Phân tích đoạn thơ Cảnh ngày xuân -trích Truyện Kiều- Nguyễn Du.
Dàn ý
I. Mở bài
- Nguyễn Du không chỉ là bậc thầy miêu tả chân dung mà cịn có cách
miêu tả thiên nhiên rất tài tình. Sau bức tranh về vẻ đẹp của chị em Thúy
Kiều là bức tranh cảnh thiên nhiên ngày xuân thể hiện trong “Cảnh ngày
xuân”
II. Thân bài
1. Khung cảnh ngày xuân
– Hình ảnh con én là hình ảnh đặc trưng của ngày xuân
– Thời gian trong bức tranh được gợi lên như trôi rất nhanh
– Ánh sáng: thiều quang, ánh sáng đẹp của ngày xuân
– Bức họa ngày xuân: Vẻ đẹp thanh khiết, mới mẻ và vơ cùng sống động
2. Cảnh lễ hội
– Khơng khí vui tươi, nhộn nhịp của ngày hội
– Từng dòng người đi du xuân
– Đây là một truyền thống của dân tộc để tri ân tổ tiên
3. Cảnh chị em Thúy Kiều trở về
– Cảnh vật vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xn
– khơng khí lệ hội khơng cịn nữa, tất cả đều đang nhạt dần, lặng dần
– Tâm trạng bâng khuâng , lưu luyến của chị em Thúy Kiều từ lễ hội trở
về .
III. Kết bài
– Bằng ngòi bút tài hoa Nguyễn Du đã khắc họa thành công bức tranh
thiên nhiên ngày xuân
– Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của ngày xuân
Phân tích đoạn thơ Cảnh ngày xuân -trích
Truyện Kiều- Nguyễn Du.
Bài làm
Tuyệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ
mang những giá trị xã hội sâu sắc mà còn làm say lòng
người đọc ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt bút. Một
trong số đó là đoạn trích “Cảnh ngày xn”. Đoạn trích
là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp,
trong sáng, náo nhiệt.
Mở đầu là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngồi sáu mươi.
Hai câu thơ, mở ra một khơng gian nghệ thuật hữu
sắc, hữu hương, hữu tình, nên thơ. Giữa bầu trời bao
la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như
"đưa thoi". “ Con én đưa thoi" nghệ thuật ẩn dụ, so
sánh vừa gợi cảnh én rộn ràng bay liệng trên bầu
trời trong sáng, vừa có ý nói thời gian đang trơi
nhanh. Cảnh rất gợi hình, gợi cảm. Sau cánh én
"đưa thoi" là ánh xuân, là "thiều quang” của mùa
xuân khi “đã ngồi sáu mươi". Cách tính thời gian
và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân thật là hay và ý vị, là
"khát vọng mùa xuân" ngây ngất, say đắm lòng
người. Hai chữ "thiều quang" gợi lên cái màu hồng
của ánh xuân, cái ấm áp của khí xn, cái mênh
mơng bao la của đất trời. Nguyễn Du đã đưa ra
những con số rất cụ thể thời gian: Mùa xn có
chín mươi ngày thì đã trơi đi q nửa. Câu thơ ẩn
chứa sự nuối tiếc khôn nguôi của con người trước
sự chảy trôi của thời gian.
Nếu như hai câu đầu, Nguyễn Du nghiêng về miêu
tả thời gian thì hai câu sau nhà thơ tập trung miêu tả
cảnh sắc. Đó là sắc "xanh" mơn mởn, ngọt ngào của
cỏ non trải dài, rộng như tấm thảm "tận chân trời"; là
sắc "trắng" tinh khôi, thanh khiết của hoa lê :
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
Trên nền xanh non ấy điểm xuyết sắc "trắng" tinh
khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác, chỉ mới hé lộ,
khoe sắc khoe hướng "một vài bông hoa”. Hai chữ
"trắng điểm" là nhãn tự, cách chấm phá điểm xuyết của
thi pháp cổ làm cho bức tranh có hồn , sống động; gợi
lên vẻ đẹp thanh xuân, trinh trắng của thiên nhiên, cỏ
hoa; từ ngữ miêu tả, bút pháp nghệ thuật phối sắc tài
tình, đảo ngữ khiến cho màu trắng càng được nhấn
mạnh cảm nhận màu trắng của hoa lê chủ động tô
điểm cho bức tranh xuân thêm tuyệt diệu: giàu sức
sống, khống đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết.
Qua đó có thể thấy Nguyễn Du không chỉ là đại thi hào
trong lĩnh vực thơ ca mà cũng là bậc thầy trong lĩnh
vực hội họa.
