Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.96 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN
SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Huệ
Nhóm TH: nhóm 8
Tp Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2013.
1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí dự án Sân bay Long Thành 1
Hình 1.2. Sân bay Tân Sơn Nhất 2
Hình 1.3: Sơ đồ các tuyến đường quanh sân bay 4
Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch Sân bay Long Thành 7
Hình 2.2: Phối cảnh dự án sân bay Long Thành 12
Hình 3.1: Suối Cả bắt nguồn từ Long Thành, Đồng Nai có nguy cơ biến mất 14
Hình 3.2: Khu đô thị dịch vụ sân bay quốc tế Long Thành 25
3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng
Bảng 3.2: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động
Bảng 3.5. Đánh giá trọng số cho mức tác động của các hoạt động trong dự án sân bay
Long Thành.
4
Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN SÂN BAY LONG THÀNH
1.1. Tên dự án
Dự án sân bay quốc tế Long Thành do Tổng công ty cảng hàng không miền Nam


làm chủ đầu tư. Theo thiết kế đây sẽ là cảng hàng không cấp 4F (ICAO) và sẽ được khởi
công xây dựng năm 2015.
1.2. Vị trí dự án
Dự án được đặt tại Long Thành một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng
Nai, là một huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam. Sân bay
Long Thành cách TPHCM 40 km theo hướng đông bắc, cách TP.Vũng Tàu 49 km theo
hướng Tây Bắc, cách thành phố Biên Hòa 32 km theo hướng Đông nam, cách Bình
Dương 50 km theo hướng Đông Nam. Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy càng
hàng không quốc tế Long Thành thật sự có một vai trò quan trọng trong việc phát triển
nền kinh tế đất nước cũng như cá khu vực lân cận.
Hình 1.1: Vị trí dự án Sân bay Long Thành
5
1.3. Nội dung chủ yếu của dự án
1.3.1. Mục đích và phạm vi hoạt động của dự án
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay duy nhất ở Vùng đô thị Hồ Chí Minh theo
quy hoạch bao gồm toàn bộ Đông Nam Bộvà Long An, Tiền Giang, dân số vùng đô thị
này dự kiến 20-22 triệu người vào năm 2020 với tỷ dân thành thị dự kiến khoảng 77%
tổng dân số. Sân bay Tân Sơn Nhất vốn được xây dựng trong suốt cuộc chiến tranh Việt
Nam nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động dân sự và quân sự, sau chiến tranh mới
được chuyển sang mục đích dân sự. Vị trí của sân bay Tân Sơn Nhất nằm tại khu vực nội
đô của Hồ Chí Minh vốn đông đúc và chật chội, do đó khả năng mở rộng và đảm bảo an
toàn bay là rất hạn chế và khó khăn, chưa kể tiếng ồn của các chuyến bay nơi đây sẽ
khiến cuộc sống của người dân quanh đó bị ảnh hưởng.
Hình 1.2. Sân bay Tân Sơn Nhất
Trong khi đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm, mức
tăng trưởng lượng khách vào khoảng 15-20% trung bình mỗi năm và thị trường hành
không quốc nội đầy tiềm năng (dân số Việt Nam vào năm 2010 là hơn 89 triệu dân theo
báo cáo của CIA nhưng chưa đến 20% người dân đi lại bằng đường hàng không). Ngoài
ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy rằng, cần phải có 1 sân bay với quy mô lớn nhằm cạnh
6

tranh kinh tế với các sân bay lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu
Á nói chung. Vì thế, ý tưởng về 1 sân bay mới được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùng
Nam Bộ và cả nước. Công suất tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25 triệu lượt
khách mỗi năm, năm 2010, sân bay này đã phục vụ 15,15 triệu lượt khách, 7 tháng đầu
năm 2011 đã phục vụ 11 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng lượng khách trên 15%-20%
mỗi năm, do đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ quá tải kể từ năm 2015. Kể từ năm 2010, trong
những đợt cao điểm như Tết Nguyên đán hay nghỉ lễ, số lượt chuyến mỗi ngày đã vượt
quá khả năng tiếp nhận 400 lượt chuyến mỗi ngày.
Để nhằm phục vụ cho dự án thì các tuyến đường vành đai cũng đã được quy hoạch
nhằm kết nối sân bay với các khu vực lân cận trong đó có các tuyến đường quan trọng
như:
− Dự án đường cao tốc TP.HCM – Long Thành-Dầu Giây dài 55 km đây là tuyến
đường nhằm kết nối TP.HCM với sân bay, Đồng Nai. Theo kế hoạch thì dự án sẽ
hoàn thành vào năm 2013. Chính sự hình thành của tuyến đường cao tốc này sẽ
thúc đẩy sớm sự ra đời của sân bay Long Thành.
− Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 68.6 km kê nối với tuyến đường
cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hường đến sân bay Long Thành.
− Dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành dài 57.8 km đây là tuyến đườngnhằm
kết nối sân bay với các tỉnh miền Tây.
7
− Bên cạnh các tuyến đường cao tốc đến sân bay thì các tuyến đường như đường
vành đai 3 (dài 89.3 km), vành đai 4(dài 197.6 km) đi qua các tỉnh TP.HCM, Bình
Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu cùng với các tuyến đường sắt như: tuyến
đường sắt TP.HCM-Nha Trang, tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm-Long Thành
cũng đã được phê duyêt quy hoạch.
Hình 1.3: Sơ đồ các tuyến đường quanh sân bay
Trong tương lai cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ trở thành một trung tâm
kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả quốc gia.
1.3.2. Chi phí đầu tư dự án

