vai trò quan trọng trong
tiêu hóa xơ.
* Vi khuẩn (Bacteria).
Số lượng và thành phần vi khuẩn trong dạ dày có ý nghĩa quan trọng đối
với quá trình lên men, tiêu hóa trong dạ cỏ. Số lượng vi khuẩn trong dạ có thể
đạt tới 10
9
- 10
10

cá thể /1ml dịch dạ cỏ, 60% sinh khối vi sinh vật trong dạ cỏ là
những vi sinh vật tiêu hóa chủ yếu carbohydrat (Theodorou và cs 1994) [56].
Vi khuẩn trong dạ cỏ thường có các dạng: Sống tự do trong dịch dạ cỏ,
bám vào các mảnh thức ăn trong dịch dạ cỏ khoảng 75%, số còn lại trú ngụ ở
các nếp gấp biểu mô và bám vào protozoa.
5
Các vi khuẩn chính là:
Vi khuẩn phân giải Cellulose: Bacteroides succinogenes, Butyrivibrio
fibrisolvens, Ruminoccocus filavefacciens, Ruminococus albus, Cillobacterium
celluloslvens…
Vi khuẩn phân giải Hemicellulose: gồm những loài chính như
Butyrivibrio fibrisolvens, Lachnospira multiparus, Bacteroides ruminicola.
Vi khẩn phân giải tinh bột: Bacteroides amylophilus, Succinimonas amylolytica,
Butyrivibrio fibrisolbvens, Bacteroides ruminantium, Selenomonas ruminantium,
Streptococcus bovis.
Vi khuẩn phân giải đường: Hầu hết các vi khuẩn sử dụng được các loại
polysaccharid nói trên thì cũng sử dụng được đường disaccharid và đường
monosaccharid. Celobioza cũng có thể là nguồn năng lượng cung cấp cho
nhóm vi khuẩn này, vì chúng có men β–glucosidaza có thể thủy phân cellobioza. Các
vi khuẩn thuộc loại Lachnospira multiparus, Selenomonas ruminantium…. đều
có khả năng sử dụng tốt carbonhydrat hòa tan.
Vi khuẩn phân giải protein: Trong số những vi khuẩn phân giải protein
và sinh aminoac thì Peptostreptococus và Clostridium có khả năng lớn nhất.
Sự phân giải protein và axit amin để sản sinh ra amoniac trong dạ cỏ có ý
nghĩa quan trọng đặc biệt cả về phương diện tiết kiệm nitơ cũng như nguy cơ
dư thừa amoniac. Amoniac cần cho vi khuẩn dạ cỏ để tổng hợp nên sinh khối
protein của bản thân chúng, đồng thời một số vi khuẩn đòi hỏi hay được kích
thích bởi axit amin, peptit và isoaxit có nguồn gốc từ valine, leucine và
isoleucine. Như vậy, cần phải có một lượng protein được phân giải trong dạ
cỏ để đáp ứng nhu cầu này của vi sinh vật dạ cỏ.

Vi khuẩn tạo khí mê tan: nhóm vi khuẩn này rất khó nuôi cấy trong ống
nghiệm, cho nên những thông tin về chúng còn hạn chế. Các loại vi khuẩn của
nhóm này là Methano bacterium, Methano riminantium,và Methano
forminicum.
6
Vi khuẩn tổng hợp vitamin: Nhiều loại vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổng
hợp vitamin nhóm B và vitamin nhóm K.
Khi khẩu phần ăn giàu xơ, số lượng vi khuẩn phân giải Cellulose, Hemicellulose
như: Bacteroides succinogenes, Ruminococcus sẽ tăng. Khi khẩu phần giàu
thức ăn tinh thì số lượng vi khuẩn phân giải tinh bột như Selenomonas
ruminantium, Streptococcus sẽ tăng. Nếu trong khẩu phần, mà thức ăn tinh
quá cao sẽ làm cho gia súc giảm khả năng tiêu hóa thức ăn thô xanh, do vi
khuẩn phân giải thức ăn thô xanh giảm, hiện tượng này được giải thích: do
quá trình phân giải xơ của vi khuẩn diễn ra trong dạ cỏ có hiệu quả cao nhất
khi pH dạ cỏ > 6,5. Còn quá trình tiêu hóa tinh bột trong dạ cỏ đạt hiệu quả
cao nhất khi pH dạ cỏ < 6,0. Tỷ lệ thức ăn tinh cao trong khẩu phần đã làm
giảm pH dịch dạ cỏ, ức chế hoạt động của vi khuẩn phân giải xơ. Ngoài ra vi
khuẩn phân giải tinh bột phát triển mạnh đã sử dụng hết nitơ của khẩu phần,
làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn phân giải xơ vốn phát triển chậm hơn.
* Động vật nguyện sinh (Protozoa).
Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thực vật thô.
Protozoa dễ dàng bị phân hủy trong môi trường axit và không có khả năng
tổng hợp được axit amin từ NH
3
. Nguồn axit amin để tổng hợp nên protein cơ
thể chúng lại nhờ ăn và tiêu hóa protein của vi khuẩn hay từ thức ăn mà có.
Ước tính mỗi giờ, động vật nguyên sinh trong dạ cỏ có thể ăn tới
200*10
5
vi khuẩn và mỗi phút có khoảng 1% vi khuẩn trong dạ cỏ bị động vật

