TS. NGUYỄN VẤN SỸ (Chủ biên)
GS. TS. LÊ ĐÌNH THÀNH, PGS. TS. NGUYỄN VẢN THẮNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI
Biên mục trên xuất bản phấm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Nguyễn Văn Sĩ
Đánh giá tác động môi trường / Nguyễn Văn Sĩ. - H. : Bách khoa Hà Nội, 2019. -
306tr. : hình vẽ, bảng ; 24cm
Thư mục: tr. 299-301
1. Môi trường 2. Đánh giá 3. Tác động
363.7 - dc23
BKH0092p-CIP
2
LỜI NĨI ĐẦU
Hiện nay, bảo vệ mơi trường và phát triến bền vững là định hướng chiến lược vô
cùng cấp thiết và đang nhận được sự quan tâm hàng đầu của thế giới nhằm đối phó với tình
trạng mơi trường sống trên Trái Đất đang ngày càng suy thoái, đe doạ sự phát triến bền
vững của nhân loại. Một trong nhũng công cụ hữu hiệu nhất đê đảm bảo phát triến bền
vững là “đánh giá tác động môi trường” của các dự án phát triên kinh tế, xã hội.
Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã quy định rất rõ ràng và cụ thế về
đánh giá tác động môi trường đối với các loại dự án phát triển theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP
và Thơng tư 27/2015/TT-BTNMT.
Trong chương trình đào tạo bậc đại học chính quy ngành Kỹ thuật môi trường và một
số ngành khác liên quan, môn học “Đánh giá tác động môi trường” là môn học bắt buộc để
trang bị các kiến thức cơ bản cho các kỹ sư Thủy lợi.
Giáo trình “Đánh giá tác động mơi trường” được biên soạn nhằm cung cấp các kiến
thức cơ bản về đánh giá tác động môi trường cho sinh viên một số ngành kỹ thuật, giúp
cho sinh viên có kiến thức tồn diện phục vụ các cơng tác chun môn sau khi trở thành kỹ
sư và triến khai thực hiện công việc thực tế phục vụ phát triến bền vững kinh tế, xã hội của
đất nước.
Tài liệu tham khảo chính của giáo trình này là bộ giáo trình “Mơi trường và đánh
giá tác động môi trường” của Trường Đại học Thủy lợi được Nhà xuất bản Nồng nghiệp
xuất bản năm 2003.
Giáo trình được tập thế tác giả phân cơng biên soạn như sau:
- Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Sỳ, chịu trách nhiệm về tồn bộ nội dung và hình thức
của giáo trình.
- GS. TS. Lê Đình Thành: tham gia rà sốt lại cấu trúc của giáo trình và một số nội
dung của chương 2.
- PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng: tham gia rà soát lại những nội dung được tham khảo
từ bộ giáo trình cũ và một số nội dung của chương 3.
Giáo trình được sử dụng làm tài liệu học tập chính cho sinh viên Trường Đại học
Thủy lợi và cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau
trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường như: chủ dự án, cơ quan tài trợ dự án, cộng
đồng chịu tác động tiêu cực bởi dự án, các tố chức, cá nhân tham gia lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường (ĐTM), các cơ quan, tổ chức tham gia thấm định báo cáo ĐTM,
3
kiểm tra, giám sát việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án và các đối
tượng khác có liên quan, sinh viên các trường đại học, cao đẳng khác và các cán bộ trong
và ngoài ngành.
Trong quá trình biên soạn, tập thế tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu khác nhau với
kỳ vọng phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo của Trường Đại học Thủy lọi. Tuy nhiên,
Đánh giá tác động môi trường vừa là một bộ môn khoa học liên ngành vừa là một cơng cụ
quản lý với tính chất phức tạp và đòi hỏi nhiều yêu cầu về mặt khoa học và kỹ thuật, nên
giáo trình khơng thế tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Mặt khác, cùng với sự
phát triển của công tác ĐTM ở Việt Nam và trên thế giới trong thời gian gần đây, giáo
trình chắc chắn còn nhiều điểm phải được tiếp tục cập nhật. Tập thể tác giả rất mong nhận
được các ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn, phục vụ hiệu quả hơn
cho công tác đào tạo và nghiên cứu. Mọi góp ý xin vui lịng gửi về Bộ môn Quản lý môi
trường, Khoa Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tập thể tác giả
4
MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐÀU............................................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................................. 14
DANH MỤC BẢNG BIÊU........................................................................................................14
CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................................... 14
Chương 1. MỒI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIÈN.................................................................... 10
1.1. Môi trường....................................................................................................................... 17
1.1.1. Khái niệm môi trường............................................................................................17
1.1.2. Môi trường tự nhiên............................................................................................. 19
1.1.3. Môi trường nhân tạo và môi trường xã hội........................................................ 24
1.1.4. Các yếu tố môi trường và quan hệ giữa các thành phần môi trường............. 26
1.1.5. Vai trị của mơi trường đối với con người......................................................... 27
1.1.6. Khoa học môi trường............................................................................................ 29
1.2. Phát triển và tác động đến môi trường..................................................................... 31
1.2.1. Khái niệm phát triến truyền thống..................................................................... 31
1.2.2. Phát triển bền vững và các điều kiện.................................................................. 32
1.2.3. Tài nguyên và mối quan hệ với môi trường và phát triển................................. 36
1.3. Con người vói mơi trường trên Trái Đất.................................................................. 50
1.3.1. Dân số và tác động của con người đến môi trường.......................................... 50
1.3.2. Các hoạt động phát triển của con người tác động đến mồi trường................ 58
1.3.3. Thực hiện phát triên bền vững và ĐTM............................................................. 68
Câu hỏi ôn tập............................................................................................................................. 71
Chương 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MỒI TRƯỜNG.... 72
2.1. Đánh giá tác động môi trường và lịch sử phát triển............................................. 72
2.1.1. Các định nghĩa về đánh giá tác động môi trường.............................................. 72
2.1.2. Lịch sử phát triển ĐTM........................................................................................ 73
5
2.2. Mục đích, vai trị và lọi ích của ĐTM........................................................................ 74
2.2.1. Mục đích................................................................................................................. 74
2.2.2. Vai trị của ĐTM.................................................................................................... 75
