Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Ảnh hưởng của mật độ, mức phân đạm bón đến tăng trưởng, năng suất giống vừng đen hương sơn, vừng vàng diễn châu và dòng vừng NV10 trên đất cát pha huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------------------------------

CAO THỊ THU DUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, MỨC PHÂN ĐẠM BÓN ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GIỐNG VỪNG ĐEN HƯƠNG
SƠN, VỪNG VÀNG DIỄN CHÂU VÀ DÒNG VỪNG NV10
TRÊN ĐẤT CÁT PHA HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT

NGHỆ AN - 2011
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------------------------------------

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, MỨC PHÂN ĐẠM BÓN ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GIỐNG VỪNG ĐEN HƯƠNG
SƠN, VỪNG VÀNG DIỄN CHÂU VÀ DÒNG VỪNG NV10
TRÊN ĐẤT CÁT PHA HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60 - 62 - 01


Người thực hiện: Cao Thị Thu Dung
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Văn Liết

2


NGHỆ AN - 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hồn
tồn trung thực, có được qua các thí nghiệm do bản thân tiến hành và chưa được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thí nghiệm để thu thập số liệu trong luận văn đã được
chính bản thân tơi tiến hành tại Trại thực nghiệm nơng nghiệp, khoa Nơng Lâm
Ngư, phịng thí nghiệm Khoa học cây trồng và phịng thí nghiệm Trung tâm của
trường Đại học Vinh với sự đồng ý và hướng dẫn của Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Văn
Liết và các kỹ thuật viên phụ trách phịng thí nghiệm.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luân văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Người cam đoan

Cao Thị Thu Dung

3


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu,
tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới:
1. Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Văn Liết – trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội vì
đã định hướng, hướng dẫn tơi trong việc xác định đề tài, thiết kế nghiên cứu và theo

dõi, giúp đỡ sát sao trong quá trình thực hiện luận văn.
2. Ban giám hiệu trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm Ngư,
khoa Sau Đại học và chuyên ngành Trồng trọt đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để đề
tài có thể được hồn thành tốt đẹp.
3. Thạc sĩ Nguyễn Tài Toàn, các cán bộ trong tổ Khoa học cây trồng và Bảo
vệ thực vật đã góp ý và giúp đỡ tơi rất nhiệt tình trong các thí nghiệm.
4. Nhóm sinh viên lớp 48K Nơng học, lớp 49K Nơng học đã hỗ trợ tơi trong
q trình bố trí thí nghiệm nghiên cứu, chăm sóc cây trồng và theo dõi các chỉ tiêu.
5. Các kỹ thuật viên phịng thí nghiệm Khoa học cây trồng, phịng thí nghiệm
Trung tâm, kỹ thuật viên trại thực nghiệm Nông nghiệp của Trung tâm thực hành thí
nghiệm đã tạo điều kiện và hỗ trợ tơi trong q trình đo đếm, phân tích các chỉ tiêu
nghiên cứu.
Để hồn thành luận văn này, tơi còn nhận được sự quan tâm, động viên và
giúp đỡ của gia đình và bạn bè cả về mặt tinh thần và vật chất. Tơi xin chân thành
cảm ơn vì tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
Người cảm ơn

Cao Thị Thu Dung

4


MỤC LỤC
Mục

1.
2.
3.
4.
1.1.

1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.1.4.
1.1.4.1.
1.1.4.2.
1.1.4.3.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.

Nội dung
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Yêu cầu nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nghiên cứu về cây vừng trên thế giới
Các nghiên cứu về đánh giá và khai thác nguồn gen vừng
Nghiên cứu chọn tạo giống vừng
Hàm lượng dầu và thành phần axít béo

Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh vừng
Nghiên cứu phân bón
Nghiên cứu về mật độ
Phịng trừ cỏ dại, sâu bệnh và cơng nghệ sau thu hoạch
Tình hình nghiên cứu cây vừng ở Việt Nam
Các nghiên cứu về đánh giá và khai thác nguồn gen cây vừng
Nghiên cứu chọn tạo giống vừng
Nghiên cứu về phân bón và kỹ thuật thâm canh cây vừng
Nghiên cứu phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh và công nghệ sau thu
hoạch
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Trang
i
ii
iii
vii
viii
xi
1
1
4
4
5
6
6
6
10
12
12

12
17
19
20
20
21
22
23
25

NGHIÊN CỨU
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.4.1.
2.4.2.
2.4.3.
3.1.
3.2.