Đoạn thơ có sự chuyển tiếp nhịp nhàng, tự nhiên.
Từ khung cảnh mùa xuân tươi mới, êm đềm ấy, nét
bút của Nguyễn Du bắt đầu tập trung khắc họa những
hoạt động của con người. Họ là những người đi tảo
mộ, đi chơi xuân ở miền quê. Và trong lễ hội dập dìu
đó có những nhân vật của Nguyễn Du – chị em Thúy
Kiều – đang thong thả du xuân:
“Thanh minh trong tiết tráng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gị đống kéo lên.
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay"
Điệp ngữ: "lễ là... hội là..." gợi lên những cảnh lễ
hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra đã bao đời nay.
Cảnh trẩy hội đông vui, lưng bừng, náo nhiệt. Trên
các nẻo đường "gần xa" những dòng người cuồn
cuộn trẩy hội. Có biết bao "yến anh" "nơ nức", hồ
hởi; có biết bao tài tử, giai nhân "dập dìu" vai sánh
vai, chân nối chân nhịp bước. Dòng người trẩy hội
tấp nập ngựa xe "như nước", áo quần đẹp đẽ, tươi
thắm sắc màu, nghìn nghịt, đơng vui trên các nẻo
đường "như nêm". Các từ ngữ: "nơ nức", "dập dìu",
hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt đang diễn ra khắp
mọi miền quê. Tất cả đều trẻ trung, xinh đẹp, sang trọng
và phong lưu: “Dập dìu tài tử giai nhân. Ngựa xe như
nước, áo quần như nêm”. Trong đám tài tử, giai nhân
"gần xa” ấy, có 3 chị em Kiều. Câu thơ: "Chị em sắm
sửa bộ hành chơi xuân" , mới đọc qua ta tưởng như chỉ
là một thông báo. Nhưng sâu xa hơn, nó ẩn chứa bao
nỗi niềm: chờ trông mong đợi ngày lễ tảo mộ, ngày hội
đạp thanh đến để du xuân trong những bộ quần áo đẹp
đã chuẩn bị, đã "sắm sửa". Ai đã từng đi hội chùa
Hương, hội Lim, hội Yên Tử... mới cảm thấy cái đẹp, cái
vui, cái tưng bừng trong hội đạp thanh mà Nguyễn Du
nói đến. Các từ ghép: "yến/anh", "chị/em", "tài / tử",
"giai / nhân", "ngựa / xe", "áo /quần" (danh từ); "gần /
xa" , "nô / nức", 'sắm /sửa", "dập / dìu" (tính từ, động từ)
được sử dụng chọn lọc tinh tế, làm sống lại khơng khí lễ
hội mùa xuân, một nét đẹp của nền văn hóa phương
Đông. Thật là một lễ hội tưng bừng, sang trọng và
phong lưu. Lễ tảo mộ, hội đạp thanh không chỉ là biểu
hiện đẹp của lòng biết ơn tổ tiên, của tình yêu con
người trước cảnh sắc quê hương, đất nước mà còn gợi
lên một vẻ đẹp của đời sống tâm linh với phong tục dân
gian cổ truyền: “Ngổn ngang gò đống kéo lên,Thoi vàng
vó rắc tro tiền giấy bay”. Người đã khuất và người đang
sống, quá khứ và hiện tại như được kéo gần lại trên
những gò đống "ngổn ngang" trong lễ tảo mộ. Cái tâm
thánh thiện, niềm tín ngưỡng đầy ắp nghĩa tình. Các tài
tử, giai nhân và chị em Kiều không chỉ nguyện cầu cho
những vong linh mà còn gửi gắm bao niềm tin, bao mơ
ước về tương lai hạnh phúc cho tuổi xuân khi mùa xuân
về. Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của nhà thơ, lễ và hội
trong tiết thanh minh là một sư giao hòa độc đáo, chứng
tỏ nhà thơ rất trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống
văn hóa của dân tộc.
