Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Bài làm
Tuổi thơ có lẽ là những hồi ức khó quên nhất trong cuộc đời của mỗi
chúng ta, là những năm tháng vô lo vô nghĩ, tự do đi khám phá mọi thứ và tìm
thấy những niềm vui nho nhỏ của bao người. Mỗi người sẽ cất giữ trong mình
những kỉ niệm khác nhau. Đó là thể là những ngày tháng chơi đùa cùng với
bạn bè trong xóm, mệt rồi thì trở về nhà chờ một cây kẹo ngọt ngào mà mẹ
thường mua những khi đi chợ về, hay cũng có thể là những đêm nằm thủ thỉ
nghe bà kể về kỉ niệm xưa. Và với khả năng khai thác xuất sắc nội tâm của con
người, Thạch Lam đã mang đến cho độc giả một tuổi thơ thật nhẹ nhàng
nhưng cũng thật sâu sắc của hai chị em Liên và An ở một phố thị nghèo qua
tác phẩm Hai đứa trẻ.
Các tác phẩm của Thạch Lam rất đặc biệt với những truyện mà khơng
có chuyện, ơng thường xốy sâu vào thế giới nội tâm và những xúc cảm mong
manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Hơn hết, Thạch Lam luôn mang
trong mình một niềm tin bất diệt: “Đối với tơi, văn chương không phải là một
cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là
một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay
đổi thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lịng người thêm trong sạch và
phong phú hơn”, chính tư tưởng đầy tiến bộ ấy đã đem đến cho những câu
chuyện của ơng cái hồn trữ tình đan xen cùng hiện thực vơ cùng sâu sắc, biến
những điều bình dị trở thành những nét mực khơng thể xóa nhịa trong lòng
độc giả của bao nhiêu thế hệ.
Phát hành trong tập Nắng trong vườn in năm 1938, Hai đứa trẻ có thể
xem là một trong những tác phẩm thành công nhất cịn Thạch Lam, làm nên
vị thế của ơng trong giới văn chương ngày ấy kéo dài cho tới tận ngày nay.
Câu chuyện xoay quanh những tháng ngày thơ bé của hai chị em Liên và An.
Vốn xuất thân từ nơi phố thị Hà Nội lấp lánh, hai chị em phải theo gia đình
chuyển về một vùng phố thị nghèo. Ở đây, các em bắt đầu phụ giúp mẹ mở
một cái tiệm nhỏ và bắt đầu những chuỗi ngày bình yên đến mức buồn chán ở
nơi đây. Trong những kí ức ấy, chỉ có hình ảnh chuyến tàu dừng chân vài ba
phút mỗi đêm là mang lại niềm vui thực thụ cho Liên và An. Nhan đề Hai đứa
trẻ thật giản đơn nhưng chính nội dung truyện vậy. Nó vừa giới thiệu bật nhân
vật trung tâm của truyện không chỉ qua hình hài mà cịn qua tâm hồn non nớt
của trẻ thơ, gợi lại cho con người ta những gì tinh khơ nhất mà ta từng có, bởi
lẽ ai chẳng một lần mang tâm hồn trẻ thơ?
(ĐOẠN 1)
Mở đầu tác phẩm là những hình ảnh chân thực, sinh động của cuộc
sống thường nhật nơi phố huyện trong lúc chiều ta. Không gian vang vảnh
tiếng trống thu không, ánh nắng vàng dần bị đẩy lùi, thay thế một màu đỏ rực
từ phương trời Tây thì đã là lúc chiều tà, màn đêm dần buông xuống. Những
sắc màu này thường gợi lên sức sống, sự ấm nóng như với bức tranh của
Thạch Lam lại chỉ gợi lên sự lụi tàn, mặt trời sắp lặn, những đám mây cũng
như hòn than sắp tàn. Sự ảm đạm, buồn rầu bao trùm lên cảnh vật khi bóng
chiều dần bng. Hai chị em Liên vẫn như thường nhật ngồi trên chiếc chõng
tre sắp gãy lặng nghe tiếng ếch kêu ran và ngắm nhìn những ánh sáng nhỏ
bé phát ra từ những ngôi nhà lân cận. Thế nhưng, đôi mắt Liên lúc này lại
phảng phất nỗi buồn man mác, ( Phân tích Liên)phải chăng em đang nhớ lại
chốn cũ ở Hà Nội, hay em đang nuối tiếc cho một ngày lại trôi qua thật q
đỗi bình n và có chút tẻ nhạt.