Nội dung nghiên cứu
Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế thí nghiệm
Kỹ thuật áp dụng
Chỉ tiêu theo dõi
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Một số đặc điểm hình thái của các dịng, giống vừng nghiên cứu

Ảnh hưởng của mật độ và mức phân đạm bón đến một số đặc

25
25
25
26
26
27
28
34
34
40

điểm hình thái của giống vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn
3.2.1.

Châu và dòng vừng NV10
Ảnh hưởng của mức phân đạm bón đến một số đặc điểm hình
5

40


thái của giống vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu và
3.2.1.1.
3.2.1.2.
3.2.1.3.
3.2.1.4.
3.2.1.5.
3.2.2.


dòng vừng NV10
Chiều cao cây cuối cùng của các dòng, giống vừng
Số nhánh của các dòng, giống vừng
Số lá trên cây của các dịng, giống vừng
Đường kính thân của các dịng, giống vừng
Độ cao đóng quả của các dịng, giống vừng
Ảnh hưởng của mật độ đến một số đặc điểm hình thái của giống

41
42
43
45
47
48

3.2.2.1.
3.2.2.2.
3.2.2.3.
3.2.2.4.
3.2.2.5.
3.3.

vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu và dòng vừng NV10
Chiều cao cây cuối cùng của các dòng, giống vừng
Số nhánh của các dòng, giống vừng
Số lá/cây của các dịng, giống vừng
Đường kính thân của các dịng, giống vừng
Độ cao đóng quả của các dịng, giống vừng
Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm bón đến năng


49
50
51
53
54
55

suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống vừng đen
3.3.1.

Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu và dòng vừng NV10
Ảnh hưởng của mức phân đạm bón đến năng suất và các yếu tố

55

cấu thành năng suất của giống vừng đen Hương Sơn, vừng vàng
3.3.1.1.
3.3.1.2.
3.3.1.3.
3.3.1.4.
3.3.1.5.
3.3.1.6.
3.3.2.

Diễn Châu và dòng vừng NV10
Số quả/cây của các dòng, giống vừng
Số hạt/quả của các dòng, giống vừng
Khối lượng 1000 hạt của các dòng, giống vừng
Năng suất cá thể của các dòng, giống vừng

Năng suất thực thu của các dòng, giống vừng
Năng suất lý thuyết của các dòng, giống vừng
Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành

56
57
58
59
61
62
64

năng suất của giống vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn
3.3.2.1.
3.3.2.2.
3.3.2.3.
3.3.2.4.
3.3.2.5.
3.3.2.6.
3.4.

Châu và dòng vừng NV10
Số quả/cây của các dòng, giống vừng
Số hạt/quả của các dòng, giống vừng
Khối lượng 1000 hạt của các dòng, giống vừng
Năng suất cá thể của các dòng, giống vừng
Năng suất thực thu của các dòng, giống vừng
Năng suất lý thuyết của các dòng, giống vừng
Ảnh hưởng của mật độ và mức phân đạm bón đến hàm lượng


65
66
67
68
69
71
72

lipít và prơtêin của giống vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn
3.4.1.

Châu và dòng NV10
Ảnh hưởng của mức phân đạm bón đến hàm lượng lipít và
prơtêin của giống vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu
và dòng NV10
6

72


3.4.1.1.
3.4.1.2.
3.4.2
3.4.2.1.
3.4.2.2.

Hàm lượng lipít
Hàm lượng prơtêin
Ảnh hưởng của mật độ đến hàm lượng lipít và prơtêin của giống
vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu và dịng NV10

Hàm lượng lipít
Hàm lượng prôtêin
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
PHỤ LỤC

7

73
74
75
76
77
79
79
80
82


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt
cs
CT
ĐHS
G
K
M

N
NSLT
NSTT
NV10
P
P1000
RCBD
TS
VDC

Nội dung
Cộng sự
Công thức
Giống vừng đen Hương Sơn
Giống
Phân kali
Mật độ
Phân đạm
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Dòng vừng triển vọng NV10
Phân lân
Khối lượng 1000 hạt
Randomized Complete Block design
Tiến sĩ
Giống vừng vàng Diễn Châu

8



DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Tên bảng
Một số đặc điểm của các dịng, giống vừng thí nghiệm
Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến một số đặc điểm hình

Trang
39
40

Bảng 3.3

thái của 3 dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến chiều cao các

