Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài tập lớn HP: Thực hành diễn xướng VHDG (HNUE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: THỰC HÀNH DIỄN XƯỚNG VĂN HỌC DÂN
GIAN

TÊN CHỦ ĐỀ
ĐỀ TÀI: Trình bày hiểu biết của anh/chị về các tiểu loại dân ca.
Phân tích trường hợp thực hành, diễn xướng dân ca giao duyên
trong một bối cảnh đời sống cụ thể ở một tộc người (tự chọn).

CHỦ ĐỀ BÀI TẬP
DIỄN XƯỚNG DÂN CA GẦU PLỀNH TRONG LỄ HỘI GẦU TÀO
CỦA NGƯỜI H'MÔNG Ở HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO
CAI.

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Huyền
Mã SV: 715611047
Lớp: PHIL 310-K70 Văn học.1_LT

STT: 31
0


Hà Nội, tháng 12 năm 2022

1


1. Mở đầu


Di sản văn hóa là cơ sở gắn kết cộng đồng, cốt lõi bản sắc
văn hóa của dân tộc. trở thành nền tảng phát huy những giá trị
truyền thống và sáng tạo những giá trị mới mẻ. Di sản văn hóa
bao gồm vật thể và phi vật thể. Trong hệ thống 54 anh em dân
tộc sinh sống ở Việt Nam, H'Mơng có dân số đứng hàng thứ 6
(1.068.189 người), vì thế nét văn hóa của tộc người H'Mơng đồ sộ
và cực kì đặc sắc. Người H'Mơng hiện nay sinh sống trên nhiều địa
bàn, tuy nhiên tập trung đông đảo ở Lào Cai. Nơi đây, đồng bào
H'Mơng vẫn cịn giữ được những nét văn hóa dân gian phong phú,
độc đáo hấp dẫn, trong đó văn học dân gian vơ cùng quan trọng,
phản ánh được đời sống phong tục, tập quán của tộc người. Đặc
biệt là dân ca H'Mông rất phong phú, được diễn xướng trong bất
kì bối cảnh nào. Dân ca H'Mông được chia ra thành 5 tiếng hát:
tiếng hát tình yêu “gầu plềnh”, tiếng hát cưới xin “gầu xống”,
tiếng hát làm dâu “gầu ua nhéng”, tiếng hát mồ côi “gầu tú giua”,
tiếng hát cúng “gầu tùa”. Mỗi làn điệu được dùng trong hoàn cảnh
khác nhau, cách diễn xướng và nội dung cũng khác nhau. Trong
số đó, "gầu plềnh" (dân ca gầu plềnh) có số lượng lớn, phổ biến
trong cộng đồng người H'Mơng nói riêng và cả dân tộc Việt Nam
nói chung. Dân ca Gầu Plềnh mang giá trị văn học độc đáo, có vị
trí quan trọng khơng thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng, nhất là
lễ hội Gầu tào (Grâuk taox). Lễ hội Gầu tào là lễ hội truyền thống
của người H'Mông, được cộng đồng H'Mông thuộc huyện Mường
Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai và thị trấn Phong Hải tỉnh Lào Cai gìn
giữ từ trước đến nay. Người ta tham gia lễ hội Gầu Tào để cầu
mong thần linh ban con cái, sức khỏe, thuật lợi,… con trai con gái
chưa có gia đình đến đây cất tiếng hát để kết mối duyên tình.
Người viết trong một chuyến du xuân được tham gia vào lễ
hội Gầu Tào của người H'Mông tại huyện Mường Khương tỉnh Lào
Cai, cảm thấy rất ấn tượng đến lối hát giao duyên Gầu plềnh được

diễn xướng trong lễ hội. Vì vậy bài viết này để chia sẻ những gì
người viết đã tìm hiểu, trải nghiệm thực tế, được nghe người bản
địa chia sẻ những thay đổi truyền thống cho đến hiện tại. Thơng
qua đó đề xuất một số biện pháp gìn giữ và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
0


Nghiên cứu về dân ca Gầu plềnh, theo khảo sát của người
viết chỉ có một cơng trình của nhà nghiên cứu Bùi Xuân Tiệp, đó là
luận án tiến sĩ Ngữ Văn thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội có
tên là:"Dân ca Gầu plênh và lễ hội gầu tào của người H'Mông ở
Lào Cai – truyền thống và biến đổi". Thơng qua cơng trình nghiên
cứu kì cơng và tỉ mỉ, người viết tiếp nhận được nhiều vấn đề về
dân ca Gầu plềnh của tộc người H'Mông. Nhà nghiên cứu Bùi Xuân
Tiệp đưa ra đầy đủ những tri thức cơ bản về lễ hội Gầu tào,
phương thức diễn xướng dân ca Gầu plềnh, đặc biệt đi sâu vào
các phương diện nghệ thuật của thể loại. Qua cơng trình này,
người viết được cung cấp góc nhìn bao qt, đầy đủ về sự diễn
xướng dân ca Gầu plềnh trong lễ hội Gầu tào. Bên cạnh cơng trình
nghiên cứu này, người viết tìm đọc một số các báo điện tử ngắn
và những chia sẻ của chính người dân tộc H'Mơng trên nền tảng
mạng xã hội.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, người viết đã kế
thừa và chọn lọc những kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước
về tiếng hát giao duyên – Gầu plềnh của người H'Mơng. Tiếp đó,
bằng trải nghiệm thực tế và qua lời kể, phỏng vấn người dân bản
địa nêu lên cách thức diễn xướng của dân ca Gầu plềnh trong lễ
hội Gầu tào. Người viết làm rõ những đặc trưng diễn xướng, giá trị
tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tiếng hát Gầu plềnh. Từ đây

đề xuất được những biện pháp gìn giữ tiếng hát dân gian truyền
thống của người H'Mông, mang tiếng hát vươn ra các dân tộc
trong nước và quốc tế.
2. Nội dung
2.1 Lý luận cơ sở
2.1.2 Tổng quan về dân tộc H'Mông ở Lào Cai
Dân tộc H'Mông là thành viên quan trọng trong cộng đồng
dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Theo điều tra dân số và nhà ở năm
2009, dân tộc H'Mông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người,
đứng hàng thứ 6 trong bản danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư
trú tại đa số các tỉnh thành, trong đó người H'Mơng tại tỉnh Lào
Cai có 154.709 người, gồm 27.332 hộ dân cư, chiếm 24.59% dân
số toàn tỉnh và 13,7% tổng số người H'Mông tại Việt Nam.

