Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Mâu thuẫn trào phúng trong Người ngựa, ngựa người của Nguyễn Công Hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.26 KB, 11 trang )

NGƯỜI NGỰA, NGỰA NGƯỜI
Phạm Thị Huyền
Lớp E1 - Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt: Đối với văn học trào phúng, việc tìm ra mâu thuẫn trào phúng quan trọng như việc
nhà thơ tìm ra được tứ thơ của mình. Nguyễn Cơng Hoan được người đời phong cho danh hiệu
bậc thầy trong việc xây dựng truyện ngắn trào phúng từ các mâu thuẫn trào phúng. Tác phẩm
“Người ngựa và ngựa người” cũng là một truyện ngắn mang mâu thuẫn trào phúng, tuy nhiên
khác với đại đa số, truyện ngắn xây dựng trên sự trào phúng rất riêng, từ đó mang trong lịng
một tiếng cười rất riêng.
Từ khóa: Người ngựa và ngựa người, Nguyễn Cơng Hoan, Mâu thuẫn trào phúng.

1. Mở đầu
Nguyễn Công Hoan nổi danh là cây bút trào phúng trong nền văn học hiện
thực Việt Nam. Lối trào phúng của Nguyễn Công Hoan được mài sắc từ thủa ấu
thơ đã phát triển mạnh mẽ khi bắt vào mảnh đất hiện thực Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám. Tất cả tạo nên lối văn trào phúng đặc sắc của riêng Nguyễn
Cơng Hoan. Chính cái trào phúng đặc biệt đó, khiến “truyện ngắn trào phúng của
Nguyễn Cơng Hoan là hiện tượng chưa có tới hai lần trong văn học Việt Nam”1
Truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan rất nhiều, tác phẩm “Người
ngựa và ngựa người” là một trong số đó. Nguyễn Cơng Hoan tạo dựng trong
truyện xung đột bi hài kịch của anh phu xe và cô gái điếm trong đêm 30 Tết. Hai
con người đói khổ kiếm ăn trong ngày giao thừa, vơ tình va phải nhau. Truyện kể
tưởng chừng như bịa đặt, nhưng đó là “câu chuyện bịa có thật” nhờ những chi tiết,
cách sắp xếp của cố nhà văn, người đọc được dẫn dắt theo một mạch kể logic. Tất
cả đều đóng góp, làm gia tăng thêm mâu thuẫn xung đột trào phúng để rồi kết thúc
một cách đột ngột khi cô gái giang hồ “chuồn” đi mất. Tiếng cười chua xót bật ra.
Xót thương cho những kiếp người cùng khổ, tiếng cười đằng sau hàng nước mắt.
Cái kết thúc hụt hẫng, đầy đau buồn. Trong tiếng cười trào phúng ấy, cố nhà văn

1


Nguyễn Hoàng Khung trong “Lời giới thiệu Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945, tập I

