Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh - Kỹ năng không thể thiếu thế kỹ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.92 KB, 7 trang )

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH – MỘT NHÂN
TỐ QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ CỦA CHỦ TRƯƠNG
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH
CỰC”

ThS. PHAN MINH PHỤNG
Trường CBQLGD TP. Hồ Chí Minh

Cùng với các cuộc vận ñộng “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục” và “mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương ñạo ñức, tự học
và sáng tạo”, ñể tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn
diện cho học sinh, năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ñã ban hành Chỉ thị số
40/2008/CT-BGDĐT phát ñộng phong trào thi ñua “xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông.
Sau hơn hai năm thực hiện, cuộc vận ñộng này ñã mang lại cho ngành giáo
dục ñào tạo nhiều khởi sắc mới. Các trường học ñã tập trung nguồn lực giải quyết
những yếu kém về cơ sở vật chất, xây dựng trường, lớp xanh, sạch, ñẹp; tăng
cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt ñộng giáo dục trong nhà trường,
cộng ñồng và ñặc biệt ñã tổ chức ñược các buổi học ngoại khóa rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh.
Qua khảo sát tại một số trường phổ thông, trong 05 nội dung mà Bộ Giáo dục
và Đào tạo ñã chỉ ñạo ngành giáo dục ñào tạo phải thực hiện khi tham gia cuộc
vận ñộng “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thì vấn ñề rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh là một nhân tố quyết ñịnh hiệu quả của cuộc vận ñộng
lớn này.
1- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh- một nhiệm vụ cấp bách
Có thể hiểu rằng, kỹ năng sống của con người nói chung ñó là sự tự ý thức
vai trò trách nhiệm của bản thân mình trong việc ứng xử với mọi người xung
quanh và môi trường tự nhiên trong ñó con người ñang tồn tại. Từ những ngày học
ñầu tiên ở trường phổ thông, học sinh ñã ñược bồi dưỡng cả hai mặt ñức và tài. Sự
phát triển của mỗi người nói chung và học sinh nói riêng ñược hình thành thông


qua việc tiếp thu tri thức hàng ngày trong cuộc sống như: kỹ năng làm việc hợp
tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích nghi, kỹ năng xử lí tình huống, kỹ năng giữ
gìn bảo vệ môi trường… Những kỹ năng này không chỉ ñòi hỏi cho một giai ñoạn
nào ñó mà nó cần thiết cho cả ñời người ñặc biệt là chuỗi ngày ñi học.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới
quá trình hình thành nhân cách cho các em từ khi bắt ñầu ñi học cho ñến tuổi
trưởng thành. Trong chương trình ñào tạo các cấp học, ngành giáo dục của nước ta
từ trước ñến nay luôn có môn ñạo ñức (cấp 1) và giáo dục công dân (cấp 2 và 3).
Tuy nhiên, trên thực tế, thời khóa biểu mỗi tuần các em chỉ ñược học 01 tiết, nội
dung bài giảng – nhất là môn giáo dục công dân còn giàn trải, chưa thiết thực,
chưa ñáp ứng là một bộ môn dạy về kỹ năng sống cho học sinh. Mặc dù, trong
những năm gần ñây, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ñược ngành giáo dục
quan tâm hơn, tuy nhiên kết quả hiện tại vẫn chưa khả quan. Theo kết quả khảo sát
trên 1.000 học sinh, sinh viên của một tổ chức nghiên cứu về các vấn ñề xã hội
cho biết, có tới 95% các em nhận thức chưa ñúng về kỹ năng sống; 77,7% chưa
bao giờ ñược ñào tạo tập huấn về vấn ñề này; 76,4% rất cần ñược tập huấn, và hầu
hết các em lúng túng khi xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống.
Như chúng ta ñã biết, bước vào thời kì mở cửa và hội nhập, những giá trị ñạo
ñức trong xã hội ñang thay ñổi nhanh, trong khi việc ứng phó của ngành giáo dục
không theo kịp. Việc học sinh ñánh nhau, hút thuốc lá, uống rượu bia, bạo lực học
ñường, tiêm chích ma túy thậm chí phạm tội cố tình gây thương tích, giết người ñã
diễn ra và có xu hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân, nhưng sâu xa là do các em
thiếu kỹ năng sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh - vấn ñề này thực chất không phải là
mới nhưng ñiều quan trọng và có ý nghĩa hơn là ñã khẳng ñịnh rõ vai trò trách
nhiệm của nhà trường trong việc kết hợp dạy chữ với dạy người cho học sinh. Dạy
kỹ năng sống chính là dạy cách làm người, một việc làm mà trong thời gian khá
dài chúng ta có phần lãng quên hoặc ít quan tâm ñến. Với vai trò là một bộ môn
giáo dục ñạo ñức, nhân cách cho học sinh - rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
trong giai ñoạn hiện nay là một nhiệm vụ cấp bách của ngành giáo dục ñào tạo.

