Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiêu chuẩn 5 kiểm định chất lượng gd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.21 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO ĐÁNH GIA TIÊU CHUẨN 4
Hoạt động và kết quả ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
Mở đầu:
Khơng ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đó là mục tiêu trọng
tâm của nhà trường trong suốt các năm học vừa qua. Nhà trường luôn chú trọng
xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT
ban hành có sự vận dụng rà soát, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế
của trường, địa phương. Chỉ đạo giáo viên quan tâm chăm sóc sức khỏe, đảm bảo
an tồn cho trẻ tại nhóm lớp, thường xun rà sốt, điều chỉnh phương pháp giáo
dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục và phù hợp thực tế. Do đó kết quả giáo dục của
nhà trường luôn được đánh giá đạt chất lượng cao.
Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
Mức 1:
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo kế hoạch.
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục,
với điều kiện nhà trường.
c) Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Mức 2:
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng;
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu
của trẻ.
Mức 3:
a) Nhà trường phát triển Chương trình GDMN do Bộ GD và ĐT ban hành trên
cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới
đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương.
b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục của


nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mơ tả hiện trạng
Mức 1: Ngay từ đầu năm học nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch
thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo từng độ tuổi. Giáo viên dựa vào kế
hoạch năm của nhà trường xây dựng kế hoạch các chủ đề, tuần, ngày phù hợp với
điều kiện thực tế của lớp và đối tượng trẻ. Nhà trường đã triển khai và thực hiện tốt


2

kế hoạch chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, đã xây dựng kế hoạch giáo dục và chỉ
đạo các độ tuổi thực hiện theo kế hoạch đã đề ra [H1-1.8-01], [H1-1.5-02], [H11.7-02].
Căn cứ chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Chương
trình GDMN theo Thơng tư Thơng tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của
Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục
Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 và
số 51/2020/TT-BGDDT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số
nội dung của Chương trình GDMN, dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường. Nhà
trường đã cùng với các tổ chuyên môn xây dựng, phát triển chương trình phù hợp
với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. (Tìm hiểu về lễ hội tại đình
chùa ở địa phương, nghề nghiệp và cây trồng đặc trưng của quê hương Trường
Giang…). [H1-1.8-01], [H1-1.1-03], [H1-1.1-08].
Trong quá trình thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, nhà trường đã chỉ
đạo các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện rà sốt, đánh giá việc thực hiện
Chương trình giáo dục của từng độ tuổi theo 4 lĩnh vực đối với nhà trẻ; 5 lĩnh vực
đối với mẫu giáo. Từ đó có điều chỉnh kịp thời, phù hợp với từng độ tuổi, phù hợp
với khả năng của trẻ. Đồng thời, thực hiện cắt giảm chương trình, lên kế hoạch dạy
bù chương trình sau thời gian nghỉ phịng dịch Covid-19 ở các năm học 2019-2020,
2020-2021; 2022-2023 đảm bảo các mục tiêu cần đạt cuối các độ tuổi [H1-1.8-04];

[H1-1.5-02]. Tuy nhiên việc xác định hoạt động ở 1 số mục tiêu, nội dung chưa cụ
thể.
Mức 2: Nhà trường đã căn cứ vào kế hoạch giáo dục đã xây dựng và triển
khai thực hiện chương trình ở các độ tuổi theo các chủ đề. 100% số lớp thực hiện
tốt nội dung Chương trình CSGD trẻ. Trẻ có các kỹ năng hoạt động tốt, tỷ lệ trẻ đạt
ở các độ tuổi từ 85% - 99% các lĩnh vực [H1-1.5-02], [H5-5.1-01], [H1-1.1-03],
[H1-1.1-08].
Từ Chương trình khung của Bộ GD&ĐT nhà trường đã điều chỉnh, bổ sung
và phát triển mở rộng Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với văn hóa địa
phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ thông qua các hoạt động giáo dục
như: Với chủ đề “Nghề nghiệp” (Cho trẻ tìm hiểu về một số sản phẩm của nghề
nông,...); với chủ đề “Quê hương đất nước” (Cho trẻ tìm hiểu một số di tích, đình
chùa tại địa phương,...). [H1-1.8-01].
Mức 3:
Trong 5 năm qua nhà trường căn cứ vào Chương trình GDMN do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành để xây dựng và phát triển Chương trình GDMN hiệu quả,
phù hợp với thực tiễn của nhà trường, của địa phương. [H1-1.7-05], [H1-1.5-02].
Tuy nhiên việc tham khảo chương trình giáo dục mầm non của các nước trong khu
vực và thế giới để xây dựng chương trình GDMN của nhà trường cịn hạn chế.


