Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Dự Án Đầu Tư Và Phân Tích Dự Án Đầu Tư.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.32 KB, 112 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển của xã hội, địi hỏi phải mở rộng quy mơ của
sản xuất xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và
tinh thần. Để đáp ứng nhu câu đó cơ sở vât chất kỹ thuật của các ngành kinh
tế ln cần sự bù đắp và hồn thiện thơng qua hoạt động đầu tư.
Đầu tư cơ bản có ý nghĩa quyết định đến quy mô xây dựng và tốc độ
phát triển cơ sở kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và từng ngành kinh
tế. Để tiến hành các hoạt động đầu tư cần phải chi một khoản tiền lớn. Để
khoản tiền lớn bỏ ra đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai khá
xa đòi hỏi phải chuẩn bị về mọi mặt để phát huy tác dụng của các kết quả đầu
tư.
Nội dung đề tài, đề cập đến các vấn đề cơ bản của đầu tư và dự án đầu
tư, các phương pháp đánh giá dự án đầu tư và ứng dụng để phân tích một dự
án đầu tư trong xây dựng giao thông.

PHẦN MỘT


CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CHƯƠNG I
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
I. BẢN CHẤT, NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

1. Khái niệm
- Đầu tư nói chung là hành động chủ quan có cân nhắc của các nhà hoạt động
quản lý khi bỏ vốn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
- Hoạt động đầu tư nói chung là hoạt động bỏ vốn vào hoạt động trong các
lĩnh vực kinh tế xã hội để thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau.
2. Vai trị.
Trong q trình phát triển xã hội, địi hỏi phải mở rộng qui mơ của sản
xuất xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh


thần. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì cơ sở vật chất của các ngành kinh tế
luôn luôn cần sự bù đắp và mở rộng thông qua hoạt động đầu tư.
Phần lớn các hoạt động đầu tư của các ngành, các đơn vị kinh tế cơ sở là
đầu tư cơ bản tức là thông qua việc tạo ra và hoàn thiện tài sản cố định để đạt
được mục đích đầu tư. Hoạt đơng đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây
dựng các tài sản cố định gọi là hoạt động đầu tư cơ bản. Qúa trình đầu tư cơ
bản là tồn bộ các hoạt động của chủ đầu tư từ khi bỏ vốn đến khi thu được
kết quả thông qua việc tạo ra và đưa vào hoạt động các tài sản cố định. Quá
trình đầu tư cơ bản là toàn bộ các hoạt động để chuyển vốn đàu tư dưới dạng
tiền tệ sang tài sản phục vụ mục đích đầu tư. Mục đích của hoạt động xây
dựng cơ bản là tạo ra được các tài sản có năng lực sản xuất hoặc phục vụ phù
hợp với mục đích đầu tư. Đầu tư xây dựng cơ bản góp phần cân đối lực
lượng lao động xã hội, phân bố hợp lý sức sản xuất. Ngoài ra qui mơ và tốc
độ đầu tư cơ bản cịn phản ánh qui mô, tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc
dân.


3. Phân loại các hoạt động đầu tư.
Đầu tư có nhiều loại, để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các
biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư, có thể phân loại chúng
uheo một số tiêu thức sau:
*theo đối tượng đầu tư:
- Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất và cho các
lĩnh vực hoạt động khác.
- Đầu tư cho tài chính (mua cổ phiếu, cho vay).
*Theo chủ đầu tư:
- Chủ đầu tư là Nhà nước (Đầu tư cho các cơng trình cơ sở hạ tầng kinh
tế và xã hội do vốn của Nhà nước).
- Chủ đâu tư là các doanh nghiệp (Các doanh nghiệp Nhà nước, ngoài
Nhà nước, độc lập và liên doanh, trong nước và ngoài nước).ư

- Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ
*Theo nguồn vốn:
-Vốn từ ngân sách Nhà nước.
-Vốn tín dụng ưu đãi từ ngân sách Nhà nước
-Vốn hỗ và phát triển chính thức (ODA)
-Vốn tín dụng thương mại
-Vốn tự huy động từ các doanh nghiệp Nhà nước.
-Vốn hợp tác liên doanh với nước ngồicủa các doanh nghiệp Nhà nước.
-Vốn đóng góp của nhân dân vào các cơng trình phúc lợi xã hội.
-Vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh và của dân.
-Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
*Theo cơ cấu đầu tư:
-đầu tư theo các ngành kinh tế.
-đầu tư theo các vùng lãnh thổ.
đầu tư theo các thành phần kinh tế.


*Theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định.
-đầu tư mới (xây dựng, mua sắm tài sản cố định loại mới).
-Đầu tư lại (thay thế, cải tạo tài sản cố định hiện có).
*Theo góc độ trình độ kỹ thuật:
-Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
-Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư cho các thành phần mua sắm thiết bị, xây
lắp và chi phí đầu tư khác.
*Theo thời đoạn kế hoạch:
-Đầu tư ngắn hạn: Là những dự án đầu tư có thời gian dưới 1 năm.
-Đầu tư trung hạn: Là những dự án đầu tư có thời gian từ 1 đến 3 năm.
-Đầu tư dài hạn : Là những dự án đầu tư có thời gian trên 3 năm.
*Theo tính chất và quy mơ của dự án: Gồm ba nhóm A,B,C.
II . TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG


1. Các đối tượng tham gia vào q trình đầu tư
Q trình đầu tư thường có nhiều bên tham gia thực hiện, mỗi bên đều có vị
trí nhất định có nghĩa vụ và quyền lợi nhất định để tạo nên một tổng thể để
giúp cho công cuộc đầu tư thực hiện một cách thuận lợi.
Đối tượng tham vào quá trình đầu tư bao gồm:
1.1. Chủ đầu tư:
Chủ đầu tư là chủ thể quan trọng nhất đóng vai trò quyết định mọi vấn đề
của đầu tư. Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn, có thể là một tổ chức hoặc cá
nhân, có thể bỏ vốn một phần hay toàn bộ vốn và chịu trách nhiệm thực hiện
quá trình đầu tư theo đúng qui định của pháp luật.
Nếu vốn đầu tư của dự án chủ yếu thuộc sở hữu Nhà nước thì chủ đầu tư là
người được cấp quyết định đầu tư chỉ định ngay từ khi lập dự án đầu tư và
giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn, chủ đầu tư cũng có thể uỷ
quyền cho chủ nhiệm điều hành dự án thay mặt để điều hành dự án.
Trách nhiệm cụ thể của chủ đầu tư được qui định ở qui chế quản lý đầu tư
và xây dựng như sau:


- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án đầu tư, xác định rõ
nguồn VĐT thực hiện các thủ tục về đầu tư và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Tổ chức thực hiên đầu tư bao gồm: tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà
thầu, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng đã ký kết với các nhà
thầu theo quy định của pháp luật.
- Các dự án đầu tư thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau thì chủ đầu tư
có trách nhiệm tồn diện, liên tục về quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư
từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, đưa dự án vào khai thác sử dụng,
thu hồi và hồn trả vốn đầu tư.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm trả nợ các nguồn vốn vay, vốn huy động đúng

thời hạn và các điều kiện đã cam kết khác khi huy động vốn.
- Khi thay đổi chủ đầu tư thì chủ đầu tư mới thay thế phải chịu trách nhiệm
thừa kế tồn bộ cơng việc đầu tư của chủ đầu tư trước.
- Khi lập hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, chủ đầu tư
có trách nhiệm và có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan của Nhà nước
chỉ dẫn các vấn đề có liên quan đến dự án như qui hoạch xây dựng đất đai,
tài nguyên, nguồn nước, điện, giao thông vận tải, mơi trường sinh thái,
phịng chống cháy nổ, bảo vệ di tích văn hố, lịch sử, an ninh quốc phịng
và phải chấp hành đầy đủ các qui định của Nhà nước về các vấn đề nêu
trên trong toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng.
1. 2. Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng:
- Tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng là các tổ chức nghề nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế, có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh danh về
tư vấn đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Nội dung hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng:
Cung cấp cac thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, về cơ chế
chíng sách đầu tư và xây dựng, lập các dự án đầu tư, quản lý dự án đầu


tư, thiết kế, soạn thảo hồ sơ mời thầu, giám sát và quản lý q trình thi
cơng xây lắp, quản lý chi phí xây dựng, nghiệm thu cơng trình .
Tổ chức tư vấn này có thể kí hợp đồng lại với các tổ chức tư vấn đầu
tư và xây dựng khác để thực hiện một phần nhiệm vụ của công tác tư
vấn.
1.3. Các doanh nghiệp xây dựng:
-Doanh nghiệp xây dựng là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng kí kinh doanh về xây dựng.
-Trách nhiệm của các doanh nghiệp xây dựng:
a)Đăng kí hoạt động xây dựng tại các cơ quan có thẩm quyền thao quy định
của pháp luật.

