Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề phân tích khổ 2 và khổ 3 của bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ thanh hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.46 KB, 3 trang )

Đề: Phân tích khổ 2 và khổ 3 của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
Bài làm:
Mùa xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở, mùa cây cối căng tràn tô điểm cuộc
sống ta thêm muôn màu, muôn vẻ. Không thế, với sự tươi sáng, đẹp đẽ của mình, mùa
xuân đã khiến bao người say mê, đắm chìm và là nguồn cảm hứng vơ tận của các nhà
văn, nhà thơ. Và mùa xuân lại một lần nữa xuất hiện trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
của Thanh Hải. Mỗi người đều có những cảm nhận, góc nhìn riêng về mùa xuân, đem
đến cho người đọc nhiều xúc cảm khác nhau. Giờ đây, Mùa xuân của Thanh Hải
không chỉ hiện lên êm dịu, rực rỡ, mang đến một ý nghĩa to lớn còn vẹn nguyên giá trị
đối với cuộc sống của mỗi con người trong bất kỳ thời đại nào.
Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ
đang nằm trên giường bệnh- không bao lâu trước khi nhà thơ từ giã cõi đời. Nhan đề
bài thơ là hình ảnh ẩn dụ độc đáo, giàu ý nghĩa, thể hiện ước nguyện, lý tưởng của
nhà thơ muốn được dâng hiến mùa xuân nho nhỏ - sống đẹp, sống với tất cả sức trẻ
một cách khiêm nhường với mong ước đóng góp cho mùa xuân của đất nước, dân tộc.
Đây cũng chính là thơng điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm vào bài thơ.
Khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã đưa người đọc đứng trước khung cảnh thiên
nhiên mùa xuân trên đất Huế với những hình ảnh đẹp đẽ của dịng sơng xanh, bơng
hoa tím biếc hài hịa cùng tiếng chim chiền chiện khiến bao người xao xuyến. Từ vẻ
đẹp và sức sống của tự nhiên vào xuân về, tác giả đã lan tỏa ra khoảng không gian
rộng lớn bao la của đất nước. Cảm hứng thơ đã bắt đầu chuyển từ mùa xuân thiên
nhiên sang mùa xuân của đất nước, cách mạng:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Có thể thấy, mùa xuân đất nước được nhà thơ cảm nhận mà hình ảnh sóng đơi
“người cầm súng” và “Người ra đồng”. Tại sao trong hàng nghìn, hàng vạn con người,
tác giả lại chọn “Người cầm súng và người ra đồng”. Bởi vì họ chính là những con
người gánh vác trên vai hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Đó là nhiệm vụ bảo vệ
và lao động, xây dựng đất nước từ sau những đổ nát của chiến tranh, phát triển vững


mạnh, cường thịnh. Phải chăng, trong những câu chữ của mình, Thanh Hải một mặt
đang nói lên tình u và trách nhiệm của mỗi nhân dân đối với Tổ quốc, đồng thời
khắc họa rõ nét, ngợi ca tinh thần làm việc hăng say, khơng ngừng nghỉ, khơng quản
khó nhọc của các chiến sĩ và các nông dân đang cống hiến sức lực của mình cho sự
hạnh phúc, ấm no của dân tộc. Không những thế, với điệp từ “mùa xuân” và “lộc”, tác
giả đã mở ra quang cảnh mùa xuân tươi đẹp của đất nước trong một nền xanh của
những chồi non, lộc biếc đang vươn mình chào đón một năm mới với vui tươi, tràn đầy
sức sống. Chưa dừng lại ở đó, Thanh Hải cịn tạo nên cặp hình ảnh tượng trưng mang
ý nghĩa ẩn dụ gắn với từ “lộc” như gợi nhắc về một thời chiến đấu oanh liệt, vẻ vang
cùng những thành quả lao động đáng tự hào của dân tộc ta trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là hình ảnh những người anh hùng cầm súng trên mặt
trận với “Lộc giắt đầy trên lưng” là liên tưởng độc đáo về lớp lá ngụy trang trên lưng
của người chiến sĩ như đang nảy nở, sinh sôi cùng các anh ra trận. Và ở hậu phương,
hình ảnh “Người ra đồng” với “lộc trải dài nương mạ” gợi cho ta một khoảng trời xanh
tươi với những cánh đồng màu mỡ, bát ngát, trải dài trong ánh nắng, dự báo về một
mùa màng tốt lành, bội thu. Có chăng, mùa xn đã đọng lại trong hình ảnh “lộc” đi
theo người chiến sĩ, người nông dân trải rộng ra khắp dân tộc với một hy vọng đất
nước ln an lành, hạnh phúc. Cái hay, cái tài tình của Thanh Hải đã thể hiện rõ ràng
với chỉ vỏn vẹn trong từ “lộc” nhưng lại mang nhiều nét nghĩa sâu sắc. Lộc chính là
niềm vui của con người trong mùa xuân căng tràn sức sống, là ước mơ, là lý tưởng cao
đẹp đầy hoài bão, khát vọng được cống hiến của tuổi trẻ, sự sôi nổi của trong tâm


hồn -tâm hồn của người người lính mạnh mẽ, hiên ngang, tự tin chống chọi trước bom
đạn kẻ thù- tâm hồn của người nông dân cần cù, chăm chỉ, hăng hái tăng gia sản
xuất để ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được hưởng một cái Tết đúng nghĩa. Và tất cả
những điều đó đã làm nên mùa xuân chung, tươi đẹp của quê hương.
Kết lại khổ hai là hai câu cuối với nhịp điệu nhanh, vội vã như gợi lên nhịp sống
khẩn trương, sôi động.
Tất cả như hối hả,