3

Hàng năm sau khi thực hiện Chương trình nhà trường đã thực hiện tổng kết,
đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh cái
tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm
sóc và giáo dục trẻ [H5-5.5-01], [H1-1.5-02], [H1-1.1-03], [H1-1.8-04]. Các kế
hoạch giáo viên thường xuyên được điều chỉnh [H1-1.5-02]. Tuy nhiên việc rà soát
chưa được chủ động và chưa thường xuyên.
2. Điểm mạnh

Nhà trường tích cực, chủ động xây dựng và phát triển Chương trình GDMN
phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ. Hàng năm
nhà trường đã chủ động rà sốt, đánh giá việc thực hiện Chương trình GDMN và có
điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, địa phương. Thực
hiện tốt công tác tổng kết, đánh giá chương trình giáo dục, có điều chỉnh, cải tiến
nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ.
3. Điểm yếu
Xác định hoạt động ở 1 số mục tiêu, nội dung chưa cụ thể. Việc rà soát,
điều chỉnh kế hoạch giáo dục trẻ của một số giáo viên đạt hiệu quả chưa cao.
Việc tham khảo chương trình giáo dục mầm non của các nước trong khu vực
và thế giới để xây dựng chương trình GDMN của nhà trường còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Nội dung thực hiện: Tiếp tục duy trì và
phát huy những điểm mạnh trong xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực
hiện Chương trình GDMN. Khắc phục những hạn chế trong việc xây dựng kế
hoạch giáo dục năm, kế hoạch giáo dục chủ đề và kế hoạch tuần đảm bảo đầy đủ
mục tiêu, nội dung và hình thức tổ chức thực hiện, đảm bảo thông suốt các nội
dung, hoạt động. Thực hiện có hiệu quả việc rà sốt, điều chỉnh kế hoạch giáo dục
hàng năm. Tổ chức tập huấn, thăm quan học tập mơ hình dạy học điểm.
Biện pháp thực hiện: Cử cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cốt cán tham
gia các lớp tập huấn chuyên mơn do Phịng GD&ĐT tổ chức, phân cơng 01 đồng
chí Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn cùng tổ trưởng Tổ chuyên môn bồi
dưỡng, hướng dẫn cho giáo viên về cách xây dựng kế hoạch giáo dục chủ đề và kế
hoạch tuần, kế hoạch ngày. Tổ chức thảo luận, lắng nghe ý kiến, kiểm tra thực tiễn
việc thực hiện Chương trình GDMN của các lớp. Thành lập tổ nghiệp vụ chun
mơn thường xun kiểm tra, rà sốt, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho
phù hợp với thực tế nhà trường.
Người thực hiện: Cán bộ quản lý, giáo viên.
Thời gian thực hiện: Ngay từ đầu năm học và những năm học tiếp theo.
Kinh phí thực hiện: Dự kiến cho công tác bồi dưỡng, tập huấn khoảng

2.000.000 đến 3.000.000đ/năm.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3


4

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động ni dưỡng, CS&GD trẻ.
Mức 1:
a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội
dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường.
b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui
chơi, trải nghiệm.
c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với
độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 2:
Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung
quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 3:
Tổ chức mơi trường giáo dục trong và ngồi lớp học phù hợp với nhu cầu,
khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui
chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Trong những năm qua, nhà trường đã thực hiện linh hoạt các phương pháp:
Đàm thoại; quan sát; trò chuyện; thực hành,... để tổ chức hoạt động ni dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ, đảm bảo phù hợp với mục tiêu nội dung giáo dục, phù
hợp với trẻ mầm non và điều kiện thực tế của nhà trường. Khuyến khích giáo viên
ở các tổ chun mơn có sự sáng tạo trong chăm sóc, giáo dục trẻ [H1-1.5-02]; [H55.2-01]. Bên cạnh đó cũng cịn một số giáo viên chưa linh hoạt trong việc tổ chức
các hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ.
Nhà trường đã tổ chức tốt môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho

trẻ được vui chơi, trải nghiệm. 100% các lớp mẫu giáo đã xây dựng được môi
trường trong và ngoài lớp cho trẻ hoạt động. Bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi, các
nguyên vật liệu từ thiên nhiên an tồn cho trẻ hoạt động. Trong lớp có sự bố trí các
góc chơi cố định xen kẽ các góc chơi di động để tạo hứng thú cho trẻ khi hoạt
động. Khu vực hành lang ngồi lớp học có bố trí các khu chơi vận động, thư viện,
góc thiên nhiên tạo nhiều cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm. Các khu điểm
trường đều có bố trí khu vui chơi với cát sỏi, góc chợ quê đảm bảo phong phú về
chủng loại đồ dùng đồ chơi, khu vực chơi an tồn, diện tích đảm bảo cho trẻ hoạt
động [H5-5.2-02], [H1-1.1-03], [H1-1.1-08]. Tuy nhiên khả năng sáng tạo của một
số giáo viên trong nhà trường trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt
động còn hạn chế.
Nhà trường đã tổ chức được nhiều các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình
thức đa dạng, phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Các
hoạt động đều phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ: Ngày hội đến trường của bé,


5

tết trung thu; làm bưu thiếp tặng cô, tặng mẹ nhân các ngày lễ 8/3, 20/10/, 20/11;
làm chú bộ bộ nhân ngày 22/12; tham quan trường Tiểu học; ngày tết nguyên đán,
… Bộ phận chuyên môn luôn quan tâm chỉ đạo giáo viên tổ chức phong phú các
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp. Các tổ chun mơn thực hiện sinh hoạt
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học hàng tháng đạt hiệu quả cao. Giáo viên
thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo nhiều hình thức phong phú
đảm bảo nhu cầu hứng thú của trẻ. Khuyến khích giáo viên tăng cường tổ chức cho
trẻ hoạt động cá nhân, theo nhóm trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hàng
ngày để nắm bắt được khả năng, nhu cầu của trẻ [H1-1.5-02]; [H1-1.1-03], [H55.2-03], [H1-1.1-08], [H1-1.1-03]. Tuy nhiên một số giáo viên chưa linh trong
việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo nhóm, cá nhân.
Mức 2:
Hàng năm nhà trường đã tích cực tổ chức các hoạt động thực hành, trải

nghiệm, khám phá môi trường xung quanh như: Ngày hội đến trường của bé; ngày
tết quê em; bé vui tết trung thu… Các hoạt động đều phù hợp với nhu cầu, hứng thú
của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Hàng tháng các lớp đều có tổ chức một
hoạt động trải nghiệm như làm bưu thiếp tặng cô, tặng mẹ nhân các ngày lễ 8/3,
20/10/, 20/11; tập làm chú bộ bộ, tham quan doanh trại bộ đội nhân ngày 22/12;
tham quan trường Tiểu học; tập gói bánh chưng ngày tết nguyên đán, làm bánh trôi,
bánh chay ngày tết hàn thực… [H5-5.2-04], [H1-1.5-02], [H5-5.2-04].
Mức 3:
Trong 5 năm nhà trường thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Trường Mầm non Trường Giang đã tích cực chủ
động xây dựng mơi trường giáo dục trong và ngồi lớp theo hướng mở và luôn
hướng về trẻ. Nhà trường đã xây dựng được các khu vui chơi như: Khu vui chơi
trải nghiệm, khu vui chơi với cát sỏi, nước; khu vui chơi phát triển vận động, khu
vui chơi thiên nhiên, khu trải nghiệm vườn rau... các khu vui chơi được sắp xếp, bố
trí khoa học, đảm bảo tính giáo dục và phát triển. Thực hiện trang trí mơi trường
trong lớp phù hợp độ tuổi. Với trẻ 3 tuổi môi trường lớp học trang trí có chi tiết to
hơn, mảng tường bố trí thấp hơn so với mơi trường lớp học của trẻ 4- 5 tuổi. Tăng
cường môi trường chữ viết ở các lớp 5 tuổi. Bổ sung thêm các nguyên vật liệu mở
để cho trẻ hoạt động, sáng tạo trong cách xây dựng mơi trường trong và ngồi lớp
[H5-5.2-02], [H1-1.1-03]. [H5-5.2-04]. Tuy nhiên còn một số giáo viên chưa chủ
động, linh hoạt trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động.
2. Điểm mạnh
Trường đã tích cực, chủ động, sử dụng linh hoạt các phương pháp, đảm bảo
phù hợp với mục tiêu nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà
trường. Tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả bằng nhiều hình thức đa dạng phù
hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế. Nhà trường đã vận dụng linh hoạt, lựa