nguyên sinh ăn (Vũ Duy Giảng và cs, 1999)[10]. Trong dạ cỏ, protozoa có số
lượng khoảng 10
6
/ml dịch dạ cỏ và có khoảng 120 loại protozoa được chia
làm hai nhóm: Mỗi nhóm thuộc bộ Holotricha, nhóm kia thuộc bộ Oligotricha.
Phân lớp động vật nguyên sinh thuộc nhóm Holotricha chúng có khả năng xé
rách màng tế bào thực vật, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với vi
khuẩn nhờ đó mà làm tăng sự tác động của vi khuẩn. Chúng có thể nuốt tinh
bột và axit béo không no quan trọng ngay sau khi ăn, làm cho lượng tinh bột
7
không bị lên men và các axit béo không no không bị no bởi vi sinh vật. Điều
này không những quan trọng với protozoa, mà còn hạn chế được sự lên men
tinh bột, do đó không làm pH dạ cỏ giảm đột ngột, đồng thời cung cấp trực
tiếp cho vật chủ nguồn axit béo không no quan trọng.
* Nấm (Fungi).
Nấm trong dạ cỏ thuộc loại yếm khí, bao gồm các loài: Neocallimastic
frontalis, Piramonas communis và Sphaeromonas communis, số lượng khoảng
10
3
/ml dung dịch dạ cỏ (Nguyễn Trọng Tiến và cs, 2001) [20]. Nhưng chúng
có khả năng xâm nhập và tiêu hoá thành phần cấu trúc thực vật bắt đầu từ bên
trong. Chúng mọc chồi và phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật, làm giảm độ
bền chặt của cấu trúc này, góp phần làm tăng sự phá vỡ các mảnh thức ăn
trong quá trình nhai lại. Do đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để tiêu
hóa xơ (Nguyễn Xuân Trạch, 2004) [23]. Mặt khác, nấm cũng tiết ra các loại
men tiêu hóa xơ, các loại men này có khả năng hòa tan dễ hơn men của vi
khuẩn. Chính vì thế, nấm có khả năng tấn công vào các tiểu phần thức ăn
cứng hơn và lên men chúng nhanh hơn so với vi khuẩn. Những loại nấm được
phân lập từ dạ cỏ của cừu gồm: Neocallimastix fromtalis, Piramonas communis,
Sphacromonas communis. Sự đóng góp của nấm trong việc lên men thức ăn

chưa được định lượng, nhưng người ta thấy rằng, số lượng nấm tăng lên nhiều
khi khẩu phần ăn giàu chất xơ (chiếm 10% sinh khối VSV). Như vậy, sự có
mặt của nấm làm tăng quá trình tiêu hóa chất xơ.
1.1.1.3. Tác động tương hỗ của vi sinh vật trong dạ cỏ
Vi sinh vật dạ cỏ có mối quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ lẫn nhau, loại này
phát triển trên sản phẩm của loại kia (Preston và Leng, 1987) [51]. Mối quan
hệ giữa các VSV trong dạ cỏ bao gồm các mối quan hệ sau:
- Mối quan hệ cộng sinh
Quá trình lên men dạ cỏ liên tục và bao gồm nhiều loại tham gia. Trong
điều kiện bình thường giữa các vi khuẩn và protozoa cùng có sự cộng sinh có
8
lợi, đặc biệt là trong tiêu hóa xơ. Tiêu hóa xơ mạnh nhất khi có mặt các vi
khuẩn và protozoa. Một số vi khuẩn được protozoa nuốt vào có tác dụng lên
men trong đó tốt hơn, vì mỗi protozoa tạo ra một kiểu: "dạ cỏ mini" với các
điều kiện ổn định cho vi khuẩn hoạt động. Một số loại Ciliate còn hấp thu oxy
từ dịch dạ cỏ giúp đảm bảo điều kiện yếm khí trong dạ cỏ được tốt hơn.
Protozoa nuốt vào và tích trữ bột, hạn chế tốc độ sinh axit lactic, hạn chế giảm
độ pH đột ngột, nên có lợi cho vi khuẩn phân giải được chất xơ (Vũ Duy
Giảng và cs, 2008) [11].
- Mối quan hệ cạnh tranh
Giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau có sự cạnh tranh điều kiện sinh tồn.
Chẳng hạn như gia súc ăn khẩu phần giàu tinh bột nhưng nghèo protein,
thì số lượng phân giải cellulose sẽ giảm và do đó tỉ lệ tiêu hóa xơ thấp.
Như vậy, mối quan hệ và tương tác giữa VSV dạ cỏ chịu ảnh hưởng rất rõ
của khẩu phần ăn. Khi khẩu phần giàu chất dinh dưỡng, thì không có sự cạnh
tranh, ngược lại, sẽ xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm VSV gây ức chế
lẫn nhau, từ đó làm giảm hiệu quả tiêu hóa thức ăn (Preston và Leng, 1987) [51].
1.1.2. Quá trình tiêu hóa các thành phần của thức ăn ở gia súc nhai lại
Trong dạ cỏ không có men tiêu hóa, nhưng lại có hệ VSV cộng sinh bao
gồm: Vi khuẩn, protozoa và nấm yếm khí.