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam
kết trong hợp đồng, bao gồm cả số lượng, chất lượng, tính chính xác của sản
phẩm, thời gian thực hiện hợp đồng, có quy định và hướng dẫn sử dụng cơng
trình trước khi bàn giao cơng trình, thực hiện bảo hành chất lượng sản phẩm
xây dựng và cơng trình xây dựng của mình theo quy định.
c) Thực hiện chế độ bảo hiểm cơng trình xây dựng, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mọi liên quan đến an tồn của các cơng lân cận và cơng trình
đang xây dựng, thực hiện an toàn lao động, bảo vệ mơi trường sinh thảitong
q trình xây dựng. Thơng tin rộng rãi về năng lực hoạt động của doanh
nghiệp để chủ đầu tư biết và lựa chọn.
1.4. Các tổ chức cung ứng thiết bị vật tư :
Các tổ chức này chịu trách nhiệm cung ứng thiết bị vật tư cho dự án theo
hợp đồng bảo đảm các nguyên tắc: đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và bảo đảm cả
về chất lượng dự án.
1. 5. Các tổ chức cung cấp vốn :
Một dự án đầu tư có thể được cấp vốn từ một nguồn hoặc nhiều nguồn với
tỉ trọng và chi phí vốn khác nhau cùng các điều kiện khác. Đó là các cá nhân
hay tổ chức tài chính, ngân hàng Nhà nước, hoặc tư nhân, nước ngoài.


1. 6. Nhà nước và cơ quan liên quan đến quản lý đầu tư :
Để có một dự án được lập có chất lượng tốt, q trình thực hiện dự án được
tiến hành thuận lợi, quá trình hoạt động của dự án đầu tư đạt hiệu quả cao, đòi
hỏi phải có sự quan tâm quản lý của Nhà nước có liên quan đến quản lý đầu
tư. Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến đầu tư như Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ quản lý ngành của
Nhà nước, các cơ quan của Nhà nước ở các địa phương.
1.7. Các tổ chức xã hội, các hiệp hội có liên quan đến đầu tư :
Đó là các hội nằm trong liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật như Hội xây
dựng, Hội kinh tế, Hội bảo vệ mơi trường.

Trong q trình đầu tư, các đối tượng này phải liên kết chặt chẽ với nhau
phối hợp nhịp nhàng tích cực để lợi ích của dự án đạt mức tối đa.
2. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
2.1 Nội dung công việc chuẩn bị đầu tư
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và qui mô đầu tư
- Tiến hành tiếp xúc, thăm dị thị trường trong nước và ngồi nước để xác
định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng
thiết bị vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa
chọn hình thức đầu tư.
- Tiến hành điều tra, khảo sát chọn địa điểm xây dựng.
- Lập dự án đầu tư.
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu
tư, tổ chức cho vay vốn và cơ quan thẩm định đầu tư.
2.2 Lập dự án đầu tư
-Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư.
- Đối với các dự án nhóm A, chủ đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi. Trường hợp dự án đã được Quốc hội


hoặc Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì chỉ cần lập báo cáo nghiên
cứu khả thi
+ Những dự án nhóm A được Thủ tướng Chính phủ thơng qua báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi và cho phép phân ra các dự án thành phần hoặc (tiểu
dự án) thì những dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) đó được lập báo cáo
nghiên cứu khả thi trình duyệt và quản lý dự án như một dự án đầu tư độc
lập, việc trình duyệt và quản lý dự an phải theo quy định của dự án nhóm A.
+ Đối với dự án nhóm B chủ đầu tư lập dự án báo cáo nghiên cứu khả thi,
nếu xét thấy cần thiết phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì người có
thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định và có yêu cầu bằng văn

