Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

sự cần thiết cũng như ý nghĩa của sự kết hợp với phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.23 KB, 4 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH – MARKETING

Đề bài: Trên cơ sở nhận thức về sự cần thiết cũng như ý nghĩa của sự kết hợp với
phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh. Anh/chị hãy liên
hệ trách nhiệm bản thân trong công cuộc xây dựng vad bảo vệ tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa hiện nay.
BÀI LÀM:
Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh là một tất yếu
khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng
ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực tế phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy không phải mọi lúc, mọi
nơi, sự kết hợp này được bảo đảm. Vì vậy, cần xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp
luật, cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực hiện nhằm kết hợp hài hòa, hiệu quả
giữa phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phịng, an ninh của đất nước.
Q trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có tác động
hai mặt đến việc củng cố tiềm lực quốc phịng, an ninh đất nước. Về tác động tích
cực:
Thứ nhất, tiềm lực quốc phòng, an ninh của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào
trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Kinh tế phát triển tạo nền tảng vật chất,
kỹ thuật, công nghệ và nhân lực cho quốc phòng, an ninh. Khi kinh tế phát triển,
nguồn vốn tích lũy, nguồn thu ngân sách khơng ngừng được tăng lên chính là điều
kiện để phát triển đất nước về mọi mặt. Từ đó, góp phần củng cố và tăng cường
tiềm lực quốc phòng, an ninh. Kinh tế phát triển gắn với đổi mới kỹ thuật, công
nghệ là cơ sở để đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong công nghiệp quốc phịng, sản
xuất ra các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật phục vụ quốc phòng, an ninh. Kinh tế
phát triển cũng là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tăng cường
cho các lực lượng vũ trang.


Thứ hai, phát triển kinh tế thị trường góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân, từ đó củng cố và tăng cường lịng tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường ổn định xã
hội và tiềm lực quốc phòng, an ninh. Khi cuộc sống về mọi mặt của người dân
được nâng cao, tiến bộ, cơng bằng, dân chủ được tăng cường thì người dân, các lực
lượng xã hội yên tâm, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, vững vàng trước sự lôi kéo, xúi bẩy, kích động của các
thế lực thù địch. Cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có cơ hội phát triển toàn diện


2

của nhân dân là nền tảng chính trị vững chắc để tăng cường tiềm lực quốc phòng,
an ninh.
Thứ ba, kinh tế thị trường phát triển khơi thông các tiềm lực kinh tế, tác động đến
việc tăng cường sức mạnh của lực lượng quân đội và công an cả về vật chất và tinh
thần. Về vật chất, kinh tế phát triển, đời sống của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng
vũ trang và gia đình họ sẽ được cải thiện và nâng cao, là cơ sở để nâng cao năng
lực thể chất và trí tuệ mọi mặt của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang. Về
tinh thần, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân, trong đó có gia đình cán bộ,
chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang được cải thiện, giúp cán bộ, chiến sĩ yên tâm
phục vụ quân đội, công an; đồng thời, tạo cơ hội để họ tập trung vào công tác huấn
luyện, rèn luyện, học tập nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, đủ kiến thức và
kỹ năng làm chủ các phương tiện, vũ khí, khí tài hiện đại, nâng cao sự sẵn sàng,
khả năng chiến đấu và chiến thắng.
Thứ tư, kinh tế thị trường gắn với việc mở cửa, hội nhập quốc tế thúc đẩy sự phát
triển kinh tế trong nước thông qua phát huy các lợi thế, tạo tiền đề vật chất cho
tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Đồng thời, mở cửa, hội nhập quốc tế tạo
sự hiểu biết, sự gắn kết và ràng buộc lẫn nhau về lợi ích kinh tế, đầu tư, thương
mại, hạn chế nguy cơ chiến tranh. Bên cạnh đó, xu hướng hội nhập quốc tế đặt ra

khả năng và yêu cầu khách quan liên kết các quốc gia trong các thể chế khu vực và
toàn cầu. Chủ động hội nhập quốc tế theo yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường,
sự tham gia có trách nhiệm vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, bên cạnh mở
rộng quan hệ kinh tế và ngoại giao song phương, cịn góp phần củng cố thế và lực
của đất nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự phát triển kinh tế thị trường cũng có những tác động tiêu cực đến tiềm lực quốc
phòng, an ninh đất nước, cụ thể:
Một là, phát triển kinh tế thị trường dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã
hội. Đây là một tất yếu do có sự hoạt động và phát huy tác dụng của các quy luật
kinh tế khách quan. Sự phân hóa giàu nghèo làm phát sinh những biểu hiện tiêu
cực, bất mãn - cơ hội, điều kiện để các thế lực thù địch, tội phạm có thể lợi dụng để
dụ dỗ, lơi kéo, mua chuộc, kích động người dân gây tình huống phức tạp về an
ninh, trật tự xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm ảnh hưởng xấu tới
việc xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân.
Hai là, phát triển kinh tế thị trường tác động đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ,
chiến sĩ trong lực lượng vũ trang. Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho mọi cá nhân
trong xã hội làm giàu hợp pháp và đang có nhiều người, bằng tài năng, sức lực và
nguồn lực của mình trở nên giàu có. Nhưng cũng có khơng ít cá nhân làm giàu bất
chính và một bộ phận cán bộ, cơng chức, viên chức lợi dụng vị trí cơng tác có hành
vi tham nhũng, nhận hối lộ, có nhiều tài sản bất hợp pháp. Điều này tác động đến
nhận thức chính trị, tư tưởng, tình cảm, tâm lý, đạo đức của mỗi con người trong


3

đó có cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, đặc biệt là đối với những người có
hồn cảnh gia đình khó khăn.
Ba là, đầu tư và thương mại quốc tế bên cạnh những kết quả tích cực mang lại cho
nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cực tới lĩnh vực quốc phịng, an ninh.
Thơng qua con đường hợp tác đầu tư, thương mại, các thế lực thù địch, phản động

có thể lợi dụng để thâm nhập vào trong nước, móc nối với các nhân vật bất mãn,
phản động, tổ chức các hoạt động chống phá. Cũng thông qua hoạt động đầu tư,
thương mại, các thế lực thù địch tìm cách mua chuộc, khống chế cán bộ, công chức
trong các cơ quan trọng yếu của Đảng và Nhà nước để cung cấp cho chúng các
thông tin liên quan đến quốc phòng, an ninh, phục vụ âm mưu phá hoại, lật đổ.
Thông qua đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, nghệ
thuật... để truyền bá tư tưởng, văn hóa độc hại, thực hiện chiến lược diễn biến hịa
bình
Trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa hiện nay:
trước tiên đối với công cuộc xây dựng tổ quốc thanh niên cần phải:
– Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn,
học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
– Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời
Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của
pháp luật.
– Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa
các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực
dụng, xa rời các giá trị văn hố- đạo đức truyền thống của dân tộc.
– Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực,
phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội,
xố đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang
tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…
– Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
– Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
– Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu
chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ,
việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc.

– Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia
hoạt động đền ơn đáp nghĩa…


4

– Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng
lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
– Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Chữ ký của sinh viên



×