Về nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn I là 6.744,7 triệu USD (bao gồm kinh phí xây
dựng và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng) trong đó nguồn vốn được lấy từ vốn nhà
nước, Trái phiếu chính phủ, ODA, Vốn doanh nghiệp, cổ phần, liên doanh liên kết, hợp
tác công tư (tùy thuộc vào danh mục công trình mà sử dụng các nguồn vốn khác nhau).
1.3.3. Tiến độ hoạt động của dự án
8
Sân bay được thiết kế xây dựng với tổng diện tích trên 5.000 ha được thực hiện trong
3 giai đoạn:
− Giai đoạn 1: Bắt đầu từ năm 2015 đến năm 2020 với việc xây dựng 2 đường cất hạ
cánh 4000m x 60m có thể tiếp nhận 2 chuyến bay cất hoặc hạ cánh đồng thời để
có thể khai thác máy bayA380 hoặc tương đương, cùng với hệ thống đường lăn
đạt tiêu chuẩn và các loại vị trí đậu máy bay, 1 nhà ga hành khách có công suất 25
triệu khách/năm và hàng hóa là 1,2 triệu tấn/năm, đài kiểm soát không lưu, các
công trình phụ trợ.
− Giai đoạn 2: 2020-2030 xây thêm một đường hạ cất cánh. Nâng cấp lên 2 nhà ga
công suất là 50 triệu khách/năm, nâng cấp công suất nhà ga hàng hóa lên 1,5 triệu
tấn/năm.
− Giai đoạn 3: từ sau năm 2030 sẽ dây dựng thêm một đường hạ cất cánh song song,
nâng tổng số đường hạ cất cánh là 4 đường, hệ thống đường lăn, sân đậu máy bay
đáp ứng yêu cầu. Công suất tối đa của sân bay là 100 triệu khách/năm và nâng cấp
công suất nhà ga hàng hóa lên 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
1.3.4. Các lợi ích kinh tế xã hội
Sân bay Long Thành cách TP.HCM 40 km theo hướng Đông Bắc, cách Tp. Vũng
Tàu 49 km theo hướng Tây Bắc, cách TP. Biên Hòa 32 km theo hướng Đông Nam, cách
Bình Dương 50 km theo hướng Đông Nam. Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy,
cảnh hàng không quốc tế Long Thành thật sự có một vai trò quan trọng trong việc phát
triển nền kinh tế của đất nước cũng như các khu vực lân cận.
Với năng lực vận chuyển khách rất lớn sân bay Long Thành góp phần đáng kể
trong việc đi lại của người dân trong khu vực phía Nam, góp phần làm giảm sức chịu tải
cho sân bay Tân Sơn Nhất cũng như tình trạng quá tải trong việc đi lại của người dân

TP.HCM đồng thời nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp, du lịch, dịch
vụ cho cả khu vực nhất là Vũng Tàu nới có tiềm năng du lịch rất lớn, tạo điều kiện thuận
lợi thúc đẩy các nhà đầu tư, các nhà buôn bán thương mại…mở rộng quy mô sản xuất.
9
Việc nằm tại trung tâm của các vùng kinh tế lớn, sân bay Long Thành có vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế nơi đây. Ngoài khả năng vận chuyển hành khác
thì việc vận chuyển hàng hóa của sân bay cũng rất lớn nó góp phần làm rút ngắn thời gian
xuất, nhập khẩu các loại hàng tới các khu vực, cũng như cac nước khác nâng cao tính
cạnh tranh cho nhiều khu công nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, TP.HCM và
các tỉnh Đông Nam Bộ góp phần nâng cao mức tăng trưởng cho các địa phương này.
Sân bay ra đời sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực như sẽ mở thêm
nhiều tuyến đường mới gắn kết các tỉnh lân cận, thuận lợi trong việc giao lưu, trao đổi
hàng hóa. Bên cạnh đó, các nguồn điện, nước, chất lượng y tế, giáo dục cũng sẽ được
nâng cao…Việc hình thành sân bay cũng sẽ kéo theo việc hình thành nhiều khu dân cư
mới, các dịch vụ quanh sân bay cũng sẽ được phát triển theo điều đó sẽ giúp cho người
dân có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, khi
sân bay đi vào hoạt động sẽ cần một lượng lớn lao động (khoảng trên 20000 người) góp
phần giải quyết vấn đề việc làm.
Nhận xét: Sự ra đời của sân bay Long Thành có tầm quan trọng rất lớn trong sự
nghiệp phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung và khu vực kinh tế phía Nam, tỉnh
Đồng Nai nói riêng. Theo tính toán nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của
Australia thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp 3-5%GDP cả nước. Điều đó cho thấy khả
năng đóng góp của sân bay vào việc phát triển kinh tế của quốc gia là rất lớn.
10
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Môi trường tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lí
Sân bay Long Thành có tọa độ 10
o
50’16’’ vĩ độ Bắc và 106