1


Người H'Mông trên địa bàn tỉnh Lào Cai đời sống người dân
cịn khó khăn. Trước đây, nền kinh tế chủ yếu của tộc người là tự
cung tự cấp, mang tính chất khép kín biệt lập. Ngày nay tuy cũng
có nhiều thay đổi, do được tiếp cận và phát triển cũng xã hội văn
minh, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể. Nhưng nhìn chung cuộc
sống vẫn cịn nhiều khó khăn.
Về phương diện xã hội, việc quản lý dân cư chủ yếu do các
giao (làng) đảm nhận, có một trưởng họ đứng đầu. Đối với người
H'Mơng, dịng họ (xênhv) có vai trị vơ cùng quan trọng, có thể nói
đây là một trong những yếu tố cơ sở cấu thành nên xã hội người
H'Mơng và thể hiện bản sắc văn hóa đặc sắc của tộc người.
Về phương diện văn hóa tộc người, người H'Mông coi trọng
danh dự, họ tôn trọng tập thể và đặc biệt ít thay đổi, thủy chung

với những tín ngưỡng, tâm linh văn hóa có từ lâu đời. Tín ngưỡng
tôn giáo H'Mông không bị ảnh hưởng bởi Tam giáo, nhưng lại có
nhiều nét tương đồng với các tộc người khác như: Kinh, Tày,
Nùng, Dao,… Tơn giáo và tín ngưỡng của tộc người đã hòa quyện
với các lễ hội tạo nên những nét đặc sắc, phong phú trong đời
sống cộng đồng. Tác giả Trần Hữu Sơn khái quát ba đặc điểm cơ
bản của văn hóa tinh thần dân tộc H'Mơng. Một là khát vọng bảo
vệ sự sinh sống của tộc người, hai là đề cao ý thức của cộng đồng,
ba là văn hóa tinh thần cổ truyền đậm nét tính nguyên hợp, ta có
thể dễ dàng nhậnt hấy ở biểu hiện của sựu hịa quyện, kết hợp
giữa các loại hình nghệ thuật trong tổng quan văn hóa. Tiêu biểu
nhất là các lễ hội ở tộc người H'Mông.
Phương diện văn học dân gian của tộc người cũng vô cùng
độc đáo và phong phú. Trong kho tàng văn học dân gian của tộc
người có đầy đủ các thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, cổ
tích, tục ngữ, câu đố, dân ca,… Người H'Mơng vơ cùng u thích
ca hát, vì vậy vốn dân ca của họ chứa số lượng bài hát lớn với
nhiều thể loại khác nhau. Nổi bật trong hệ thống đồ sộ ấy vẫn là
dân ca Gầu Plềnh – vừa là tiếng hát sinh hoạt hàng ngày, cũng là
phương tiện để trai gái kết đôi lứa, nên duyên vợ chồng. Hát Gầu
Plềnh được cho là phương tức giao tiếp đặc biệt trong lễ hội Gầu
tào.
2


Nhắc đến lễ hội, ở cộng đồng tộc người H'Mông có hai lễ hội
quan trọng là: lễ Nào lồng (Naox lôngx hay tiếng Kinh là lễ ăn
ước) và lễ hội Gầu tào. Khác với lễ ăn ước được diễn ra tại đa số
cộng đồng tộc người H'Mông, lễ hội Gầu tào chỉ có ở một số vùng
người H'Mơng tại Lào Cai và một số vùng của phía Tây Nam,

Trung Quốc. Theo người dân vùng lễ hội Pha Long (Mường
Khương), chữ grâuk có nghĩa là đình đám, địa điểm chơi, chữ taox
có nghĩa là sườn đồi và phải gọi là ntênhl grâuk taox vì có sự tham
gia của con người. Lễ hội Gầu tào có thể được hiểu là "hội chơi đồi
hay hội chơi núi mùa xuân". Lễ hội nhằm mục đích cầu may, cầu
sự sinh sơi nảy nở và kết dun trai gái nên vợ nên chồng, vì vậy
có tục kéo vợ và hát Gầu Plềnh trong lễ hội. Lễ hội có thể được
hiểu là lễ hội tình u hay hội hát của tộc người H'Mông.
2.1.1 Dân ca và các tiểu loại dân ca H'Mông
2.1.1.1 Khái niệm dân ca
Trong cuốn sách "Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam" (in lần
đầu năm 1956), tác giả cuốn sách Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên
đưa ra khái niệm cho hai thuật ngữ ca dao và dân ca. Theo nhà
nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, giữa ca dao và dân ca không thể xác
định được ranh giới rõ ràng. Nếu xem xét về nguồn gốc hình
thành, ta có thể tìm thấy được thêm một nét nghĩa, dân ca được
hát ở những hoàn cảnh nhất định, trong nghề nghiệp nhất định và
ở một địa điểm nhất định. Tuy vậy, xét về bản chất có thể cho
rằng dân ca và ca dao tương đồng với nhau. Song sau này, qua
những nghiên cứu trên thực tế, ca dao mang phạm trù hẹp hơn
dân ca, bởi không phải những câu hát nào trong dân ca đều có
bắt nguồn từ ca dao.
Có ba quan điểm định nghĩa về dân ca ngày nay chúng ta
cần chú ý:
1. "Dân ca là những bài hát và câu hát dân gian, trong đó có
cả phần lời và phần giai điệu có vai trị quan trọng đối với việc
xây dựng hình tượng hồn chỉnh của tác phẩm"
2. "Dân ca là những bài hát ngâm hay kể bằng vần, hoặc độc
lập, hoặc kèm theo nhạc, điệu múa, trò chơi, hoặc tự một người
thể hiện hay một thập thể tham gia, …"

