UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHẠM KHƯƠNG DUY (Chủ biên)
DƯƠNG THỊ OANH – ĐOÀN QUỲNH THƯƠNG
NGUYỄN MINH TRANG – NGUYỄN MINH TUẤN
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH VĨNH PHÚC LỚP 6
(SÁCH GIÁO VIÊN)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
1
2
MỤC LỤC
Trang
Phần một. HƯỚNG DẪN CHUNG ............................................................................................ 5
I. MỤC TIÊU MÔN HỌC ........................................................................................................... 5
II. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC – LỚP 6 ...... 6
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ............................................................................................... 7
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP ...................................................................................... 8
Phần hai. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ ............................................................... 9
Chủ đề 1. TÊN GỌI TỈNH VĨNH PHÚC QUA CÁC THỜI KÌ................................................. 9
1. MỤC TIÊU ................................................................................................................................ 9
2. CHUẨN BỊ ............................................................................................................................... 9
3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG................................................................................................ 10
Chủ đề 2. DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ TIÊU BIỂU Ở TỈNH VĨNH PHÚC ..................... 17
1. MỤC TIÊU .............................................................................................................................. 17
2. CHUẨN BỊ ............................................................................................................................. 17
3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG................................................................................................ 18
Chủ đề 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC................................................ 25
1. MỤC TIÊU .............................................................................................................................. 25
2. CHUẨN BỊ ............................................................................................................................. 25
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 35
Chủ đề 4. LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VĨNH PHÚC ................................................ 38
1. MỤC TIÊU .............................................................................................................................. 38
2. CHUẨN BỊ ............................................................................................................................. 38
3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG................................................................................................ 38
3
Chủ đề 5. CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở VĨNH PHÚC................................................................ 47
1. MỤC TIÊU .............................................................................................................................. 47
2. CHUẨN BỊ ............................................................................................................................. 47
3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG................................................................................................ 48
Chủ đề 6. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA TỈNH VĨNH PHÚC .......................................... 54
1. MỤC TIÊU .............................................................................................................................. 54
2. CHUẨN BỊ ............................................................................................................................. 54
3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG................................................................................................ 55
Chủ đề 7. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CON
NGƯỜI.......................................................................................................................... 61
1. MỤC TIÊU .............................................................................................................................. 61
2. CHUẨN BỊ ............................................................................................................................. 61
3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG................................................................................................ 62
4
Phần một
HƯỚNG DẪN CHUNG
I. MỤC TIÊU MÔN HỌC
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc cấp THCS được biên soạn đáp ứng
Chương trình giáo dục 2018 Bộ giáo dục và Đào tạo ( Chương trình tổng thể ban
hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT ngày 26/12/2018 BGDĐT, mục
V khoản 4 trang 31.)
Nội dung giáo dục địa phương (GDĐP) Giúp các em hiểu biết cơ bản về văn
hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính sách, xã hội, hướng nghiệp, mơi trường.. .của
địa phương, nơi mình đang sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương,
ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học. Qua đó giúp các em thêm yêu
quý, tự hào và có ý thức bảo vệ, phát huy giá trị truyền thống quê hương của
tỉnh Vĩnh Phúc.
Những nội dung cần biên soạn của cấp THCS được từng bước cụ thể hoá thành
các chủ đề ở lớp 6 như sau:
Chủ đề
Nội dung
Số tiết
1
Tên gọi tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kì
5
2
Di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Vĩnh Phúc
5
3
Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc
5
4
Làng nghề truyền thống ở Vĩnh Phúc
4
5
Các ngành kinh tế ở Vĩnh Phúc
4
6
Chính Sách giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
4
7
Ơ nhiễm mơi trường và những ảnh hưởng đến đời sống con người
5
Đánh giá định kì
2
Tổng kết cuối năm
1
Tổng cộng
35
5
II. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC
– LỚP 6
2.1. Cấu trúc nội dung
Tính hệ thống của bộ sách này chính là sự thống nhất trong cấu trúc của mỗi chủ
đề, thể hiện ở bốn mục: Mở đầu – Kiến thức mới – luyện tập – Vận dụng. Logic
của 4 mục này được diễn giải như sau:
Mở đầu: Khơi gợi các kiến thức, hiểu biết của học sinh liên quan đến chủ đề, định
hướng cho việc tổ chức các hoạt động tiếp theo.
Kiến thức mới: Hình thành kiến thức, Giải thích, cung cấp thơng tin liên quan đến
nội dung chủ đề.
Luyện tập: Luyện tập, thực hành, giúp học sinh xử lí và củng cố hoạt động nhận
thức ở hai hoạt động trên qua nhiều hình thức học tập.
Vận dụng: Vận dụng cơ bản và vận dụng nâng cao, vận dụng các kiến thức đã học
để giải quyết các vấn đề thực tế trong nội dung chủ đề qua các hình thức: tham
quan thực tế, giới thiệu, sưu tầm, đóng vai….