bản.
-Đối với dự án nhóm C có mức vốn đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên, chủ đầu tư tổ
chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Các dự án có mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng, các dự án sửa chữa, bảo trì
sử dụng vốn sự nghiệp và các dự án của các ngành đã có thiết kế mẫu và tiêu
chuẩn kỹ thuật được bộ quản lý ngành phê duyệt trên cơ sở qui hoạch tổng thể
đối với từng vùng thì không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi riêng cho
từng dự án mà chỉ cần lập báo cáo đầu tư. Nội dung báo cáo đầu tư do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể.
Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu cơ sở, chủ đầu tư đã nghiên cứu, so
sánh và lựa chọn phương án đầu tư để gửi cơ quan thẩm định đầu tư và trình
người có thẩm quyền quyết định đầu tư, xem xét quyết định.
2.3 Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.
- Dự kến qui mô đầu tư.
- Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất
trên cơ sở giảm tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường,
xã hội và tái định cư (có phân tích đánh giá cụ thể).


- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về cơng nghệ kỹ thuật gồm cả cây trồng, vật ni
(nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên, liệu, năng lượng,
dịch vụ, hạ tầng.
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả
năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi.
- Tính tốn sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội của dự án.
- Xác định tính độc lập khi vận hành khai thác của dự án thành phần hoặc
tiểu dự án (nếu có).
2.4 Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi

-Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.
- Lựa chọn hình thức đầu tư.
- Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án phải
sản xuất).
- Các phương án và địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến cơng trình)
phù hợp với qui hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm,
trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với mơi
trường và xã hội).
- Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có).
- Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ (bao gồm cả cây trồng,
vật nuôi).
- Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương
án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường .
- Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức
đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với
một dự án có yêu cầu thu hồi vốn).
- Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động.
- Phân tích hiệu quả đầu tư .


- Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Dự án nhóm C phải lập ngay kế
hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có
quyết định đầu tư (tuỳ theo điều kiện cụ thể của dự án). Thời gian khởi cơng
(chậm nhất). Thời hạn hồn thành đưa cơng trình vào khai thác sử dụng
(chậm nhất).
- Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.
- Xác định chủ đầu tư .
- Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến dự án.
2.5 Tổng mức đầu tư.
-Tổng mức đầu tư bao gồm những chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, chi phí

chuẩn bị thực hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng, chi phí chuẩn
bị sản xuất, lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư,
vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sản xuất) chi phí bảo hiểm,
chi phí dự phịng.
Đối với các dự án nhóm A và một số dự án có nhu cầu đặc biệt được Thủ
tướng Chính phủ cho phép, tổng mức đầu tư còn bao gồm các chi phí nghiên
cứu khoa học, cơng nghệ có liên quan đến dự án.
- Tổng mức đầu tư chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:
a) Nhà nước ban hành những qui dịnh mới có qui định được thay dổi mặt
bằng giá đầu tư xây dựng.
b) Do thay đổi tỉ giá giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ của các dự án
nếu trong tổng mức đầu tư chưa ghi rõ phần ngoại tệ phải sử dụng.
c) Do trường hợp bất khả kháng.
- Đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua và quyết định
chủ trương đầu tư, tổng mức vốn đầu tư xác định chính thức sau khi có báo
cáo nghiên cứu khả thi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, người có
thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt và quyết định đầu tư.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung chi tiết Tổng mức đầu tư.


Tổng mức đầu tư được phân tích, tính tốn và xác định trong giai đoạn
nghiên cứu khả thi của dự án. Dự án khả thi và tổng mức đầu tư được duyệt,
là điều kiện để cơng trình được xem xét cân đối đưa vào cơng trình trong năm
kế hoạch.
2.6 Thẩm định dự án đầu tư.
-Những dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà
nước bảo lãnh,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh
nghiệp Nhà nước đầu tư phải được thẩm định. Việc thẩm định dự án đầu tư
phải được cơ quan chức năng của Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức tín
dụng Nhà nước thực hiện (đối với dự án sử dụng vốn tín dụng).