1


thể hiện niềm thương cảm chân thành, không chỉ là với những anh phu xe hay với
cô gái giang hồ, mà đó là tất cả những số phận nghèo hèn ngoài kia.
2. Mâu thuẫn trào phúng chung
Truyện trào phúng của Nguyễn Công Hoan thường là những truyện cười rất
ngắn. Cây bút trào phúng thường tạo ra tình thế xung đột dữ dội mang tính hài
hước, mọi thứ được đẩy lên mức cao trào nhất thì nhà văn chấm bút, hạ một cái
kết đột ngột cho câu chuyện của mình. Và rồi, tiếng cười trào phúng bật ra.
Nguyễn Công Hoan nhạy bén với các loại mâu thuẫn trong xã hội, ông quan sát tỉ
mẩn, trí tưởng tượng và tư duy nghệ thuật đỉnh cao đã làm nên những nét trào
phúng rất riêng của nhà văn, khó một ai có thể bì kịp được trong lĩnh vực truyện
ngắn.
Trong rất nhiều các loại mâu thuẫn, tác phẩm “Người ngựa và ngựa người”
được nhà văn lựa chọn mâu thuẫn giữa hy vọng và thất vọng, niềm tin và nỗi
buồn để thể hiện. Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ khi hi vọng càng cao thì trái
ngược lại thất vọng càng lớn. Mối quan hệ tỉ lệ nghịch trong mâu thuẫn này bao
quát hết toàn bộ tác phẩm “Người ngựa và ngựa người”.
Hy vọng của anh phu xe là có được một “cuốc xe tất niên” để kiếm chút tiền
về lo cái Tết ấm áp hơn cho đàn con thơ. Tuy nhiên, anh càng hy vọng bao nhiêu
thì lại thất vọng bấy nhiêu. Giữa khơng gian vắng tanh, anh gặp được một “vị
khách sộp”, tưởng rằng sẽ được hẳn một đồng như bà khách đã hứa hẹn thì cuối
cùng nhận được tin bà khách đã “chuồn” ra từ cửa sau. Bên cạnh đó, cơ gái điếm
cũng như anh xe, cũng hy vọng rất nhiều vào một đêm cuối năm để có chỗ ngủ và
bữa ăn. Nhưng, chiếc xe cứ đi, đi hết một vòng trở về vẫn khơng thể có “một mối
làm ăn nào”. Tình thế ối oăm giữa cơ gái điếm và anh xe giữa khoảnh khắc bên
thềm năm mới, hai kiếp người cùng khổ, cùng đi kiếm khách vào thời khắc đặc

biệt, nay họ dựa vào nhau, cùng hy vọng kiếm được một chút gì may mắn của một
năm bất hạnh. Hóa ra, con “người ngựa” cứ lầm lũi cùng con “ngựa người” lao
sâu hơn vào con đường tối tăm, bất hạnh.
3. Mâu thuẫn trào phúng riêng
2


Truyện ngắn “Người ngựa và ngựa người” có dung lượng rất ngắn, chỉ
khoảng 10 trang. Nội dung được phản ánh trong truyện cũng rất ngắn, Nguyễn
Công Hoan chỉ kể lại một buổi tối cuối năm đi kiếm khách của hai mảnh đời khốn
khổ. Bố cục truyện có thể chia làm 5 phần, mỗi phần tương ứng với sự phát triển
của một vở kịch ngắn: Mở đầu, thắt nút, phát triển, mở nút, kết thúc.
3.1 Phần mở đầu: mâu thuẫn giữa hy vọng của anh phu xe và cảnh vắng
tanh của đường phố
Tác giả đã có một màn giới thiệu độc đáo về nhân vật chính: chiều ba mươi
tết anh phu xe vẫn lững thững kéo xe giữa ngõ phố vắng.
Giữa đêm giao thừa vắng vẻ, người ta đang quây quần bên gia đình và người
thân, khơng ai biết đến chiếc xe kéo “lững thững” từ phố nọ sang phố khác, mà
có lẽ cũng chẳng ai để ý. Chỉ có nhà văn dõi theo nhân vật với con mắt tò mò để
đưa ra những phán đoán đến độc giả, câu đố trước đó tự nhà văn trả lời: “Trơng
anh ấy có vẻ "đói" khách lắm. (2) Có lẽ thế thật.(3) Vì ai lại tám giờ tối ba mươi
Tết rồi, còn lang thang phố nọ sang phố kia thế?(4) Mà hàng phố, nhà nào nhà
nấy đóng cửa cả rồi, cịn mấy ai ra ngồi đường làm gì, mà cịn hịng một "cuốc"
tất niên?(5). Sau đó là rất nhiều câu hỏi được đặt ra, tại sao anh ta lại phải đi kéo
xe trong một ngày đặc biệt như thế? tại sao anh ta không về ăn cơm tất niên với
vợ con?... Đoạn sau đó được nhà văn hé lộ ra. Chẳng là, anh phu xe mới ốm một
trận “mười mươi chết”, vì thế mà “bao nhiêu tiền dành dụm trong bấy lâu, sạch
sành sanh cả (12)”. Khơng cịn tiền trong nhà để ăn Tết, anh phu xe phải lao động
gấp đôi, đương lúc giao thừa. Nhưng trái ngược với nó, anh phu xe hi vọng càng
nhiều vào một bữa cuối cùng để có một cái Tết cho “trọn vẹn” thì phố phường

