Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TƯ TƯỞNG CỦA PLATO VỀ NHÀ NƯỚC LÝ TƯỞNG QUA TÁC PHẨM “NHÀ NƯỚC”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.76 KB, 21 trang )


TƯ TƯỞNG CỦA PLATO VỀ NHÀ NƯỚC LÝ TƯỞNG
QUA TÁC PHẨM “NHÀ NƯỚC”
Lê Văn Phúc
Bộ môn Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
“Nhà nước” là một trong những tác phẩm lớn về tư tưởng chính trị của
Platon. Cùng với “Timeus”, “Parmenides” và “Sophistes”, tác phẩm đối thoại
này là sự trình bày gần như toàn bộ hệ thống triết học Platon thời kỳ chín
muồi tư tưởng, hay thời đứng tuổi. Những mặt tích cực và hạn chế lịch sử,
những đánh giá có tính phê phán đối với các tư tưởng và các thiết chế chính
trị – xã hội, những gợi mở và cả những quan điểm mâu thuẫn trong bản thể
luận, lý luận nhận thức và nhân sinh – xã hội có thể được tìm thấy một cách
tập trung ở đây.
“Nhà nước” có một kết cấu đa diện về mặt triết học. Chủ đề xuyên suốt
của nó là đưa ra cách xác định phạm trù “công bằng”, hay “công lý” (justice)–
một phạm trù đạo đức. Song trong quá trình phân tích Platon không bị lệ
thuộc vào phạm trù này, nói đúng hơn, “công bằng” với tính cách là một
phạm trù đạo đức mang tính lý tưởng đã thể hiện thiên hướng đạo đức – chính
trị của Platon, nhưng đó là phạm trù động và mở, được dùng làm cơ sở để lý
giải các vấn đề liên quan đến hoạt động của con người. Ta có thể nhận thấy
nội dung hết sức phong phú của “Nhà nước”, chẳng hạn vấn đề “sự tồn tại
đích thực” (ý niệm) như khuôn mẫu của các sự vật, ý niệm “lợi ích” như ý
niệm tối thượng giữa các sự vật, bản tính của linh hồn và quan hệ linh hồn –
thân xác, quan hệ giữa xã hội và cá nhân, giữa người với người, vấn đề nguồn
gốc nhà nước và phân tầng xã hội, mô hình “nhà nước kiểu mẫu”, hay nhà
nước hoàn thiện, lý tưởng với hàng loạt nội dung cụ thể của nó (thế nào là nhà
nước kiểu mẫu? Ai có đủ tư cách điều hành nhà nước ấy, và điều hành như
thế nào? Hệ thống giáo dục nào thích hợp? Thứ nghệ thuật nào được phép
truyền bá? Tổ chức đời sống của các công dân như thế nào để tránh những
biến thái cực đoan? v.v ).
“Nhà nước” là một tác phẩm đối thoại; đây là nét đặc trưng của phong


cách truyền đạt tư tưởng, khi mà sự tự do thay cho tính hệ thống chặt chẽ, sự
linh hoạt ứng tác thay cho các quy tắc lôgíc nghiêm ngặt. Các vấn đề được
thể hiện không theo trình tự nào, buộc người đọc phải xâu chuỗi các nội dung
1
và lần theo những mẩu đối thoại để phát hiện tư tưởng của chính Platon. Thực
ra Platon mượn thầy Socates bày tỏ quan điểm của mình, hơn là tự mình dẫn
dắt câu chuyện. Điều này có lợi cho việc trình bày một cách “trung lập” tư
tưởng của Platon, thông qua các luận chứng mang tính thuyết phục cao. Các
nhân vật tham gia đối thoại với Socrates gồm có Glaucon, Polemarchus (hay
Polemarchos), Thrasymachus, Adeimantus và Cephalus. Tên gọi tác phẩm
“Nhà nước”(hay “Cộng hoà”) ngụ ý một cách tiếp cận về quan hệ giữa cá
nhân và cộng đồng. Nó thể hiện ở lòng tin rằng thành viên tự do của xã hội
không tách khỏi cái toàn vẹn nhà nước, cái mà nó phụ thuộc, và rằng, căn cứ
vào mối liên hệ và theo khuôn mẫu này các vấn đề chính trị – đạo đức được
nêu ra, chẳng hạn ba cấp độ của linh hồn tương ứng với ba đẳng cấp (giai cấp)
xã hội, năm kiểu linh hồn tương ứng với năm kiểu nhà nước v.v
Xét toàn bộ kết cấu của tác phẩm đối thoại có thể nhận thấy đặc trưng
chung của tri thức cổ đại, tính chất tổng hợp của nó. Vấn đề là ở chỗ, nội
dung của tác phẩm không bàn đến những khía cạnh thuần tuý chính trị, hay
bản thể luận chính trị, mà gắn kết hữu cơ với thế giới quan Platon , với quan
điểm thẩm mỹ, giáo dục, nghệ thuật. Ở đây tính thống nhất về thế giới quan
đã được làm sâu sắc thêm. Nhà nước lý tưởng mà Platôn hình dung trên cơ sở
đánh giá có phê phán các hình thức nhà nước đã và đang tồn tại cũng là sự
triển khai học thuyết về tồn tại, nơi mà Platôn đối lập tồn tại đích thực, bất
biến, vĩnh viễn với thế giới của vẻ ngoài, sự biến đổi và khả hủy.
Phân tầng xã hội và quyền lực. “Nhà nước” với tính cách là không
tưởng chính trị.
Platon lưu ý rằng nhà nước mà ông mô tả trong tác phẩm đối thoại
“Nhà nước” (hay “Nền cộng hòa”) không phải là sự mô tả nhà nước Hy Lạp,
hay một nhà nước nào đó tồn tại trong thực tế. Đó là mô hình nhà nước “lý

tưởng”, nghĩa là thứ nhà nước cần phải tồn tại, nhưng cho đến nay chưa hề có
và chưa tồn tại ở đâu. Nói khác đi, đó là tác phẩm không tưởng (Utopia, xuất
phát từ nguyên gốc Hy Lạp topos là “vị trí”, u là “không”, suy ra “vị trí không
có ở đâu cả”, không có trong thực tế). Không tưởng chính trị của Platon, cũng
như bất cứ học thuyết không tưởng nào khác, chứa đựng hai yếu tố gắn kết
với nhau : thứ nhất, yếu tố phê phán. Để hướng tới một nhà nước lý tưởng,
cần vạch ra hạn chế của nhà nước hiện tồn, từ đó đặt ra khả năng loại bỏ
những đặc tính tiêu cực của nó, thay thế bằng các đặc tính mới phù hợp hơn,
hoàn thiện hơn. Tinh thần hoài nghi, phê phán là điều kiện để đi đến sáng tạo
cái mới, cả trong lý luận lẫn trong thực tiễn. Sự phê phán của Platon đối với
2
nền dân chủ chủ nô và các kiểu nhà nước khác “xuyên tạc nhà nước hoàn
thiện” thể hiện tinh thần này. Thứ hai, yếu tố tích cực, xây dựng. Nó gắn liền
với những dự án cải tổ đời sống chính trị, xác định cái cần có trong nhà nước
tương lai. Do chỗ học thuyết không tưởng mong muốn thay thế cái hiện tồn
bằng cái mới được tưởng tượng ra, nên nó mang tính chất hoang tưởng, tính
chất tưởng tượng (imaginative). Tuy nhiên yếu tố hoang tưởng của học thuyết
không tưởng không hoàn toàn tách khỏi thực tiễn, bởi nó xuất phát từ sự đánh
giá lại thực tiễn. Chớ nên nghĩ đơn giản học thuyết không tưởng là sự tưởng
tượng thuần túy, hay dựa trên cơ sở của tưởng tượng thuần túy. Tưởng tượng
có thể tách khỏi hiện thực , nhưng trong một học thuyết không tưởng, mà ở
đây là không tưởng chính trị, sự tưởng tượng về cái cần có mang ý nghĩa của
khát vọng con người, căn cứ vào điều kiện sinh hoạt chính trị hiện tại. Nó là
sự phản ứng đối với thực tại đang khủng hoảng. Diện mạo, đường nét, hình
ảnh của học thuyết không tưởng khác với diện mạo, đường nét, hình ảnh của
đời sống hiện thực, nhưng sự vượt qua hiện thực trong lý luận lại góp phần
thúc đẩy hành động con người, vượt qua những rào cản, những định chế và
cả những định kiến chính trị, hướng đến cái tốt đẹp và hoàn thiện hơn. Không
tưởng – đó là sự phê phán, đi tới phủ nhận thực tiễn hiện có của xã hội, sự
phản ánh những đặc trưng hiện thực nào đó của nó từ vị thế của vị quan tòa.