2.2. Các dạng chủ đề và mạch kiến thức, kĩ năng
a) Các dạng chủ đề
Về cơ bản, nội dung biên soạn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc được
triển khai theo trục chính, đó là:
– Hiểu biết, kiến thức, kĩ năng để có thể ứng xử phù hợp với sự tồn tại của thế
giới tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên đến môi trường sinh thái, đía lí,… (chủ đề
3,4,7…)
– Có hiểu biết kiến thức, kĩ năng thích ứng với giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế xã
hội, đc thừa nhận từ cộng đồng… ( chủ đề 1,2,5,6...).
b) Mạch kiến thức – kĩ năng
– Đảm bảo kiến thức và kĩ năng ở 4 hoạt động cơ bản của nội dung Hoạt động trải
nghiệm: hoạt động hướng vào bản thân; hoạt động hướng đến xã hội; hoạt động
hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
6
– Đảm bảo sự tích hợp, lồng ghép với nội dung khác như: yêu quê hương, giá trị
văn hoá đặc sắc của địa phương; giáo dục tư tưởng, đạo đức; xây dựng nếp sống
văn minh; bảo vệ môi trường tự nhiên, yếu tố đa dạng sinh học, chất lượng môi
trường sống, tìm hiểu nghề nghiệp gần gũi ở địa phương; an sinh xã hội, tôn
trọng kỉ cương, nội quy nhà trường,...
c) Về cách trình bày
Để phù hợp với nhận thức của HS, những lớp đầu cấp, sách sử dụng nhiều hình
ảnh chụp thực tế, hình vẽ minh hoạ nhằm tăng cường tính trực quan, tạo cho HS
sự hứng thú đối với môn học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Theo định hướng phát triển năng lực, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc
được biên soạn theo hướng giúp HS khám phá tri thức và vận dụng tri thức đó vào
thực tiễn. Do đó, HS tìm hiểu nội dung của mỗi chủ đề qua các phần việc cụ thể,
theo cấu trúc chung thể hiện thống nhất trong bộ sách để có được nhận thức về
những vấn đề liên quan đến mỗi chủ đề. Như vậy, phương pháp dạy học nội dung
giáo dục địa phương chú trọng đến hoạt động tương tác, thảo luận, thuyết trình
theo nhóm và khả năng tự học qua việc tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn khác
nhau như: thư viện nhà trường, sách báo tại địa phương, người thân, internet,...
Về cơ bản, HS được học tập nội dung giáo dục địa phương thông qua hoạt động
trải nghiệm cá nhân, thảo luận và làm việc nhóm (hợp tác), thu thập thơng tin phản
hồi, trong đó chú trọng đến việc trao quyền và trách nhiệm cho HS thông qua việc
HS phải đối diện với nhiệm vụ và giải quyết vấn đề đặt ra. Theo đó, phương pháp
dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, kích thích tính tích cực của HS bằng cách tạo
động lực học tập, phát huy khả năng của HS trong việc vận dụng và sử dụng kiến
thức để giải quyết các vấn đề thường gặp trong thực tế. Một số phương pháp dạy
học nội dung giáo dục địa phương có thể sử dụng là:
– Phương pháp kiến tạo, tìm tịi.
– Phương pháp gợi mở, thu nhận.
– Phương pháp khuyến khích – tham gia.
– Phương pháp đánh giá – kiểm tra.
7
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Đánh giá kết quả học tập trong nội dung giáo dục này căn cứ theo quy định về “
Đánh giá hịc sinh THCS ” được ban hành theo thông tư số 22/TT-BGDĐT của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ngày 20 tháng 07 năm 2021, quy định đánh giá học sinh
THCS và THPT.
Với nội dung giáo dục địa phương, việc đánh giá được thực hiện bằng lời nhận xét,
trao đổi nội dung bài học về kiến thức, kĩ năng và kết quả hoạt động mà mỗi HS
trải nghiệm. Trong đó, HS được tham gia đánh giá theo hình thức: đánh giá hợp
tác giữa GV và HS và đánh giá đồng đẳng giữa HS với nhau. Trong đó, GV cần
quan tâm tới việc HS tự nhận xét trong q trình học tập và có ý kiến nhận xét về
phần trình bày của bạn.
Khi đánh giá kết quả học tập, GV cần nắm được mục tiêu, bản chất, mức độ cần
đạt của mỗi chủ đề để có đánh giá phù hợp với từng đối tượng HS. Việc nhận xét
HS cũng cần lưu ý là nhìn nhận sự nỗ lực của từng cá nhân, không so sánh với các
thành viên trong lớp. Khi nhận xét, không quá chú trọng đến kết quả cuối cùng mà
cần chú ý đến quá trình HS tham gia vào các hoạt động, sự tiến bộ từ kĩ năng, thao
tác đến phần diễn giải nội dung ở mỗi chủ đề.