o
57’39’’ kinh độ Đông,
được thiết kế xây dựng tại 5 xã Long Phước, Bàu Cạn, Long An, Bình Sơn, Suối Trầu
thuộc huyện Long Thành và xã Cẩm Đường thuộc huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, cạnh quốc
lộ 51A gần thị trấn Long Thành với:
− Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận;
− Phía Tây giáp TPHCM;
− Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu;
− Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch Sân bay Long Thành
Khu vực dự án thuộc huyện Long Thành ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là huyện
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam, gần các khu trung tâm kinh tế
lớn đồng thời thuận lợi cả về giao thông đường biển, đường bộ và đường sắt cùng với
điều kiện thời tiết cũng là lý tưởng nên đây được coi là lợi thế lớn trong việc triển khai dự
án.
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất công trình
11
Địa hình của khu vực dự án chủ yếu là dạng địa hình đồi thấp lượn sóng, đây cũng
chính là dạng địa hình chính của huyện, cao độ trung bình biến đổi từ 27 – 67m, độ dốc
dao động từ 3-15
o
, tiêu thoát nước dễ, nền móng tốt, rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ
tầng và các khu công nghiệp.Tuy nhiên, do địa hình cao, nguồn nước mặt hiếm nên đa
phần diện tích vùng này thích hợp với các cây trồng cạn như: hoa màu, cây công nghiệp
ngắn ngày, cây ăn trái,…
2.1.3. Đặc điểm khí hậu khí tượng
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo nên khí hậu khu vực
mang những đặc trưng như:
Nắng nhiều, trung bình khoảng 2600-2700 giờ/năm, nhiệt độ cao đều trong năm,
trung bình cả năm 26

o
C, trung bình thấp nhất 25
o
C và trung bình cao nhất khoảng 28-
29
o
C.
Lượng mưa khá cao trung bình 1800-2000 mm/năm, nhưng phân hóa sâu sắc theo
mùa. Trong đó, mùa mưa kéo dài tháng 5 đến tháng 10 chiếm trên 90% lượng mưa cả
năm, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
Lượng bốc hơi trung bình 1100-1300mm/năm, trong đó mùa khô thường gấp 2-3
lần mùa mưa, tạo sự mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm, nhất là trong các tháng cuối
mùa khô. Tuy nhiên, trong các tháng mùa khô nếu có nước tưới thì sản xuất nông nghiệp
cho năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả kinh tế cao và ổn định các
tháng mùa mưa.
2.1.4. Chất lượng môi trường
2.1.4.1. Môi trường đất
Tài nguyên đất khá đa dạng về chủng, nhưng hầu hết đều có yếu tố hạn chế đối với
sản xuất nông-lâm nghiệp.Hầu hết đất đai ở khu vực đều là loại đất dễ bạc màu, có tầng
đất mỏng, đất có kết von,… nên độ màu mỡ của đất tương đối kém. Do vậy tùy theo từng
12
loại đất mà có những chính sách sử dụng hợp lý trong phát triển nông nghiệp cũng như
phát triển công nghiệp và xây dựng.
2.1.4.2. Môi trường nước
Nước mặt: ngoài nước mưa, nguồn nước mặt chủ yếu của khu vực được cung cấp
từ sông Ba Ky và hệ thống sông suối nhỏ khác thuộc lưu vực sông Đồng Nai, tuy chất
lượng nước khá tốt nhưng các hệ thống kênh rạch lại thưa thớt nên việc sử dụng nước để
tưới tiêu còn rất hạn chế, đa số đều sử dụng từ nguồn nước mưa và hệ thống giếng khoan.
Nước ngầm: nguồn nước ngầm của khu vực không được phong phú cho lắm, chỉ
đủ cung cấp trong sinh hoạt củangười dân, tuy nhiên một số nơi vẫn còn thiếu nước vào

