PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG TRONG TÁC
PHẨM “ BƯỚC QUA LỜI NGUYỀN” CỦA TẠ DUY ANH.
Đề tài trong tác phẩm:
1- Nông thôn Việt Nam
2- Thù hận
3- Tình yêu
Chủ đề:
Tác giả đứng trên lập trường nhận thức tiến bộ để phê phán
những định kiến lệch lạc về con người trong xã hội nông thôn
những năm sau đổi mới, duyệt lại những sai lầm trong quá khứ.
Tư tưởng:
- “Bước qua lời nguyền” là bước qua những hận thù đã kéo
dài nhiều thế hệ, bước qua những định kiến phiến diện,
công thức, một chiều, ấu trĩ về bản chất con người.
- Hi vọng về một tương lai nơi mà con người sống và đối xử
với nhau “ CON NGƯỜI” hơn.
1
1.Đề tài trong truyện “ Bước qua lời nguyền” của Tạ Duy Anh:
Đề tài là hiện tượng đời sống được miêu tả. Có bao nhiêu
loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. Thế nhưng hiện
tượng đời sống ở đây đã được nhận thức, được nhà văn chọn lọc và
phản ánh chứ không đồng nhất với hiện tượng của cuộc sống bên
ngoài. Đề tài chính là cơ sở nhà văn khái quát nên chủ đề, xây dựng
những hình tượng nhân vật.
Trong tác phẩm “ Bước qua lời nguyền”, Tạ Duy Anh đã
xây dựng một hệ thống đề tài đa dạng.
1.1 Đề tài về xã hội nông thôn:
Trong tác phẩm “ Bước qua lời nguyền”, tác giả đã mô tả
lại một ngôi làng trong những năm trước cách mạng, sau cải cách
ruộng đất, và trong những năm đổi mới.
Làng Đồng, lúc đầu một bãi đất tụ họp những dân cùng đinh, tứ xứ,
sau này “ dân tứ chiến được kéo đến” rộng dần, được những người
đặt chân đến đầu tiên đặt tên, làng Đồng ra đời từ đó. “Từ một
miếng đất “gan chó”, nay trở thành miếng đất riêu cua màu mỡ” cho
bọn chánh tổng, lý trưởng.
Làng Đồng được mô tả trong ba khoảng thời gian. Đầu
tiên là giai đoạn làng trước cách mạng. Làng Đồng như một xã hội
nông thôn thu nhỏ với những lý trưởng, lý hào, lính lệ, trai đinh,
những kẻ cố nông, cùng đinh, phu phen, dân tứ phương phiêu bạt.
Đã là làng thì phải có tôn ti trật tự. Đó là một làng quê được đặt
dưới sự cai trị của một lý trưởng (Lão Hứa), dưới lý trưởng là
những “năm, bảy ông anh bà chị mỗi người hùng cứ một phương”
(đám lý hào, ông phó bà phó, địa chủ). Nơi những kẻ địa chủ ra sức
bóc lột người dân, đối xử không bằng loài vật, đến chén cơm nguội
trên tay cũng giật xuống, đổ cho chó ăn đẩy người ta đến bước
đường cùng. Bên cạnh hệ thống tôn ti là những luật lệ hà khắc: kẻ
trộm cắp, ăn cướp phải bị chôn sống, con làm phản thì cha bị điệu ra
đình xin lỗi cả làng, chính quyền vì đẻ ra đứa phản nghịch…
Khoảng thời gian miêu tả thứ hai là sau cải cách ruộng
đất. Làng Đồng sau cuộc cải cách ruộng đất có những thay đổi. Hệ
thống tôn ti trật tự bị phá vỡ, thay vào đó là những trật tự mới.
