Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Thực trạng tổ chức hạch toán Kế toán tại Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông & di động HTI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.41 KB, 59 trang )


MỤC LỤC
Trang
Danh mục viết tắt.........................................................................................................2
Danh mục sơ đồ bảng biểu..........................................................................................3
Lời mở đầu...................................................................................................................5
Phần 1. Tổng quan về công ty cổ phần.....................................................................6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty............................................6
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.............................................11
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.......................................12
Phần 2. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần dịch vụ viễn
thông và di động HTI...............................................................................................13
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.....................................................................13
2.2. Đặc điểm vận dụng các chế độ, chính sách kế toán..........................................14
2.3. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu.......................................17
2.4. Quy trình lập báo cáo tài chính.........................................................................47
Phần 3. Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại công ty..................................51
3.1. Những ưu điểm........................................................................................51
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân................................................................52
3.3. Kiến nghị.................................................................................................54
Kết luận......................................................................................................................57
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................58

1
DANH MỤC VIẾT TẮT

 CP : Cổ Phần
 TW: Trung ương
 QĐ: Quyết định
 CĐKT: Chế độ kế toán
 BTC: Bộ tài chính


 TK: Tài khoản
 GTGT: Giá trị gia tăng
 CTGS: Chứng từ ghi sổ
 VNĐ: Việt Nam Đồng
2
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 01: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ 02: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ 03: Quy trình hạch toán theo hình thức Chứng từ - Ghi sổ tại công ty
Sơ đồ 04: Quy trình tổ chức và luân chuyển chứng từ TSCĐ
Sơ đồ 05: Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ TSCĐ
Sơ đồ 06: Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL, CCDC
Sơ đồ 07: Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho NVL, CCDC
Sơ đồ 08: Hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ song song
Sơ đồ 09: Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ NVL, CCDC
Sơ đồ 10: Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ tiền mặt.
Sơ đồ 11: Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ TGNH.
Sơ đồ 12: Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ thanh toán.
Sơ đồ 13: Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ lương và các khoản trích theo lương.
Sơ đồ 14: Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá
thành sản phẩm.
Sơ đồ 15: Quy trình lập BCTC
Bảng 01: Bảng quỹ tiền lương công ty
Bảng 02: Bảng cân đối kế toán cuối năm 2006 và 2007
Bảng 03: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007
Bảng 04: Phản ánh nghiệp vụ thu tiền vào sổ quỹ.
Bảng 05: Phản ánh nghiệp vụ thu tiền vào chứng từ ghi sổ.
Bảng 06: Phản ánh nghiệp vụ thu tiền vào sổ cái TK 111
Bảng 07: Phiếu chi tiền mặt.
Bảng 08: Phản ảnh phiếu chi vào sổ quỹ

Bảng 09: Lập chứng từ ghi sổ chi tiền mặt
3
Bảng 10: Bảng kê nộp séc
Bảng 11: Mẫu sao kê tài khoản chi tiết
Bảng 12: Phản ảnh nghiệp vụ tăng tiền gửi VNĐ vào sổ tiền gửi ngân hàng
Bảng 13: Chứng từ ghi sổ Nợ TK112
Bảng 14:Phản ảnh nghiệp vụ tăng tiền gửi vào sổ cái TK112
Bảng 15: Lệnh chi
Bảng 16: Phản ánh nghiệp vụ làm giảm tiền gửi VNĐ vào sổ chi tiết tiền gửi
Bảng 17: Chứng từ ghi sổ Có TK112
Bảng 18: Mẫu sổ chi tiết chi phí SXKD


4
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, với những tăng trưởng ấn tượng và bứt phá ngoạn mục,
viễn thông Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế đầu tàu, thu hút sự
quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài. Khi Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của WTO, các doanh nghiệp (DN) viễn thông cũng như các DN cung cấp
dịch vụ viễn thông Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức. Trước tình hình đó
để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải có những phương pháp quản lý có
hiệu quả tình hình sản xuất kinh doanh. Và công tác kế toán với nhiệm vụ cơ bản là
cung cấp thông tin về kinh tế tài chính cho những người ra quyết định; là công cụ có
hiệu quả trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các tài liệu về cung ứng,
dự trữ và sử dụng tài sản từng loại trong quan hệ với nguồn hình thành từng loại tài
sản đó, góp phần bảo vệ tài sản; giám sát tình hình kinh doanh của công ty, góp phần
nâng cao hiệu quả tình hình kinh doanh, hiệu quả nguồn vốn; theo dõi tình hình huy
động và sử dụng, giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ với
Nhà nước, với các đơn vị bạn. Bởi những lý do đó mà công tác kế toán có vai trò
quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, cũng chính vì

vậy mà công tác kế toán được đặt lên hàng đầu trong bộ máy quản lý của doanh
nghiệp.
Xuất phát từ nhận thức quan trọng của công tác hạch toán và quản lý cùng với
thời gian kiến tập tại công ty em đã được các anh chị ở công ty và thày giáo PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Quang tận tình giúp đỡ, em đã có thể hiểu sâu sắc về công ty nói
chung, công tác kế toán nói riêng.
Những kiến thức tích lũy trong quá trình kiến tập em xin được trình bày trong
báo cáo kiến tập này. Nội dung báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1. Tổng quan về Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI.
Phần 2. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty.
Phần 3. Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại công ty.
5