Cơ sở của cái được tưởng tượng là thực tiễn, chỗ dựa của những suy tưởng là
thế giới trần tục, hiện thực.
Yếu tố phê phán thể hiện mạnh mẽ trong quan điểm về nhà nước của
Platon. Ông không chỉ mô tả kiểu nhà nước lý tưởng điển hình, mà trực tiếp
đối lập nó với các kiểu nhà nước tiêu cực đã và đang tồn tại. Trong tất cả các
nhà nước kiểu ấy bất hòa thay cho sự đồng thuận và nhất trí, bạo lực và cưỡng
bức thay cho sự phân phối nghĩa vụ một cách công bằng, tham vọng quyền
lực và những mục tiêu thấp hèn thay cho khát vọng vươn đến những mục tiêu
cao nhất và chân chính nhất, thói hám lợi, bon chen, đua tranh tiền bạc, thói
tham lam thay cho quan niệm đúng mực về lợi ích và nhu cầu vật chất. Tóm
lại, ở đây mối quan tâm và sự kích thích vật chất trở thành đặc trưng chung và
động lực cơ bản trong hoạt động của con người Theo Platon, tất cả các nhà
nước đang tồn tại hiện nay đều thuộc về kiểu tiêu cực này; ở tất cả chúng đều
nổi lên mâu thuẫn giữa giàu và nghèo, và dường như trong mỗi nhà nước đều
có sự phân đôi giữa hai nhà nu7oc1 thù địch nhau – nhà nước của người
nghèo và nhà nước của người giàu (quyển VII, 422e – 423a). Các kiểu (đôi
khi Platon sử dụng “kiểu” và”hình thức” theo cùng một nghĩa - ĐNT) nhà
3
nước không hoàn thiện, theo Platon, ra đời sau thời đại thống trị của Cronos –
hình thức hoàn thiện của cộng đồng vũ trụ. Ong tưởng tượng rằng trong thời
đại ấy các thần linh điều hành các lĩnh vực riêng biệt, còn trong đời sống con
nguời những nhu cầu thiết yếu nh6t1 đều được đáp ứng đầy đủ, không có bất
hòa, xung đột, chiến tranh. Con người khi ấy không sinh ra từ con người, mà
từ Đất Me, không thiếu thốn về chổ ở và nghỉ ngơi. Thời gian rảnh họ dành
một phần cho nghiên cứu triết học. Mọi người sống hòa thuận với nhau và
hòa hợp với tự nhiên.
Lẽ cố nhiên không thể lấy chế độ xã hội đã xa xưa này làm khuôn mẫu
cho nhà nước lý tưởng, hoàn thiện, bởi lẽ điều kiện vật chất của cuộc sống
hôm nay không cho phép thực hiện được điều đó. Chiến tranh, xung đột vì lợi
ích vật chất và những tham vọng chính trị, những hiểm họa từ thiên nhiên…

buộc chúng ta tìm kiếm phương thức tổ chức đời sống chính trị mới, thay vì
trở về với cái không thể. Platon bày tỏ sự tiếc nuối về quá khứ vàng son,
nhưng con đường trở về với nó, theo ông, không thể hiện được tính tất yếu
lịch sử.
Có bốn hình thức khác nhau thuộc về kiểu nhà nước tiêu cực, được
Platon phân tích ở quyển VIII : phú hào (timokratia), hoạt đầu, hay quả đầu,
đầu sỏ chính trị… (oligarchea), dân chủ (demokratia), độc tài (tyrania). Bốn
hình thức này không đơn giản là các biến tướng của kiểu nhà nước tiêu cực.
Khi so sánh với nhà nước hoàn thiện mỗi hình thức trong số chúng là nấc
thang của những chuyển hóa, sự xấu đi, hay sự xuyên tạc hình thức hoàn
thiện. Chế độ phú hào là quyền lực xác lập trên sự thống trị của thói hám
danh. Trong chế độ phú hào còn lưu giữ bước đầu các đặc trưng của chế độ
hoàn thiện cổ sơ, chẳng hạn nhà cai trị chú trọng đến danh dự, các chiến binh
tách khỏi nghề nông và nghề thủ công, không quan tâm đến lợi ích vật chất;
đồ ăn thức uống dùng chung; thể dục thể thao và rèn luyện sức khỏe được duy
trì. Những dấu hiệu đầu tiên của sự suy thoái là ham muốn làm giàu và thói
hám lợi. Với thời gian những kẻ hám lợi ấy bắt đầu tích lũy vàng bạc châu
báu trong các bức tường nhà mình, lối sống xa hoa thay thế dần lối sống
khiêm nhường trước đây. Như vậy là bắt đầu bước chuyển từ phú hào trị sang
hoạt đầu (quả đầu) trị (oligarchea, xuất phát từ tiếng Hy Lạp “oligoi” nghĩa là
“số ít” = sự thống trị của số ít đối với đa số, nhưng đó là số ít lập thành phe
cánh, “không chân chính”). Đó là chế độ nhà nước và nền cai trị mà những kẻ
nắm quyền dựa trên tư cách tài sản. Ở đó chỉ người giàu mới thống trị (quyển
VIII, 550c). Trong nhà nước hoạt đầu số phận của nhà cai trị thật chông chênh
4
và thảm hại : kẻ trục lợi giàu có tựa như những con ong đực trong tổ ong cuối
cùng trở thành kẻ kiết xác. Tuy nhiên, khác với những con ong đực, nhiều kẻ
trong số những con ong hai chân ấy được trang bị bằng nọc độc – đó là những
tên tội phạm, những kẻ dã tâm, những kẻ cắp, những bật thầy của cái ác.
Trong chế độ hoạt đầu luật pháp không được thi hành. Một nhóm người nắm

giữ nhiều công việc khác nhau, từ nộng nghiệp, thủ công đến quân sự. Nhà
nước hoạt đầu cho phép con người được toàn quyền sử dụng của cải đã tích
lũy được. Quyền này dẫn đến chỗ con người biến thành một kẻ hoàn toàn vô
ích đối với xã hội. Nhưng nên nhớ rằng, - Platon lưu ý, - khi không phải là
một phần của quốc gia, con người sẽ chỉ là kẻ khốn khổ và cô đơn.
Sự tiến triển tiếp theo của chế độ hoạt đầu đưa đến chỗ nó thoái hóa
thành một hình thức tồi tệ hơn nữa – dân chủ. Về mặt hình thức đó là quyền
lực của những công dân tự do. Song trong nhà nước dân chủ sự đối lập giữa
người giàu và người nghèo còn gay gắt hơn cả trong chế độ hoạt đầu. Việc gia
tăng lối sống xa hoa, vốn tồn tại trong chế độ hoạt đầu, , những cám dỗ tiền
bạc không cưỡng được, đã đẩy những người trẻ tuổi vào tay bọn trục lợi;
ngược lại, sự phá sản nhanh chóng và quá trình biến người giàu thành người
nghèo làm nảy sinh sự đố kỵ, sự độc ác của người nghèo chống lại người giàu
và những hành động quá khích chống lại toàn bộ chế độ nhà nước, thứ chế độ
đảm bảo cho người giàu thống trị người nghèo. Hơn nữa, chính những điều
kiện của xã hội dân chủ đã làm dày đặc thêm không chỉ những cuộc tiếp xúc
giữa người nghèo và người giàu, mà cả những hành động phối hợp trong các
cuộc thi đấu, các cuộc tranh tài và chiến đấu. Sự gia tăng nỗi giận dữ của
người nghèo chống người giàu đưa đến bạo loạn. Nếu như bạo loạn được kết
thúc bằng chiến thắng của người nghèo, thì họ thủ tiêu một bộ hpận người
giàu, xua đuổi một bộ phận khác, còn quyền lực nhà nước và các chức năng
điều hành thì được phân chia giữa tất cả các thành viên xã hội. Nhưng tính
chất man rợ hóa và tính chất thiếu quyết đoán cũng do đó mà xuất hiện, khiến
cho quyền lực của “số đông” biến thành sự bất lực.
Theo Platon, chế độ độc tài mới là hình thức tồi tệ nhất của sự xuyên
tạc chế độ nhà nước hoàn thiện. Đó là quyền lực của một nguời đối với tất cả.
Độc tài vừa là sự thái quá của dân chủ, vừa là hệ quả tất yếu của sự khủng
hoảng chế độ dân chủ. Căn bệnh này, cái căn bệnh làm băng hoại và hủy diệt
chế độ hoạt đầu, và được sinh ra từ sự độc đoán, còn tiếp tục làm khốn khổ
nhiều hơn, mạnh hơn, và nô dịch nền dân chủ (xem quyển VIII, 563e). Theo