3


3. "Dân ca là một loại hình sáng tác dân gian chủ yếu có tính
chất trữ tình dưới hình thức ngơn ngữ có vần điệu gắn với lời ca
hát"
Dân tộc H'Mông gọi sáng tác dân ca là gầu (hát), nội dung
bài hát, theo tác giả Phan Đăng Nhật " tính chất triết lý, giáo
huấn, hoặc tự sự nhưng chủ yếu bộc lộ cảm tình và đằng sau là
câu chuyện kẻ, lời dạy bảo là nỗi lịng sâu kín". Dân ca dân tộc
H'Mơng có 5 tiểu loại dân ca, tên của mỗi tiểu loại đều có chứa
các yếu tố Gâux (gầu) có nghĩa là tiếng hát, sau đó là tên gọi nội
dung của bài hát đó, ví dụ như: Gâux tuz nijuôs (Gầu + túa giua =
tiếng hát + mồ côi. Nội dung các bài hát luôn chứa chan cảm
hứng trữ tình, chủ chốt trong tất cả các bài. Như vậy, khi để nói
tới các bài hát dân ca của dân tộc H'Mơng nói riêng, dân ca các
dân tộc thiểu số nói chung, nên sử dụng khái niệm "dân ca" và
cần phải giữ nguyên giá trị của khái niệm này. Như vậy, với khái
niệm thứ 3 của tác giả Phan Đăng Nhật đã khẳng định dân ca có
tính chất trữ tình và gắn với lời ca hát là hoàn toàn hợp lý với dân
ca các dân tộc thiểu số. Bởi lẽ, khái niệm của tác giả đã đặt dân
ca vào một mơi trường cụ thể để xem xẻt. Vì vậy, trong bài viết
này, người viết sử dụng khái niệm "dân ca" của của tác giả Phan
Đăng Nhật làm công cụ lý luận cơ sở cho nội dung của bài viết.
Như vậy, khái niệm của "dân ca" như sau:
"Dân ca là một loại hình sáng tác dân gian chủ yếu có tính
chất trữ tình dưới hình thức ngơn ngữ có vần điệu gắn với lời ca
hát"
2.1.1.2 Tiểu loại dân ca và các tiểu loại dân ca dân tộc
H'Mông

Trước hết, cần phải hiểu khái niệm tiểu loại dân ca được
dùng trong bài viết. Theo Từ điển Tiếng Việt, từ "tiểu loại" có
nghĩa là một loại nhỏ trong hệ thống phân loại. Có thể hiểu tiểu
loại dân ca là một loại trong hệ thống phân loại dân ca của các
dân tộc và dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Hiện nay, có nhiều quan điểm về phân loại dân ca các dân
tộc và dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tuy nhiên tổng hợp lại, có ba
cách phân loại tiêu biểu sau:
4


Theo tác giả Phan Đăng Nhật, phân loại dân ca theo phạm vi
hoạt động đời sống, chia dân ca ra làm 4 loại, gồm: "Dân ca nghi
lễ và phong tục, dân ca giao duyên, hát ru, hát vui chơi của trẻ
em."
Theo các tác giả Chu Xuân Diêu, Võ Quang Nhơn, Lê Chí
Quế, phân loại theo loại hình dân ca, lại chia ra 3 loại: "Dân ca lao
động, dân ca nghi lễ - phong tục, dân ca sinh hoạt", trong hệ
thống, dân ca giao duyên là một bộ phân của dân ca sinh hoạt.
Theo tác giả Trần Thị An, dân ca được phân loại theo chủ đề,
gồm: "Dân ca lao động, dân ca nghi lễ - phong tục, dân ca quê
hương, đất nước, gia đình, xã hội và tình yêu lứa đơi".
Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất với các tiểu loại dân ca:
- Dân ca nghi lễ - phong tục: là loại dân ca được hình thành
trong nghi thức cầu cúng, tế lễ các vị thần. Ở Việt Nam, có thể kể
đến một số loại dân ca nghi lễ hát thờ như: Hát Xoan, Hát dặm,
Hát Dô, Hát Chèo tàu.
- Dân ca lao động: là loại dân ca được hình thành, đúc kết từ
những kinh nghiệm trong sản xuất và lao động từ xưa đến nay,
kết tinh trong câu hát.

Tuy quan điểm phân loại dân ca sinh hoạt và dân ca giao
duyên vẫn chưa được thống nhất rõ ràng nhưng chúng ta không
thể phủ nhận được kho tàng dân ca giao dun đồ sộ, có nhiều
giá trị và ln được nhắc đến như một phần không thể thiếu của
dân ca dân tộc và dân tộc thiểu số Việt Nam.
Ngoài các cách phân loại chung như trên, dân ca dân tộc
H'Mơng cũng có hệ thống tiểu loại dân ca riêng. Các tác giả Dỗn
Thanh, Cư Hịa Vần, Hồng Nam theo cách gọi tên của cộng đồng
người H'Mông phân chia thành 5 tiểu loại dân ca sau: Gâux plênhl
(gầu plềnh = Tiếng hát tình u), Gâux tuz njs (Gầu tú giua =
Tiếng hát mồ côi), Gâux uô nhangz (Gầu uô nhéng = Tiếng hát
làm dâu), Gâu Yôngz (Gầu xống = Tiếng hát cưới xin), Gâu tuôs
(Gầu túa = Tiếng hát cúng ma). Tác giả Trần Hữu Sơn lại phân thể
loại dân ca dân tộc H'Mơng theo phương pháp loại hình – lịch sử
và tình hình thực tế, từ đó phân làm 3 tiểu loại: Dân ca giao
5


duyên, dân ca than thân, dân ca nghi lễ và phong tục gia đình.
Bên cạnh đó cũng cịn rất nhiều quan điểm phân loại khác, tác giả
Hồng Thao với 11 tiểu loại và nhà nghiên cứu Mã A Lềnh lại cho
rằng có 4 loại, và 10 tiểu loại nhỏ trong đó. Tuy nhiên các quan
điểm chưa thống nhất và có một số những bất cập chưa tìm ra
giải pháp hợp lý đến tác giả cũng phải thừa nhận bất cập đó và
chấp nhận nó tồn tại.
2.1.3 Tổng quan về dân ca Gầu Plềnh
Dân ca Gầu Plềnh (Gâux plênhl) "là một tiểu loại trong dân
ca H'Mơng có chức năng sinh hoạt riêng, đó là những khúc hát
tâm tình về tình dun, tình yêu, quan hệ nam nữ được diễn
xướng trong các dịp vui chơi, cưới xin, đặc biệt là trong lễ hội Gầu