càng lúc càng vắng, ai nấy cũng vui bên gia đình, mấy ai còn đi xe giờ này mà
anh còn “hòng một cuốc tất niên”.
Nguyễn Công Hoan đã mở đầu truyện “Người ngựa và ngựa người” bằng
việc giới thiệu anh phu xe trong hoàn cảnh mải miết đi kiếm khách trên phố vắng
trong khoảng thời gian đặc biệt, khoảng khắc giao giữa năm cũ và năm mới. Hình
ảnh đó lay lắt, ảm đạm trong khơng khí rộn ràng của tiếng pháo nổ. Trong phần
3


này, tác giả thể hiện mâu thuẫn giữa hy vọng của anh phu xe và cảnh vắng tanh
của đường phố. Anh vẫn phải vô vọng kiếm khách, bởi lẽ không chỉ một mình
anh hy vọng có bữa cơm bữa gạo trong ngày đầu năm mới mà đó cịn là hy vọng
của cả đàn con thơ và người vợ hiền. Nhà văn đã miêu tả chân thực chân dung của
lớp người lao động dưới đáy xã hội. Họ khơng vì cái nghèo đói mà nhụt chí, họ
chăm chỉ làm ăn và là người có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Hình ảnh anh
phu xe lững thững trong đêm tối vừa đáng thương vừa đáng để kính trọng. Từ
những nét vẽ đầu tiên, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm:
Bức tranh hiện thực cuộc sống thời bấy giờ của nông dân nghèo của khoảng
ba mươi năm đầu thế kỉ XX.
3.2 Phần thắt nút: mâu thuẫn giữa hy vọng của anh phu xe và cái giá rẻ mạt
Chỉ trong khoảng 40 dịng, mở đầu tình cảnh trớ trêu của hai kẻ khốn nạn
trong đêm giao thừa.
Sau hàng loạt những nỗ lực của anh phu xe, cuối cùng thì trời cũng thương
cho anh một vị khách đặc biệt. Một tiếng gọi “Xe!” và ngay lập tức anh xe trả lời
“Đây!” như sợ vụt mất ánh sáng le lói cuối cùng. Anh xe “Ba chân bốn cảnh, anh
ấy chạy vội lại phía người gọi, hạ hai càng xuống (26)”, anh kính cẩn mời bà
khách sang trọng. Vị khách có thể được ví như vị cứu tinh của anh phu xe, là ánh
sáng soi vào mảnh đời bất hạnh trong màn đêm đen dày đặc của ngày cuối cùng
trong một năm đói khổ. Vì thế, anh xe khơng chỉ nhanh nhẹn mà cịn rất kính cẩn,
một câu thưa bà, hai câu thưa bà, “Bà về đâu? (27)”, “Bà đi mấy giờ? (30)”. Mâu

thuẫn được thể hiện trong phần hai này là hy vọng của anh phu xe vào sự
phóng khống của bà khách có vẻ giàu sang này nhưng lại tràn trề thất vọng
khi bà khách kỳ kèo trả anh hai hào bạc. Cuối cùng, anh vẫn đành chấp nhận cái
giá rẻ mạt, hai hào cho một giờ kéo xe. Trái ngược với hai hào rẻ mạt, anh phu xe
vẫn tận tình chu đáo phục vụ. Qua đây, nhà văn cịn ca ngợi lên đức tính chịu
thương, chịu khó của con người lao động Việt Nam.
Như vậy, ở phần hai này, mâu thuẫn được tạo ra bởi cuộc mặc cả “Cò kè bớt

