Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

tìm hiểu về mạng FTTH tại công ty cổ phần viễn thông FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

oOo


BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ MẠNG FTTH

ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT


SVTH: HUỲNH MINH TRIẾT
MSSV: 1020238
CBHD: LÊ THANH PHONG







TP HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2013


2



3


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo này, trước hết em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
bộ môn Viễn Thông và Mạng của Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Khoa học tự
nhiên Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị vốn kiến thức cho em trong suốt quá trình học
tập. Điều đặc biệt là đã tạo điều kiện cho em được thực tập bên ngoài để cọ xát thực tế,
hoàn thiện kiến thức trong nhà trường.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của Công ty cổ phần Viễn thông
FPT đã chấp thuận cho em thực tập tại Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho em được
tham gia học hỏi và ứng dụng các kiến thức mà em đã được học vào thực tế.
Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để em có thể khắc phục những
nhược điểm và ngày càng hoàn thiện mình hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Khoa học tự
nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần Viễn thông FPT
đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Chúc các quý thầy cô, cán bộ, công nhân viên Công ty
luôn mạnh khỏe và thành đạt.




TP HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2013
Sinh viên: Huỳnh Minh Triết
Khoa: Điện tử viễn thông
Khóa 2010


4


TP HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2013


NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP

Họ và tên CBHD thực tập: Lê Thanh Phong
Cơ quan thực tập: Công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT
Địa chỉ: Lô 29B-31B-33B Đường Tân Thuận, KCX Tân Thuận, Q7, TP HCM
Điện thoại: +84 (8) 73002222 Fax: (84-8) 7300 8889
Email: Website: www.fpt.vn

Họ và tên sinh viên thực tập: Huỳnh Minh Triết
Thời gian thực tập: từ ngày 01/06/2013 đến ngày 01/08/2013

1. Tinh thần làm kỷ luật, thái độ làm việc: 4 điểm (Thực hiện nội qui cơ quan, chấp
hành giờ giấc làm việc, thái độ giao tiếp, ý thức bảo vệ của công, thái độ làm việc)
- Nghiêm chỉnh, có kỷ luật
- Luôn đúng giờ, nghỉ có xin phép
- Tốt
- Tốt
- Tốt
- 3.5 điểm
2. Khả năng chuyên môn, nghiệp vụ: 3 điểm (Khả năng đáp ứng nhu cầu công việc,
tin thần cầu tiến, khả năng đề xuất sáng kiến trong công việc)
- Tốt : 3 điểm
3. Kết quả công tác: 3 điểm (Mức độ hoàn thành thành công việc)
- Tốt: 3 điểm
4. Các ý kiến khác: ±2 điểm (nếu có)
- Chịu khó đi xuống đài trạm, khách hàng để xem mô hình chạy thực tế
- Cộng 1 điểm
Mẫu TS2
5


5. Điểm đề nghị: (Thang điểm 10)
- 9.5 điểm


Xác nhận của cơ quan Cán bộ hướng dẫn
(Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và ghi họ tên)

6

MỤC LỤC
Phần I- Giới thiệu 12
I. Giới thiệu chung về FPT Telecom 12
II. Cơ cấu tổ chức của đơn vị 12
III. Các lĩnh vực hoạt động 13
IV. Năng lực mạng lưới 13
V. Các dịch vụ triển khai 14
Phần II: Mô hình triển khai Mạng cung cấp dịch vụ FTTH 15
I. Tìm hiểu chung về hệ thống FTTH 15
1. Giới thiệu về FTTH 15
2. Mô hình FTTH cơ bản 15
3. Phân biệt các loại cáp quang 16
II. Hệ thống FTTH của FPT Telecom 23
1. Tổng quan về thiết bị 23
2. Hướng dẫn cài đặt FTTH 30
3. Một số lỗi thường gặp khi triển khai FTTH 40
Phần III. Một số hình ảnh thực tế 42
1. Hình ảnh của POP FTTH 42
2. Hình ảnh về các thiết bị thi công cáp quang và thiết bị khách hàng thực tế 48
Phần IV. Tóm tắt chung 51

1. Nội dung công việc được phân công 51
2. Phương pháp thực hiện 52
3. Kết quả đạt được 52
4. Rút kinh nghiệm bản thân 52