NỘI DUNG
Phần 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ
VIỄN THÔNG HTI.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
 Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI là công ty cổ phần được
thành lập năm 2007 cùng với sự góp vốn của năm thành viên trong hội đồng
quản trị không có vốn của nhà nước. Với phương châm kinh doanh: “Sự hài
lòng của khách hàng là niềm vui của công ty”.
 Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ DI ĐỘNG HTI.
Tên giao dịch: HTI TELECOMMUNICATION AND MOBILE SERVICES JOINT
STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: HTI MOBILE.,JSC
Theo giấy đăng ký kinh doanh số 0103015861 ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngành nghề kinh doanh của công ty là:
 Sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin;
 Kinh doanh, phân phối linh kiện, thiết bị điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng,
các loại máy móc công nghiệp và thiết bị công nghệ cao;

 Tư vấn, lắp đặt và mua bán thiết bị điện, tự động hóa, viễn thông, cơ điện lạnh, phòng cháy chữa cháy và
kỹ thuật bảo vệ, quan sát;
 Tư vấn, lắp đặt và mua bán các trang thiết bị và phần mềm bảo mật mạng lưới viễn thông và công nghệ
thông tin;
 Tư vấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông,
điều khiển, tự động hóa;
 Mua bán và phân phối các loại thiết bị di động, bao gồm; điện thoại di động,
bộ đàm, máy chụp ảnh, máy quay phim, máy tính, máy nghe nhạc;
 Sản xuất phần mềm tin học;
 Cung cấp dịch vụ thiết lập, khai thác cơ sở dữ liệu, dịch vụ lưu trữ và xử lý
dữ liệu;
6
 Tư vấn xây dựng, cung cấp các dịch vụ nội dung và các dụch vụ giá trị gia
tăng;
 Dịch vụ truyền thông đa phương tiện;
 Dịch vụ thông tin giải trí với truyền hình;
 Dịch vụ bình chọn giải trí trên các phương tiện thông tin đại chúng;
 Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo;
 Tổ chức các sứ kiện;
 Kinh doanh các khu vui chơi giải trí ( không bao gồm kinh doanh phòng hát
karaoke, vũ trường, quán bar), dịch vụ và sản phẩm phục vụ vui chơi giải trí,
các sản phẩm quà tặng;
 Kinh doanh siêu thị;
 Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách (bao gồm cả
khách du lịch) bằng xe ô tô;
 Dịch vụ lắp đặt, thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì các máy móc thiết bị
công ty kinh doanh;
 In và các dịch vụ liên quan đến in theo quy định của pháp luật hiện hành;
 Xây dựng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin, công trình hạ tầng
cơ sở;

 Trụ sở của công ty tại số 116, phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa,
TP Hà Nội.
 Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VND
 Chịu trách nhiệm trước pháp luật: Tổng giám đốc: Đoàn Ngọc Phương.
 Thành viên:
 Liên hiệp sản xuất công nghệ cao viễn thông tin học; Đại diện: Trần Thị
Bạch Tuyết.
 Công ty cổ phần công nghệ cao H.I.T; Đại diện Trương Thế Phương.
 Đoàn Ngọc Phương.
7
 Trần Thị Nguyệt.
 Nguyễn Văn Lợi.
 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Trước khi chuyển đổi doanh nghiệp sang loại hình công ty cổ phần vào ngày 14
tháng 2 năm 2007 theo giấy đăng ký kinh doanh số 0103015861 ngày của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
công ty thuộc loại hình công ty TNHH. Từ khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho tới nay doanh nghiệp đã có những thay đổi
đáng kể. Cụ thể như sau:
Năng lực tài chính: Nguồn tài chính của công ty chủ yếu là nguồn vốn góp của
các thành viên và vốn vay từ ngân hàng. Vốn cho kinh doanh hiện nay thường được
huy động bằng cách bổ sung thêm vốn góp, nhưng chủ yếu là vốn huy động từ
nguồn vay ngắn hạn ngân hàng.
Tình hình lao động: Do là một công ty cổ phần có quy mô nhỏ nên số lao động
của công ty hiện tại chỉ có khoảng 45 lao động trong đó bao gồm cả giám đốc. Lao
động công ty chủ yếu là cử nhân kinh tế và kỹ sư với mức lương bình quân là
2.300.000VND/tháng.
Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007
Tổng quỹ tiền lương (đồng) 324.000.000 600.000.000 1.104.000.000
Lao động bình quân (người) 15 25 40