2.2.3. Lợi ích của ĐTM................................................................................................... 76
2.3. Sự khác nhau giữa ĐTM với các công cụ đánh giá khác...................................... 77
2.3.1. Đánh giá tác động xã hội...................................................................................... 77
2.3.2. Đánh giá tác động sức khỏe................................................................................. 78
2.3.3. Đánh giá tác động giới.......................................................................................... 78
2.3.4. Đánh giá tác động môi trường và xã hội............................................................. 79
2.4. Đánh giá tác động mơi trường trong tiến trình phát triến kinh tế - xã hội
và cơ sở pháp lý............................................................................................................... 80
2.4.1. Vị trí của đánh giá tác động mơi trường trong q trình phát triển.................80
2.4.2. Hệ thống pháp luật liên quan đến ĐTM............................................................. 80
2.4.3. Đối tượng phải lập báo cáo ĐTM........................................................................ 82
2.4.4. Quy định về trách nhiệm thực hiện ĐTM........................................................... 82
2.4.5. Phân cấp trách nhiệm thâm định và phê duyệt báo cáo ĐTM......................... 83
2.4.6. Các thông tin, số liệu sử dụng và đối tượng ĐTM............................................83
2.4.7. Hệ thống chỉ tiêu thống kê về tài ngun và mơi trường.................................. 88
2.5. Chu trình thực hiện dự án đầu tư và trình tự thực hiện ĐTM........................... 91
2.5.1. Chu trình thực hiện dự án đầu tư......................................................................... 91
2.5.2. Trình tự thực hiện các nội dung ĐTM................................................................ 91
2.6. Tác động môi trường và các tài nguyên, nhân tố môi trường chịu tác động ... 97
2.6.1. Khái niệm tác động môi trường........................................................................... 97
2.6.2. Tác động môi trường cùa dự án và cơng thức biểu thị..................................... 98
2.6.3. Khái niệm tác động tích lũy và đánh giá tác động mơi trường tích lũy......... 98
2.6.4. Phân loại tác động môi trường của dự án......................................................... 103
2.7. Các tài nguyên và nhân tố môi trường chịu tác động........................................... 108
2.7.1. Tài nguyên và nhân tố môi trường vật lý.......................................................... 109
2.7.2. Tài nguyên và nhân tố môi trường sinh thái.....................................................109
2.7.3. Các giá trị sử dụng cùa con người..................................................................... 109
2.7.4. Các giá trị chất lượng cuộc sống...................................................................... 110
6
2.8. Phương pháp và yêu cầu phân tích, nhận biết các tác động mơi trường........ 113
2.8.1. Phương pháp phân tích, nhận biết các tác động mồi trường...........................113
2.8.2. Yêu cầu của việc phân tích nhận biết tác động................................................ 119
2.9. Nội dung và quy trình thực hiện ĐTM của dự án................................................ 120
2.9.1. Xác định phạm vi tác động................................................................................. 121
2.9.2. Nhận biết tác động............................................................................................... 122
2.9.3. Đánh giá và dự báo tác động............................................................................. 122
2.9.4. Đề xuất giải pháp giảm thiếu tác động tiêu cực............................................... 124
2.9.5. Đe xuất chương trình quản lý mơi trường và chương trình giám sát
mơi trường............................................................................................................ 125
2.9.6. Tham vấn cộng đồng.......................................................................................... 127
2.10. Cấu trúc và nội dung của báo cáo ĐTM............................................................... 131
Câu hỏi ôn tập........................................................................................................................... 134
Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ
VÀ Dự BÁO TÁCĐỘNG MƠI TRƯỜNG....................................................135
3.1. Giói thiệu chung về các phương pháp................................................................... 135
3.2. Các phương pháp đánh giá nhanh.......................................................................... 136
3.2.1. Phương pháp liệt kê các số liệu môi trường.....................................................136
3.2.2. Phương pháp lập bảng kiếm tra danh mục môi trường................................... 137
3.2.3. Phương pháp ước lượng giá trị chất lượng môi trường.................................. 147
3.2.4. Phương pháp ma trận môi trường...................................................................... 157
3.2.5. Phương pháp sơ đồ mạng lưới........................................................................... 161
3.2.6. Phương pháp chập bản đồ môi trường.............................................................. 163
3.2.7. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm.................................. 166
3.2.8. Phương pháp sử dụng các chỉ thị và chỉ số môi trường.................................. 172
3.2.9. Phương pháp đánh giá tác động môi trường xã hội......................................... 175
3.2.10. Phương pháp chuyên gia................................................................................... 179
3.3. Các phương pháp đánh giá phức tạp và định lượng.......................................... 184
3.3.1. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng.......................................... 184
3.3.2. Phương pháp mơ hình......................................................................................... 195
7
3.4. Phân tích lựa chọn các phương pháp ĐTM.........................................................201
3.4.1. Lựa chọn phương pháp đánh giá theo yêu cầu và điều kiện thực tế............ 201
3.4.2. Lựa chọn phương pháp dựa trên đặc tính và khả năng đánh giá
của phương pháp................................................................................................ 202
Câu hỏi ơn tập...........................................................................................................................203
Chương 4. TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỤ ÁN
VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIẺƯ............................................................. 204
4.1. Các dự án xây dựng..................................................................................................... 204