Giữa bức tranh phong cảnh chiều tà ấy, hiện hữu lên những bóng dáng
của người khiếp người tàn.Phóng tầm mắt ra xa, khu chợ giữa phố đã vãn từ
rất lâu. Người ta nói “Muốn tìm hiểu cuộc sống ở vùng q thì hãy tìm đêm đến
chợ quê”. Cảnh chợ tàn phơi bày sự nghèo nàn, xơ xác của đời sống phố
huyện. Ống kính cần mẫn của nhà văn lia qua phố huyện: trên đất chỉ còn “rác
rưởi, bỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”. Cảnh cịn được miêu tả bởi khứu giác
tinh tế của nhà văn “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi
cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê
hương này”. Bức tranh phố huyện trong “Hai đứa trẻ” đầy sức ám ảnh là vì
những màu sắc và hương vị như thế. Trong nếp sống tàn ấy hiện hữu lên
những kiếp người tàn. Mỗi một số phận lại là một niềm đau. Giữa những đống
hoang tàn của phiên chợ kia, hình ảnh những đứa trẻ lom khom trên mặt đất
ư. Những đứa trẻ ngây thơ chăm chỉ nhặt nhạnh từng chút, từng chút từ trong
những thứ bị bỏ lại hi vọng kiếm được thứ gì đáng giá để mong sao có được
bữa no đủ hơn, nhưng có lẽ thanh nứa, thanh tre ấy là tất cả những gì mà các
em cịn có thể tìm được. Thực tế quá nghiệt ngã đã buộc những đứa trẻ đang
vốn tuổi ăn, tuổi chơi giờ phải tự trưởng thành, tự bươn chải. Chốc lát, Mẹ con
chị Tí lễ mễ đội chõng xách điếu đóm ra dọn hàng, “ngày, chị đi mò cua bắt
tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này…”. Đu ngày ngày vẫn tần tảo, chăm
chỉ, khơng việc gì mà chị khơng làm nhưng cuộc sống nào có thêm hy vọng
nào. Bà cụ Thi điên điên tàng tàng mua rượu uống và cười “khanh khách” lảo
đảo đi vào bóng tối. Phải chăng sau cái bóng lưng khuất dần ấy, chính là bao
nỗi chán nản, bất lực của bà cụ, tuổi trẻ của bà đã từng làm hết sức để chạy
khỏi những sự êm ả này, nhưng thực tại lại vẫn cứ thế. Và hai chị em Liên với
cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê vì
thầy Liên mất việc. Cơ chị nhỏ bé giờ lại thành trụ cột của đứa em, Liên cũng
buộc phải trưởng thành, mang cho mình những mối ưu lo khó tả. Từ nụ cười
và sự hãnh diện của em khi đeo chiếc chìa khóa của thắt lưng, ta lại bỗng thứ
có chút chua xót, nghẹn ngào. Tất cả đều là những kiếp sống lầm than, cực
khổ, tàn tạ, là những tháng ngày khơng lối thốt.
(ĐOẠN 2)
Theo sự chuyển động của thời gian, ánh sáng giờ đâu đã lui hết về phía
chân trời, bóng tối chiếm ngự, phủ lên cho cảnh vật phố chợ nghèo một màu
buồn buồn, cô đơn. Mọi vật dần chìm vào trạng thái nghỉ ngơi khiến cho cảnh
vật xung quanh lại càng thêm cơ tịch. Tồn bộ khơng gian giờ nhưng bao phủ
một tấm màn đen tuyền điểm bất chợt điểm xuyết thêm vài đốm sáng. Đó là
khe sáng từ một căn nhà, là vệt sáng mà lũ đom đóm vơ tình bỏ qn, là từng
hột sáng lọt qua phên nứa, là quầng sáng chung quanh chõng hàng của chị
Tí hay chấm lửa khác nhỏ lơ lửng trong đêm tối của hàng phở Bác Siêu. Với
biện pháp tương phản được sử dụng triệt để qua từ câu chữ, Thạch Lam đã
lấy ánh sáng để tô đậm thêm cho cái bóng tối thêm bao la, thêm mờ mịt nơi
đây. Có vẻ là có nhiều nguồn sáng thật đấy, nhưng chúng lại thật nhỏ bé, thưa
thớt, chung quy cũng chỉ đủ soi sáng cho một vùng cồn cát nhỏ bé, bị bóng
đêm chực chờ nuốt chửng.“Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi
hàng nước của chị Tí”. Hình ảnh ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí chỉ
chiếu sáng một vùng đất nhỏ ấy trở đi trở lại tới bẩy lần trong huyện là hình
ảnh đầy ám ảnh và có sức gợi rất nhiều về những kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt,
mù tối trong đêm đen mênh mông của cuộc đời. Ánh sáng ấy chính là thứ hy
vọng mà người dân phố huyện ln cố theo đuổi, bám níu, những ước mơ ấy
lại quá xa vời, dần dần bị tan biến theo những ảm đạm của chốn này. Đứng
trước khung cảnh này, Liên không khỏi nhớ lại những kỉ niệm những tháng
ngày Hà Nội. Đó có lẽ mới là tuổi thơ của em, đó là những ngày tháng vô tư lự
được được đi chơi ở Bờ Hồ, hưởng bao thứ ngon vật lạ. Nhưng giờ lại trở
thành một vùng ký ức.