Chủ đầu tư có trách nhiệm trình báo cáo nghiên cứu khả thi tới người có
thẩm quyền quyết định đầu tư và đồng gửi cơ quan có chức năng thẩm định
dự án đầu tư theo qui định trên.
- Đối với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án nhóm A, chủ đầu tư trực
tiếp trình Thủ tướng Chính Phủ và đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ
quản lý ngành để xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Khi có văn bản của
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận mới tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả
thi hoặc tiếp tục thăm dò, đàm phán, ký thoả thuận giữa các đối tác tham gia
đầu tư trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua và quyết định chủ
chương đầu tư, Bộ kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội.
- Các dự án được lập báo cáo đầu tư thì khơng phải thẩm định. Chủ đầu tư có
trách nhiệm trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét báo cáo đầu
tư để quyết định đầu tư.
- Đối với dự án khu đô thị mới (hoặc dự án thành phần) nếu phù hợp với qui
hoạch chi tiết và dự án phát triển kết cấu hạ tầng đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt thì chỉ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hồ sơ thẩm định dự án đầu tư.


- Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư.
a) Đối với dự án nhóm A.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý
kiến của Bộ quản lý ngành, các bộ, địa phương có liên quan. Tuỳ theo yêu cầu
cụ thể đối với từng dự án. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể mời các tổ chức và
chuyên gia tư vấn thuộc các Bộ khác có liên quan để tham gia thẩm định dự án.
- Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổ
chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ trước
khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

b. Đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín
dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chun mơn trực
thuộc đủ năng lực thẩm định, có thể mời cơ quan chuyên môn của các Bộ,
ngành khác để thẩm định.
- Các dự án thuộc cấp tỉnh quản lý, Sở Kế hoạch và Đầu tư là một đầu mối
tổ chức thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan có liên quan.
- Tổ chức vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ và
chấp thuận cho vay vốn trưóc khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
2.7 Nội dung thẩm định dự án đầu tư
- Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà
nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của
các doanh nghiệp Nhà nước phải được thẩm định về:
a) Sự phù hợp qui hoạch phát triển ngành, lãnh thổ qui hoạch xây dựng đô
thị nông thôn.
b) Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có).
c) Các ưu đãi hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo
qui chế chung.
e) Phương án kiến trúc, việc áp dụng qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.


f) Sử dụng đất đai tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định
cư (nếu có).
g) Phịng, chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án.
h) Các vấn đề rủi do của dự án có thể xẩy ra trong quá trình thực hiện làm
ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.
i) Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án.
- Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh còn phải thẩm định các điều kiện
tài chính giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án.

- Cơ quan tổ chức thẩm định dự án đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật
về nội dung thẩm định của mình và trình người có thẩm quyền quyết định đầu
tư báo cáo thẩm định, các hồ sơ cần thiết kèm theo dự thảo quyết định đầu tư.
2.8 Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư.
- Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư được thành lập theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thẩm định các dự án đầu tư.
- Tuỳ theo quy mơ, tính chất và sự cần thiết của từng dự án, Thủ tướng Chính
phủ yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư về các dự án
đầu tư thẩm định hoặc thẩm định lại trước khi quyết định đầu tư.
2.9 Thời gian thẩm định dự án đầu tư kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Đối với các dự án thuộc nhóm A thời hạn thẩm định dự án không quá 60 ngày.
- Đối với các dự án thuộc nhóm B thời hạn thẩm định dự án khơng q 30 ngày.
- Đối với các dự án thuộc nhóm C thời hạn thẩm định dự án không quá 20 ngày.
2.10 Nội dung quyết định đầu tư bao gồm
- Mục tiêu đầu tư.
- Xác định chủ đầu tư.
- Hình thức quản lý dự án.
- Địa điểm, diện tích đất sử dụng, phương án bảo vệ môi trường và kế hoạch
tái định phục hồi (nếu có).