4.1.1. Đặc điếm của dự án và yêu cầu đánh giá tác động môi trường..................... 205
4.1.2. Các hoạt động của dự án, đối tượng chịu tác động và nguồn gây tác động 206
4.1.3. Tác động môi trường cùa dự án.........................................................................209
4.1.4. Biện pháp giảm thiếu các tác động tiêu cực, phịng ngừa và ứng phó sự cố
môi trường........................................................................................................... 215
4.1.5. Quản lý và giám sát môi trường........................................................................220
4.2. Dự án xây dựng đập/hồ chửa..................................................................................... 222
4.2.1. Khái quát về dự án.............................................................................................. 222
4.2.2. Các hoạt động của dự án.................................................................................... 230
4.2.3. Phạm vi tác động của dự án đập/hồ chứa....................................................... 231
4.2.4. Các tác động tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường............................... 231
4.2.5. Các tác động tiêu cực của dự án và các biện pháp giảm thiểu tương ứng... 232
4.3. Tóm tắt về các tác động mơi trường tiêu cực của một số dự án phát triển
tài nguyên nước.............................................................................................................242
4.3.1. Dự án xây dựng hệ thống tưới......................................................................... 242
4.3.2. Dự án xây dựng hệ thống tiêu thoát nước....................................................... 245
4.3.3. Dự án phòng chống lũ......................................................................................... 246
4.3.4. Dự án quai đê lấn biển........................................................................................ 249
4.3.5. Dự án nạo vét lịng sơng khu vực cửa sông ven biển..................................... 251
4.4. Dự án giao thông.......................................................................................................... 255
4.4.1. Các đặc điếm chính của dự án giao thơng....................................................... 255
4.4.2. Mơ tả dự án giao thông....................................................................................... 256
4.4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nền................................................................. 257
8
4.4.4. Đánh giá và dự báo tác động môi trường của dự án....................................... 261
4.4.5. Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án............. 266
4.4.6. Chương trình quản lý, quan trắc và giám sát mơi trường.............................. 269
4.5. Dự án khai thác mỏ...................................................................................................... 271
4.5.1. Khái niệm khoáng sản và khai thác mở............................................................ 271
4.5.2. Các đặc diêm của dự án liên quan đến đánh giá tác động môi trường........272
4.5.3. Các vấn đề môi trường chủ yếu......................................................................... 273
4.5.4. Các hoạt động dự án và tác động môi trường.................................................. 275
4.5.5. Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực..................................................... 279
4.6. Dự án sản xuất phân bón........................................................................................... 283
4.6.1. Đặc điếm của dự án sản xuất phân bón liên quan đến mơi trường.............. 283
4.6.2. Tóm tắt về cơng nghệ sản xuất phân NPK và phân hữu cơ........................... 286
4.6.3. Các tác động môi trường chính của dự án sản xuất phân bón NPK,
phân hữu cơ và biện pháp giảm thiếu tương ứng........................................... 292
Câu hỏi ôn tập...........................................................................................................................298
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 299
PHỤ LỤC................................................................................................................................... 302
9
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Cấu trúc của khí quyển............................................................................................... 20
Hình 1.2. Chu trình nước trên Trái Đất...................................................................................... 21
Hình 1.3. Cấu trúc của thạch quyến............................................................................................22
Hình 1.4. Quan hệ sinh quyến với các quyến khác trên Trái Đất........................................... 23
Hình 1.5. Quan hệ giữa mơi trường tự nhiên và nhân tạo....................................................... 27
Hình 1.6. Các mơ hình phát triến bền vững..............................................................................35
Hình 1.7. Vẻ đẹp kì vĩ của cảnh quan ruộng bậc thang SaPa.................................................38
Hình 1.8. Cảnh quan hùng vĩ của thác nước ở Tây Nguyên.................................................... 39
Hình 1.9. Tăng trưởng dân số ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2016........................................ 52
Hình 1.10. Diễn biến nồng độ SƠ2 trong khơng khí xung quanh tại một số
khu cơng nghiệp....................................................................................................... 59
Hình 1.11. Đơ thị hóa đang diễn ra tại khu vực ven hồ Đồng Đị giáp bìa rừng phịng hộ
huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội.................................................................67
Hình 2.1. Vị trí của ĐTM trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội...................................... 80
Hình 2.2. Chu trình dự án và trình tự thực hiện ĐTM..............................................................94
Hình 2.3. Sơ đồ khối biếu thị quá trình ĐTM và các nghiên cứu của dự án......................... 95
Hình 2.4. Mối quan hệ giữa quá trình ĐTM với quy hoạch và thực hiện dự án................... 96
Hình 2.5. Tác động mơi trường của dự án................................................................................. 97
Hình 2.6. Các kiếu hình thành tác động mơi trường tích lũy.................................................100
Hình 2.7. Sơ đồ phân tích nhận biết tác động mơi trường dựa theo các hoạt động
của dự án..................................................................................................................... 115
Hình 3.1. Hàm giá trị chất lượng mơi trường.......................................................................... 156
Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới về tác động môi trường của dự án nạo vét luồng..................... 162