Thu nhập bình quân
(triệu đồng/tháng)
1.800.000 2.000.000 2.300.000
Bảng 01: Bảng quỹ tiền lương công ty
Ta thấy mức lương bình quân của lao động tại công ty có xu hướng tăng qua các
năm, ngay cả khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CUỐI NĂM 2006, 2007:
CHỈ TIÊU

SỐ
NĂM
2006 2007
TÀI SẢN
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 4.005.776.800 4.248.036.377
1. Tiền mặt tại quỹ 110 15.954.000 210.810.500
2. Tiền gửi Ngân hàng 111 320.840.195 360.185.632
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn 112
4.Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 113
8
ngắn hạn(*)
5. Phải thu của khách hàng 114 1.380.698.783 1.810.530.865
6. Các khoản phải thu khác 115 90.128.320 55.630.982
7. Dự phòng phải thu khó đòi ngắn hạn(*) 116
8. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 117
9. Hàng tồn kho 118 2.198.163.502 1.810.878.398
10. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 129
11. Tài sản lưu động khác 120
II. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 420.869.500 544.629.690
1. Tài sản cố định 210 420.869.500 544.629.690
- Nguyên giá 211 460.386.630 498.982.365

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (39.517.130) (45.647.325)
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 213
3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu
tư dài hạn (*)
214
4. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang 215
5. Chi phí trả trước dài hạn 216
CỘNG TÀI SẢN (250=100+200) 250 4.426.646.300 4.792.666.067
NGUỒN VỐN
I. NỢ PHẢI TRẢ 300 801.520.980 587280022
1. Nợ ngắn hạn 310 940.880.920 743.910.240
- Vay ngắn hạn 311 690.428.530 580.735.290
- Phải trả cho người bán 312 250.452.390 163.174.950
- Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 313 (139.359.940) (156.630.218)
- Phải trả người lao động 314
- Các khoản phải trả ngắn hạn khác 315
2. Nợ dài hạn 316
- Vay dài hạn 317
- Nợ dài hạn 318
II. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 3.625.125.320 4.205.386.045
1. Nguồn vốn kinh doanh 410 3.000.000.000 3.000.000.000
- Vốn góp 411 3.000.000.000 3.000.000.000
- Thặng dư vốn 412
- Vốn khác 413
2. Lợi nhuận tích luỹ 414
3. Cổ phiếu mua lại (*) 415
4. Chênh lệch tỷ giá 416
5. Các quỹ của doanh nghiệp 417
Trong đó - Quỹ khen thưởng, phúc lợi 418
9

6. Lợi nhuận chưa phân phối 419 625.125.320 1.205.386.045
CỘNG NGUỒN VỐN (430=300+400) 430 4.426.646.300 4.792.666.067
Bảng 02. Bảng cân đối kế toán cuối năm 2006, 2007
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
CHỈ TIÊU

SỐ
NĂM
2006 2007
1. Doanh thu thuần 11 4.986.650.320 5.895.786.535
2. Giá vốn hàng bán 12 3.865.742.545 4.203.354.420
3. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp
dịch vụ
13 1.120.907.775 1.692.432.115
4. Chi phí quản lý kinh doanh 14 207.600.601 297.256.618
5. Chi phí tài chính 15 64.630.504 40.959.827
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (20 = 13- 14- 15)
20 848.676.670 902.215.670
7. Thu nhập khác 21 19.552.941 319.931.645
8. Chi phí khác 22
9. Tổng lợi nhuận kế toán (30 = 20+21-22) 30 868.229.611 1.674.147.285
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 60 243.104.291 468.761.240
11. Lợi nhuận sau thuế (70 = 30 – 60) 70 625.125.320 1.205.386.045
Bảng 03: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007
Căn cứ vào Bảng CĐKT và Báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tình hình hoạt
động kinh doanh của công ty trong vòng hai năm gần đây khá tốt: lợi nhuận trước
thuế của công ty năm 2007 tăng 806 triệu so với năm 2006, tương ứng tốc độ tăng
92,8%. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách khá cao (năm
2006 khoảng 243 triệu, năm 2007 là 469 triệu), mức thuế đóng góp và lợi nhuận năm