8
Phần hai
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ
Chủ đề 1
TÊN GỌI TỈNH VĨNH PHÚC QUA CÁC THỜI KÌ
(5 tiết)
1. MỤC TIÊU
− Nêu được tên gọi tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kì lịch sử.
− Giáo dục niềm tự hào, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
− Giáo viên (GV) sưu tầm và hướng dẫn học sinh (HS) một số hình ảnh, tư liệu,
lược đồ, bản đồ địa phận tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay trong hai giai đoạn lịch sử:
+ Trước khi thành lập tỉnh ngày 12/02/1950 (thời đại Hùng Vương – An Dương
Vương, thời kì Bắc thuộc, thời kì phong kiến tự chủ, thời kì thuộc Pháp, thời kì
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945);
+ Từ khi thành lập tỉnh ngày 12/02/1950 đến nay (giai đoạn sau 12/02/1950 đến
trước 26/01/1968 (thuộc tỉnh Vĩnh Phú), giai đoạn từ 26/01/1968 đến trước
01/01/1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc), giai đoạn từ sau ngày tái lập tỉnh, giai đoạn
hiện nay).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
− Đồ dùng học tập: bút, giấy viết.
9
− GV hướng dẫn học sinh sưu tầm một số hình ảnh, tư liệu, lược đồ, bản đồ địa
phận tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay qua các thời kỳ lịch sử.
− Sách Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 6.
3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
3.1. Mở đầu
a) Mục đích
− HS biết được ngày thành lập tỉnh Vĩnh Phúc, tên gọi Vĩnh Phúc có từ khi nào.
− HS nắm được đất đai tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay đã thuộc địa phận nhà nước Văn
Lang và Âu Lạc từ thời đại các vua Hùng dựng nước.
− HS biết được vùng đất nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiều lần có sự thay đổi về
tên gọi trước khi có tên gọi Vĩnh Phúc như ngày nay.
− HS nắm được vị trí địa lí ngày này của tỉnh Vĩnh Phúc
b) Gợi ý hoạt động
* Hoạt động chung cả lớp.
− GV cho HS quan sát tranh, ảnh, video ngày thành lập tỉnh Vĩnh Phúc (12/02/1950)
và lược đồ hoặc bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay và thảo luận, trình bày ý kiến
cá nhân:
+ HS quan sát và dựa vào những trải nghiệm, kiến thức của bản thân hãy cho biết
tên tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày, tháng, năm nào.
+ HS quan sát và trình bày vị trí địa lí hiện nay của tỉnh Vĩnh Phúc.
* * GV chốt ý:
− Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập ngày 12/02/1950. Tên gọi Vĩnh Phúc bắt đầu
có từ ngày này.
− Tỉnh Vĩnh Phúc đã nằm trong địa phận nhà nước Văn Lang, Âu Lac từ thời
đại các vua Hùng dựng nước. Song, trải qua thời gian, vùng đất nay thuộc tỉnh
10
Vĩnh Phúc nhiều lần có sự thay đổi về tên gọi trước khi có tên gọi Vĩnh Phúc
ngày nay.
− Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong ba vùng: vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đơ Hà Nội.
− Gv có thể giải thích thêm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ là trung tâm kinh tế năng động và là “đầu tàu” kinh tế quan trọng của miền
Bắc và của cả nước Việt Nam.
+ Vùng Thủ đô Hà Nội là khu vực liên kết phát triển kinh tế – xã hội gồm thành
phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận do Chính
phủ quyết định. Việc hình thành, quy hoạch vùng Thủ đơ Hà Nội là tạo điều
kiện cho Thủ đơ phát triển đồng thời kích thích sự phát triển của các địa phương
xung quanh; các địa phương xung quanh cùng “chia sẻ”, cùng “gánh vác” nhiệm
vụ phát triển của vùng ở các lĩnh vực công nghiệp, văn hóa, thể thao, đào tạo, y
tế…
(Tham khảo thêm Sách Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 6).
3.2. Kiến thức mới
a) Mục đích
− HS có hiểu biết cơ bản về tên gọi của vùng đất nay là tỉnh Vĩnh Phúc qua các
thời kỳ lịch sử.
− HS nắm được ngày thành lập tỉnh Vĩnh Phúc và ngày tái lập tỉnh.
b) Gợi ý hoạt động
− GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ trình bày các thời kỳ lịch sử của nước Việt Nam
kể từ thời kỳ nhà nước Văn Lang, nhà nước Âu Lạc đến ngày nay.
− GV cho HS quan sát tranh, ảnh, video, lược đồ, bản đồ về tên gọi, vị trí địa lí
của vùng đất nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc đã sưu tầm được.
