Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới
như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như
thế nào ?Từ ý nghĩa đó em cần học tập và rèn luyện như thế nào ?
Bài làm
Qua bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà nói về
phong cách làm việc, phong cách sống tuyệt vời, thanh cao mà giản dị
của Bác Hồ. Bác Hồ là một tấm gương sáng trong nhiều lĩnh vực cho
toàn dân noi theo. Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập
với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý
nghĩa.
Theo tác giả Lê Anh Trà nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự
kết hợp hài hòa những phẩm chất rất khác nhau, thống nhất trong một
con người. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân
dân thế giới, văn hố thế giới từ Đơng sang Tây, từ văn hố các nước
châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức
văn hố sâu rộng ấy, Người đã khơng ngừng học tập để nói và viết thạo
nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga...; đi nhiều nơi,
làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động. Hơn nữa,
trong việc học hỏi, trau dồi vốn tri thức văn hố, Hồ Chí Minh đã thể
hiện một phương châm đúng đắn: “tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay
đồng thời với việc phê phán những tiêu cực cua chủ nghĩa tư bản,...
Những ảnh hưởng quốc tế đó nhào nặn với cái gốc văn hố dân tộc
khơng gì lay chuyển được ở Người, dể trở thành một nhân cách rất
Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông,
nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Tức là chủ động lựa chọn,
tiếp thu những thành tựu văn hố của nhân loại một cách có chọn lọc
dựa trên nền tảng căn bản của văn hoá dân tộc. Nói chung ở Bác Hồ có
sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại là như thế. Con đường
học tập vốn văn hố nhân loại ở Hồ Chí Minh là một bài học lớn
cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay noi theo.
Trước hết ta hiểu phong cách là vẻ bề ngoài, là cách thức để biểu
hiện, trưng bày ra, là sự biểu hiện bản chất, những tính cách của bên
trong của con người. Như vậy Phong cách là cái riêng, độc đáo (lề lối,
cung cách, cách thức, phong thái, phong độ, phẩm cách…) có tính hệ
thống, trở thành nề nếp ổn định của một người hoặc một lớp người
được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập,
sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và viết)... tạo nên những giá trị,
những nét riêng biệt của một người hay một lớp người nào
đó. Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống
và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá
trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ.
Thực trạng hiện nay, đa số các bạn trẻ cũng có sự năng động, đã
có thể hiện một chút gì đó tự tin và cởi mở. Đó là những kỹ số rất
quan trọng để nói rằng các bạn đang thực sự hội nhập. Những biểu
hiện về mặt tâm lý của giới trẻ cho thấy là các bạn đang nắm rất rõ
những quan niệm, chủ trương đường lối, mặc dù các bạn luôn luôn
biết cách thể hiện cá nhân mình. Điều đặc biệt trong sự hiểu biết của
giới trẻ đó là sự tự do, hiểu theo nhiều hàm ý khác nhau. Ta có thể
thấy ở mọi nơi, mọi lúc như : tự lựa chọn cho mình các hoạt động,
khơng phải chỉ vui chơi giải trí mà cịn những hoạt động thoải mái và
bổ ích, thí dụ Mùa Hè Xanh, Chiến Dịch Tình Nguyện, Kỳ Nghỉ Hồng,
sống hy sinh vì người khác, học tập tích cực, sống có đạo đức, có
chuẩn mực, sống hịa nhập và bảo vệ thiên nhiên,… Có lẽ, các bạn đó
nhận thức được giá trị của một con người hiện đại. Các bạn trẻ
mạnh dạn, tự tin, dám làm, nhưng khơng có nghĩa là không chịu trách
nhiệm. Một giá trị rất quan trọng đó là tự do, khơng có nghĩa là khơng
chịu trách nhiệm, mà có nghĩa là có trách nhiệm về những gì mình đã
quyết định và mình thực hiện. Đó là những biểu hiện khá tích cực hiện
nay.” Với lối sống tích cực đó khơng chỉ góp phần ảnh hưởng khơng nhỏ
đối với bản thân mà còn đối với cộng đồng xã hội. Những phong cách
sống tích cực như vậy sẽ làm cho giá trị bản thân họ được đề cao hơn,
