Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề cương HP: Từ vựng và ngữ dụng học (HNUE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHẦN TỪ VỰNG
Câu 1: (Nhận biết/ Lí thuyết/ 1 điểm)
1. Đơn vị cấu tạo từ:
- Đặc điểm cơ bản của từ: (4 đặc điểm)
+ Có hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa
+ Từ tồn tại hiển nhiên trong hệ thống ngơn ngữ
+ Từ có tính cố định, sẵn có và bắt buộc
+ Từ là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ và là đơn vị trực tiếp nhỏ nhất
có thể tạo câu.
- Hình vị (từ tố)
+ đơn vị ngơn từ nhỏ nhất,
+ có nghĩa
+ thực hiện chức năng cấu tạo từ và biến đổi dạng thức của từ 2.
Nêu định nghĩa, lấy ví dụ để phân biệt các kiểu từ theo cấu tạo
a. Từ đơn:
- Là từ được cấu tạo từ 1 từ tố (1 hình vị) Gồm:
(1) Từ đơn đơn âm: sách, vở, bút, mực,…
(2) Từ đơn đa âm: cà phê, in-tơ-nét, gác-ba-ga
- Ý nghĩa: khơng có kiểu nghĩa đồng loại, mỗi từ là trường hợp riêng về nghĩa


b. Từ ghép: * Từ ghép chính phụ:
- Gồm 2 từ tố có quan hệ chính- phụ
- Từ tố chính chỉ loại lớn. Từ tố phụ có tác dụng bổ sung, thu hẹp nghĩa của từ tố
chính (hoa hồng, cá chép, nhà máy, tàu thủy)
- Từ ghép phân nghĩa biệt loại
+ Từ tố chính có ý nghĩa chỉ loại lớn, bao quát
+ Từ tố phụ có tác dụng phân các loại lớn ra thành từng loại nhỏ.
- Từ ghép phân nghĩa đẳng nghĩa
+ Từ tố chính có ý nghĩa chỉ loại lớn, bao quát
+ Từ tố phụ có tác dụng phân các loại lớn ra thành từng loại nhỏ


+ Tuy nhiên, khi từ tố phụ dùng riêng, tự nó cũng mang nghĩa do hình vị chính
biểu thị.
- Từ ghép phân nghĩa sắc thái hóa
+ Từ tố chính có ý nghĩa chỉ loại lớn, bao quát
+ Từ tố phụ có tác dụng chỉ ra các sắc thái khác nhau của tính chất, hoạt động,
trạng thái… do từ tố chính biểu thị


- Từ ghép phụ gia hóa
+ Từ ghép có chứa một số từ tố hoạt động như là “bán phụ tố”, có khả năng
tham gia cấu tạo nên một loạt từ ghép cùng cấu trúc, mang một nghĩa chung,
khái quát.
+ Vd: diễn viên: từ tố “viên” lại có khả năng cấu tạo nên loạt từ ghép có cấu
trúc X+viên như: sinh viên, học viên, xã viên,…
+ Cả 2 từ tố vừa có tính chất chỉ loại lớn, vừa có tính chất phân nghĩa cho nhau
- Từ ghép chính phụ biệt lập (từ ghép biệt lập)
+ Những từ ghép cũng có mối quan hệ giữa các hình vị; nhưng nghĩa của
chúng khơng có tính chất hệ thống chung cho tất cả các từ thuộc cùng một
kiểu nhỏ.
+ Từ ghép chính phụ dùng với nghĩa chuyển. VD: con chuột, lưng đồi, chân
bàn, má phanh, tay mướp, răng lược, mắt bão,...
+ Những từ ghép Hán Việt có quan hệ chính phụ. VD: phi công, khách sạn, tư
tưởng, khái niệm, nhân công, nhân văn…
* Từ ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa)
- Xét về phạm trù từ loại, ngữ nghĩa, các từ ghép đẳng lập có đặc điểm sau: +
Cùng từ loại (danh- danh, động- động, tính- tính)
+ Cùng chỉ một phạm trù ngữ nghĩa (chỉ sự vật, hoạt động, tính chất, số
lượng…) chỉ sự vật hiện tượng có quan hệ cùng cấp (sách vở, buồn vui,..)
+ Đồng nghĩa (đợi chờ, trông nom, giảng dạy,…)
+ Gần nghĩa (xây dựng, tươi sáng, gang thép,…)