11
HS quan sát và dựa vào những trải nghiệm, kiến thức của bản thân để thảo luận,
trình bày ý kiến cá nhân về vị trí địa lí và tên gọi của vùng đất nay thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc theo các câu hỏi sau:
+ Trước ngày thành lập tỉnh (12/02/1950), vùng đất nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc đã
từng có những tên gọi gì?
+ Sau ngày thành lập tỉnh (12/02/1950), vùng đất nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc có
những tên gọi gì?
* GV chốt ý:
− Các giai đoạn lịch sử trình bày: thời kỳ nhà nước Văn Lang và Âu Lạc, thời kì
Bắc thuộc, thời kì phong kiến tự chủ, thời kì thuộc Pháp, sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
− Giai đoạn trước ngày thành lập tỉnh (12/02/1950)
+ Thời kỳ nước Văn Lang và nước Âu Lạc, đất đai tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay nằm
trong bộ Văn Lang.
+ Thời kỳ Bắc thuộc, nước Âu Lạc bị biến thành các quận, huyện của Trung Quốc,
đất đai tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay thuộc bộ Giao Chỉ (hoặc Giao Châu) của các
triều đại Trung Quốc.
+ Thời kỳ phong kiến tự chủ, vùng đất nay là tỉnh Vĩnh Phúc có tên gọi khác nhau
tuỳ thuộc vào sự phân chia địa giới hành chính của các nhà nước phong kiến
(GV có thể lựa chọn một số tên gọi của vùng đất Vĩnh Phúc trong thời kì phong
kiến tự chủ để giới thiệu):
Trong buổi đầu độc lập, dưới thời nhà Ngô, Đinh, Lê (sử cũ gọi là nhà Tiền Lê)
(từ năm 938 đến năm 1009), cả nước được chia thành các đơn vị hành chính:
đạo (lộ), phủ – châu, giáp, xã. Thời Tiền Lê, vùng đất Vĩnh Phúc thuộc Phong
Châu của nước Đại Cồ Việt.
Thời nhà Lý (từ năm 1009 đến năm 1226), cả nước có 10 đạo, 24 lộ; tỉnh Vĩnh
Phúc ngày nay thuộc lộ Quốc Oai. Dưới thời nhà Trần (từ năm 1226 đến năm
1400), cả nước được chia lại thành các lộ, phủ, trấn; Vĩnh Phúc ngay nay thuộc
lộ Đông Đô và trấn Tuyên Quang của nước Đại Việt.
12
Thời nhà Hồ (từ năm 1400 đến năm 1407) vùng đất thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày
nay thuộc lộ Đông Đô và trấn Tuyên Quang của nước Đại Ngu.
Năm 1406, quân Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly thất bại trước quân
Minh, đất nước ta bị nhà Minh đô hộ. Giai đoạn này, vùng đất nay thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc thuộc châu Tam Đái, quận Giao Chỉ của nhà Minh (từ năm 1407 đến
năm 1427).
Thời Hậu Lê và triều đại Tây Sơn (từ năm 1428 đến năm 1802), đất đai tỉnh
Vĩnh Phúc ngày nay thuộc hai thừa tuyên Sơn Tây và Thái Nguyên của nước
Đại Việt.
Thời nhà Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858): Dưới đời vua Gia Long và vua
Minh Mạng (từ năm 1802 đến năm 1831), đất nước được chia thành 23 trấn và
4 doanh (dinh); vùng đất nay là tỉnh Vĩnh Phúc thuộc trấn Sơn Tây và trấn Thái
Nguyên của nước Việt Nam. Từ năm 1831, sau khi vua Minh Mạng sắp xếp lại
các đơn vị hành chính trong cả nước (chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực
thuộc) và đổi quốc hiệu là Đại Nam (năm 1838), đất đai tỉnh Vĩnh Phúc ngày
nay thuộc tỉnh Sơn Tây và tỉnh Thái Nguyên của nước Đại Nam.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược, Tồn quyền Đơng Dương đã thành lập đạo Vĩnh
Yên (vào ngày 20–10–1890) trên địa phận tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay. Đạo Vĩnh
Yên tồn tại đến ngày 12–4–1891 thì bị bãi bỏ và lại được sáp nhập vào tỉnh
Sơn Tây.
Sau đó, trước tình hình phong trào chống đối của nhân dân ngày càng mạnh,
Toàn quyền Đông Dương đã thành lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay các
đơn vị hành chính sau để trực tiếp cai trị: tỉnh Vĩnh Yên (được thành lập ngày
29–12–1899); tỉnh Phù Lỗ (được thành lập ngày 06–10–1901); tỉnh Phúc Yên
(được thành lập ngày 18–02–1904) trên địa bàn tỉnh Phù Lỗ cũ).
Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, tỉnh Vĩnh Yên từng được đặt bí danh là tỉnh
Nguyễn Thái Học; tỉnh Phúc Yên là tỉnh Trưng Trắc.
+ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, địa bàn Vĩnh Phúc ngày nay thuộc tỉnh
Vĩnh Yên và Phúc Yên.
13
− Giai đoạn sau ngày thành lập tỉnh (12/02/1950)
+ Ngày 12–02–1950, tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh
Vĩnh Yên và Phúc Yên. Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp thủ đô Hà Nội và các tỉnh:
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Tây, Phú Thọ.
Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 huyện: Bình Xun, Đa Phúc, Đơng Anh, Kim Anh, Lập
Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng; 2 thị xã: Vĩnh Yên và
Phúc Yên.
+ Sau năm 1950, về địa giới, tỉnh Vĩnh Phúc cũng không thật sự ổn định mà có sự
tách ra, nhập vào với tỉnh Phú Thọ cùng với sự thay đổi về tên gọi do yêu cầu
về diện tích đất đai và dân số để xây dựng kinh tế địa phương:
Ngày 26 – 1 – 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ được hợp nhất thành tỉnh
Vĩnh Phú. Trước khi hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1 715 km2, dân số
470 000 người. Tỉnh Vĩnh Phú khi mới thành lập có diện tích 5 103 km2 với dân
số gần 1 300 000 người. Thành phố Việt Trì là tỉnh lị của tỉnh Vĩnh Phú.
Ngày 1 – 1 – 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Sau khi được tái lập, tỉnh Vĩnh
Phúc có diện tích tự nhiên 1 370,73 km2, dân số 1 066 522 người.
+ Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc giáp thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tuyên Quang, Thái
Nguyên, Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố
(Vĩnh Yên, Phúc Yên) và 7 huyện (Bình Xun, Lập Thạch, Sơng Lơ, Tam
Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc).
(Tham khảo thêm Sách Giáo dục địa phương Vĩnh Phúc lớp 6).
3.3. Luyện tập
a) Mục đích
– HS củng cố lại kiến thức đã học về tên gọi của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kì
lịch sử.
– HS ghi nhớ được ngày thành lập tỉnh, ngày tái lập tỉnh.
– Học sinh nêu được một số tên gọi khác của tỉnh Vĩnh Phúc trong lịch sử.
b) Gợi ý hoạt động
14
* Hoạt động 1, 2 (Hoạt động theo nhóm 2 HS)
– GV hướng dẫn HS làm theo các yêu cầu trong sách học sinh.
Những thông tin phù hợp là:
– Hoạt động 1:
Một số tên gọi của vùng đất Vĩnh
Phúc (giai đoạn trước năm 1950)
Thời gian
Thời đại Hùng Vương – An Dương Vương Thuộc bộ Văn Lang
Thời kì Bắc thuộc
Thuộc quận Giao chỉ (hay Giao Châu)
của chính quyền phương Bắc
Thời kì phong kiến tự chủ
– Thời nhà Lý, Vĩnh Phúc thuộc lộ Quốc Oai.
– Thời nhà Trần, Vĩnh Phúc thuộc lộ
Đông Đô và trấn Tuyên Quang.
– Thời nhà Nguyễn, Vĩnh Phúc thuộc tỉnh
Sơn Tây và tỉnh Thái Nguyên.
...
Thời kì thuộc Pháp đến trước năm 1950
Vĩnh Yên, Phù Lỗ, Phúc Yên
– Hoạt động 2: Những thông tin phù hợp là (được gạch chân, in nghiêng):
+ Ngày 12–02–1950 tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh
Vĩnh Yên và Phúc Yên.
+ Ngày 26–01–1968 tỉnh Vĩnh Phú được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh
Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
+ Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01–01–1997.
* Hoạt động 3 (Hoạt động chung cả lớp)
Trên cơ sở mỗi nhóm HS đã sưu tầm thơng tin, hình ảnh, video, lược đồ, bản đồ
về tên gọi của vùng đất nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kì lịch sử:
– GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tại lớp.
15
– GV tổ chức cho nhóm HS trình bày kết quả sưu tầm và thảo luận tại lớp.
3.4. Vận dụng
a) Mục đích
– HS trải nghiệm tham quan Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc và nghe giới thiệu về lịch
sử tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kì lịch sử.
– HS trải nghiệm viết một đoạn văn ngắn giới thiệu với bạn về một số tên gọi của
vùng đất ngày nay là tỉnh Vĩnh Phúc trong lịch sử, qua đó thể hiện tình yêu và
long tự hào đối với quê hương.
b) Gợi ý hoạt động
* Hoạt động 1:
– Tuỳ vào điều kiện từng trường để có thể tổ chức tham quan Bảo tàng tỉnh
Vĩnh Phúc.
* Hoạt động 2
– GV mời HS lên trình bày bài viết, trong đó có đề cập đến những điều đã được
trực tiếp quan sát, tìm hiểu qua chuyến tham quan Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc hoặc
qua quan sát hình ảnh trong sách, báo, video.