6


chọn các nội dung trải nghiệm, khám phá phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và
điều kiện thực tế, mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Đã tổ chức và thực hiện tốt môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù
hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia
hoạt động vui chơi, trải nghiệm, tạo điều kiện để tổ chức tốt hoạt động nuôi dưỡng,
CSGD trẻ theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”.
3. Điểm yếu:Một số giáo viên trong nhà trường cịn dập khn, chưa chủ
động, chưa sáng tạo trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nội dung thực hiện: Tiếp tục tổ chức các hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên
môn. Bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên tạo môi trường giáo dục theo hướng “Lấy trẻ
làm trung tâm” và khai thác sử dụng môi trường giáo dục vào các hoạt động cho trẻ
đạt hiệu quả cao. Thường xuyên duy trì và tổ chức hiệu quả các hoạt động vui chơi,
trải nghiệm khám phá cho trẻ. Tiếp tục thực hiện tốt việc “Xây dựng trường mầm
non lấy trẻ làm trung tâm” trong những năm tiếp theo. Huy động nguồn kinh phí từ
các tổ chức, cá nhân.
Biện pháp thực hiện: Hàng năm Ban giám hiệu cùng các tổ trưởng tổ chuyên
môn xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên mới về kinh
nghiệm tổ chức lớp học và xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của từng
nhóm, lớp. Khai thác, sử dụng mơi trường giáo dục vào các hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ thường xuyên hiệu quả, bằng hình thức dự giờ, thăm lớp để tư vấn cho
giáo viên; thường xuyên chỉ đạo để duy trì và tổ chức hiệu quả các hoạt động vui
chơi, thực hành, trải nghiệm, khám phá cho trẻ. Tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề
“Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, phấn đấu môi trường giáo dục
của nhà trường đạt tiêu chuẩn của trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia.
Người thực hiện: Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường
Thời gian thực hiện: Từ năm học 2023-2024 và giai đoạn 2023-2028, hàng
năm duy trì và phát triển bền vững các hoạt động trên.
Kinh phí thực hiện: Dự kiến kinh phí hàng năm cho hoạt động xây dựng môi

trường giáo dục khoảng 20.000.000 đến 30.000.000 đồng/năm.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 5.3: Kết quả ni dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
Mức 1:
a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động
chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình
trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định.


7

c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những
biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 2: a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về
các vấn
đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định.
c) 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những
biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 3:
Có ít nhất 95% trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.
1. Mơ tả hiện trạng
Mức 1:
Hàng năm nhà trường đã chủ động phối hợp với trạm y tế xã Trường Giang
để tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ tổ chức khám sức khỏe cho trẻ
định kỳ 2 lần/ năm học (Vào thời điểm tháng 10 và tháng 3). Kết quả khám sức
khoẻ hàng năm của trẻ. Tổ chức chiến dịch tẩy giun cho trẻ định kỳ 2 lần/năm,
uống vitaminA 1 lần/năm… [H5-5.3-01], [H5-5.3-02], [H5-5.3-03], [H1-1.1-03].