+ Trái nghĩa (đêm ngày, phải trái, buồn vui,…)
- Từ ghép hợp nghĩa tổng loại
+ Ý nghĩa của từ ghép chỉ loại lớn
+ Loại mà mỗi hình vị biểu thị chỉ loại nhỏ tiêu biểu: AB > A+B
- Từ ghép hợp nghĩa chuyên chỉ loại
+ Nghĩa của từ ghép nhỏ hơn tổng nghĩa của các hình vị
+ A+B= A/B (với nghĩa chỉ chung, khái quát)
+ VD: gà qué, chó mó, bếp núc, thuốc thang, bạn bè, cá mú, ăn nói, ni
dưỡng, gieo trồng.. Giải thích: “gà qué” chỉ gà một cách khái quát
- Từ ghép hợp nghĩa bao gộp (phối nghĩa)
+ Nghĩa của nó bằng tổng nghĩa của các hình vị, biểu thị sự vật, hoạt động, tính
chất… thường đi với nhau thành từng cặp


+ A+B=AB
+ VD: gang thép, xăng dầu, phải trái, đúng sai… Giải thích: từ ghép “gang
thép” có nghĩa là gồm “gang” và “thép”
- Từ ghép đẳng lập biệt lập
+ Mỗi nghĩa là một sự kiện, là hoạt động riêng. Các nghĩa này xảy ra khơng có
tính chất hệ thống, nghĩa của từ thường được dùng với nghĩa bóng. Gồm 2
loại
• Từ ghép đẳng lập Hán Việt: chứng cớ, sâu sắc, giang sơn, lề lối, nhà nước,..
• Từ ghép đẳng lập dùng với nghĩa chuyển: hi sinh, cô độc, đểu cáng, tơ hào,…
- Từ ghép lâm thời
+ Tổ hợp kết hợp 1 danh từ chỉ đơn vị và 1 danh từ chỉ sự vật
VD: con mèo, cái bàn, quyển sách, tấm ván, mảnh sân, khu vườn,…
+ Tổ hợp danh hóa động từ, tính từ: sự cuộc, nỗi, niềm +X
VD: nỗi đau, sự đau khổ, cuộc vui,…
* Từ láy
- Ba đặc điểm của từ láy

+ Về hình thức ngữ âm: hình vị láy và hình vị cơ sở có thể giống nhau ở toàn
bộ âm tiết hoặc phụ âm đầu, vần
+ Về thanh điệu: nếu là từ láy đơi thì thanh điệu của cả hai âm tiết phải cùng
nằm trong một nhóm thanh cao hoặc thấp VD: long lanh, khỏe khoắn, hì
hục, thăm thẳm
+ Nhóm thanh âm vực cao: ngang, hỏi, sắc
+ Nhóm thanh âm vực thấp: huyền ngã, nặng
+ Cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành từ láy. Hình vị cơ sở tự thân mang ý
nghĩa từ vựng, có khả năng hoạt động độc lập như một từ đơn: chắc chắn,
lành lặn,…
- Phân loại từ láy:


- Từ láy toàn bộ:
+ Từ láy hoàn toàn: xinh xinh, nghênh nghênh,…
+ Từ láy tồn bộ, hình vị láy khác thanh điệu: đo đỏ, tim tím, man mát,…
+ Từ láy tồn bộ, hình vị láy khác thanh điệu và âm cuối: đèm đẹp, bàng bạc,
thoăn thoắt, khang khác, tôn tốt,…
- Từ láy bộ phận:
+ Ở từ láy tâm: Kiểu láy tận cùng có các hình vị láy trong các từ láy khác nhau
có chung một khn vần. VD: láy tận cùng khuôn vần “ăn”: đỏ đắn, nhỏ
nhắn, lành lặn, vng vắn, chín chắn, lành lặn, may mắn, xinh xắn,…
+ Ở từ láy vần: Kiểu tận cùng có một cặp phụ âm đầu giống nhau trong hàng
loạt từ: VD: (l-b) lềnh bềnh, lu bù, lông bông, lênh bênh, làu bàu,… (ch-v):
chờn vờn, chơi vơi, chênh vênh, cheo veo, chót vót,…
- Ý nghĩa của từ láy:
+ Từ láy có nghĩa tổng hợp, khái quát
+ Từ láy sắc thái hóa ý nghĩa của hình vị gốc: xanh xao, vàng vọt, bối rối, đen
đủi,…
+ Ý nghĩa khn vần của từ láy

• Những từ láy hồn tồn mà hình vị láy có thanh bằng: khe khẽ, văng vẳng,
nhè nhẹ, vây vẫy,… ➔ giảm nhẹ
• Hình vị láy mang thanh trắc: cỏn con, dửng dưng,… ➔ tăng cường mức độ


• Khuôn vần “ăn” ➔ chắc chắn, tốt đẹp
• Khuôn vần “âp” ➔ khơng ổn định
• Khn vần “iêc” ➔ tiêu cực
*** Lưu ý:
1. Cần vận dụng phương pháp hệ thống động trong 2 trường hợp:
- TH1: Với những từ có thể hiểu nghĩa khác nhau trong ngữ cảnh khác nhau ➔
Nên đưa ra ngữ cảnh giải thích vì sao xếp vào kiểu cấu tạo
- TH2: Với những từ có 2 cách phân loại tuỳ vào bình diện lịch đại hay đồng đại ➔
Thì có thể giải thích cả 2 phương án
VD: chùa chiền ➔TG đẳng lập chuyên chỉ loại (bình diện lịch đại)
➔ Từ láy (bình diện đồng đại).
Tương tự: phải trái, trắng đen,... -> TG hợp nghĩa tổng loại/ phối nghĩa
2. Làm cách nào để nhận diện các loại TG này dễ nhất?
- Xem mối quan hệ giữa 2 từ tố, nếu có nghĩa ➔ đẳng lập
• Phân biệt giữa từ ghép phân nghĩa biệt loại & đẳng nghĩa:
- TNBL: chỉ loại nhỏ trong loại lớn ➔ tạo ra hệ thống, từ tố 2 phân loại cho từ tố 1
- TG phân nghĩa đẳng nghĩa: 1 loại đặc biệt, từ tố 2 có khả năng đứng một mình.
Trong 1 số ngữ cảnh từ tố phụ có thể đứng riêng 1 mình khơng cần từ tố chính.
VD: Vải, nhãn, măng cụt là những loại quả rất ngon.
• TG hợp nghĩa tổng loại, chuyên chỉ loại, hợp nghĩa (bao gộp)
- Tổng loại: AB>A+B
- Chuyên chỉ loại: AB = A hoặc B
- Hợp nghĩa bao gộp: AB = A+B - Phối nghĩa: chủ yếu là tính từ
- TG biệt
lập:

+ TG Hán Việt
+
Dùng nghĩa chuyển
+ Các hư từ
3. Từ ghép lâm thời
- Tổ hợp kết hợp 1 danh từ chỉ đơn vị và 1 danh từ chỉ sự vật.
VD: quyển sách ➔ quyển: danh từ chỉ đơn vị, sách: danh từ chỉ sự vật
đám mây, áng mây
đố hoa, bơng hoa
con đường, chặng đường