tào"1. Dân ca Gầu plềnh chứa những đặc trưng rất riêng trong các
tiểu loại dân ca, gồm 5 nhóm bài hát: - Các bài hát con gái hát với
con trai, - Các bài hát con trai hát với con gái, - Các bài nam giới
hát với đàn bà (có chồng hoặc đã ly hôn), - Các bài hát với đàn bà
góa, - Các bài hát với đàn ơng góa.
Dân ca Gầu plềnh được diễn xướng trong các trường hợp
như:
1. Hát lẻ: tự cá nhân hát bất cứ lúc nào mà mình thích.
2. Hát đối đáp nam – nữ: Hai người nam nữ còn trẻ hát với
nhau trong bất cứ lúc nào thuận lợi. Hai người ấy có thể cùng
làng, hay làng này hát với làng khác. Khi hai người có tình cảm
riêng với nhau sẽ cùng nhau cất tiếng hát đối đáp Gầu plềnh.
3. Hát trong lễ hội xuân: bao gồm cả hát lẻ và hát đối đáp,
hát plềnh kèm theo cùng rất nhiều trị chơi khác, đây chính là
hình thức diễn xướng quan trọng nhất của Gầu plềnh.
Diễn xướng Gầu plềnh trong lễ hội Gầu tào không chỉ là một
trong rất nhiều hình thức diễn xướng, nó có vai trị và vị trí quan
trọng nhất. Gầu Plềnh thể hiện sự trao đổi tình cảm của con trai
và con gái, ngồi ra cịn mang đậm nét sinh hoạt trong các mối
quan hệ nam nữ, tình duyên của con người trong không gian linh
thiêng, náo nhiệt của lễ hội Gầu tào.
Dân ca Gầu plênh và lễ hội gầu tào của người H'Mông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi,
Bùi Xuân Tiệp (2020), Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. tr.194
1

6


2.2 Diễn xướng dân ca Gầu plềnh trong lễ hội Gầu tào
ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai

2.2.1 Lễ hội Gầu tào
Khi nói về nguồn gốc của lễ hội Gầu tào, có một số truyền
thuyết kể lại kể một câu chuyện khác nhau. Có truyền thuyết giải
thích rằng, nguồn gốc lễ hội Gầu tào bắt nguồn từ việc cầu con
cái, sinh sôi nảy nở của tộc người H'Mông. Một số truyền thuyết lại
kể là lễ hội bắt nguồn từ lịch sử đấu tranh và thiên di của cộng
đồng người H'Mông. Ngồi ra, cũng có truyện kể lại nguồn gốc bắt
nguồn từ tình u của đơi nam nữ trẻ.
Về thời gian tổ chức lễ hội, trước kia người H'Mơng tính theo
một thời gian cố định, không căn cứ vào lịch tết âm hay tết dương
của người Việt, lễ hội sẽ được tổ chức khi hết 360 ngày, thời gian
bắt đầu sau khi kết thúc lễ hội Gầu tào trước đó. Tuy nhiên, hiện
nay mở rộng phạm vi giao lưu với các dân tộc, người H'Mông cũng
tổ chức lễ hội Gầu tào vào dịp tết Nguyên đán. Theo truyền thống,
người đứng ra tổ chức lễ hội do một chủ hộ, mỗi lần đăng cai tổ
chức liền ba năm, theo trình tự như sau: năm đầu lễ hội kéo dài 3
ngày, năm thứ hai kéo dài 5 ngày, năm thứ ba lên đến 7 ngày.
Khi tổ chức lễ hội, thường sẽ tổ chức liên làng, liên xã. Nơi tổ
chức lễ hội Gầu tào theo phong tục truyền thống là phải ở nơi gò
đồi thoai thỏa, sườn đồi quay về hướng Đơng, có cây cỏ xanh tốt,
xung quanh núi non hữu tình, quan cảnh mộng mơ.
Lễ hội Gầu tào gồm có hai dạng. Dạng một chỉ có một chủ hộ
đứng ra tổ chức, thường mục đích là cầu tự (cầu con cái) hoặc cầu
mệnh (sức khỏe, lộc, may mắn, phúc). Dạng hai gồm nhiều chủ
hộ cùng đứng ra đăng cai tổ chức, mục đích lễ hội được mở chủ
yếu để cầu mệnh. Trình tự cả hai dạng đều chung bốn bước tổ
chức sau:
- Chuẩn bị: Trước ngày mở hội, chủ hội chọn một ngày tốt
lành để chặt cây nêu (ndêx nxêz - ndêx nxôngk), may dải băng,
chuẩn bị rượu và chọn địa điểm mở hội. Trong bước chuẩn bị, có

hai chuyện quan trọng đó là chặt tre và dựng nêu. Trồng nêu
không được trùng với lỗ cũ của các cây năm trước.

7


- Tổ chức lễ: Chủ lễ thường chọn ngày Thìn để tổ chức. Mâm
cúng rất lớn, các đồ cúng đều đủ đầy và phong phú. Chủ tế đốt
hương vàng, khấn ôn luyện lại lịch sử nguồn gốc tộc người, nguồn
gốc các đồ vật được thiêng hóa trong lễ hội. Sau đó, chủ tế sẽ cầu
mong cho gia chủ đạt được ý nguyện, mọi người mạnh khỏe, đoàn
kết, thiên nhiên mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu. Tiếp đó,
chủ tế và chủ hội cùng múa khèn tế quanh gốc nêu sau đó bắt
đầu hát nghi lễ khai cuộc hát Chù gầu tào.
- Lễ hội Gầu tào tổ chức trong nhiều ngày cùng các sinh hoạt
văn hóa, văn nghệ phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc H'Mông.
Trong các hoạt động đặc sắc ấy, nổi bật và đáng chú ý nhất là
cảnh hát hội (Chù gầu tào), thu hút đông đảo người tham gia. Chù
gầu tào bao gồm:
+ Hát gặp gỡ bạn bè của những người trung tuổi, lớn
tuổi.
+ Hát cầu nguyện sức khỏe, may mắn cho gia đình, cầu
cho con cái của các bậc làm cha mẹ.
+ Gầu plềnh: được hát sau khi làm xong các nghi thức
cúng tế, được hát xung quanh gốc nêu. Tham gia cuộc hát có
nhiều đối tượng, phong phú độ tuổi, từng đơi có thể tách
riêng ra để hát hoặc nói chuyện riêng để hiểu nhau. Khi hát,
đôi nam nữ trao cho nhau những tâm tư, tình cảm, vì vậy sau
buổi hát có rất nhiều đơi đã nên dun vợ chồng.
Ngồi các cuộc hát, các hoạt động sinh hoạt văn nghệ, văn

hóa thể thao cũng diễn ra rất sơi nổi. Các hoạt động mang tính
chất thi tài như múa khèn, múa liềm, múa côn,… các trò chơi dân
gian như bắn nỏ, đẩy gậy, ném pa pao.
- Khi lễ hội gầu tào kết thúc, chủ tế làm lễ hạ nêu: đốt tiền
vàng bỏ tro vào gáo nước, vừa đi vừa khấn rồi phun nước ra xung
quanh. Chủ hội có trách nhiệm hạ cây nêu, cũng cầm bầu rượu,
phun theo chủ tế. Nếu là lễ cầu tự, cây nêu được chẻ ra dắt ở
giường vợ chồng chủ hội, nếu là lễ cầu mệnh, cây nêu gác ở vách
đá khô ráo, linh thiêng của làng để cầu ấm êm, bình an.