Hình 3.3. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai sử dụng GIS và phương pháp
chập bản đồ.................................................................................................................165
Hình 3.4. Mơ hình vật lý về thấm qua cơng trình thủy lợi.....................................................195
Hình 3.5. Sự biến đổi của BOD và DO dọc theo dòng chảy................................................. 198
10
Hình 4.1. Hình ảnh 3D cơng trình hồ chứa nhỏ với các hạng mục chính............................ 223
Hình 4.2. (a) Đường cho cá đi ở Nhật Bản - cồng trình để giảm thiểu tác động xấu đến
môi trường sinh thái; (b) Âu thuyền đập Tam Hiệp ở Trung Quốc đế cho
tàu bè qua lại đập...................................................................................................... 223
Hình 4.3. (a) Đập hồ chứa thủy điện Hịa Bình, (b) Đập dâng thạch nham trên
sơng Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................... 224
Hình 4.4. Kiếu nhà máy thủy điện có đường dẫn bố trí xa đập........................................... 226
Hình 4.5. Kiếu nhà máy thủy điện có đường dẫn.................................................................. 227
Hình 4.6. Hồ chứa dự án thủy điện Thác Bà làm ngập một diện tích đất nơng nghiệp
và đất có rừng rất lớn................................................................................................ 229
Hình 4.7. Tác động của hệ thống tưới thạch nham khikhơng đảm bảo dịng chảy
tối thiếu cho hạ du sơng Trà Khúc.......................................................................... 229
Hình 4.8. Chiếm dụng đất trải dài cùa dự án giao thơng....................................................... 256
Hình 4.9. Khai thác than ở Quảng Ninh.................................................................................. 271
Hình 4.10. Các vấn đề mơi trường trong khai thác mỏ.......................................................... 274
Hình 4.11. Các giai đoạn thực hiện dự án khai thác mỏ........................................................ 280
Hình 4.12. Chu trình áp dụng chính sách mơi trường trong khai thác mỏ.......................... 281
Hình 4.13. Quy trình sản xuất phân bón NPK và các nguồn phát sinh chất thải................ 290
Hình 4.14. Quy trình sản xuất phân hữu cơ và các nguồn phát sinh chất thải.................... 291
Hình 4.15. Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất phân bón NPK. 296
Hình 4.16. Sự cố vỡ bế chứa bãi thải nhà máy sản xuất phân bón diamon, photphat
Lào Cai ngày 7/9/2018 gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng............. 297
Hình p. 1. Hệ thống LHC được chọn để nghiên cứu ĐTL.................................................... 302
11
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tỷ lệ nước dùng cho ba lĩnh vực ở các nước...........................................................42
Bảng 1.2. Tài nguyên nước các sơng chính ở Việt Nam (đơn vị:tỷ m3).............................. 48
Bảng 1.3. Biến động diện tích đất trồng do ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa
trên địa bàn quận Hà Đông từ 2015 đến 2018........................................................ 66
Bảng 2.1. Yêu cầu thông tin về dự án để phục vụ ĐTM các loạidự án kỹ thuật.................. 84
Bảng 2.2. Yêu cầu thông tin về điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội
khu vực thực hiện dự án............................................................................................ 86
Bảng 2.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường.............................88
Bảng 2.4. Các nhóm tài ngun và nhân tố mơi trường chịu tác động của dự án............ 111
Bảng 2.5. Chuỗi hoạt động - biến đối môi trường - tác động môi trường của dự án
phát triển nông nghiệp............................................................................................ 118
Bảng 2.6. Cấp độ tham gia của cộng đồng trong ĐTM......................................................... 130
Bảng 3.1. Bảng liệt kê số liệu môi trường đế so sánh các phương án quy hoạch
các hồ chứa nước (theo Lohani và Kan, 1983)................................................... 136
Bảng 3.2. Bảng kiếm tra danh mục môi trường dạng câu hỏi cho loại dự án tưới........... 138
Bảng 3.3. Bảng kiếm tra danh mục tác động môi trường và xã hội
của dự án hồ chứa thủy lợi theo ADB.................................................................... 139
Bảng 3.4. Mau bảng kiếm tra danh mục mơi trường có định cấp của ADB cho loại
dự án đập/hồ chứa lớn..............................................................................................142
Bảng 3.5. Bảng danh mục mơi trường có trọng số của dự án đập/hồ chứa........................ 143
Bảng 3.6. Danh mục các TĐMT và tỷ trọng của dự án xây dựng đập và hồ chứa Boloti
trên sông Mungusi ứng dụng hệ thống ước lượng môi trường Battlle Ees..... 148
Bảng 3.7. Kết quả áp dụng phương pháp EES cho dự án hồ Boloti.................................... 154
Bảng 3.8. Ma trận đơn giản các tác động môi trường của dự án PTTNN...........................158
Bảng 3.9. Ma trận môi trường của dự án xây dựng hồ chứa (Lohani 1982)...................... 159
Bảng 3.10. Ma trận môi trường của dự án xây dựng đập Quae Yai
(Lohani vàN. c. Thành)........................................................................................ 160
12
Bảng 3.11. Nguyên nhân và hệ số phát thải các chất ơ nhiễm khồng khí
trong q trình thi cơng xây dựng......................................................................... 168
Bảng 3.12. Hệ số tải lượng ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu
Do công suất 3,5 - 16 tấn...................................................................................... 169
Bảng 3.13. Hệ số k thay đổi theo kích thước hạt bụi trung bình........................................... 170
Bảng 3.14. Độ ồn của một số thiết bị....................................................................................... 170
Bảng 3.15. Tải lượng ô nhiễm ở nước thải sinh hoạt............................................................. 171
Bảng 3.16. Các thơng số kỹ thuật chính của dự án thủy điện nhỏ........................................187
Bảng 3.17. Tổng họp mức đầu tư ban đầu tính chuyển đồi về năm 2005...........................190
Bảng 3.18. Ví dụ tính tốn lợi ích chi phí mở rộng của dự án đầu tư cho
một nhà máy thủy điện nhỏ................................................................................... 193
Bảng 3.19. Thống kê một số mơ hình tốn được áp dụng trong ĐTM................................200
Bảng 4.1. Bảng tổng họp các tác động tiêu cực của dự án xây dựng đập, hồ chứa
và các biện pháp giảm thiểu................................................................................... 233
Bảng 4.2. Các nguồn gây tác động của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
nạo vét lịng sơng khu vực cửa sơng ven biên..................................................... 253