ngơi nhà
cơn
gió, làn gió
cái kẹo, chiếc kẹo
➔ Đối với từ ghép lâm thời mà danh từ chỉ đơn vị kết hợp chặt chẽ với danh từ
chỉ sự vật. VD: con + X (động vật) ➔ thì có thể xếp vào TỪ GHÉP PHÂN
NGHĨA
BIỆT LOẠI (thường là các sự vật đơn thể)
VD: tờ báo, con chim
4. Một số trường hợp đặc biệt và hướng xử lí:
- Trong tổ hợp nói về thực vật:
+ Cây, hoa, quả + X ➔ TỪ GHÉP PHÂN NGHĨA BIỆT LOẠI/ TỪ GHÉP
PHÂN NGHĨA ĐẲNG NGHĨA
+ Thân, cành, lá, rễ + X ➔ Cụm từ tự do
- Các tổ hợp là đại từ như: chúng bay, chúng mày, chúng tôi, bầy tui,... ➔TỪ
GHÉP BIỆT LẬP
- Các tổ hợp như: ông lão, cô gái, chàng trai, bà cụ, cậu bé,... ➔ TỪ GHÉP BIỆT
LẬP

- Tổ hợp danh hoá: sự, cuộc, nỗi, niềm + X (động từ/tính từ) ➔ TỪ GHÉP LÂM
THỜI
VD: sự đau khổ, niềm vui, niềm đau, nỗi buồn, cuộc vui
- Các trường hợp như: yếu ớt, ỉ eo, óc ách,... ➔ TỪ LÁY
- Các từ như: kĩ càng, cồng kềnh, cót két, cị kè,.. ➔ TỪ LÁY ÂM ĐẦU
- Các từ như: ngờ nghệch, nghịch ngợm, ngốc nghếch,...➔ TỪ LÁY ÂM ĐẦU
- Các từ như: đom đóm, cào cào, châu chấu,... ➔ TỪ ĐƠN ĐA ÂM
5.
Khi phân loại từ theo cấu tạo, có thể cần dùng đến thao tác tra cứu nghĩa
của từng từ tố:
* Cách 1: Sử dụng Việt Nam tự điển - Khai trí tiến đức VD:
cẩn thận => cẩn: giữ gìn, trân trọng; thận: thận trọng => Từ ghép
hành hạ => hành: bắt bẻ, làm khổ; hạ: khơng có nghĩa => Từ láy
nhảy nhót => nhót khơng góp nghĩa vào nhảy => Từ láy
* Cách 2: Có thể phải vận dụng thao tác tra cứu nghĩa của từ trong từ điển


Tiếng Việt hiện đại (Từ điển TV Hoàng Phê) để hiểu đúng nghĩa của từ ➔ sau đó
mới xem xét cơ chế nghĩa giữa 2 từ tố.
* Lưu ý: niềm nở, nức nở: khơng thoả mãn tiêu chí về mặt thanh điệu nhưng có
tính hệ thống, có giá trị biểu trưng -> Từ láy.
6.
Khi nghi ngờ 1 đơn vị chưa rõ là từ ghép hay cụm từ tự do -> thì có thể
vận dụng thao tác tra từ điển, nếu có từ ghép như vậy -> Từ ghép; nếu là 2 từ đơn
rời > CTTD.
7.
Các tổ hợp từ ngữ có kết cấu cố định, được dùng với nghĩa chuyển như:
chân sếu, bụng cóc, kỉ luật sắt, tóc xanh, tinh thần thép, bàn tay vàng, đám cưới
vàng,... -> là trường hợp trung gian giữa từ ghép và cụm từ cố định (còn gọi là ngữ
cố định định danh)