2007 tăng khá lớn (lợi nhuận sau thuế tăng khoảng 580 triệu.
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Hoat động chính của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI là cung
cấp dịch vụ. Công ty nhập các thiết bị dưới dạng vật tu cùng công nghệ tiên tiến của
các hang nươc ngoài cho các dự án mạng viễn thông quốc gia. Do vậy quy trình sản
xuất chủ yếu được thể hiện qua các sản phẩm dịch vụ đặc trưng của công ty.
10
 Dịch vụ lắp ráp các linh kiện điện tử: Đây là loại hình mang lại nhiều lợi ích
cho công ty cả về mặt kinh tế và kỹ thuật. Đứng trên góc độ kinh tế, nếu như
nhập khẩu dưới dạng CKD ( nhập đồng bộ cả khối đã lắp ráp hoàn chỉnh) thì
giá sẽ cao hơn nhiều so với nhập khẩu SKD ( nhập linh kiện dưới dạng tháo rời)
và khi sử dụng sẽ không khai thác được hết tính năng dẫn đến lãng phí. Kh
công ty tiến hành nhập SKD sau đó mới lắp ráp hoàn chỉnh đã khiến cho giá
thiết bị nhập khẩu và giá dịch vụ kỹ thuật giảm, ngoài ra việc lắp ráp này giúp
công ty chủ động trong bảo hành, bảo dưỡng, giúp đội ngũ nhân viên kỹ thuật
có kỹ năng và hiểu biết chuyên sâu.
 Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật: Dịch vụ này mang lại một nguồn thu lớn.
 Dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì: Đây là một hoạt động dịch vụ vô cùng quan trọng,
nó đem tới sự an tâm của khách hàng khi mua hàng của công ty.
 Do chỉ hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên quy trình hoạt động kinh
doanh của Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động bao gồm cả mua hàng
và tiêu thụ hàng hoá. Quá trình lưu chuyển hàng hóa phần lớn được thể hiện ở
hình thức cung cấp hàng cho các công trình và cung cấp hàng cho các đại lý.
Hàng hoá sau khi nhập về, mua về được lưu trữ tại kho, sau đó được đưa tới các
điểm tiêu thụ.
Thị trường đầu ra của Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động tập trung ở
trong nước.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Chủ trương của công ty là tổ chức mô hình theo nguyên tắc gọn nhẹ và có hiệu
quả. Các phòng ban của công ty được kiện toàn tổ chức, bố trí lại với những cán bộ

chủ chốt, có trình độ chuyên môn đảm đương tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán
bộ kĩ thuật, chuyên viên, công nhânluôn được đào tạo, nâng cao trình độ, sắp xếp
theo năng lực để họ có những điều kiện áp dụng tư duy, sáng tạo trong công việc,
phát huy toàn bộ sức mạnh tổng hợp của công ty để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
11
Là một công ty cổ phần, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình
quản lý một cấp. Có thể khái quát bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần dịch vụ viễn
thông và di động HTI theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 01: Bộ máy quản lý
 Ban giám đốc gồm: Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là
người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về quản lý
và điều hành của công ty trong phạm vi quyền hành và nghĩa vụ điều lệ của
công ty, các văn bản quy định khác và quy định của pháp luật. Tổng giám đốc
là người quản lý và điều hành cao nhất, trực tiếp điều hành sản xuất tới từng
phòng ban bao gồm phụ trách chung và phụ trách công việc tổ chức, lao động,
tiền lương, kế toán thống kê. Ngoài Tổng giám đốc còn có thể ủy quyền cho
Phó tổng giám đốc khi gặp những công việc đột xuất.
 Phòng tài chính kế toán: Là phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc
và có trách nhiệm phản ánh, theo dõi tình hình tài sản , sự biến dộng của tài sản
trong quan hệ với nguồn vốn. Đồng thời cung cấp chính sách kịp thời thông tin,
tình hình tài chính phục vụ công tác ra quyết định của Giám đốc và các nhà
quản lý. Tham mưu cho giám dốc công ty về kế hoạch thu chi tài chính, cập
nhật chức từ sổ sách chi tiêu văn phòng
 Phòng kinh doanh: Đứng đầu là giám đốc có chức năng và nhiệm vụ thiết lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh.
 Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý nhân sự, tổ chức bộ máy quản
lý, điều hòa hoạt động của các phòng ban lên kế hoạch về nhân sự của công ty
và quản trị công tác hành chính hàng ngày.
 Phòng kỹ thuật và công nghê: có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về

các vấn đề kĩ thuật cho công ty.
Ban giám đốc
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng
kinh
doanh
Phòng kĩ
thuật và
công nghệ
Trung tâm
dịch vụ
khách hàng
12
 Trung tâm dịch vụ khách hàng: Cung cấp sản phẩm cũng nhu trực tiếp tư vấn
các vấn đề mà khách hàng quan tâm.
* * *
*
Phần 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY.
2.1. Đặc diểm tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 02. Bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung để phù hơp với
có cấu quản lý gọn nhẹ, khoa học và hiệu quả. Phòng kế toán tài chính của công ty
gồm 5 người trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.
Kế toán trưởng: là người giúp tổng giám đốc tổ chức bộ máy kế toán trong công

ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc công ty. Kế toán trưởng là người phụ
trách chung, có trách nhiệm tổ chức thực hiện chỉ đạo thống nhất công tác kế toán
thống kê tài chính trong công ty.
Phó phòng kế toán tài chính – kế toán ngân hàng và chi tiết: có nhiệm vụ trực tiếp
giải quyết công việc khi kế toán trưởng đi công tác. Thực hiện thanh toán nội bộ cho
cán bộ cho cán bộ công nhân viên trong công ty, các chứng từ hóa đơn chi tiêu hành
chính, tiền mặt và chuyển khoản…
Kế toán tổng hợp – Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi, tính khấu hao TSCĐ
cho toàn bộ TSCĐ hiện công ty đang nắm giữ và sử dụng. Lập báo cáo cập nhật các
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp -
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
thanh toán
Kế
toán
quỹ
Kế toán
ngân
hàng và
chi tiết
13
nghiệp vụ kinh tế phát sinh để lập báo cáo tài chính, cân đối tài khoản định kỳ, báo
cáo về các sự vụ kế toán.
Kế toán thanh toán với khách hàng về tiêu thụ sản phẩm: có nhiệm vụ thực hiện
các thủ tục thanh toán với khách hàng về tiêu thụ sản phẩm. Tổng hợp doanh thu
tính thuế với cơ quan nhà nước hàng tháng…
Kế toán vật tư kiêm kế toán quỹ: Chịu trách nhiệm thu chi tiền quỹ của công ty và

mọi chức trách thủ quỹ; quản lý quỹ, ghi chép đối chiếu các nghiệp vụ nhập – xuất –
tồn quỹ vật tư hàng hóa, làm thẻ vật tư, thường xuyên đối chiếu với kho để khớp số
dư.
2.2. Đặc điểm vận dụng các chế độ, chính sách kế toán
Kỳ kế toán: kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 hàng năm. Tuy nhiên do doanh nghiệp chính thức chuyển đổi sang công ty cổ
phần từ ngày 14/02/2007, nên kỳ ké toán đầu tiên của công ty cổ phần bắt đầu từ
thời điểm tại ngày 14/02/2007 đến ngày 31/12/2007.
Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập chứng từ, ghi sổ kế toán là đồng Việt Nam.
Chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền Việt Nam đồng tại thời điểm phát sinh theo
tỷ giá Ngân hàng nhà nước công bố.
Phương pháp kế toán áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, hàng tồn kho của công ty
được ghi sổ theo giá gốc, giá trị hàng tồn kho trong kỳ và tồn kho cuối kỳ được xác
điịnh theo phương pháp giá đích danh.
Công ty ghi nhận Tài sản cố định theo giá gốc, khấu hao Tài sản cố định được trích
theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao Tài sản cố định thực hiện theo
hướng dẫn tại Quyết định số 206/2003TC-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về chế
độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao Tài sản cố định của Bộ Tài Chính.
14
Đối với công ty, doanh thu được hạch toán phụ thuộc vào loại hình dịch vụ. Cổ tức
lợi nhuận được chia ghi nhận cổ tức hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp
vốn.
 Chứng từ kế toán:
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty đều được lập chứng từ gốc hợp lý,
hợp lệ, hợp pháp. Các chứng từ gốc là cơ sở để kế toán phần hành tiến hành ghi sổ
chi tiết, chứng từ ghi sổ, sổ cái. Kế toán tổng hợp sau khi nhận được số liệu của kế
toán phần hành mở tài khoản chữ T, lập bảng cân đối tài khoản và lên bảng cân đối
kế toán. Hết năm, sau khi các chứng từ kế toán được kiểm toán thì được chuyển
vào kho lưu trữ. Thời gian lưu trữ tùy thuộc vào mức độ quan trọng của các chứng