Platon, tất cả những gì thái quá đều dẫn đến chiều hướng ngược lại với trạng
5
thái ban đầu : sự thừa thải tự do dẫn các cá nhân lẫn toàn bộ thị quốc đến sự
nô lệ (xem quyển VIII, 563e – 564a). Do đó mà nền độc tài sinh ra từ chính
dân chủ thái quá, sự nô lệ khủng khiếp nhất xuất phát từ tự do vĩ đại nhất. Vì
sao điều “bất bình thường” đó lại xảy ra? Trước hết kẻ độc tài khẳng định
khả năng điều hành của hắn từ sự hỗ trợ của cơ quan đại diện. Trong những
ngày tháng chấp chính đầu tiên hắn “mỉm cười với tất cả”, với những ai mà
hắn gặp, và luôn tuyên bố rằng hắn ghét độc tài, hắn không phải là kẻ độc tài.
Hắn đưa ra nhiều lời hứa hẹn, , giải phóng công dân khỏi các nghĩa vụ, chia
đất cho dân và những kẻ tâm phúc. Thế là hắn đã đóng vai một con người
hiền lành và đáng mến đối với mọi người (xem quyển VIII, 566de). Kẻ độc
tài thường xuyên gây ra chiến tranh, nhằm gây cho dân chúng cảm giác về sự
cần thiết có thủ lĩnh hùng mạnh và tin cậy. Nhưng chiến tranh triền miên lột
dần bộ mặt thật của nhà độc tài, buộc hắn phải đối mặt với cơn giận dữ của
dân chúng và cả những người trước đây từng ủng hộ hắn. Để bám giữ chiếc
ghế quyền lực nhà độc tài không còn cách nào khác là thủ tiêu những người
chống đối, cho đến khi “không còn một ai từ bạn, từ thù có thể hợp với mình”
(quyển VIII, 567b).
Sự phân loại và đánh giá các hình thức nhà nước tiêu cực không phải là
kết quả của trí tưởng tượng, mà có cơ sở từ những nghiên cứu của Platon về
các hình thức nhà nước đã và đang tồn tại ở Hy Lạp Chính những đánh giá
có tính phê phán này (mặc dù đôi chỗ không tránh khỏi cực đoan) tạo điều
kiện cho các thời đại sau rút ra được những bài học bổ ích trong quá trình xác
lập không gian chính trị tích cực dành cho con người.
Platon đem đối lập các hình thức nhà nước không hoàn thiện ấy với dự
án của mình về nhà nước lý tưởng, kiểu mẫu. Cũng như trong chế độ hoạt đầu
nhà nước Platon được cai trị bởi số ít. Song khác với chế độ hoạt đầu số ít ấy
phải là những người thực sự có khả năng lãnh đạo nhà nước nhờ tư chất và tài
năng thiên phú, cũng như quá trình tích lũy kinh nghiệm chính trị lâu dài. Chỉ

các triết gia mới hội đủ những điều kiện ấy, xứng đáng làm người đứng đầu
nhà nước kiểu mẫu. Tại sao? Theo Platon, các triết gia là “những người có
khả năng đạt đến cái đồng nhất vĩnh cửu với chính mình” ((quyển VI, 484b).
Những người khác không có được phẩm chất ấy. Họ không có khả năng, tựa
như các họa sỹ, tìm hiểu chân lý tối thượng, và cũng không có khả năng hiểu
được khi nào cần xác lập các quy luật mới về cái đẹp, công bằng và lợi ích,
hay bảo vệ những quy luật đang tồn tại” (quyền VI, 484cd). Triết gia có tầm
bao quát rộng, toàn diện mọi tồn tại, không dừng lại ở các hiện tượng riêng
6
biệt, mà đi xa hơn, đến bản chất của sự vật (xem VI, 490b). Các triết gia, khác
với những người bình thường, có khát vọng nhiệt thành vươn đến sự hiểu biết,
cái “hé mở cho họ thực tại vĩnh cửu nà tồn tại không trải qua sinh diệt”
(quyển VI, 485b). Ngoài ra nhà triết học còn có tính trung thực, tỏ thái độ dứt
khoát với bất kỳ sự giả dối nào, căm thù sự giả dối và yêu chân lý” (quyển VI,
485c). Triết gia, vì thế, đối lập với “đám đông” (xem quyển VI, 494a – 497b).
Thực ra, chẳng hạn, đám đông, cũng như triết gia, đều đề cao cái đẹp. Tuy
nhiên họ cảm nhận cái đẹp của từng sự vật, mà không đạt đến cái đẹp thể hiện
trọn vẹn bản chất đích thực của cái đẹp. Đám đông có tính thận trọng, chu
đáo, nhưng thiếu khát vọng đi đến tận cùng của sự khám phá chân lý (xem
quyển VI, 494ab).
Điều kiện và nguyên tắc chủ yếu của nhà nước hoàn thiện là công
bằng. Nó thể hiện ở chỗ mỗi công dân được dành cho một công việc hay một
vị trí phù hợp. Nơi nào đạt được điều này, nơi đó thực hiện quá trình đưa
những cái tản mác về sự thống nhất và hài hòa.
Nhà nước lý tưởng cần có những đặc trưng về tổ chức chính trị và
phẩm hạnh đạo đức , giải quyết thành công các nhiệm vụ sống còn của nó.
Nhà nước ấy, một là, cần phải sử dụng các phương tiện bảo vệ đủ sức phòng
thủ và chống trả kẻ thù bên ngoài; hai là, cần phải đáp ứng một cách có hệ
thống các lợi ích vật chất thiết yếu cho mọi thành viên xã hội; ba là, cần phải
quản lý sự tiến triển của hoạt động tinh thần và định hướng nó. Thực hiện

được tất cả những nhiệm vụ này có nghĩa là thực hiện ý niệm lợi ích như ý
niệm tối cao, thống trị thế giới.
Trong nhà nước của Platon các chức năng và các hình thức công việc
xã hội được phân chia giữa các giai cấp, hay đúng hơn, các đẳng cấp, các
công dân, tạo nên sự liên kết hài hòa. Trong quan điểm phân tầng xã hội của
Platon nổi bật hai nguyên tắc – kinh tế và đạo đức, nghĩa là, thứ nhất, xem
xét sự khác biệt về đẳng cấp theo sự phân công lao động, thứ hai, xem xét sự
khác biệt ấy theo tư chất và phẩm hạnh đạo đức.
Chính trong sự phân công lao động Platon nhận thấy nền tảng của chế
độ xã hội hiện thời. Ong tìm hiểu cả nguồn gốc của chuyên môn hóa các
ngành nghề đang tồn tại. C. Mác (K. Marx) đánh giá cao sự phân tích của
Platon về phân công lao động trong “Nhà nước”. Ong gọi “sự mô tả của
Platon về phân công lao động đối với thới đại mình, như cơ sở tự nhiên của
thị quốc” là thiên tài (xem chương X, dành cho “Chống Đuyrinh” của Ph.
Angghen. C. Mác và Ph. Angghen, toàn tập, t.20, Nxb CTQG, HN, 1994, tr.
7
320). Platon khẳng định rằng, nhu cầu của các công dân tạo thành xã hội là
đa dạng, nhưng năng lực của mỗi thành viên xã hội đối với việc thỏa mãn
những nhu cầu ấy là hữu hạn. Từ đây Platon đưa ra quan điểm về sự cần thiết
hình thành cộng đồng, hay “thị quốc”, mà ở đó “người ta quan tâm thỏa mãn
nhu cầu này hay nhu cầu khác tùy lúc tùy nơi. Trước những thách thức ngày
càng tăng về nhu cầu, người ta đi đến sự hợp nhất với nhau, sống cùng nhau
và giúp đõ lẫn nahu : cộng đồng như thế chúng ta cũng có thể gọi là nhà
nước” (quyển II, 369c). Điểm tiến bộ trong việc tìm hiểu nguồn gốc nhà nước
của Platon là ông xuất phát từ khía cạnh kinh tế, từ hoạt động vật chất của xã
hội.
Platon xem xét ý nghĩa của sự phân công lao động xã hội không từ góc
độ người làm ra sản phẩm, mà từ góc độ người sử dụng sản phẩm. Theo C.
Mác, quan điểm cơ bản của Platonlà ở chỗ, người lao động cần thích ứng với
công việc, chứ không phải công việc thích ứng với người lao động” (C.Mác