Tuy nhiên đôi khi trong công tác phối hợp giữa trạm y tế và nhà trường còn chậm
chưa linh hoạt.
Nhà trường hàng năm đã phối hợp với y tế tổ chức cho 100% trẻ được kiểm
tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ
tăng trưởng theo quy định 4 lần/năm [H5-5.3-04], [H5-5.3-02].
Hàng năm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm đều giảm so với đầu năm 0,8-2%;
năm học 2022-2023 tỷ lệ trẻ suy dinh dưởng thể nhẹ cân 3,2% , trẻ suy dinh dưỡng
thấp còi 4% ; trẻ thừa cân béo phì đầu năm chiểm tỉ lệ từ 1%. Sau khi nhà trường
phối hợp cùng với y tế được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp. Có kế hoạch
phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng của y tế nhà trường, có thực đơn thay đổi theo tuần,
tháng, theo mùa đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ cải
thiện so với đầu năm học trẻ suy dinh dưỡng cuối năm còn 1%; tỉ lệ trẻ thấp còi tỉ lệ
1,8%; [H5-5.3-04]; [H5-5.3-05], [H1-1.1-03].
Mức 2:
Nhà trường đã tổ chức tư vấn cho cha mẹ các vấn đề liên quan đến sức khỏe,
phát triển thể chất và tinh thần, đáp ứng các yêu cầu về phát triển của trẻ. Phối hợp
với giáo viên ở các lớp tuyên truyền cho các bậc phụ huynh kiến thức “Nuôi con
khỏe, dạy con ngoan, bảo vệ bé an toàn”. 100% các lớp thực hiện thường xuyên các
nội dung tư vấn cho phụ huynh chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, các biện pháp
phịng dịch thơng qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ hàng ngày, qua nhóm
Zalo của lớp [H4-4.1-01], [H4-4.1-01], [H4-4.1-06], [H5-5.3-06], [H5-5.3-07],


8

[H5-5.3-06]. Bên cạnh đó cũng cịn một số phụ huynh chưa nhiệt tình trong cơng
tác phối hợp với giáo viên.
Hoạt động ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe của trẻ được nhà trường quan
tâm và thực hiện hiệu quả, việc tính tốn khẩu phần ăn cho trẻ ăn cho trẻ của nhà
trường được thực hiện trên phần mềm Nutrikis, Nutriall. Do vậy chế độ dinh dưỡng

của trẻ đảm bảo cân đối về dưỡng chất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định
[H1-1.10-06], [H5-5.3-08].
Nhà trường đã đảm bảo cho 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì
được can thiệp bằng nhiều hình thức phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được
cải thiện nhiều so đầu năm với cuối năm [H5-5.3-05], [H5-5.3-04], [H1-1.1-03].
Mức 3:
Hàng năm có 95% - 98% trẻ khỏe mạnh. Trong đó trẻ phát triển bình thường
về cân nặng 98% %; trẻ phát triển bình thường về chiều cao chiếm tỉ lệ 97,2% [H55.3-04], [H1-1.1-03].
2. Điểm mạnh
Hàng năm Trường Mầm non Trường Giang đã thực hiện tốt công tác phối
hợp với trạm y tế xã Trường Giang để khám sức khỏe cho trẻ. Tuyên truyền, tư vấn
cho cha mẹ trẻ các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần,
thực hiện tốt cơng tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để làm tốt cơng tác
chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định. 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì
được can thiệp bằng những biện pháp tích cực, phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của
trẻ được cải thiện nhiều so với đầu năm học.
3. Điểm yếu
Bên cạnh đó cũng cịn một số phụ huynh chưa nhiệt tình trong công tác phối
hợp với giáo viên trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh béo phì
cịn chiểm tỷ lệ cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nội dung thực hiện: Tiếp tục phát huy tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
có biện pháp giảm tỉ lệ trẻ mắc bệnh béo phì.
Biện pháp thực hiện: Nhà trường giao cho đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách
cơng tác chăm sóc sức khỏe và ni dưỡng cùng giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt
công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Giao cho nhân viên y tế tham
mưu cho nhà trường xây dựng kế hoạch, điều chỉnh các biện pháp tổ chức chăm
sóc ni dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Xây dựng kế hoạch, điều chỉnh các

biện pháp tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Tuyên truyền,
phối hợp với phụ huynh, trạm y tế thực hiện tốt cơng tác ni dưỡng, chăm sóc sức
khỏe cho trẻ.