41

Bảng 3.4

dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến số nhánh các

43

Bảng 3.5

dòng, giống vừng

Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến số lá/cây các

44

Bảng 3.6

dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến đường kính

46

Bảng 3.7

thân các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến độ cao đóng

47

Bảng 3.8

quả các dịng, giống vừng
Ảnh hưởng của mật độ đến một số đặc điểm hình thái các

48

Bảng 3.9

dịng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến chiều cao


49

Bảng 3.10

cây các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến số nhánh

51

Bảng 3.11

các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến số lá/cây

52

Bảng 3.12

các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến đường kính

53

Bảng 3.13

thân các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến độ cao

54


Bảng 3.14

đóng quả các dịng, giống vừng
Ảnh hưởng của mức đạm đến năng suất và các yếu tố cấu

55

Bảng 3.15

thành năng suất các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến số quả/cây các

56

Bảng 3.16

dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến số hạt/quả các

57

Bảng 3.17

dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến khối lượng

58

Bảng 3.18


1000 hạt các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến năng suất cá

59

9


Bảng 3.19

thể các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến năng suất thực

61

Bảng 3.20

thu các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến năng suất lý

63

Bảng 3.21

thuyết các dòng, giống vừng
Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và yếu tố cấu thành

64

Bảng 3.22


năng suất của các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến số quả/cây

65

Bảng 3.23

các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến số hạt/quả

66

Bảng 3.24

các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến khối lượng

67

Bảng 3.25

1000 hạt các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến năng suất

68

Bảng 3.26

cá thể các dòng, giống vừng

Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến năng suất

70

Bảng 3.27

thực thu các dòng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến năng suất lý

71

Bảng 3.28

thuyết các dòng, giống vừng
Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến hàm lượng lipít và

72

Bảng 3.29

prơtêin của các dịng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến hàm lượng

73

Bảng 3.30

lipít các dịng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến hàm lượng


75

Bảng 3.31

prơtêin các dịng, giống vừng
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hàm lượng lipít và prơtêin

75

Bảng 3.32

của các dịng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến hàm lượng

76

Bảng 3.33

lipít các dịng, giống vừng
Sự ảnh hưởng tương tác của mật độ và giống đến hàm lượng

77

prơtêin các dịng, giống vừng

10


DANH MỤC HÌNH
Hình

Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12

Tên hình
Chiều cao cây của 3 dòng, giống vừng ở các mức đạm khác nhau
Số nhánh của 3 dòng, giống vừng ở các mức đạm khác nhau
Số lá/cây của 3 dòng, giống vừng ở các mức đạm khác nhau
Đường kính thân của 3 dịng, giống vừng ở các mức đạm khác nhau
Độ cao đóng quả của 3 dòng, giống vừng ở các mức đạm khác nhau
Chiều cao cây của 3 dòng, giống vừng ở các mật độ khác nhau
Số nhánh/cây của 3 dòng, giống vừng ở các mật độ khác nhau
Số lá/cây của 3 dòng, giống vừng ở các mật độ khác nhau
Đường kính thân của 3 dòng, giống vừng ở các mật độ khác nhau
Độ cao đóng quả của 3 dịng, giống vừng ở các mật độ khác nhau
Số quả/cây của 3 dòng, giống vừng ở các mức đạm khác nhau
Số hạt/quả của 3 dòng, giống vừng ở các mức đạm khác nhau
11

Trang
41

43
44
46
47
49
51
52
53
54
56
57


Hình 3.13

Khối lượng 1000 hạt của 3 dịng, giống vừng ở các mức đạm

58

Hình 3.14
Hình 3.15

khác nhau
Năng suất cá thể của 3 dòng, giống vừng ở các mức đạm khác nhau
Năng suất thực thu của 3 dòng, giống vừng ở các mức đạm

59
61

Hình 3.16


khác nhau
Năng suất lý thuyết của 3 dịng, giống vừng ở các mức đạm

63

Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19

khác nhau
Số quả/cây của 3 dòng, giống vừng ở các mật độ khác nhau
Số hạt/quả của 3 dòng, giống vừng ở các mật độ khác nhau
Khối lượng 1000 hạt của 3 dịng, giống vừng ở các mật độ

65
66
67

Hình 3.20
Hình 3.21
Hình 3.22
Hình 3.23
Hình 2.24

khác nhau
Năng suất cá thể của 3 dịng, giống vừng ở các mật độ khác nhau
Năng suất thực thu của 3 dòng, giống vừng ở các mật độ khác nhau
Năng suất lý thuyết của 3 dòng, giống vừng ở các mật độ khác nhau
Hàm lượng lipít của 3 dịng, giống vừng ở các mức đạm khác nhau

Hàm lượng prôtêin của 3 dòng, giống vừng ở các mức đạm

68
70
71
73
75

Bảng 3.25
Bảng 3.26

khác nhau
Hàm lượng lipít của 3 dịng, giống vừng ở các mật độ khác nhau
Hàm lượng prơtêin của 3 dịng, giống vừng ở các mật độ khác nhau