7

DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
Hình 1. 1. Cơ cấu tổ chức đơn vị FPT Telecom 12
Hình 1. 2. Mạng lưới đường trục của FPT Telecom 14
Hình 2. 1. Mô hình một hệ thống FTTH 15
Hình 2. 2. Cấu tạo cáp quang 17
Hình 2. 3. Loose-tube (Dây cáp quang dùng ngoài trời) 18
Hình 2. 4. Tight-buffer (Dây cáp quang dùng trong nhà) 18
Hình 2.5. Các kiểu truyền sóng 18
Hình 2. 6. Đường kính core, cladding của MM và SM 19
Hình 2. 7. Hai dạng truyền đơn công và song công 19
Hình 2. 8. Các loại dây quang 20
Hình 2. 9. Cáp dạng Ribbon và Zipcord 20
Hình 2. 10. Các loại đầu nối quang 21
Hình 2. 11. Ferrule 22
Hình 2. 12. Các dạng điểm tiếp xúc của Ferrule 22
Hình 2. 13. Sơ đồ truyền tải dữ liệu trên hệ thống FTTH và FTTC của FPT 23
Bảng 2. 1. Bảng trạng thái hoạt động của Converter Zyxel MC1000-SFP 24
Bảng 2. 2. Bảng trạng thái hoạt động của Converter Zyxel MC100FX-SC30-A 26
Hình 3. 1 Ảnh thực tế một POP dịch vụ ADSL và FTTH 42
Hình 3. 2 DSLAM Zyxel IES 6000 42

Hình 3. 3 Swich Zyxel GS-3012F cung cấp lease line cho khách hàng 43
Hình 3. 4 Switch Zyxel MGS-3712F cung cấp lease line cho khách hàng 43
Hình 3. 5 Card ELC1220G-55 cung cấp cho thuê bao FTTH 44
Hình 3. 6 ODF dùng để phối quang cho thuê bao FTTH 44
Hình 3. 7 Nguồn cho DSLAM Zyxel IES 6000 45
Hình 3. 8 Acquy dự phòng cho DSLAM Zyxel IES 6000 45
Hình 3. 9 Sơ đồ đấu RING FTTH dùng Switch của FPT 46
Hình 3. 10 Sơ đồ đấu RING ADSL và FTTH dùng DSLAM 47
Hình 3. 11 Tập điểm dành cho thuê bao FTTH 48
8

Hình 3. 12 Máy hàn quang Single Fiber Fusion Splicer DVP-730 48
Hình 3. 13 Cáp quang 2FO dùng trong thi công FTTH 49
Hình 3. 14 Catset dùng chứa mối hàn quang của sợi quang và dây nhảy 49
Hình 3. 15 Catset, Converter MC100FX-SC30-A và Modem TP-Link TL-WR741ND 50


9

TP HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2013

LỊCH LÀM VIỆC

Họ và tên sinh viên: Huỳnh Minh Triết
Cơ quan thực tập: Công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Lê Thanh Phong
Thời gian thực tập: từ ngày 01/06/2013 đến ngày 01/08/2013

Thời
gian

Nội dung công việc
Tự nhận xét
Nhận xét
CBHD
Chữ ký
CBHD
Tuần 1
Từ 01/06
đến
07/06
- Nhận công việc tại nơi
thực tập.
- Tìm hiểu mô hình hoạt
động, cách tổ chức,
quản lý.
- Báo cáo sơ kết tuần 1.
- Công ty thân
thiện, chuyên
nghiệp.
- Cán bộ hướng
dẫn nhiệt tình.
Tốt, có mặt
đầy đủ

Tuần 2
Từ 08/06
đến
15/06
- Tìm hiểu qui trình kỹ
thuật, công nghệ FTTH

của FPT Telecom.
- Báo cáo sơ kết tuần 2.
- Tài liệu được
cung cấp đầy đủ.
- Cán bộ hướng
dẫn nhiệt tình.
Tốt

Tuần 3
Từ 16/06
đến
23/06
- Tìm hiểu công cụ, máy
móc, thiết bị dùng cho
hệ thống FTTH của FPT
Telecom.
- Báo cáo sơ kết tuần 3.
- Tài liệu được
cung cấp đầy đủ.
- Cán bộ hướng
dẫn nhiệt tình.
Tốt

Tuần 4
Từ 24/06
đến
30/06
- Tìm hiểu việc thiết kế,
triển khai, vận hành hệ
thống FTTH.

