Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Suy nghĩ về bi kịch của nhân vật vũ như tô qua đoạn trích vĩnh biệt cửu trùng đài trong tác phẩm vũ như tô của nguyễn huy tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.23 KB, 8 trang )

ĐỀ: Suy nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô qua đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng
Đài” trong tác phẩm “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng.
DÀN Ý PHÂN TÍCH :
1. Mở bài:
- Giới thiệu vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng.
- Giới thiệu nhân vật Vũ Như Tô – nhân vật của bi kịch.
2. Thân bài:
a) Giải thích nhân vật bi kịch:
- Bi kịch là một thể loại kịch thể hiện mối xung đột không điều hoà được giữa thiện và ác,
cao cả và thấp hèn, lí tưởng và thực tại, để dẫn đến kết thúc thường là cái chết bi thảm gây
cảm xúc đau thương mãnh liệt cho người đọc, người xem.
- Nhân vật bi kịch: Nhân vật mắc vào những mâu thuẫn, nghịch cảnh oan trái, éo le dẫn tới
những kết cục bi đát, đau thương.
b) Bi kịch của Vũ Như Tô:
* Biểu hiện:
- Vũ Như Tô có tài, có ước vọng cao cả, niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp. Vũ Như
Tô nhận xây Cửu Trùng Đài không ngoài mục đích sáng tạo một công trình nghệ thuật để tô
điểm cho đất nước.
- Nhưng thực tế phũ phàng, ngang trái của xã hội đã dẫn đến sự vỡ mộng thê thảm: Cửu
Trùng đài bị đốt, Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị đưa ra pháp trường chịu chết.
- Tâm trạng vỡ mộng của Vũ Như Tô qua đoạn trích:
+ Trong thời khắc biến loạn dữ dội, Vũ Như Tô vẫn không tỉnh, vẫn say sưa với giấc mơ
Cửu Trùng Đài (phân tích).
+ Chỉ đến khi tận mắt chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt phá, Vũ Như Tô mới đau đớn kinh
hoàng nhận ra sự vỡ mộng lớn.
* Nguyên nhân bi kịch:
- Mâu thuẫn giữa khát vọng cao cả của người nghệ sĩ với cách thực hiện khát vọng ấy: Mục
đích của Vũ Như Tô là chân chính nhưng con đường thực hiện lại sai lầm khi ông lợi dụng
quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật.
- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết
thực, trực tiếp của quần chúng nhân dân:


+ Niềm khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng đã đẩy Vũ Như Tô
đến vị thế đối nghịch với nhân dân.
+ Hoàn cảnh xã hội chưa cho phép người nghệ sĩ thực hiện khát khao sáng tạo cái đẹp của
mình. Trong hoàn cảnh không thích hợp, cái đẹp thành ra phù phiếm, cao siêu.
* Ý nghĩa của bi kịch Vũ Như Tô:
- Thương cảm người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng
hi sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá bằng sinh mệnh và cả công
trình nghệ thuật của mình.
- Cái đẹp không thể tách rời cái thiện, người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng
tạo những công trình vĩ đại nhưng không thể đặt nghệ thuật xa rời với cuộc sống của nhân
dân.
1
- Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng, nâng
niu những sản phẩm đích thực.
3. Kết bài:
Qua bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy tư sâu sắc về mối
quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hiện thực đời sống của
nhân dân.
BÀI LÀM THAM KHẢO :
“Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch
nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh
thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Tác phẩm gồm 5 hồi. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là hồi 5, hồi
cuối của vở kịch. Trong đoạn trích được học, gây ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc là nhân vật Vũ
Như Tô cùng bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài.
Hành động, sự kiện chính của hồi này có thể tóm tắt như sau:
Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn giữa nhân dân, thợ xây đài với Vũ Như Tô và bạo chúa Lê
Tương Dực, Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe cánh đối nghịch trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo
thợ thuyền làm phản. Biết tin có binh biến, bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô,
Đan Thiềm hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ khăng khăng không nghe vì tự tin mình “quang
minh chính đại”, “không làm gì nên tội” và hi vọng ở chủ tướng An Hòa Hầu.

Tình hình càng lúc càng nguy kịch. Lê Tương Dực bị giết; đại thần, hoàng hậu, cung nữ của y cũng vạ lây;
Đan Thiềm bị bắt, .… Kinh thành điên đảo.
Khi quân khởi loạn đốt Cửu trùng đài thành tro, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ. Chàng trơ trọi, đau đớn vĩnh
việt cửu trùng đài rồi bình thản ra pháp trường.
Theo từ điển văn học, bi kịch là mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão, lí tưởng của cá nhân với thực tại.
Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân thực hiện khát vọng, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, thậm chí
dẫn đến cái chết thảm thương. Hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ vò xé dai dẳng không có cách
nào giải thoát. Trong Vĩnh biệt cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp
nhưng lâm vào cảnh ngộ không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để
làm gì nghĩa là không giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống cuối cùng rơi vào bi
kịch đau đớn.
Vũ Như Tô là một nhân vật có thật đã từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép rất tỉ mỉ: "Trước đây,
Vũ Như Tô một người thợ ở Cẩm Giàng, xếp những thanh nứa làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc,
dâng lên nhà vua; nhà vua bằng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc
cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu trùng đài. "(Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
Chính Biên, quyển 26). Tuy nhiên Cửu Trùng Đài đã làm "Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân
năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm,
tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài
vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên
không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười."(Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ
thực lục, Quyển XV, Kỷ Nhà Lê, Tương Dực Đế). Sau đó, Trịnh Duy Sản phản nghịch, dẫy binh, Vũ Như
Tô bị thợ thuyền giết chết, xác quăng ngoài chợ, bị mọi người khinh khi nhổ nước bọt. Tuy nhiên, bi kịch đó
của họ Vũ là sự oan khuất bởi ông chỉ là người thừa lệnh của vua làm Cửu Trùng Đài vì thế nhân dân lầm
2
tưởng ông chỉ biết phụng sự cho hôn quân bạo chúa. Năm 1941, Nguyễn Huy Tưởng đã minh oan cho họ Vũ
bằng vở kịch năm hồi này.
Trong vở kịch Vũ Như Tô hiện lên là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân của niềm khao khát say mê
sáng tạo cái đẹp, “là người ngàn năm dễ có một có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể
xây lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ…chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện
trên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công”. Qua vài lời của tác giả ta thấy Vũ Như Tô là một nghệ

sĩ lớn mang trong mình nhân cách cao đẹp, một nghệ sĩ có hoài bão lớn lao, có lý tưởng nghệ thuật cao cả.
Khát vọng nghệ thuật của ông lớn lao hơn bao giờ hết, ông muốn xây dựng một toà lâu đài vĩ đại “bền như
trăng sao” để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện” . Đó là một công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm
cho non sông đất nước: “để ta xây một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm nữa Cửu
Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hoàng, giữa cõi trần lao lực có một cảnh Bồng Lai Đời ta không quý
bằng Cửu Trùng Đài”. Tâm Hồn của Vũ dành hết cho Cửu trùng đài.
Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình kiến trúc mà tầm vóc không thể chỉ tính đếm
bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là những con số nghe qua cũng đã đủ kinh hoàng (“hai trăm vạn cây
gỗ chất đống cao như núi, toàn những gỗ quý vô ngần”,“hai mươi vạn phiến đá lớn, bốn mươi vạn phiến đá
nhỏ, từ Chân Lạp tải ra”). Tầm vóc của nó, phải hình dung bằng chính tầm vóc ý tưởng, khát vọng đầy ngạo
nghễ của người sẽ tạo ra nó: một công trình độc nhất vô nhị, vượt xa tất cả những kỳ quan ở Trung Quốc, Ấn
Độ, Chiêm Thành,… và những công trình mà người đời từng biết đến, từng truyền tụng. Lại là một kỳ quan
bền vững, bất diệt. Xây công trình, họ Vũ không thèm “tranh tinh xảo” với người, chỉ “tranh tinh xảo với
Hóa công”! Đó là hiện thân của cái Đẹp, không phải cái Đẹp nói chung mà là cái Đẹp “siêu đẳng”.
Tuy nhiên, Đài Cửu Trùng lại là hiện thân cho cái Đẹp xa hoa. Xây nên kỳ quan ấy, tất nhiên cực kỳ tốn
kém, một sự tốn kém không chỉ tính bằng tiền của ngân khố quốc gia, mà còn phải tính bằng cả mồ hôi, nước
mắt và máu nữa. Mà Đài chỉ xây cho kẻ ăn chơi sa đọa là vua dâm Lê Tương Dực. Còn nhớ đời Tây Chu bên
Trung Hoa, U vương vì Bao Tự mà bắt dân xây Giao Đài để ăn chơi hưởng lạc, khiến cho lòng dân trong
nước oán hận rồi cuối cùng đời Tây Chu cũng diệt vong. Cái mầm mống bi kịch của Vũ Như Tô ở đây là ước
mơ khát vọng to lớn như vậy nhưng bản thân thì không thực hiện được vì không có tài chính. Còn phụng sự
cho hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực thì ông không bao giờ hợp tác. Nhưng rồi, Đan Thiềm xuất hiện: sắc
đẹp, lời ngon tiếng ngọt và sự tôn kính của Đan Thiềm đã làm cho Vũ xiêu lòng và bằng lòng xây Cửu Đài.