Bảng 4.3. Các thông số môi trường và tài nguyên cần khảo sát khi đánh giá mồi trường
nền đối với dự án giao thông.................................................................................. 258
Bảng 4.4. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường của dự án công trình giao thơng.............. 262
Bảng 4.5. Ngun liệu và hóa chất chính trong sản xuất phân bón................................... 291
Bảng 4.6. Các nguồn ô nhiễm không khí ở giai đoạn xây dựng cơ sở sản xuất phân bón
NPK và biện pháp giảm thiểu tương ứng.............................................................. 292
Bảng 4.7. Nguồn gây ô nhiễm môi trường do CTR trong giai đoạn xây dựng...................293
Bảng 4.8. Các chất ô nhiễm chính, nguồn gốc phát sinh và biện pháp
giảm thiểu tương ứng.............................................................................................. 294
13
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
14
ADB
Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á)
BĐKH
Biến đổi khí hậu
BTNMT
Bộ Tài ngun và Mơi trường
BVMT
Bảo vệ mơi trường
CCN
Cụm cơng nghiệp
CQK
Chính sách, Chương trình, Chiến lược, Quy hoạch, Ke hoạch
CTR
Chất thải rắn
CTNH
Chất thải nguy hại
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐMC
Đánh giá Môi trường Chiến lược
ĐNN
Đất ngập nước
ĐTG
Đánh giá tác động Giới
ĐTL
Đánh giá Tác động mơi trường Tích Lũy
ĐTM
Đánh giá Tác động môi trường
ĐTM&X
Đánh giá Tác động môi trường và xã hội
ĐTS
Đánh giá Tác động Sức khỏe
ĐTX
Đánh giá Tác động Xã hội
EES
Environmental Evaluation System (Hệ thống đánh giá môi trường)
ESIA
Environmental and Social Impact Assessment (đánh giá tác động
môi trường và xã hội)
GIS
Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)
GTVT
Giao thông vận tải
HDI
Human Development Index (Chỉ số phát triển con người)
HIA
Health Impact Assessment (Đánh giá tác động sức khỏe)
KTMT
Kiếm tốn mơi trường
KCN
Khu cơng nghiệp
KTXH
Kinh tế xã hội
HST
Hệ sinh thái
LHQ
Liên hợp quốc
LVS
Lưu vực sông
LHC
Liên hồ chứa
NCKT
Nghiên cứu khả thi
NCTKT
Nghiên cứu tiền khả thi
NĐ-CP
Nghị định Chính phủ
PTBV
Phát triến bền vững
PTTNN
Phát triến tài nguyên nước
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QLMT
Quản lý mơi trường
TCMT
Tống cục Mơi trường
TĐTL
Tác động tích lũy
TN
Tài nguyên
TNTN
Tài nguyên thiên nhiên
UNEP
The United Nations Environment Programme (Chưong trình
Mơi trường của Liên hợp quốc)
WB
World Bank (Ngân hàng Thế giới)
WHO
World Health Organization (Tồ chức Y tế Thế giới)
WQI
Water Quality Index (Chỉ số chất lượng nước)
XLNT
Xử lý nước thải
15
16
Chương 1
MƠI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIÉN
1.1. MĨI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường của một vật thế hay sự kiện, theo nghĩa chung nhất là tống hợp tất cả các
thành phần của thế giới vật chất bao quanh, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại
và phát triển của vật thể hay sự kiện đó. Bất cứ một vật thể hay một sự kiện nào cũng tồn
tại và diễn biến trong một môi trường nhất định và nó luồn ln chịu tác động của các yếu
tố mơi trường đó.
Luật Bảo vệ mơi trường so: 55/2014/QH13 (sau đây gọi chung là Luật Bảo vệ môi
trường 2014) định nghĩa: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo
có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [1].
Có thể nói mơi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các
thực thể của tự nhiên... mà ở đó cá thể, quần thể, lồi... có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp
bằng các phản ứng thích nghi của mình. Từ khái niệm này có thế phân biệt được đâu là
mơi trường của lồi này, đâu là mơi trường của lồi khác.
Cũng có thế chia môi trường tự nhiên thành môi trường vô sinh và môi trường hữu
sinh. Môi trường vô sinh bao gồm những yếu tố không sống, như các yếu tố vật lý, hóa học
của đất, nước, khơng khí... Mơi trường hữu sinh bao gồm các thực thế sống như các loài
động vật, thực vật và các vi sinh vật. Danh từ “môi sinh” thực sự phản ánh bản chất của
môi trường loại này.
Ngồi ra, theo các thành phần tự nhiên, có thế phân thành môi trường đất, môi
trường nước và môi trường khơng khí. Những cách phân loại như trên hoặc sâu hon nữa
chỉ là tưong đối, tuỳ theo mục đích nghiên cứu trong mỗi một lĩnh vực cụ thế nào đó.
Nghiên cứu về các cơ thế sống ta có khái niệm về “môi trường sống”. Môi trường
sống là tổng hợp các điều kiện bao quanh có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các
cơ thể sống.
Môi trường sống của con người:
Đối với con người thì mơi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa của
UNESCO (1981) thì “Mơi trường sống của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, như những cái hữu hình (như các thành phố,
các hồ chứa...) và những cái vô hình (như tập qn, nghệ thuật...), trong đó con người sống
17
và bằng lao động của mình họ khai thác các TN thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn
những nhu cầu của mình”. Nhu vậy, mơi truờng sống của con nguời không chỉ là nơi tồn
tại, sinh truởng và phát triến cho một thực thế sinh vật là con người, mà còn là “khung
cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”.
Đối tượng nghiên cứu của chúng ta hiện nay chính là mơi trường sống của con
người. Thuật ngữ môi trường thường dùng phổ biến hiện nay cũng đã bao hàm khía cạnh
nói về mồi trường sống của con người.
Theo quan điểm khoa học hiện đại, người ta coi Trái Đất như một con tàu vũ trụ lớn
du hành trong vũ trụ bao la mà con người chúng ta là những hành khách đi trên con tàu đó,
thì mơi trường sống của con người theo nghĩa rộng cũng phải là cả vũ trụ bao la, trong đó
các yếu tố của Trái Đất và các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời là các yếu tố môi trường có
ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến con người.
Con người trên Trái Đất từ khi sơ khai cho đến ngày nay luồn sống trong cộng đồng
xã hội có tố chức chặt chẽ và phát triến ngày càng cao hơn. Vì thế, con người sống trong
mơi trường khơng chỉ chịu tác động của các điều kiện tự nhiên mà cả của các điều kiện xã
hội, do đó mơi trường sống của con người bao gồm cả môi trường tự nhiên và mơi trường
xã hội. Mở rộng hơn, nó còn bao gồm cả mồi trường nhân tạo do con người tạo ra bằng các
kỹ thuật của mình.
- Mồi trường tự nhiên biểu thị thế giới vật chất bao quanh con người, thơng qua các
yếu tố vật lý, hố học, sinh học, nó tác động đến con người.
- Mơi trường xã hội là tổng họp các mối quan hệ xã hội có tổ chức của con người,
trong đó mỗi con người là thành viên của cộng đồng, chịu sự chi phối và tác động của các
điều kiện xã hội đó. Trong thực tế, mỗi con người luôn chịu tác động mạnh mẽ của các yếu
tố tự nhiên và xã hội và chỉ có thể tồn tại và phát triển tốt nếu hồ đồng được trong các
điều kiện của chúng.
- Mơi trường nhân tạo bao gồm tất cả những nhân tố vật lý, hoá học, sinh học... do
con người tạo nên phù hợp với mong muốn và chịu sự chi phối của con người. Neu xã hội
càng phát triển hiện đại, thì tác động của các yếu tố của mơi trường nhân tạo đến đời sống
con người sẽ ngày càng tăng lên.