Quá trình lên men được liên tục và có sự tương tác lẫn nhau giữa các
VSV để cùng tác động vào cùng một công đoạn, tạo ra sản phẩm cuối cùng là
ABBH, axit amin, NH
3
, CH
4
, CO
2
.
1.1.2.1. Hoạt động chuyển hóa carbonhydrat
Carbonhydrat là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho vi sinh vật dạ
cỏ và vật chủ. Carbonhydrat chiếm khoảng 75% lượng vật chất khô (VCK)
trong thức ăn phụ thuộc vào thời gian thu hoạch, yếu tố địa lý và loại thực vật.
Có thể chia Carbonhydrat trong thức ăn của gia súc nhai lại thành hai loại
gồm: Loại có cấu trúc và loại không có cấu trúc. Đặc điểm quan trọng của
9
các loại Carbonhydrat có cấu trúc là không có khả năng hòa tan celluloza và
hemicelluloza có mạch liên kết β – glucozit giữa các đơn vị cấu trúc, mạch
liên kết này chỉ có thể bị thủy phân nhờ enzym của vi sinh vật. Còn
Carbonhydrat không có cấu trúc chứa liên kết α – glucozit dễ dàng bị phân
giải bởi men tiêu hóa của người và gia súc dạ dày đơn.
Vách tế bào là thành phần quan trọng của thức ăn xơ thô được phân giải
một phần bởi VSV nhờ có men phân giải xơ (Celluloza) do chúng tiết ra.
Quá trình phân giải Carbonhydrat phức tạp sinh ra các đường đơn. Đối
với gia súc dạ dày đơn thì đường đơn, như glucoza, là sản phẩm cuối cùng
được hấp thu, nhưng đối với gia súc nhai lại thì đường đơn được VSV dạ cỏ
lên men để tạo ra các ABBH. Ta có phương trình sau tóm tắt miêu tả sự lên
men glucoza, sản phẩm trung gian của quá trình phân giải các axit phức tạp,
để tạo các ABBH như sau:
Axit axetic

C
6
H
12
O
6
+ 2H
2
O —> 2CH
3
COOH + 2CO
2
+ 4H
4
Axit propionic
C
6
H
12
O
6
+ 2H
2
—> 2CH
3
CH
2
COOH + 2H
2
O

Axit butyric
C
6
H
12
O
6
— > CH
3
CH
2
COOH + 2CO
2
+ 2H
2
Khí mê tan
4H
2
+ CO
2
— > CH
4
+ 2H
2
O
Như vậy, sản phẩm cuối cùng của sự lên men carbonhydrat thức ăn bởi
VSV dạ cỏ gồm axit béo bay hơi, chủ yếu là axetic C
2
; propionic C
3

;

butyric
C
4
và một lượng nhỏ axit khác (izobutyric, valeric, izovaleric). Các ABBH
này được hấp thụ qua vách dạ cỏ vào máu là nguồn năng lượng chính cho vật
chủ. Chúng cung cấp khoảng 70 – 80% tổng số năng lượng được gia súc nhai
lại và hấp thu. Trong khi đó, gia súc dạ dày đơn lấy năng lượng chủ yếu từ
glucoza và lipit và hấp thu ở ruột. Tỷ lệ giữa các ABBH phụ thuộc vào bản
10
chất của các loại gluxit có trong khẩu phần. Các ABBH được sinh ra trong dạ
cỏ được cơ thể bò sử dụng vào các mục đích khác nhau:
Axit axetic CH
3
COOH được bò sữa sử dụng chủ yếu để cung cấp năng
lượng thông qua chu trình Creb, sau đó được chuyển hóa thành axetyl-CoA. Nó
cũng là nguyên liệu chính để sản xuất ra các loại mỡ, đặc biệt là mỡ sữa.
Axit propionic CH
3
CH
2
COOH chủ yếu được chuyển đến gan, tại đây nó
được chuyển hóa thành đường glucoza. Từ gan glucoza sẽ được chuyển vào
máu nhằm đảm bảo ổn định nồng độ glucoza huyết và tham gia vào trao đổi
chung của cơ thể. Đường glucoza được bò sử dụng chủ yếu làm nguồn năng
lượng cho các hoạt động thần kinh, nuôi thai và hình thành đường lactoza trong
sữa. Một phần nhỏ axit propionic sau khi hấp thụ qua vách dạ cỏ được chuyển
hóa ngay thành axit lactic và có thể chuyển hóa tiếp thành glucoza và glycogen.
Axit butyric CH