(GV khuyến khích HS thực hiện hoạt động này để hình thành kiến thức, kĩ năng
cho mỗi cá nhân).
16
Chủ đề 2
DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ TIÊU BIỂU
Ở TỈNH VĨNH PHÚC
(5 tiết)
1. MỤC TIÊU
− Nêu được định nghĩa di sản văn hoá và di sản văn hoá vật thể.
− Kể tên được một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Vĩnh Phúc và giá trị của
các di sản văn hố đó.
− Có ý thức và hành động giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hoá vật thể của quê
hương và đất nước.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
− Hình ảnh, tư liệu về một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Vĩnh Phúc, như:
+ Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thổ Tang, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Di tích quốc gia đặc biệt).
+ Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bình Sơn, nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh
Khánh (chùa Then), thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu.
+ Di tích khảo cổ Nghĩa Lập, thơn Nghĩa Lập, xã Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Di tích lịch sử và văn hố Đền thờ Trần Nguyên Hãn.
+ Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo.
+ Di tích lịch sử chiến khu Ngọc Thanh.
17
+ Bảo vật quốc gia tháp gốm men chùa Trò.
− GV phân HS trong lớp thành 4 nhóm.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
− Đồ dùng học tập: bút, giấy viết.
− Mỗi nhóm HS sưu tầm thơng tin, hình ảnh, video hoặc vẽ tranh về một di sản
văn hoá vật thể ở tỉnh Vĩnh Phúc: khu du lịch sinh thái Vườn cị Hải Lựu (thơn
Dừa Lễ, xã Hải Lựu, huyện Sơng Lơ, tỉnh Vĩnh Phúc); di tích Đình Hương Canh
(thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xun); di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại Vĩnh Yên; di tích lịch sử Chiến khu Ngọc Thanh (xã Ngọc Thanh,
Phúc Yên, Vĩnh Phúc).
− Mỗi nhóm HS chuẩn bị ảnh khổ to (45cmx45cm) về một số di sản văn hoá vật
thể tiêu biểu ở địa phương để chuẩn bị cho trò chơi ở phần Củng cố (giáo viên
có thể định hướng cho học sinh chuẩn bị).
– Sách Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 6.
3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
3.1. Mở đầu
a) Mục đích
− HS nắm được định nghĩa di sản văn hố và phân loại di sản văn hoá là di sản
văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
− HS nắm được định nghĩa di sản văn hoá vật thể và các loại di sản văn hoá vật thể.
b) Gợi ý hoạt động
* Hoạt động chung cả lớp.
− GV cho HS quan sát tranh, ảnh, video về một số di sản văn hoá vật thể và di sản
văn hoá phi vật thể ở Vĩnh Phúc và cùng thảo luận, trình bày ý kiến cá nhân:
+ HS quan sát và dựa vào những trải nghiệm, kiến thức của bản thân hãy miêu tả
về di sản văn hoá được GV giới thiệu: tên di sản, địa điểm của di sản, đặc điểm
của di sản.
18
+ HS thảo luận về giá trị của di sản văn hoá vật thể được giới thiệu.
+ HS kể tên một số di sản văn hoá vật thể khác ở tỉnh Vĩnh Phúc
* GV chốt ý:
− Di sản văn hoá là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hố có hai loại
là di sản văn hố vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
− Di sản văn hố vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
(Tham khảo thêm Sách Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 6).
3.2. Kiến thức mới
a) Mục đích
HS có hiểu biết cơ bản về di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn, di tích lịch
sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo.
b) Gợi ý hoạt động
− Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn
GV cho HS quan sát tranh, ảnh về di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn trong
sách học sinh và gợi ý cho HS tìm hiểu:
+ Em đã được đến tham quan di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn chưa?
+ Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn ở đâu, được xây dựng từ khi nào?
+ Dựa vào trải nghiệm thực tế và những thơng tin tìm hiểu được, em hãy mơ tả di
tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn.
+ Dựa vào những trải nghiệm thực tế và thông tin tìm hiểu được, em có nhận xét
gì về trình độ sáng tạo của ông cha ta trong thời nhà Trần?
+ Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn có giá trị gì?
+ Ngồi di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn, em cịn biết di tích kiến trúc
nghệ thuật nào ở địa phương em?
19
* GV chốt ý:
− Kiến trúc tháp đã được xây dựng ở nước ta từ rất sớm. Từ thời Lý, các triều đình
đã cho xây nhiều tháp, chủ yếu là tháp thờ Phật, trong đó có tháp Phật giáo có
13 tầng (chịu ảnh hưởng của Trung Hoa).
− Tháp Bình Sơn nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (chùa Then), thuộc thị
trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, cách bờ sông Lô khoảng 600m.