76
77

12


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vừng (Sesamum indicum L.), là một trong những cây lấy dầu quan trọng và cổ
xưa nhất ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Những nước trồng vừng có diện tích lớn là
Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Sudan chiếm 68% diện tích và sản lượng tồn cầu
(Bertha Salazar và cs., 2006) [11]. Cây vừng có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng
cao nên được nhiều nước quan tâm nghiên cứu phát triển, diện tích trồng vừng từ
6,65 triệu ha năm 1995 tăng lên 7,70 triệu ha năm 2009; sản lượng tăng từ 2,5 triệu
tấn năm 1995 lên 3,97 triệu tấn năm 2009 và năng suất vừng năm 2009 tăng lên 1,5

lần so với năm 1995. Sản lượng vừng tăng bên cạnh sự đóng góp do mở rộng diện
tích có phần rất quan trọng của công tác chọn tạo giống và kỹ thuật thâm canh
(FAOSTAT, 2009).
Về giá trị dinh dưỡng, cây vừng được xem là “hoàng hậu” của những cây có
dầu thơng qua ưu điểm tuyệt hảo của dầu từ hạt vừng (Falusi O.A. và cs., 2001)
[16]. Thomas Jefferson, nhà làm vườn nổi tiếng của Mỹ, tiến hành những thử
nghiệm trên cây vừng khi nó được du nhập vào Mỹ từ châu Phi đã phát biểu rằng
“vừng là một trong số những cây trồng có giá trị nhất mà đất nước tơi tìm ra
được… trước đây tơi khơng tin rằng có sự tồn tại của một loại dầu hồn hảo như
thế có thể thay thế dầu oliu” (Betts, 1999) [12]. Hàm lượng dầu bình quân trong hạt
vừng biến động từ 34,4 đến 59,8% (Ashri 1998) [4].
13


Dầu vừng tinh chế được xem là loại dầu ăn hảo hạng ngày càng được sử dụng
nhiều thay thế cho mỡ động vật bởi ăn dầu vừng tránh được bệnh xơ cứng động
mạch. Ngồi ra, do khơng bị ơxi hố nên có thể cất giữ được lâu mà khơng bị ôi và
nó có hương vị đặc thù nên dầu vừng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp
thực phẩm.
Trong ngành công nghiệp, người châu Phi đã dùng vừng để tạo nước hoa (The
Nut Factory, 1999) và loại nước hoa cô-lô-nhơ nổi tiếng được sản xuất từ hoa vừng.
Axit myristic (C14 :0) được sử dụng như là thành phần có trong mỹ phẩm.
Hạt vừng là nguồn cung cấp mangan, đồng, canxi, magie, sắt, phốt pho,
vitamin B1, kẽm và chất xơ. Hạt vừng cịn chứa 2 chất độc nhất vơ nhị: sesamin và
sesamolin. Cả hai chất này đều thuộc về một nhóm chất xơ có ích đặc biệt gọi là
lignan, chống cao huyết áp và tăng nguồn cung cấp vitamin E ở động vật. Sesamin
cũng được biết là có khả năng bảo vệ gan khỏi tác hại oxi hóa (Kato và cs., 1998)
[24]. Bên cạnh đó, sesamin có hoạt tính diệt vi khuẩn và côn trùng, đồng thời chất
này cũng được xem như là chất chống oxy hóa có tác dụng hấp thụ cholesterol và sự
sản xuất cholesterol ở trong gan (Home Cooking, 1998) [20]. Sesamolin cũng có

khả tiềm năng diệt cơn trùng và được sử dụng như là chất tăng cường cho thuốc trừ
sâu được tạo ra từ hoa cúc khô (Simon và cs., 1984) [40]. Dầu vừng được sử dụng
như là chất hòa tan, tá dược lỏng nhờn cho các loại thuốc, chất làm mềm da và sử
dụng trong chế tạo bơ thực vật và xà phòng (Dark, 1998) [14]. Chlorosesamone thu
được từ rễ cây vừng có hoạt tính kháng nấm (Begum và cs., 2000) [9].
Vào thế kỷ thứ 4, người Trung Quốc đã dùng dầu vừng để trị chứng đau răng
và bệnh viêm lợi, dầu vừng giảm cholesterol do có chứa nhiều chất béo khơng có
khả năng sinh colesterol. Những công dụng khác của vừng bao gồm điều trị mờ
mắt, hoa mắt, chóng mặt và đau đầu. Gần đây, nhiều cơng trình khoa học đã cho
thấy tác dụng của đồng (Cu) có trong hạt vừng nhằm điều trị viêm khớp mãn tính. Ở
Việt Nam có hơn nửa triệu người mắc loại bệnh này, trong đó gặp chủ yếu (80%) là
phụ nữ trung niên. Đồng có trong hạt vừng có hiệu quả cao như vậy là vì chất
khống này có vai trò quan trọng trong hệ enzim chống viêm và chống oxi hóa.
Thêm nữa, đồng đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động của lysyl oxidase, một
14