3
CH
2
COOH được chuyển hóa thành β – hydroxybutyric
khi thấm qua vách dạ cỏ, sau đó được sử dụng như nguồn năng lượng bởi một
số mô bào, đặc biệt là cơ xương và cơ tim. Nó cũng có thể chuyển hóa dễ
dàng thành xeton và gây độc hại cho bò sữa khi có nồng độ hấp thu quá cao.
Hoạt động lên men Carbonhydrat của vi sinh vật dạ cỏ còn giải phóng ra
một khối lượng khổng lồ các thể khí, chủ yếu CO
2
và CH
4
. Các thể khí này
không được gia súc nhai lại lợi dụng, mà chúng được thải ra ngoài, có thể
thông qua phản xạ ợ hơi.
Thức ăn chính của các loài nhai lại là loại thức ăn nhiều xơ, có cấu trúc
mạch tế bào phức tạp với thành phần chính là celluloza chiếm 32 – 47% của
thức ăn thô và hemicelluloza là các heteropolysaccarit cấu tạo từ các loại
đường thuộc nhóm hexoza (glucoza, heteropolysaccarit, galactoza), và nhóm
pentoza (xyloza, arabinoza) (Vũ Duy Giảng và cs, 1999) [10].
Trong khẩu phần cho bò có đủ các loại chất hữu cơ dễ lên men sẽ có tác
dụng thúc đẩy sự hoạt động của VSV dạ cỏ (Vũ Duy Giảng và cs, 2008) [11].
Chúng sử dụng năng lượng thức ăn của bột đường để tăng cường sự hoạt động.
11
Khi cho ăn thức ăn nghèo xơ liên tục, từ từ sẽ làm cho VSV thích nghi
với khẩu phần nghèo xơ, từ đó gia súc nhai lại có thể thích nghi với điều kiện
lên men như tinh bột, rỉ mật đường. Các chất đường, khoáng và 80% tinh bột
được lên men ở dạ cỏ, quá trình lên men yếm khí nhanh chóng tạo ra nhiều
axit lactic trong dạ cỏ. Các vi khuẩn dạ cỏ có thể sử dụng axit lactic như cơ
chất và chuyển nó thành axit propionic. Các loại thức ăn chứa Carbonhydrat

dễ lên men thì cần có nhiều VSV lên men sản sinh propionate hơn là axetate
và butyrate.
Hàm lượng các ABBH sản sinh ở dạ cỏ phụ thuộc vào khẩu phần và loại
động vật. Ngoài ABBH, sự lên men trong dạ cỏ còn sản sinh khối lượng lớn
các chất khí gồm 32% khí CH
4
; 56% khí CO
2
; 8,5% khí N
2
và 35% khí O
2
. Sự
giải phóng CH
4
trong dạ cỏ làm lãng phí năng lượng của thức ăn lên tới 6 –
12% (Vũ Duy Giảng và cs, 2008) [11]. Các axit béo chưa no trong dạ cỏ có
thể làm giảm sự sản sinh khí CH
4
thấy trong khẩu phần giàu đường, giàu tinh
bột. Khả năng tiêu hóa xơ của VSV phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải
kể đến là tuổi của thực vật, hàm lượng của gluxit dễ tiêu trong khẩu phần.
1.1.2.2. Quá trình phân giải các hợp chất chứa nitơ
Các hợp chất chứa nitơ trong thức ăn của gia súc nhai lại bao gồm
protein thực và nitơ phi protein (NPN). Khoảng 40 – 60% protein thức ăn đầu
tiên được lên men phân giải trong dạ cỏ thành peptit, sau đó thành các axit
amin và được giải phóng vào môi trường dạ cỏ (Nolan và Leng, 1972) [51].
Phần còn lại (protein thoát qua) được tiêu hóa bởi enzyme ở ruột, lên men ở
ruột già và một phần không được tiêu hóa sẽ thải ra ngoài theo phân. Trong môi
trường dạ cỏ hầu hết các axit amin được khử trong các tế bào sinh vật thành các

α – xetoaxit, amoniac, axit béo mạch ngắn, CO
2
(Preston và Leng, 1987)

[51].
Một số sản phẩm của quá trình này sau đó được vi sinh vật dạ cỏ sử
dụng để tổng hợp các thành phần hữu cơ khác, gồm protein và các axit
12
nucleic. Đây là chính là nguồn nguyên liệu chính cho quá trình tổng hợp nên
đại phân tử protein của sinh khối vi sinh vật, lượng sinh khối vi sinh vật này
cung cấp protein cho vật chủ.
Sau khi ăn, NPN nhanh chóng được phân giải thành aminoac, một số
phần protein có thể phân giải được VSV thủy phân thành peptit và axit amin.
Một số axit amin tiếp tục được lên men sinh ra axit hữu cơ, amoniac và CO
2
.
Ở động vật dạ dày đơn, axit amin là sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu
hóa protein được hấp thu vào máu, còn ở động vật nhai lại các axit amin tiếp
tục bị phân giải tạo ra amoniac (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006) [25].
Cả vi khuẩn, protozoa và nấm đều tham gia vào quá trình phân giải các
hợp chất chứa nitơ. Tuy vậy, vi khuẩn dạ cỏ có thành phần quan trọng nhất
trong quá trình này. Khoảng 30 – 35% loại vi khuẩn được phân lập từ dạ cỏ
là có khả năng phân giải protein và đóng góp hơn 50% hoạt động phân giải
protein trong dạ cỏ (Vũ Duy Giảng và cs, 2008) [11].
Nhờ có protein VSV dạ cỏ, mà bò cũng như gia súc nhai lại nói chung ít
phụ thuộc vào chất lượng protein thô của thức ăn hơn động vật dạ dày đơn, vì
chúng có khả năng biến đổi các hợp chất chứa nitơ đơn giản, như urê, thành
protein có giá trị sinh học cao. Bởi vậy, để thỏa mãn nhu cầu duy trì bình
thường và nhu cầu sản xuất ở mức độ vừa phải thì không nhất thiết phải cho
bò ăn những nguồn protein có chất lượng cao.