Đây là tháp thờ Phật
− Đến nay chiều cao của tháp chỉ còn 11 tầng đặt trên bệ tháp, mỗi mặt của từng
tầng đều có cửa tị vị. Hiện nay đã tìm được viên gạch có đề chữ “thập tam
tầng” nên có thể tin được tháp có thể có 13 tầng. Tồn bộ tháp được xây bằng
gạch nung khơng tráng men, nhìn chung tháp được xây bằng ba loại gạch hình
dáng khac nhau:
+ Gạch khẩu: có nhiều cỡ, hình chữ nhật, đế trơn, dày mỏng khơng giống nhau;
có hai loại là gạch khẩu nhỏ và gạch khẩu lớn, kích thước gần gũi với gạch thời
nhà Lý và thời nhà Trần. Những gạch này được dùng để xây chân bệ.
+ Loại gạch thứ hai hình hộp, có trang trí, thường được dùng ở chân bệ và các đường
diềm, mặt lộ ra ngoài lớn hơn mặt gạch khẩu. Loại gạch này được chế tác công
phu, gia công qua nhiều khâu; phần trang trí được làm riêng rồi ốp đính vào phần
gạch trơn (hiện cịn thấy dấu “miết mạch”). Trước khi nung, những hình trang
trí đều được gọt – sửa – vẽ – vạch lại cẩn thận để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Loại thứ ba cũng là gạch trang trí nhưng khác loại gạch thứ hai về hình dáng và
cơng dụng. Loại gạch này to và dày hơn, cách chế tác không khác loại gạch thứ
hai nhưng việc gọt – sửa trước khi nung không được chú ý như loại thứ hai;
thường được dùng xây các tầng tháp cao.
− Trên tháp Bình Sơn có một số đồ án trang trí: sư tử hý cầu, rồng, lá đề, hoa cúc
dây, đấu ba chạc.
− Tháp Bình Sơn là một kiến trúc Phật giáo mang dấu ấn một giai đoạn khá dài –
nhiều thế kỷ (ít nhất từ thế kỷ XIV tới XVI). Tháp thể hiện khả năng sáng tạo của
cha ông ta trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống văn hố ơng cha.
(Tham khảo thêm Sách Giáo dục địa phương Vĩnh Phúc lớp 6).
20
– Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo
GV cho HS quan sát tranh, ảnh về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên
– Tam Đảo. Giáo viên gợi ý cho HS tìm hiểu:
+ Em đã được đến tham quan di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên –
Tam Đảo chưa?
+ Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo nằm ở đâu?
+ Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo có những di sản
văn hố vật thể nào?
+ Dựa vào trải nghiệm thực tế và những thơng tin tìm hiểu được, em hãy mơ tả
một di sản văn hố vật thể ở di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên –
Tam Đảo? Di sản văn hố vật thể đó có giá trị gì?
+ HS thảo luận để phân biệt di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia.
* GV chốt ý:
– Tây Thiên là một quần thể di tích – thắng cảnh đa dạng với đầy đủ các loại hình
di tích lịch sử – văn hố: di tích khảo cổ (phế tích chùa Đồng cổ) di tích lịch sử
(Bia đá chữ, Đồng Ma, Ao Dứa), di tích kiến trúc nghệ thuật (Đền Thượng),
danh lam thắng cảnh (thác Bạc, suối Vàng). Trong quần thể di tích danh thắng
Tây Thiên lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị cao về văn hóa, lịch sử như: tượng
đồng cổ; các bia đá cổ;…
– Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo có giá trị tiêu biểu
về văn hoá, lịch sử, khoa học.
– Phân biệt di tích lịch sử – văn hố, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia:
+ Di tích lịch sử – văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học. Di tích lịch sử – văn hố bao gồm di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện,
di tích lưu niệm danh nhân), di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ.
21
+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ,
khoa học.
+ Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
+ Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,
khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
+ Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm
tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
(Tham khảo thêm: Luật Di sản văn hoá năm 2013; Nghị định số 3202/VBHN–
BVHTTDL ngày 03/9/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di
sản văn hoá và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá; Sách
Giáo dục địa phương Vĩnh Phúc lớp 6).
3.3. Luyện tập
a) Mục đích
– HS củng cố lại kiến thức về di sản văn hoá và di sản văn hoá vật thể.
– HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của di sản văn hoá vật thể.
– Học sinh kể tên được di sản văn hoá vật thể ở địa phương và giá trị của di sản
văn hoá vật thể đó.
b) Gợi ý hoạt động
* Hoạt động 1, 2 (Hoạt động chung cả lớp)
– GV hướng dẫn HS làm theo các yêu cầu trong sách học sinh.
– GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận để lựa chọn những di sản văn hoá vật thể
ở tỉnh Vĩnh Phúc.
– GV hướng dẫn các nhóm HS tìm ra các đặc điểm cơ bản của di sản văn hố
vật thể.
Những thơng tin phù hợp là: Di tích lịch sử – văn hố đền Bạch Trì, Di tích lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Di tích lịch sử đình Hương Canh.