- Trao đổi, thảo luận, rút
- Được quan sát
thực tế việc thi
công mạng cáp
quang FTTH.
Tốt

Mẫu TS1
10

kinh nghiệm.
- Báo cáo sơ kết tuần 4.
- Cán bộ hướng
dẫn nhiệt tình, cụ
thể.
Tuần 5
Từ 01/07
đến
07/07
- Tìm hiểu việc thiết kế,
triển khai, vận hành hệ
thống FTTH.
- Trao đổi, thảo luận, rút
kinh nghiệm.
- Báo cáo sơ kết tuần 5.
- Được tham gia
hàn cáp quang và
cấu hình thiết bị
khách hàng.
- Cán bộ hướng

dẫn nhiệt tình, dễ
hiểu.
Tốt

Tuần 6
Từ 08/07
đến
15/07
- Hoàn thiện các kiến
thức, công việc, kỹ năng
yêu cầu tại nơi thực tập.
- Trao đổi, thảo luận, rút
kinh nghiệm.
- Báo cáo sơ kết tuần 6.
- Hoàn thiện kiến
thức về lý thuyết
và thực tế về
triển khai mạng
FTTH.
- Cán bộ hướng
dẫn giải thích cụ
thể, dễ hiểu.
Tốt

Tuần 7
Từ 16/07
đến
23/07
- Viết báo cáo thực tập.
- Góp ý, sửa chữa báo

cáo.
- Báo cáo sơ kết tuần 7.
- Tài liệu đầy đủ
để viết báo cáo.
- Cán bộ hướng
dẫn góp ý chỉnh
sửa báo cáo.
Tốt

Tuần 8
Từ 24/07
đến
01/08
- Hoàn tất báo cáo thực
tập.
- Góp ý, sửa chữa báo
cáo.
- Nộp báo cáo về Bộ
môn bao gồm: Bản nhận
xét thực tập, Lịch làm
- Báo cáo cơ bản
hoàn thiện.
- Cán bộ hướng
dẫn góp ý những
thiếu sót để bổ
sung.
Tốt

11


việc, Quyển báo cáo
thực tập.



Cán bộ hướng dẫn
(Ký tên và ghi họ tên)
12


Phần I- Giới thiệu
I. Giới thiệu chung về FPT Telecom
Được thành lập ngày 31/01/1997, Công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom)
khởi đầu từ Trung tâm dịch vụ trực tuyến với 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng
intranet đầu tiên ở Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”. Sau hơn 15 năm
hoạt động, FPT Telecom đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
và Internet hàng đầu khu vực với hơn 3500 nhân viên, 45 chi nhánh trong và ngoài nước.
II. Cơ cấu tổ chức của đơn vị

Hình 1. 1. Cơ cấu tổ chức đơn vị FPT Telecom
 Trong đó, Trung tâm Phát triển và Quản lí hạ tầng (INF) có các nhiệm vụ chính
như sau:
- Tư vấn, thiết kế, hỗ trợ lắp đặt, bảo trì hệ thống hạ tầng viễn thông của công ty
và mạng LAN, WAN, dịch vụ ADSL, FTTH… theo yêu cầu của khách hàng và
đối tác.
- Thực hiện thẩm định, lập khái toán và lên phương án đầu tư các dự án do công ty
thực hiện.
13

- Thực hiện công tác đấu thầu, công văn gửi các đối tác để thực hiện dự án.