8


Mọi người sau khi tham gia lễ hội, ai cũng ra về trong vui
sướng, lòng đầy phấn khởi, lưu luyến những phút giây nhộn nhịp,
ai ai cũng sẵn sàng để bước vào một mùa làm ăn mới:
Mùa nương mùa rẫy đến rồi
Mùa này mùa làm ăn không phải mùa làm khách
Các cụ bô lão chặt cây bương
Bọn trẻ lũ lượt bảo nhau đi tháo nước....
2.2.2 Diễn xướng Gầu Plềnh
Gầu plềnh là một tiểu loại trong dân ca H'Mông, là những
khúc hát về tình duyên, tình yêu nam nữ, gầu plềnh được diễn
xướng trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc H'Mơng, có
thể là dịp lao động, vui chơi, xuống chợ, đám cưới, đặc biệt gầu
plềnh có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong lễ hội gầu tào.
Dân ca Gầu plềnh được diễn xướng trong các trường hợp
sau: Hát lẻ: tự cá nhân hát bất cứ lúc nào mà mình thích. Hát đối
đáp nam – nữ: Hai người nam nữ còn trẻ hát với nhau trong bất cứ
lúc nào thuận lợi. Hai người ấy có thể cùng làng, hay làng này hát

với làng khác. Khi hai người có tình cảm riêng với nhau sẽ cùng
nhau cất tiếng hát đối đáp Gầu plênh. Hát trong lễ hội xuân: bao
gồm cả hát lẻ và hát đối đáp, hát plềnh kèm theo cùng rất nhiều
trị chơi khác, đây chính là hình thức diễn xướng quan trọng nhất
của Gầu plềnh.
Diễn xướng Gầu plềnh trong lễ hội Gầu tào không chỉ là một
trong rất nhiều hình thức diễn xướng, nó có vai trị và vị trí quan
trọng nhất. Gầu Plềnh thể hiện sự trao đổi tình cảm của con trai
và con gái, ngồi ra cịn mang đậm nét sinh hoạt trong các mối
quan hệ nam nữ, tình duyên của con người trong không gian linh
thiêng, náo nhiệt của lễ hội Gầu tào. Đối tượng tham gia diễn
xướng gầu plềnh không không giới hạn về phương diện nào, bao
gồm mọi thành phần, tất cả lứa tuổi. Dân ca Gầu Plềnh được diễn
xướng dưới ba hình thức:
1. Hát nghi thức:

9


Cuộc hát được diễn xướng ngay sau khi làm xong các nghi
thức cúng cây nêu, nghi thức khai hội. Mở đầu lễ hội gầu tào
thường hát những bài hát nói về người Hán và người H'Mông
(Người Hán ăn tết cúng cột bia đá/ Người H'Mông ăn tết cúng cột
nêu tre). Sau khi thắp hương vàng dưới gốc nêu, chủ hội che ơ
cho hát, quay bên phải ba vịng, quay bên trái ba vòng bên gốc
nêu. Hát nghi thức bắt buộc phải đúng theo quy định, trong tiến
trình lễ hội, ngồi chức năng để vui chơi, hát nghi thức có có ý
nghĩa khấn cầu cầu thần linh phù hộ, phù hộ cho con người, trẻ
con khỏe mạnh, chóng lớn.
2. Hát đối đáp của thanh niên nam nữ. Hát đối đáp gồm ba

chặng, theo trình tự sau: Làm quen, ướm hỏi và tỏ bày.
Chặng 1:
Chặng 1 được diễn trong ngàu hội thứ nhất, có nơi sang ngày
thứ hai và cũng tùy năm mà được kéo dài trong bao nhiêu ngày.
Trong cuộc hát, nam nữ được chia thành từng tốp đứng hai bên
cây nêu, hát đối đáp theo hình thức từng đơi hát một, lần lượt hết
đôi này đến đôi kia, từ bên này đến bên kia, tốp này sang tốp
khác. Khi diễn xướng, có thể hát đơn ca, cũng có thể hát song ca
đôi nam nữ, mọi người xem hội đứng quây thành vịng trịn, cùng
lắng nghe và tán thưởng, đơi khi nhiều người hát theo. Nội dung
của bài hát thường là bóng gió, chung chung lại xa xơi, mục đích
là để làm quen với bên ấy, ướm hỏi xem ý của người kia thế nào,
chứ chưa vào cuộc tình có thể tâm sự cá nhân.
- Làm quen:
Nam: "Hỡi cô thiếu nữ xinh!/ Vì sao nắng sớm khơng nóng?
Nắng muộn nắng cả thung lũng xa/ Anh đây ở tận quê nhà/ Vẫn
nghe tin em là cô gái thêu thùa rất giỏi"
Nữ: "Hỡi chàng trai!/ Lưng đèo mang tiếng thông reo/ Em
đây ở tận quê mình/ Từng nghe tin anh là người con trai tốt" 2
- Chào mời:

Dân ca Gầu plênh và lễ hội gầu tào của người H'Mông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi,
Bùi Xuân Tiệp (2020), Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. tr.213
2