Sự tồn tại và phát triên của con người luồn phụ thuộc vào “chất lượng của mơi
trường sống”. Q trình phát triến kinh tế xã hội của con người ngày nay ln có các tác
động tích cực và tiêu cực đến chất lượng của môi trường sống. Tác động tiêu cực, ví dụ
như gây ơ nhiễm mơi trường đã và đang làm suy giảm nhanh chóng chất lượng mơi trường
sống của con người đang là vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm nhất của nhân loại
ngày nay.
Đe con người trên Trái Đất tồn tại và phát triến một cách bền vững thì mơi trường
sống của con người cần phải được bảo vệ. Neu chất lượng của môi trường sống bị giảm sút
18
thì con người sẽ ngay lập tức bị ảnh hưởng và nếu chất lượng của mồi trường sống giảm
đến một mức độ nguy hiểm thì có thể dẫn đến các hiểm họa không thể lường được mà các
thế hệ sau sẽ phải gánh chịu. Cũng cần lưu ý rằng, việc phá hoại và làm suy giảm chất
lượng môi trường rất dễ và nhanh chóng, nhưng khi chất lượng của mồi trường đã suy
giảm đến mức độ nguy hiểm thì việc làm tốt lại sẽ vơ cùng khó khăn, tốn kém và cũng phải
trong một thời gian rất dài mới khôi phục lại được. Vì thế, việc bảo vệ mơi trường sống
luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết của nhân loại trong quá trình sống và phát triển của
mình.
1.1.2. Môi trường tự nhiên
Môi trường sống của con người và các sinh vật khác là cả vũ trụ bao la, trong đó Hệ
Mặt Trời và Trái Đất là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp nhất. Các thành phần của môi trường
trong tự nhiên không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà ln có sự chuyển hóa hướng đến trạng
thái cân bằng để bảo đảm sự sống trên Trái Đất phát triển ổn định.
về phưong diện vật lý thì mơi trường tự nhiên trên Trái Đất gồm ba quyến là khí
quyển, thủy quyển, thạch quyển. Cả ba quyển này đều cấu thành bởi các thành phần vô
sinh (không sống) và chứa đựng năng lượng dưới các dạng khác nhau: thế năng, quang
năng, hoá năng, điện năng...
Xem xét về phương diện sinh học thì mơi trường của Trái Đất cịn có thêm một thành
phần nữa là sinh quyến. Đó là thành phần hữu sinh (có sống), là thế giới sinh vật nằm trong
khí qun, thạch quyến, thủy quyến và chúng cũng ln tác động lên bất kỳ một sự vật hay
sự kiện nào sống trong môi trường. Sau đây là thành phần và những đặc diêm chủ yếu của
bốn quyến trên của mơi trường Trái Đất.
1.1.2.1. Khí quyển
Khí quyển là lớp vỏ khí bao quanh Trái Đất được cấu tạo bởi nhiều họp chất khác
nhau. Đây là môi trường để truyền bức xạ từ Mặt Trời vào Trái Đất như bức xạ hồng
ngoại, tử ngoại, tia rơnghen và tia gamma. Thành phần chủ yếu của khí quyển ở gần bề
mặt Trái Đất: nitơ (chiếm khoảng 78%), oxy (khoảng 20,9%), cacbonic (khoảng 0,03%),
hơi nước và một số khí khác như heli, argon, bụi.
Cấu trúc của khí quyển có thể chia làm hai phần, trong đó phần trong của khí quyển
gồm các tầng đối lưu, tầng bình luu, tầng trung gian và tầng ion, cịn phần ngồi là tầng
điện ly.
Tầng đối lưu ở độ cao từ 0 đến 11 km kế từ mặt đất. Nhiệt độ trong tầng đối lưu giảm
dần theo độ cao từ +40 °C đến -56 °C. Đây là tầng quyết định khí hậu cùa Trái Đất, với
thành phần chủ yếu là N2, O2, CO2 và hơi nước. Trong tầng này có sự xáo trộn mạnh
dịng hỗn họp khí và những đám mây hơi nước. Các chất ô nhiễm sinh ra do hoạt động
19
của tự nhiên và con người cũng dễ dàng bị xáo trộn để pha loãng hoặc biến đồi trong tầng
đối lưu này.
Tầng bình lưu ở độ cao từ 11 km đến 50 km. Theo độ cao, nhiệt độ trong tầng bình
lưu lại tăng dần từ -56 °C đến -2 °C. Thành phần chủ yếu của tầng bình lưu là các khí
ozon, oxy, nitơ và một số khí gốc hóa học khác. Ozon đóng vai trị quan trọng trong tầng
bình lưu, nó hoạt động như một lớp màng bao bọc bảo vệ Trái Đất khỏi những ảnh hưởng
độc hại của tia tử ngoại từ Mặt Trời chiếu xuống. Vì sự xáo trộn chậm chạp của khồng khí
ở tầng bình lưu nên thời gian lưu của các phần tử hóa học ở vùng này khá lâu. Nếu một
chất ô nhiễm bằng cách nào đó đến được tầng bình lưu thì sẽ gây nhiễm độc lâu dài nếu so
sánh tác động của nó với các chất khác ở tầng đối lưu dày đặc. Sự tăng nhiệt độ ở tầng bình
lưu có thể giải thích là do ozon ở đây hấp thụ tia tử ngoại và tỏa nhiệt ra bên ngoài.
Tầng trung gian hay cịn gọi là tầng trung quyến nằm trên tầng bình lưu ở độ cao từ
khoảng 50 km đến khoảng 85 km. Nhiệt độ trong tầng này lại giảm theo độ cao từ khoảng
-2 °C đến khoảng -92 °C. Thành phần chủ yếu của khơng khí trong tầng này gồm các khí
oxy, nitơ... và một số ion như NO+, 0+.
Tầng ion hay còn gọi là tầng điện ly hoặc tầng nhiệt quyên nằm ngoài tầng trung
quyến ở độ cao từ khoảng 85 km trở lên. Nhiệt độ tăng theo độ cao từ -92 °C đến 1200 °C.