- Quản lí các dự án mạng ngoại vi bao gồm mạng nội hạt và truyền dẫn đường
trục.
III. Các lĩnh vực hoạt động
 Các lĩnh vực hoạt động của FPT Telecom:
- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng.
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet.
- Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động.
- Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động.
- Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet.
- Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và Internet.
IV. Năng lực mạng lưới
• Có hệ thống mạng đường trục trên 64 tỉnh thành tại Việt Nam.
• Các điểm chuyển mạch thế hệ mới đặt tại: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh và
Cần Thơ.
• Hệ thống mạng thế hệ mới NGN, hệ thống truyền dẫn hiện đại sử dụng SDH
(truyền dẫn quang), chuyển mạch IP (IP swiching), cáp quang, DWDM với dung lượng
40Gbps.
• Mạch vòng cáp quang chuyển mạch tự động đảm bảo thông tin liên lạc thông
suốt.
• Hệ thống truyền dẫn họat động có dự phòng.
• Nền tảng chuyển mạch đa dịch vụ MSSP (Multi-Service Switching Platform) có
khả năng truyền tải đa dịch vụ như thoại, dữ liệu và hình ảnh…
14


Hình 1. 2. Mạng lưới đường trục của FPT Telecom
V. Các dịch vụ triển khai
Hiện nay, FPT Telecom đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chính bao gồm:
- Internet băng rộng: ADSL/VDSL, Triple Play, FTTH.
- Kênh thuê riêng, tên miền, Email, lưu trữ Web, Trung tâm dữ liệu.

- Các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet: Truyền hình trực tuyến (OneTv),
điện thoại cố định (VoIP), giám sát từ xa (IP Camera), chứng thực chữ ký số (CA), điện
toán đám mây (Cloud Computing).
Với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT Telecom luôn không
ngừng nghiên cứu và triển khai tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên
cùng một đường truyền Internet nhằm mang đến lợi ích tối đa cho khách hàng sử dụng.
Đồng thời, với việc đẩy mạnh hợp tác với các đối tác viễn thông lớn trên thế giới, xây
dựng các tuyến cáp quang quốc tế là những hướng đi được triển khai mạnh mẽ để đưa các
dịch vụ tiếp cận với thị trường toàn cầu, nâng cao hơn nữa vị thế của FPT Telecom nói
riêng và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam nói chung.

15

Phần II: Mô hình triển khai Mạng cung cấp dịch vụ FTTH
I. Tìm hiểu chung về hệ thống FTTH
1. Giới thiệu về FTTH
FTTH là công nghệ kết nối viễn thông hiện đại trên thế giới với đường truyền dẫn
hoàn toàn bằng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới tận địa điểm của khách hàng. Tính
ưu việt của công nghệ cho phép thực hiện tốc độ truyền tải dữ liệu internet xuống/lên
(download/upload) ngang bằng với nhau, điều mà công nghệ ADSL chưa thực hiện được.
FFTH là một công nghệ kết nối viễn thông sử dụng cáp quang từ nhà cung cấp
dịch vụ tới địa điểm của khách hàng (văn phòng, nhà,… ). Công nghệ của đường truyền
được thiết lập trên cơ sở dữ liệu được truyền qua tín hiệu quang (ánh sáng) trong sợi cáp
quang đến thiết bị đầu cuối của khách hàng, tín hiệu được converter, biến đổi thành tín
hiệu điện, qua cáp mạng đi vào Broadband router. Nhờ đó, khách hàng có thể truy cập
internet bằng thiết bị này qua có dây hoặc không dây.
FTTH đặc biệt hiệu quả với các dịch vụ: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng
ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo
yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera với ưu thế băng thông
truyền tải dữ liệu cao, có thể nâng cấp lên băng thông lên tới 1Gbps, an toàn dữ liệu, độ

ổn định cao, không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện, từ trường .
2. Mô hình FTTH cơ bản