mùa khô, một số hộ còn phải đi lấy nước từ khu vực khác để sinh hoạt.
2.1.4.3. Môi trường không khí
Đây là khu vực có mật độ dân cư tương đối thấp, ngành nghề chính lại là nông nghiệp
nên môi trưởng không khí tương đối tốt do không có các khu công nghiệp, mật độ
phương tiện giao thông cũng thấp, lại được thanh lọc bởi lượng cây xanh khá lớn từ nông
nghiệp nên hầu như không khí nơi đây chưa bị ô nhiễm. Việc phun các loại thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây trồng tuy cũng là một nguồn hóa chất
nhưng ngoài lượng thấm vào thực vật thì chủ yếu nó sẽ bị rơi xuống và tích tụ trong môi
trường đất và nước, ít phát tán vào không khí. Hơn nữa chu kì sử dụng các loại này cũng
khá lớn, một năm chỉ 1-2 lần nên mức độ ảnh hưởng cũng không lớn.
2.2. Các mối quan tâm về mặt kinh tế xã hội
2.2.1. Đặc điểm về kinh tế
Do đặc điểm về địa hình của khu vực chủ yếu là đồi núi, việc đi lại rất khó khăn
cùng với sự hạn chế về các dạng tài nguyên nên việc phát triển kinh tế rất khó khăn đặc
biệt là về ngành công nghiệp và dịch vụ. Ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn thôn chủ
yếu phát triển các hệ thống chợ và buôn bán lẻ của các hộ nông dân. Ngành dịch vụ của
thôn chủ yếu là dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ sản xuất nông nghiệp.
13
Việc phát triển kinh tế của khu vực chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên còn
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp còn chậm và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa hình thành các vùng chuyên
canh có quy mô lớn mang tính sản xuất hàng hóa, việc áp dụng tiến bộ khoa học trong
công tác khuyến nông ngư phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn và tiềm năng khu vực.
2.2.2. Đặc điểm về xã hội
2.2.2.1. Dân số
Dân số trên toàn khu vực có khoảng hơn 17.039 người với 5381 hộ (năm 2009),
mật độ trung bình khoảng 340 người/km
2
tuy nhiên sự phân bố dân cư không đồng đều.

Tại các xã Long Phước, Long An, Bàu Cạn mật độ dân cư thấp hơn rất nhiều so với các
khu vực ở các xã còn lại do điều kiện cơ sở hạ tầng tại khu vực này còn rất hạn chế nên
người dân sống ở đây rất thưa. Tổng số người trong độ tuổi lao động là 10587 người,
chiếm 62,13% trong số đó nữ chiếm 47,94%. Thu nhập bình quân đầu người là 14,2 triệu
đồng/người/năm.
2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông
Đường giao thông trong khu vực có chất lượng rất kém, tỷ lệ bê tông hóa thấp, đa
số các tuyến đường đi lại là đường rất nhỏ, hẹp do đó vấn đề đi lại của người dân trong
sinh hoạt cũng như trong sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong mùa mưa.
Điểm thuận lợi nhất của khu vực này là có tuyến đường Hương Lộ 10 chạy qua
các xã Bình Sơn, Suối Trầu và Cẩm Đường. Tuy đây không phải là tuyến đường lớn, chất
lượng bề mặt không cao nhưng lại là tuyến đường quan trọng trong việc kết nối giữa khu
vực này với Thị trấn Long Thành và các khu vực lân cận. Bên cạnh đó phần lớn người
dân của xã nằm trên trục đường này cũng thuận lợi cho việc kinh doanh, buôn bán góp
phần vào việc phát triển kinh tế gia đình cũng như xã hội.
Hệ thống điện
14
Tại các địa phương dân sống tập trung đông, địa hình không khó khăn cho việc
xây dựng đường đây, trạm cao thế, hạ thế thì đa số nông hộ đều đã được kéo điện và sử
dụng điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, tại một số địa phương vùng sâu, vùng xa dân lại thưa
thớt rất khó khăn cho việc mắc trạm điện đến từng khu vực, người dân muốn mắc điện thì
phải tự chuẩn bị dây, cột nên nhiều hộ nghèo vẫn chưa được tiếp cận mạng điện lưới quốc
gia vì chi phí lắp đặt đường dây quá cao so với khả năng chi trả của họ. Một số hộ chỉ
dùng bình ăc-quy trong sinh hoạt, tuy nhiên cũng chỉ có thể dùng để thắp sáng chứ không
thể sử dụng các thiết bị điện khác
2.2.2.3. Các công trình công cộng
Về hệ thống giáo dục
Hiện tại đã có nhiều trường học được xây dựng kiên cố nhưng các trường học ở
địa phương vẫn đang thiếu lớp học, đặc biệt là thiếu lớp cho học sinh mẫu giáo và học