enzyme cần thiết cho việc tạo ra các liên kết chéo giữa collagen và elastin - chất nền
tạo nên cấu trúc, sức bền và độ đàn hồi của mạch máu, xương và khớp.
Nhờ thành phần Magie trong hạt, vừng còn có tác dụng hỗ trợ tim mạch và hơ
hấp ở người. Chống co thắt khí quản ở người bị bệnh hen suyễn, giảm cao huyết áp
và đau tim do tiểu đường. Ngăn ngừa hiện tượng co thắt mạch máu của dây thần
kinh não. Ngồi ra, các thành phần khác có trong hạt vừng cịn giúp chống ung thư
ruột kết, lỗng xương, đau nửa đầu và PMS,…
Tại Nghệ An, cây vừng được xác định là 1 trong 10 loại cây trồng trọng điểm
cần đầu tư nghiên cứu và phát triển. Cây vừng có một số đặc tính nơng học quan
trọng như phổ thích nghi rộng, chịu hạn khá tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, phát
triển được trên đất nghèo dinh dưỡng, khơng cần đầu tư nhiều. Vì vậy cây vừng có
thể trồng chính vụ hoặc xen vụ, đặc biệt là ở những vùng đất bạc màu hoặc đất cát
ven biển của các miền nhiệt đới. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, diện tích trồng vừng

năm 2000 là 7.506 ha, năm 2009 giảm xuống cịn 6.071 ha, trong khi đó, năng suất
vừng tăng từ 5,33 tạ/ha năm 2000 lên 6,35 tạ/ha năm 2009, sản lượng vừng đạt
tương ứng là 4.004 tấn và 3.856 tấn. Diện tích trồng vừng phân bố chủ yếu ở các
huyện có đất cát ven biển, trong đó huyện Diễn Châu có diện tích lớn nhất 2.393 ha
và Nghi Lộc có 1.474 ha (2009) [4]. Các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của việc
trồng vừng so với một số cây trồng khác trong điều kiện thâm canh cho thấy, ở
Nghệ An năm 2002 nếu tính giá bán lạc 350 USD/tấn lạc vỏ, năng suất lạc đạt 1.200
kg/ha, lạc đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Năng suất vừng 500 kg/ha, giá bán 380 USD/tạ
thì giá trị thu nhập 1 ngày cơng trồng vừng là 1,022 USD/ngày cơng, cịn của lạc là
0,736 USD/ngày công. Nếu vừng được thâm canh tưới nước, đầu tư giống chống
chịu sâu bệnh đưa năng suất đến 800 -1000 kg/ha thì lợi nhuận sẽ là 200 USD/1ha,
gấp đôi của lạc (Nguyễn Vy, 2003); cùng trên 1 diện tích, vừng cho thu hoạch cao
gấp 3 lần trồng lúa mùa cao cây (cây lúa lốc địa phương) [13].
Có 3 giống vừng được trồng phổ biến ở Nghệ An như vừng vàng Diễn Châu,
vừng đen Hương Sơn và vừng V6 (Hồng Văn Sơn, 2004). Trong đó, vừng vàng
Diễn Châu và vừng đen Hương Sơn là 2 giống địa phương có nhiều đặc điểm rất tốt
như thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu ở Nghệ An, địi hỏi mức đầu tư thấp,
chống chịu sâu bệnh, thích hợp với kiểu quảng canh,... Nhưng năng suất thấp, hàm
lượng dầu không cao. Cịn vừng V6 là giống nhập nội có nguồn gốc Nhật Bản. Đây là
15


giống có năng suất tương đối cao. Tuy nhiên, quá trình canh tác thời gian qua đã bộc
lộ một số nhược điểm như mẫn cảm với một số loại sâu bệnh nhất là bệnh héo xanh
vi khuẩn, quá trình chọn lọc nhằm giữ giống khơng đảm bảo do đó độ thuần của
giống không cao, sản lượng không ổn định.
Xu hướng nhập nội giống vừng như giống V6 từ Nhật Bản đã và đang làm
suy thoái các giống vừng địa phương. Các giống vừng địa phương như giống vừng
vàng Diễn Châu, giống vừng đen Hương Sơn,… tuy có năng suất thấp, nhưng là các
giống vừng địa phương có phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện địa phương và