Cái oái oăm là ở đó, và mầm mống bi kịch của Vũ Như Tô cũng là ở đó.
Theo đó, ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập trên nhiều mối quan hệ. Với
Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho “mộng lớn”. Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm
kiêu hãnh nước nhà. Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi. Với dân chúng, Cửu Trùng
Đài là món nợ mồ hôi, xương máu,… từ đó bi kịch đã đến với Vũ Như Tô.
Vì quá đam mê thi thố tài năng Vũ Như Tô nào có hiểu được sâu xa, trên thực tế, Cửu Trùng Đài đã xây
dựng bằng mồ hôi xương máu của nhân dân và nếu được hoàn thành thì nó cũng chỉ là nơi ăn chơi xa xỉ, sa
đoạ của vua chúa, giống như công trình kiến trúc “Vạn Niên” của triều đình Nguyễn sau này : “Vạn niên là

vạn niên nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân”. Như vậy, Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền
lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình. Chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ thuần tuý nên
đã vô hình chung, trở thành kẻ đối nghịch với nhân dân, gây đau khổ cho nhân dân. Để xây dựng Cửu đài,
triều đình đã ra lệnh tăng sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn
vua làm cho dân cùng nước kiệt; thợ oán Vũ vì nhiều người chết vì tai nạn, vì ông cho chém những kẻ bỏ
trốn. Vì thế cho nên nhân dân căm giận bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa, thậm chí là oán hận
kiến trúc sư đầy tài năng Vũ Như Tô và cuối cùng đã giết chết cả tên hôn quan bạo chúa Lê Tương Dực lẫn
Vũ Như Tô, đốt cháy cả Cửu Trùng Đài.
Mâu thuẫn đỉnh điểm được giải quyết bằng vũ lực. Trịnh Duy Sản cầm đầu bọn phản nghịch đã náo
loạn kinh thành. Chúng tìm Lê Tương Dực và giết chết tên hôn quân ấy. Chúng đốt phá Cửu trùng đài, chúng
3
tìm Vũ Như Tô để rửa hận. Nhưng Vũ đúng là một nhân vật bi kịch. Ông không thể nào trả lời câu hỏi “xây
dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai, là có công hay có tội?. Thật đau đớn thay, bi kịch thay cho đến khi
cuộc nổi loạn nổ ra, Đan Thiềm mặt cắt không còn hột máu, hốt hoảng đến báo cho Vũ Như Tô, nếu không
chạy trốn thì ông sẽ bị giết, nhưng Vũ Như Tô vẫn không chịu đi và vẫn day dứt một câu hỏi: “Tôi có tội gì?
Tôi làm gì nên tội? Làm gì phải trốn?”. Thậm chí Vũ Như Tô còn khẳng định “ Bà không nên lo cho tôi. Tôi
không trốn đâu. Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cũng để cho mọi người biết
rằng công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài.
Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả đây!”. Khi được Đan Thiềm giục giã chạy trốn bởi
nguy hiểm cận kề, Vũ Như Tô còn “Ngây thơ” : “Họ tìm tôi nhưng có lý gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây
thù gì với ai”. Câu nói thể hiện sự bảo thủ và có phần mê muội. Ngay cả khi bị bắt Vũ vẫn không tin là sự
thật, vẫn vĩnh biệt Đan Thiềm “đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri
kỷ”. Khi bị quân sĩ vả vào miệng Vũ vẫn không ngừng nói về Cửu đài: “…vài năm nữa, Đài cửu trùng sẽ
hoàn thành, cao cả, huy hoàng giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai”. Đến chết vẫn hi vọng sẽ thuyết
phục được An Hoà Hầu, một kẻ cầm đầu một phe nổi loạn, song sự thực đã diễn ra một cách phũ phàng tàn
nhẫn, không như ảo tưởng của Vũ Như Tô. An Hoà Hầu đã cho quân đốt phá kinh thành, đốt phá cả Cửu
trùng đài. Cửu Trùng đài tan thành tro bụi.
Tất cả chỉ là ảo vọng. Đan Thiềm và Vũ bị bắt, Cửu Trùng Đài bị thiêu huỷ thì Vũ mới bừng tỉnh, ngửa
mặt lên trời mà cất lên tiếng than ai oán tuỵệt vọng “Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Trời ơi! Phú cho ta cái tài để
làm gì. Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường”. Trong

tiếng kêu than ấy, tiếng “Đan Thiềm, mộng lớn Cửu Trùng Đài” dồn dập vang lên hoà nhập vào nhau thành
khúc ca bi tráng, ai oán, đầy tiếc thương. Đó chính là âm hưởng chủ đạo của đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu
Trùng Đài”. Vậy là cuối cùng Vũ Như Tô cũng đã phải trả giá cho chính hành động của mình. Cái chết của
người nghệ sĩ vừa đáng thương lại vừa đáng giận.