Tại đây do bức xạ mật trời, nhiệt độ tăng dần theo độ cao, nhiều phản ứng hóa học xảy ra
với oxy, ozon, nitơ, hơi nước và sau đó ion hóa thành các ion như NO+, 0+, NƠ2 ...
20
Tầng nhiệt quyển ở độ cao khoảng 800 km, nhiệt độ đạt đến khoảng 1700 °C.
Khí quyển đóng vai trị quan trọng trong việc giữ cân bằng nhiệt của Trái Đất thơng
qua q trình hấp thụ tia tử ngoại phát xạ từ Mặt Trời đến và phản xạ tia nhiệt từ mặt đất
lên. Nó là nguồn cung cấp Ơ2, CO2 cần thiết cho sự sống trên Trái Đất, cung cấp nitơ cho
quá trình cố định đạm ở thực vật. Hơn nữa, khí quyển cịn là mơi trường đế vận chuyển
nước từ đại dương vào đất liền tham gia vào chu trình thủy văn.
Đáng tiếc là con người cùng với sự tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật ngày nay đã
và đang xả các loại khí thải vào khí quyên, làm khí quyến mất dần sự trong lành và đe doạ
sự sống của chính mình.
Hiện nay, chất lượng của khí quyến ngày càng bị tác động theo chiều hướng xấu đi
do các hoạt động của con người, đặc biệt là tác động của các khí thải cồng nghiệp đã gây ra
tình trạng ơ nhiễm khơng khí, tạo nên hiệu ứng nhà kính cũng như hiện tượng lỗ thủng
tầng ozon ngày càng lan rộng..., đe doạ cuộc sống của con người. Chương 5 sẽ trình bày rõ
về các hiện tượng này.
1.1.2.2. Thủy quyển
Bao gồm tất cả các dạng nước có trên Trái Đất như nước mặt trong các đại dương,
biến, các sông, hồ trên mặt đất, băng tuyết trên mặt đất, ở hai cực của Trái Đất và cả nước
ngầm trong các lớp tầng đất dưới sâu. Thủy quyến có khối lượng ước tính vào khoảng
0,03% tổng khối lượng Trái Đất.
Thủy quyển là một thành phần vô cùng quan trọng của mơi trường, vì nước là một
yếu tố khơng thể thiếu đối với sự sống của mọi sinh vật trên Trái Đất và sự duy trì và phát
triển của mọi hệ sinh thái. Thủy quyển cũng là nơi tàng trữ nhiều nguồn TN sinh thái vô
cùng phong phú, rất cần cho sự phát triến của con người.
Hình 1.2. Chu trình nước trên Trái Đất.
21
Trong thủy quyển thì nước trong các sơng hồ và nước ngầm là gần gũi nhất đối với
việc sử dụng của con người. So với lượng nước trong toàn bộ thủy quyển, lượng nước này
chỉ là một phần rất nhỏ bé, nhưng cực kỳ quan trọng, đòi hỏi chúng ta phải biết khai thác
và sử dụng một cách họp lý và hiệu quả. Hiện nay, con người trong khai thác và sử dụng
nguồn nước còn chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ nguồn nước khiến cho nguồn
nước của nhiều sơng, hồ đang trong tình trạng suy thối và bị ô nhiễm ngày càng nghiêm
trọng, đe doạ sự phát triến lâu bền của nhân loại.
1.1.2.3. Thạch quyển
Thạch quyển là lớp vỏ rắn ngồi của Trái Đất, có chiều sâu từ 0 đến 100 km. Thành
phần của thạch quyến trên mật là các lớp đất - sản phấm phong hoá của các lớp đá trên bề
mặt qua hàng nghìn năm - và các lóp khống vật dưới sâu. cấu trúc của thạch quyển như ở
hình 1.3.
Trong thạch quyến, đất là thành phần quan trọng nhất, bao gồm các chất khoáng,
chất hữu co, khơng khí và nước và cả các vi sinh vật. Trong quá trình phát triến của mình,
con người đã khai thác TN đất và các TN khoáng sản trong thạch quyển, đồng thời thải ra
nhiều chất thải rắn, chất thải lỏng độc hại làm ô nhiễm đất.
Thạch quyển có vai trị to lớn đối với chế độ khí hậu, mặc dù phần thạch quyển trên
các lục địa - phần có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ khí hậu - chỉ chiếm khoảng 1/4 diện
tích bề mật Trái Đất.
Sự nóng lên và lạnh đi nhanh chóng trong ngày cũng như trong năm của phần thạch
quyến này dẫn đến sự khác biệt về phân bố nhiệt độ giữa các mặt đệm khác nhau. Đó là
nguyên nhân trực tiếp sinh ra các dịng khơng khí trên Trái Đất, tuy nhiên các dạng địa
khác nhau của thạch quyển cũng làm thay đổi các dịng khồng khí này.
Ngồi ra, do dạng địa hình của thạch quyến mà các hải lưu trong các đại dương cũng
bị thay đổi, tạo ra các dòng bờ đơng và bờ tây,...
Ngồi ra, thạch quyển cịn trao đổi động lượng, nhiệt lượng, sol khí với khí quyển,
đặc biệt là trong lóp biên khí quyển.
Khí quyển
Thủy quyển
vỏ cứng Trái Đất
'Vùng trên
Vùng chuyển tiếp
Vùng dưới
Nhân ngồi
6370 km
Hình 1.3. Cấu trúc của thạch quyển.
22
1.1.2.4. Sinh quyển
Sinh quyển là phần cùa Trái Đất trong đó có sự sống tồn tại, bao gồm một phần của
thạch quyển, thủy quyển và khí quyển.
Có thể biểu thị mối quan hệ sinh quyển với các quyển khác trên Trái Đất như trong
hình 1.4.
Hình 1.4. Quan hệ sinh quyển với các quyển khác trên Trái Đất.
về phưong diện vật lý, sinh quyến là một lớp vỏ tưong đối mỏng và khơng hồn
chỉnh, phủ kín hầu hết thế giới, trong đó chứa đựng các cộng đồng sinh vật khác nhau từ
đơn giản đến phức tạp, từ nước đến đất cạn, từ vùng nhiệt đới đến các vùng cực, ngoại trừ
những vùng khắc nghiệt của các cực, những dãy núi cao nhất, những hố sâu nhất cùa
đại dương, những miền sa mạc khắc nghiệt nhất, hay những vùng đất và nước bị ơ nhiễm
nặng nề.