VD: mắt nai, mắt biếc, mắt hí, mắt xếch, mắt một mí, mắt bồ câu, mắt diều hâu,
mắt cú vọ
-> Ngữ cố định định danh: mắt nai, mắt diều hâu, mắt cú vọ, mắt bồ câu, mắt
phượng
8.
Về bản chất, từ ghép phân nghĩa đẳng nghĩa là một kiểu từ ghép biệt loại
đặc biệt.
* Cách xác định:
- Cách 1: Thử cho từ tố phụ đứng một mình xem có khi nào đứng một mình được
khơng, nếu có ➔ TỪ GHÉP PHÂN NGHĨA ĐẲNG NGHĨA
VD: quả nhãn - Ngữ cảnh: Vải, nhãn, mít, xồi là quả ngon miền Bắc VN ➔có thể
đứng một mình
- Cách 2: Thử cho từ tố phụ kết hợp với một danh từ chỉ đơn vị -> nếu kết hợp ấy
được chấp nhận và phổ biến ➔ TỪ GHÉP PHÂN NGHĨA ĐẲNG NGHĨA
VD: đèn cao áp => ngọn cao áp => ý nghĩa độc lập => TGPNĐN
quả nhãn -> một chùm nhãn -> ý nghĩa độc lập -> TGPNĐN
9. Trường hợp : người ăn xin, bác đưa thư, người thầy giáo xếp vào kiểu TỪ
GHÉP LÂM THỜI.
10. Lưu ý các trường hợp từ ghép phụ gia: các từ ghép phụ gia có chứa bán phụ
tố trong đó bán phụ tố này có khả năng tạo ra một hệ thống từ theo một cấu trúc
nhất định


VD: X + sĩ => nghệ sĩ, thi sĩ, ca sĩ, hoạ sĩ, bác sĩ,...
X + giả => tác giả, độc giả, học giả, khán giả,...
bất + X => bất thường, bất cơng, bất nhân, bất nghĩa,...
11. Từ gấm vóc xếp vào loại từ ghép nào?

- Trong non sông gấm vóc => TG biệt lập
- Gấm vóc lụa là => loại vải nói chung về tơ lụa => TG đẳng lập tổng loại

12. Những trường hợp KHÔNG được phép sai:
- mặt mũi, tóc tai, bồng bế, tươi cười, thúng mủng, đi đứng, rổ rá, bòng bưởi,...
➔ TỪ GHÉP ĐẲNG LẬP (TỔNG LOẠI/ BAO GỘP)
13. Các trường hợp dùng với nghĩa chuyển: chân trời, chân răng, chân ghế,
chân đồi, mũi tàu, mũi dao, mũi thuyền, lưng đồi, mắt bão, tóc đèn,... ➔ TỪ
GHÉP ĐẲNG LẬP BIỆT LẬP
3. Nghĩa của từ:
a. Các TP nghĩa của từ: Nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm (cấu trúc nghĩa biểu
niệm), nghĩa biểu thái, nghĩa ngữ pháp
- Nghĩa biểu vật: Là loại sự vật gọi tên, biểu thị; là phạm vi sự vật mà từ đó được
sử dụng

- Nghĩa biểu niệm:


+ Ý nghĩa biểu niệm là những hiểu biết trong tư duy về ý nghĩa biểu vật của từ.
+ Ý nghĩa biểu niệm được biểu hiện dưới dạng một cấu trúc bao gồm các nét nghĩa,
trật tự nét nghĩa từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng.
VD: Bàn: ➔ (đồ dùng) (có mặt phẳng đặt cách nền bởi phần chân) (làm từ gỗ, đá,
xi măng...) (dùng để đặt, để các đồ vật khác phía trên)

- Nghĩa biểu thái:
+ Ý nghĩa biểu thái là phần ý nghĩa trong từ biểu thị thái độ, cách đánh giá.
Ví dụ: hi sinh, chết bỏ mạng; tặng, cho, hiến, biếu; xơi, tọng, ăn
+Ý nghĩa biểu thái có thể mang tính ổn định gắn với cấu trúc biểu niệm của từ
hoặc tính lâm thời gắn với hồn cảnh sử dụng của từ. Ví dụ: Từ "mị"Ơng lão
mị cua: sắc thái trung tính, ổn định
Tối nào nó cũng mị đi chơi: sắc thái mỉa mai, lâm thời.
- Nghĩa ngữ pháp:
+ Ý nghĩa ngữ pháp là cái khuôn những nét nghĩa chung trong ý nghĩa biểu

niệm.
+ Ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng (ý nghĩa biểu niệm) khác nhau nhưng có
quan hệ chặt chẽ với nhau.


