ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Khoa Kế tốn – Kiểm tốn
--------Ѽ-------
BÀI TẬP LỚN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU SAO VÀNG (SRC) GIAI ĐOẠN 20182021
(dưới góc nhìn của nhà quản trị)
Giảng viên hướng
TS. Trịnh Thị Phan Lan
dẫn:
ThS. Đinh Thị Quỳnh Anh
ThS. Lê Hồng Minh
Sinh viên thực hiện:
Trần Thu Ngân
Lớp:
QH-2019E KTKT CLC 1
MSV:
19050918
Hà Nội – Tháng 1 Năm 2023
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................................... V
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................................................. II
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................................................. III
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.............................................................................................................................. 1
1.
LÝ DO CHỌN CÔNG TY .....................................................................................................................................1
2.
GIỚI THIỆU CÔNG TY.......................................................................................................................................1
3.
PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH ..............................................................................................................3
3.1.
Mơ hình PEST..................................................................................................................................3
3.2.
Mơ hình 5 FORCES ..........................................................................................................................6
3.3.
Mơ hình SWOT ...............................................................................................................................8
4.
Rà sốt báo cáo tài chính ....................................................................................................................9
5.
Kỳ kế tốn và niên độ kế tốn .............................................................................................................9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG THANH TỐN ....................................... 10
2.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ................................................................................................................. 10
2.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TỐN................................................................................................................... 17
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ ........................................................................................... 27
3.1. ĐẦU TƯ VÀO TSNH ........................................................................................................................................ 27
3.2. ĐẦU TƯ VÀO TSDH ........................................................................................................................................ 28
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ....................................................................................... 32
A.
CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY ................................................................................................................ 32
B.
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH ................................................................................................................. 34
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI ............................................................................................ 38
5.1.
TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN (ROA) ....................................................................................................... 38
5.2.
TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE) ............................................................................................ 38
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CƠNG TY SRC ........................................................................... 41
6.1.
PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH QUA ĐỊN BẨY ............................................................................................... 41
6.1.1.
Địn bẩy tài chính (DFL – Degree of Financial Leverage)............................................................. 41
6.1.2.
Đòn bẩy kinh doanh (DOL – Degree of Operating Leverage) ...................................................... 41
6.1.3.
Đòn bẩy tổng hợp (DTL – Degree of Total Leverage) .................................................................. 42
6.2.
6.3.
ĐỘ BIẾN THIÊN CỦA ROA VÀ ROE............................................................................................................ 42
Độ nhạy cảm lãi suất ................................................................................................................... 43
i
CHƯƠNG 7: ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................... 47
ii
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành bài tập lớn này, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
các cơ đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em kiến thức. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến cô giáo Trịnh Thị Phan Lan đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến hai cơ trợ giảng đã nhiệt tình giúp
đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện cho em để hoàn thành bài tập lớn này.
Trong quá trình viết bài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự đóng góp của cơ để bài tập lớn của em
được hồn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 1 năm 2023
Sinh viên
Trần Thu Ngân
iii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Bài tập lớn này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giảng
viên hướng dẫn và không sáo chép các cơng trình nghiên cứu của người khác. Các dữ
liệu thơng tin thứ cấp sử dụng trong bài là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Sinh viên
Trần Thu Ngân
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTCP
Công ty cổ phần
TSCĐ
Tài sản cố định
VCSH
Vốn chủ sở hữu
TSDH
Tài sản dài hạn
TSNH
Tài sản ngắn hạn
LNST
Lợi nhuận sau thuế
SRC (mã CK)
CTCP Cao su Sao Vàng
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 2.1. PHÂN TÍCH DOANH THU CỦA CÔNG TY CP CAO SU SAO VÀNG ................................................... 10
BẢNG 2.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA CƠNG TY CP CAO SU SAO VÀNG........................................................... 12
BẢNG 2.3. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA CƠNG TY CP CAO SU SAO VÀNG .................................................... 15
BẢNG 2.4. PHÂN TÍCH DỊNG TIỀN CỦA CƠNG TY CP CAO SU SAO VÀNG ..................................................... 16