4


một thêm hai”2 đã khắc họa thêm nỗi nhọc nhằn, cơ cực của kiếp “ngựa người”
trong xã hội cũ. Giữa cuộc sống mưu sinh, người nông dân cố gắng làm ăn, cần
mẫn cày cuốc để mong có một cuộc sống ấm no, nhưng cuộc đời lại chẳng cho,
cái giá trả lại là chỉ vài hào rẻ mạt.
3.3 Phần phát triển: mâu thuẫn hy vọng anh phu xe càng lúc càng lớn với
nỗi thất vọng từ hiện thực càng lúc càng hiện rõ
Cuộc “hành trình vạn dặm” của thân “người ngựa và ngựa người” trong thời
khắc giao thừa. Ở phần này, Nguyễn Công Hoan kể gần 3 trang truyện. Bà khách
trèo lên xe, hào phóng tính cho anh xe bắt đầu từ 9 giờ chẵn, “Chín giờ năm nhé,
nhưng kể là chín giờ đúng cũng được (54)”. Nhấc càng xe lên, sau mỗi bước chân,
niềm tin của anh một trở nên lớn hơn, anh lại tràn trề hy vọng về một cái Tết ấm
no cho đàn con thơ và người vợ đáng thương ở nhà. Anh xe là người có kinh
nghiệm đã lâu trong nghề, thấy bà khách cứ trỏ mãi phố nọ lại vòng về phố kia,
anh ta cũng đã nghi ngờ lắm, đốn rằng “có lẽ là cảnh “ăn sương” chi đây. (58)”.
Nhưng lại chẳng dám hỏi thẳng, sợ khơng phải thì họ lại mắng cho, có khi là
khơng thèm trả tiền. Vì thế, anh vẫn tiếp tục kéo xe đi, cứ vơ vẩn như thế hết phố
này qua hàng nọ.
Đến khi hết một giờ, bà khách bỗng hỏi: “Anh có bằng lịng kéo tơi giờ nữa
khơng? (63)”. Anh phu xe chẳng nghĩ ngợi gì nhiều mà đáp ngay lắp lự: “Vâng,

nhưng bà có cho cháu hai hào thì cháu kéo hầu bà giờ nữa. (64)”. Tuy nhà văn
chẳng có từ nào diễn tả cảm xúc anh phu xe lúc này, nhưng có lẽ với lời đáp nhanh
gọn ấy, ta thấy anh phu xe đang vui vẻ lắm. Bà khách đồng ý trả thêm, nhưng lại
hỏi vay anh tiền, bà đưa ra lý lẽ là vay mấy hào lẻ, “chốc nữa tôi giả ca đồng cho
tiện”. Anh xe cũng vơ tư, chẳng toan tính gì nhiều, “móc bao phục, lấy ra hai hào,
đưa cho bà khách. (67)”. Hành động vô tư của anh xe trở thành chi tiết trào
phúng, người ta cười cái hành động ngô nghê của anh phu xe, cho rằng anh ta
ngốc khi cho bà khách vay tiền. Mới mấy bước trước thơi, anh cịn nghi ngờ bà
khách là gái “ăn sương”, nhưng mấy bước sau lại chẳng hề đắn do gì cho vay tiền.
2