sinh tiểu học, có nơi thiếu cả trường cấp 2, cấp 3 như tại khu vực của xã Long An, Long
Phước, Bàu Cạn. Các học sinh ở khu vực này phải đi rất xa hoặc sang các xã khác để học.
Bên cạnh đó, các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập đã lạc hậu và
xuống cấp, nhiều thiết bị đến nay đã không thể sử dụng được gây cản trở đáng kể cho
công tác giảng dạy và học tập tại địa phương.
Về y tế
Hiện nay các xã có trạm y tế kiên cố, các trạm y tế tại các xã đều có các giường
bệnh, đáp ứng được phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên, hầu hết
các trạm y tế đều nằm gần trung tâm của xã do đó các hộ thuộc những vùng khó khăn, ở
cách xa trung tâm xã thì việc tiếp cận về hệ thống y tế còn nhiều trở ngại, bên cạnh đó
các trạm y tế thường không có bác sỹ chuyên khoa, các loại thiết bị y tế còn thiếu, chỉ có
thể khám và chữa trị những căn bệnh thông thường. Do vậy, khi có bệnh nặng người dân
phải chuyển lên tuyến huyện, tỉnh hoặc trung ương.
Về chợ nông thôn
15
Hiện nay, đang thiếu chợ nông thôn để giao luu, trao đổi hàng hóa.khoảng cách từ
các hộ nông dân đến chợ tương đối xa, đường xá đi lại khá khó khăn, với khoảng cách
này các hộ nông dân đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc mua bán sản phẩm vật
tư đầu vào, đầu ra của các hộ nông dân.
Nhìn chung, hệ thống trường học, trạm xá, chợ nông thôn,… chưa đáp ứng đủ nhu
cầu học tập, sinh hoạt và khám chữa bệnh cho người dân. Do đó, chất lượng cuộc sống
của người dân trong khu vực này không được đảm bảo.
Hình 2.2: Phối cảnh dự án sân bay Long Thành
16
Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.
2.
3.
3.1. Xác định các đối tượng chịu tác động
3.1.1. Môi trường vật lý

Môi trường không khí: do khói, bụi, khí độc, sóng điện từ, nhiệt và phóng xạ có
thể làm ô nhiễm không khí.
Nguồn nước mặt và nước ngầm cũng bị ảnh hưởng do lượng lớn nước thải và rác
thải, hóa chất, nhiên liệu
Môi trường đất: làm mất lớp phủ của đất, phá vỡ cấu trúc đất, bị bêtông hóa hay ô
nhiễm đất do rác thải, các hóa chất, nhiên liệu…
Các yếu tố: âm thanh (ô nhiễm tiếng ồn), ánh sáng, lực,…trong quá trình hoạt động
của sân bay Long Thành cũng là điều đáng quan tâm.
3.1.2. Môi trường sinh thái
Hệ thống sông suối, ao hồ, địa chất… trong vùng dự án cũng bị ảnh hưởng. Phần
lớn diện tích của 2 xã Bình Sơn và Suối Trầu nằm trong vùng dự án có 2 con suối là suối
Trầu và suối Cả chảy qua. Phía thượng lưu núi Cả hiện có con đập và hồ chứa nước Cầu
Mới có tác dụng tưới tiêu, phục vụ đời sống sinh hoạt, điều tiết lũ hạ du, điều hòa khí
hậu, cải thiện mạch nước ngầm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên…chắc chắn hồ chứa nước
Cầu Mới và dòng nước của suối Trầu và suối Cả đổ ra sông Thị Vải sẽ bị mất khi xây
dựng dự án Sân bay Long Thành do bị san lấp và những tác động tiêu cực đến môi
trường thiên nhiên: lũ lụt, khô hạn,…
17
Hình 3.1: Suối Cả bắt nguồn từ Long Thành, Đồng Nai có nguy cơ biến mất
Hệ thống động vật, thực vật, thủy sinh vật trong vùng dự án cũng bị ảnh hưởng:
mất nơi cư trú, nguồn thức ăn và nước uống.
Mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học.
3.1.3. Môi trường kinh tế - xã hội
Các hộ dân di dời ra khỏi vùng dự án, dân cư ở các khu đô thị, trung tâm thương
mại xung quanh sân bay.
Chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho các hộ phải di dời. Bên cạnh đó sẽ
tạo ra được một thành phố sân bay hiện đại với khoảng 40.000 nhân viên làm việc và
70.000 người di chuyển xung quanh.
Các yếu tố về văn hóa bản địa, tập quán sinh sống, tôn giáo… của hàng chục ngàn cư
dân cư trú trong trong vùng dự án. Các dân tộc sinh sống như: Chăm, Hoa, Ba Na… dù

số lượng ít nhưng cũng là một cộng đồng dân cư cũng bị ảnh hưởng nếu phải di dời họ
đến nơi khác sinh sống.
18
Về mặt tài chính dự án có tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD, riêng giai đoạn 1 gần
6 tỷ USD dùng từ vốn ODA.
Giao thông: trong giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ kết nối với hệ
thống giao thông bên ngoài bằng 3 đường cao tốc: Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây,
Bến Lức – Long Thành và Biên Hòa – Vũng Tàu, trở thành đầu mối hàng không lớn
trong khu vực và trên thế giới, kích cầu cho kinh tế hàng không phát triển mạnh mẽ.
3.2. Nguồn gây tác động
3.2.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
3.2.1.1. Các nguồn gây tác động trong quá trình thi công xây dựng dự án
Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng
STT Các hoạt động Nguồn gây tác động
1 Phát quang mặt bằng Xe phát quang thảm thực vật và xe cào, bóc tách
bùn bề mặt
2 San lấp mặt bằng Xe ủi san lấp mặt bằng; xe tải vận chuyển vật
liệu san lấp
3 Tập kết, dự trữ, bảo quản
nhiên nguyên vật liệu
phục vụ công trình
- Xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, xi măng, sắt
thép, cát, đá, …phát sinh bụi và khí thải
- Xảy ra rò rỉ, phát tán chất ô nhiễm từ các kho
chứa, bãi chứa nguyên vật lệu, xăng dầu,…
- Phát sinh tiếng ồn lớn
4 Xây dựng đường bay,
khu quản lý sân bay, hệ
thống tường rào bao
quanh,…