Hình 2. 1. Mô hình một hệ thống FTTH
16

Dự kiến FTTH sẽ dần thay thế ADSL trong tương lai gần một khi băng thông
ADSL không đủ sức cung cấp đồng thời các dịch vụ trực tuyến trong cùng một thời điểm.
FTTH cung cấp 1 IP tĩnh thích hợp với các doanh nghiệp, tổ chức triển khai dễ dàng các
dịch vụ trực tuyến như IP Camera, lưu trữ mail, truyền dữ liệu tốc độ cao
Theo một báo cáo mới nhất của Heavy Reading, số hộ gia đình sử dụng kết nối
băng rộng FTTH trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng hàng năm trên 30% cho đến năm 2012
và đạt 89 triệu hộ khi đó. Hiện Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ là các quốc gia đi đầu trong
lĩnh vực băng thông rộng sử dụng công nghệ cáp quang này.
Công nghệ FTTH đã có khoảng 20 triệu kết nối toàn cầu, chỉ tính riêng ở 3 nước
Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ đã có thêm khoảng 6 triệu thuê bao, trong đó châu Á được
đánh giá là thị trường có tiềm năng phát triển lớn.
Theo dự đoán, vào cuối năm 2012, riêng châu Á sẽ có 54 triệu kết nối FTTH, tiếp
theo là châu Âu, khu vực Trung Đông Châu Phi, với 16 triệu, rồi đến Bắc Mỹ và Nam
Mỹ với 15 triệu.
Hiện nay, quá trình chuyển đổi sang FTTH đang được thực hiện ở nhiều nước,
gồm Đan Mạch, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan và Mỹ.
3. Phân biệt các loại cáp quang
a) Giới thiệu chung về cáp quang
Cáp quang dùng ánh sáng truyền dẫn tín hiệu, do đó ít suy hao và thường được
dùng cho kết nối khoảng cách xa.
Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được
tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một
lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu ánh sáng và hạn chế sự gẫy gập của sợi cáp
quang.

Sợi cáp quang được cấu tạo từ ba thành phần chính: lõi (core), lớp phản xạ ánh
sáng (cladding), lớp vỏ bảo vệ chính (primary coating hay còn gọi coating, primary
buffer).
Core được làm bằng sợi thủy tinh hoặc plastic dùng truyền dẫn ánh sáng. Bao bọc
core là cladding – lớp thủy tinh hay plastic – nhằm bảo vệ và phản xạ ánh sáng trở lại
17

core. Primary coating là lớp vỏ nhựa PVC giúp bảo vệ core và cladding không bị bụi,
ẩm, trầy xước.

Hình 2. 2. Cấu tạo cáp quang
Hai loại cáp quang phổ biến là GOF (Glass Optical Fiber) – cáp quang làm bằng
thuỷ tinh và POF (Plastic Optical Fiber) – cáp quang làm bằng plastic. POF có đường
kính core khá lớn khoảng 1mm, sử dụng cho truyền dẫn tín hiệu khoảng cách ngắn, mạng
tốc độ thấp. Trên các tài liệu kỹ thuật, bạn thường thấy cáp quang GOF ghi các thông số
9/125µm, 50/125µm hay 62,5/125µm, đây là đường kính của core/cladding; còn primary
coating có đường kính mặc định là 250µm.
Bảo vệ sợi cáp quang là lớp vỏ ngoài gồm nhiều lớp khác nhau tùy theo cấu tạo,
tính chất của mỗi loại cáp. Nhưng có ba lớp bảo vệ chính là lớp chịu lực kéo (strength
member), lớp vỏ bảo vệ ngoài (buffer) và lớp áo giáp (jacket) - tùy theo tài liệu sẽ có tên
gọi khác nhau. Strength member là lớp chịu nhiệt, chịu kéo căng, thường làm từ các sợi
Kevlar. Buffer thường làm bằng nhựa PVC, bảo vệ tránh va đập, ẩm ướt. Lớp bảo vệ
ngoài cùng là Jacket. Mỗi loại cáp, tùy theo yêu cầu sử dụng sẽ có thêm các lớp jacket
khác nhau. Jacket có khả năng chịu va đập, nhiệt và chịu mài mòn, bảo vệ phần bên trong
tránh ẩm ướt và các ảnh hưởng từ môi trường.
Có hai cách thiết kế khác nhau để bảo vệ sợi cáp quang là ống đệm không chặt
(loose-tube) và ống đệm chặt (tight buffer).
Loose-tube thường dùng ngoài trời (outdoor), cho phép chứa nhiều sợi quang bên
trong. Loose-tube giúp sợi cáp quang “giãn nở” trước sự thay đổi nhiệt độ, co giãn tự
nhiên, không bị căng, bẻ gập ở những chỗ cong.

18


Hình 2. 3. Loose-tube (Dây cáp quang dùng ngoài trời)
Tight-buffer thường dùng trong nhà (indoor), bao bọc khít sợi cáp quang (như cáp
điện), giúp dễ lắp đặt khi thi công.