và Ph. Angghen, t. 23, 378 Russ). Mỗi một vật, theo Platon, được làm ra nhẹ
nhàng hơn, tốt hơn và nhiều hơn về số lượng, “nếu như hoàn thành một công
việc nào đó phù hợp với năng khiếu tự nhiên, và hơn nữa kịp thời. Không bị
những công việc khác làm cho xao nhãng” (quyển II, 370c). “Quan điểm giá
trị sử dụng” (Mác, t.23, 378Russ) như thế đã đưa Platon đến chỗ nhìn thấy
trong sự phân công lao động không chỉ “cơ sở phân chia xã hội ra thành các
đẳng cấp”, mà cả “nguyên tắc cơ bản của việc xác lập nhà nước” (C.M &
Ph.Ă, t.23, 379Russ). Mác còn bổ sung thêm rằng nguồn gốc quan niệm của
Platon về nhà nước có thề là những ghi nhận của ông về chế độ xã hội và hình
thái nhà nước Ai Cập cùng thời với ông, nói khác đi, nền cộng hòa của Platon
thực chất “chỉ là sự lý tưởng hóa của người Hy Lạp về chế độ đẳng cấp…Đối
với các tác giả khác cùng thời với Platon Ai Cập là …hình mẫu của một nước
công nghiệp” (nt, 379Russ).
Cơ chế nhà nước hoàn thiện cần được xác lập trước hết trên cơ sở các
nhu cầu (quyển II, 369c). Việc liệt kê các nhu cầu chứng tỏ rằng trong thị
quốc cần tồn tại nhiều lĩnh vực phân công lao động. Ở đó cần có không chỉ
những người lo chuyện ăn uống, những người thợ xây, những người thợ dệt
may, mà cả những người lao động tạo ra các công cụ cần thiết cho tất cả các
loại ngành nghề ấy. Ngoài chúng ra cũng cần thiết có những người chuyên tạo
ra các công cụ hỗ trợ. Những người ấy là, chẳng hạn, những người chăn nuôi
gia súc : họ cung cấp các phương tiện vận chuyển, khai thác lông và da. Nhu
cầu cung cấp những sản phẩm thiết yếu và các hàng hóa khác từ các nước và
8
các thị quốc đòi hỏi sản xuất ra phần dư để trao đổi, buôn bán, qua đó tăng số
lượng người sàn xuất hàng hóa Về phần mình, nền thương mại phát triển đòi
hỏi sự hoạt động đặc biệt của những người trung gian mua bán, công việc
xuất, nhập khẩu. Tóm lại, có một đẳng cấp rất rộng liên quan đến đẳng cấp
vừa nêu, đó là những thương gia, những nguời buôn bán. Từ nhu cầu thương
mại và trao đổi hàng hóa mà thị trường ra đời, cùng với việc chế tạo ra đồng
tiền kim khí như đơn vị trao đổi. Sự xuất hiện của thị trường về phần mình

sinh ra đẳng cấp mới với các chuyên gia nghiên cứu thị trường, những người
buôn bán nhỏ, những người môi giới, và những người làm nghề đầu cơ. Trong
nhà nước hoàn thiện, để các chức năng của nó được thực hiện đầy đủ, theo
Platon, việc ra đời đẳng cấp những người làm nghề dịch vụ, bán sức lao động
vì tiền công là cần thiết. Nhũng người làm thuê như thế Platon gọi là những
người “cho thuê sức lực của mình” và gọi giá của sự cho thuê ấy là tiền công
(xem quyển II, 371e).
Những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm và vật dụng cần thiết
cho nhà nước , hoặc phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu dùng, thuộc về
đẳng cấp thấp trong hệ thống phân tầng xã hội . Trên đẳng cấp đó là các đẳng
cấp cao, , gồm đẳng cấp các chiến binh – người bảo vệ và đẳng cấp các nhà
cai trị. Platon đưa họ vào lĩnh vực đặc biệt của sự phân công lao động xã hội.
Khi đưa hai đẳng cấp cao ấy vào lĩnh vực này, Platon nhấn mạnh tầm quan
trọng của nghề binh và nghề quản lý, điều hành các công việc nhà nước (nghề
làm chính trị).
Ở khía cạnh đạo đức Platon đặt những người lao động sản xuất vật chất
và dịch vụ ở củng một cấp độ, còn cấp độ khác là các chiến binh và các nhà
cai trị. Platon đánh giá phẩm chất đạo đức của những người bình dân thấp hơn
phẩm chất đạo đức của hai đẳng cấp chiến binh và nhà cai trị – triết gia (vua
– yt==triết gia). Tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng trong nhà nước hoàn thiện cả
ba đẳng cấp công dân đều cần thiết cho nhà nước và và đều đáng xem là cao
cả và tốt đẹp. Thêm một điểm nữa : giữa nguồn gốc xuất thân từ giai cấp này
hay giai cấp khác và các phẩm chất đạo đứckhông có mối ràng buộc đến mức
khó vượt qua, người có phẩm chất đạo đức cao qúy có thể sinh ra trong giai
cấp thấp; và ngược lại các công dân vốn được sinh ra từ hai giai cấp cao kia
rất có thể mang một tâm hồn thấp hèn. Sự không tương xứng này đe dọa đe
dọa sự hài hòa của chế độ nhà nước. Chính vì thế một trong những nghĩa vụ
của các nhà cai trị là theo dõi và xác định tư chất đạo đức của trẻ con từ tất cả
các đẳng cấp quản lý và dạy dỗ chúng phù hợp với tư chất tự nhiên. Nếu trong
9

tâm hồn của trẻ yếu tố “đồng” và “sắt” nổi bật lên , thì không cần biết nó
thuộc giai cấp nào, vẫn sẵn sàng đẩy nó đến với những người nông dân và thợ
thủ công một cách không thương tiếc. Song nếu những bậc cha mẹ là nông
dân hay thợ thủ công sinh ra những đứa trẻ mà trong tâm hồn chúng dần dần
tràn ngập yếu tố “bạc” và “vàng”, thì chúng được đưa đến với các nhà cai trị –
triết gia hay các chiến binh mà không có gì phải e ngại. Tuy nhiên về cơ bản
Platon vẫn bảo vệ nguyên tắc tách biệt các đẳng cấp cao khỏi đẳng cấp xã hội
thấp, xem đó là điều kiện của một nhà nước công bằng. Sau khi chỉ ra rằng sự
phân công lao động là tiền đề sâu xa của sự xuất hiện nhà nước, Platon đã
không chú trọng vấn đề những người lao động cần được đào tạo bằng cách
nào để sử dụng một cách hữu hiệu các bổn phận và nghĩa vụ đối với xã hội.
Toàn bộ sự quan tâm của Platon chỉ hướng vào việc giáo dục các chiến binh,
xác định những điều kiện hoạt động và lối sống của họ.
Các phẩm hạnh của nhà nước hoàn thiện và các đẳng cấp tương ứng
Nhiệm vụ chính của “Nhà nước” là giải đáp vấn đề về đời sống hạnh
phúc và hoàn thiện của xã hội nói chung. Platon không tìm hiểu số phận của
cá nhân, những thiên hướng và nhu cầu của nó trong hoạt động phức tạp và đa
dạng. Sự quantâm của ông chỉ nhằm vào nhà nước như cái toàn vẹn thống
nhất . Platon cũng không suy nghĩ về những hậu quả tiêu cực của sự phân
công lao động và phân tầng xã hội gay gắt đối với từng cá thể, vấn đề tha
hóa, mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, những vấn đề mà vào các thời đại sau
trở thành điểm nóng của các cuộc tranh luận tư tưởng.
Bốn phẩm hạnh cơ bản cần có của nhà nước hoàn thiện, theo Platon,
là : sự sáng suốt (khôn ngoan), can đảm, điều độ (chín chắn) và công bằng.
Platon hiểu sự sáng suốt không như kỹ năng nào đó , hay tri thức thông
thường, mà như tri thức cao nhất , hay khả năng đem đến lời khuyên tốt về
vấn đề nhà nước nói chung- về phương thức định hướng và lãnh đạo thực hiện
các công việc đối nội và quan hệ đối ngoại. Chỉ các nhà cai trị – triết gia ,
hay“những người bảo vệ hoàn thiện” , mới có thứ phẩm hạnh này. Chính xác
hơn, phẩm hạnh ấy không hẳn chỉ là thứ chuyên môn về cai trị, mà còn là