từ kế toán.
 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng:
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(Theo QĐ 15/2006/QĐ BTC 20/03/2006). Cách tổ chức hệ thống tài khoản dựa
trên các nghiệp vụ phát sinh và nhu cầu quản lý của công ty. Do là một doanh
nghiệp thương mại quy mô nhỏ nên công ty chỉ sử dụng các tài khoản có trong hệ
thống các tài khoản kế toán ban hành. Phần lớn các tài khoản sử dụng là tài khoản
cấp một. Chỉ có một số tài khoản liên quan đến thuế (như TK3333, TK3334,
TK3331...) và tài khoản tiền (TK1121,1122), công ty dùng tài khoản cấp hai để
theo dõi chi tiết.
 Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Quy trình hạch toán theo hình
thức Chứng từ - Ghi sổ tại công ty có thể khái quát thành sơ đồ 1.3:
Các chứng từ gốc sau khi được phân loại sẽ được phản ánh lên các Chứng từ -
Ghi sổ. Công ty thường chỉ có các Chứng từ - Ghi sổ: Nợ TK111, Có TK111, Nợ
TK112, Có TK112. Từ các Chứng từ - Ghi sổ, kế toán phản ánh lên các sổ cái TK,
15
từ đó lập Bảng cân đối tài khoản. Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản lập các Báo
cáo kế toán.
Sơ đồ 03: Quy trình hạch toán theo hình thức Chứng từ - Ghi sổ tại công ty
Từ chứng từ gốc, kế toán viên có nhiệm vụ vào các sổ chi tiết như thẻ kho, sổ
kho, sổ chi tiết vật liệu hàng hoá, sổ chi tiết doanh thu bán hàng... Từ đó lên các
Bảng kê chi tiết dùng đối chiếu với kế toán tổng hợp.
 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán:
Nhằm trình bày một cách tổng quát, hệ thống và toàn diện tình hình tài sản,
nguồn vốn, công nợ, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã sử
dụng các báo cáo tài chính sau:
 Bảng cân đối kế toán - mẫu số B01/DNN
 Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DNN
 Thuyết minh Báo cáo Tài chính - Mẫu số B09-DNN

 Bảng cân đối tài khoản - Mẫu số F01-DNN
16
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ - Ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Bảng kê
Công tác kế toán của công ty nói chung đã cung cấp tương đối đầy đủ, chính
xác các thông tin về mọi mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty đặc biệt là về vốn bằng tiền và các khoản thanh toán, góp phần quan trọng vào
việc quản lý vốn, phát huy hết tiềm năng lưu chuyển của vốn trong kinh doanh.
2.3. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu
2.3.1. Kế toán tài sản cố định
 Đặc điểm:
TSCĐ trong công ty chủ yếu là cơ sở vật chất và chiếm một tỷ trọng lớn trong
giá trị tài sản. Nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
TSCĐ rất đa dạng và phong phú, thuộc nhiều chủng loại để phù hợp với yêu cầu của
từng công việc khác nhau: đối với khối quản lý chủ yếu là máy điều hòa nhiệt độ, hệ
thống máy vi tính, máy in, máy photocopy… Đối với khối sản xuất , cung cấp dịch
vụ chủ yếu là các tài sản phục vụ cho công việc.
Để thuận tiện cho việc tính khấu hao, phân bổ chi phí, hình thành nguồn vốn
khấu hao để đầu tư, TSCĐ hiện có của công ty được phân loại theo theo công dụng
kinh tế. Với cách phân loại này TSCĐ của công ty được quản lý và sử dung một
cách khoa học, tổ chức hạch toán được chặt chẽ, từ đó thúc đẩy việc sử dụng TSCĐ
một cách hiệu quả nhất.
TSCĐ của công ty được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá
trị còn lại. TSCĐ được ghi sổ theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên tắc
đánh giá nguyên giá TSCĐ:

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn.
 Tài khoản sử dụng: TK 211: TSCĐ hữu hình, TK 212: TSCĐ thuê tài chính,
TK 213: TSCĐ vô hình…
Chứng từ sử dụng: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên
bản đánh giá giá trị TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên
bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…
17
Quy trình tổ chức và luân chuyển chứng từ TSCĐ:

Sơ đồ 04: Quy trình tổ chức và luân chuyển chứng từ TSCĐ
 Hạch toán trên sổ kế toán:
+ Sổ chi tiết: Sổ chi tiết cho từng loại vật liệu.
+ Sổ tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản
211, 212, 213.
+ Quy trình hạch toán sổ tổng hợp được thể hiện qua sơ đồ:
Nghiệp
vụ
TSCĐ
Bảo
quản
, lưu
trữ
Chủ
sở
hữu
Hội
đồng
giao
nhận,
thanh lý