chống chịu sâu bệnh… Do vậy chọn tạo giống vừng thích nghi với điều kiện Nghệ
An kết hợp những ưu điểm của giống địa phương và giống nhập nội là rất cần thiết.
Thành công của các nhà khoa học khoa Nông Lâm Ngư đại học Vinh đã phát triển
dòng vừng NV10 đáp ứng được yêu cầu trên [8], [9].
Giống cây trồng mới nói chung và giống vừng nói riêng muồn phát huy được
tiềm năng của giống cần có kỹ thuật canh tác phù hợp. Những nghiên cứu của các
nhà khoa học Ấn Độ và Mỹ cho thấy rằng, mật độ và phân bón nâng cao năng suất,
số quả trên cây đối với cây vừng. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ, mức phân đạm bón đến tăng trưởng,
năng suất giống vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu và dòng vừng NV10
trên đất cát pha huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xác định mật độ gieo, mức phân đạm bón thích hợp với
giống vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu và dòng vừng NV10, từ đó góp
phần xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cho các dòng/giống vừng nghiên cứu
nhằm đạt năng suất cao, chống chịu tốt trong điều kiện đất cát pha của huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An.
3. Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định ảnh hưởng của mật độ gieo và mức phân đạm bón đến sinh trưởng
và phát triển của giống vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu và dòng vừng
NV10.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ gieo và mức phân đạm bón đến năng suất và
yếu tố tạo thành năng suất của giống vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu
và dòng vừng NV10.
16


- Xác định ảnh hưởng của mật độ gieo và mức phân đạm bón đến hàm lượng
dầu và prơtêin của giống vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu và dịng vừng
NV10.

- Khuyến cáo mật độ và mức bón đạm phù hợp nhất cho giống vừng đen
Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu và dòng vừng NV10 trong điều kiện đất cát pha
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mật độ gieo và 4 mức phân đạm
đến sự tăng trưởng, năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất của giống vừng đen
Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu và dòng vừng NV10 trên vùng đất cát pha ven
biển Nghệ An.

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu về cây vừng trên thế giới
1.1.1. Các nghiên cứu về đánh giá và khai thác nguồn gen vừng
Vừng thuộc họ Pedaliaceae R. Br. và giống Sesamum L. (Hutchison và
Dalziel, 1963; Purseglove, 1974). Chi này bao gồm 36 loài, trong đó 19 lồi có
nguồn gốc ở Châu Phi (Weiss, 1983; Uzo, 1998) (Trích dẫn qua Akpan-Iwo G., và
cs., 2006) [5].
Việc thu thập nguồn gen cây vừng địa phương được tiến hành ở Ấn Độ năm
1925. Trong khoảng thời gian trên, một bộ sưu tập lớn nguồn gen cây vừng từ nhiều
nước được thực hiện ở Liên Xô cũ (Weiss, 1983) [44]. Bắt đầu từ những năm 1940,
một bộ sưu tập lớn được thiết lập ở Venezuala (Langham và Mazzani, 1940). Các
mẫu thu thập ở Mỹ, Venezuela và Liên Xô cũ có nguồn gốc từ nhiều nước trồng
vừng trên thế giới. Tuy nhiên, việc thu thập, đánh giá và tư liệu hố các giống vừng
truyền thống khơng được thực hiện.
Ashri (1995) đã thu thập được 2990 mẫu giống. Hạt của chúng được bảo quản
ở 2 ngân hàng gen tại Suwon, Hàn Quốc và Viện Nông nghiệp Kenya ở Muguga
[3].
17