năng lực trực giác về các ý niệm vĩnh cửu, hoàn thiện, tối cao tầm mức vũ trụ,
nói khác đi, là phẩm hạnh đạo đức đi vào chiều sâu, bản chất (xem quyển IV,
428b – 429a).
Nhà cai trị – triết gia là mẫu mực của chủ thể quyền lực trong nhà
nước lý tưởng. Chừng nào triết gia chưa đóng vai trò lãnh đạo nhà nước, thì
10
quyền lực cònchưa đạt được sự thống nhất, và nhà nước chưa được giải thoát
khỏi cái ác (xem V, 473d).
Cũng như sự sáng suốt, can đảm không phải là đức hạnh cố hữu ở tất
cả. Nó là phẩm chất cần có của một bộ phận công dân – các chiến binh. Can
đảm trở thành thước đo sự trung thành của các chiến binh, bởi lẽ sự trung
thành sẽ khiến người lính bất chấp khó khăn và hy sinh, hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình đối với tổ quốc.
Platon lưu ý : đừng nghĩa đơn giản là mỗi hạng người có và chỉ có một
phẩm hạnh tương ứng, mà ở đây chỉ nhấn mạnh phẩm hạnh ưu thế, hay cần
có, của từng hạng nguời mà thôi.
Khác với sự sáng suốt và can đảm, điều độ là phẩm hạnh thuộc về tất
cả các thành viên xã hội. Sự hiện diện của nó đưa mọi thứ trở về trạng thái
bình thường, tránh những bất cập và thái quá. Điều độ (chín chắn) là cơ sở
cần thiết của các quan hệ hài hòa trong xã hội, ngăn chặn cái xấu, cái ác, cái
phi đạo đức (xem quyển IV, 430d – 432a). Công bằng làm nên phẩm hạnh thứ
tư của nhà nước lý tưởng. Nó xuất phát từ điều độ và chịu sự quy định của
điều độ. Lẽ công bằng được hiểu là mỗi người cần làm một công việc có ích
trong nhà nước tùy theo khả năng và thiên hướng của mình, không can thiệp
vào công việc của người khác (quyển IV, 433a, 434b – c). Công bằng, do đó
là sự đảm bảo trật tự tự nhiên của sự vật. Nếi điều này bị vi phạm, chẳng hạn
thợ thủ công làm công việc của chiến binh, thậm chí tham gia điều hành nhà
nước, thì tai họa sẽ đến đối với nhà nước.
Nhà nước nào con gnười nấy, từ sự tồn tại của mỗi cá nhân với những
phẩm hạnh cần có, ta có thể suy nghĩ về những phẩm hạnh của nhà nước. Chú

ý trích đoạn đối thoại sau đây giữa Socrates và Glaucon (435b – 441a) :
Socrates : - … con người công bằng không thể khác với nhà nước công
bằng theo chính ý niệm công bằng của mình, mà ngược lại đồng nhất với nó.
Glaucon : Vâng, đống nhất.
Socrates : Thêm nữa, chúng ta thừa nhận một nhà nước công bằng, khi
ở đó có ba đẳng cấp khác nhau về bản tính và thực hiện đúng công việc của
mình. Còn nhà nước mà chúng ta gọi là nhà nước điều độ, can đảm (mạnh
mẽ) và sáng suốt là nhà nước hình thành nhờ trạng thái tương ứng và đặc tính
của đai diện các đẳng cấp ấy.
Nghĩa là, bạn thân mến, chúng ta cũng sẽ đánh giá như thế đối với từng
người cụ thể : trong linh hồn mỗi cá nhân có những kiểu như trong nhà nước,
và nhờ những trạng thái ấy của chúng mà sẽ có cách vận dụng tương tự.
11
Từ 435d đến 439e đối thoại xoay quanh chủ đề này.Trong đoạn đối
thoại 440d Platon ngụ ý về một loại người mà nhà cai trị ví như con chó của
mình, còn mình ví như người chăn dắt. Glaucon tâng bốc thầy Socrtes : “So
sánh của người rất thành công…Chúng ta giao việc bảo vệ nhà nước cho
những người lính như những con chó giữ nhà, còn những nhà cai trị chính là
những người chăn dắt.” (quyển IV, 449d).
Sự tương đồng biện chứng giữa thế giới vĩ mô (nhà nước, xã hội) và
thế giới vi mô (con người) được Platon xác lập trên một cơ sở thế giới quan
nhất định – học thuyết về linh hồn. Platon chỉ ra trong tâm hồn ba thành tố
(bản nguyên), hay ba cấp độ : bản nguyên lý trí (lý tính), bản nguyên ý chí
(nhiệt thành), bản nguyên phi lý (dục vọng), là “bạn của sự thoả mãn và khoái
lạc”. Quan điểm này được Platon tiếp tục phân tích ở đoạn đối thoại 441a.
Theo Platon, trong nhà nước hình thành ba loại bản nguyên hoạt động : làm
việc, bảo vệ, dẫn dắt. Trật tự này tương ứng với đẳng cấp từ thấp đến cao,
theo cấu trúc hình chóp. Điều đó có nghĩa là trong linh hồn có ba bản nguyên
tương ứng như đã nêu. Riêng về bản nguyên ý chí Platon đánh giá :”Về thực
chất nó đóng vai trò kẻ bảo vệ bản nguyên lý trí, nếu như không bị sự giáo

dục ngu xuẩn làm thui chột”.
Trong đoạn đối thoại 443d (quyển IV) Platon giải thích thêm về công
bằng :”Xét thực chất công bằng … không hiểu theo nghĩa những hiểu hiện
bên ngoài của con người, mà theo nghĩa sự tác động bên trongthực sự lên
chính mình và những khả năng của mình. Con người như thế sẽ không cho
phép bất kỳ bản nguyên nàotrong linh hồn thực hiện những nhiệm vụ xa lạ
hay can thiệp lẫn nhau : anh ta … gắn kết với nhau ba bản nguyên ấy, , tựa
như b1 nốt cơ bản của sự hòa âm – cao, thấp và trung, và cả những nốt trung
gian, nếu chúng ngân lên; anh ta liên kết những thứ ấy lại, và từ tính đa dạng
này đi đến sự thống nhất, sự điều độ và hòa hợp Anh ta cũng là người như
thế trong hoạt động của mình… Ở đây anh ta gọi sự hoạt động tạo điều kiện
duy trì trạng thái vừa nêu (điều độ và hòa hợp – ĐNT) là hoạt động công bằng
và đẹp đẽ, còn kỹ năng điều khiển sự hoạt động ấy là sự sáng suốt. Anh ta
gọi sự hoạt động vi phạm tất cả những điều ấy là bất công, gọi thứ kiến giải
điều khiển nó là sự dốt nát”
Trong nhà nước hoàn thiện ba đẳng cấp công dân – nhà cai trị – triết
gia, các chiến binh – người bảo vệ và những người lao động sản xuất trực tiếp
(cùng với những người làm công việc dịch vụ) tạo nên cái toàn vẹn hài hòa
dưới sự điều hành của đẳng cấp lý trí (sáng suốt, khôn ngoan). Sự hài hòa của
12
linh hồn tương ứng với một cơ chế điều hành hài hòa. Trong sự hài hòa này
bản nguyên lý trí đóng vai trò thống trị, bản nguyên ý chí thực hiện chức phận
bảo vệ, bản nguyên dục vọng – tuân thủ pháp luật , hạn chế những ham muốn
tầm thường (xem quyển IV, 442a).
Tuy nhiên, theo Platon, phương án lý tưởng hóa nhà nước chỉ thích
hợp đối với người Hy Lâp. Đối với các dân tộc khác, do bản nguyên lý trí còn
chậm phát triển, nên chưa thích ứng với mô hình này, bị Platon đẩy xuống thế
giới “dã man”. Platon vận dụng cả sự phân biệt này vào việc giải thích chuẩn
mực và bản chất của chiến tranh. Ông hcỉ dùng từ “chiến tranh” đối với đối
với cuộc chiến giữa thế giới Hy Lạp và thế giới “dã man”, còn xung đột giữa

người Hy Lạp với nhau ông không xem như quan hệ giữa những kẻ thù, mà
là sự bất hòa giữa những người bạn.
Trở lại quan điểm của Platon về sự khác nhau giữa đẳng cấp thấp và
cao . Đẳng cấp những người bảo vệ – chiến binh và đẳng cấp các triết gia –
nhà cai trị không chỉ thực hiện các chức năng của mình, khác với đẳng cấp
những người lao động chân tay, mà còn với tính cách những người làm công
việc điều hành và bảo vệ nhà nước , họ đòi hỏi sự phục tùng, trước hết là phục
tùng nhà cai trị, và không hòa lẫn với những người bị trị Trong quan hệ giữa
các nhà cai trị và các chiến binh thì các chiến binh được ví như những con
chó trung thành giúp người thợ chăn dắt “đàn” những người lao động chân
tay. Nỗi lo lớn nhất của nhà cai trị là những người lính biến thành những con
sói tấn công và nhai ngấu nghiến lũ cừu. Sự tách biệt các giai cấp trong nhà
nước của Platon còn thể hiện cả ở điều kiện tổ chức sinh hoạt. Chẳng hạn các
chiến binh cần sống tách biệt với những người thuộc đẳng cấp “đồng” và
“sắt” . Nơi cư ngụ của họ là doanh trại, đặt tại nơi thích hợp để bảo vệ nhà
nước và trấn áp những kẻ nổi loạn. Chiến binh không chỉ là công dân, hay
thành viên đặt biệt của nhà nước, mà còn có khả năng tự hoàn thiện trong
công việc của mình, vươn đến nấc thang cao của phẩm hạnh đạo đức. Một số
sau khi trau dồi kiến thức và giáo dục tốt sẽ chuyển thành đẳng cấp cao hơn,
tức triết gia – nhà cai trị. Song sự giáo dục đúng đắn chưa đủ. Để khắc phục
các khuyết tật của công dân cần có một quyền lực mạnh và hiệu quả. Về phần
mình một quyền lực như thế cần dựa trên các nguyên tắc đạo đức cơ bản.
Trong phương án không tưởng của Platon về nhà nước nguyên tắc đạo
đức được đưa lên hàng đầu. Ở đó xét về mặt the71 giới quan ngoài chủ nghĩa
duy tâm còn có một số yếu tố của chủ nghĩa khổ hạnh.
13
Vấn đề quan hệ giữa nô lệ và chủ nô có được Platon đề cập trong “Nhà
nước” không?
Giai cấp nô lệ hầu như không xuất hiện trong mô hình nhà nước lý
tưởng của Platon. Ở đây chỉ thấy bàn đến các công dân tự do. Đối với nhà