Kế
toán
TSCĐ
Quyết
định
tăng
giảm
TSCĐ
Giao
nhận
TSCĐ
và lập
biên bản
Lập, hủy thẻ
TSCĐ, sổ chi tiết,
sổ tổng hợp, bảng
tính và phân bổ
khấu hao TSCĐ
18
Sơ đồ 05.
Đối với những công trình lớn, cán bộ trong công ty không thể sửa chữa
được, bộ phận quản lý phải lập biên bản bàn giao cho bôn phận sửa chữa. Khi TSCĐ
sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao, đơn vị phải lập các chứng từ sau: Hợp đồng sửa
chữa, biên bản nghệm thu khối lượng sửa chữa lớn đã hoàn thành, biên bản giao
nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành, lập báo cáo quyết toán số chi phí sửa chữa
lớn hoàn thành và trình duyệt quyết toán theo quy định của công ty. Cách hạch toán
của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI không trích trước chi phí sửa
chữa lớn mà dựa vào chi phí phát sinh thực tế và chi phí đó phải được sự phê duyệt
của Tổng giám đốc công ty.
2.3.2. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

 Đặc điểm:
Thẻ kho, sổ
chi tiết
TSCĐ
Bảng
tổng
hợp
chi tiết
TK
211
Bảng tổng hợp tăng
giảm TSCĐ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản
211
Bảng cân đối phát
sinh
Báo cáo tài chính
Hóa đơn,
phiếu chi
Sổ quỹ
Sổ
dăng

chứng
từ ghi
sổ
19
Để hạch toán tình hình NVL trong kỳ công ty sử dụng phương pháp kê khai
thường xuyên. Giá NVL nhập trong kỳ là giá mua không có thuế GTGT, giá xuất

NVL là giá thực tế đích danh
Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ chuyên về điện tử viễn
thông, công ty luôn cần các loại NVL phục vụ cho việc chế tạo và lắp ráp như ổ
cứng, vật tư thi công, khung giá…
NVL chủ yếu cần dung cho việc chế tạo và lắp ráp bao gồm: IC các loại, Đi ốt
các loại, Đi ốt các loại, Bán dẫn các loại, Tụ điện các loại, Điện trở các loại, Cuộn
cảm biến các loại và các vật liệu khác như dây điện, nam châm….
Công cụ dụng cụ chủ yếu là két sắt, đồng hồ, máy tính, điện thoại bàn, máy
khoan, mỏ hàn, ổn áp….
 Tài khoản sử dụng: TK 152: NVL, TK 153: Công cụ dụng cụ
 Chứng từ sử dụng: Biên bản kiểm kê vật tư, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,
hóa đơn GTGT…
Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL, CCDC:
Sơ đồ 06: Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL, CCDC
Người
có nhu
cầu
hàng
Người
bán
hàng
Kế
toán
trưởng
Bộ
phận
cung
ứng
Thủ
kho

Kế toán
hàng
tồn kho
Bảo
quản
, lưu
trữ
Lập
chứng
từ xin
xuất
Duyệt
lệnh
xuất
Lập
phiếu
xuất
kho
Xuất
kho
Ghi
sổ
20
Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho NVL, CCDC:
Sơ đồ 07: Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho NVL, CCDC
 Hạch toán trên sổ kế toán:
+Sổ chi tiết: Sổ chi tiết cho từng loại vật liệu.
+Sổ tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản
152, 153.
+Quy trình hạch toán sổ chi tiết công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để

hạch toán NVL:
Sơ đồ 08: Hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ song song
Nghiệp
vụ nhập
vật tư
Người
giao
hàng
Ban
kiểm
nhận
Bộ
phận
cung
ứng
Cán
bộ
cung
ứng
Kế toán
hàng
tồn kho
Bảo
quản
, lưu
trữ
Đề
nghị
nhập
kho

Lập
biên bản
kiểm
nghiệm
Lập
phiếu
nhập
kho

phiếu
nhập
kho
Kiểm
nhận
hàng
Phiếu nhập
Thẻ kho
Sổ kế toán
chi tiết
Phiếu xuất
Bảng
tổng
hợp
nhập,
xuất,
tồn
Sổ kế
toán
tổng
hợp

21
+Quy trình hạch toán sổ tổng hợp được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 09.
NVL và CCDC của Công ty được hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai
thường xuyên. Theo đó tình hình nhập- xuất- tồn kho vật tư được theo dõi, phản
ánh một cách thường xuyên và liên tục trên các sổ sách kế toán.
2.3.3. Kế toán vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI hiện tại
gồm có tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển công ty không sử dụng. Do
các khách hàng đa số là trong nước nên các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến tiền Vệt
Nam đồng. Tuy nhiên NVL cũng như hàng hóa chủ yếu do công ty nhập khẩu bằng
hình thức thanh toán L/C dưới dạng ký quỹ ngân hàng cũng thường xuyên được sử
Thẻ kho, sổ
chi tiết VL,
CCDC
Bảng
tổng
hợp
nhập
xuất
tồn
Bảng tổng hợp phiếu
xuất nhập kho
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản
152, 153
Bảng cân đối phát
sinh
Báo cáo tài chính
Phiếu xuất