- Công nghệ, công suất thiết kế, phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và
cấp cơng trình.
- Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có).
- Tổng mức đầu tư.
- Nguồn vốn đầu tư, khả năng tài chính và kế hoạch vốn của dự án.
- Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo
qui chế chung.
- Phương thức thực hiện dự án. Nguyên tắc phân chia gói thầu và hình thức
lựa chọn nhà thầu. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu, cịn đối

với nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu ngay sau khi quyết định đầu tư.
- Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ triển khai chính thức của dự án.
Thời hạn khởi công (chậm nhất).
- Mối liên hệ và trách nhiệm của các Bộ, Ngành, địa phương có liên quan
(nếu có). Hiệu lực thi hành.
2.11. Thay đổi nội dung của dự án.
- Dự án đầu tư đã được quuyết định đầu tư chỉ thay đổi nội dung của dự án
trong các trường hợp đặc biệt. Khi cần thay đổi nội dung chủ đầu tư phải giải
trình rõ lý do nội dung dự định thay đổi để trình người có thẩm quyền quyết
định đầu tư xem xét quyết định.
- Sau khi được người có thẩm quyền cho phép thay đổi nội dung dự án bằng
văn bản thì dự án mới được tổ chức thẩm định và trình duyệt lại.
- Các dự án bị đình, hỗn hoặc huỷ bỏ trong các trường hợp sau:
a) Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư mà chủ đầu tư khơng triển
khai dự án mà khơng có sự chấp thuận bằng văn bản của người có thẩm quyền.
b) Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được người có thẩm quyền cho
phép bằng văn bản.
c) Kéo dài việc thực hiện dự án quá 12 tháng so với các mốc tiến độ ghi
trong quyết định đầu tư mà không có lý do chính đáng và khơng được người
có thẩm quyền chấp thuận.


- Người có thẩm quyền quyết định đình, hỗn, hoặc huỷ bỏ dự án đầu tư phải
xác định rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Chủ đầu tư để dự án bị đình hỗn mà khơng có lý do chính đáng, phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về thiệt hại của dự án.
2.12. Kinh phí lập dự án, thẩm định dự án đầu tư
- Dự án đầu tư thuộc nguồn vốn nào thì kinh phí cho việc lập dự án, lệ phí
thẩm định dự án được tính trong nguồn vốn đó. Đối với dự án chưa xác định
được nguồn vốn đầu tư bao gồm cả dự án sẽ được hỗ trợ tín dụng đầu tư của

Nhà nước thì chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn hợp pháp của mình hoặc vay vốn
ngân hàng để thực hiện và sau khi xác định được nguồn vốn chính thức sẽ
hồn trả.
- Kinh phí cho cơng tác tư vấn lập dự án, lệ phí thẩm định dự án, chi phí thuê
chuyên gia thẩm định dự án được xác định trong vốn đầu tư của dự án. Bộ
Xây dựng thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn chi
tiết chi phí thuê chuyên gia thẩm định.
Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng để ban
hành lệ phí thẩm định dự án đầu tư.
- Sau khi thẩm định dự án đầu tư, nếu dự án không được thực hiện thì chi phí
cho cơng tác lập và thẩm định dự án được trích từ nguồn vốn của doanh
nghiệp hoặc phải trích từ chi phí sự nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự
nghiệp hoặc trích từ vốn ngân sách Nhà nước đã bố trí cho dự án trong kế
hoạch để thanh toán.
3.Giai đoạn thực hiện đầu tư
3.1. Nội dung thực hiện DAĐT.
- Xin giao đất hoặc thuê đất.
- Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) và giấy
phép khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên).


- Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư
và phục hồi (đối với dự án có yêu cầu tái định cư ) chuẩn bị mặt bằng xây
dựng (nếu có ).
- Mua sắm thiết bị và công nghệ.
- Thực hiện việc khảo sát thiết kế xây dựng.
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự tốn, dự tốn cơng trình.
- Tiến hành thi công xây lắp.
- Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng.
- Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng.

- Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo
hành sản phẩm.
- Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các nội dung qui định tại điều này
được thực hiện theo qui định trong Quyết định đầu tư của dự án và qui chế đấu
thầu.
3.2. Giao nhận đất
- Chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phải lập hồ sơ xin giao đất hoặc thuê
đất theo qui định của pháp luật.
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết hồ sơ xin giao đất
hoặc thuê đất. Không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Việc thu hồi đất, giao nhận đất tại hiện trường thực hiện theo qui định của
pháp luật về đất đai.
3.3. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Đối với các dự án đầu tư và xây dựng có tính chất sản xuất và kinh doanh,
chủ đầu tư chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân địa phương để thống nhất
phương án đền bù, kế hoạch giải phóng mặt bằng, kinh phí, tiến độ và việc
thanh quyết tốn giải phóng mặt bằng để Uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức
thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao
mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dựng.