→ Khác nhau:
+ Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa khái quát chung cho nhiều từ loại.
+ Ý nghĩa biểu niệm là riêng cho từng từ.
→ Quan hệ chặt chẽ:
+ Ý nghĩa từ vựng là cơ sở xác định ý nghĩa ngữ pháp và hoạt động của từ. + Để
xác định ý nghĩa biểu niệm của từ phải chú ý đến hoạt động ngữ pháp của từ
trong câu
+ Ý nghĩa từ vựng là cơ sở xác định ý nghĩa ngữ pháp và hoạt động của từ
b. Hiện tượng nhiều nghĩa
- Khái niệm : Từ nhiều nghĩa là từ ngoài nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm đầu tiên,
từ còn dùng để biểu thị những ý nghĩa biểu vật và biểu niệm khác. Hiện tượng
nhiều nghĩa có tính phổ biến
VD: Từ “Chân” ➔ Nghĩa gốc: Bộ phận phía dưới cơ thể người dùng để di chuyển

➔ Nghĩa chuyển: Chân bàn: Bộ phận phía dưới cùng dùng để đỡ
mặt bàn phía trên
- Phân biệt cơ chế chuyển nghĩa ân dụ và hoán dụ
Tiêu chí
Ẩn dụ
Hốn dụ
VD
Mắt
Chân
(1) Bộ phận cơ thể, dùng để (1) Bộ phận dưới cùng của
nhìn

cơ thể, dùng để đi, đứng
(2) Bộ phận giống hình mắt (2) Biểu tượng của một
ở một số
người với
quả (mắt na, mắt dứa)
tư cách là một thành viên của
=> ẩn dụ
một
nhóm hoặc một tổ chức (có
chân
trong đội bóng)
=> hốn dụ
Khái niệm

Phương thức ẩn dụ là phương Hoán dụ là phương thức lấy tên
thức lấy tên gọi A của x để gọi gọi A của x để gọi y nếu x và y
tên y thông qua sự giống nhau đi đôi với nhau trong thực tế.


Phân loại

giữa x và y.
(A là một hình thức ngữ âm, x
và y là những nghĩa biểu vật;
A vốn là tên gọi của x (x là ý
nghĩa biểu vật chính của A).
Dựa vào tính chất cụ thể hay
trừu tượng của nghĩa
chuyển - AD cụ thể – cụ thể.
VD: miệng người – miệng

chén - AD cụ thể – trừu
tượng. VD: lòng – lịng mẹ
Dựa vào nét nghĩa nhờ đó mà
có ẩn dụ:
Ân dụ hình thức là ẩn
dụ dựa trên sự giống nhau về
hình thức. VD: mắt – mắt na
Ẩn dụ vị trí là những ẩn
dụ dựa trên sự giống nhau về
vị trí.
VD: đầu - đầu làng, đầu dây Ẩn dụ cách thức là những ẩn
dụ dựa vào sự giống nhau về
cách thức thực hiện giữa hai
hoạt động, hiện tượng. VD:
cắt hộ khẩu, nắm vấn đề ẩn dụ
chức năng, tức là dựa vào sự
giống nhau về chức năng giữa
các sự vật.
Ẩn dụ kết quả, tức là
những ẩn dụ dựa vào sự giống
nhau về tác động của các sự
vật đối với con người.
VD: ấn tượng nặng nề.

Hoán dụ dựa trên quan
hệ bộ phận – toàn thể giữa
hai ý nghĩa biểu vật x và y; x
là bộ phận của y hoặc ngược
lại. Lấy tên gọi của bộ phận
cơ thể thay cho cả cơ thể.

VD: miệng trong “Nhà có năm
miệng ăn”.
Hốn dụ dựa trên quan
hệ vật chứa – vật bị chứa,
nghĩa là tên gọi của vật chứa
được dùng để chỉ những cái
nằm trong đó. VD: nhà trong
“Một nhà sum họp trúc mai”
thì nhà là những người trong
gia đình - Hốn dụ dựa trên
quan hệ ngun liệu – sản
phẩm. VD: thau vốn là hợp
kim của đồng được dùng để
gọi “cái thau”, “kính” (dụng
cụ đeo mắt hoặc để soi),
“bạc” (tiền) - Hoán dụ dựa
trên quan hệ đồ dùng, dụng
cụ với người sử dụng
VD: cây bút trẻ, cây sáo…với
nghĩa “nhà văn”, “nhạc cơng”.
- Hốn dụ dựa trên quan hệ vật
chứa và lượng vật chất được
chứa đựng.
VD: “mấy thùng gạo”, “một tủ
vải”.