Nhịp sống của những con người về đêm vẫn tiếp tục bắt đầu. Cảnh phố
huyện lúc chiều tối như một khúc nhạc buồn mà điệp khúc cứ lặp lại. Chị Tí
vẫn mịn mỏi chờ đợi một người phu gạo, phu xe hay mấy chú lính lệ, thầy
thừa đên hút một bát chè. Bác Siêu đều đặn thổi lửa, lan tỏa hương phở ra
đến khắp khơng gian. Gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt
trắng để ở trước mặt”. Thằng con bò ra đất nghịch nhặt rác bẩn bên đường.
Cảnh phố huyện lúc chiều tối như một khúc nhạc buồn mà điệp khúc cứ lặp
lại. Đan xen trong những hoạt động ấy còn là những cuộc đối thoại rời rạc,
bâng quơ
- Giờ muộn thế này mà họ còn chưa ra nhỉ? bác Siêu vẩn vơ
hỏi
- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?
Những câu hỏi khơng có chủ đích, khơng cần đáp lại. Phải chăng khi
cuộc sống trở nên bế tắc, con người cũng dần trở nên trầm mặt hơn. Họ
khơng cịn niềm vui, mục đích, những cuộc trị chuyện vơ định, xáo rỗng ấy
cũng chỉ là chủ đề cầm cự qua ngày. Ngày nào cũng có chừng ấy người,
chừng ấy sự việc, chừng nấy lời lẽ lặp đi lặp lại những một vịng tuần hồn dai
dẳng, khiến cho cuộc sống phố huyện người tĩnh lặng đến ghê người. Cuộc
sống ấy nhưng một hố đen nuốt chửng sức sống, sức chiến đấu của con
người. Họ chỉ biết làm việc nhưng không biết được ý nghĩa và kết quả của nó.
Liệu sẽ có gì đổi thay hay chỉ quy về như trước. Sống vơ định, sống khơng có
mục tiêu. Liệu đây có thực sự “sống” hay chỉ đơn thuần là “tồn tại”. Khó có thể
trách cụ Thi chìm ngập trong rượu chè, với cuộc sống như thế, mấy ai giữ
vững được sơ tâm, rồi phải chăng cũng sẽ có lúc trở thành phận đời như cụ.
Những câu hỏi đơn giản ấy cứ từng chút, từng chút xoáy sâu vào suy nghĩ của
người đọc, khiến ta phải tĩnh lại mà cảm nhận. Đây cũng chính là bút pháp
hiện thực rất tài tình của nhà văn Thạch Lam.
(ĐOẠN 2 VÀ ĐOẠN 3)
Nhất Linh cũng từng nói những người dân quê rất nghèo khổ tiền bạc
nhưng rất giàu hy vọng hão “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái
gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Có một chuyến tàu
vẫn đều đặn dừng chân tại chốn đây mang đến liều thuốc an thần cho
những con người khốn khổ ấy. Hai đứa trẻ làm sao ý thức rõ rệt được cảnh
tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống cũng như về những khát
vọng tinh thần mơ hồ của mình. Song với tâm hồn ngây thơ, nhạy cảm, cô bé
Liên cảm nhận thấm thía tuy chỉ là vơ thức hiện thực đó, khát vọng đó. Chính
vì khao khát được thốt khỏi cảnh tù đọng mù tối ấy mà chị em Liên đêm đêm
cố thức đợi chuyến tàu đi qua. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi
qua, một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng của ngọn đèn
chị Tí và ánh lửa bác Siêu. Đồn tàu chính là chi tiết đắt giá nhất trong truyện,
là ước mơ xa xôi, mơ một cái gì đó mà khơng biết cái gì/ Dù vất vả, mờ mịt
nhưng họ vẫn khơng ngừng mong ngóng những điều tốt đẹp. Là thứ gì cũng
được nhưng hãy được họ thốt khỏi tháng ngày đeo bám này.
Hiện tại tăm tối, tương lai mù mịt, những người dân phố huyện chỉ còn
biết chờ đợi mơ hồ, vu vơ. Cịn gì đáng thương hơn khi người ta ngồi trong
bóng tối và mơ về hạnh phúc. Hạnh phúc với hai đứa trẻ, với người dân phố
huyện là gì? Chẳng có gì to tát, chỉ là mong một chuyến tàu Hà Nội đi qua.