1.1.2.3. Chuyển hóa lipit ở gia súc nhai lại
Lipit trong thức ăn của gia súc nhai lại thường có hàm lượng thấp. Trong
các loại cỏ và các loại ngũ cốc hàm lượng lipit chi có 4- 6% (Vũ Duy Giảng
và cs, 2008) [11].
Trong dạ cỏ có hai quá trình trao đổi lipit liên quan với nhau:
Phân giải lipit của thức ăn và tổng hợp mới lipit của VSV.
Lipit của VSV dạ cỏ là kết quả của việc biến đổi lipit thức ăn và lipit
được tổng hợp mới. Trong dạ cỏ còn xảy ra quá trình no hóa và đồng phân
hóa các axit béo không no.
13
Khả năng tiêu hóa lipit của VSV dạ cỏ rất hạn chế. Cho nên, khẩu phần
nhiều lipit sẽ cản trở tiêu hóa xơ và giảm thu nhận thức ăn do lipit bám vào
VSV dạ cỏ và các tiểu phần thức ăn, làm cản trở quá trình lên men. Tuy
nhiên, đối với phụ phẩm nhiều xơ, hàm lượng lipit trong đó thấp, nên dinh
dưỡng của gia súc nhai lại ít chịu ảnh hưởng của tiêu hóa lipit trong dạ cỏ.
Tóm lại, tiêu hóa thức ăn trong dạ cỏ ở động vật nhai lại là một quá trình
phức hợp và chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm quá trình lý học, hóa
học, sinh học. Chúng phụ thuộc vào vật chủ, loại thức ăn, hệ VSV dạ cỏ. Nắm
vững nguyên lý này sẽ có cơ sở để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp, nhằm
làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn cho gia súc, để từ đó, làm tăng năng suất
của vật nuôi.
1.1.3. Một số phương pháp đánh giá khả năng tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ
Xác định tỷ lệ tiêu hóa để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn hay
còn gọi là phương pháp thử mức tiêu hóa. Phương pháp này được sử dụng để
xác định, tính toán phần có khả năng tiêu hóa được của thức ăn trong cơ thể
vật chủ, kết hợp với phân tích thành phần hóa học của thức ăn giúp ta xác
định được giá trị dinh dưỡng của thức ăn khá chính xác.
Có hai phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa.
1.1.3.1. Phương pháp in vivo
Đây là phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa trực tiếp trên cơ thể con vật.

Theo phương pháp này cần chọn những gia súc khỏe mạnh, có sức sản
xuất đại diện chung cho đàn, để đưa vào thí nghiệm. Thời gian thí nghiệm bao
gồm thời gian chuẩn bị cho ăn thức ăn sẽ thí nghiệm, để làm quen với thức ăn
(khoảng 7 -15 ngày tùy từng loài gia súc).
Thời gian thí nghiệm chính kéo dài 6 – 7 ngày đối với gia cầm và lợn, từ
10 – 12 ngày đối với đại gia súc.
Trong thời gian thí nghiệm cần tính toán lượng thức ăn ăn vào và lượng
thức ăn thải ra (phân), sau đó xác định tỷ lệ tiêu hóa dựa vào công thức:
Chất dinh dưỡng ăn vào – Chất lượng dinh dưỡng ở phân
14
TLTH% = x 100
Chất dinh dưỡng ăn vào
1.1.3.2. Phương pháp in vitro
Phương pháp này dùng để xác định tỷ lệ tiêu hóa trong môi trường dạ cỏ
nhân tạo và thường được áp dụng để tính toán khả năng tiêu hóa của thức ăn
thô xanh, thức ăn giàu xơ. Phương pháp in vitro có nhiều kỹ thuật khác nhau:
- Phương pháp sử dụng túi sợi hay túi nilon (nilon bag technique, in situ
hay in sacco method).
Theo phương pháp này các loại túi được dùng có đặc tính không tiêu
hóa, bên trong môi trường dạ cỏ. Thường dùng túi có cấu tạo bằng sợi hoặc
nilon. Các mắt lưới của túi rỗng khoảng 20 - 40µm để cho dịch dạ cỏ có thể xâm
nhập vào bên trong túi cũng như chất dinh dưỡng dễ dàng thoát qua bề mặt túi.
- Phương pháp hai giai đoạn (two – stage method).
Phương pháp này dựa vào phương pháp của Tilley và Terry (1963) [57].
Nguyên tắc của phương pháp này là Sau khi thức ăn ủ với dung dịch dạ cỏ
khoảng 48 giờ, đem thủy phân bằng enzyme hoặc xử lý bằng nước rửa trung
tính. Sau đó các chất dinh dưỡng trong thức ăn được chuyển qua một bộ phận
lọc. Sau khi lọc xong các chất dinh dưỡng này đã được coi như đã tiêu hóa.
Phương pháp này tính được khả năng tiêu hóa biểu kiến của thức ăn. Tuy
nhiên, chất căn bã có thể bao gồm cả chất cặn bã của vi sinh vật và những chất