Câu thơ trong cảnh Thúy Kiều bán mình chuộc cha của đại thi hào Nguyễn Du

5


Nhưng, thông qua cái chi tiết trào phúng này, nhà văn muốn ca ngợi lên vẻ đẹp
tâm hồn và tính tình lương thiện của con người lao động thơng qua hình tượng
anh phu xe. Nhà văn tạc vào nhân vật của mình tấm lịng thiện lương, ln ln
nghĩ cho người khác, ngay cả với một người mới vừa gặp mặt. Dù anh từng nghi
ngờ bà khách, nhưng trong sự nghi ngờ đó, anh phu xe khơng nghĩ rằng mình sẽ
bắt bà khách, mà ngược lại còn giới thiệu cho “vài mối sộp”. Người lao động tuy
chẳng giàu sang, bữa cháo bữa ngơ nhưng vẫn sẵn sàng xịe đơi tay giúp đỡ cho
bất cứ hồn cảnh nào.
“Hành trình vạn dặm” của hai con người ấy vẫn cứ tiếp tục, đã mười một giờ
kém, anh phu xe nói với bà khách mong muốn của mình: “Con kéo hết giờ này,
xin bà cho tiền để con đi đón khách ở ga về (79)”. Bà khách không đáp lại yêu
cầu của anh, mà lại hỏi tiếp “Anh có bằng lịng kéo tơi giờ nữa không? (80)”.
Nhưng anh phu xe không muốn kéo nữa, đêm giao thừa chuẩn bị qua rồi, anh
cũng muốn về nhà với vợ con, anh cũng phân trần thẳng thắn với bà khách “Thưa

bà, con đón khách ở ga hay ở nhà chớp bóng thì một cuốc cũng được hai hào chỉ.
(81)”. Câu nói gián tiếp chê bà khách trả rẻ quá. Nhưng cái lý của anh xe cũng
không bằng được với mồm miệng của ả đàn bà lấy việc rót mật vào tai để kiếm
tiền, bà khách đưa ra lí của mình: “[…] Anh cố kéo tơi giờ nữa, đi thủng thỉnh thế
này mà lại được tiền, chả hơn chạy mửa mật ra ư? (84)”. Anh xe nghe có vẻ hợp
lý mà vẫn lầm lũi làm thân “người ngựa” kéo “ngựa người” đi tiếp thêm vài con
phố nữa. Con đường đã vắng nay càng vắng vẻ hơn, các cửa đóng kín, tối mịt mù,
khơng gian tĩnh lặng chỉ cịn nghe thấy tiếng lọc cọc của chiếc xe kéo cũ kĩ. Bỗng
một tràng pháo nổ, anh phu xe giật mình nhận ra thời gian, vội vàng hỏi giờ bà
khách, nhưng bà khách kịp chấn an anh rằng kém mười lăm phút nữa mới giao
thừa. Tất cả các lời nói và cử chỉ của bà khách đều thể hiện rõ “chân dung” gái
giang hồ. Từ chuyện đi vẩn vơ qua phố này hết phố nọ, lảng tránh việc trả tiền
cho anh xe. Tất cả chỉ cần anh xe bình tĩnh ngẫm nghĩ lại là có thể nhìn ra.
Anh phu xe chẳng cịn tỉnh trí được khi trong lịng anh đang háo hức về số
tiền mà mình sẽ được nhận sau mười lăm phút nữa. "[…] Chín hào!(97) Mở hàng
6


ngay từ lúc năm mới vừa đến.(98) Thật là may!(99) Mới năm mới đã phát
tài!(100)" Người ta lại tiếp tục cười anh xe ngốc nghếch, chẳng nhìn rõ được chân
tướng sự việc. Nhưng cũng bởi hy vọng của anh vào chuyến xe này quá lớn. Bao
nhiêu trông mong, bao nhiêu hy vọng của cả gia đình anh đều gửi gắm vào đồng
tiền anh gắng sức kiếm ngày đặc biệt và vị khách đặc biệt này. Những điều ấy lớn
đến mức, anh khơng thể nhận ra mình đã kéo bà khách một vòng Hà Nội, về lại
điểm xuất phát ban đầu. Nguyễn Cơng Hoan chỗ này có nhấn mạnh “Tới chỗ khi
nẫy” (Nhà thương Phủ Doãn), để người đọc nhận ra “hành trình vạn dặm” đã quay
về điểm đầu. Có lẽ, đây là ẩn ý của nhà văn, hy vọng của anh xe, sự may mắn của
anh xe chuẩn bị quay lại vạch đích, dự cảm trắng tay của anh phu xe.
Như vậy, ở phần này tác giả đã đẩy mâu thuẫn chung của cả câu chuyện cao
thêm một bậc nữa. Mâu thuẫn trong phần này là mâu thuẫn hy vọng anh phu