- Đối với các dự án đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc
phòng, an ninh và các dự án quan trọng quốc gia, Uỷ ban nhân dân các cấp
chủ trì cùng với chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đền bù giải
phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng theo tiến độ, thành lập khu tái định cư
chung và thực hiện việc tái định cư theo chế độ chính sách của Nhà nước và
chính sách hỗ trợ của dự án đầu tư.
- Bộ Quốc phịng chủ trì phối hợp với các địa phương hướng dẫn, qui định
rõ cần phải rà phá bom mìn, phối hợp các Bộ, Ngành có liên quan hướng dẫn
thực hiện công việc rà phá bom mìn mặt bằng xây dựng.

3.4. Thiết kế xây dựng cơng trình
Tài liệu hợp pháp dùng để thiết kế :
- Các tài liệu về thăm dị, khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, khí tượng và
các tài liệu khác khi dùng để thiết kế xây dựng các cơng trình phải do tổ chức
có tư cách pháp lý về các lĩnh vực nêu trên cung cấp. Việc thiết kế xây dựng
phải tuân theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng do Nhà
nước ban hành. Nếu áp dụng quy chuẩn và tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng của
nước ngoài thì phải được Bộ Xây dựng chấp thuận bằng văn bản.
Trình tự thiết kế :
a) Trong báo cáo nghiên cứu khả thi, phải thực hiện bước thiết kế sơ bộ trên
cơ sở phương án công nghệ tạm thời lựa chọn, quy mơ và kiến trúc cơng
trình.
b) Sau khi dự án có quyết định đầu tư và xác định được nhà cung cấp thiết
bị, cung cấp thiết kế công nghệ, việc thiết kế xây dựng cơng trình thực hiện
theo các qui định sau đây:
- Đối với cơng trình có u cầu kỹ thuật cao, địa chất phức tạp thì phải thực
hiện thiết kế kĩ thuật (thiết kế triển khai) trước khi thiết kế bản vẽ thi công
(thiết kế chi tiết).
- Đối với cơng trình có u cầu kỹ thuật đơn giản hoặc đã có thiết kế mẫu,
xử lý nền móng khơng phức tạp thì chỉ thực hiện thiết kế kỹ thuật thi công.


- Thực hiện thiết kế kĩ thuật phải căn cứ vào mục tiêu đầu tư và các nội dung
yêu cầu trong quyết định đầu tư và các nội dung, qui chuẩn, tiêu chuẩn được
áp dụng .
c) Trong trường hợp đặc biệt, nếu phải thay đổi các nội dung qui định tại
điểm a,b thì phải trình lại báo cáo nghiên cứu khả thi và được sự chấp thuận
của người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
d) Tổ chức thiết kế phải phải lập lại tổng dự toán của thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế kỹ thuật thi cơng. Tổng dự tốn không được lớn hơn tổng mức đầu tư

đã duyệt, nếu lớn hơn phải thiết kế tính tốn lại cho phù hợp.
Tổ chức thiết kế:
a) Công tác thiết kế phải do tổ chức, các nhân có chun mơn thực hiện. Tùy
theo điều kiện cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể kí kết hợp đồng với các tổ
chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu xây dựng thực hiện các bước thiết kế theo
qui định tại điều trên.
b) Tổ chức thiết kế hoặc cá nhân có chun mơn khi thiết kế phải có đăng ký
hoạt động tư vấn tại cơ quan có thẩm quyền và chịu hồn tồn trách nhiệm
trước pháp luật về chất lượng thiết kế, kết quả tính tốn, và an tồn kết cấu và
sự ổn định cơng trình (bao gồm cả tính chính xác của tiên lượng, dự án).
c) Mỗi đồ án thiết kế phải có người chủ trì thiết kế, đồ án thiết kế lớn (nhóm
A, B) phải có chủ nhiệm đồ án, người chủ trì thiết kế hoặc chủ nhiệm đồ án
phải phải chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng và tính đúng đắn của đồ án
thiết kế, giải pháp kỹ thuật nêu ra trong tiên lượng thiết kế .
d) Tổ chức thiết kế phải phải thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt
q trình thiết kế, thi cơng xây lắp, hồn thiện và nghiệm thu cơng trình.
e) Nghiêm cấm tổ chức thiết kế nhận thầu thiết kế quá phạm vi đăng ký hoặc
mượn danh nghĩa của các tổ chức thiết kế khác dưới bất kỳ hình thức nào.
3.5. Nội dung thẩm định thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán
- Các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh


trước khi đấu thầu xây lắp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết
kế kĩ thuật và tổng dự toán. Cơ quan thẩm định thiết kế kĩ thuật và tổng dự
ốn để phê duyệt là cơ quan có chức năng quản lý xây dựng đã được phân
cấp.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kĩ
thuật và tổng dự toán, đồng thời gửi hồ sơ tới có quan thẩm định thiết kế kỹ
thuật và tổng dự toán.

- Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán phải thực hiện
đầy đủ các qui định về thủ tục, trình tự kĩ thuật nhằm bảo đảm chất lượng
thiết kế và tổng dự toán.
1. Nội dung thẩm định thiết kế kĩ thuật:
a) Sự phù hợp của thiết kế kĩ thuật với nội dung đã được phê duyệt trong
quyết định đầu tư về qui mô, công nghệ, công suất và các chỉ tiêu về kinh tế
kĩ thuật, qui hoạch, kiến trúc, qui chuẩn tiêu chuẩn được áp dụng.
b) Bảo vệ môi trường, sinh thái, phịng, chống cháy nổ, an tồn lao động, vệ
sinh công nghiệp.
c) Sự hợp lý của giải pháp thiết kế kĩ thuật.
d) Tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân thiết kế.
2. Nội dung thẩm định tổng dự tốn:
a) Kiểm tra tính đúng đắn của các định mức, đơn giá và việc vận dụng định
mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí
theo qui định của Nhà nước.
b) Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán.
c) Xác định giá trị của tổng dự toán, kể cả thiết bị để so sánh với tổng mức
đầu tư đã duyệt.
3. Cơ quan thẩm định thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán:
- Cơ quan thẩm định thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các nội dung thẩm định qui định như trên. Khi cần thiết cơ quan
thẩm định thiết kế kĩ thuật và tổng dự tốn có thể th chuyên gia, các tổ chức


tư vấn chuyên ngành cùng tham gia thẩm định (tổ chức tư vấn thiết kế không
được tham gia thẩm định sản phẩm thiết kế của mình). Chi phí th chun
gia thẩm định thiết kế dự án được tính vào tổng mức đầu tư, tổng dự tốn
cơng trình.
- Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng
dẫn chi tiết chi phí thuê chuyên gia thẩm định.

4. Thời gian thẩm định thiết kế kĩ thuật và tổng dự tốn qui định như sau:
- Khơng q 45 ngày đối với dự án nhóm A kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Không quá 30 ngày đối với dự án nhóm B kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Không quá 20 ngày đối với dự án nhóm C kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5. Bộ Tài chính ban hành lệ phí thẩm định thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán
sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. :
3.6. Phê duyệt thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán .
1. Căn cứ để phê duyệt thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán :
a) Thuyết minh và bản vẽ tổng thể của thiết kế kĩ thuật.
b) Tổng dự toán và tổng tiến độ (đối với dự án phải phê duyệt tổng dự toán,
tổng tiến độ).
c) Văn bản thẩm định thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán của cơ quan có chức
năng quản lý xây dựng được phân cấp thẩm định.
2. Nội dung phê duyệt thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán :
a) Phê duyệt các nội dung chính của thiết kế kĩ thuật.
- Tên, địa điểm, quy mơ cơng trình, cơng nghệ, cơng suất, các chỉ tiêu kinh
tế kĩ thuật, cấp cơng trình, cấp qui hoạch, kiển trúc, các tiêu chuẩn và các quy
chuẩn được áp dụng.
- Kỹ thuật về bảo vệ môi trường sinh thái, phịng, chống cháy nổ, an tồn lao
động, vệ sinh cơng nghiệp.
- Sự hợp lý của giải pháp thiết kế kĩ thuật xây dựng.
b) Phê duyệt những bổ xung của thiết kế kĩ thuật so với thiết kế sơ bộ, không
làm thay đổi nội dung trong quyết định đầu tư.



×