nước lý tưởng của Platon sự tồn tại và lao động của nô lệ không phải là điều
kiện hiển nhiên. Platon có nói đến việc biến những kẻ bại trận thành những nô
lệ, song chỉ phù hợp với cuộc chiến tranh của những dân tộc “dã man” chống
người Hy Lạp. Giữa những người Hy Lạp với nhau việc biến tù binh thành nô
lệ bị cấm. Chiến tranh là tội ác, vì thế trong một nhà nước được tổ chức tốttội
ác này cần bị loại trừ. Trong “Phedon” Platon từng viết :”Tất cả các cuộc
chiến tranh đều vì mục đích chiếm lấy của cải”(Phedon, 66c), suy rộng ra, vì
mục đích kinh tế. Chỉ có xã hội nào mong sống trong thịnh vượng mới tích
cực mưu tính chiếm đoạt đất đai của khu vực láng giềng. Có lẽ sau này quan
điểm của Platon về chiếm hữu nô lệ đã thay đổi. Ít nhất trong “Luật pháp”,
tác phẩm cuối cùng của thời đứng tuổi, Platon mới đề cập đến việc sử dụng nô
lệ trong hoạt động sản xuất như một trong những điều kiện tồn tại của thị
quốc, hoặc thái độ đối với những kẻ ngoại bang. Nhưng ngay cả trong “Luật
pháp” Platon khẳng định rằng người lập pháp và người đứng đầu nhà nước
cần xác lập không phải luật liên quan đến hòa bình, mà ngược lại, “luật liên
quan đến chiến tranh, vì hòa bình” (628e)
Vấn đề sở hữu, quan điểm “sở hữu” về phụ nữ
Theo Platon, nguyên nhân chủ yếu của sự hư hỏng xã hội loài người và
chế độ nhà nước, dẫn đến hình thành những kiểu nhà nước tiêu cực – phú hào,
hoạt đầu, dân chủ, độc tài – là sự thống trị của các lợi ích không trong sáng.
Do đó những người kiến tạo nhà nước hoàn thiện không chỉ quan tâm đến
việc giáo dục các chiến binh một cách đúng đắn. Ngoài ra họ còn cần phải xác
lập trong nhà nước một trật tự mà ở đó cơ cấu cộng đồng và quyền hưởng lợi
ích vật chất không trở thành vật cản đối với phẩm chất cao quý của các chiến
binh và việc thực hiện các nghĩa vụ quân sự của họ,, cũng như đối với các
quan hệ xã hội của họ. Đặc điểm cơ bản của trật tự này là các chiến binh
không có quyền tư hữu. Chiến binh chỉ được phép sử dụng những gì thiết yếu
nhất cho cuộc sống,, sức khoẻ và sự hoàn thành các chức năng của mình trong
nhà nước. Họ không có nhà cửa riêng, không tài sản, không có của dự trữ,
không có của quý hiếm và đồ trang sức. Tất cả những gì thiết yếu cho chiến

binh để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và thực hiện nghĩa vụ
của mình họ phải nhận tư những người lao động sản xuất, những người làm
14
ra lương thực, thực phẩm, phương tiện và đồ vật thông dụng, với những số
lượng vừa đủ, không thừa không thiếu. Họ ăn uống tập trung trong các nhà
ăn tập thể. Nếu chiến binh có được nhiều tiền của họ sẽ bị cuốn theo cơn lốc
của sự tư lợi, biến thành kẻ chiếm hữu ruộng đất và ông chủ, gây thù chuốc
oán với những người khác, xao nhãng nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
Quan điểm của Platon về vai trò của phụ nữ trong việc bảo vệ nhà
nước như thế nào? Theo Platon, không chỉ đàn ông, mà cả phụ nữ cũng có
chức năng của chiến binh, nếu họ có được những phẩm chất cần thiết để thực
hiện các chức năng ấy, và được giáo dục cơ bản. Để trở thành chiến binh, phụ
nữ cũng phải trải qualuyện tập như đàn ông và chia sẻ cùng họ gánh nặng
công việc. Bản tính tự nhiên là như nhau “ở các thực thể sống thuộc về giống
đực hay giống cái, và theo bản tính ấy đàn bà lẫn đàn ông đều có thể tham gia
vào mọi công việc” (quyển V, 455d). Tuy phụ nữ “ở đâu cũng không mạnh
hơn nam giới” (quyển V, 455d), song không vì thế mà người ta có thể giao
mọi việc cho đàn ông, còn phụ nữ thì không (quyển V, 455e). Như vậy xét ở
khía cạnh bảo vệ nhà nước thì tố chất tự nhiên của phụ nữ và nam giới như
nhau, điểm khác nhau chỉ ở chỗ tố chất này ở hpụ nữ tỏ ra yếu hơn so với đàn
ông (xem quyển V, 456a).
Từ cách hiểu về khả năng của phụ nữ và đàn ông, Platon đi đến kết
luận rằng người vợ tốt đối với người đàn ông – chiến binh chính là người phụ
nữ – chiến binh. Họ chia sẻ công việc và đồng cảm với nhau trong luyện tập
và trong sinh hoạt. Trong lối tổ chức kiểu trại lính, một hình mẫu mà Platon
rất tâm đắc, thậm chí xem là hình mẫu lý tưởng, gia đình theo nghĩa truyền
thống không còn, mà chỉ là sự liên kết nhất thời giữa nam và nữ với mục đích
sinh con. Đó cũng là quan hệ hôn nhân đặc trưng, thứ hôn nhân không tạo ra
những gia đình thông thường. Ngay cả hôn nhân cũng cần đến sự can thiệp
của nhà nước, nhằm tạo nên những cặp nam nữ tương xứng : khỏe lấy khỏe,

yếu lấy yếu. Đứa trẻ vừa sinh ra lập tức được rời khỏi mẹ và giao cho các nhà
cai trị xem xét, chọn những đứa trẻ tốt nhất để nuôi dưỡng, còn những đứa trẻ
èo uột, dị tật, không hoàn thiện bị buộc phải chết, và được chôn cất ở một chỗ
bí mật. Sau một thời gian các bà mẹ trẻ được phép nhận lại con để nuôi
dưỡng, nhưng họ đã không còn biết được đứa trẻ nào do chính mình sinh ra.
Tất cả các đàn ông - chiến binh đều được gọi là cha của tất cả trẻ con (cha
chung), còn tyất cả các phụ nữ – chiến binh đều là vợ chung của tất cả đàn
ông – chiến binh ( quyển V, 457d - 459e, 460c – 461e).
15
Platon đã biện minh cho quan điểm vợ chung và con chung như thế
nào? Theo Platon, thực hiện nguyên tắc này có nghĩa là đạt được tính thống
nhất của các công dân trong nhà nước lý tưởng. Chung vợ và chung con trong
đẳng cấp chiến binh là điểm bắt đầu của chung tài sản, là nguyên nhân của lợi
ích tối thượng (xem quyển V, 457d – 458c, 462 ab). Chỉ có thống nhất tình
cảm mới không phá vỡ tính thống nhất của nhà nước tránh tình trạng trong
nhà nước diễn ra cái cảnh người nào cũng đòi “cái này là của tôi” (quyển V,
462b). Trong nhà nước lý tưởng cần phải phân biệt trường hợp nào thì mói
“cái này là của tôi”, trường hợp nào thì nói “cái này không phải của tôi”
((quyển V, 462b). Chung lợi ích, không có tư hữu, không có sự xuất hiện tư
hữu, nhu cầu bảo vệ và khuếch trương tư hữu cũng khiến cho những cuộc
tranh luận triền miên về tài sản , về trách nhiệm, những sự kết án lẫn
nhaunhững bất hoà giữa cha mẹ và con cái không còn. Loại trừ những bất hòa
trong hàng ngũ chiến binh cũng tạo điều kiện cho việc loại trừ những bất hòa
trong nội bộ những người lao động, và điều đó cũng giúp giảm bớt và chấm
dứt hẳn những cuộc nổi dậy chống lại hai đẳng cấp cao – đẳng cấp nhà cai trị
– triết gia và đẳng cấp chiến binh.