Nên Liên và An tuy đã "buồn ngủ ríu cả mắt vẫn gượng để thức khuya chút
nữa", không phải để bán thêm hàng như lời mẹ dặn mà vì cớ khác, vì muốn
được nhìn chuyến tàu.Trong khơng gian, bỗng từ đâu tiếng trống cầm canh
khô khan xuất hiện, vang lên vài tiếng rồi tắt hẳn trong cái tĩnh mịch của bóng
đêm. Xung quanh vẫn cịn đó những lạnh lẽo, ảm đạm. Nhưng chốt lát, người
bắt đầu đông đúc, xôn xao “hai ba người cầm đèn lồng lung lay bóng dài”,
“mấy chú cơng hiệu sách đi đón bà chủ về”, làm cho nơi đây có thêm sức sống.
Tàu sắp đến rồi. Từ xa xa, bé Liên trông thấy những ngọn lửa xanh biếc, sát
mặt đất như ma trơi và từng hồi còi tàu vẳng lại. Bằng những giác quan đầy
tinh tế, nhà văn đã cho ta mở cho ta một đoạn phim chân thực và sinh động,
có sự hịa trộn nhịp nhàng của cả màu sắc và âm thanh. Âm thanh dần trở
nên rõ ràng hơn, ồn ã hơn khi đoàn tàu đến gần: tiếng dồn dập , tiếng xe rít
mạnh vào ghi, tiếng cịi rít lên, rồi bắt đầu có những tiếng hành khách cười
đùa khe khẽ, phá tan cái sự im lặng bao phủ nơi đây. Đây không phải thứ âm
thanh heo hút, chậm buồn gợi cuộc sống tăm tối, tù đọng, tàn tạ. Âm thanh
đoàn tàu vang động, mạnh mẽ, ồn ào và náo nhiệt. Một bữa tiệc âm thanh
chóng vánh đã được dọn chớp nhoáng nơi phố huyện làm thỏa mãn niềm
mong mỏi, đợi chờ của những con người nơi đây. Đoàn tàu đến mang theo cái
ánh sáng khác hẳn với mọi thứ của nơi này, xé toạc màn đêm tăm tối. Những
cái đồng, kền lấp lánh, cùng những thứ ánh sáng lấp lánh hắt ra từ những
khung cửa đã mang theo những xa hoa, phú quý của chốn thành phố, khác
hẳn với phố huyện tồi tàn, thiếu thốn. Nó rực rỡ, sáng lịa, sang trọng chứ
khơng tù mù, lay lắt, buồn tẻ như ánh sáng chả các ngọn đèn nơi phố huyện.
Ở đây, Thạch Lam đã sử dụng thủ pháp đối lập, tương phản làm bật lên hình
ảnh đồn tàu dừng chân nơi này.
Có thể nói, đồn tàu ấy chỉ là chi tiết đắt giá nhất trong tác phẩm. Đối
với hai chị em Liên, đoàn tàu là những dòng hồi ức tuyệt đẹp về một Hà Nội
đầy rực rỡ hứa hẹn, đó là một “Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Đoàn
tàu như chạy ra từ trong những dòng hồi ức, là cầu nối giữa thực tại và quá
khứ tươi đẹp. Có lẽ ngày trước, cũng chính đồn tàu này đã đưa đến nơi đây,
rời xa tuổi thanh đầy hạnh phúc ở phố thị. Và giờ phút này, có lẽ chính những
hình ảnh đẹp đẽ đó là thứ hi vọng cho hai chị em Liên mãi ngóng trơng, mãi
ghi nhớ, trở thành thứ cho họ bám trụ giữa sư im lặng dai dẳng. Không chỉ với
Liên nói riêng, mà đồn tàu mà mang đến cho người dân nơi đây thứ gì mới
mẻ. Thứ ánh sáng ấy khơng chỉ là ánh sáng vật lí mà nó cịn là ánh sáng về
tinh thần, là niềm hi vọng, mong mỏi của người dân nơi đây về một ngày mai
tươi sáng, đó là thế giới khác hẳn với cái vầng sáng của ngọn đèn chị Tí
( “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống
nghèo khổ hằng ngày của họ), Là khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt qua cuộc
sống tù túng, quẩn quanh. Không những thế, Một bức tranh với hai gam màu
đối lập, một bên là xa hoa, hạnh phúc, một bên là tăm tối và túng quẫn đã trở
thành một thứ ám ảnh khó phai trong lịng người đọc qua bao thế hệ. Thế
nhưng, đồn tàu ấy lại khơng bao giờ dừng lại trên vùng đất nơi đây. Có
chăng, nhà văn đã ngầm thông báo thực tại đầy đau lòng rằng cuộc sống
màu hồng trong tâm tưởng ấy sẽ khơng có ở nơi đây. Để qua mỗi chi tiết trong
truyện, đọng lại trong tâm hồn người đọc niềm thương cảm, xót xa dành cho
những kiếp người nhỏ bé vơ danh, chịu nhiều thiệt thịi trong xa hội cũ. Để
phát hiện ra rằng trong những con người đó vẻ đẹp bị khuất lấp nhưng cái
tính người khơng gì có thể phai nhịa.