2- Thiếu kỹ năng sống – những thực trạng ñau lòng
Hiện nay, hầu hết các em học sinh ở cấp học phổ thông ñều sinh ra và lớn lên
trong gia ñình ñã thực hiện chế ñộ kế hoạch hóa gia ñình nên có ít anh chị em. Nếu
nhìn ở một khía cạnh nào ñó, thì việc sống trong gia ñình ít con thì nhu cầu về vật
chất, tinh thần sẽ ñược tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Nền kinh tế
thị trường phát triển kéo theo những vấn ñề cần quan tâm khác: học sinh bây giờ
bị tác ñộng bởi nhiều yếu tố của thời ñại như internet, nhiều luồng văn hóa khác
nhau, cả phù hợp và không phù hợp với bản sắc, ñạo lý dân tộc; các bậc phụ
huynh lo làm kinh tế, ít có thời gian tiếp xúc, tìm hiểu, chăm sóc con cái, họ phó
thác cho nhà trường; trong khi ñó giáo dục của nhà trường chưa theo kịp thời ñại,
còn giáo dục ñạo ñức theo kiểu cũ.
Một khi các em chưa nhận thức ñúng về kỹ năng sống, các em sẽ thụ ñộng
hoặc có những hành ñộng lệch lạc. Chính bản thân các em khi gặp một vấn ñề nào
ñó của cuộc sống tưởng chừng như rất bình thường với người lớn (ví dụ: giận bạn
bè, bị bố mẹ, thầy cô la rầy, bị lừa dối…) thì các em không tự mình tìm ra cách
hành xử phù hợp. Thông thường, các em thường thụ ñộng suy nghĩ và hành ñộng
một mình (có thể hành ñộng ñó làm hại ñến bản thân mình hoặc tác ñộng ñến
người thứ ba) hoặc cấu kết với một nhóm bạn, bàn bạc và có hành vi tiêu cực
khác.
Trong thời gian gần ñây, trên báo chí, hàng loạt các tin bài có liên quan ñến
ñạo ñức, nhân cách, lối hành xử yếu kém, thiếu văn hóa của học sinh ñược nêu ra,
rất nhiều vụ bạo lực học ñường có nguyên nhân chỉ là những mâu thuẫn nhỏ trong
việc học tập trên lớp, tình trạng học sinh mang hung khí tới trường và sẵn sàng
ñánh nhau ñể giải quyết mâu thuẫn xuất hiện ngày càng nhiều trong các trường
phổ thông. Tính ñến cuối năm 2009, theo báo cáo của 38 Sở Giáo dục Đào tạo gửi
về Bộ Giáo dục Đào tạo thì từ năm 2003 ñến nay, có tới hơn 8.000 vụ học sinh
tham gia ñánh nhau bị xử lý kỷ luật. Những ñối tượng hành hung, gây áp lực, ñe
dọa người khác không chỉ là học sinh cá biệt, nam sinh mà còn có cả cán bộ lớp và
những nữ sinh trong ñộ tuổi còn rất nhỏ và có sức học khá. Một vài trường hợp
ñiển hình:

- Tại TPHCM, một nhóm nữ sinh ñang học lớp 7 tại trường THCS Chu Văn
An (Q.11 - TPHCM) ñã nắm ñầu, giật tóc và dùng cả lưỡi lam ñể hăm doạ bạn
(nguyên nhân ñể "dằn mặt" vì học sinh này "nhiều chuyện, lẻo mép") trong khi rất
nhiều học sinh khác ñứng xem và dùng ñiện thoại di ñộng ñể quay hình.
- Tại một trường THCS ở Hóc Môn, TPHCM ñã xảy ra việc hai nữ sinh ñã
hành hung bạn một cách dã man bằng việc dùng dao lam rạch nhiều ñường trên
mặt bạn. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ mà K. – một nữ sinh lớp 9 ñã bị hai nữ sinh là
N.T.M.T (16 tuổi, học sinh lớp 9) và L.Q.P (14 tuổi, học sinh lớp 8) hăm dọa “xử
lý”. Lời hăm dọa ñã thành sự thật khi hai hôm sau, K. ñến trường thì bị hai nữ sinh
này ñến tận lớp kêu ra ñể nói chuyện. Vừa bước ra khỏi lớp, K. ñã bị T. tát hai cái
nảy lửa. Tan học, vừa ra khỏi cổng trường, K. bị hai nữ sinh này lấy ñá chọi vào
ñầu, sau ñó P. dùng dao lam rạch vào mặt K. làm K. ngã quỵ.
- Tại miền Trung, nhiều vụ tụ tập ñánh nhau hội ñồng, dùng mã tấu, kiếm
chém nhau cũng diễn ra với mật ñộ ñáng báo ñộng. Vụ một nam sinh tại Đà Nẵng
bị ñâm chết ngay cổng trường học còn ñang nóng hổi thì lại thêm vụ 10 học sinh
nữ trường PTTH Nguyễn Huệ, Kỳ Anh, Hà Tĩnh ñã hùa nhau làm nhục em Dương
Thị T, học sinh lớp 11K12 cùng trường. Sau trận ñòn tập thể, em T. không chỉ bị
chấn thương thân thể mà còn khủng hoảng về tinh thần.
- Nguồn thông tin từ trang báo ñiện tử dantri.com.vn ñã ñăng clip quay hình
nữ sinh tại Hà Nội bị bạn học ñánh ñập, xé áo ngay trên phố. Trong khi dư luận
còn chưa hết bàng hoàng với video này thì sáng nay ñã ñăng tiếp một clip một nữ
sinh bị hành hạ tập thể bằng tay chân, giày cao gót. Vụ hành hung ñược quay cận
cảnh, rõ nét với hình ảnh một nữ học sinh mặc ñồng phục bị 3 bạn nữ ăn mặc khá
thời trang bao vây, túm tóc lôi kéo, ñấm ñạp vào mặt, ngực, bụng. Trong khi ñó,
hàng chục học sinh khác chỉ ñứng nhìn mà không có một hành ñộng nào canm
ngăn.
- Ngoài ra, theo thống kê của Báo Thanh niên số ra ngày 21/3/2010, trong 09
ngày từ ngày 10/3 ñến 19/3 ñã có 06 vụ ñánh “hội ñồng” trong học ñường, cụ thể:
+ Ngày 10/3/2010, cộng ñồng mạng xôn xao vì ñoạn phim một nữ sinh bị
ñánh “hội ñồng” rất dã man tại một vườn hoa ngay giữa Hà Nội nhưng không ai