- Tác động tiêu cực từ các máy móc phục vụ thi
công xây dựng.
- Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng
gây ô nhiễm không khí, đất, nước.
- Ô nhiễm không khí từ bê tông và vật liệu xây
dựng.
- Chất thải rắn từ xây dựng
- Dầu mỡ thải từ các xe, máy móc, thiết bị phục vụ
thi công.
5 Lắp đăt các thiết bị phục
vụ hoạt động sân bay,
thiết bị điện, viễn thông,

- Khí thải, bụi, tiếng ồn từ các phương tiện vận
chuỷển thiết bị, nguyên vật liệu, máy móc,…
- Quá trình lắp đặt có gia nhiệt
6 Sinh hoạt của công nhân Sinh hoạt của công nhân viên trên công trường
19
tại công trường gây phát sinh CTR sinh hoạt, nước thải sinh
hoạt.
3.2.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành
Bảng 3.2: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động
STT Các hoạt động Nguồn gây tác động
1 Phương tiện giao thông, phương
tiện cá nhân ra vào sân bay
Tiếng ồn và khói thải chứa thành phần ô
nhiễm như SO
x
, NO
x

, CO, CO
2,
THC,
bụi,… phát sinh từ khói thải gây ô
nhiễm
2 Cung cấp nhiên liệu cho máy bay Rò rỉ nhiên liệu từ kho chứa, chất thải
nguy hại từ máy bay
3 Các hoạt động phục vụ hành
khách
Chất thải rắn, nước thải từ lượng hành
khách quá lớn
4 Bốc dỡ hàng Xe chở hàng phát sinh khói bụi, vương
vãi hàng hóa
3.2.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải
3.2.2.1. Giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng
− Tranh chấp giữa người dân có quyền lợi liên quan đến dự án;
− Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án;
− Gia tăng khả năng thất nghiệp đối với người dân không có khả năng chuyển đổi
nghề nghiệp hoặc tìm kiếm công việc mới.
3.2.2.2. Giai đoạn thi công xây dựng
− Bom mìn tồn lưu trong lòng đất;
− Tiếng ồn của các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công;
− Tình trạng ngập úng;
− Cản trở giao thông và lối đi lại của người dân;
− Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương;
− Tai nạn lao động.
3.2.2.3. Giai đoạn khai thác và vận hành
− Tiếng ồn và độ rung từ hoạt động của các máy bay;
− Tiếng ồn từ hoạt động của hành khách.
3.2.3. Những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra

3.2.3.1. Giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng
Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông
20
Nhìn chung, sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông có thể xảy ra bất ngờ trong
nhiều tình huống của giai đoạn thi công xây dựng dự án như:
− Tai nạn giao thông có thể xảy ra khi công nhân băng qua đường giao thông để đến
công trường, rời công trường, cũng có thểxảy ra ngay trên công trường do các
phương tiện thi công và vận chuyển vật liệu gây ra đối với công nhân.
− Công việc lắp rắp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe,
tiếng ồn, độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động,… Bất cẩn trong lao động,
thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động, hoặc thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội
quy an toàn lao động của công nhân cùng gây ra những tai nạn đáng tiếc.
− Công việc nặng nhọc, thời gian làm việc liên tục và lâu dài có thể gây ảnh hưởng
đáng kể đến sức khỏe công nhân, gây tình trạng mệt mỏi, choáng váng, ngất xỉu tại
công trường.
− Các rủi ro về tai nạn lao động, tai nạn giao thông xảy ra sẽ gây ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe cũng như tính mạng của công nhân, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Vì vậy vấn đề đảm bảo an toàn cho công nhân tham gia xây dựng phải được quan
tâm đặc biệt.
Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và chứa nhiên liệu hoặc do sự
thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong
quá trình thi công. Có thể do các nguyên nhân sau:
− Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho máy móc, thiết bị trong thi
công (sơn, xăng, dầu DO,…) gây cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, vật
chất và môi trường;
− Hệ thống cấp điện tạm thời gây giật, chập, cháy nổ…
− Việc sử dụng thiết bị gia nhiệt (hàn xì, đun, đốt nóng chảy Bitum đê trải nhựa
đường, ) có thể gây ra cháy nổ, tai nạn nếu như không có biện pháp phòng ngừa.
3.2.3.2. Giai đoạn vận hành