- Phân biệt ẩn dụ hoán dụ tư từ khác với ẩn dụ hoán dụ từ vựng

- Phân biệt nhiều nghĩa và đồng âm


4. Quan hệ nghĩa trong trường nghĩa:


a. Trường từ vựng và cách xác định
+ Khái niệm: Trường từ vựng- ngữ nghĩa (trường nghĩa) là sự tập hợp các từ (và
ngữ cố định) trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về
ngữ nghĩa.
+ Cách xác định:
* Điều kiện để có 1 trường nghĩa:
+ Số lượng: > 1 từ hoặc ngữ cố định
+ Phải có mối quan hệ về nghĩa (có ít nhất một nét nghĩa
giống nhau).
* Trường nghĩa có tính thứ bậc.
Một trường ➔ tiểu trường.
Trong trường, các từ bộc lộ quan hệ và giá trị của chúng
* Quan hệ của trường nghĩa
+ Quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa +
Quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường nghĩa
b. Quan hệ đồng nghĩa và trái nghĩa
* Hiện tượng từ đồng nghĩa:
- Từ đồng nghĩa là những từ giống nghĩa và gần nghĩa nhau.
- Từ đồng nghĩa là những từ thay thế được cho nhau trong những ngôn cảnh
giống nhau mà ý nghĩa chung của ngôn cảnh không thay đổi về cơ bản.
- Từ đồng nghĩa là các từ thuộc cùng một trường nghĩa, chứa đựng những nét
nghĩa chung và không có nét nghĩa loại trừ nhau.
* Phân loại


Đồng nghĩa hoàn toàn:

→ Giống: Nghĩa
→ Khác: Phạm vi sử dụng
VD: ba- bố; lợn- heo

Đồng nghĩa khơng hồn tồn:
-Khác sắc thái biểu cảm như đoàn
kết/liên kết/cấu kết… - Khác sắc
thái ý nghĩa, phạm vi sử dụng như
rộng/mênh mông/thênh thang….

* Hiện tượng từ trái nghĩa
Quan hệ trái nghĩa là quan hệ giữa các từ trong cùng một trường nghĩa, nằm ở
hai cực được phân hoá dựa vào sự đối lập giữa chúng Lưu ý:

Câu 2: (Thông hiểu/ Vận dụng/ Thực hành trên ngữ liệu cụ thể/ 3 điểm)
1. Phân loại từ theo cấu tạo
Chú ý: không nhầm lần nữa
- cụm từ- từ ghép
- từ ghép- từ láy
- các loại từ ghép với nhau
2. Xác định nghĩa của từ (xác định cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ)
VD: chạy: là hoạt động rời chỗ, bằng chân, có thời điểm cả hai chân nhấc ra khỏi
mặt đất
3. Chỉ ra được cơ chế chuyển nghĩa trong từ nhiều nghĩa


- Cơ chế ẩn dụ Cơ chế hoán dụ
- Ba bước:
+ Giải nghĩa từ: nghĩa gốc, nghĩa chuyển +VD
+ Mối liên hệ về nghĩa

+ Kết luận
4. Chỉ ra trường từ vựng ngữ nghĩa
- Chỉ ra được danh từ trung tâm
- Chia ra các tiểu trường
- Các từ thuộc về các tiểu trường

Câu 3: (Vận dụng cao/ Đánh giá, nhận xét/1 điểm)
Nêu hiệu quả biểu đạt
- Cuộc sống, thiên nhiên - Tình cảm, tâm hồn
- Tư tưởng, thơng điệp
- Đặc sắc nghệ thuật



×