10


Nam: "Nàng hỡi! Sao nàng không hát/ Mai kia các cụ bô lão
hạ cây nêu/ Chất thành đống đốt cháy/ Bè bạn mọi người đều hát

ca vui vẻ/ Bài hát du dương thấm tận thớ tim/ Nàng hỡi sao nàng
không hát!"
Nữ: "Mình ơi, mình là ai vậy/ Mà giọng lưỡi mình giỏi như
chim sơn ca/ Mình là ai đó hỡi mình/ Giọng lưỡi mình khéo như
chim hót"3
- Ướm hỏi – tỏ bày:
Nam: "Có ngày mình có chồng, ta có vợ/ Đơi ta chẳng cịn
được lấy tay ché mắt nhìn nhau"
Nữ: "Em như con gà mái bới khắp nơi khơng có chuồng/ em
cịn chưa có bạn/ Mình như con gà sống bới khắp nới lại có
chuồng/ Mình đã lại có bạn có bè"4
Chặng 2:
Chặng 2 được xem là chặng hát quan trọng nhất, chiếm
phần lớn và là chủ yếu của diễn xướng dân ca Gầu plềnh. Khi đôi
trai gái đã ưng ý nhau, họ tự tách ra từng đôi để hát, để tâm tình
với nhau, tỏ bày tình u thương đơi lứa. Cụ thể: chàng trai có thể
xịe ơ hoặc khơng, hát mời cô gái: “Mùa đông dây leo không mọc
chồi, mùa xuân dây leo mới mọc/ Dây leo mọc không có đường
vượt, lách vượt lên lá tre/ Ta bảo mình theo ta tâm sự mình khơng
nói”. Nếu cơ gái đồng ý hát cùng thì có thể xịe ơ, ngược lại nếu
khơng đồng ý thì cơ gái cụp ơ lại để bày tỏ ý của mình. Hoặc,
chàng trai xịe ơ ra, cô gái đứng vào trong ô cùng chàng trai là
đồng ý hát với chàng. Tuy là hát đối đáp riêng, hai người hát chính
nhưng có thêm một bài bạn hát đi theo cùng. Mọi người sẽ cùng
nhau nắm tay hoặc khốc vai nhau đứng chung dưới chiếc ơ để
tham gia cuộc hát. Họ hát nhỏ đủ cho nhau nghe là chính, những
người xung quanh đứng để động viên cho đơi trẻ, đơi khi cũng
nhắc nhỏ lời nếu đơi trẻ có lỡ bỏ quên.

Dân ca Gầu plênh và lễ hội gầu tào của người H'Mông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi,

Bùi Xuân Tiệp (2020), Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. tr.213
4
Dân ca Gầu plênh và lễ hội gầu tào của người H'Mông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi,
Bùi Xuân Tiệp (2020), Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. tr.213
3

11


Diễn xướng dân ca Gầu plềnh trong lễ hội Gầu tào góp cơng
lớn vào mục đích để những đơi trai gái trẻ có dịp tìm hiểu, tâm tư,
trao tình cảm qua những lời ca tiếng hát. Vì vậy, tính chất giao
duyên của dân ca Gầu plềnh mang nét dân dã, hồn nhiên, gần gũi
với người dân, để họ nói ra những lời tâm sự thật lòng, giãi bày
những điều thật lịng trong mình. Mục đích cuối cùng của diễn
xướng Gầu plềnh là họ thấy hiểu nhau và tiến tới yêu nhau. Do
vậy, tính chân thực trong xúc cảm và giãi bày biểu hiện rõ nhất,
tập trung đậm nét ở chức năng giao duyên của cuộc hát:
Nam: "Chàng trai này biết nữ đồng trinh đó/ Là một người
con gái đẹp thì anh mới ngỏ lời yêu thương/ Không phải là hoa
của ong, ong không mang."
Nữ: "Nữ đồng trinh này muốn về cùng anh/ Nhưng sợ rằng sẽ
không lo liệu nổi gia tài của bố mẹ anh."
Chặng 3:
Ở chặng này, các bài hát Gầu plềnh được thể hiện qua kèn
lá, đàn môi. Từ sau khi hát xong chặng hai, đôi nam nữ ưng ý
nhau có thể tách riêng ra để tâm tự tình cảm với nhau. Mỗi đơi tự
tìm cho mình chỗ riêng tư để tâm tình, có đơi vịng ra khỏi đám
hội, có đơi tìm nơi vắng vẻ, đơi lại lên núi cao. Khi chia tay nhau
ra về, nếu vào đêm tối, họ dùng kèn lá (blôngx), đàn môi

(nđăngk) để tâm sự đến tận khuya. Họ cùng nhau thổi kèn lá, đàn
môi những bài hát gầu plềnh để gửi gắm tâm tình. Khi giao tiếp
như vậy, trai gái cảm nhận được tình cảm của nhau, hiểu được
những lời giãi bày tâm sự. Nàng dùng đàn môi để đáp lại tiếng lá,
chàng cũng dùng tiếng lá để đáp trả, ấy chính là cách giao duyên
đậm đà chất trữ tình. Qua đây, ta thấy được hình thức giao duyên
độc đáo chỉ riêng mình đồng bào H'Mơng, Gầu plềnh khơng mang
tình u hai người trao đổi qua lời ca, nó cịn là những giai điệu
khơng lời. Đây chính là biểu hiện cho khả năng âm nhạc tinh tế,
tâm hồn đa cảm và sâu lắng của dân tộc H'Mông.
3. Hát đối đáp của người đã có vợ, có chồng như đã bỏ vợ, bỏ
chồng và những người góa.
Khi diễn xướng Gầu plềnh khơng phân biệt bất cứ một
phương diện nào, vì thế bên cạnh hát đối đáp, tâm tình của những
12


đơi trai gái trẻ, những cuộc hát của người có vợ, có chồng, những
người góa cũng đặc sắc khơng kém. Tuy không phải là thành phẩn
chủ yếu trong diễn xướng gầu plềnh, nhưng lại là phần quan trọng
góp phần làm nên dân ca Gầu plềnh: "Một ngày nào đó...Em sinh
con gái.../ Con trai anh lấy con gái em, em không thu lễ/ Con gái
em lấy con trai anh, anh không nộp cheo.../ Để bà con không biết
thuở sớm trước kia/ Anh và em đã từng chắp con đường bè bạn".
Cuộc hát của những người góa vợ, góa chồng, có vợ có chồng đã
phản ánh tâm hồn u ca hát, khơng bị giới hạn bởi định kiến như
ở người Việt, dân tộc H'Mơng u và chuộng tự do, bên cạnh đó
thể hiện tư tưởng nhân văn của tộc người, nguyên sơ khơng bị
ảnh hưởng bởi lễ giáo phong kiến Hán. Ngồi ra, điều này còn cho
thấy lễ hội Gầu tào là không gian, thời gian con người được thăng