9

Người thực hiện: Cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường
Thời gian thực hiện: Ngay từ đầu năm học và những năm tiếp theo
Dự kiến kinh phí: 2 đến 3 triệu đồng/năm
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục
Mức 1:
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5
tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi, 80% đối với trẻ
dưới 5 tuổi.
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất
85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 80%.
c) Trẻ khuyết tật học hịa nhập, trẻ có hồn cảnh khó khăn được nhà trường
quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân.
Mức 2:
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5
tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ
dưới 5 tuổi.
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất
95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90%.
c) Trẻ khuyết tật học hịa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.
Mức 3:
a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hồn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất
97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 95%.

b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.
1. Mơ tả hiện trạng
Mức 1:
Hàng năm nhà trường đã thực hiện tốt công tác phát triển số lượng, chất
lượng, Tỷ lệ chuyên cần hàng năm đối với trẻ 5 tuổi đạt từ 86% trở lên. Cụ thể:
Năm học 2018 - 2019 đạt 94,8 %; năm học 2019 - 2020 đạt 92,2 %; năm học 2020
- 2021 đạt 94,5%; năm học 2021 - 2022 đạt 86%. năm học 2022 - 2023 đạt
90,4%. Trẻ dưới 5 tuổi đạt 81% - 94%. [H1-1.5-01]; [H5-5.4-01]. Do ảnh hưởng
dịch covid -19 trẻ nghỉ học ở nhà chính vì vậy tỉ chun cần chưa cao.
Tỷ lệ trẻ 5 tuổi trong nhà trường hồn thành Chương trình hàng năm đạt
100%. Cụ thể: Năm học 2018 - 2019 số trẻ hoàn thành 47/ 47 đạt 100%; năm học
2019 - 2020 số trẻ hoàn thành 56 /56 đạt 100%; năm học 2020 - 2021 số trẻ hoàn
thành 66/66 đạt 100%; năm học 2021 - 2022 số trẻ hoàn thành 45/45 đạt 100%.
năm học 2022 - 2023 số trẻ hoàn thành 55/ 55 đạt 100% [H5-5.4-02], [H5-5.4-03].
Mức 2:
Tỷ lệ chuyên cần hàng năm của nhà trường đạt từ 90 - 94% đối với trẻ 5 tuổi


10

và 86 - 95% đối với trẻ dưới 5 tuổi Cụ thể: Năm học 2022 - 2023 trẻ 5 tuổi tỉ lệ
chuyên cần đạt 90,4 %; trẻ dưới 5 tuổi tỉ lệ chuyên cần đạt 87,3 % [H1-1.5-01],
[H5-5.4-01]. Do ảnh hưởng dịch bệnh covid – 19, học sinh nghỉ dịch nhiều nên dẫn
đến tỉ lệ chuyên cần của trẻ còn thấp.
Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hồn thành Chương trình đảm bảo theo quy định tại điểm b
tiêu chí 4, tiêu chuẩn 5 điều 16 Thông tư 19/2018. Năm học 2022 - 2023 số trẻ
hoàn thành 55/55 đạt 100%. [H5-5.4-02], [H5-5.4-03].
Mức 3:
- Tỷ trẻ 5 tuổi hồn thành Chương trình hàng năm đạt 100% đảm bảo theo quy
định tại điểm b tiêu chí 4, tiêu chuẩn 5 điều 16 Thơng tư 19/2018. Cụ thể: Cụ thể:

Năm học 2018 - 2019 số trẻ hoàn thành 47/ 47 đạt 100%; năm học 2019 - 2020 số
trẻ hoàn thành 56 /56 đạt 100%; năm học 2020 - 2021 số trẻ hoàn thành 66/66 đạt
100%; năm học 2021 - 2022 số trẻ hoàn thành 45/45 đạt 100%. năm học 2022 2023 số trẻ hoàn thành 55/ 55 đạt 100% [H5-5.4-02], [H5-5.4-03].
2. Điểm mạnh
Nhà trường thực hiện tốt cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất được
xây dựng khang trang, được trang bị các thiết bị dạy học đảm bảo phù hợp đã thu
hút tỷ lệ trẻ đến trường cao. Tỷ lệ chuyên cần hàng năm đạt cao hơn so với yêu cầu
quy định tại Điều 21 của Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018.
Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hồn thành chương trình GDMN hàng năm đều đạt 100%.
3. Điểm yếu
Một số ít PHHS chưa thực sự quan tâm chú ý đến việc đưa con đi học trong
những buổi thời tiết thất thường và đặc biệt là vào mùa đông nên tỷ lệ trẻ chuyên
cần của trẻ dưới 5 tuổi còn hạn chế
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nội dung thực hiện: Tiếp tục duy trì phát huy điểm mạnh, thực hiện tốt cơng
tác chăm sóc giáo dục trẻ. Duy trì tỷ lệ chun cần và tỷ lệ trẻ 5 tuổi hồn thành
chương trình giáo dục mầm non hàng năm. Nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ
hiểu sâu nội quy, quy chế của trường và lớp học, nắm được thời gian chương trình
CSGD trẻ trong một ngày để đảm tỷ lệ chuyên cần ở các độ tuổi bé Biện pháp thực
hiện: Hàng năm nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác phát triển, nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Nâng cao hoạt động tuyên truyền huy động trẻ trong
độ tuổi ra lớp, duy trì tỉ lệ chuyên cần và tỉ lệ trẻ 5 tuổi hồn thành chương trình.
Tăng cường cơng tác bồi dưỡng tuyền truyền Phụ huynh học sinh thực hiện đưa trẻ
đi học đều. Mời PHHS tham gia một số hoạt động giáo dục để phụ huynh nhận
thức rõ hơn.
Người cải tiến: Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường
Thời gian thực hiện: Ngay từ đầu năm học và những năm học tiếp theo, tiếp
tục duy trì và làm tốt nhiệm vụ này theo kế hoạch đề ra.



11

Dự kiến kinh phí: 1.000.000đ đến 2.000.000đ/ năm
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Kết luận về Tiêu chuẩn 5:
Với quan điểm: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là
nhiệm vụ hàng đầu, nên trong 5 năm qua toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên,
trong trường đều đã cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục
trẻ trẻ. Nhà trường ln chú trọng cơng tác ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe và đảm
bảo an toàn cho trẻ. Trong những năm qua, số trẻ có chiều cao, cân nặng ở kênh
phát triển bình thường luôn đạt tỷ lệ cao từ 95-98%, số trẻ bị thừa cân, béo phì
giảm, số trẻ suy dinh dưỡng được phục hồi từ 1-2% mỗi năm. Đồng thời tích cực
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học, chú
trọng tới sự phát triển của cá nhân trẻ một cách chủ động tích cực, rèn luyện kĩ
năng sống cho trẻ nhằm đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non
giúp trẻ em phát triển tồn diện về các mặt: Thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị tâm thế tốt cho
trẻ vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực
và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ
tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc
học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Nhà trường thực hiện
nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non, kế hoạch giảng dạy, có sự mạnh dạn
vận dụng, lồng ghép một số nội dung chương trình giáo dục tích hợp, tổ chức các
hội thi, các hoạt động trải nghiệm, ngày hội, ngày lễ,... đã thực sự góp phần tạo sân
chơi bổ ích cho trẻ, giúp trẻ vui thích đến trường và giáo dục trẻ phát triển một cách
toàn diện.
Một số giáo viên cịn dập khn chưa chủ động sáng tạo trong việc xây dựng
môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động; kỹ năng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
ban đầu của một số giáo viên còn hạn chế, do giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật, cách ghi chép hồ sơ giáo dục trẻ khuyết

tật chưa khoa học.
+ Tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn: 5
+ Số tiêu chí đạt: (MĐ1: 4, MĐ2: 4, MĐ3: 4)
+ Số tiêu chí khơng đạt: 0
Trường Giang, ngày tháng năm 2023
Người viết báo cáo tiêu chuẩn
Nhóm Trưởng

Nguyễn Thị Mến



×