"Ngày vui ngắn chẳng tày gang". Cuộc vui nào rồi
cũng đến lúc tàn. Buổi du xuân vui vẻ cũng đã tới chỗ
phải nói lời tạm biệt. Vẫn là cảnh mùa xn, vẫn là
khơng khí của ngày hội lễ, nhưng bây giờ là giây
phút cuối ngày:
“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dịng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Cảnh vui khép lại bằng những hình ảnh của buổi ban
chiều xập xuống :” Tà tà bóng ngả về tây” hình ảnh
chiều ngả về tây. Nếu câu thơ mở đầu của "Cảnh ngày
xn" chan hịa ánh sáng "thiều quang" thì đến đây
hồng hơn dường như bắt đầu nhuốm dần xuống
phong cảnh và con người. Hội đã hết, ngày đã tàn nên
nhịp thơ khơng cịn cái rộn ràng, giục giã mà trái lại thật
chậm rãi, khoan thai. Cảnh vật vì thế mang cái vẻ nên
thơ, diu êm, vắng lặng trong ánh nắng nhạt dần. Dịng
khe có chiếc cầu nho nhỏ cuối ghềnh tạo thành đường
nét thể hiện linh hồn của bức tranh một buổi chiều
xn. Nhịp chân có chút tâm tình man mác nên "thơ
thẩn" và đến đây là "bước dần", chẳng có gì nao nức,
vội vàng. Các từ láy "tà tà", "thanh thanh", "nho nhỏ",
"nao nao" thể hiện cảnh sắc buổi chiều mặt trời ngả về
đằng tây, gợi một cảnh sắc nhạt nhịa của buổi lễ thanh
minh đã dần hết, góp phần làm nên sự yên ắng và nỗi
buồn của cảnh vật, của con người. Cảnh vật và thời
gian được miêu tả bằng bút phá ước lệ cổ điển
nhưng vẫn gợi cho người đọc cảm giác gần gũi, thân
quen vì nó đã thấm hồn dân tộc, mang bóng dáng
cảnh sắc quê hương Việt Nam.
Nhịp thơ chậm rãi. Nhịp sống như ngừng trơi. Tâm
tình "thơ thẩn", cử chỉ thì "dan tay", nhịp chân thì
"bước dần". Một cái nhìn man mác, bâng khuâng:
“lần xem”... đối với mọi cảnh vật. Tất cả đều nhỏ bé.
Khe suối chỉ là "ngọn tiểu khê". Phong cảnh "thanh
thanh". Dịng nước thì "nao nao" uốn quanh. Dịp cầu
thì "nho nhỏ" bắc ngang ở cuối ghềnh. Các từ láy
tượng hình: "thanh thanh", "nao nao", "nho nhỏ" gợi
lên sự nhạt nhòa của cảnh vật và sự rung động của
tâm hồn giai nhân khi hội tan, ngày tàn. Nỗi niềm
man mác bâng khuâng thấm sâu, lan tỏa trong tâm
hồn của giai nhân đa tình, đa cảm. Hai chữ "nao nao"
đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Dòng nước nao
nao, trôi chậm lưu luyến bên chân cầu nho nhỏ, phải
chăng cũng là nỗi lưu luyến, tiếc nuối của lịng người
khi ngày vui chóng qua? Cảnh vật và thời gian được
miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng rất
sống động, gần gũi, thân quen đối với bất cứ người
Việt Nam nào. Rõ ràng, cảnh ở đây được nhìn qua tâm
trạng nhân vật tham gia vào lễ hội.
Nguyễn Du đã từng viết: "Người buồn cảnh có vui
đâu bao giờ?". Vì vậy, khi vào lễ hội, người vui thì cảnh
sắc rộn ràng tươi mới. Lúc lễ hội tan rồi, người về sao
tránh khỏi sự xao xuyến, cảnh sắc sao tránh khỏi màu
ảm đạm! Dường như có một nỗi niềm man mác, bâng
khuâng thấm sâu, lan tỏa trong tâm hồn vốn đa tình, đa
cảm như Thúy Kiều. Ở sáu dịng cuối này, Nguyễn Du
khơng chỉ nhằm nói tâm trạng buồn tiếc khi lễ hội vừa
tàn, mà hình như, ơng chuẩn bị đưa nhân vật của
mình vào một cuộc gặp gỡ khác, một thế giới khác.
Như ta đã biết, ngay sau buổi Thanh minh, Nguyễn
Du đã sắp đặt để Thúy Kiều gặp Đạm Tiên và Kim
Trọng. Vì thế, cảnh vật trong hồng hơn này cũng là
một dự báo, một linh cảm cho đoạn trường mà đời
kiều sắp phải bước qua. Tả cảnh, tả tình như thế thật
khéo, cách chuyển ý cũng thật tinh tế, tự nhiên.
Đoạn trích Cảnh ngày xn có bố cục cân đối, hợp
lí. Mặc dù khơng thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói
đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên
nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù
chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy
sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo
mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp
xảy ra).
Tóm lại, “Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn
thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du. Đọc đoạn trích, người đọc khơng chỉ trầm trồ về
bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm
nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý
nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây,
Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng
lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những
điều đó, “Cảnh ngày xn” sẽ ln sống lại trong lòng
người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về
với đất trời.