2
Những kẻ trước đây là lý trưởng, địa chủ bị quy kết bóc lột người
dân, bị đấu tố, tịch thu gia sản, phải “sống lủi thủi như một con chó
lạc loài”, đến chết cũng thế. Với những người nông dân thì lại khác,
họ lần lục lại gia phả để chia nhóm họ và định ra những giá trị của
nó, một hệ thống trật tự mới ra đời: nhóm họ của ông chủ tịch xã là
loại danh giá nhất, kế đến là nhóm ông phó Hộ, phó Nhất, phó Nhị,
phó Tam… Những tưởng đã thay đổi được hệ thống tôn ti thì có thể
thay đổi được cách nhìn, cách nghĩ về còn người, những luật lệ hà
khắc sẽ bị mất đi nào ngờ “ sau khi lão Hứa bị tước đi triện bạ và
chính quyền của lão sụp đổ, lời nguyền kia không những mất đi mà
còn có thêm những lí do bổ sung để tồn tại một cách tai quái”. Và
những luật lệ đã đẩy bao nguời không vào chỗ chết, thì cũng bỏ xứ
tha hương; những người đó đã nguyền rủa “ngôi làng chết tiệt”,
“mảnh đất chết tiệt này”. Và nguyên nhân của việc tồn tại lâu dài
của những lời nguyền đó là những người lãnh đạo làng dù đã có tầm
nhìn xa nhưng vì danh dự của dòng họ đã hành động theo theo cảm
tính “luật làng sao thì cứ xử theo như thế”.
Dù là cải cách ruộng đất, đổi mới xã hội thế nhưng cách
nghĩ phiến diện, công thức về con người và bản chất con người
cùng với cách tư duy bảo thủ đã khiến cho làng Đồng không thoát ra
khỏi “lời nguyền”, những người trong làng cứ nhòm ngó tổ tiên của
từng nhà rồi quy kết cho con cháu, nhồi nhét vào đầu thế hệ trẻ
những điều đại loại như tổ tiên nó xấu xa thì con cháu cũng xấu
xa…Cứ cách nhìn ngó vào mân cơm của từng nhà mặc kệ làng xóm
tiêu điều như thế đã khiến cho làng Đồng, sau mười năm ( kể từ lúc
nhân vật Tư ra đi và trở về) trở nên khủng khiếp, “mấy chục năm
xây dựng mà cứ xác xơ như trong cảnh tắt đèn”.
Làng Đồng trong tác phẩm “Bước qua lời nguyền” được
mô tả trong một quãng thời gian rất dài, có nhiều sự kiện xảy ra đã
phản ánh về một hiện trạng xã hội là: nông thôn Việt Nam sau khi
được cải cách về mặt xã hội nhưng chưa được cải cách về mặt tư
duy. Những cách tư duy phiến diện được truyền từ đời cha sang đời
con, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia đã khiến cho ngôi làng cứ mãi trì
trệ, những lời nguyền mới chưa được gỡ bỏ lại xuất hiện thêm
những lời nguyền mới. Cách nhìn nhận cảm tính, công thức thế
3
kia là một hạn chế lớn của xã hội Việt Nam ( không chỉ tồn tại riêng
trong nông thôn) trong những năm trước thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
2.1 Đề tài “ thù hận”:
Trải dài từ đầu đến cuối tác phẩm “ Bước qua lời nguyền”
của Tạ Duy Anh là sự xuất hiện của những mối thù hận –nguyên
nhân phát sinh của những lời nguyền. Có hai lớp thù hận ở trong tác
phẩm là thù hận dòng họ và thù hận giai cấp. Mối thù hận đó như
những sợi dây xích sắt tồn tại rất lâu, từ lúc làng Đồng ra đời, và
kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác, và chưa thể tháo gỡ được.
Hận thù dòng họ ở đây chính là mối thù hận của nhà
nhân vật Tư và nhà Quý Anh. Mối thù kéo dài những bốn thế hệ.
Bắt nguồn từ đời ông tổ bốn đời của nhân vật tôi, là một người
nghèo nhưng lại hay chữ thánh hiền. Ông là một trong năm người
đầu tiên khai sinh ra làng, và đặt tên làng là “Đồng” – nghĩa là cùng
một lòng, cùng một chí hướng, và cùng một họ. Thế nhưng mơ ước
đó của ông đã bị vùi dập khi xuất hiện bọn địa chủ, lý trưởng. Chỉ
với một bài thơ mà ông đã khiến cho cha con Lý Bá khuynh gia bại
sản. Cũng vì thế mà bọn chức sắc từ chánh tổng sợ hãi và “liệt vào
hạng nguy hiểm”.