Hình 2. 4. Tight-buffer (Dây cáp quang dùng trong nhà)
Trên một số tài liệu, ta thường sẽ gặp hai thuật ngữ viết tắt IFC,
OSP. IFC (Intrafacility Fiber Cable) là loại cáp dùng trong nhà, có ít lớp bảo vệ vật lý và
việc thi công lắp đặt linh hoạt. OSP (Outside plant cable) là loại cáp dùng ngoài trời, chịu
được những điều kiện khắc nghiệt của nhiệt độ, độ ẩm, bụi loại cáp này có nhiều lớp
bảo vệ.
Các tia sáng bên trong cáp quang có hai kiểu truyền dẫn là đơn mốt (Singlemode)
và đa mốt (Multimode).
Cáp quang Singlemode (SM) có đường kính core khá nhỏ (khoảng 9µm), sử dụng
nguồn phát laser truyền tia sáng xuyên suốt vì vậy tín hiệu ít bị suy hao và có tốc độ khá
lớn. SM thường hoạt động ở 2 bước sóng (wavelength) 1310nm, 1550nm.

Hình 2.5. Các kiểu truyền sóng
19

Cáp quang Multimode(MM) có đường kính core lớn hơn SM (khoảng 50µm,
62.5µm). MM sử dụng nguồn sáng LED (Light Emitting Diode) hoặc laser để truyền tia
sáng và thường hoạt động ở 2 bước sóng 850nm, 1300nm; MM có khoảng cách kết nối
và tốc độ truyền dẫn nhỏ hơn SM.
MM có hai kiểu truyền: chiết xuất bước (Step index) và chiết xuất liên tục (Graded
index).
Các tia sáng kiểu Step index truyền theo nhiều hướng khác nhau vì vậy có mức suy
hao cao và tốc độ khá chậm. Step index ít phổ biến, thường dùng cho cáp quang POF.

Các tia sáng kiểu Graded index truyền dẫn theo đường cong và hội tụ tại một
điểm. Do đó Graded index ít suy hao và có tốc độ truyền dẫn cao hơn Step index. Graded
index được sử dụng khá phổ biến.

Hình 2. 6. Đường kính core, cladding của MM và SM
Truyền dẫn tín hiệu trên cáp quang có hai dạng đơn công (simplex) và song công
(duplex). Simplex truyền tín hiệu chỉ 1 chiều. Duplex có thể truyền nhận tín hiệu 1 chiều
bán song công (half-Duplex) hoặc cả 2 chiều song công toàn phần (full-Duplex) ở cùng
thời điểm tùy theo cách cấu hình.

Hình 2. 7. Hai dạng truyền đơn công và song công
Để đấu nối cáp quang vào bảng đấu dây (Patch panel) hoặc vào các cổng vào/ra
(input/output) trên các thiết bị truyền nhận quang, người ta thường sử dụng dây nối quang
một đầu có sẵn đầu nối (Pigtail) hoặc cả hai đầu có sẵn đầu nối (Pathcord).
20


a. Dây quang pigtail b. Dây quang pathcord
Hình 2. 8. Các loại dây quang
b) Một số loại cáp quang
- Ribbon: cáp quang dạng ruy-băng, chứa nhiều sợi quang bên trong.
- Zipcord: hai sợi quang có vỏ ngoài liền nhau (như dây điện).

Hình 2. 9. Cáp dạng Ribbon và Zipcord
Bất kỳ giao tiếp quang nào cũng bao gồm 3 thành phần: nguồn phát, vật truyền
dẫn trung gian (cáp quang) và nguồn thu. Nguồn phát sẽ chuyển đổi tín hiệu điện tử thành
ánh sáng và truyền dẫn qua cáp quang. Nguồn thu chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu
điện tử.
Có hai loại nguồn phát là Laser và LED.
Laser ít tán sắc, cho phép truyền dẫn dữ liệu tốc độ nhanh, khoảng cách xa (trên