Đồn tàu chầm chậm rời đi, chỉ cịn những đốm than đỏ bay tung trên
đường sắt và rồi chìm hẳn trong bóng đêm, bỏ lại phía sau bao phận người
đang trơng chờ mịn mỏi. Hình ảnh bụi than hồng của mang cho ta nhiều
những suy tư, nó như tượng trưng cho kiếp sống của những con người nơi đây
với những mong ước ước thật nhỏ nhoi, nhưng sao lại thật xa vời, vừa mới
nhen nhóm đã bị bóng đêm nuốt chửng, khơng cịn lại gì. Phố huyện lại dần
quay lại trạng thái ban đầu: yên tĩnh và tịch mịch. Mọi người dần thu dọn đồ
trở về nhà bỏ lại hết bóng tối nơi đây. Liên và An lại cùng nhau quay trở lại cái
tạp hóa nhỏ bé, ọp ẹp và đầy muỗi. Gối đầu nhắm mắt, Liên thấy mình như
sống giữa bao nhiêu sự xa xơi khơng biết như chiếc đèn con của chị chỉ chiếu
sáng một vùng đất nhỏ. Tâm hồn bé thơ giờ đây lại trĩu nặng bao nỗi lòng, là
nuối tiếc, là xúc động, lặng theo mơ tưởng và hoài niệm, bâng khuâng và man
mác buồn. Em ngập vào giấc ngủ, một hành động không chỉ đơn thuần là nhu
cầu của cơ thể sau một ngày mệt mỏi, mà có chăng đó cũng chính là sự cam
chịu thầm lặng của bé Liên. Cho dù có trăn trở, có suy tư thì hiện tượng cũng
sẽ mãi như vậy, chính vì thế Liên đã q quen với cuộc sống ngày, đón nhận
hết bao yên ả, buồn tẻ của nó.
(Ta tưởng chừng như, khoảng cách giữa lúc tàu đến và tàu đi chính là sợi dây
mỏng manh nối ước mơ và thực tại trong Hai đứa trẻ. Sợi dây đó bị những uất
ức, nghèo khổ trong cuộc sống khuất lấp, nhưng Thạch Lam lại cố tìm và
nâng niu chúng. Như trân trọng và nâng đỡ những ước mơ, hy vọng vào một
ngày mai tươi sáng hơn. Bởi vậy, mà người ta mới nói rằng Thạch Lam đã góp
nhặt những điều thường nhật nơi phố huyện, những nhịp sống luẩn quẩn của
người dân nơi đây và kiếp người tàn trong bóng tối tĩnh mịch làm nên một bức
tranh hiện thực sống động và ấn tượng)
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình, mang đậm phong cách nghệ
thuật của Thạch Lam với những cảm xúc mong manh, mơ hồ mà bất cứ ai
trong chúng ta cũng đã từng gặp, ít nhất một lần trong đời. Nghệ thuật miêu
tả tâm lí nhân vật trong khoảng thời gian từ khi hồng hôn buông xuống đến
khi đêm về kết hợp với không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể tác giả đã để
cho các nhân vật của mình xuất hiện và bộc lộ mình, cùng ngơn ngữ đơn giản,
súc tính, giàu tính tạo hình đã tạo nên dấu ấn khó phai cho tác phẩm. Truyện
là toàn cảnh cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của những kiếp người tàn nơi phố
huyện buồn tẻ. Cuộc sống của họ quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bằng ấy con
người, bằng ấy câu chuyện. Bóng tối bao trùm lên tất cả khiến cho chính họ
cũng khơng biết cuộc sống, ánh sáng của họ đang ở đâu. Đồng thời, qua hình
ảnh đồn tàu đêm, nhà thơ đã bộc lộ được sự xót thương, đồng cảm và ngợi
ca khát vọng về cuộc sống mới mẻ, hướng về cuộc sống mơ ước ước của
những gương mặt quen thuộc nơi phố huyện. Họ chờ đợi một ánh sáng rực rỡ,
ánh sáng trưng của con tàu từ Hà Nội chứ không phải là thứ ánh sáng le lói,
nhạt nhịa nơi phố huyện này
Đọc “Hai đứa trẻ”, người đọc bị ám ảnh day dứt không thôi trước đêm tối
bao trùm phố huyện và xót xa thương cảm trước cuộc đời hiu quạnh cam chịu
của những con người sống nơi đây. Nhưng truyện cũng thu hút ta bởi cái
hương vị man mác của đồng quê vào một “chiều mùa hạ êm như ru” và “một
đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”... Nó làm sống lại cả một
thời quá vãng, nó đánh thức tình cảm quê hương đậm đà, và làm giàu tâm
hồn ta bởi những tình cảm “êm mát và sâu kín”.