Khi lão Hứa từ một địa chủ lên đến chức Lý trưởng, thì
mối thù lại được kéo dài nữa. Đời ông nội (của nhân vật cậu Tư) vì
là con của “hạng nguy hiểm” nên cũng nguy hiểm, khiến ông một
đời bị chèn ép. Thế nhưng ông vẫn ôm mộng nuôi chí lớn trả thù
bọn địa chủ bóc lột. Mưu đồ bị bại lộ, “ ông bị trói nghiến giữa đình
hàng tháng trời” và bị bãi chức trương tuần. Chính vì là “hạng nguy
hiểm” nên sang đời cha chú ( của nhân vật cậu Tư) vốn đã bị chèn
ép nay bị chèn ép hơn. Người cha cố gắng ăn cắp cơm nguội về cho
bà nội và hai người chú, thế nhưng lão Hứa đã giật xuống và đổ cho
chó ăn. Vì thế mà một người chú chết lã trong giấc ngủ. Một người
chú vì quá đói nên đã cùng đường ra chợ ăn cướp; đi ăn cắp ngô
non bị người ta bắt được và đem đi chôn sống, nhưng sợ thối làng
nên đã đào lên lại bó chiếu cho. Đau đớn, tủi nhục người cha hận
đời bỏ lên rừng làm du kích. Ở nhà ông nội và mẹ chịu cảnh hằng
ngày bị hạch sách. Sau khi lão Hứa cho lính lệ ập đến trói ông nội
4
và đánh cho dập phổi thì mối thù được nâng lên và thở thành một
lời nguyền : “ còn làng Đồng thì còn mối thù giữa thằng Hứa và con
cháu hắn”.
Sang thế hệ thứ tư, đời của nhân vật tôi mối thù và lời
nguyền được nhắc nhớ mỗi ngày. “ Và để tôi ghi vào xương tủy,
mỗi ngày bố tôi lại kể lại cho tôi nghe một chuyện thời xưa về sự
tàn ác của lão Hứa. Mỗi ngày một truyện, lời kể của ông tuyệt vời
như kể chuyện cổ tích, khiến tâm hồn tôi thấm đẫm những hồi ức
kinh hoàng không bao giờ hong khô được nữa”. Với nhân vật tôi và
cả anh chị em nhân vật tôi, ai cũng thấm đẫm vào trí nhớ một câu : “
Lão Hứa và con cháu lão là kẻ thù truyền kiếp”.
Chính từ mối thù giữa hai dòng họ mà ta có thể nhận
thức được mối thù giai cấp. Ở đây chính là mâu thuẫn giữa
nông dân với địa chủ. Đại diện cho hai giai cấp chính là hai dòng
họ. Gia đình nhân vật tôi, đại diện cho giai cấp bị trị, nông dân; và
gia đình lão Hứa –đại diện cho giai cấp thống trị, địa chủ. Tạ Duy
Anh miêu tả mối thù của hai dòng họ một cách sâu sắc nhằm để
người đọc hình dung ra được lớp thù hận thứ hai. Đồng thời để
chúng ta thấy được rằng mâu thuẫn giai cấp không chỉ tồn tại trong
một thế hệ mà kéo dài nhiều đời, khiến cho người đi sau gánh lấy
một gánh nặng, không dễ dàng vứt bỏ được.
1.3 Đề tài tình yêu:
Trong tác phẩm “ Bước qua lời nguyền”, Tạ Duy Anh đã
xây dựng một mối tình trong cảnh nghịch lý, theo motip Romeo và
Juliete. Tình yêu ở trong tác phẩm được ra đời và nuôi dưỡng ngay
trong lòng những định kiến. Một tình yêu trong sáng như thiên thần
ấy vậy mà khiến cho tâm tưởng nhân vật tôi luôn phải đau đáu, ám
ảnh bởi mối thù sâu nặng của dòng họ. Cũng chính tình yêu với Quý
Anh mà nhân vật cậu Tư đã hơn một lần “bước qua lời nguyền”.
Ngay từ nhỏ, nhân vật cậu Tư đã được dạy dỗ để không
quên mối thù: “ Lão Hứa và con cháu lão là kẻ thù truyền kiếp”. Thế
nhưng, khi thấy cảnh Qúy Anh không khóc, cam chịu để yên bọn trẻ
nhà bần nông quất roi, nếm đất vào người, Tư rất ngạc nhiên và
hình ảnh đôi mắt trong veo đó cứ ám ảnh vào tâm trí. Với Tư đôi
5