BẢNG 2.5. HỆ SỐ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CƠNG TY CP CAO SU SAO VÀNG ....................... 20
BẢNG 2.6. BẢNG SỐ LIỆU HỆ SỐ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 2018-2021 .................. 25
BẢNG 3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO TSNH ................................................................................ 27
BẢNG 3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO TSDH ................................................................................ 28
BẢNG 3.3. ĐÁNH GIÁ VỀ QUY MÔ ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY .......................................................................... 30
BẢNG 3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ .................................................................................................. 31
BẢNG 4.1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2018-2021 .............................................................. 32
BẢNG 4.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY ..................................................................... 36
BẢNG 5.1. HỆ SỐ SINH LỜI CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2018-2021 ................................................................ 39
BẢNG 6.1. DFL CỦA CÔNG TY .................................................................................................................... 41
BẢNG 6.2. DOL CỦA CÔNG TY ................................................................................................................... 41
BẢNG 6.3. DTL CỦA CÔNG TY .................................................................................................................... 42
BẢNG 6.4. ĐỘ BIẾN THIÊN ROE CỦA CÔNG TY ........................................................................................... 42
BẢNG 6.5. SO SÁNH ĐỘ BIẾN THIÊN ROE VỚI ROA ..................................................................................... 43
HÌNH 7.1. ĐỊNH GIÁ CƠNG TY GIAI ĐOẠN 2018-2021 ................................................................................. 45
ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 2.1. SO SÁNH DOANH THU THUẦN VÀ THU NHẬP TỪ HĐTC ......................................................... 12
BIỂU ĐỒ 2.2. SO SÁNH GIÁ VỐN DOANH THU THUẦN ................................................................................ 14
BIỂU ĐỒ 2.3. SO SÁNH CHI PHÍ NVL VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN ...................................................................... 15
BIỂU ĐỒ 2.4. SO SÁNH LỢI NHUẬN THUẦN TỪ HĐKD VÀ LỢI NHUẬN GỘP ................................................. 16
BIỂU ĐỒ 2.5. HỆ SỐ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CƠNG TY CP CAO SU SAO VÀNG ................... 20
BIỂU ĐỒ 2.6. KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA CÔNG TY CP CAO SU SAO VÀNG ...................................................... 25
BIỂU ĐỒ 3.1. SO SÁNH TÀI SẢN GIỮA CÁC NĂM ........................................................................................ 29
BIỂU ĐỒ 4.1. SO SÁNH NGUỒN VỐN GIỮA CÁC NĂM................................................................................. 34
BIỂU ĐỒ 4.2. ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY...................................................................................... 37
BIỂU ĐỒ 5.1. HỆ SỐ SINH LỜI .................................................................................................................... 39
iii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn công ty
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, có vùng đất đỏ ở Tây Nguyên
rộng lớn nên rất thuận lợi cho việc trồng cây cao su để khai thác mủ và chế biến thành
cao su thiên nhiên. Do tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc
dân nên ngay sau khi miền Bắc giải phóng (tháng 10/1954) ngày 7/10/1956 xưởng đắp
và săm lốp ôtô được thành lập tại số 2 Đặng Thái Thân và bắt đầu hoạt động vào tháng
11/1956 đến đầu năm 1960 thì sát nhập vào Nhà máy cao su Sao Vàng nó chính là tiền
thân của CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI sau này.
Cùng với sự phát triển của đất nước thì Cơng Ty Cổ phần Cao su Sao Vàng Hà
Nội luôn là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ngành công nghiệp sản xuất và
kinh doanh các thiết bị và sản phẩm làm từ cao su chất lượng cao như săm lốp máy bay,
xe đặc chủng, ô tô, xe máy và các sản phẩm cao su chất lượng cao. Ngồi ra Cơng ty
Cổ phần Cao su Sao Vàng còn là trung tâm kĩ thuật trong các lĩnh vực về thiết kế, thử
nghiệm và chế tạo các phương tiện công nghệ bao gồm các khuôn mẫu, dụng cụ, phụ
tùng, máy và thiết bị trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm cao su… Chính vì vậy, việc lựa
chọn cơng ty này giúp em hiểu hơn về bộ môn Phân tích tài chính và cũng góp phần
giúp cơng ty đánh giá được những điểm mạnh và yếu kém trong công tác quản lý tài
chính trong các năm gần đây.
2. Giới thiệu công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC)
Tên tiếng Anh: Sao Vang Rubber Joint Stock Company
Ngành: Sản xuất các sản phẩm nhựa và cao su
Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Loại hình hoạt động: Công ty Cổ phần
Mã số thuế: 0100100625
Sàn niêm yết: HOSE
Vốn điều lệ: 280,657,650,000 đồng
Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng chuyên sản xuất các loại săm lốp: máy bay, ô
tô, xe đặc chủng, xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật. Được ra đời sớm
1
nhất ngành Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng là trung
tâm kỹ thuật trong các lĩnh vực:
-
Thiết kế và phân tích kết cấu các sản phẩm cao su
-
Thiết lập các công thức pha chế và xây dựng các phương pháp gia công cao su
-
Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong khảo sát, phân tích và thí nghiệm, nhằm
hồn thiện cơng nghệ sản xuất
-
Thiết kế, thử nghiệm và chế tạo các phương tiện công nghệ, bao gồm các loại
khuôn mẫu, dụng cụ, phụ tùng, máy và thiết bị trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm
cao su.
Từ năm 1991 đến nay, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là một doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu lớn và các khoản nộp Ngân sách
Nhà nước năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động dần dần được nâng
cao và đời sống luôn được cải thiện. Doanh nghiệp luôn được công nhận là đơn vị thi
đua xuất sắc được tặng nhiều cờ và bằng khen của cơ quan cấp trên và đã được Đảng
và Nhà nước khen tặng nhiều huân chương cao quý. Các tổ chức đồn thể (Đảng uỷ,
Cơng đồn, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) ln được cơng nhận là đơn vị
vững mạnh.
Từ những thành tích vẻ vang trên dẫn đến kết quả là:
-
Theo quyết định số 645/CNNG ngày 27/8/1992 của Bộ Cộng nghiệp nặng nhà
máy đổi tên thành CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG.