gây thiện cảm, niềm tin yêu, sự tôn trọng của mọi người, bên cạnh đó
cịn làm cho xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, sánh vai bình đẳng với thế
giới, thốt khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
Bên cạnh những phong cách sống tích cực thì việc lớp trẻ vẫn hình
thành nên lối sống tiêu cực là khơng thể tránh khỏi. Họ ln sống ích kỷ,
sống vì lợi ích bản thân, sống khơng có mục đích, ln gây ra những trào
lưu vô bổ như chủ quan, tập trung quá nhiều vào vui chơi, giải trí mà
khơng tập trung vào hoạt động định hướng cuộc sống trong tương lai…
Tất cả những phong cách sống đó khơng những hủy hoại, làm mất đi giá
trị bản thân trong mắt mọi người mà còn làm mọi người ghét, xa lánh,
khơng tơn trọng mình hơn, qua đó cịn làm cho đất nước ngày càng lạc
Chính vì những lối sống tiêu cực gây ảnh hưởng lớn như vậy
nên chúng ta phải biết sống sao cho phù hợp với hồn cảnh, sống
có ích, biết sống cống hiến vì người khác, phê phán và lên án
những lối sống khơng lành mạnh để rồi từ đó làm gương cho mọi
người học tập và noi theo. Chúng ta cũng cần phải hiểu rằng
phong cách mỗi người một khác, mỗi thời mỗi khác nhưng đã là
phong cách sống cao đẹp thì phải có một nền tảng, tiêu chí chung:
sống có lí tưởng, hồi bão, có văn hoấ; sống giản dị, phù hợp với
bản sắc dân tộc, thời đại… Cần phải thường xuyên rèn đức luyện
tài để trở thành một người cơng dân có ích cho đất nước.
Tóm lại ln học tập và làm theo phong cách Bác Hồ là vô cùng
quan trọng, cần thiết của lớp trẻ hiện nay trong thời kì đất nước
đang phát triển. Bác Hồ của chúng ta, tuy là một vị Chủ tịch nước
nhưng Bác luôn sống giản dị, sống trong sạch, sống “cần – kiệm –
liêm – chính”. Vì vậy mà mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất
nước học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh, phải sống sao
cho đẹp, sống có ích với bản thân và đất nước.
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại
việc chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa
nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh
Trà viết: ".... Những điều kì lạ là tất cả những ảnh
hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa
dân tộc ko gì lay chuyển được ở Người, để trở
thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất
bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng
đồng thời rất mới, rất hiện đại".
Em hãy trình bày suy nghĩ ( khoảng 2/3 trang giấy thi
) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và
phát triển
Bài làm
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc
lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa
nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh
Trà viết: ".... Những điều kì lạ là tất cả những ảnh
hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa
dân tộc khơng gì lay chuyển được ở Người, để trở
thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất
bình dị, rất Việt Nam ,rất phương Đông nhưng cũng
đồng thời rất mới, rất hiện đại". Tác giả đã dẫn ra
cuộc đời hoạt động của Bác đầy truân chuyên, tiếp
xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới
từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu
Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu
rộng ấy, Người đã khơng ngừng học tập để nói và
viết thạo nhiều thứ tiếng như: Pháp, Anh, Hoa, Nga...
Người cũng đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học
hỏi từ thực tiễn và lao động, khơng gị ép bản thân
trong khuôn khố của sách vở và những giáo lí khơ
khan. Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa
nước ngồi, dám phê phán những cái tiêu cực,
những hạn chế. Ảnh hưởng quốc tế nhào nặn với cái
gốc văn hố dân tộc, nhưng tinh hoa văn hóa dân tộc
vẫn khơng bị xói mịn. Tác giả đã trình bày những
điều ai cũng biết bằng cảm xúc và lí lẽ của riêng
mình cho người đọc thấy lối sống rất bình dị, rất Việt
Nam, rất phương Đơng của Hồ Chí Minh để từ đó học
tập và noi theo. Đó là trách nhiệm của thế hệ
trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
trong thời kỳ hội nhập và phát triển trong giai đoạn
hiện nay.
