Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ứng dụng phần mềm violet to trong soạn giảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.77 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Đối tượng nghiên cứu 7
4. Phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
B. PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 9
1. Cơ sở lí luận 9
2. Thực trạng 10
2.1 Đặc điểm tình hình trường, lớp, giáo viên, học sinh 10
2.2 Thực trạng giảng dạy: 11
3. Sự cần thiết của đề tài : 12
4. Khái niệm Violettools 13
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU 14
1. Giải pháp giải quyết vấn đề 14
2. Quy trình nghiên cứu cụ thể: 15
2.1 Cài đặt phần mềm VioletTools 15
2.2. Tiến hành nghiên cứu trên phần mềm để xây dựng vào nội dung bài
giảng 16
2.3 Tiến hành dạy học 19
3. Kết quả 19
C. PHẦN III: KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo 22
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
SCORM Sharable Content Object Reference Model.
ADL Advanced Distributed Learning
LMS Learning Management System


CNTT Công nghệ thông tin
WMP Windows Media Player
A. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Căn cứ theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng
Chính phủ: “Đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong trường
phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự
tích hợp Công nghệ thông tin vào từng môn học thay vì học trong môn tin
học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần
mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng Công nghệ thông tin”.
- Sử dụng một phần mềm trong hoạt động dạy và học cũng là một yêu cầu
trong đổi mới phương pháp dạy và học nhằm tích cực hóa các hoạt động của
học sinh vào môn học của mình với mục tiêu tăng cường hiệu quả dạy và học
qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ,
tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học với sự trợ giúp của các
phương tiện kĩ thuật hiện đại.
- Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong
giảng dạy, đa số giáo viên ở Việt Nam nói chung và giáo viên Trường THPT
Thu Xà nói riêng đã quá quen thuộc với việc soạn thảo bài giảng theo phong
cách PowerPoint nên việc chuyển sang một phần mềm chuyên dụng cho bài
giảng là tương đối khó.
- Tiến hành quá trình nghiên cứu thực tế tại Trường THPT Thu Xà qua hai
năm học: năm học 2010- 2011, 2011- 2012; Việc ứng dụng CNTT vào hoạt
động dạy học của một số thầy cô giáo vẫn còn một số tồn tại như sau:
+ Điển hình như bài giảng còn nặng về kênh chữ, chưa khai thác được
kênh hình.
+ Một số bài giảng còn trình bày thông tin trên máy tính thay bảng viết,
dẫn đến tình trạng học sinh khó nắm được bố cục bài giảng. Điều đó cũng có
nghĩa là giáo viên chưa khai thác được tính ưu việt của CNTT trong dạy học.
+ Bên cạnh đó, không ít giáo viên chưa khai thác hiệu quả, tính năng của

PowerPoint trong thiết kế bài giảng. Mặc dù Powerpoint là chương trình soạn
thảo bài giảng rất mạnh, đặc biệt là:
• Việc soạn thảo theo các cách sắp xếp có sẵn, cho phép chọn nhiều
Design và tạo các hiệu ứng. Powerpoint cho phép chèn được Flash
theo dạng OLE Object (Shockwave Flash Object), tuy nhiên cách
chèn này rất nhiều thao tác phức tạp và dễ nhầm lẫn.
• Powerpoint đã cung cấp chức năng chèn phim và chạy video bằng
thư viện Windows Media Player (WMP). Tuy nhiên WMP không
chạy được nhiều định dạng phim thông dụng hiện nay như FLV (là
định dạng mặc định của các thư viện video lớn như YouTube.com,
Clip.vn, ) hay 3GP (là định dạng phim được quay từ các máy ảnh
số và các điện thoại di động). Thậm chí, kể cả với định dạng video
mà WMP trên máy soạn thảo có thể play được, nhưng khi copy
sang máy khác nếu thiếu các thư viện giải mã (codec) tương ứng thì
video cũng không thể chạy được.
+ Mặt khác, kỹ năng khai thác thông tin trên internet của một số giáo
viên còn hạn chế, nên các tài liệu đưa vào bài giảng chưa được phong phú, đa
dạng
+ Tuy nhiên Powerpoint là phần mềm “phục vụ trình chiếu” nói chung,
chủ yếu là để diễn đạt các ý kiến của người phát biểu, chứ không chuyên dụng
cho một bài giảng chuyên về “tư liệu và các bài tập”. Bên cạnh đó
PowerPoint cũng không thể đóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM (Mô hình
đối tượng nội dung có khả năng chia sẻ, đặc tả E_learning của ADL(tổ chức
nghiên cứu SCORM)) để đưa lên các hệ LMS (hệ quản trị đào tạo) được.
- Từ thực tế trên cho thấy để rút ngắn thời gian soạn bài thì việc kết hợp các
phần mềm tiện ích trong soạn giảng là rất tiện lợi, đặc biệt là việc sử dụng các
tính năng ưu việt của các phần mềm để kết hợp với nhau nhằm mang lại hiệu
quả cao trong bài học.
- Vì vậy muốn đưa bài giảng PowerPoint lên các hệ LMS thì bạn phải sử
dụng thêm các phần mềm khác như VioletTools, Adobe Presenter,Ispring