-
Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên Công ty cao su
Sao Vàng.
-
Ngày 03/4/2006 Cơng ty CSSV chuyển thành CƠNG TY CỔ PHẦN CAO SU
SAO VÀNG.
-
Nhờ có các thiết bị mới nên ngồi những sản phẩm truyền thống công ty đã chế
tạo thành cơng lốp máy bay dân dụng TU – 134 (930×305), IL18 và quốc phịng
MIG – 21 (800×200); lốp ơtơ cho xe vận tải có trọng tải lớn (từ 12 tấn trở lên)
và nhiều sản phẩm cao su kỹ thuật cao cấp khác.
-
Cơng ty đã chính thức được cấp chứng chỉ ISO 9002 của tập đoàn BVQI vương
quốc Anh.
2
3. Phân tích mơi trường kinh doanh
3.1.
-
Mơ hình PEST
Mơi trường chính trị
Với hình thức là một doanh nghiệp nhà nước, cơng ty chịu ảnh hưởng rất lớn của
mơi trường chính trị. Môi trường này bao gồm luật pháp, các công cụ, chính sách của
nhà nước, tổ chức bộ máy và cơ chế hành chính của chính phủ và các tổ chức chính trị
- xã hội. Việt nam có mơi trường chính trị ổn định, quốc phịng – an ninh được giữ
vững. Sự ổn định đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cũng như thu hút
sự đầu tư từ nước ngồi. Tình hình chính trị thế giới hiện đang diễn ra hết sức phức tạp
có thể gây khó khăn cho cơng ty khi muốn xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Hệ thống luật pháp kinh tế ngày càng được nhà nước chú trọng hoàn thiện. Các luật
doanh nghiệp, luật đầu tư, luật công ty... tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn so
với trước kia. Nhờ đó mà cơng ty dễ dàng hơn đối với việc huy động vốn cho kinh
doanh, cổ phần hóa doanh nghiệp, thực hiện liên doanh, liên kết để tăng cường sức
mạnh cho mình. Song cơng ty cũng vấp phải những khó khăn do sự xuất hiện của dịch
Covid 19 làm giảm tiến độ kinh doanh.
Nhà nước có một số chính sách có lợi cho hoạt động kinh doanh của cơng ty. Có
thể kể đến chính sách nội địa hóa đối với các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy,
3
ơ tơ có vốn đầu tư nước ngồi (doanh nghiệp FDI). Chính sách này quy định tỷ lệ nội
địa hóa trong những năm đầu của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy phải đạt
từ 15 – 16% giá trị của xe, tỷ lệ này sẽ được nâng dần lên 60 – 70% từ năm thứ hai trở
đi. Các hãng sản xuất xe máy ở nước ta phần lớn là các doanh nghiệp có vốn nước ngồi
hoặc các doanh nghiệp liên doanh. Do quy định này mà các cơng ty sản xuất và lắp ráp
xe máy đó có xu hướng mua săm, lốp trong nước để đảm bảo tỷ lệ nội địa cũng như
nhằm hạ giá thành sản phẩm. Đây chính là cơ hội mà Cơng ty Cao su Sao vàng cần nắm
bắt để có chính sách marketing phù hợp.
Nhà nước cịn có chính sách đầu tư cho các ngành hóa chất với mục đích tạo thuận
lợi cho các ngành sản xuất sản phẩm từ cao su phát triển. Có những chính sách về thuế,
nhất là về xuất nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước (ví dụ như Nhà nước đánh
thuế nhập khẩu các loại lốp xe máy 52,5%). Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong
nước cũng như Công ty Cao su Sao vàng đổi mới công nghệ, nâng cấp kỹ thuật, cải tiến
các dây chuyền sản xuất săm, lốp xe máy nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã và hạ giá
thành sản phẩm.
Bên cạnh những tích cực mà mơi trường chính trị mang lại, cơng ty cịn phải đối
mặt với những bất lợi mà nó gây ra. Chẳng hạn như chủ trương khuyến khích người dân
ở những thành phố lớn sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, giảm các phương
tiện giao thơng cá nhân trong đó có xe máy để giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao
thơng. Nếu như chính sách này thành cơng thì lượng tiêu thụ săm, lốp của công ty ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ giảm mạnh.