− Sự cố cháy nổ: xảy ra trong nhà chờ, nhà ga, nhà kho chứa nhiên liệu;
− Công tác gia cố nền móng trong quá trình xây dựng không đảm bảo gây nứt tường,
sụp lún;
21
− Rò rỉ hóa chất từ các nhà kho chứa nhiên liệu.
3.3. Đánh giá tác động
3.3.1. Đánh giá tính hợp lý của dự án
3.3.1.1. Vị trí của dự án
Khả năng đền bù và tái định cư cho các hộ dân trong khu vực của dự án
Theo quy hoạch dự án nằm ở 6 xã của huyện Long Thành với diện tích đất phải
thu hồi là 5.000 ha, số hộ dân bị ảnh hưởng là 5.381 hộ với 17.039 nhân khẩu. Tuy nhiên
thực tế lại không như vậy, xã Suối Trầu với số dân là 6.000 người bị thu hồi hoàn toàn,
còn xã Bình Sơn có 13.000 người bị thu hồi 50% và các xã còn lại cũng có khoảng gần
15 ngàn dân bị ảnh hưởng. Số lượng thực tế lớn hơn rất nhiều nên tổng số tiền bỏ ra để
đền bù đất đai và tái định cư cho người dân là rất lớn. Ngoài ra UBND tỉnh Đồng Nai
cũng không có phương án di dời, tái định cư, đào tạo và giải quyết việc làm cho người
dân khi triển khai dự án.
Hệ thống sông suối
Phần lớn diện tích 2 xã Bình Sơn và Suối Trầu nằm trong dự án có 2 con suối chảy
qua là suối Cả và suối Trầu, nó chi phối và tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp
của hàng ngàn hộ dân và môi trường sinh thái nơi đây. Việc xây dựng dự án sẽ phải lấp đi
2 con suối này, sẽ có tác động tiêu cực tới môi trường thiên nhiên và cuộc sống của người
dân sau nhiều thế hệ.
Các di tích lịch sử, văn hóa
Nơi đây cũng có nhiều dân tộc sinh sống như Chăm, Hoa, Ba Na… dù số lượng ít
nhưng cũng là 1 cộng đồng dân cư. Việc xây dựng dự án sẽ buộc họ phải di dời đi nơi
khác, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến nền văn hóa bản địa cũng như tập quán sinh sống, tôn
giáo… của những dân tộc này.
Chi phí xây dựng
22

Chi phí đầu tư cho dự án là 8 tỷ USD, mượn từ nguồn vốn ODA của nước ngoài,
chứ không phải là kêu gọi vốn FDI, xem có nhà đầu tư nước ngoài nào trực tiếp làm hay
không? Điều này làm tăng thêm nguồn nợ cho người dân ta, trong khi kinh tế nước ta còn
chưa phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, nếu quyết tâm làm dự án này, đồng thời vẫn duy trì
sân bay Tân Sơn Nhất thì chi phí vận hành sẽ tăng, hiệu quả tài chính giảm và gánh nặng
trả nợ ODA sẽ tăng lên trong khi dự án không có khả năng hoàn vốn. Đồng thời sẽ gây
lãng phí vì sân bay Tân Sơn Nhất vẫn có thể nâng cấp lên được nếu có nguồn vốn đầu tư
vào. Nếu Việt Nam bùng nổ về hàng không quốc tế, lúc đó có thể sử dụng sân bay Biên
Hòa (vốn là sân bay quân sự loại 1) và nâng cấp lên, bản thân sân bay này cũng có tuyến
đường bộ kết nối với trung tâm TP.Hồ Chí Minh rất thuận lợi.
3.3.1.2. Phân khu chức năng
Không chỉ đơn giản là xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay,
khu điều hành, khu hoạt động quản lý sân bay mà còn phải xây dựng thêm khu phụ trợ,
nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bay
phát triển theo nhu cầu. Điều này sẽ làm tăng lượng ô nhiễm, tiếng ồn, khí thải đến các
hộ dân sống xung quanh dự án gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường cũng như con
người.
3.3.1.3. Khoảng cách địa lý với khu dân cư xung quanh
Bắt buộc phải cách xa khu dân cư để đảm bảo an toàn cho người dân sống xung
quanh khu vực này. Đồng thời, các công trình xây dựng xung quanh sân bay, có giới hạn
bán kính 30km với tâm là điểm quy chiếu sân bay phải đảm bảo yêu cầu về độ cao, phải
có cảnh báo hàng không nếu các công trình có độ cao trên 45m (theo nghị định số
20/1009 của Chính phủ về “quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa
quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam”). Ngoài ra khu vực dân cư xung quanh còn chịu
ảnh hưởng bới tiếng ồn từ động cơ máy bay, nên cần phải có khoảng cách an toàn và
những hộ gia đình sống xung quanh phải có các biện pháp làm giảm tiếng ồn trong nhà
23
để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe. Không chỉ vậy mà việc xây dựng sân bay nên cách xa
khu dân cư để hạn chế các thảm họa từ máy bay tới người dân nơi đây.
3.3.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn đền bù và giải tỏa mặt bằng