không hòa tan của men pepsin, do đó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
- Phương pháp sinh khí in vitro (in vitro gas production method).
Phương pháp sinh khí in vitro hay còn gọi là kỹ thuật sinh khí in vitro
(Menke và cs 1988) [45]. Được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá giá trị
dinh dưỡng của thức ăn, do ưu điểm nổi bật so với các phương pháp khác. Hai
phương pháp thử mục tiêu hóa bằng túi nilon (in sacco hay in situ), của
Oskov và cs (1980)[50] và phương pháp hai giai đoạn (two –stage
technique) của Tilley và Terry (1963) [57]. Là hai trong số các phương
15
pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn đang được sử dụng rộng
rãi, tuy nhiên, còn nhiều hạn chế, nhất là về độ chính xác của kết quả.
Kỹ thuật sinh khí in vitro có hiệu quả hơn so với kỹ thuật in sacco
trong việc đánh giá ảnh hưởng của tanin hoặc các nhân tố kháng dinh dưỡng
khác (Makkar và cs, 1995) [44]. Trong phương pháp in sacco có yếu tố không
bị phân giải trong dạ cỏ có thể được thoát ra khỏi túi nilon và không được lên
men, nhưng vẫn bị coi như là chất hữu cơ bị tiêu hóa. Kỹ thuật sinh khí in
vitro còn cho phép xác định khối vi sinh vật được tạo ra từ quá trình tiêu hóa
thức ăn và nghiên cứu động thái lên men của các loại thức ăn trong dạ cỏ, từ
đó xây dựng khẩu phân ăn hợp lý cho vật nuôi.
Nguyên tắc của phương pháp này khi lên men yếm khí carbonhydrat và
thức ăn trong dạ cỏ bởi vi sinh vật sẽ tạo ra các ABBH, CO
2
, CH
4
, H
2
… Đồng
thời, các ABBH sẽ lại phản ứng với đệm bicacbonat (từ nước bọt hoặc trong
môi trường dung dịch đệm), để giải phóng ra khí CO
2

. Quá trình sinh khí xảy
ra đồng thời, song hành với quá trình phân giải xơ (Schofield và cs, 1994)
[53]. Lượng khí sinh ra từ quá trình trên có tương quan chặt chẽ với tỷ lệ tiêu
hóa và giá trị năng lượng của thức ăn. Do đó, khi đo lượng khí sinh ra không
những có thể xác định tốc độ và tỷ lệ tiêu hóa, mà có thể dùng để xác định
tương tác giữa các thành phần thức ăn trong khẩu phần.
Kỹ thuật sinh khí in vitro gas production bao gồm việc ủ một lượng
mẫu thức ăn hoặc một lượng mẫu nhất định của khẩu phần trong các xylanh
chuyên dụng đã có hỗn hợp dung dịch đệm và dung dịch dạ cỏ, sau đó đo
lượng khí sinh ra ở các thời điểm mẫu khác nhau. Menke và cs (1988) [45] đã
đưa ra nhiều phương trình tính toán tỷ lệ ODM và ME dựa vào lượng khí sinh
ra sau 24 giờ ủ và thành phần hóa học của thức ăn nghiên cứu.
Tóm lại, phương pháp sinh khí in vitro khá thích hợp cho việc ước tính,
xác định tỷ lệ tiêu hóa cũng như giá trị năng lượng của thức ăn so với các
phương pháp khác. Phương pháp này khá phù hợp với các nước đang phát
triển, vì không đòi hỏi nhiều lao động, trang thiết bị khá rẻ tiền. Đặc biệt khi
16
kết hợp với phương pháp in vitro có thể mang lại kết quả cao hơn trong việc
dự đoán giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gia súc nhai lại. Phương pháp này
sẽ giúp dự đoán tỉ lệ tiêu hóa thức ăn của gia súc nhai lai và qua đó có thể lựa
chọn các khẩu phần phù hợp để nuôi dưỡng gia súc, nhằm mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh khí của kỹ thuật in vitro gas
production
Từ khi được sử dụng như một công cụ trong việc đánh giá giá trị dinh
dưỡng của thức ăn, phương pháp sinh khí in vitro luôn được các nhà chăn
nuôi nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm
sinh khí in vitro, để khắc phục và làm cho phương pháp này trở nên tối ưu
hơn. Rymer và cs (2005) [52] đã chỉ ra các yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả
sinh khí trong các thí nghiệm sinh khí in vitro và qua đó làm ảnh hưởng đến

