Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vận dụng vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.74 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật và hiện tượng phong phú và đa
dạng. Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực:
vật chất và ý thức. Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đế về mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác - Lênin
là đúng và đầy đủ đó là: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất
quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.
Trước năm 1986, đất nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn bởi một nền kinh
tế trì trệ, một hệ thống quản lý yếu kém cũng là do một phần không nhận thức
đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa vận chất và ý thức. Vấn đề này đã được
nhận thực đúng sau đổi mới ở đại hội VI, và quả nhiên đã giành rất nhiều thắng
lợi sau khi đã chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với mong muốn tìm hểu thêm về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Phân
tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vận dụng vào việc xây dựng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta".
Trang 1
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.
Quan điểm triết học Mác - Lênin đã khẳng định trong mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức thì vật chất và ý thức tác động trở lại vật chất để làm rõ quan
điểm này chúng ta chia làm hai phần.
1. Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức.
Lê- Nin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện sâu sắc và khoa học về phạm
trù vật chất “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại phản ánh và được tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Từ định nghĩa của Lê Nin đã khẳng định vật chất là thực tại khách quan
vào bộ não của con người thông qua tri giác và cảm giác. Thật vậy vật chất là
nguồn gốc của ý thức và quyết định nội dung của ý thức.
Thứ nhất, phải có bộ óc của con người phát triển ở trình độ cao thì mới


có sự ra đời của ý thức. Phải có thể giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên
ngoài con người mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự tương
tác giữa bộ não con người và thế giới khách quan. Ta cứ thử giả dụ, nếu một
người nào đó sinh ra mà bộ não không hoạt động được hay không có bộ não thì
không thể có ý thức được. Cũng như câu chuyện cậu bé sống trong rừng cùng
bầy sói không được tiếp xúc với xã hội loài người thì hành động của cậu ta sau
khi trở về xã hội cũng chỉ giống như những con sói. Tức là hoàn toàn không có
ý thức.
Thứ hai, là phải có lao động và ngôn ngữ đây chính là nguồn gốc xã hội
của ý thức. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người phát triển phản
ánh tinh tế hơn đối với hiện thực... ngôn ngữ là cần nối để trao đổi kinh nghiệm
tình cảm, hay là phương tiện thể hiện ý thức. Ở đây ta cũng nhận thấy rằng
nguồn gốc của xã hội có ý nghĩa quyết định hơn cho sự ra đời của ý thức.
Vật chất là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của ý thức nên khi vật chất
thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
Trang 2
VD1: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động
sinh lý thần kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não người bị tổn thương thì
hoạt động của ý thức cũng bị rối loạn.
VD2. Ở Việt Nam, nhận thức của các học sinh cấp 1, 2, 3 về công nghệ
thông tin là rất yếu kém sở dĩ như vậy là do về máy móc cũng như đội ngũ giáo
viên giảng dậy còn thiếu. Nhưng nếu vấn đề về cơ sở vật chất được đáp ứng thì
trình độ công nghệ thông tin của các em cấp 1, 2, 3 sẽ tốt hơn rất nhiều.
VD2. Đã khẳng định điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức chỉ là như
thế đó.
2. Ý thức tác động trở lại vật chất.
Trước hết ta đưa ra định nghĩa của ý thức: ý thức là sự phản ánh sáng tạo
thế giới khách quan vào trong bộ não con người thông qua lao động mà ngôn
ngữ. Nó là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người như: Tình cảm yêu
thương, tâm trạng, cảm súc, ý trí, tập quán, truyền thống, thói quen quan điểm,

tư tưởng, lý luận, đường lối, chính sách, mục đích, kế hoạch, biện pháp,
phương hướng.
Các yếu tố tinh thần trên đều tác động trở lại vật chất cách mạng mẽ.
VD. Nếu tâm trạng của người công nhân mà không tốt thì làm giảm năng suất
của một dây chuyền sản xuất trong nhà máy. Nếu không có đường lối cách
mạng đúng đắn của đảng ta thì dân tộc ta cũng không thể giảng thắng lơị trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như Lê - Nin đã nói “ Không có
lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.
Như vậy ý thức không hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất mà ý thức có
tính độc lập tương đối vì nó có tính năng động cao nên ý thức có thể tác động
trở lại. Vật chất góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.
Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thấy đẩy hoạt
động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất. Khi phản
ánh đúng hiện thực khách quan thì chúng ta hiểu bản chất quy luật vận động
của các sự vật hiện tượng trong thế giới quan.
Trang 3
VD1. Hiểu tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở hơn 1000
0
C thì con
người tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất cách loại thép với đủ các kích
cỡ chủng loại, chứ không phải bằng phương pháp thủ công xa xưa.
VD2. Từ nhận thức đúng về thực tại nền kinh tế của đất nước. Tư sản đại
hội VI, đảng ta chuyển nền kinh tế từ trị cung, tự cấp quan liêu sang nền kinh tế
thị trường, nhờ đó mà sau gần 20 năm đất mới bộ mặt đất nước ta đã thay đổi
hẳn.
Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm hoạt
động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới quan. VD. Nhà
máy sử lý rác thải của Đồng Tháp là một ví dụ điển hình, từ việc không khảo
sát thực tế khách quan hay đúng hơn nhận thức về việc sử lý rác vô cơ và rác