can ngăn. Nguyên nhân chủ yếu là do giẫm chân bạn trong giờ ra chơi.
+ Ngày 15/3/2010, một ñoạn phim mới xuất hiện trên mạng quay cảnh một
nữ sinh bị ñánh “hội ñồng” và lột áo dài gần 4 phút. Có ba cô gái trực tiếp thay
phiên nhau ñánh với gần 10 thanh niên khác ñứng xung quanh.
+ Ngày 17/3/2010, tại trường THPT Bình Phú (Bình Dương) xảy ra vụ việc
ñược quay bằng ñiện thoại di ñộng, trong ñó bốn học sinh nữ cùng nhảy vào xé áo,
kéo tóc, ném dép vào người rồi ñạp, tát vào mặt một học sinh nữ.
+ Cùng ngày 17/3/2010, tại cổng trường dân lập Victoria Hoàng Diệu (Hà
Nội), hai thanh niên bất ngờ rút dao giấu trong áo chém tới tấp làm học sinh
N.M.T (lớp 11D6 trường này) phải nhập viện.
+ Chiều 18/3/2010, em N.T.T.L, học sinh lớp 11 trường THPT Phan Bội
Châu, TP. Pleiku (Gia Lai) bị một nhóm học sinh ñánh ngay tại cổng trường.
+ Ngày 19/3/2010, tin từ Gia Lai cho biết ba học sinh U.G.S, T.T.H và
L.B.H tìm ñến phòng của L.V.L (học sinh lớp 8) ở ký túc xá ñể ñánh “hội ñồng”.
Hậu quả, L bị tụ máu dưới da ñầu và ña chấn thương phần mềm…
Thiếu kỹ năng sống, dễ làm cho các em hành ñộng nông nổi, thiếu suy nghĩ.
Trong khi bạo lực học ñường ñang là vấn ñề bức xúc, ngành giáo dục ñặc biệt
quan tâm thì thiếu kỹ năng sống còn tác ñộng ñến nhiều yếu tố khác, như tình
trạng học sinh bỏ học, chơi bời lêu lổng, hành xử thiếu tôn trọng của học sinh ñối
với thầy cô giáo hay khi các em mắc lầm lỗi lại không biết cách hành xử dẫn ñến
hại bản thân mình.
Mới ñây, tại ấp Suối Rút, xã Phú Túc, huyện Định Quán (Đồng Nai) xảy ra
vụ tự tử ñau lòng. Em Nguyễn Thị Tố Uyên (13 tuổi), học sinh lớp 7 Trường
THCS Phú Túc ñã lén lấy thuốc diệt cỏ uống, gia ñình phát hiện ñưa ñi cấp cứu
nhưng không kịp. Nguyên do, Uyên lỡ tiêu hết số tiền ñược lớp giao giữ 160.000
ñồng tiền quỹ. Đây là vụ việc ñau lòng có nguyên nhân sâu xa từ việc học sinh
thiếu kỹ năng ứng phó với những tình huống trong cuộc sống.
Những thực trạng trên cho thấy, học sinh bây giờ nhất là học sinh ở cấp học
phổ thông thiếu kỹ năng sống, nghĩa là thay vì trong một tình huống nào ñó, các
em có thể gặp lãnh ñạo nhà trường ñể báo cáo, gặp thầy cô, cha mẹ ñể trình bày,

tâm sự thì các em lại không làm thế. Phần lớn, các em ở ñộ tuổi của cấp học phổ
thông là lứa tuổi có sự thay ñổi về tâm sinh lý, dễ bị kích ñộng, dễ bị lôi kéo dẫn
ñến có hành vi thiếu kìm chế. Sự bốc ñồng tâm lý do bị kích ñộng, nếu không
ñược ñịnh hướng sẽ dẫn ñến bạo lực. Các em hành ñộng, nhưng có khi chưa nhận
thức ñược hành ñộng của mình sẽ dẫn ñến những hệ lụy khác cho gia ñình và xã
hội.
3- Làm gì ñể rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
Một thực tế mà ngành giáo dục hiện nay phải thừa nhận là chúng ta ñang quá
nặng về dạy kiến thức, ít quan tâm ñến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Một bộ phận lớn học sinh trong các nhà trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường
xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Điều này cũng là một nguyên nhân
dẫn ñến những bất cập trong hành vi, lối sống ñạo ñức của nhiều học sinh.
Trong bốn trụ cột của giáo dục ñược Unesco nêu ra là "học ñể biết, học ñể
làm việc, học ñể làm người, học ñể cùng chung sống" ñã có ba nội dung hàm chứa
các yêu cầu kỹ năng sống. Điều này càng khẳng ñịnh hơn nữa tầm quan trọng và
cần thiết của nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, ngành giáo dục phải xây dựng
chương trình môn học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, ñưa vào chương trình
chính thức ñể ñảm bảo tính thống nhất, toàn diện, ñưa nội dung giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh vào chương trình bồi dưỡng giáo viên. Trước mắt cần hướng
dẫn các cơ sở giáo dục ñẩy mạnh việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các
môn học trong nhà trường và giáo dục dưới nhiều hình thức hoạt ñộng khác.
Thứ nhất, nhà trường phải tổ chức các hoạt ñộng tập thể, ngoại khoá ñể các
em ñược tham gia vào hoạt ñộng thực tiễn của cuộc sống, tạo cơ hội bộc lộ chân
thật những suy nghĩ, tình cảm, hành vi trong công việc, chia sẻ những khó khăn và
niềm vui cũng như hoàn thiện dần dần các kỹ năng thực hành một cách tự nhiên.
Từ ñây, tính ích kỷ cá nhân, ngại khó, vụng về, rụt rè sợ sệt sẽ nhường chỗ cho
lòng bao dung, sự tự tin, dũng cảm, tháo vát, nhanh nhẹn, khéo léo, tinh tế, hoà
ñồng và thân thiện.
Thứ hai, trong mỗi tiết dạy, ngoài yêu cầu về kiến thức thì yêu cầu về kỹ