Giáo dục trong nhà nước hoàn thiện
Một trong những vấn đề cần quan tâm là giáo dục và đào tạo những nhà
cai trị của nhà nước hoàn thiện. Đỉnh cao của sự đào tạo này là Triết học.

Công việc này không thuộc về những kẻ đê tiện, mà những người tốt bụng
(xem quyển VI, 535c).
Việc đào tạo nhất thiết phải bắt đầu “không theo lời khuyên của Solon”,
không ở tuổi trưởng thành, mà ngay từ nhỏ. Làm việc lớn và làm việc nhiều là
sự nghiệp của thanh niên. Sự nghiên cứu số học, hình học, những tri thức ban
đầu có thể đi trước phép biện chứng, chúng cần được truyền thụ cho các chiến
binh ngay từ tuổi ấu thơ. Hình thức giáo dục không được mang tính cưỡng
bức; con người được sinh ra một cách tự do chớ nên nghiên cứu khoa học
một cách “nô lệ”. Tri thức được đem đến cho linh hồn bằng cưỡng chế, nhồi
nhét (nghĩa là bằng bạo lực) là thứ tri thức không bền vững. Do đó cần bồi
dưỡng tri thức khoa học cho trẻ không bằng sự cưỡng bức, mà giống như một
cuộc chơi, chơi mà học, học mà như chơi. Phương pháp giáo dục như thế giúp
người thầythoải mái hơn trong việc đánh giá người học và chọn lựa được
những người có năng lực nhất, thông minh nhất.
16
Đối với những người từ 20 tuổi trở lên cần đạt đến khả năng tổng quan
về tất cả các khoa học. Mục đích của sự tổng quan là vạch ra sự tương đồng
của các khoa học “với nhau và với bản tính của tồn tại (đích thực)” (quyển
VII, 537c). Tuy nhiên cần kiểm tra thường xuyên việc học tập để phát hiện
“năng lực tự nhiên” của người học trong việc vận dụng phép biện chứng.
Những ai có trình độ tổng quan tri thức, tất sẽ có năng lực vận dụng phép biện
chứng.
Lý luận giáo dục của Platon nhằm chống lại ảnh hưởng độc hại của
phái Biện thuyết đang thịnh hành. Phái này đã làm lẫn lộn chân lý và giả tạo,
khiến con người bị lạc lối, rơi vào cái hang tăm tối và không có đường ra, nếu
không nhờ tri thức khoa học soi đường (xem quyển VII, 539e). Khoảng 15
tuổi trở đi bắt đầu thực hiện đánh giá khả năng chính trị và quân sự của những
người học. Khi đạt đến 50 tuổi, nếu chịu đựng tất cả mọi cám dỗ, vượt qua
các thử thách và những cuộc sát hạch họ sẽ tiến dần đến mục đích cuối cùng :
họ có được tầm nhìn tinh thần siêu việt, “biết quan tâm đến cái mang lại ánh

sáng cho mọi người; khi đã nhận ra lợi ích tự thân , họ sẽ giữ lấy nó như
khuôn mẫu và dùng để chỉnh đốn cả nhà nước, cả những sự vật riêng lẽ lẫn
chính mình, những khuyết tật trong cuộc sống của mình” (quyển VII, 540ab).
Nhà cai trị trước hết phải nghiên cứu triết học, và khi đến lượt sẵn sàng
đứng ra gánh vác công ciệc chung; họ làm điều này vì nhà nước, không vì
thích thú những công việc ấy, mà vì những công việc ấy là cần thiết (xem
quyển VII, 540c).
Platon thừa nhận rằng phương án do ông nêu ra về chế độ nhà nước
hoàn thiện khá khó khăn để thực hiện, nhưng không phải là không thực hiện
được. Tuy nhiên nó chỉ đi từ dự án sang hiện thực một khi các nhà triết học
chân chính trở thành những nhà cai trị. Họ sẽ xem công bằng là phẩm hạnh
cực kỳ vĩ đại và cần thiết. Công bằng, đó là mục đích của nhà nườc hoàn
thiện, lý tưởng.
Platon xem xét những yếu tố tích cực lẫn tiêu cực của một số môn được
đưa vào chương trình giáo dục các chiến binh và các nhà cai trị tương lai.
Nghệ thuật và vấn đề giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật được Platon chú ý đặc
biệt, vì thời đại Platon không chỉ là thời đại của triết học, mà còn là thời đại
của văn chương, nghệ thuật, khoa học Hai nguồn chính tạo nên mối quan
tâm của Platon đối với vấn đề này là các tác phẩm thơ ca sử thi, trữ tình, sân
khấu, âm nhạc, và các công trình hội hoạ, điêu khắc. Khảo sát thời kỳ cực
thịnh của Hy Lạp tại Athens thế kỷ V TCN, Platon nhận thấy tác dụng to lớn
17
của thi ca, sân khấu và âm nhạc. Aristophanes quan tâm đến vấn đề sức mạnh
của giáo dục và tính khuynh hướng của các tác phẩm được công diễn trên sân
khấu. Platon nhận thấy không chỉ mặt tích cực, mà cả những ảnh hưởng tiêu
cực của một số sáng tác kịch nghệ đối với tâm hồn trẻ thơ, và cả những gnười
lớn tuối, đồng thời nhấn mạnh vai trò quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực
năng động này. Chính vì thế mà Platon không đồng ý với Homer về cách mô
tả thần linh, cách mô tả mà theo ông, mang tính xúc phạm, thậm chí báng bổ
thần linh.

Trong hàng loạt tác phẩm của mình Platon đề cập đến sức sống của các
công trình hội hoạ và điêu khắc, nêu bật tác động của chúng đến giáo dục
thẩm mỹ. Theo Platon, nghệ thuật tác động trước hết đến xúc cảm, kích thích
hành vi con người. Nghệ thuật có thể góp phần xây dựng những phẩm chất tốt
đẹp ở con người, hoặc ngược lại, làm hư hỏng con người.
Nhà cai trị của nhà nước hoàn thiện không thể dửng dưng trước vấn đề
nghệ thuật nào tồn tại và phát triển trong thị quốc, nó ảnh hưởng đến các công
theo chiều hướng nào, đạt được kết quả nào. Quản lý một cách chặt chẽ và
theo lẽ công bằng hoạt động nghệ thuật, kiểm tra và giám sát thường xuyên
đối với những gì có ý nghĩa xã hội trong nghệ thuật – đó là một trong những
công việc cần thiết và không thể xao nhãng của triết gia – nhà cai trị. Họ cần
hướng dẫn các công dân thoát khỏi những ảnh hưởng độc hại của các tác
phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật cần phải phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục công
dân, mục đích của đường lối nghệ thuật phải phù hợp với mục đích của nền
giáo dục chung. Tuy nhiên, theo Platon, sự giám sát của nhà nước đối với
hoạt động nghệ thuật có thể mang tính chất tiêu cực, nếu không biết cách.
Nên hiểu điều này như sau : nhà nước không có quyền can thiệp và không nên
quá chú trọng đến vấn đề một tác phẩm nghệ thuật cần được xây dựng bằng
những phương pháp nào, mô típ nào, cách thức tiếp cận nào,v.v Chính quyền
không dạy và không có chức năng dạyphương pháp sáng tạo cho người làm
nghệ thuật. Chính quyền không bàn đến phương pháp sáng tạo nghệ thuật, mà
chỉ bàn đến hành động nào từ phương pháp, ảnh hưởng nào của tác phẩm
nghệ thuật đến cơ chế xúc cảm, tư duy và hành vi của những người tiếp nhận
tác phẩm.
Một tác phẩm tốt về phong cách nghệ thuật có thể không tốt về đạo
đức. Đó là những tác phẩm của Homer, Eschylus, Sophocles, Euripidrs…
Những nhà thơ và những nhà viết kịch ấy quả là thiên tài về phương diện
nghệ thuật, nhưng các tác phẩm của họ lại gieo rắc vào tâm hồn con người
18
một số nội dung không mang tính giáo dục nghiêm túc. Người ta buộc phải