kho, nhập kho
Sổ quỹ
Sổ
dăng

chứng
từ ghi
sổ
22
dụng. Do có hoạt động nhập khẩu nên công ty sử dụng tài khoản 1122 để theo dõi
chi tiết tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ.
 Hạch toán tiền mặt tại công ty
Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến
tiền mặt được khái quát trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 10: Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ tiền mặt
Mọi khoản thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của công ty được giám đốc giao cho thủ
quỹ đảm nhiệm.Thủ quỹ chịu mọi trách nhiệm tới việc quản lý tiền mặt tại quỹ.
Công ty đã tuân thủ đúng yêu cầu trong việc quản lý quỹ như thủ quỹ không được
trực tiếp mua bán cũng như không kiêm làm kế toán. Các khoản nhập và xuất quỹ
Sổ quỹ tiền
mặt
Báo
cáo
quỹ
Bảng tổng hợp phiếu
thu, chi
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản
111
Bảng cân đối phát

sinh
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Sổ
dăng

chứng
từ ghi
sổ
Phiếu thu, phiếu chi,
23
đều được phản ảnh trên phiếu thu và phiếu chi. Căn cứ vào hai loại phiếu này, hàng
ngày thủ quỹ ghi vào sổ quỹ và tính ra số tồn cuối ngày.
Tài khoản sử dụng để hạch toán nghiệp vụ kế toán tiền mặt: TK 111: Tiền mặt
 Thực trạng hạch toán các nghiệp vụ thu tiền
+ Tiền mặt tại quỹ của công ty chủ yếu tăng do phát sinh các nghiệp vụ sau: Thu
tiền bán hàng, khách hàng trả nợ, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ. Các nghiệp vụ
thu tiền làm tăng lượng tiền mặt tại quỹ sẽ được phản ảnh trên phiếu thu (Mẫu số 01-
TT).
+ Đối với trường hợp bán hàng thu tiền ngay, căn cứ vào hóa đơn bán hàng kế
toán viên lập phiếu thu, thủ quỹ sẽ căn cứ vào đó để thu tiền. Đối với khách hàng
mua lẻ không lấy hóa đơn thì phiếu thu được lập vào cuối ngày căn cứ vào bảng kê
bán hàng của nhân viên bán hàng.
+ Trường hợp khách hàng trả nợ, phiếu thu sẽ do kế toán viên lập căn cứ vào sổ
công nợ và số thực trả.
+ Khi rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ, kế toán viên căn cứ vào giấy lĩnh tiền
mặt của ngân hàng và số thực nhập để viết phiếu thu.
Căn cứ vào các chứng từ gốc là Hóa đơn bán hàng, giấy lĩnh tiền mặt từ ngân
hàng, hoặc đề nghị thanh toán nợ của khách hàng,
Ví dụ: Trong tháng 5 năm 2007 công ty có một số nghiệp vụ thu tiền mặt sau:

- Ngày 1/5 rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20.000.000 VNĐ
- Ngày 12/5 thu tiền bán hàng cho Trường tiểu học Kim Liên 9.530.000 VNĐ
24
Công ty CP dịch vụ
viễn thông và di động HTI
Mẫu S08-SKT/DNN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ QUỸ TIỀN MẶT
NTGS
SHCT
Diễn giải
Số tiền
Thu Chi Thu Chi Tồn
1 2 3 4 5 6 7
Số dư đầu kỳ …..
1/5 T17
Rút tiền gửi ngân hàng
về nhập quỹ tiền mặt
20.000.000
12/5 T18
Thu tiền bán hàng
Trường tiểu học Kim Liên
9.530.000
Cộng phát sinh …….. ……
Cộng cuối kỳ ……..
- Sổ này có …. trang, đánh số từ trang 01 đến trang ….
- Ngày mở sổ: 1/1/2007..................................................
Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày ….tháng….năm
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Bảng 04: Phản ảnh nghiệp vụ thu tiền vào sổ quỹ
Sau khi ghi sổ quỹ, liên 3 được chuyển tới Kế toán trưởng để vào sổ tổng hợp.
Riêng với trường hợp nhận tiền mặt từ ngân hàng chỉ cần lập 2 liên.
Do công ty áp dụng phương pháp chứng từ ghi sổ, nghĩa là chứng từ ghi sổ là
chứng từ dùng để vào sổ nên các phiếu thu và phiếu chi không cần định khoản. Kế
toán sẽ định khoản trực tiếp trên chứng từ ghi sổ.
+ Tổ chức Hạch toán tổng hợp thu tiền mặt:
Cuối tháng, kế toán trưởng tổng hợp tất cả các phiếu thu, lập thành bảng kê
thu tiền mặt, từ đó lập chứng từ ghi sổ cho TK111 như sau:
25

×