Tất cả như xôn xao.
Điệp từ “tất cả” kết hợp với các từ láy “Hối hả” , “xôn xao” càng khiến nhịp thơ
vang lên một cách khiến nhịp thơ vang lên một cách dồn dập,náo nhiệt hơn, tạo nên
một bản hành khúc mạnh mẽ của đất nước bước vào xuân, bước vào thời đại mới. Có
trải qua cuộc sống, hồn cảnh vất vả, mới cảm thấy thật hạnh phúc, trân quý biết bao
sự hăng say làm việc của người lao động trong xã hội mới. Khơng những thế, có chăng
trong tiết tấu lao động khơng ngừng nghỉ này, trong lịng tác giả cũng có một sự rạo
rực, nhộn nhịp khó tả, muốn được hịa mình trong khơng khí ấy.
Trong khung cảnh mùa xuân với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, nhà thơ
bỗng hồi tưởng về quá khứ oanh liệt của đất nước với niềm tự hào khôn tả:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Chỉ với hai từ “vất vả” và “gian lao” tác giả đã đưa người đọc trở về những năm
tháng lịch sử đầy khó khăn, thử thách của dân tộc. Trải qua chặng đường bốn nghìn
năm trên cơng cuộc dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã nếm trải biết thăng trầmlúc thịnh lúc suy, đối đầu những kẻ thù hung hãn, tưởng chừng khơng thể đánh bại.
Đã có biết bao mồ hơi, nước mắt cũng như xương máu của bao thế hệ đã rơi xuống
nơi đất mẹ thiêng liêng để nảy lên bao mầm sống tương lai cho đất nước- kết thừa và
phát huy nền văn hiến tốt đẹp của dân tộc. Và sự hi sinh của họ đã được đền đáp.
Việt Nam với những con người có trái tim kiên cường, gan góc, tinh thần đồn kết và
trên hết là tình yêu nước nồng nàn, dù sau bao nhiêu trận chiến cam go, ta vẫn là một
quốc gia có độc lập, chủ quyền, bờ cõi biên cương, khơng một ai có thể phủ nhận hay
xâm phạm. Đất nước ta sẽ mãi vươn lên, thịnh vượng, đứng dậy mạnh mẽ từ đống đổ
nát của chiến tranh:
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Với điệp từ “đất nước” và cấu trúc song hành “đất nước bốn nghìn năm- đất
nước như vì sao”, nhà thơ như muốn diễn tả sự vận động đi lên của đất nước, vượt qua
mọi gian lao, vất vả để trường tồn. Câu thơ “Đất nước như vì sao” là một hình ảnh so
sánh đẹp, giàu ý nghĩa. Đất nước đã bước qua bao thăng trầm lịch sử và hơm nay
cũng như mai sau, dân tộc ta đã thốt khỏi mọi xiềng xích, vươn lên, trường tồn, bất

diệt như một ngôi sao lấp lánh trên bầu trời tự do. Vì sao cũng là hình ảnh tượng
trương cho những con người Việt Nam, đang ra sức làm việc, đóng góp cơng sức nhỏ
bé của mình cho bầu trời chung của dân tộc. Tác giả so sánh đất nước với vì sao đã
thể hiện tất cả niềm tin yêu, tự hào của mình về một dân tộc Việt Nam anh hùng, bất
khuất. Hơn thế, trong trái tim Thanh Hải vẫn luôn hướng về một tương lai tươi sáng
của dân tộc, nơi đất nước phá tan mọi xiềng xích ràng buộc, khơng một thế lực nào có
thể ngăn cản bước tiến của ta. Và 3 tiếng “cứ đi lên” như thể hiện chí khí hào hùng và
niềm tin mãnh liệt vào cơng cuộc xây dựng một đất nước giàu mạnh.
Qua khổ thơ này, nhà thơ đã nói lên mùa xuân của đất nước của cách mạng.
Một mùa xuân ấm áp, đầy sinh lực, mới mẻ, tinh khôi. Mùa xuân trên trận địa và mùa
xuân trên cánh đồng, mùa xuân được làm nên bởi con người Việt Nam bình dị mà vĩ
đại. Hối hả và xơn xao, khí thế và quyết tâm, ào ạt và mãnh liệt… Tất cả đã góp phần
dệt nên một màu toàn thắng cho mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc.
Khơng có gì cao thượng bằng tình u tổ quốc. khơng có lý tưởng nào cao q
hơn lý tưởng sống vì tổ quốc. Khơng tổ quốc, cuộc đời người cũng vô nghĩa. Tổ quốc


là mẹ vĩ đại, là ngôi nhà chung, là nơi cuối cùng ta trở về nương tựa khi sự sống chấm
dứt. Nhà thơ Thanh Hải với ngôn ngữ giản dị, trong sáng giàu hình ảnh đã cho ta cảm
nhận sâu sắc mùa xuân thêm đẹp đẽ đồng thời giúp ta hiểu quá khứ oanh liệt của
dân tộc và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với Tổ quốc. Mùa xuân nho nhỏ không
chỉ là tâm sự của nhà thơ Thanh Hải mà cịn là ý niệm tinh thần mn đời của dân tộc
ta.
The end.



×