The end.
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên
Bài làm:
Tuổi thơ có lẽ là những hồi ức khó quên nhất trong cuộc đời của mỗi
chúng ta, là những năm tháng vô lo vô nghĩ, tự do đi khám phá mọi thứ và tìm
thấy những niềm vui nho nhỏ của bao người. Mỗi người sẽ cất giữ trong mình
những kỉ niệm khác nhau. Đó là thể là những ngày tháng chơi đùa cùng với
bạn bè trong xóm, mệt rồi thì trở về nhà chờ một cây kẹo ngọt ngào mà mẹ
thường mua những khi đi chợ về, hay cũng có thể là những đêm nằm thủ thỉ
nghe bà kể về kỉ niệm xưa. Và với khả năng khai thác xuất sắc nội tâm của con
người, Thạch Lam đã mang đến cho độc giả một tuổi thơ thật nhẹ nhàng
nhưng cũng thật sâu sắc của hai chị em Liên và An ở một phố thị nghèo qua
tác phẩm Hai đứa trẻ.
Các tác phẩm của Thạch Lam rất đặc biệt với những truyện mà khơng
có chuyện, ơng thường xốy sâu vào thế giới nội tâm và những xúc cảm mong
manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Hơn hết, Thạch Lam luôn mang
trong mình một niềm tin bất diệt: “Đối với tơi, văn chương không phải là một
cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là
một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay
đổi thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và
phong phú hơn”, chính tư tưởng đầy tiến bộ ấy đã đem đến cho những câu
chuyện của ơng cái hồn trữ tình đan xen cùng hiện thực vơ cùng sâu sắc, biến
những điều bình dị trở thành những nét mực khơng thể xóa nhịa trong lịng
độc giả của bao nhiêu thế hệ.
Phát hành trong tập Nắng trong vườn in năm 1938, Hai đứa trẻ có thể
xem là một trong những tác phẩm thành cơng nhất cịn Thạch Lam, làm nên
vị thế của ông trong giới văn chương ngày ấy kéo dài cho tới tận ngày nay.
Truyện là những tháng ngày thơ bé của hai chị em Liên và An. Vốn xuất thân
từ nơi phố thị Hà Nội lấp lánh, hai chị em phải theo gia đình chuyển về một
vùng phố thị nghèo. Ở đây, các em bắt đầu phụ giúp mẹ trông coi tiệm nhỏ và
bắt đầu những chuỗi ngày bình yên đến mức buồn chán ở nơi đây. Trong
những kí ức ấy, chỉ có hình ảnh chuyến tàu dừng chân vài ba phút mỗi đêm là
mang lại niềm vui thực thụ cho Liên và An. Có lẽ, tuổi thơ của Liên cũng chính
là tuổi thơ của tác giả khi ông cũng thuở nhỏ cũng đã từng sống tại một phố
huyện nghèo. Nhan đề Hai đứa trẻ thật giản đơn nhưng chính nội dung truyện
vậy. Nó vừa giới thiệu bật nhân vật trung tâm của truyện khơng chỉ qua hình
hài mà cịn qua tâm hồn non nớt của trẻ thơ, gợi lại cho con người ta những gì
tinh khơ nhất mà ta từng có, bởi lẽ ai chẳng một lần mang tâm hồn trẻ thơ?
Qua đó, làm bật lên những sự thay đổi nội tâm và suy nghĩ của bé Liên quan
từng thời gian, không gian.