xe càng lúc càng lớn với nỗi thất vọng từ hiện thực càng lúc càng hiện rõ. Đến
đây, Nguyễn Cơng Hoan thành cơng trong việc cụ thể hóa đời sống cực nhọc của
người lao động một cách sống động nhất.
3.4 Phần mở nút: mâu thuẫn hy vọng của anh phu xe và sự thực trớ trêu
Phần dài nhất chiếm một nửa câu chuyện, trong phần này nhà văn kể lại tình
cảnh trớ trêu của “người ngựa” gặp phải “ngựa người”. Năm mới đã điểm bằng
tiếng pháo nổ đì đùng, anh phu xe dừng lại ngả nón xin tiền bà khách: “Bây giờ
có lẽ mười hai giờ, xin bà cho cháu tiền. (108)”. Trái với những gì anh đang hy
vọng trong đầu, bà khách luống cuống: “Chết!(110) Anh hỏi tôi tiền bây giờ à?
(111) Anh chịu khó kéo tơi một giờ nữa đi. (112)”. Bà khách thấy chẳng thể chối
thêm được nữa, đành phải thú thật: “Này, chả nói giấu gì anh, tơi cũng đi kiếm
khách từ tối đến giờ.[…] Tơi định nếu có khách thì hỏi vay tiền trước để giả anh.
(117)[…]” Nghe bà khách phân trần, anh phu xe phát hoảng: “Thế cơ đi xe tơi từ
chín giờ, cô không trả tiền tôi à? (119)”. Niềm hy vọng đột ngột bị dập tắt, anh
phu xe thay đổi giọng điệu, thái độ thể hiện sự phẫn uất của mình. Anh phu xe
mắng nhiếc cô trong nỗi bực tức, nhưng dù mắng thế nào thì cơ ả cũng chẳng có
tiền để trả anh. Anh xe đương trong lúc tuyệt vọng, cô ả bỗng gợi ý giải pháp:
7


“Vậy anh cố kéo tơi nữa, may tơi có khách thì tơi có tiền, mà anh cũng khơng phải
phàn nàn nữa.(138)”. Chẳng cịn lối thốt nào cả, hai con người cùng cảnh kiếm
ăn đêm lại lang thang trên phố vắng, cứ đi, đi mãi nhưng vận may cũng không
một lần mỉm cười với họ. Cơ ả thấy khơng có khả năng, đành quay sang anh xe
thủ thỉ trả nợ anh bằng cái “vốn tự có”. Nhưng, anh xe nào cịn hơi sức hay lòng
dạ nào mà ham muốn cái chuyện đó. Hết cách, cơ ả “ăn sương” đành nói anh kéo
về nhà để gán nợ cho anh bất cứ thứ gì có trong nhà. Vậy là, con “người ngựa” lại
lầm lũi chấp nhận, kéo cô ả về nhà trong tiếng chửi rủa, nhưng ả kia biết làm sao,
đành mặt dày chịu đựng.
Qua tình huống phát hiện trớ trêu của anh phu xe, nhà văn đã đẩy mâu thuẫn