Trong các giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn giải tỏa mặt bằng ảnh hưởng nhiều
nhất đến kế sinh nhai của người dân, vì dự án được thực hiện trên 1 khu vực rất rộng, số
lượng hộ dân bị giải tỏa lớn. Hơn nữa, giai đoạn này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời
sống của người dân sau này. Không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng nhiều tới môi trường xung
quanh, làm phát sinh tiếng ồn, bụi, làm mất đi nguồn nước ở nơi đây. Dó đó, trong bảng
đánh giá thì nó gây ra tác động tiêu cực nhiều nhất, mà không có 1 cái tác động tích cực
nào cả.
Việc giải tỏa làm người dân mất đi nhiều nguồn vốn quan trọng, trong đó đất đai là
1 yếu tố quan trọng nhất vì người dân nơi đây chủ yếu sinh sống dựa vào hoạt động nông
nghiệp. Và với những hộ gia đình không có kinh nghiệm kinh doanh, sản xuất thì khi mất
đi nguồn vốn này sẽ làm họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiềm công việc phù hợp,
nhất là khi chuyển đến nơi ở mới, diện tích đất đai sẽ không nhiều để người dân có thể
làm nông nghiệp. Bên cạnh đó, người dân cũng sẽ mất đi các mối quan hệ xã hội, tài sản
vật chất của gia đình, do đó sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu nhập chính của họ. Từ đó làm
giảm đi nguồn lao động dồi dào sẵn có ở địa phương, đồng thời cũng làm giảm các loại
hình kinh tế khác nên mức thu nhập của người dân trong vùng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Khi chuyển đến nơi ở mới, nguồn vốn của họ sẽ là tiền đền bù của nhà nước, họ sẽ
dùng số tiền này để trang trải cho cuộc sống khi chưa tìm ra công việc phù hợp. Tuy
nhiên số tiền này cũng không nhiều do mức đền bù ở khu vực nông thôn thấp, bên cạnh
đó nhiều hộ có diện tích đất ít nên cũng sẽ nhận được số tiền đền bù ít hơn rất nhiều. Điều
này sẽ làm cho cuộc sống của họ vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Với số tiền
không nhiều đó, họ phải chi trả cho nhiều hoạt động như nhà cửa, ăn uống, việc học hành
cho con cái, nguồn vốn làm ăn, … quá nhiều việc phải chi trả nhưng họ lại chưa có việc
làm và chỉ có thể dựa vào tiền đền bù để giải quyết.
24
Mặc dù sau khi thu hồi đất, nhiều hộ dân được tạo điều kiện để chuyển đổi sang
ngành nghề khác nhưng cũng có nhiều hộ phải đối mặt với tình trạng mất việc làm. Việc
chưa tìm được công việc phù hợp sẽ làm cho cuộc sống của họ không ổn định từ đó có
thể dẫn tới nhiều hệ lụy không hay như thất học, tệ nạn xã hội…
Đất bị thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp, tuy nhiên khi tới nơi ở mới sẽ không có

đủ đất để người dân có thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp, hoặc nếu có thì đất đó chưa
chắc đã giàu dinh dưỡng để trồng cây nông nghiệp. Từ đó họ phải đi tìm một công việc
mới. Thế nhưng với trình độ dân trí còn thấp, khả năng xin vào làm việc ở các công ty, xí
nghiệp là không cao và nếu được cũng chỉ nhận được mức lương thấp, khó để trang trải
đủ cho cuộc sống. Hoặc giả như không xin được việc, họ phải rời nhà vào thành phố lập
nghiệp, điều này lại làm tăng áp lực tới các thành phố lớn. Đó là với những người còn
trong độ tuổi lao động, còn những người ở ngoài độ tuổi lao động thì việc đi làm thuê là
rất khó khăn nên nhà nước cần chú trọng tới vấn đề này khi tiến hành một dự án.
3.3.3. Đánh giá tác động trong xây dựng cơ cở hạ tầng
Những ảnh hưởng trong giai đoạn này tác động tới môi trường sống và con người
nhiều nhất, nhất là hoạt động san lấp mặt bằng và thi công dự án. Bởi hai quá trình này sẽ
làm phát sinh ra một lượng bụi rất lớn cùng như tiếng ồn lớn từ hoạt động của các
phương tiện vận chuyển, san lấp, động cơ, máy móc khi tiến hành san lấp và thi công.
Hai quá trình này sẽ làm gây ô nhiễm môi trường không khí trầm trọng, cũng như ảnh
hưởng không tốt tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người dân trong vùng dự án. Ô
nhiễm môi trường không khí sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp cho người dân, bụi
bặm bám nhiều trên các vật dụng hằng ngày làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân,
nguồn nước cũng bị ảnh hưởng nhiều từ hoạt động này.
Không chỉ thế giai đoạn này còn phá hủy đi cơ sở hạ tầng vốn có ở đây từ việc san
lấp mặt bằng, lượng phương tiện tham gia giao thông tham gia vận chuyển vật liệu tăng
lên cũng có thể sẽ làm hư hại hệ thống đường giao thông vốn có, gây cản trở tới việc đi
lại của người dân, ảnh hưởng tới việc kiếm sống của người dân, qua đó ảnh hưởng tới
25

×