hoa, sống về đúng bản chất thật con người, không phải chịu áp
lực những quy định ngặt nghèo của xã hội. Khẳng định rằng: đây
là điểm độc đáo hiếm thấy ở các cộng đồng tộc người khác.
Lễ hội Gầu tào là cái nôi ni dưỡng văn hóa, nghệ thuật dân
gian, đặc biệt là dân ca gầu plềnh – hình thức diễn xướng dân ca
giao duyên đặc biệt của tộc người. Mối quan hệ giữa dân gian Gầu
plềnh và lễ hội Gầu tào là mối quan hệ biện chứng, liên kết mật
thiết. Dân ca Gầu plềnh phản ánh tín ngưỡng phồn thực một lễ hội
nơng nghiệp của tộc người H'Mơng. Ngồi ra, Dân ca Gầu plềnh
thể hiện đậm nét nhu cầu yêu đương của nam nữ tham gia lễ hội
Gầu tào, có thể thấy rằng phần hát này được nhiều người quan
tâm và tham gia sôi nổi, nội dung bài hát chủ yếu xoay quanh vấn
đề lứa đơi. Bên cạnh đó, Gầu plềnh phản ánh nhu cầu giao lưu
tình cảm và nhu cầu vui xuân của tộc người H'Mông. Cuối cùng,
Lễ hội Gầu tào là phương thức để bảo lưu và phát huy giá trị
truyền thống văn hóa của dân ca Gầu plềnh.
2.2.3 Giá trị văn hóa của dân ca giao duyên Gầu plềnh
Tiếng hát Gầu plềnh phản ánh trung thực tình cảm và những
ước mơ của nhân dân lao động H'Mông. Qua những lời ca, tiếng
hát, ta thấy được tình yêu chân thành, chung thủy, một ước mơ
về hạnh phúc lứa đôi, gia đình,… đời sống tình cảm của dân tộc
H'Mơng được biểu hiện rõ nét qua các bài ca "tiếng hát tình yêu",
cảm nhận nhận họ rất coi trọng chữ nghĩa, chữ tính, chữ tình,…
13


Những bài dân ca giao duyên không chỉ là lời tâm tình, tìm hiểu
tình cảm đơi lứa mà cịn là những lời thương nhớ, dặn dò khi người
yêu đi xa. Hoặc những bài ca ấy thể hiện ước muốn, khát vọng
tình u. Và cũng có đơi khi, những lời ca là lời than cho sự bất

cơng trong tình u, tệ bạc người tình, nỗi đau li biệt đơi lứa.
- Giá trị lịch sử: Gầu plềnh mang đậm giá trị lịch sử bởi nó
gắn liền và có mối quan hệ mật thiết với quá trình hình thành và
phát triển tộc người. Gầu plềnh được truyền qua đời này đến đời
sau, thế hệ trước đến thế hệ hiện tại. Trải qua thăng trầm lịch sử,
sự biến đổi của thời đại, dân ca Gầu plềnh được chắt lọc, thêm
phần đổi mới, phát triển cùng thời đại. Dân ca Gầu plềnh truyền
tải đầy đủ những giá trị truyền thống và đậm nét văn hóa tộc
người H'Mông. Mỗi câu hát Gầu plềnh là những rung cảm mãnh
liệt, tinh tế và sâu sắc của tình yêu đôi lứa con người nơi đây.
- Giá trị nghệ thuật: Dân ca Gầu plềnh thể hiện đậm đà bản
sắc dân tộc, thấm đượm nét trữ tình, mượt mà mà giản dị của tâm
hồn người H'Mơng. Từ đây dân ca có tác dụng khích lệ, động viên
con người sống tính cực. Đó cịn là sự trân trọng những rung động
tình cảm của con người khi trót u. Đây cịn là ước vọng thuần
khiết, chính đáng về cuộc đời hạnh phúc, ấm no của đôi lứa. Dân
ca Gầu Plềnh. Khi người H'Mông diễn xướng Gầu plềnh, các lời ca
có thể được biến tấu ngẫu hứng, họ hát bằng tâm hồn, bằng linh
hồn khao khát tình u lứa đơi, sự tự do và cảm xúc dạt dào của
con người. Dân ca Gầu plềnh nói riêng và dân ca H'Mơng nói
chung thể hiện tính cố kết cộng đồng cao, con người chung sức,
chung lòng, cùng nhau sáng tạo và tự nguyện hát để bảo tồn và
làm giàu bản sắc.
- Giá trị khoa học: Dân ca Gầu plềnh đặt ra cho giới học giả
nhiều vấn đề cần phải đi sâu nghiên cứu. Thông qua diễn xướng
dân ca Gầu plềnh trong lễ hội Gầu tào, người ta phát hiện ra
nhiều nét văn hóa đặc sắc, các hiện tượng tự nhiên và hoạt động
sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng người H'Mơng. Khơng chỉ đóng
góp vào kho tàng nghiên cứu lịch sự, tri thức dân gian, văn hóa,
phong tục tập q của tộc người mà cịn là tiền đề để đề xuất ra

các phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị tài sản phi vật thể
của người H'Mơng nói riêng và cộng đồng người dân tộc thiểu số
14


nói chung. Ngồi ra, việc tìm hiểu dân ca Gầu plềnh giúp phát
hiện ra những chất liệu quý hiếm cho trình diễn nghệ thuật hiện
đại, góp phần quảng bá văn hóa, đời sống tinh thần sâu rộng đến
tồn dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
- Giá trị giáo dục: Dân ca giao duyên Gầu plềnh gắn liền với
đời sống sinh hoạt cộng đồng, được diễn xướng tự nhiên trong đời
sống lao động. Các nghệ nhân hát dân ca, người biết hát dân ca
có thể lưu giữ và truyền tải cho thế hệ sau, thông qua câu hát
truyền lại, người ta lồng vào đó là tư tưởng, tình cảm của cả một
cộng đồng tộc người. Bằng những lời hát ấy, những chuyến chơi
hội được tham gia, nghe hát giao duyên Gầu plềnh, thế hệ sau
được giáo dục về cội nguồn và bản sắc văn hóa đặc sắc của tộc
người mình. Từ đây thêm yêu thương, gắn bó với cộng đồng tộc
người của mình.
2.2.4 Biện pháp lưu truyền và phát duy giá trị
Lễ hội Gầu tào là một trong hai lễ hội quan trọng của cộng
đồng tộc người H'Mông, lễ hội có quy mơ cộng đồng duy nhất, gắn
với đời sống tính thần, tâm hồn của tộc người. Tuy nhiên, hiện nay
có những dấu hiệu cho thấy lễ hội Gầu tào đang dần bị mai một,
các nghệ nhân chỉ truyền lại cho con trai trưởng, thêm vào đó là
giới trẻ cũng khơng cịn mặn mà với các nghi lễ truyền thống và
các thể loại dân ca được diễn xướng trong lễ hội. Đặc biệt là dân
ca Gầu plềnh, khi thế giới dần được san phẳng, con người kết nối
với nhau chỉ trong tích tắc, liệu được mấy đơi trai gái trẻ còn rủ
nhau đi hát đối đáp giao duyên.