chung của câu chuyện đến mức cao nhất. Tại phần này, mọi chuyện vỡ hết ra,
anh phu xe hy vọng trước đó bao nhiêu thì bây giờ thất vọng bấy nhiêu. Tưởng
gặp được khách sộp, anh phu xe hy vọng về bữa cơm đầu năm có gạo ăn nhưng
khơng ngờ lại gặp phải cô ả đi kiếm khách như anh. Thất vọng chưa dừng lại ở
đó, hai hào mẻ anh kiếm được hồi chiều cũng cho cô ả vay, không thể lấy lại được.
Tình huống mâu thuẫn trớ trêu này giúp nhà văn khảm sâu cái bi kịch cay đắng
của lớp người lao động dưới đáy xã hội. Anh phu xe cũng giống như cô ả đào
kiếm khách, tất cả đều hy vọng về một cuộc sống ấm no, nhưng luôn luôn nhận
được thất vọng. Cảnh ngộ ấy chẳng của riêng ai. Bức tranh hiện thực hiện thực
cuộc sống thời bấy giờ của nơng dân nghèo vì thế mà càng chân thực, càng rõ nét.
Tuy vậy, giữa bức tranh tăm tối đó vẫn ánh lên những nhân cách cao cả. Anh phu
xe dù trong hồn cảnh nào vẫn ln giữ được tấm lịng thiện lương của mình, anh
lo lắng cho cơ ả, chia sẻ với cơ. Dù miệng anh nói rằng “sợ bị đổ bệnh” nhưng
con người ấy nói tránh đi để giữ cho cơ gái, giữ cho bản thân mình danh dự và
phẩm giá của con người Việt Nam giữa bối cảnh phong trào Âu hóa như cơn lũ
tràn vào nước ta, đảo lộn đi những giá trị luân lý đẹp đẽ.
3.5 Phần kết thúc: mâu thuẫn hy vọng của anh phu xe và bản chất con người
Phần truyện chỉ gồm 1,5 trang giấy, diễn tả cái kết thúc đột ngột đầy bất ngờ
- một tiếng cười chua xót. Anh xe kéo cơ ả về đến dãy nhà săm thì cơ ta nói bảo
8


vào vay tiền trả cho anh. Chính câu nói này lại gieo vào lòng anh một tia hy vọng,
mệt quá anh ngồi nghỉ, trong đầu những dòng suy nghĩ vẩn vơ. “[…]Anh sực nghĩ
đến cô ả, không biết cô ta vào đấy làm gì mà lâu thế.(199)". Anh vội gõ cửa hỏi
người bồi săm, nhưng câu trả lời nhận lại như một gáo nước lạnh dập tắt đi ngọn
lửa nhỏ hy vọng. Cô ả đã trốn ra cửa sau từ lúc nào khơng biết. Tức mình, anh
phu xe chẳng thể làm gì được.
“Anh xe nghiến răng, cau mặt, lủi thủi ra hè, cầm cái đệm quật mạnh vào
hịm đánh thình một cái!(218) Anh móc túi lấy bao diêm đốt vía, rồi khoèo bàn

chân, co cái càng lên, đưa tay ra đỡ, thủng thẳng dắt xe đi.(219)
Tiếng pháo chào xuân nối đuôi nhau đùng đùng toạch toạch...(220)"
Cái kết bất ngờ, đột ngột là một trong những thủ pháp độc đáo của nhà văn.
Cũng như thường lệ, cái kết thúc cho “hành trình vạn dặm” của anh phu xe khiến
người đọc bật ra tiếng cười, nhưng khơng phải tiếng cười khối trá như các câu
chuyện thường thấy của Nguyễn Cơng Hoan. Đó là tiếng cười chua xót cho kiếp
“người ngựa” lầm lũi, đã trắng tay nay còn trắng tay hơn. Đến cuối cùng, anh phu
xe vẫn bị lừa. Nguyễn Công Hoan đã đưa ra mâu thuẫn trào phúng từ hy vọng
của anh phu xe và bản chất con người. Có lẽ đằng sau nó, nhà văn muốn để cho
người đọc nhận ra giá trị của cái thực, anh phu xe thì vẫn là anh phu xe, vẫn ngốc
nghếch cả tin như hành động anh móc bao phục ra mà khơng suy nghĩ đưa cho cơ
gái vay tiền. Cịn, cơ gái điếm thì vẫn là cô gái điếm, người đã lừa dối anh từ ngay
khi gặp mặt, dù cơ ta có thực sự từng đồng cảm với anh phu xe, thì bản chất con
người cô ả vẫn là kẻ ham ăn lười làm.
Nguyễn Công Hoan đã dùng thủ pháp đánh lạc hướng người đọc bằng việc
cô ả đào vào nhà săm để vay tiền trả anh phu xe, rồi sau đó lại dẫn người đọc qn
đi cơ ả bằng hình ảnh anh phu xe nghĩ vẩn vơ. Sau đó, ơng “đặt một dấu chấm”,
thế là kết thúc câu chuyện, tiếng cười chua xót bật ra. Phải nói rằng, mâu thuẫn
hy vọng và thất vọng, niềm tin và nỗi buồn đã được nhà văn thể hiện cực kỳ thành
công trong tác phẩm. Không chỉ cho nhân vật của mình hy vọng rồi dập tắt hy
vọng đó, mà ơng cịn cho người đọc của mình hy vọng, hy vọng vào sự tử tế của
9