Là một nghệ sĩ đầy tài năng và giàu sáng tạo, Vũ Như Tô muốn khẳng định tài năng của mình, muốn tô
điểm cho đất nước, muốn làm đẹp cho đời, nhưng khát vọng nghệ thuật và đam mê sáng tạo của ông đã đặt
lầm nơi lạc chốn, lạc điệu với thời thế, xa rời thực tế, nên đã phải trả giá bằng chính sinh mệnh của bản thân
và của cả công trình thấm đẫm mồ hôi tâm não của mình. Người đọc, người xem thương người nghệ sĩ có tài
có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp nhưng xa rời thực tế, mà
phải trả giá đắt bằng cả sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật đầy tâm huyết sáng tạo cuả mình
Đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung đã để lại giá trị nhân văn sâu sắc rằng: “Không có cái đẹp
tách rời cái chân cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần tuý, nó phải có mục đích
chân chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đời. “Văn chương không chỉ là văn chương mà thực chất là
cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và là nơi đi tới của văn chương”. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có
khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa
khát vọng đó với điều kiện thực tế cuộc sống với đòi hỏi của muôn dân”. Một vấn đề đặt ra nữa là “Xã hội
phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những giá trị nghệ
thuật đích thực”.
Qua tấn bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy nghĩ sâu sắc
về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và thực tế đời sống nhân dân. Vì vậy
vấn đề tác giả đặt ra ngày ấy, giờ đây bước sang thiên niên kỉ mới, nó vẫn còn nguyên giá trị.
BI KỊCH NGƯỜI NGHỆ SĨ ( Kịch VŨ NHƯ TÔ – Nguyễn Huy Tưởng)
1.Văn học 1930-1945 có không ít vở kịch xây dựng hình tượng nhân vật người trí thức: họa sĩ Bích Hà,
Quân Hiến trong NGHỆ SĨ HỒN ; văn sĩ Trần Thiết Chung trong KIM TIỀN.Tác giả Vi Huyền Đắc gửi vào
nhân vật những tư tưởng và quan niệm: khi thì theo đuổi ý tưởng nghệ thuật (NGHỆ SĨ HỒN); khi lại bị
4
cuốn vào vòng xoáy lốc của ham muốn tiền bạc (KIM TIỀN). Tác giả đã xây dựng nhân vật trong cảm hứng
về cái bi, nhưng không thành công, chỉ là “bi kịch một nửa”( Phạm Vĩnh Cư)
Nguyễn Huy Tưởng từng mang nỗi ám ảnh về nhân vật trí thức: Hùng Chi và Khúc Việt ( Cột đồng Mã
Viện); Bảo Kim ( Đêm hội Long Trì); Trần Văn( Sống mãi với Thủ đô), bác sĩ Thành ( Những người ở lại).

Trong cảm xúc tha thiết đối với văn hóa dân tộc, nhà văn gửi gắm vào nhân vật người trí thức những suy tư
chiêm nghiệm đối với vận mệnh lịch sử và văn hóa của đất nước.
2.Trong hình tượng về người trí thức, Vũ Như Tô là nhân vật tâm đắc của nhà văn, là con người “to lớn”
vượt ra ngoài khuôn khổ thể loại bi kịch, là kiểu loại “nhân vật anh hùng của bi kịch” ( Phạm Vĩnh Cư).Vũ
Như Tô có sự tương đồng với các nhân vật trong bi kịch cổ điển phương Tây như Hamlet, vua Lia, thuộc
mẫu người không chịu sự áp chế Hành động của Vũ Như Tô mang ý thức phản kháng , không hiền từ yếu
đuối, có ý thức chủ động chống lại số phận.
Vũ Như Tô trở thành thiên tài đến mức huyền thoại là nhờ vào lòng ham muốn sáng tạo, tự học hỏi trau dồi
nghề nghiệp: “,nghe tiếng ai giỏi là tìm đến thụ giáo”. Niềm đam mê nghề được đền đáp xứng đáng bằng tài
năng xuất chúng: ” vẩy bút là chim, hoa hiện lên…, thần tình biến hóa như cảnh hóa công“; “Sai khiến gạch
đá như ông tướng cầm quân”. Nhà văn gửi vào nhân vật cảm hứng ngợi ca như huyền thoại: “ngàn năm
chưa dễ có một”, bởi thiên tài ấy mới xứng đáng với Cửu Trùng đài lộng lẫy.