-
Mơi trường kinh tế
Nền kinh tế thị trường nước ta đang phát triển từng bước, và cùng với sự phát triển
đó là sự tăng lên và biến đổi không ngừng trong nhu cầu tiêu dùng của người dân. Khác
với thời bao cấp trước kia chỉ phục vụ cho một thị trưởng với nhu cầu đồng nhất, chủng
loại sản phẩm hạn hẹp thì nay cơng ty có cơ hội đáp ứng một thị trường với những nhu
cầu rất phong phú, đa dạng. Sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng nhanh chóng
đối với các phương tiện đi lại, và như vậy mở ra cơ hội cho ngành sản xuất săm, lốp
cũng như cơ hội cho công ty. Trong những năm qua nhiều ngành kinh tế phát triển, giá
trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng tốt nên đã có ảnh hưởng tích cực tới sản xuất săm
lốp của công ty. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức khá là 13,67%. Cơ cấu kinh tế cũng
4
như cơ cấu ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (năm 2022 khu vực nơng,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04%; khu vực cơng nghiệp và xây dựng
tăng 9,44%, đóng góp 41,79%; khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%) nên
làm cho nhu cầu về săm, lốp tăng đặc biệt là săm lốp các loại xe vận tải. Những biến
động của thị trường tiền tệ thế giới cũng tác động lớn tới tình hình tài chính của cơng
ty bởi cơng ty nhập khẩu phần lớn ngun liệu từ nước ngồi. Vì vậy mà sự lên xuống
của tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất săm, lốp. Thu nhập bình qn đầu
người của nước ta tuy có tăng mỗi năm nhưng so với u cầu của mức sống thì vẫn cịn
thấp, vì thế yếu tố giá cả của hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng. Nguồn lực huy động
vốn cho đầu tư phát triển và phát huy nội lực mạnh mẽ, nhất là vốn đầu tư trong dân.
Tỷ lệ vốn huy động trong nước so với tổng vốn đầu tư của tồn xã hội ln đạt ở mức
cao trong nhiều năm liền. Con số này ước chừng khoảng 72%. Điều đó cho thấy cơng
ty sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm nguồn vốn kinh doanh cho mình, giải quyết tình trạng
thiếu vốn cho kinh doanh.
-
Mơi trường văn hố – xã hội
Sự phát triển kinh tế trong những năm vừa qua tạo ra một tầng lớp dân cư có thu
nhập cao; những nhu cầu sinh hoạt cơ bản đã được đáp ứng nên các yêu cầu về cuộc
sống ngày càng cao, việc đi lại di chuyển cũng địi hỏi có chất lượng tương xứng.
Sự cập nhật thông tin về công nghệ, đời sống trên thế giới tạo xu thế trang bị những
đồ dùng hiện đại phục vụ đời sống trong các hộ gia đình khiến nhu cầu về phương tiện
di chuyển phải đạt tiêu chí về tiện dụng, an tồn.
Nhận thức về sử dụng tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí khiến nhu cầu đầu tư những
sản phẩm tiết kiệm, an tồn có nhiều tính năng ưu việt.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc dãn dân cư tại các thành phố lớn trong cả
nước, các khu dân cư ở xa trung tâm khiến cho nhu cầu có phương tiện cá nhân thuận
tiện cho việc di chuyển ngày càng lớn.
-
Môi trường công nghệ
Sự đột phá trong kỹ thuật và phương pháp, công nghệ kỹ thuật trong thời đại phát
triển: khả năng tích hợp nhiều ứng dụng trong một sản phẩm ưu việt.
Trung quốc đã tiến hành làm lốp radial trên cơ sở mua thiết bị đồng bộ của nhiều
nước trên thế giới, quá trình từ thử nghiệm đến sản xuất hàng loạt đã tích hợp được ưu
5
điểm của nhiều hãng khác nhau và đã “Trung quốc hóa” cơng nghệ làm lốp radial. Hiện
Trung quốc có 300 doanh nghiệp sản xuất lốp ơ tơ, trong đó có 32 doanh nghiệp sản
xuất lốp radial. Tìm hiểu, khảo sát thực tế cho thấy học tập kinh nghiệm làm lốp radial
của Trung quốc có tính khả thi cao, các nhà tư vấn Trung quốc sẵn sàng tham gia góp
vốn đầu tư bằng bí quyết cơng nghệ, tư vấn trong thời gian lập dự án, tư vấn lựa chọn
thiết bị và tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành và quản lý sản xuất cho đến khi
sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu, giúp tránh tỷ lệ phế phẩm cao, tổn hao vật tư lớn, chất
lượng sản phẩm không ổn định nhờ đó giảm được nhiều tổn thất vật chất, đồng thời khi
sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc tế sẵn sàng đặt hàng gia công lớp để tiêu thụ trong
mạng phân phối tồn cầu. Vì vậy sẽ định hướng sản xuất lốp Radial tồn thép theo cơng
nghệ Trung quốc.
3.2.
-
Mơ hình 5 FORCES
Nhà cung cấp
Nguồn nguyên liệu của SRC khá hạn hẹp, được cơng ty mua chủ yếu chính từ
Cơng ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng và Công ty Cổ phần Tập đồn Hồnh Sơn. Do đó mà
áp lực cạnh tranh và quyền lực đàm phán từ các nhà cung cấp đối với công ty cao. Đây
là một hạn chế khi cơng ty chọn lựa cho mình những nhà cung cấp phù hợp.
-
Khách hàng
Cơng ty hiện đang có rất nhiều đại lý phân phối trải dài 3 miền Bắc, Trung, Nam
và hơn 20 quốc gia trên thế giới dể dễ dàng đưa sản phẩm của mình đến mọi người tiêu
dùng. Ngồi ra, cơng ty cịn đang cung cấp hàng hố cho những cơng ty lớn trong nước
như VINACHEM, Phân lân Ninh Bình, Hố chất Việt Trì,… Các cơng ty lớn này có
quyền lực cao trong đàm phán, có thể buộc công ty phải chấp thuận các điều kiện khi
đưa hàng vào trong hệ thống của họ. Đối mặt với áp lực này, SRC sẽ ln phải có chiến
lược marketing phù hợp, sẵn sàng chinh phục các khách hàng của mình.