cơ ả đào dù khơng có tiền trả nhưng khi kiếm được khách cũng cố lấy trước tiền
để trả anh, hay cơ ả đã đưa ra giải pháp cho tình cảnh trớ trêu của hai kiếp người.
Nhưng cũng giống như anh phu xe, người đọc càng hy vọng bao nhiêu thì cái kết
cơ ả “chuồn” đi đầy đột ngột và bất ngờ đã khiến cho độc giả thất vọng bấy nhiêu.
Cái kết thúc bất ngờ này càng tô đậm thêm mâu thuẫn trào phúng của câu
chuyện. Qua cách kết thúc đó, ta thấy được tình cảnh bế tắc trong cuộc sống khốn

cùng của những lớp người dưới đáy xã hội, chịu biết bao nhiêu bất công của xã
hội đương thời. Đến đây, bức tranh hiện thực được hoàn thiện, sâu sắc và cũng
tràn đầy giá trị nhân văn sâu sắc của truyện ngắn “Người ngựa và ngựa người”.
4. Kết luận
Mâu thuẫn trào phúng trong truyện đã tô đậm thêm bức tranh hiện thực của xã hội
đương thời. Cảnh tượng người lao động dưới đáy xã hội vất vả mưu sinh, kiếm
từng đồng từng hào chỉ mong có một bữa gạo trắng được Nguyễn Cơng Hoan thể
hiện sâu sắc qua tình huống trớ trêu. Dẫn đến tiếng cười trong tác phẩm “Người
ngựa và ngựa người” của Nguyễn Công Hoan là tiếng cười bi hài kịch. Qua tiếng
cười trào phúng, nhà văn đã nói lên tâm tư của mình. Đó khơng chỉ là nỗi đau của
tác giả mà là nỗi đau của cả dân tộc ta trong thời kì tăm tối đó. Người dân bị bóc
lộ, đọa đầy, cả cuộc đời bị vây đen những mịt mù tăm tối. Từ đây, chúng ta thấy
dược tấm lòng yêu nước và thương dân của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
TÀI LIỆU THAM KHẨO
1. Lương Thị Nghĩa (2016), Tác phẩm "người ngựa và ngựa người" của
Nguyễn Cơng Hoan từ quan điểm của phân tích diễn ngơn, Luận văn thạc
sĩ khoa học Ngữ Văn, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Công Hoan (2015) , Người ngựa ngựa người, NXB Văn học, Hà
Nội
3. Nhiều tác giả (2023), Giáo trình Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
1945, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, tr 340 – 365.
PHỤ LỤC
Tác phẩm “Người ngựa và ngựa người” có đánh số câu, trích trong tài liệu
tham khảo số 1 từ trang 130 – 138.
10


11




×