Đặc điểm của nhân vật bi kịch là những tính cách đã định hình, thì nổi bật ở Vũ Như Tô là niềm say mê
nghệ thuật . Khát vọng nghệ thuật nung nấu trong tâm hồn, nên khi gặp người “đồng bệnh” Đan Thiềm
khuyên nên “tô điểm non sông” thì tài năng bung nở với một sức bật không gì có thể ngăn cản. Vũ Như Tô
xây Cửu Trùng Đài với một quyết tâm lớn, mặc cho “ dân gian lầm than”. Chà đạp lên tính mạng dân chúng
không phải là tính cách của người thợ cả đôn hậu Vũ Như Tô. Vậy vì sao quyền sống của dân lại bị hy sinh
một cách không thương xót? Bởi vì trong cuộc đấu tranh vì nghệ thuật thì con người nghệ sĩ đã chiến thắng
con người đời thường. Niềm ham mê nghệ thuật của Vũ Như Tô không hề thay đổi trong suốt diễn biến
kịch, mọi can ngăn đều không có tác dụng, mọi khó khăn đều được tìm cách vượt qua. Với Vũ Như Tô, cuộc
sống chỉ có ý nghĩa khi được sáng tạo nghệ thuật, Vũ Như Tô và niềm say mê không giới hạn là trạng thái
gây ra bi kịch. Sự chủ động là tính cách xuyên suốt và chi phối mọi hành động của Vũ Như Tô .Say mê với
khát vọng về công trình vĩ đại có thể sánh với hóa công, nghệ sĩ miệt mài sáng tạo ngay cả khi đang bị quân
nổi loạn đang truy bắt, khi biết dân chúng nổi loạn để “ giết ông và phá Cửu Trùng đài”. Bởi vì tâm trí
nghệ sĩ bị cuốn hút bởi cảnh quan tráng lệ của Cửu Trùng đài. Phải chăng chính Vũ Như Tô cũng là bi kịch
đối với gia đình? Và Vũ Như Tô là hiện thân của bi kịch của người nghệ sĩ khi luôn cô đơn trong hành
trình sáng tạo nghệ thuật?
Đối với nghệ sĩ, Cửu Trùng đài quý hơn tính mạng bản thân. Cơn nguy biến ập đến, cái chết kề cận, nhưng
Vũ Như Tô vẫn bình thản: “Tôi sống với Cửu Trùng đài chết cũng với Cửu Trùng đài Hồn tôi để cả ở đấy
thì tôi chạy đi đâu” ( hồi V). Với Vũ Như Tô sự sống và cái chết phụ thuộc vào việc còn hay mất Cửu Trùng

Đài . Khi cảm hứng nghệ thuật được thăng hoa, Vũ Như Tô là người chủ động, với hành động mạnh mẽ
kiên quyết. Đây mới là lúc nghệ thuật ở trong thế giới riêng biệt của nó, hay nói như M.Bakhtin: “Khi con
người ở trong nghệ thuật thì nó vắng mặt trong cuộc sống, và ngược lại”.
Vũ Như Tô luôn muốn được thi tài với hóa công, điều này đã nâng nhân vật bi kịch lên tầm cao vĩnh viễn
mang tính nhân loại. Khát vọng sáng tạo nghệ thuật của Vũ cao thượng ở chỗ xây công trình vĩ đại cho non
sông. Tâm hồn nghệ sĩ mang nỗi niềm dằn vặt nước Nam ta hùng cường, không thiếu người tài, giỏi khai
khẩn ruộng hoang, khơi sông đắp đê. Vậy cớ sao lại không có đài cao mộng lớn? Ý tưởng xây tòa đài vĩ đại
được nhắc nhiều lần. Không chỉ là niềm khắc khoải về thiên chức nghệ sĩ, mà thực tế Vũ Như Tô đã sống
xứng đáng trong khát vọng làm non sông lộng lẫy. Đến phút cuối của cuộc đời, người nghệ sĩ ấy vẫn hy
vọng, mong mỏi người đời hiểu cho khát vọng của mình: “Ta tội gì? không, ta chỉ có một hoài bão là tô
điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ(…) tranh tinh xảo với hóa công (…)
dựng một kỳ công muôn thuở” ( Hôi V). Với Vũ Như Tô tài năng được gắn liền trách nhiệm làm cho non
5
sông đẹp đẽ, làm cho dân tộc có quyền tự hào: ” nghìn thu hãnh diện, không phải thẹn với những cung điện
đẹp ở nước ngoài” . Vấn đề đặt ra người nghệ sĩ cần có thái độ như thế nào trong việc sáng tạo nghệ thuật
chân chính? Trách nhiệm của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo ra cái đẹp ở mỗi thời đại lịch sử? Đó là tầm
nhìn tinh tế, nhạy cảm và sâu rộng của nhà văn về vấn đề văn hóa dân tộc. Ngày nay, nếu các dân tộc khác
được soi bóng vào quá khứ qua những kỳ quan vĩ đại như Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường thành, Kim Tự
tháp, Ăngcovat, thì dân tộc ta phải chật vật lắm mới tìm thấy lịch sử qua một ít lăng tẩm, đền đài ở Huế. Phải
chăng là quá ít cho bề dày lịch sử một dân tộc nghìn năm văn hiến?