-
Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn
• Khó khăn
Sức hấp dẫn của ngành: Sức hấp dẫn của ngành không lớn mặc dù nhu cầu về săm lốp
cao, vì lốp xe chính là bộ phận quan trọng nhất để đảm bảo sự an toàn cho con người.
6
Hàng rào gia nhập ngành: Để gia nhập ngành thì cần một lượng vốn kỹ thuật rất lớn.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận kênh phân phối cũng khá khó khăn với các doanh nghiệp
nhỏ.
Chính phủ: Chính phủ có chính sách thuế và phí ở mức rất cao đối với ơ tơ vì điều kiện
cơ sở hạ tầng ở Việt Nam khơng phát triển.
Do đó, số lượng các nhà máy sản xuất săm lốp trong nước khơng nhiều, tính cạnh tranh
của các nhà cung cấp khơng cao.
• Thuận lợi
SRC đã tạo dựng được một thương hiệu uy tín, với bề dày nhiều năm kinh nghiệm trong
ngành cũng như có được vị trí trong lịng một bộ phận lớn khách hàng nên giúp cơng ty
chiếm được lợi thế trong tay mình.
Như vậy nhìn một cách tổng thể thì áp lực cạnh tranh mà các đối thủ tiềm ẩn gây ra ở
mức độ thấp, nghĩa là cơng ty có ít phải đối chọi với khó khăn này.
-
Áp lực cạnh tranh sản phẩm thay thế: khơng có
-
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Đây là áp lực lớn nhất. Các DN đang kinh doanh trong cùng ngành sẽ cạnh tranh
trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ
làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ gồm:
• Cấu trúc ngành: Hiện nay trên thị trường, khơng có nhiều DN hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực sản xuất săm lốp và các sản phẩm cao su kỹ thuật. 3 doanh
nghiệp trực thuộc Vinachem chiếm khoảng 40,7% thị phần, dẫn đầu trong nhiều
phân khúc riêng chính là CSM, DRC và SRC.
• Tình trạng ngành: Thị trường sản xuất lốp xe đạt 1,1 tỷ USD, tăng 28,9% so với
cùng kỳ năm ngoái, chiếm 51,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su
của Việt Nam.
• Quy mô và sức mạnh của đối thủ cạnh tranh: Tiêu thụ sản phẩm chịu sự cạnh
tranh rất quyết liệt, đặc biệt là giữa các nhà sản xuất trong nước như Casumina,
DRC và nước ngoài, lốp radial cỡ lớn và cỡ nhỏ nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái
Lan có giá rất rẻ các hãng sản xuất trong nước liên tục giảm giá để cạnh tranh.
Trên thị trường, sức cạnh tranh sản phẩm của Cao su Sao Vàng cịn yếu, cơng ty
7
chưa có sản phẩm lốp Radial và sản phẩm mới để thay thế được sự suy giảm sản
lượng lốp xe tải.
• Các rào cản rút lui: Rào cản rút ra khỏi ngành săm lốp là khó bởi nguồn vốn đầu
tư vào ngành này rất lớn.
Từ các lý do trên, có thể khẳng định áp lực cạnh tranh nội bộ ngành của cơng ty
rất lớn.
3.3.
-
Mơ hình SWOT
Điểm mạnh
Cơng ty Cổ phần Cao su Sao Vàng là doanh nghiệp lâu đời, với kinh nghiệm nhiều
năm sản xuất các sản phẩm săm lốp, công ty đang khăng định được vị thế trên thị trường
là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất săm lốp. Mạng lưới
khách hàng thân thiết và hệ thống đối tác trung thành trải dài khắp cả nước ở kênh bán
hàng truyền thống. Quỹ đất vàng tại trung tâm thành phố Hà Nội, vị trí thuận lợi để phát
triển các hoạt động kinh doanh bất động sản thương mại.
-
Điểm yếu
• Cơng nghệ sản xuất kinh doanh còn thấp, doanh nghiệp gặp nhiều rào cản trong
cập nhật máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh.
• Danh mục sản phẩm của cơng ty chưa đa dạng, cịn một số sản phẩm đáp ứng
được thị hiếu của khách hàng, trong đó yếu tố cơng nghệ cịn chưa cao.
• Các dự án hợp tác, di dời cơ sở sản xuất kinh doanh có tốc độ triển khai chậm.
-
Cơ hội
Với lộ trình cam kết hội nhập với các hiệp định thương mại tự do được ký kết, các
hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp có nhiều dư
địa để mở rộng.
Nhu cầu săm lốp và các sản phẩm cao su khác có xu hướng tăng trưởng cùng với
đà phục hồi kinh tế sau đại dịch ở Việt Nam.
-
Thách thức
Các sản phẩm của công ty gặp phải cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất khác,
sản phẩm lốp ô tô của Cao su Sao Vàng đã cũ và khơng cịn bắt kịp xu hướng thị trường,
chủ yếu do công nghệ sản xuất chưa cao.