Presenter
- Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng phần mềm
VioletTools trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Trong nội dung đề tài này, tôi khai thác thế mạnh của cả hai phần mềm, với
mục đích phát triển theo “định hướng kết hợp” bằng cách chuyển các bản
trình chiếu soạn bằng Microsoft PowerPoint sang bài giảng điện tử
E_Learning theo chuẩn quốc tế SCORM để chia sẻ, dùng chung.
- Các bước cần nghiên cứu:
B1: Cài đặt phần mềm VioletTools cấy thẳng vào trong PowerPoint ;
B2: Chèn Flash vào PowerPoint;
B3: Chèn phim qua Violet
B4: Nhúng Violet;
B5: Xuất ra Violet;
B6: Đóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM;
- Tạo nên những đề tài để cùng nhau bình luận, trao đổi kinh nghiệm, từ các
đồng nghiệp xung quanh, về vấn đề sử dụng Violettools nói riêng và áp dụng
công nghệ phần mềm, CNTT nói chung để tạo hồ sơ bài giảng, áp dụng trong
thực tiễn dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
- Tất cả những mục tiêu trên nhằm mục đích chính là phát triển phần mềm
Violettools để tạo ra những sản phẩm bài giảng E_Learning có chất lượng
hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong giảng dạy, học sinh sẽ hứng thú hơn khi
giáo viên sử dụng CNTT trong dạy học ngày càng nhiều.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh hai lớp 10A9, 10A8 năm học 2011- 2012, trong đó lớp đối chứng
10A8, lớp thực nghiệm 10A9.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Phần mềm Violettools.
- Là phần mềm được cấy thẳng vào trong PowerPoint, cung cấp các thêm các
chức năng cho PowerPoint để có thể sử dụng kết hợp với phần mềm Violet

một cách dễ dàng. Các chức năng này được hiện ra trong PowerPoint dưới
dạng một menu và một toolbar bao gồm: chèn Flash, chèn phim qua Violet,
nhúng Violet, thêm công cụ Violet, chỉnh sửa công cụ Violet, xóa công cụ
Violet, xuất ra Violet và đóng gói theo chuẩn SCORM (hình minh họa bên
dưới).
Hình 1: Violettools gắn sẵn vào menu PowerPoint 2007
Hình 2: Violettools gắn sẵn vào menu PowerPoint 2003
Hình 2: Violettools gắn sẵn vào menu PowerPoint 2003
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Dựa trên mục tiêu, yêu cầu của cấp học, môn học và lớp học.
- Nghiên cứu trực tiếp trên phần mềm VioletTools, máy tính phải có cài phần
mềm PowerPoint 2003 hoặc PowerPoint 2007 và cùng các chương trình hỗ
trợ cho phần mềm như .NET Framework và bộ thư viện VSTO của
Microsoft, phần mềm Violet phiên bản 1.7.
- Tạo nhiều bài giảng khác nhau, áp dụng vào giảng dạy, bằng cách phối hợp
với các phương pháp đặc thù khác, ở các lớp khác nhau, sau đó theo dõi hiệu
quả của phương pháp được thể hiện qua các mặt: thời gian tiết dạy, mức độ
hiểu bài của học sinh, mức độ hứng thú học tập của học sinh.
B. PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Các văn bản chỉ đạo:
- Căn cứ công văn số 4960/BGDĐT – CNTT ngày 27/07/2011 về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011-2012.
- Căn cứ công văn số 5358/BGDĐT – GDTrH ngày 12/08/2011 về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2011-2012.
- Thực hiện tinh thần chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 16/08/2010 về nhiệm
vụ trọng tâm của năm học 2010-2011 với chủ đề “tiếp tục đổi mới và nâng
cao chất lượng giáo dục” tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy phương