kết quả, độ chính xác của phương pháp này. Wilkins (1974) [58]. Cũng mô tả
những khó khăn để tiến hành các thí nghiệm sinh khí in vitro trong đó ảnh
hưởng của chuẩn bị mẫu (kích thước mẫu, sấy mẫu, bảo quản mẫu), ảnh
hưởng của dung dịch ủ (nồng độ dung dịch ủ, thời gian lấy dung dịch, bảo
quản dung dịch ủ) và ảnh hưởng bởi thành phần hóa học của môi trường là
các ảnh hưởng lớn nhất.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như: Dụng cụ trong thí nghiệm, áp
suất trong phòng thí nghiệm, ảnh hưởng của mẫu trắng… Sau đây là một số
yếu tố chính làm ảnh hưởng đến khả năng sinh khí trong thí nghiệm sinh khí
in vitro.
* Ảnh hưởng của khối lượng, kích thước và chuẩn bị mẫu
Theodorou và cs (1994) [56] chỉ ra rằng: Khi tăng khối lượng mẫu
(chất nền) sẽ làm thể tích khí tăng lên, nhưng tốc độ sinh khí không bị ảnh
hưởng. Khối lượng mẫu thức ăn đem ủ có ảnh hưởng đến khả năng sinh khí
của thức ăn: Lượng mẫu càng lớn sẽ sản sinh ra thể tích khí lớn hơn. Tuy
17
nhiên, khối lượng mẫu đem ủ chỉ khoảng từ 200 – 300mg, tùy từng loại thức
ăn. Đối với các loại thức ăn dễ lên men tiêu hóa, khối lượng mẫu nên là
200mg, với các thức ăn lên men chậm, khối lượng nên 300mg, để đảm bảo
rằng lượng khí sinh ra sau ủ không lớn hơn 100ml (Menke và cs 1988) [45].
Theo Menke và cs (1988) [45] kích thức mẫu có ảnh hưởng đến tốc độ
sinh khí trong thời gian ủ. Các mẫu nghiền nhỏ có khả năng lên men nhanh
hơn các mẫu không được nghiền. Đối với các thức ăn dễ hòa tan, thức ăn có
hàm lượng xơ cao, phân giải chậm, thì tốc độ sinh khí tăng lên khi mẫu được
nghiền nhỏ. Theo Menke, bề mặt các mảnh mẫu thức ăn và VSV trong môi
trường ủ, tốt nhất là không lớn hơn 1mm.
Ảnh hưởng của việc sấy mẫu: Nhiệt độ cao có thể làm biến tính một số
cấu trúc hóa học, trong thành phần hóa học của thức ăn. Theo Tilley và Terry
(1963) [57], khi sấy mẫu thức ăn cỏ tươi ở 125
0

C trong vòng 16 giờ thay vì
100
o
C trong 96 giờ. Khi sấy khô mẫu cỏ tươi ở 140
o
C trong 24 giờ làm giảm
lượng khí sinh ra từ 57 - 78%.
* Ảnh hưởng của dịch ủ
Dịch ủ trong thí nghiệm sinh khí in vitro là dịch dạ cỏ lấy từ các động
vật mổ lỗ dò, trộn với dung dịch đệm (dung dịch tạo ra gần giống môi trường
dạ cỏ). Như vậy, cả hai nguồn dịch này đều làm ảnh hưởng đến kết quả sinh
khí trong thí nghiệm sinh khí in vitro.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch ủ đến khả năng sinh khí in vitro
Menke và cs (1988) [45] cho rằng: nguồn dịch ủ lấy từ các loài gia súc khác
nhau là khác nhau. Do đó, trong thí nghiệm sinh khí in vitro cần chú ý đến
nguồn lấy dịch ủ để có thể hiệu chỉnh phù hợp. Khi chuẩn bị dung dịch ủ phải
chuẩn bị tốt các điều kiện để tạo môi trường tương tự như môi trường dạ cỏ,
tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt trong điều kiện in vitro. Dịch ủ là
hỗn hợp dung dịch đệm được pha với dung dịch dạ cỏ theo tỷ lệ nhất định
trước khi đem ủ với thức ăn. Menke và cs (1988) [45] đã đưa ra các yêu cầu
trong chuẩn bị mẫu dịch ủ như sau: Dịch ủ phải luôn được giữ trong bể (bình)
18
nước ấm 39
o
C và luôn sục khí CO
2
để đảm bảo yếm khí, dung dịch ủ được
pha chế theo tỷ lệ giữa dung dịch đệm 2 và dung dịch dạ cỏ là 2/1 (dung dịch
đệm 2 giúp cân bằng pH do tác dụng đệm của các chất có tính kiềm đối với
chất mang tính axit được tạo ra trong quá trình hoạt động của VSV , đồng

thời nó cung cấp các khoáng chất cần thiết cho vi sinh vật). Như vậy, tất cả các
thao tác trong khi tiến hành pha chế dung dịch ủ đều có thể dẫn tới sai số và kết
quả sinh khí khi tiến hành thí nghiệm sinh khí in vitro.
* Ảnh hưởng của thành phần dung dịch đệm
Dung dịch đệm trong các thí nghiệm sinh khí in vitro thường gồm các
dung dịch sau:
Dung dịch đệm 1; dung dịch khoáng đa lượng; Dung dịch khoáng vi
lượng và dung dịch khử Resazurin. Các dung dịch trên được hòa trộn theo tỷ
lệ nhất định để tạo ra dung dịch đệm 2, sau đó pha với dung dịch dạ cỏ để tạo
thành dịch ủ. Dung dịch ủ đóng vai trò quan trọng đối với kết quả sinh khí
trong các thí nghiệm sinh khí in vitro. Dung dịch đệm phải đảm bảo môi
trường cho vi sinh vật hoạt động tương tự với môi trường dịch dạ cỏ in vitro.
Do đó, thành phần dung dịch đệm có ảnh hưởng đến kết quả sinh khí in vitro.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt bò
Sức sản xuất thịt của gia súc chịu tác động của các nhân tố di truyền và
ngoại cảnh. Hiểu biết về khả năng sản xuất và chất lượng thịt bò là một vấn
đề quan trọng và cần thiết, để chúng ta xây dựng quy trình nuôi dưỡng hợp lý,
khai thác được tiềm năng của các giống, từng bước cải thiện chất lượng thịt
bò đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
1.1.4.1. Ảnh hưởng của giống đến năng suất và chất lượng thịt bò
Việc nghiên cứu chọn tạo giống và xây dựng qui trình nuôi dưỡng bò thịt
đã được tiến hành từ hàng trăm năm nay ở các nước có nền chăn nuôi phát
triển. Ví dụ: Ở Mỹ các giống bò thịt Châu Âu đã được nhập để nuôi và chọn
lọc từ thế kỷ 16. Trải qua quá trình nghiên cứu chọn tạo giống hàng trăm năm,
19
rất nhiều giống bò thịt chuyên dụng có năng suất và chất lượng cao đã được
tạo ra như bò Charolais, Limousin, BBB, Drought Master, Red Angus Các
giống bò thịt có năng suất cao của Châu Âu đều là những giống bò thịt ôn đới
và vì thế không phù hợp vói những vùng chăn nuôi có khí hậu nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Do vậy, ở các nước có khu vực chăn nuôi tập trung chủ yếu ở

vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Brazil, Mỹ, Australia đã có từ lâu các
chương trình nghiên cứu lai tạo giống bò thịt năng suất cao, có khả năng thích
nghi tốt với môi trường. Nhờ đó, một số giống bò mới đã được tạo ra như
Brahman, Guizerade, Santa Gertrudis, Red Angus và Drought Master. Những
giống bò thịt được tạo ra đã thích nghi với điều kiện khí hậu và điều kiện nuôi
dưỡng của từng nước, có khả năng cho năng suất và chất lượng thịt cao hơn.
Australia đang rất chú ý đến việc sản xuất các con lai F
1
nhằm tận dụng ưu thế
lai giữa các giống bò thịt ôn đới và giống nhiệt đới. Hiện đàn bò lai chiếm
khoảng 43% cơ cấu đàn bò thịt của Australia (Hasker, 2000) [42].
Ở Việt Nam, suốt mấy thập niên qua, các nhà khoa học và các nhà chăn
nuôi đã lai tạo, chọn lọc ra được những giống bò cao sản chuyên thịt có khả
năng tăng trọng nhanh, tuổi thành thục sớm, tốc độ vỗ béo nhanh, tỉ lệ thịt xẻ,
thịt tinh cao và chất lượng thịt ngày một nâng lên.
Trong công tác giống bò, nhiều chương trình giống đã và đang được
triển khai, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất và chất lượng
đàn bò thịt Việt Nam (Cục Chăn nuôi, 2006) [3] đặc biệt phải kể đến các
chương trình:
(1) Chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ
tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với bò đực giống Zêbu, tạo bò lai có tỷ
lệ máu ngoại trên 50%:
(2) lai tạo, phát triển giống bò thịt chất lượng cao có tỷ lệ từ 75% máu
ngoại trở lên, bằng sử dụng tinh của các giống bò thịt cao sản phối với bò cái
nền lai Zêbu:
20
(3) chọn lọc và nhân thuần các giống bò Zêbu và các giống bò thịt cao
sản nhập nội, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
Cho đến nay, chương trình lai giống đã góp phần quan trọng trong việc
nâng cao năng suất sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của bò nuôi hướng thịt

(Phạm Thế Huệ và cs, 2008) [9]. Và tốc độ tăng trưởng của sản lượng thịt bò
giai đoạn 2001-2005 tăng nhanh hơn tốc độ tăng đàn, đã khẳng định chất
lượng giống bò tại Việt Nam đã được nâng lên (Cục Chăn nuôi (2006) [3].
Nhiều công trình nghiên cứu khác đã được triển khai và công bố kết quả
về khả sinh trưởng, cho thịt của các cặp lai giữa đực Red Sindhi, Zebu với bò
vàng, lai kinh tế sử dụng tinh bò đực các giống Charolais, Limousin,
DroughtMaster, Simental phối với bò cái lai Sind (Đinh Văn Cải, 2007) [2].
Sử dụng tinh bò đực Red Angus, Droughtmaster với bò cái nền lai Sind (Đinh
Văn Tuyền và cs, 2010) [16].
1.1.4.2. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng tăng trọng của bò
Song song với công tác giống, phương thức chăn nuôi và chế độ dinh
dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trọng của bò. Trong những năm
qua, khẩu phần ăn của bò thường được phối chế từ các loại thức ăn thô và
thức ăn tinh, trong đó, thức ăn tinh thường được cho ăn riêng rẽ 1 - 2
lần/ngày. Nhưng ngày nay, tại các nước có nền chăn nuôi phát triển, khẩu
phần ăn cho bò (đặc biệt là bò sữa), đã được phối chế dưới dạng khẩu phần
hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh (TMR), theo định nghĩa của Cook và cs (2004)
[39], thì TMR là khẩu phần dùng để nuôi dưỡng gia súc, mà ở đó, các loại
thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn cung cấp protein, khoáng, vitamin và các
loại thức ăn bổ sung khác được phối chế thành một hỗn hợp thức ăn hoàn
chỉnh về mặt dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu của gia súc. Hỗn hợp thức ăn
hoàn chỉnh này sau đó được cho gia súc ăn tự do. Cook và cs (2004) [39],
nghiên cứu so sánh giữa cho ăn riêng hay cho ăn dưới dạng TMR trên bò vỗ
béo với khẩu phần gồm 23% cỏ ủ chua, 15% cây ngô ủ, 59% cám hỗn hợp và
21

×