Cái chết bi thảm của Vũ Như Tô là tất yếu. Sáng tạo Cửu Trùng đài không phải là tội lỗi, nhưng là một quá
trình xây cất tốn kém : mười mấy vạn thợ ; tiền nhiều như nước sông; gỗ chất cao như núi; Trong cảnh đói
kém triền miên, việc “xây đài cao mộng lớn” càng gây bất bình sâu sắc trong dân chúng. Xây đài trong một
quan điểm cứng rắn: “ công việc tôi làm là quang minh chính đại”, Vũ Như Tô thất bại vì đòi hỏi dân chúng
hy sinh quá nhiều, mà họ lại không cần thứ nghệ thuật: “ cho vua chơi“. Nghệ thuật thật khó tồn tại, khi
không đi cùng quyền lợi dân chúng. Dù rất ưu ái nghệ sĩ, thì việc dân chúng giết Vũ là điều bất khả kháng.
Bi kịch của Vũ Như Tô có ý nghĩa sâu sắc ở chỗ bằng khát vọng sáng tạo nghệ thuật để vươn đến cái Đẹp
toàn bích, muốn mang tài năng tạo nên giá trị tinh thần vĩnh cửu. Nhưng khát vọng đẹp đẽ của nghệ sĩ
không được hiểu đúng, đã bị nhân dân hủy diệt. Đây là bài học đau đớn về số phận của nghệ sĩ và nghệ thuật,
mà không ít lần lịch sử đã phải trả giá.

Trong kịch VŨ NHƯ TÔ, vấn đề số phận nghệ sĩ và hành trình sáng tạo nghệ thuật được nhà văn quan tâm
sấu sắc , nhân vật xoay trở trong các mối quan hệ không đơn giản. Với thợ thuyền và dân chúng, Vũ Như Tô
là “Ông Cả” gần gũi, thân thiện. Ngược lại, khi với mục đích xây Cửu Trùng Đài lộng lẫy, “ Ông Cả” sẵn
lòng để cho “ vua xa xỉ, công khố hao hụt, dân gian lầm than, thần nhân trách móc”. Phải chăng Vũ Như Tô
đứng về phía nhà vua? Lê Tương Dực là vị quân vương tồi tệ, nhưng có tiền bạc và quyền lực. Vũ Như Tô
chỉ có thể dựa vào vương quyền mới có cơ hội thực hiện khát vọng nghệ thuật , để cho tài năng được phát
triển tận độ. Nhận lời xây Cửu Trùng đài, hành động của Vũ Như Tô mang phẩm chất của người nghệ sĩ luôn
tôn vinh và coi nghệ thuật là cao quý hơn tất cả mọi giá trị khác trong cuộc sống. Trong xã hội phong kiến,
đây là khuynh hướng nghệ thuật thoát ly cuộc sống, các nhà Nho thường tìm nơi ở ẩn, các nghệ sĩ thường
trốn vào tháp ngà của văn chương.
Nghệ thuật xứng đáng được tôn vinh vì nó là sản phẩm cao quý trong sáng tạo. Nhưng vì nghệ thuật mà
hy sinh và chà đạp lên những giá trị khác của cuộc sống thì cần phải xem xét lại. Xuất phát từ mục đích cao
cả là sáng tạo nghệ thuật, nhưng Vũ Như Tô đã làm cho “ dân lầm than, man di oán giận”, vì thế trở thành
đối tượng cho dân chúng dồn nỗi căm hận. Dù đưa ra lý do biện hộ cho nghệ sĩ là” xây một cái đài vĩ đại
làm vinh dự cho non sông” thì cũng không thể tha thứ cho tội ác . Mang niềm đam mê nghệ thuật nên đã
không bỏ lỡ cơ hội được sáng tạo cái Đẹp, về điều này có thể cảm thông với nghệ sĩ . Nhưng vấn đề là ở chỗ
Vũ không nhận thức được sáng tạo cái Đẹp lại gây tai họa cho dân chúng. Bài học rút ra là không thể coi
trọng nghệ thuật mà chà đạp lên những giá trị khác trong cuộc sống. Cái chết bi thảm là bài học vô cùng đau
xót, là sự trả giá cho sự nhận thức không đầy đủ của người nghệ sĩ.