Nhằm bảo vệ giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của lễ hội, lễ
hội Gầu tào ở Lào Cai của tộc người H'Mơng đã được Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia (đợt 1, tháng 12, năm 2012), xếp ở loại hình
Lễ hội truyền thống.
Bên cạnh đó, dân ca Gầu plềnh cũng đang ở mức báo động,
từ tình hình thực tế, đặc điểm diễn xướng của dân ca Gầu plềnh,
người viết đề xuất một số biện pháp gìn giữ và phát huy những
giá trị tốt đẹp của dân ca giao duyên Gầu plềnh của tộc người
H'Mông.
15


- Thứ nhất, nâng cao nhận thức giá trị của dân ca cho người
dân thuộc cộng đồng người H'Mông, từ đó kết hợp với nhà nước,
các cấp chính quyền để có những chính sách nhằm bảo tồn, phát
huy, khích lệ sáng tạo bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt đối với
thanh niên thế hệ trẻ, cần giáo dục nâng cao ý thức bảo tồn di
sản văn hóa tộc người, khuyến khích năng động đưa giá trị nghệ
thuật dân ca Gầu plềnh vươn xa.
- Thứ hai, xây dựng không gian văn hóa để diễn xướng thể
loại, tạo ra mơi trường và không gian diễn xướng phù hợp với thời
đại mới, vừa đổi mới theo kịp tốc độ phát triển xã hội, vừa giữ
nguyên vẹn, truyền tải các giá trị đặc sắc của dân ca. Có thể xây
dựng bảo tàng văn hóa tại cộng đồng tộc người, tốt nhất là bảo
tàng dưới dạng sinh hoạt như nhà văn hóa để nâng cao hiệu quả
của biện pháp.
- Thứ ba, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm,
xuất bản các bài dân ca Gầu plềnh, bằng tiếng H'Mông, hoặc song
ngữ dịch ra một thứ tiếng thứ 2. Đưa dân ca Gầu plềnh vào

chương trình giáo dục phổ thơng trong cộng đồng, có kế hoạch
đào tạo thế hệ trẻ tiếp thu tốt nhất các di sản văn hóa của dân
tộc. Các cấp chính quyền có thể đề xuất những chính sách đãi
ngộ các nghệ nhân tham gia vào hệ thống giáo dục.
- Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá văn
hóa truyền thống tộc người, có thể tổ chức các hội thi, hội diễn
văn nghệ, những buổi tìm hiểu diễn xướng dân ca tộc H'Mơng nói
chung và dân ca giao dun Gầu plềnh nói riêng. Gắn việc phát
triển, bảo tồn giá trị di sản với các hoạt động du lịch, đưa ra cơ hội
phát triển kinh tế tộc người và truyền thơng văn hóa dân tộc đến
bạn bè trong nước và quốc tế. Có thể cho rằng, đây là phương án
thỏa mãn được hai mục tiêu bảo tồn và phát triển kinh tế tộc
người.
3. Kết luận
Lễ hội Gầu tào là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc
H'Mơng, là một trong hai lễ hội lớn nhất của cộng đồng. Lễ hội
không chỉ là lúc con người được thảnh thơi sau mùa màng bội thu
mà còn là dịp con người thể hiện tình u lứa đơi, niềm tin về
16


tương lai tươi sáng, khát khao tự do, những điều phước lành trong
cuộc sống. Dân ca Gầu plềnh được coi là một hoạt động có vị trí
và vai trị vơ cùng quan trọng trong lễ hội. Gầu plềnh chứa đựng
nội dung phong phú và nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, thấm đượm
truyền thống dân tộc H'Mơng. Mục đích quan trọng của diễn
xướng dân ca Gầu plềnh là giúp con người thể hiện khát vọng tình
u lứa đơi, giúp trai gái nên vợ nên chồng, … bảo tồn và phát
triển những giá trị văn hóa của cộng đồng. Lễ hội Gầu tào và dân
ca giao duyên Gầu plềnh có mối quan hệ biện chứng mật thiết với

nhau. Dân ca Gầu plềnh thể hiện tín ngưỡng phồn thực, phản ánh
nhu cầu ái tình, nhu cầu thú vui chơi mùa xuân của lễ hội Gầu tào
thì lễ hội Gầu tào bảo lưu và phát triển dân ca Gầu plềnh. Vì
những lý do trên, cần phải có những biện pháp tối ưu bảo tồn và
nhân rộng giá trị văn hóa của lễ hội Gầu tào, dân ca giao duyên
Gầu plềnh nói riêng và văn hóa dân tộc thiểu số nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Tiệp (2020), Dân ca Gầu plênh và lễ hội gầu tào của
người H'Mông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi, Luận án tiến sĩ
Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
2. Cục Di sản văn hóa (2006), Lễ hội Gầu Tào của người Mơng ở
Lào Cai, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Ngày truy cập:
19/12/2022, URL: />3. Đặng Thị Quang (2022), Lễ hội "Gầu Tào" thể hiện mong ước,
khát vọng của người Mông về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, Cổng
thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Ngày truy cập:
19/12/2022, URL: />Le-hoi-#:~:text=L%E1%BB%85%20h%E1%BB%99i%20G%E1%BA
%A7u%20T%C3%A0o%20g%E1%BB%93m,ng%C6%B0%E1%BB
%9Di%20%C4%91%E1%BB%A9ng%20ra%20t%E1%BB
%95%20ch%E1%BB%A9c
Minh chứng turnitin

17



×