năng và thái ñộ luôn ñược ñặt ra và ñó cũng chính là yêu cầu về giáo dục kỹ năng
sống.
Thứ ba, ở tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cần tạo ñiều kiện ñể các em tự ñánh
giá nhận xét về bản thân và lớp của mình. Các em có thể trình bày ý kiến về những
việc làm tốt và chưa tốt; cùng nhau xây dựng nội quy của lớp; thiết kế, ñề xuất các
việc làm, hoạt ñộng hàng tháng và cả năm học.
Thứ tư, xây dựng Văn hoá nhà trường tích cực lành mạnh cũng là một cách
ñể giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Văn hoá nhà trường là một tập hợp các
chuẩn mực, giá trị, niềm tin, hành vi ứng xử,… ñặc trưng của một trường học. Sự
phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường văn hoá - xã hội nơi các
em ñang lớn lên; môi trường văn hoá thuận lợi sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội ñể phát
triển. Nhà trường cần hình thành các giá trị văn hoá như sự yêu thương - gánh vác
- chia sẻ - hợp tác - khẳng ñịnh mình… ñể ñịnh hướng cách sống phù hợp cho học
sinh.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nội dung khá rộng, ñược tiến hành
thường xuyên qua nhiều hoạt ñộng nội khoá, ngoại khoá với sự tham gia của tất cả
các thành viên, tổ chức ñoàn thể trong trường. Nhà trường phải làm cho học sinh
ghi nhớ những ñiều tốt ñẹp nhất ñến suốt ñời và trang bị cho các em những kỹ
năng sống thiết thực. Đó là hành trang vào ñời thật sự ý nghĩa ñối với mỗi học
sinh.
Thư năm, ngoài các nội dung, hoạt ñộng trên lớp thuộc trách nhiệm của nhà
trường thì gia ñình cũng cần quan tâm, giáo dục các em, trang bị cho các em các
kinh nghiệm, hướng dẫn, chỉ bảo cho các em cách hành xử phù hợp trong cuộc
sống, ñặc biệt là tâm sự, chia sẻ, ñộng viên và giúp các em vượt qua những vướng
mắc về tâm lý.
Để trường học luôn là nơi các em cảm thấy an toàn nhất, ñể mỗi ngày ñến
trường của các em là một ngày vui thì việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là
một nhiệm vụ mà nhà trường, gia ñình và xã hội cần ñặc biệt quan tâm. Trường
học có thân thiện, học sinh có tích cực hay không ñều bắt nguồn từ kỹ năng sống
của các em.



Tài liệu tham khảo
1. Trần Đồng Quang - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (Báo Nhân
dân online)
2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Muộn cũng phải làm (nguồn
tot.edu.vn)
3. Dạy kỹ năng sống cho học sinh là ñiều cần thiết (Quang Hong Phan)
4. Sách Giáo dục công dân các lớp 6,7,8,9,10, 11, 12
5. Báo Thanh niên số ra ngày 21/3/2010.

×