Mở đầu tác phẩm, bé Liên hiện lên là một cô bé đa sầu đa cảm. Có vẻ
“đa sầu đa cảm” nghe thật khơng ăn khớp với tâm hồn của trẻ thơ, thế nhưng,
Liên là thế đó, trong lịng em ln chất chứa những suy tư và cảm nghĩ giấu
kín nhưng một người trưởng thành thực thụ. Điều gì đã làm cho em ln trăn
trở như vậy. Ngắm nhìn buổi chiều tà, mỗi người sẽ có những suy nghĩ khác
nhau, nhưng so với các bạn đồng trang lứa thường nghĩ những điều rất giản
đơn, vui vẻ “tối nay mẹ sẽ nấu gì?”, “nay mình sẽ chơi trị gì với cái bạn nhỉ”,
nhưng sao Liên lại có “đơi mắt chị bóng tối ngập dần và cái buồn của buổi
chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”. Điều gì đã làm cho một
đứa trẻ ngây thơ giờ đây lại lòng buồn man mác. Phải chăng, em nhớ những
ngày tháng hạnh phúc được cùng cả gia đình bên Hồ Tây, nhớ lại những cái
ánh sáng lung linh giữa trời đèn Hà Nội. Hay Liên đang cảm ngột ngạt giữa
không gian trống vắng. Sự yên tĩnh, sự ảm đạm như đang bóp nghẹt, mang lại
cho con người những sự cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời, Liên cũng rất nhạy cảm
trước những sự thay đổi của không gian. Trước một mùi âm ẩm của hơi nóng
và mùi cát bụi, Liên lại nghĩ nó là cái mùi rất riêng của ấy, của quê hương. Cái
mùi khiến nhiều người ngao ngán nhưng Liên lại vô cùng trân trọng và nâng
niu, qua đó bật liên được tình u và sự gắn bó sâu sắc của em. Liên nhạy
cảm trước mọi cảm xúc, công việc, hành động, nỗi đau của con người xung
quanh.Trong bóng tối, Liên hướng về phía ánh sáng tại nhà bác Phở Mỹ, Ông
Cửu, hiệu sách. Từng vệt sáng len lỏi trong một không gian tối mù, nhiều muỗi,
nơi Liên và em ruột đang ở. Liên cảm nhận được cái tối tăm, nơi mà gia đình
và nhiều người khác sinh sống. Trước mỗi số phận, công việc của từng con
người trên vùng đất này, em lại bỗng có những suy tư cho thực tại và cho
tương lai, liệu nó có “ đi lần vào bóng tối”. Tuy nhiên, Liên vẫn luôn không
ngừng mơ ước về một tương lai tốt đẹp hơn, có nhiều ánh sáng và tiếng cịi
tàu. Cơ ln tưởng tượng về Hà Nội giàu có, nhiều đèn điện, đông đúc người.
Dù chỉ mới là một cô bé ở tuổi “lo ăn, lo chơi” nhưng trong em lại chứa
đựng bao sự ân cần,đồng cảm dành cho mọi người xung quanh mình. Trong
căn tạp hóa ọp ẹp, chỉ có hai chị em lủi thủi ra vô cùng nhau, yêu thương đùm
bọc lẫn nhau, nên Liên luôn dành cho An những sự chăm sóc và quan tâm ân
cần. Nhắc em vô nhà đã khỏi muỗi, canh giờ đánh thức em dậy khi tàu đến,
hay dịu dàng dắt tay em đi về những lúc đêm khuya, những hành động nhỏ bé
ấy thơi nhưng lại chứa đựng bao tình cảm của Liên dành cho em mình. Đồng
thời, ý thức được trách nhiệm của một người chị lớn, nên Liên đã gánh vác lên
vai những công việc lớn nhỏ. Thấy Liên hãnh diện khi đeo chiếc chìa khóa bên
hơng lại mang cho người đọc nhiều suy nghĩ. Với em, đó là sự hãnh diện, kiêu
ngạo bé thơ, làm mình ra dáng người lớn, nhưng nó lại khiến ta khơng khỏi
chạnh lịng nhìn lại hiện thực khắc nghiệt, khiến Liên buộc phải trưởng thành
chỉ sau một đêm, từ một cuộc sống thoải mái trên Hà Nội, giờ đây em lại ngập
đầu trong nỗi lo “cơm, áo, gạo tiền”. Mặc dù cuộc sống không khấm khá hơn ai
nhưng trong Liên vẫn tồn tại một tâm hồn cảm đẹp, biết cảm thông, biết chia
sẻ với những kiếp người tàn sống mòn mỏi trong phố huyện này giống như
em. Họ nỗ lực, họ tần tào nhưng đáp lại cơng sức của họ chỉ có tăm tối và mờ
mịt. Mỗi một số phận lại là một niềm đau. Giữa những đống hoang tàn của
phiên chợ kia, hình ảnh những đứa trẻ lom khom trên mặt đất, ngây thơ chăm
chỉ nhặt nhạnh từng chút từ trong những thứ bị bỏ lại hi vọng kiếm được thứ
gì đáng giá để mong sao có được bữa no đủ hơn, nhưng có lẽ thanh nứa,
thanh tre ấy là tất cả những gì mà các em cịn có thể tìm được. Chi tiết này
làm cho khơng chỉ có bé Liên tất cả chúng ta như tĩnh lại, buồn man mác.
Thực tế quá nghiệt ngã đã buộc những đứa trẻ đang vốn tuổi ăn, tuổi chơi giờ
phải tự trưởng thành, tự bươn chải. Mẹ con chị Tí lễ mễ đội chõng xách điếu
đóm ra dọn hàng, bác Siêu với mùi phở thơm ngon, hay gia đình Bác Xẩm kiên
trì đợi khách, những hình ảnh đời thường nhưng khiến Liên đồng cảm, xót xa
biết bao. Dù ngày ngày vẫn tần tảo, chăm chỉ nhưng cuộc sống nào có thêm
hy vọng nào.