Vì giá trị của cái Đẹp mà coi thường những giá trị khác của cuộc sống, đó là điều đáng tiếc cho người
nghệ sĩ .Tài năng của nghệ sĩ làm ta khâm phục, nhưng tội lỗi lại gây phẫn nộ và tiếc nuối, khi: “ dân gian
đói kém nổi lên tứ tung…Trịnh Duy Sản mượn tiếng đi dẹp giặc rồi quay binh về làm loạn” . Vì cái Đẹp,
Vũ Như Tô đã coi Cửu Trùng Đài quý hơn sự sống muôn dân, cho nên cái Đẹp không có chỗ tồn tại. Bản
chất con người vốn hướng thiện, không thừa nhận cái Đẹp được xây dựng bằng cái ác, nên Vũ Như Tô phải
trả giá bằng mạng sống của mình. Trong “ chữ người tử tù” Nguyễn Tuân cũng thể hiện quan niệm cái Đẹp
phải đi cùng cái Thiện. Nhân vật Huấn Cao là anh hùng, là nghệ sĩ viết chữ đẹp, cảm phục tấm lòng “biệt
nhỡn liên tài” nên nhận lời viết chữ với lời khuyên quản ngục : “Hãy thay đổi nghề đi rồi hãy nghĩ đến
chuyện chơi chữ “. Phải chăng đây là sự gặp nhau trong tư tưởng của nhà văn khi thể hiện mẫu nhân vật tài
hoa nghệ sĩ?
6

3. Tuy Vũ Như Tô có tội, nhưng có đáng được thương xót, cảm thông? Một trong những đặc điểm của nhân
vật bi kịch là phải vừa có tội, vừa không có tội. Sẽ là không có tội khi nghệ sĩ sống mãnh liệt và cao cả trong
khát khao sáng tạo về công trình nghệ thuật tồn tại vĩnh hằng cùng thời gian. Sẽ có quá nhiều tội lỗi khi Vũ
Như Tô thực hiện khát vọng sáng tạo nghệ thuật bằng quyền lực của hôn quân bạo chúa, bằng sức mạnh của
cái ác. Nhân vật bi kịch Vũ Như Tô đã khẳng định tài năng vượt trội của Nguyễn Huy Tưởng bằng cái nhìn
đa chiều trong con người nghệ sĩ, mở rộng ra là những vấn đề về cuộc sống và nghệ thuật. Hình tượng nghệ
sĩ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch hoàn chỉnh.
Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích
vở kịch "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng.
GỢI Ý :
1. Giới thiệu Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô
2. Phân tích tính cách, diễn biến tâm trjang của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.
a) Tính cách của Vũ Như Tô và Đan Thiềm
- Tính cách nổi bật nhất của Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát
khao và đam mê sáng tạo Cái Đẹp.
+ Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể, Cái Đẹp ấy thành ra phù phiếm, nó sang trọng, siêu đẳng, thậm chí
"cao cả và đẫm máu" như một "bông hoa ác". Vì thế, đi tận cùng niềm đam mê, khao khát ấy, Vũ Như Tô tất
phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình. Ông trở thành kẻ thù của dân chúng, thợ thuyền mà không
không hay biết.
+ Cái tài ba được nói đến chủ yếu ở các hồi, các lớp trước thông qua hành động của Vũ Như Tô và nhất
là thời của các nhân vật khác nói về ông. Hồi V không nói nhiều đến tài năng của nhân vật (chỉ duy nhất có
Đan Thiềm nhắc đến), mà đặt Vũ Như Tô vào việc tìm kiếm một câu trả lời: Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay
sai? Có công hay có tội? Nhưng Vũ Như Tô không trả lời thỏa đáng câu hỏi đó bởi ông chỉ đứng trên lập
trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường Cái Đẹp mà
không đứng trên lập trường Cái Thiện.
+ Hành động của Vũ Như Tô không hướng đến sự hòa giải mà thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. Vũ
Như Tô đã từng tranh tinh xảo với hóa công, giờ lại bướng bỉnh tranh phải - trái với số phận và với cuộc đời.
Hành động kịch hướng vào cuộc đua tranh này thể hiện qua diễn biến tâm trạng của Vũ Như TÔ.
- Nếu Vũ Như TÔ là người đam mê Cái Đẹp và khát khao sáng tạo Cái Đẹp thì tính cách của Đan
Thiềm là tính cách của người đam mê Cái Tài, cụ thể là tài sáng tạo nên Cái Đẹp.