8
Các yếu tố khách quan bên ngoài như lạm phát và đứt gãy chuỗi cung ứng làm giá
thành nguyên vật liệu đầu vào của công ty tăng cao, dẫn đến giá vốn cao làm giảm lợi
thế cạnh tranh về giá của doanh nghiệp.
4. Rà sốt báo cáo tài chính
Tất cả báo cáo em sử dụng đều đã được kiểm toán và ý kiến kiểm toán viên đều
cho thấy báo cáo phản ánh trung thực và khách quan. Mỗi báo cáo tài chính đều được
Kiểm tốn bởi Cơng ty kiểm tốn Deloitte. Các Kiểm toán viên đều đánh giá báo cáo
tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tính hình tài
chính của cho nên em thấy rằng số liệu là đảm bảo.
5. Kỳ kế tốn và niên độ kế tốn
Cơng ty có kỳ kế toán theo năm Dương lịch bao gồm 12 tháng bắt đầu từ ngày 1
tháng 1 đến ngày 31 tháng 12.
9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
KHẢ NĂNG THANH TỐN
2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1. Phân tích doanh thu của Cơng ty CP Cao su Sao Vàng
-
Doanh thu
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng không đều trong giai đoạn 2018
- 2021. Cụ thể: Năm 2018, doanh doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công
ty là 928.602 triệu đồng. Năm 2019 tăng lên 0,06% đạt 929.146 triệu đồng. Năm 2020
doanh thu tiếp tục tăng 48,95% lên đến 1.383.920 triệu đồng. Năm 2021 doanh thu giảm
28,11% còn 994.860 triệu đồng. Vào năm 2020, nhờ nỗ lực điều hành và bám sát thị
trường của HĐQT và Ban lãnh đạo công ty, kịp thời có những chính sách giá bán phù
hợp với từng giai đoạn của thị trường mà cơng ty hồn thành kế hoạch đề ra với các chỉ
tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Mặc dù hoàn thành vượt kế hoạch tiêu thụ năm 2020
của Công ty nhưng thực tế tình hình tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn do lợi thế cạnh
tranh sản phẩm của công ty ngày càng kém so với các đối thủ, chất lượng sản phẩm
không khác biệt so với các đối thủ trong khi đó giá lại cao hơn nên dẫn đến khó khăn
trong bán hàng.
10
Doanh thu thuần cũng biến động theo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
trong giai đoạn này. Cụ thể doanh thu thuần tăng 0,11% vào năm 2019, tăng 45,68%
vào năm 2020, giảm 29,17% vào năm 2021. Trong các năm, doanh thu thuần từ hoạt
động sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp đến từ việc cung cấp và bán hàng
hóa, thành phẩm liên quan đến cao su từ các kênh bán buôn và kênh phân phối trên khắp
cả nước và xuất khẩu đến các công ty trong khu vực châu Á. Bên cạnh đó, cơng ty cịn
cung cấp dịch vụ và bán các nguyên vật liệu, vật tư đầu vào sản xuất cho thị trường
nhưng chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên số lượng hàng bán bị trả lại năm 2021 tăng lên nhiều
do doanh nghiệp giảm bớt việc kinh doanh vật tư đầu vào, sự thiếu hụt lao động cũng
như biến động giảm về quy mô sản xuất, cơ cấu sản xuất thay đổi dẫn đến hiệu suất và
sản phẩm đầu ra kém chất lượng hơn. Thị trường Việt Nam năm 2021 diễn biến khó
lường, các ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh khiến tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp không khả quan so với kế hoạch. Ngồi ra, SRC cịn phải đối mặt với
những khó khăn đến từ thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Sự cạnh tranh khốc liệt các
sản phẩm săm lốp nói chung của khơng chỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả các
doanh nghiệp nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam. Thị trường săm, lốp ơ tơ q
khó khăn do lốp nội tăng giá trong khi đó hàng Trung Quốc và đặc biệt là Chengshin,
Maxxis không tăng giá dẫn đến tiêu thụ quá khó khăn. Xu hướng chuyển đổi lốp ô tô
từ bias sang radial trong khi công ty chưa sản xuất được dòng sản phẩm này. Mặc dù
vậy, Ban lãnh đạo đã sát sao với tình hình kinh doanh của cơng ty, tối thiểu chi phí bán
hàng để cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2018 đạt 1.301 triệu đồng và tiếp tục tăng
lên 59,69% vào năm 2019 khi đạt 2.079 triệu đồng. Đặc biệt trong năm 2021 nguồn thu
nhập này đạt giá trị 12.494 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tăng đến từ việc tiền gửi
và tiền lãi cho vay của doanh nghiệp trong năm 2019 tăng lên chủ yếu là do các khoản
phải thu đối với các khách hàng lớn trong năm đã giảm dẫn tới thu được các dịng tiền
thanh tốn tiền mặt và tương đương tiền đổ về tài khoản tại ngân hàng của SRC. Trong
năm 2021, doanh thu này tăng mạnh khi lãi tiền gửi và tiền cho vay tăng và một phần
ảnh hưởng bởi tỷ giá ngoại tệ khi công ty tham gia hoạt động xuất - nhập khẩu (chủ yếu
là xuất khẩu) các hàng hóa vào thị trường quốc tế.