Viện hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS- Chinese Academy of

Agricultural Sciences) và Trung tâm Quốc gia về tài nguyên di truyền thực vật Ấn Độ
(NBPGR - National Bureau of Plant Genetic Resources), cùng với Viện Tài nguyên Di
truyền thực vật thế giới (IPGRI - International Plant Genetic Resources Institute) đã thu
thập thêm được 4000 mẫu vừng. Dựa trên các số liệu thu thập và các đặc điểm nơng
học đã chia ra các nhóm (năng suất, chống chịu sâu bênh, chống chịu hạn…) phục vụ
cho mục tiêu chọn tạo giống vừng hiện tại và tương lai ở Trung Quốc và Ấn Độ
(Hodgkin T. và cs., 1999) [21].
Trước đó, trong thời gian hai năm (1991 - 1993), Trung tâm Quốc gia về tài
nguyên di truyền thực vật Ấn Độ (NBPGR) đã thu thập tổng số 6658 mẫu vừng, trong
đó có 4136 dạng bản địa và 2522 dạng nhập nội. Kết quả thu thập này đã làm phong
phú thêm nguồn gen cho Ban quốc tế về Tài nguyên di truyền thực vật, Rome, Italy
(Mahajan R.K., và cs., 2007) [29].
Ấn Độ là một trong những nước có nguồn tài nguyên về cây vừng rất phong
phú. Trong chương trình khai thác và sử dụng nguồn gen này nhằm đáp ứng các mục
tiêu nâng cao năng suất vừng. Quỹ gen Quốc gia thuộc và Trung tâm Quốc gia về tài
nguyên di truyền thực vật Ấn Độ (NBPGR) đã thực hiện quá trình lai 24 dòng phổ
biến và cả các dạng giống dại (Sesamum mulayanum) với nhau nhằm kết hợp các đặc
tính tốt của các dạng đó. Q trình chọn lọc các thế hệ con lai của 103 tổ hợp lai được
thực hiện ở 4 địa điểm mục tiêu. Kết quả đánh giá con lai ở thế hệ F 4 đã cho thấy
những đặc điểm cây lý tưởng và năng suất hạt cao, đặc biệt sự kết hợp tốt giữa các
dạng bố mẹ vào con lai của các tính trạng liên quan đến năng suất (Bisht I.S., và cs.,
2004) [13].
Ngồi ra, trong chương trình thiết lập các tập đồn giống vừng cơng tác được thực
hiện bởi Trung tâm Quốc gia về tài nguyên di truyền thực vật Ấn Độ (NBPGR). Một
tập đoàn bao gồm 2168 mẫu giống vừng được thu thập từ Ai Cập, Trung Quốc,
Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Iran, Mexico, Mỹ, Venezuela, Liên Xô, Hy Lạp, Nhật
Bản và Afghanistan. Chúng được phân thành 16 nhóm địa lý, trong đó vùng Đơng
Nam Á bao gồm cả Việt Nam có 53 mẫu giống thuộc 5 lồi chiếm 2,91% trong tập
đồn nghiên cứu. Vùng có sự đa dạng nhất là vùng Trung Đông (bao gồm: Iran, Iraq,
Israel, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ có 387 mẫu giống thuộc 36 loài chiếm 20,94%

(Mahajan R. K., và cs., 2007) [29].
18


Nigeria là một nước có nhiều tiềm năng to lớn trong sản xuất vừng phục vụ
nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Ở nước này, hiện có 3 lồi bao gồm S. alatum Thonn,
S. indicum L., và S. radium Schum & Thonn là những loài trồng phổ biến (Dabir,
2000). Tuy nhiên, năng suất của loại cây trồng giá trị này thấp và biến động giữa
các vùng. Nhằm phục vụ cho việc nâng cao năng suất, Viện nghiên cứu cây ngũ cốc
quốc gia (NCRI) Badeggi đã thực hiện việc thu thập và đánh giá nguồn gen cây
vừng trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2001. Kết quả của đề án này đã thu thập
được 83 mẫu giống. Đánh giá trên đồng ruộng có trên 80% mẫu có khả năng chống
đổ, trong khi quả của chúng được đặc trưng bởi 4 múi. Quả của chúng phân bố trên
cành luân phiên, 1 nách lá có 1 quả, trên tất cả các mẫu thu thập ngoại trừ các giống
có nguồn gốc Mexixo: Eva, Tetra77 và Pachequeno với nhiều quả trên 1 nách lá.
Ngoài ra, kết quả của đề án này đã đưa ra những thông tin quan trọng phục vụ cho
chọn tạo giống vừng năng suất cao, đặc biệt là những thông tin về sự di truyền ở
mức cao của nhiều tính trạng quan trọng như số cành, số quả trên cây và các yếu tố
cấu thành năng suất vừng (Akpan-Iwo G. và cs., 2006) [5]. Cũng tại châu Phi, trong
tổng số 10 giống địa phương trong tập đoàn 7290 mẫu giống cây có dầu được bảo
quản tại Viện bảo tồn đa dạng sinh học (IBC) của Ethiopia có 5 giống vừng đã được
cải tiến về năng suất và tái cung cấp hạt giống cho người dân trồng trên diện rộng
thông qua các chương trình nghiên cứu quốc gia (ThijsSen, M.H. và cs., 2008) [41].
Tại châu Á, một trong những chương trình bảo tồn nguồn gen cây trồng được xem
là thành công được thực hiện bởi Viện tài nguyên di truyền thực vật Pakistan với sự
hỗ trợ kinh phí của tổ chức JICA Nhật Bản. Trong tổng số 1286 mẫu thu thập từ các
vùng khác nhau, cung cấp nguồn gen cho các nhà chọn tạo giống trong nước. Trong
suốt thời gian từ năm 1993 trở lại đây, đã có hàng trăm giống cây trồng mới được
thương mại hoá và đưa vào sản xuất, trong đó có 18 giống cây có dầu (bao gồm cả
giống vừng mới) góp phần tăng năng suất và sản lượng các loại cây trồng, điển hình