22
Di sản văn hố vật thể có những đặc điểm: (i) là sản phẩm do con người tạo ra;
(ii) tồn tại ở dạng vật chất; (iii) phục vụ nhu cầu trong đời sống của con người;
(iv) có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
* Hoạt động 3 (Hoạt động chung cả lớp)
– GV mời một số HS lên biểu diễn hành vi mô phỏng các hành vi được liệt kê
trong mục c phần Củng cố (trang 16 Sách HS).
– Các HS trong lớp trao đổi về các hành động để giữ gìn và bảo vệ di sản văn hố
vật thể.
Những hành động phù hợp là: (1) Giữ gìn vệ sinh xung quanh các di tích; (3) Tham quan,
tìm hiểu về giá trị di sản văn hoá vật thể; (4) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn
chặn các hành vi trộm cắp, phá hoại di sản văn hoá vật thể; (5) Nhắc nhở, tuyên truyền
với mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá vật thể; (6) Quyên góp cho các chương
trình liên quan đến bảo tồn, trùng tu di sản văn hoá vật thể; (7) Tham gia các
chương trình tình nguyên liên quan đến bảo tồn di sản văn hoá vật thể.
Hoạt động bổ sung
* Hoạt động 4 (Hoạt động nhóm – Tổ chức cuộc thi Thuyết trình)
Trên cơ sở mỗi nhóm HS đã sưu tầm thơng tin, hình ảnh, video hoặc vẽ tranh về một
di sản văn hoá vật thể ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được giới thiệu trong mục Củng cố:
– GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tại lớp.
– GV tổ chức cuộc thi giữa các nhóm: giới thiệu về di sản: tên di sản, địa điểm
của di sản, đặc điểm của di sản, giá trị của di sản.
* Hoạt động 4 (Hoạt động nhóm – Tổ chức cuộc thi Bức tranh của tơi)
GV tổ chức cuộc thi giữa các nhóm như sau:
– Nhóm HS chia bức ảnh di sản đã chuẩn bị trước ra thành các mảnh ghép nhỏ
(có thể từ 6–9 mảnh).
– Nhóm HS chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến hai di sản văn hoá vật thể đã
được giới thiệu trong bài học để hỏi các nhóm khác (số lượng câu hỏi tương
đương số mảnh ghép).
– Mỗi câu trả lời đúng sẽ mở được một mảnh ghép trong bức ảnh di sản.
23
– Nhóm nào đốn được di sản trong bức ảnh sớm nhất sẽ giành chiến thắng.
– Nhóm HS lựa chọn ảnh di sản giới thiệu về di sản cho cả lớp: tên di sản, địa
điểm của di sản, đặc điểm của di sản, giá trị của di sản.
(Giáo viên có thể lựa chọn, cân đối giữa các hoạt động phù hợp thời gian của
buổi học).
3.4. Vận dụng
a) Mục đích
– HS trải nghiệm tham quan và nghe giới thiệu về di tích kiến trúc nghệ thuật tháp
Bình Sơn hoặc di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo.
– HS trải nghiệm viết một bài văn ngắn mơ tả một di sản văn hố vật thể tiêu biểu
ở tỉnh Vĩnh Phúc; thơng qua đó, tun truyền về việc giữ gìn, bảo vệ các di sản
văn hố vật thể ở quê hương em.
b) Gợi ý hoạt động
* Hoạt động 1
– Tuỳ vào điều kiện từng trường để có thể tổ chức tham quan tập thể hoặc khuyến
khích HS tham quan di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn hoặc di tích lịch
sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo.
* Hoạt động 2
– GV mời HS lên trình bày bài viết về một di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở tỉnh
Vĩnh Phúc trong đó có đề cập đến những điều đã được trực tiếp quan sát, tham
gia theo hiểu biết của bản thân (hoặc qua quan sát hình ảnh trong sách, video).
– GV khuyến khích học sinh chia sẻ quan điểm của bản thân và thảo luận với các
bạn trong lớp về việc giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hố vật thể ở quê hương.
(GV khuyến khích HS thực hiện hoạt động này để hình thành kiến thức, kĩ năng
cho mỗi cá nhân.)
24
Chủ đề 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
(4 tiết)
1. MỤC TIÊU
– Nêu được các đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.
– Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế, xã
hội ở địa phương.
– Tuyên truyền và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên với bạn
bè, người thân và cộng đồng.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
– Một số hình ảnh về địa hình, sơng ngịi, sinh vật, khống sản,…. của tỉnh Vĩnh Phúc.
– Phiếu học tập.
– Giấy A0, bảng phụ, nam châm/băng dính; máy chiếu và bài giảng Powerpoint
(nếu có).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
– Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.
– Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 6.
3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
3.1. Mở đầu: nhận diện các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên
a) Mục đích
– HS kể được tên các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên mà em biết.
b) Gợi ý hoạt động
25