11
Biểu đồ 2.1. so sánh doanh thu thuần và thu nhập từ HĐTC
-
Chi phí
Bảng 2.2. Phân tích chi phí của Công ty CP Cao su Sao Vàng
Với đặc thù về ngành nghề của SRC thì chi phí sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ
trọng cao nhất, có xu hướng giảm từ 926.644 triệu đồng năm 2018 xuống 771.482 triệu
đồng năm 2020 (tương ứng 17,49%) và tăng trở lại lên 895.113 triệu đồng trong năm
2021 (tương ứng 16,02%).Việc di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia và địa phương
gặp nhiều cản trở; tình trạng khan hiếm container rỗng đẩy giá thuê tăng 8-10 lần; chuỗi
12
nhân lực lao động cũng bị đứt gãy; Những yếu tố này cộng hưởng làm tăng giá thành
sản xuất. Ta thấy chi phí nguyên vật liệu giảm mạnh trong năm 2020 nguyên nhân đến
từ việc công tác về nghiên cứu khoa học kĩ thuật được đưa vào áp dụng mang lại hiệu
là nâng cao chất lượng giúp làm hợp lí hóa chi phí về NVL đầu vào các loại lốp xe....
(Theo báo cáo quản trị năm 2020) . Trong năm 2020 chi phí CNTT tăng cao (tướng ứng
7,81%), tình hình lao động của Cơng ty tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này xảy
ra ở các đơn vị của Công ty ở cả Hà Nội và Chi nhánh Thái Bình dẫn đến việc thiếu lao
động trong dây chuyền sản xuất, ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất và sản lượng sản
phẩm. Để khắc phục tình trạng này, Cơng ty đã có nhiều biện pháp như: Tăng đơn giá
tiền lương cho người lao động lên 5% so với năm 2019, thực hiện chi hỗ trợ tiền thuê
nhà áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất ở Hà Nội phải đi th nhà ở, bố trí chỗ ở
cho cơng nhân mới tại Hà Nội, chi tiền chuyên cần 500.000 đồng/người/tháng cho công
nhân các đơn vị trực tiếp sản xuất nhằm động viên người lao động yên tâm làm việc và
gắn bó với cơng ty.
Chi phí về bán hàng và chi phí quản lý của doanh nghiệp chính là 2 loại chi phí
mà SRC đã quản lý rất hiệu quả cụ thể: Chi phí bán hàng giai đoạn 2018-2020 giảm
29,56% 47.020 triệu đồng đến 33.923 triệu đồng. Nguyên nhân là do việc hoàn thiện và
mở rộng thêm các hệ thống điểm bán hàng chuyên nghiệp, hệ thống chăm sóc khách
hàng trực tiếp cho các đối tác lớn và tập trung thêm vào các chính sách bán hàng và
quảng cáo vận dụng các cơng cụ số hóa thời đại 4.0 (Theo báo cáo quản trị năm 2020)
khiến cho SRC tiết kiệm đc rất nhiều chi phí trong cơng tác bán hàng. Thị trường Việt
Nam trong năm 2021 diễn biến khó lường, các ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh khiến
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan so với kế hoạch. Dịch
bệnh bùng phát vào thời điểm quý III/2021 khiến sức mua của thị trường giảm mạnh,
ngoài ra, các chi phí khác như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng
cao so với cùng kỳ do phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phịng chống dịch như phun khử
khuẩn nhà máy xí nghiệp (Theo báo quản trị năm 2021). Chi phí quản lý doanh nghiệp
giai đoạn 2018-2021 có nhiều biến động. Năm 2018 là 71.999 triệu đồng và giảm xuống
69.044 triệu đồng năm 2019 (tương ứng 4,1%) tuy nhiên lại tăng mạnh 91.365 năm
2020 (tương ứng 32,33%) và rồi giảm 17,68% vào năm 2021. Chi phí QLDN chủ yếu
đến từ việc SRC giảm được chi phí nhân cơng quản lý và hồn nhập các khoản dự phòng
13
về phải thu khó địi và phải trả từ năm 2018. Ngồi ra chính sách đối nội đối ngoại của
cơng ty trong việc hợp tác với các đối tác lớn trong năm cũng có sự thay đổi.
Về giá vốn hàng bán: Do trong giai đoạn 2018-2021 sản phẩm được tiêu thụ nhiều
nên GVHB cũng tăng lên. Cụ thể năm 2020 tăng 48,11% so với năm 2018, còn lại các
năm khác đều giảm. Trong giai đoạn 2018-2021 kinh tế không ổn, lạm phát tăng cao,
đại dịch covid 19 nên chi phí đầu vào cho NVL cũng leo thang vì thế mà GVHB khá
lớn. Giá nguyên vật liệu đầu vào bao gồm cao su thiên nhiên và các loại nguyên vật liệu
khác như giá dầu thô ảnh hưởng tới giá thành sản xuất: vải mành, than đen tăng lần lượt
30% và 60. Chi phí sản xuất tăng trong khi giá bán chưa thể tăng lên tương ứng.