là cây lúa mì có năng suất tăng lên 36% và lúa nước tăng lên 23% (JICA Pakistan
Office, 2008) [22].
Hướng sử dụng công nghệ sinh học được ứng dụng trong việc nghiên cứu đa
dạng thành phần các giống vừng. Venkataramana Bhat K., và cs., (1999) đã sử dụng
chỉ thị phân tử RAPD để phân tích 36 giống thu thập từ 18 bang và 4 nước lân cận, và
22 giống nhập nội từ 21 nước trồng vừng trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy
19


vùng Rajasthan và vùng Đơng Bắc có mức đa dạng cao. Sự di truyền ở mức cao giữa
các giống phổ biến ở Ấn Độ có thể chỉ ra sự phát sinh loài của cây trồng này. Tương
tự như thế, mối quan hệ hình thái ở mức thấp của các giống nhập nội có thể là do sự
nhập nội một cách tương đối các nguồn gen hạn chế của loại cây trồng này đến một
số nước trồng vừng không truyền thống [43].
Nhằm xác định mối quan hệ di truyền của 75 mẫu giống được thu thập ở Hàn
Quốc và một số giống nhập nội. 14 đoạn mồi ISSR (các đoạn trình tự lặp đơn giản)
đã được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng cách di truyền biến động từ
0.000 đến 0.255 với ý nghĩa khoảng cách di truyền 0,0687. Kết quả phân tích đám
của 75 mẫu thu thập, có 7 nhóm được thiết lập trong đó nhóm lớn nhất bao gồm 25
giống của Hàn Quốc, 8 dòng chọn lọc có nguồn gốc ở Hàn Quốc và 17 mẫu giống
nhập nội. Các nhóm khác bao gồm 25 mẫu, trong số đó có những giống có chứa
nhiều tính trạng q. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy tất cả những giống có ở
Hàn Quốc ngoại trừ giống Namsankkea đều thuộc một nhóm, điều đó cho thấy tính
đa dạng giống vừng ở Hàn Quốc là thấp (Kim và cs., 2002) [25].
Mặt khác, vừng là một loại cây trồng rất mẫm cảm với sâu bệnh và điều kiện
mơi trường. Do đó, việc đánh giá nguồn gen vừng liên quan đến tính chống chịu là
một trong những mục tiêu quan trọng cho chương trình chọn giống cây trồng. ElBramawy M.A.S và cs., (2009) đã nghiên cứu đánh giá khả năng kháng bệnh do
nấm Fusarium oxysporum f. sp. sesami của 28 kiểu gen vừng, trong đó có 10 giống
địa phương, 3 giống nhập nội và 15 dòng triển vọng được tạo ra từ con lai trong
chương trình chọn tạo giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mùa vụ 2004 phần trăm

cây nhiễm bệnh biến động giữa các kiểu gen (từ 1,7 đến 61,6%). Còn trong mùa vụ
2005, tỷ lệ này biến động từ 2,7 đến 44,0% [15]. Cùng với những kết quả nghiên
cứu trước đó của El-Bramawy M.A.S (2003), El-Shakhess, S.A.M. (1998) và
Knowels, P.E. và cs., (1955), kết quả này một lần nữa khẳng định sự di truyền tính
chống chịu bệnh do nấm Fusarium oxysporum f. sp. sesami do nhiều gen kiểm tra.
Đồng thời, trong các kiểu gen thí nghiệm, khơng có kiểu gen nào nhiễm bệnh ở mức
cao (điểm 5) và một số kiểu gen có thể giữ được khả năng chống chịu và năng suất
ổn định qua thời gian. Đây là một trong những đặc tính qúy có thể sử dụng trong
các chương trình chọn tạo giống [15]. Tương tự, Sarwar G. và cs., (2006) nghiên
cứu đánh giá các thông số di truyền và khả năng chống chịu của 33 giống vừng đen
20



×