Xu thế phổ biến trên toàn thế giới hiện nay là mở
cửa về nhiều mặt: Kinh tế, khoa học - kỹ thuật,
quân sự và văn hóa... Trong bối cảnh tồn cầu hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà ranh giới giữa các
quốc gia bị lu mờ, khơng gian kinh tế được thu hẹp
thì giao lưu văn hóa trở thành một hiện tượng tất
yếu, tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng tốt hơn
những thành tựu văn hóa chung của nhân loại. Sự
phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng
internet đã mở ra cơ hội để người dân ở các quốc gia
có thể hiểu và tiếp cận với những nền văn hóa, lối
sống, phong tục tập quán, đời sống văn hóa vật chất,
tinh thần khác nhau. Từ đó có thể chia sẻ, hợp tác,
mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa
của các nước, làm phong phú kho tàng văn hóa dân
tộc cũng như quảng bá văn hóa Việt Nam ra bạn bè
thế giới.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, xu thế hội
nhập, trong đó có hội nhập văn hóa là một tất yếu;
nhưng do tính chất đặc thù, nhạy cảm nên câu
chuyện giữa bảo tồn và tiếp thu trong lĩnh vực văn
hóa khơng phải lúc nào cũng “cơm lành, canh ngọt”.
Việc thụ động tiếp thu, thiếu “gạn đục, khơi trong”
như thời gian qua đã để lại nhiều hậu quả xấu, cả
trong lĩnh vực tư tưởng, nghệ thuật và lối sống… Tình
trạng xuống cấp đạo đức, chạy theo thị hiếu khác lạ
hiện nay là những minh chứng nhãn tiền. Một bộ
phận giới trẻ đang dậy lên trào lưu sống thử, sống
gấp; nhiều hành vi, ứng xử đã trở thành thói quen
như tiêu xài hoang phí, lười học tập, tự tạo xì-căngđan; “công - dung - ngôn - hạnh” đã bị biến dạng,
nhường chỗ cho sự phô phang cơ thể, lối sống thác
loạn, trào lưu “hot girl”, “hot boy”, hành xử bạo lực;
tâm lý tiêu dùng sùng ngoại, cả tiếng Việt cũng đứng
trước nguy cơ bị vẩn đục…
Vì thế trách nhiệm thế hệ trẻ của chúng ta phải
gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp
của dân tộc; cần phải hiểu được rằng đánh mất bản
sắc riêng là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, cội
nguồn, và chúng ta chỉ còn là một con số không ở
giữa nhân loại. Luôn không ngừng học hỏi để trở
thành con người đáp ứng với yêu cầu của thời đại, có
vốn hiểu biết phong phú, biết giữ gìn những nét đẹp
văn hố. Nêu cao tinh thần tự tơn dân tộc, niềm tự
hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền
thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ
hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích
lịch sử,… Cần mở rộng tầm nhìn để vừa tiếp thu cái
hay vừa sàng lọc phê phán cái tiêu cực của các nền
văn hố. Cần có bản lĩnh để sống phong phú, cần hài
hoà giữa truyền thống và hiện đại để “hồ nhập chứ
khơng hồ tan”. Cần biết phê phán những suy nghĩ và
hành động xấu đi ngược lại với bản sắc văn hoá; cần
có những hành động thiết thực tích cực đưa văn hố
Việt Nam đến gần với bạn bè quốc tế hơn.
Tóm lại, thế giới chúng ta đang sống giống như biển
cả mênh mông. Các quốc gia trong cộng đồng quốc tế
là những con tàu đang vượt sóng, mà một động cơ
quan trọng là văn hóa, yếu tố xác định bản sắc của con
tàu. Trước đợt sóng tồn cầu hóa và hội nhập liên tục
xô bờ, từ người thuyền trưởng cho tới thuyền viên, thợ
máy... Vì vậy mà mỗi chúng ta phải nhanh nhạy trong
nhận thức, chuyển biến kịp thời về tư duy vừa bảo tồn,
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và học hỏi,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đấu tranh mạnh
mẽ với những ảnh hưởng tiêu cực từ nước ngồi chính
là góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.