Biểu đồ 2.2. so sánh giá vốn doanh thu thuần
14
Biểu đồ 2.3. so sánh chi phí NVL và giá vốn hàng bán
-
Lợi nhuận
Bảng 2.3. Phân tích lợi nhuận của Công ty CP Cao su Sao Vàng
Lợi nhuận gộp năm 2018 là 145.368 triệu đồng tăng lên 161.604 triệu đồng năm
2019 (tương ứng 11,17%) và tăng lên 216.826 triệu đồng năm 2020 (tương ứng 34,17%)
cho thấy sự cải thiện trong hoạt động kinh doanh của SRC.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2018 là 12.765 triệu đồng tăng
mạnh đến 51.572 triệu đồng năm 2019 (tương ứng 404%), tiếp tục tăng thêm 76,22%
và vào năm 2021 giảm còn 52.568 triệu đồng.
Nhận định chung: Lợi nhuận trong năm 2018 sụt giảm so với năm 2019 một phần
là do trong năm này SRC chịu một sự cạnh tranh lớn trên thị trường về sản phẩm và giá
đồng thời SRC cũng có thể đến từ việc doanh nghiệp chấp nhận tăng chi phí để tái đầu
15
tư cho các năm sau tuy nhiên có một điểm tích cực trong năm 2018 là doanh nghiệp sẽ
tiết kiệm được 1 khoản chi phí thuế lớn. Trong năm 2019 với việc chủ động kiểm sốt
các chi phí về bán hàng và quản lý doanh nghiệp cộng với dòng tiền mặt đến hạn được
trả về giúp cho lợi nhuận của SRC ổn định trở lại. Lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt
96.469 triệu đồng tỷ đạt 459,52 % so với kế hoạch, ngun nhân có thể kể đến do cơng
ty kiểm sốt chặt chẽ việc tiết giảm chi phí bán hàng, chi phí tài chính và định mức sản
phẩm, đặc biệt do giá nguyên vật liệu đầu vào giảm. Điều đó thể hiện sự cố gắng của
SRC trong việc kiểm sốt các khoản mục chi phí để tăng lợi nhuận, đồng thời cho thấy
sự phát triển của công ty trong quá trình kinh doanh.
Biểu đồ 2.4. so sánh lợi nhuận thuần từ HĐKD và lợi nhuận gộp
-
Dòng tiền
Bảng 2.4. Phân tích dịng tiền của Cơng ty CP Cao su Sao Vàng
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2018, 2019 là dương 29.221 triệu
đồng và dương 148.127 triệu đồng chứng tỏ SRC có thể tự trang trải các nhu cầu cho
16
hoạt động đầu tư bằng tiền của mình. Năm 2020, thì ngược lại dịng tiền này lại âm là
16.055 triệu đồng cho thấy SRC đang được tài trợ bởi nguồn tiền ngồi doanh nghiệp
để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đang có một khoản phải thu khá lớn.
Ngun nhân dịng tiền này âm năm 2020 là vì SRC chi tiêu cho chi phí giá vốn hàng
bán và quản lý doanh nghiệp tăng, hàng hóa tiêu thụ chậm so với kế hoạch đề ra. Năm
2021 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương 163.040 triệu đồng cho thấy công ty
không chi tiêu quá nhiều vào các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm liên tục trong giai đoạn 2018-2021
do cơng ty thực hiện đầu tư góp vốn vào Cơng ty TNHH Sao Vàng – Hồnh Sơn, nâng
vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, thay đổi bổ sung thành viên góp vốn mới
với tỷ lệ góp vốn là: Cơng ty CP Cao Su Sao Vàng: 26%. Ngồi ra, cơng ty cịn thực
hiện các hạng mục đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị lẻ, xác định nhu cầu đầu tư
thay đổi thường xuyên cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong
các năm, công ty tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, tích cực tìm
kiếm, khai thác, nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng đưa vào sản xuất các loại vật liệu
mới, thay đổi đơn pha chế, hợp lý hóa nguyên vật liệu và kết cấu sản phẩm nhằm nâng
cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm mang lại hiệu
quả kinh tế cho cơng ty.
Dịng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm vào năm 2018, 2019 tức là SRC đang
thiếu tiền và huy động vốn từ bên ngồi. Với năm 2020, 2021 dịng tiền này dương chủ
yếu là do số lượng tiền thu từ đi vay rất lớn.
Lưu chuyển tiền thuần trong năm âm vào năm 2018 cho thấy lượng tiền thực tế tại
quỹ của SRC khơng đủ để thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn hoặc các khoản nợ đến
hạn hay SRC đang gặp khó khăn về khả năng thanh khoản. Sang năm 2019, lưu chuyển
tiền trong kỳ lại dương do dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính đã bù đắp một phần
thâm hụt từ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư. Năm 2020,
2021 lưu chuyển tiền trong kỳ bị âm do tác động của nền kinh tế khi dịch covid 19 kéo
dài.
2.2. Phân tích khả năng thanh toán
Các tỷ số này đo lường khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu
động của công ty. Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền,các chứng khoán ngắn
17