20km), dùng được cho cả Singlemode và Multimode nhưng chi phí cao, khó sử dụng.
LED tán sắc nhiều, truyền dẫn tốc độ chậm hơn, bù lại chi phí thấp, dễ sử dụng,
thường dùng cho cáp quang Multimode. LED dùng cho hệ thống có khoảng cách ngắn
hơn, có thể sử dụng cho cả sợi quang thủy tinh, sợi quang plastic.
c) Các thông số cần quan tâm
- Suy hao quang (Optical loss): lượng công suất quang (optical power) mất trong
suốt quá trình truyền dẫn qua cáp quang, điểm ghép nối. Ký hiệu dB.
- Suy hao phản xạ (Optical Return loss): ánh sáng bị phản xạ tại các điểm ghép
nối, đầu nối quang.
21

- Suy hao tiếp xúc (Insertion loss): giảm công suất quang ở hai đầu ghép nối. Giá
trị thông thường từ 0,2dB - 0,5dB.
- Suy hao (Attenuation): mức suy giảm công suất quang trong suốt quá trình
truyền dẫn trên một khoảng cách xác định. Ký hiệu dB/km.
Ví dụ, với cáp quang Multimode ở bước sóng 850nm suy giảm 3dB/km, trong khi
ở bước sóng 1300nm chỉ suy giảm 1dB/km. Cáp quang Singlemode: suy giảm 0,4dB/km
ở 1310nm, 0,3dB/km ở 1550nm. Đầu nối (connector) suy giảm 0,5dB/cặp đấu nối. Điểm
ghép nối (splice) suy giảm 0,2 dB/điểm.
- Bước sóng (Wavelength): là chu kỳ di chuyển của sóng điện từ. Ký hiệu nm
(nanometer). Ánh sáng chúng ta nhìn thấy được có wavelength từ 400nm đến 700nm
(màu tím đến màu đỏ). Cáp quang sử dụng ánh sáng nằm trong vùng hồng ngoại có
wavelength lớn hơn wavelength mà ta nhìn thấy – trong khoảng 850nm, 1300nm và
1550nm. Các bước sóng truyền dẫn quang được xác định dựa trên hai yếu tố nhằm khắc
phục tình trạng suy hao do năng lượng và vật liệu truyền dẫn: các bước sóng nằm trong
vùng hồng ngoại và các bước sóng không nằm trong vùng hấp thu, cản trở năng lượng
ánh sáng truyền dẫn (absorption) do tạp chất lẫn trong cáp quang từ quá trình sản xuất.
d) Đầu nối quang
Gồm nhiều thành phần kết hợp lại với nhau, chúng có nhiều kiểu như SC/PC,
ST/UPC, FC/APC Nhưng có hai thành phần bạn cần quan tâm, đó là kiểu đầu nối SC,

ST, FC và điểm tiếp xúc PC, UPC, APC.
SC (subscriber connector), ST (straight tip), FC (fiber connector) là các kiểu đầu nối
quang có dạng hình vuông, hình tròn

Hình 2. 10. Các loại đầu nối quang
22

Bên trong đầu nối là Ferrule, giúp bảo vệ và giữ thẳng sợi cáp quang. Ferrule được
làm bằng thủy tinh, kim loại, plastic hoặc gốm (ceramic) - trong đó chất liệu gốm là tốt
nhất.

Hình 2. 11. Ferrule
Đỉnh của ferrule được làm nhẵn (polish) với ba dạng điểm tiếp xúc chính PC
(Physical Contact), UPC (Ultra Physical Contact) và APC (Angled Physical Contact),
giúp đảm bảo chỗ ghép nối có ít ánh sáng bị mất hoặc bị phản xạ nhất.

Hình 2. 12. Các dạng điểm tiếp xúc của Ferrule
Dạng PC được vạt cong, sử dụng với các kiểu đầu nối FC, SC, ST. PC, có giá trị
suy hao phản xạ (optical return loss) là 40dB. Vì giá trị này khá cao, nên đã thúc đẩy các
nhà sản xuất tiếp tục tìm kiếm các giải pháp tốt hơn.
UPC là giải pháp tiếp theo, nó cũng được vạt cong như PC nhưng giảm return loss
hơn. UPC có giá trị return loss 50dB. UPC dùng với các đầu nối FC, SC, ST, DIN,
E2000.
APC được vạt chéo 8 độ, loại bỏ hầu hết sự phản xạ ở điểm ghép nối và có giá trị
return loss 60dB. Bạn nên lưu ý là khi đọc các thông số kỹ thuật quang đề cập mức suy
hao có thể làm bạn dễ hiểu sai về dấu “+” và “-“.
Chẳng hạn, với kết quả tính toán, đo đạc mức độ suy hao là -40dB. Trên thông số
kỹ thuật có thể viết giá trị suy hao (loss values) là 40dB hoặc số đo mức phản xạ là -40dB
hay độ lợi (gain) là -40dB. Tất cả đều như nhau, do đó cần chú ý cách viết để tránh hiểu
sai.