-
+ "Bệnh Đan Thiềm" (như chữ của Nguyễn Huy Tưởng) là bệnh mê đắm người tài hoa, hay bệnh của kẻ
"biệt nhỡn liên tài" (như chữ của Nguyễn Tuân). Nhưng Cái Tài ở đây không phải Cái Tài nói chung mà là
Cái Tài siêu việt, siêu đẳng.
+ Đan Thiềm có thể quên mình để khích lệ, bảo vệ Cái Tài ấy, nhưng nàng luôn tỉnh táo, sáng suốt trong
mọi trường hợp vì nàng hiểu người, điều đời hơn, thức thời, mềm mại và dễ thích ứng với hoàn cảnh hơn Vũ
Như Tô. Hai lần nàng khuyên nhủ Vũ Như Tô đều hết sức sáng suốt, nhưng lần thứ nhất lời khuyên có hiệu
lực; lần thứ hai thì không và bi kịch của Đan Thiềm chủ yếu gắn với thất bại này. Tất nhiên, nàng chỉ đau xót
và tiếc thay cho Vũ Như Tô chứ không oán trách ông. Giữa nàng với người đồng bệnh Vũ Như Tô vẫn có
một khoảng cách không thể vượt qua. Tâm lí của Đan Thiềm ở hồi V tập trung diễn biến theo sự thành bại
của lời - cũng là hành động - khuyên can này.
7
b) Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm
Ở hồi cuối, cả Vũ Như Tô và Đan Thiềm đều lâm vào trạng thái khủng hoảng với một nỗi đau chung; sự
vỡ mộng thê thảm. Nhưng diễn biến tâm trạng của họ có chiều hướng vận động và biểu hiện khác nhau.
- Đan Thiềm cũng đau đớn nhận ra thất bại của giấc "mộng lớn" xây Cửu Trùng Đài, nhưng nhạy bén,.
sớm sủa kịp thời hơn Vũ Như Tô. Tâm trí của nàng giờ đây không còn hướng vào thành bại của việc xây
Cửu Trùng Đài, mà hướng vào sự sống còn của Vũ Như Tô, người nghệ sĩ tài ba "ngàn năm chưa dễ có
một". Nàng khẩn khoản khuyên Vũ đi trốn và khi thấy lời khuyên của mình vô hiệu thì hốt hoảng, đau đớn
tột cùng. Trong mấy lớp liên tiếp của hồi V, Đan Thiềm đã nhiều lần khuyên Vũ Như Tô "trốn đi". Đến lúc
nhận ra ngay việc đổi mạng sống của mình ("Tướng quân nghe tôi. Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết. Nhưng xin
tướng quân tha cho Ông Cả. Ông ấy là một người tài ") để cứu Vũ Như Tô cũng không được nữa thì Đan
Thiềm đành buông lời vĩnh biệt tất cả (Lưu ý: nàng nói: "Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh
biệt!", mà không nói : "Vĩnh biệt ÔNg Cả!"). Đó cũng là lời vĩnh biệt mãi mãi Cửu Trùng Đài, vĩnh biệt một
"giấc mộng lớn" trong máu và nước mắt.
- Vũ Như Tô, trái lại,vẫn không thể thoát ra khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của chính mình. Ông
không tin rằng, cái việc cao cả mình làm lại có thể bị xem là tội ác, cũng như không thể tin sự quang minh
chính đại của mình lại bị rẻ rúng, nghi ngờ. Sự vỡ mộng của Vũ Như Tô vì thế đau đớn, kinh hoàng gấp bội
so với Đan Thiềm. Nỗi đau ấy bộc lộ thành tiếng kêu bi thiết mà âm điệu não nùng, khắc khoải của nó thành
âm hưởng chủ đạo bao trùm đoạn kết đã đành, nó còn thành một thứ chủ âm dội ngược lên toàn bộ những

phần trước của vở bi kịch. "Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu trùng Đài!" - đó cũng là những tiếng kêu
cuối cùng của Vũ Như Tô khi ngọn lửa oan nghiệt đang bùng bùng thiêu trụi Cửu Trùng Đài, trước khi tác
giả của nó bị dẫn ra pháp trường. trong tiếng kêu ấy, "mộng lớn", "Đan Thiềm", "Cửu Trùng Đài" đã được
Vũ Như Tô đặt kế tiếp nhau, nỗi đau mất mát như nhập hòa làm một, thành một nỗi đau bi tráng tột cùng.
Như vậy, diễn biến tâm trạng của hai nhân vật ở hồi cuối này góp phần thể hiện tính cách bi kịch ở mỗi
người cũng như những gì được xem là "đồng bệnh" "tri âm" (hay đồng điệu) ở họ, đồng thời qua đó, góp
phần khơi sâu hơn chủ đề của tác phẩm.
8

×