Trong cuộc sống tẻ nhạt cùng gánh hàng bán rất ít khách mua mỗi
ngày. Cái nghèo của chốn làng q khơng có điện, ếch nhái kêu râm ran. Tuy
nhiên, tất cả những vấn đề này khơng hỗn được ước mơ về Hà Nội của Liên.
Cùng sự kiên trì của Liên mỗi khuya muộn đón đồn tàu đơng đúc. Đồn tàu
đến mang theo ánh sáng, con người đơ thị, sự giàu sang. Khiến cho Liên luôn
mơ về những điều tốt đẹp trong mỗi chuyến tàu đêm. Thạch Lam đã sử dụng
thủ pháp đối lập, tương phản làm bật lên hình ảnh đồn tàu dừng chân nơi
này. Có thể nói, đồn tàu ấy chỉ là chi tiết đắt giá nhất trong tác phẩm. Đối với
hai chị em Liên, đoàn tàu là những dòng hồi ức tuyệt đẹp về một Hà Nội đầy
rực rỡ hứa hẹn, đó là một “Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Đoàn tàu
như chạy ra từ trong quá khứ, có lẽ ngày trước, cũng chính đồn tàu này đã
đưa đến nơi đây, rời xa tuổi thanh đầy hạnh phúc ở phố thị. Thứ ánh sáng mà
đoàn tàu đem lại cho con người nơi đây khơng chỉ là ánh sáng vật lí mà nó
cịn là ánh sáng về tinh thần, là niềm hi vọng, mong mỏi của người dân nơi
đây về một ngày mai tươi sáng, đó là thế giới khác hẳn với cái vầng sáng của
ngọn đèn chị Tí “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng
cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Cô luôn nghĩ về trong tương lai,
cuộc sống sẽ tốt, đẹp hơn, ngập tràn ánh sáng. Thông qua nhân vật Liên, tác
giả muốn gửi gắm đến bạn đọc những ý nghĩa sâu sắc. Trong cái nghèo, con
người ln có ước mơ, khát khao, tìm kiếm động lực sống mỗi ngày. Dù khó
khăn, họ vẫn luôn quan tâm đến nhau, từ người thân cho đến hàng xóm láng
giềng. Họ ln nhìn về phía có ánh sáng, nơi mang lại những hy vọng, cuộc
sống tốt đẹp hơn.
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình, mang đậm phong cách nghệ
thuật của Thạch Lam với những cảm xúc mong manh, mơ hồ mà bất cứ ai
trong chúng ta cũng đã từng gặp, ít nhất một lần trong đời. Nghệ thuật miêu
tả tâm lí nhân vật trong khoảng thời gian từ khi hồng hơn bng xuống đến
khi đêm về kết hợp với không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể tác giả đã để
cho các nhân vật của mình xuất hiện và bộc lộ mình, cùng ngơn ngữ đơn giản,
súc tính, giàu tính tạo hình đã tạo nên dấu ấn khó phai cho tác phẩm. Truyện
là tồn cảnh cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của những kiếp người tàn nơi phố
huyện buồn tẻ. Cuộc sống của họ quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bằng ấy con
người, bằng ấy câu chuyện. Bóng tối bao trùm lên tất cả khiến cho chính họ
cũng khơng biết cuộc sống, ánh sáng của họ đang ở đâu. Đồng thời, qua hình
ảnh đoàn tàu đêm, nhà thơ đã bộc lộ được sự xót thương, đồng cảm và ngợi
ca khát vọng về cuộc sống mới mẻ, hướng về cuộc sống mơ ước ước của
những gương mặt quen thuộc nơi phố huyện. Họ chờ đợi một ánh sáng rực rỡ,
ánh sáng trưng của con tàu từ Hà Nội chứ không phải là thứ ánh sáng le lói,
nhạt nhịa nơi phố huyện này
Đọc “Hai đứa trẻ”, người đọc bị ám ảnh day dứt không thôi trước đêm tối
bao trùm phố huyện và xót xa thương cảm trước cuộc đời hiu quạnh cam chịu
của những con người sống nơi đây. Nhưng truyện cũng thu hút ta bởi cái
hương vị man mác của đồng quê vào một “chiều mùa hạ êm như ru” và “một
đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”... Nó làm sống lại cả một
thời quá vãng, nó đánh thức tình cảm quê hương đậm đà, và làm giàu tâm
hồn ta bởi những tình cảm “êm mát và sâu kín”.
The end.