23

Hiện nay, giá thành cáp quang và các phụ kiện quang đã thấp hơn so với cách nay
vài năm. Cùng với việc ứng dụng nhiều giải pháp như IP Camera, VoIP, Hội nghị truyền
hình qua mạng, kết nối mạng gigabit giữa các tòa nhà, văn phòng, xưởng sản xuất; cáp
quang dần trở thành lựa chọn số một cho việc triển khai hạ tầng mạng đòi hỏi nhiều băng
thông và tốc độ cao.
II. Hệ thống FTTH của FPT Telecom


Hình 2. 13. Mô hình cơ bản FTTH của FPT
1. Tổng quan về thiết bị
Hiện nay trên hệ thống FTTH của FPT sử dụng các thiết bị sau:
- Converter Zyxel MC1000-SFP
- Converter Zyxel MC100FX-SC30-A
- Modem Zyxel P320-W
- SW GS3012F
- CARD ELC1220G
- MODULE ZYXEL LX-10
- MODULE ZYXEL LX-20
- Các loại dây nhảy quang
24

a) Converter Zyxel MC1000-SFP

- Converter là một thiết bị đặc biệt có tính năng chuyển dữ liệu được truyền dưới
dạng xung ánh sáng sang tín hiệu điện tương thích chuẩn 802.3 ( Ethernet)
- Converter có 1 port đồng và 1 khe cắm quang SFP
- Phụ thuộc vào khoảng cách của tuyến cáp quang ta có thể sử dụng những loại
module quang khác nhau , với SFP multi-mode (550m), SFP single-mode (10Km ,

20Km, 70Km maximum)
- Có thể hoạt động với các loại module chuẩn 802.3z 1000Base SX/LX ( port
quang 1Gbps)
 Thông số kỹ thuật:
- SFP đầu nối LC
- Converter tương thích chuẩn : IEEE802.3 10Base-T; IEEE802.3u 100Base-TX;
IEEE802.3ab 1000Base-T; IEEE802.3z 1000Base SX/LX
- Điện áp hoạt động 9V- 700mA
- Công xuất tối đa 9.7W
- DIP SW config:
Bảng 2. 1. Bảng trạng thái hoạt động của Converter Zyxel MC1000-SFP
Số
Chức năng
Trạng thái
Mô tả
1
SFP
On
1000Mbps Full duplex
Off
Auto-Negotiation
2
1000Base-T LLF
On
Enable
Off
Disable
3
SFP LLF
On

Enable
Off
Disable
25


Chức năng SFP nếu ở trạng thái On thì port quang chỉ chạy với tốc độ 1000Mbps
full duplex. Chức năng SFP nếu ở trạng thái Off thì port quang sẽ tự động Negotiate tốc
độ với port quang của thiết bị của ISP.
1000Base-T LLF , mặc nhiên nếu port quang của Converter có tín hiệu thì port
quang vẫn không sáng đèn chỉ khi nào port đồng của Converter sáng đèn thì port quang
mới sáng đèn , Data mới chạy qua được.
SFP LLF , mặc nhiên nếu port đồng của Converter có tín hiệu thì port này cũng
không sáng chỉ khi nào port quang có tín hiệu thì port đồng mới sang đèn , Data mới chạy
qua được.
Adapter : 230V- 50Hz -> 9V-700mA.
Hiện tại FPT đang sử dụng Converter Zyxel MC1000-SFP-SP (Media
Converter)

Về tính năng cũng gần như MC1000-SFP
- Điện áp hoạt động 12V – 0.8A / 9.6W
- Port đồng 1000Base-T
- Port quang 1000Base-FX /SFP
- Link Fault Signaling (LFS)
b) Converter Zyxel MC100FX-SC30-A

×