tin vào những câu chuyện của Homer về các vị thần với những thói hư tật xấu
như ở con người.
Tóm lại, các nhà cai trị xem xét các tác phẩm nghệ thuật theo hai dấu
hiệu : theo mức độ chân thực của sự mô tả, và theo kết quả tác động của
chúng đến đối tượng, tức người thưởng thức các tác phẩm đó.
Trong các tác phẩm của nghệ thuật tạo hình Platon chỉ nhìn thấy mặt
tiêu cực. Ông là người phủ nhận, phê phán, bài bác mọi nghệ thuật tạo hình.
Các hình tượng nghệ thuật, theo Platon, không có khả năng phản ánh chân lý.
Nghệ thuật tạo hình là lĩnh vực không phải của hiện thực, mà của vẻ ngoài lừa
dối. Các sự vật cảm tính mà các tác phẩm mô tả không phải là hiện thực, mà
chỉ mô phỏng hiện thực Đặc biệt nguy hiểm là các tác phẩm mô tả các vị
thần. Theo quan niệm phổ biến các vị thần là hình mẫu và luôn luôn cần phải
là hình mẫu của phẩm hạnh và sự hoàn thiện, nhưng trong hình ảnh nghệ
thuật họ hiện lên là những vị thần láu cá, độc ác, tàn bạo, dối trá, phản trắc
v.v (xem quyển X, 601b). Vì thế cần sàng lọc các tác phẩm nghệ thuật.
“Trước hết cần theo dõi những người sáng tạo ra huyền thoại : nếu tác phẩm
tốt chúng ta cho phép, nếu không – bác bỏ. Chúng ta khuyên những người
giáo dục và những người mẹ kể cho trẻ nghe những tác phẩm huyền thoại
được cho phép, để những yác phẩm có ích như thế hình thành nên tâm hồn trẻ
thơ nhanh hơn cả sự lớn sự cứng cáp của thân xác nhờ sự giúp đỡ của đôi tay
(người mẹ) (quyển II, 377c). Platon cũng phê phán cách thỏa mãn mà con
người đạt được khi chứng kiến sự đau đớn của các nhân vật bi kịch. Sự thoả
mãn như thế, theo Platon, sẽ làm tâm hồn con gnười trở nên yếu đuối. Nếu
nhân vật bi kịch vượt qua những thử thách và đau đớn để vươn lên, hoặc sẵn
sàng đón nhận cái chết vì mục đích cao cả, thì đó là những hình ảnh có tính
giáo dục tốt, vì kích thích con người phấn đấu. Nhưng nếu sự đau thương bị
thổi phồng, gây ra nỗi khiếp sợ, sự buông xuôi, thì đó lại là điều nguy hại.
Những tác phẩm sử thi xa rời hiện thực và những vở bi kịch làm u tối tâm hồn
con người cần bị loại trừ khỏi chương trình học tập dành cho các chiến binh
và các triết gia – nhà cai trị tương lai.

Vậy nên lựa chọn những tác phẩm nào để tác động tốt đến giáo dục?
Platon trả lời : những tác phẩm hướng đến việc trau dồi và phát triển các
phẩm hạnh như sự can đảm, lòng kiên trì, tự chủ, tính quyết đoán, khả năng
chịu đựng , sẵn sàng hoàn thành các nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công dân.
Một vài đánh giá về tư tưởng của Platon qua đối thoại “Nhà nước”
19
Đối thoại ‘Nhà nước” là một trong những công trình tiêu biểu của triết
lý chính trị Platon. Trong bối cảnh nền dân chủ chủ nô đang suy tàn, tác phẩn
biểu thị thái độ phê phán của Platon đối với những mặt trái của nó. Sự phê
phán nền dân chủ có thể được thực hiện từ hai lập trường đối lập nhau – phê
phán dân chủ để “dân chủ hơn nữa”, và phê phán để thay thế nó bằng hình
thức nhà nước khác. Platon phê phán nền dân chủ từ lập trường của quý tộc
chủ nô, vạch ra bốn khuyết tật của nó : tính mâu thuẫn, tính man rợ hóa, tính
thiếu quyết đoán và tính thái quá . Mô hình nhà nước lý tưởng của Platon dựa
trên lẽ công bằng, hiểu theo nghĩa những gì phù hợp với trật tự tự nhiên, theo
đó sự phân tầng xã hội phải đảm bảo ai cũng có cái chỗ của mình, làm đúng
chức phận của mình, thực hiện đúng nghĩa vụ công dân của mình. Nếu trật tự
đó bị phá vỡ, lẽ công bằng cũng không còn, chiến tranh và xung đột nổ ra.
Phân tầng xã hội của Platon được triển khai theo cấu trúc hình chóp, càng
xuống thấp càng mở ra.
Với 10 quyển, đề cập đến hàng loạt chủ đề, từ thế giới quan đến triết lý
nhân sinh – xã hội, Platon đã chứng tỏ tầm khái quát, óc tổng hợp của mình.
Ông dành tâm huyết vào tác phẩm mang tính tổng kết đó, gợi ra nhiều ý
tưởng qúy giá, nhiều bài học sâu sắc về cách tiếp cận văn hóa đối với các lĩnh
vực nhận thức và thực tiễn xã hội. Chủ nghĩa duy tâm Platon là thứ chủ nghĩa
duy tâm khai mở tâm hồn (hình ảnh huyền thoại cái hang, chức năng giáo hoá
của triết học, khát vọng về một nhà nước lý tưởng, không còn sự chia rẽ và
xung đột…). Ở khía cạnh giá trị trong hinh ảnh nhà duy tâm Platon có cả hình
ảnh nhà văn hóa, nhà giáo dục Platon.
Trong triết lý chính trị Platon những mãng sáng tối, mặt tích cực và hạn

chế lịch sử đan xen nhau. Platon đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản của mô
hình nhà nước lý tưởng, mà thực chất là sự kết hợp nhà nước quả đầu (hoạt
đầu) Sparta và huyền thoại về Athens hưng thịnh, hùng mạnh và kiểu hãnh
của thời đã qua. Các nguyên tắc của nhà nước lý tưởng bàn về chủ thể quyền
lực ( …), tổ chức đời sống xã hội (…), vấn đề sở hữu (…), giáo dục con
người, cả giáo dục học vấn lẫn giáo dục thể chất, thẩm mỹ (…). Ở mô hình
nhà nước lý tưởng ấy tư tưởng nhân văn, khai sáng không che lấp những biểu
hiện của thứ chủ nghĩa cộng sản trại lính, hay chủ nghĩa cộng sản bình quân,
thô lỗ. Mô hình nhà nước lý tưởng của Platon tư tưởng nhân văn, khai sáng
đan xen với những biểu hiện của chủ nghĩa cộng sản trại lính, hay chủ nghĩa
cộng sản bình quân, thô lỗ
20
Mặc dù có những hạn chế về cơ sở thế giới quan (phân tầng xã hội
căn cứ trên cấu trúc linh hồn) và nhân sinh quan, triết lý chính trị của Platon
trong “Nhà nước” để lại cho chúng ta nhiều bài học đáng ghi nhận. Thứ nhất,
bài học về thực hiện dân chủ thực sự và triệt để (dù Platon phê phán dân chủ
từ lập trường quý tộc chủ nô, song sự phản biện ấy cũng gợi nên suy nghĩ
sau : nếu dân chủ bị biến thành “trò chơi dân chủ” thì nền dân chủ sẽ phải đối
mặt với những mâu thuẫn mới, những xung đột mới. Lậy ví dụ về một mô
hình CNXH vừa bị sụp đổ để chứng minh). Thứ hai, bài học về tính nghiêm
minh của tổ chức và quản lý xã hội (để tổ chức và quản lý tốt xã hội, nhà cai
trị phải có tri thức và bản lĩnh chính trị, nghĩa là phải nắm vững “nghệ thuật
quyền lực”. Suy ra từ quan điểm cính trị của Platon : nhà nước lý tưởng là
nhà nước “thông thái” bởi sự thông thái của triết gia – vua, biểu tượng cho sự
khôn ngoan của dân tộc, hùng mạnh bởi sự hùng mạnh của các chiến binh, và
được tuân phục bởi quần chúng đông đảo). Thứ ba, bài học về một nền giáo
dục có hệ thống chặt chẽ, tính sàng lọc cao và nghiêm minh (cũng là một cách
tiếp cận “chính danh” trong giáo dục và trong chính trị mà Khổng Tử bên
Trung Quốc nêu ra). Thứ tư, chớ lạm dụng dân chủ, biến dân chủ thành đặc
quyền chính trị của một phe nhóm, hoặc đẩy nó đến tình trạng cực đoan, vô

chính phủ (đảo ngược quan hệ). Hai thái cực – chủ nghĩa mị dân và chủ nghĩa
phiêu lưu chính trị đều nguy hiểm như nhau.
21

×