hữu cơ là chưa đầy đủ vì vậy khi vừa mới khai trương nhà máy này đã không sử
lý nổi và cho đến nay nó chỉ là một đống phế liệu cần được thanh lý.
II. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC ĐỐI VỚI CON ĐƯỜNG ĐI LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA
NƯỚC TA.
1. Để xây dựng xã hội chủ nghĩa phải nhận thấy nguyên lý vật chất
quyết định ý thức là phải xuất phát từ thực tế khách quan và hành động
theo nó.
Trươc thời kì đổi mới, khi cơ sở vật chất con chưa có chúng ta nôn nóng
muôn đốt cháy giai đoạn nên đã phải trả giá. Ở thời kì này chúng ta phát triển
quan hệ sản xuất đi trước lực lượng sản xuất mà không nhìn thấy vai trò quyết
định của lực lượng sản xuất. Sau giải phóng đất nước ta là một đất nước nông
nghiệp với số dân tham gia vào ngành này tới hơn 90%. Nhưng chúng ta vẫn
xây dựng các nhà máy công nghiệp trong khi để nhanh chóng trở thành nước
công nghiệp hoá trong khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, thêm vào đó là sự
phân công không hợp lý về quản lý nhà nước và của xã hội, quyền lực quá tập
trung vào Đảng, và Nhà nước quản lý quá nhiều các mặt của đời sống xã hội,
thực hiện quá cứng nhắc làm cho toàn xã hội thiếu sức sống, thiếu năng động và
sáng tạo,. Các giám đốc thời kì này chỉ đến ngồi chơi xơi nước và cuối tháng
lĩnh lương, các nông dân và công nhân làm đúng giờ quy định nhưng hiệu quả
Trang 4
không cao... Ở đây chúng ta đã xem nhẹ thực tế phức tạp khách quan của thời kì
quá độ, chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa là quá
trình lịch sử lâu dài và phải trải qua nhiều chặng đường.
Từ đây, chúng ta phải có cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa và cơ sở vật
chất phát triển. Chúng ta phải xây dựng lực lượng sản xuất phù hợp quan hệ sản
xuất. Chúng ta có thể bỏ qua tư bản chủ nghĩa nhưng không thể bỏ qua những
tính quy luật chung của quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Chúng ta
cũng phải biết kế thừa và phát triển tích cực những kết quả của công nghiệp tư
bản như thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ - môi trường, là cơ chế thị

trường với nhiều hình thức cụ thể tác động vào quá trình phát triển kinh tế.
Để vực nền kinh tế lạc hậu của nước nhà, Đảng xác định là phải phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần để tăng sức sống và năng động cho nền kinh
tế, phát triển lực lượng sản xuất. Phát triển các quan hệ hàng hoá và tiền tệ và
tự do buôn bán, các thành phần kinh tế tự do kinh doanh và phát triển theo
khuôn khổ của pháp luật, được bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu là làm cho
thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể đóng vai trò chủ đạo. Song song quá
trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì chúng ta cũng cần
phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay
nền kinh tế thị trường ở nước ta còn đang ở trình độ kém phát triển. Biểu hiện ở
số lượng hàng hoá và chủng loại hàng hoá quá nghèo nàn, khối lượng hàng hoá
lưu thông trên thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu còn quá nhỏ, chi phí sản
xuất lại quá cao dẫn đến giá thành cdao, nhưng chất lượng mặt hàng là kém.
Nhiều loại thị trường quan trọng còn ở trình độ sơ khai hoặc mới đang trong
quá trình hình thành như: thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường
sức lao động...
Chúng ta cũng cần mở rộng giao lưu kinh tế nước ngoài, nhanh chóng
hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, AFTA và các hiệp định song
phương đồng thời phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Muốn vậy, ta phải
đa phương hoá và đa dạng hoá hình thức và đối tác, phải quán triệt trên nguyên
tắc đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và
không phân biệt chế độ chính trị - xã hội phải triệt để khai thác lợi thế so sánh
Trang 5

×