Khác với khí quyển, thạch quyển và thủy quyển, sinh quyển khơng có giới hạn rõ rệt
vì nó nằm trong cả ba thành phần mơi trường kế trên và khơng hồn tồn liên tục, vì sự
sống chỉ tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định. Vùng sinh quyến nơi sự sản
xuất sinh học diễn ra mạnh mẽ dưới dạng quang họp thì lại hẹp hơn nhiều và thay đổi từ
một vài cm đến trên 100 m. Ví dụ trong nước có độ đục lớn thì lóp này khơng dày lắm,
ngược lại ở vùng nước đại dương trong suốt thì lớp này có thể dày đến hơn 100 m.
Nói chung, sinh quyến là một hệ sinh hố có khả năng thu nhận, chun hố, tồn trữ
và sử dụng năng lượng mặt trời. Qua hoạt động của các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
và sinh vật phân huỷ mà quá trình chu chuyến vật chất từ dạng này sang dạng khác cần cho
sự sống không ngừng thực hiện, làm cho sinh quyển phát triến thành một hệ có khả năng tự
23
điều chỉnh với những sự cân bằng và kiểm soát sinh thái trong các thành phần khác nhau
của nó.
Sinh quyển, ngồi chứa các vật chất và năng lượng thì cịn chứa các thơng tin sinh
học với tác dụng duy trì cấu trúc và co chế tồn tại và phát triển cùa các sinh vật sống. Dạng
thông tin phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ con nguời.
1.1.3. Mơi trường nhân tạo và môi trường xã hội
1.1.3.1. Môi trường nhân tạo
Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hồn tồn phụ
thuộc vào con người. Neu khơng có bàn tay chăm sóc của con người thì các thành phần của
mơi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.
Môi trường nhân tạo: gồm các yếu tố nhân tạo có tính chất vật lý, thành phần hố
học, sinh học, tính xã hội... do con người tạo dựng và chịu sự chi phối của con người.
Mồi trường nhân tạo là tất cả những gì con người tạo ra trong q trình tồn tại và
phát triển. Nó gồm các thành phần vật chất và phi vật chất.
Thành phần vật chất của môi trường nhân tạo bao gồm các cơ sở hạ tầng đô thị, khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở chăn nuôi và trồng trọt áp dụng công nghệ cao,
cơ sở nghiên cứu khoa học và các cơ sở vật chất khác để tạo ra các điều kiện phục vụ ăn, ở,
làm việc, nghiên cứu khoa học, đi lại và nghỉ ngơi giải trí khơng giống như môi trường tự
nhiên.
Môi trường nhân tạo là môi trường mà ở đó các yếu tố đều do con người khai thác tái
tạo theo những nhu cầu đời sống của mình và xã hội, từ mơi trường tự nhiên con người
khai thác tác động vào nó để tái tạo chế biến thành những sự vật có chức năng khác nhau.
Các thành phần phi vật chất của môi trường nhân tạo bao gồm kinh tế xã hội, trình
độ văn hố, khoa học kỹ thuật, cách ứng xử, công ăn việc làm, ý thức cộng đồng và tư duy
con người. Nó là kết quả của việc tổ chức cuộc sống của con người, có liên quan chặt chẽ
và phụ thuộc vào khung cảnh sống và khơng gian sống do chính con người tạo ra. Mơi
trường sống có bền vững hay khơng phụ thuộc vào những yếu tố này. Nó cho thấy sự tiến
bộ và trình độ phát triến của con người. Ba vấn đề kinh tế xã hội, trình độ văn hố, khoa
học kỹ thuật của mơi trường phi vật chất có tính chất quyết định sự phát triến của văn minh
lồi người.
24
1.1.3.2. Môi trường xã hội
Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi
phối môi trường. Môi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hố, thế thao, lịch sử,
giáo dục... xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu cho
mình.
Mơi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành mơi trường sẽ bổ trợ cho nhau, con
người sống sẽ được hưởng đầy đủ các quyền: sống, làm việc, cống hiến, hưởng thụ.
Mơi trường xã hội được coi là xấu khi có nhiều tệ nạn xã hội, bất công xã hội và cấu
trúc xã hội thiếu ôn định.
Mặt trái của môi trường xã hội là các tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội là các hiện tượng phổ biến trong xã hội có giai cấp. Chúng thường
được biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp
luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội của nền
văn hóa lành mạnh.
Có nhiều tệ nạn xã hội, ví dụ như: nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín, tham nhũng, bộ
máy quan liêu, tảo hơn, ấu dâm, cờ bạc, ma túy, mại dâm,... Tệ nạn là một trong những
nguyên nhân chính phát sinh ra tội phạm, những đối tượng nguy hiếm cho xã hội. Các tệ
nạn xã hội cịn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan
võ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thối giống nịi, dân tộc, suy đồi văn hóa;
làm mất tư cách của một người công dân, gây ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ.
Người mắc tệ nạn xã hội cũng ít nhiều nêu gưong xấu cho thế hệ sau. Ma túy, mại dâm là
những con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS,...
Khi nghiên cứu về môi trường xã hội liên quan đến các dự án đầu tư, cần quan tâm
đến các nội dung sau:
- Đặc điếm dân số, dân tộc, nhân khấu, lao động, nghề nghiệp;
- Đặc điểm văn hóa, phong tục tập qn, tơn giáo, di tích lịch sử, khảo cổ;
- Đặc điểm giáo dục, đội ngũ giáo viên, trình độ học vấn và cơ sở hạ tầng giáo dục;
- Đặc điếm y tế, đội ngũ cán bộ y tế và trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe của
nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng y tế.
Trong các nghiên cứu về môi trường xã hội không thể tách rời các nội dung nghiên
cứu về các đặc điểm kinh tế, mức sống, phân bố giàu nghèo trong cộng đồng theo ngành nghề,
25