pháp dạy và học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ
thông, đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và
công tác quản lý chuyên môn.
- Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ :
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh”. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương
pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của
việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng
tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
- Thực hiện mục tiêu của môn Tin học THPT.
2. THỰC TRẠNG:
2.1. Đặc điểm tình hình trường, lớp, giáo viên, học sinh:
- Trường Trung học phổ thông Thu Xà nằm trên địa bàn thuộc xã phía
đông của huyện Tư Nghĩa, phần lớn học sinh ở trường là con em nông
thôn, cha mẹ chủ yếu sống bằng nghề nông, nghề biển là chính, điều kiện
kinh tế khó khăn, các em ít có cơ hội, điều kiện để tiếp xúc với môi
trường văn hóa mới, công nghệ mới như những học sinh các vùng thị xã,
thành phố khác. Trong những năm qua được sự quan tâm của quý cấp
lãnh đạo tỉnh, sự quan tâm của Ban giám hiệu trường đã có những đầu tư
lớn phục vụ cho việc dạy và học của trường, cụ thể như:
Về trang thiết bị dạy và học:
• Trường có 03 máy chiếu Projector;
• 02 máy tính xách tay dành cho giáo viên;
• 02 phòng máy thực hành với tổng số gần 30 máy;
• Kết nối Internet.

- Về phía giáo viên: Phần lớn được đào tạo tốt về chuyên ngành, có năng
lực giảng dạy, giúp đỡ học sinh trong mọi hoàn cảnh. Đội ngũ giáo viên
trẻ đầy nhiệt tình.
- Về phía học sinh: Hầu hết học sinh đều yêu thích việc áp dụng công
nghệ, thiết bị công nghệ mới vào học tập.
2.2. Thực trạng giảng dạy:
- Môn Tin học là môn học còn khá mới mẻ (bắt đầu chính thức đưa môn
học này từ năm học 2006 -2007) nên chương trình và sách giáo khoa còn
chưa được thống nhất, một số module không theo kịp với xu thế phát
triển của Tin học.
- Một đặc thù khá rõ nét đối với môn tin học là chương trình được chia
thành các module tương đối độc lập với nhau. Ví dụ có các module: Hệ
điều hành, Soạn thảo văn bản, Bảng tính điện tử, Lập trình Pascal, Cơ sở
dữ liệu, Mỗi module như vậy sẽ có một đặc thù riêng trong cách giảng
dạy lý thuyết và thực hành. Giáo viên cần hiểu và phân biệt rõ các đặc
thù này. Không thể áp dụng chung một cách dạy cho tất cả các module
chương trình. Tùy theo từng module kiến thức mà các phương pháp
giảng dạy có thể rất khác nhau.
Ví dụ:
+ Với module Hệ điều hành, việc giảng chủ yếu thông qua lý
thuyết trình bày các khái niệm và cho học sinh quan sát, thao
các cụ thể bằng chuột và bàn phím.
+ Với module Soạn thảo văn bản, các thao tác cụ thể là quan
trọng nhất.
+ Với module Lập trình Pascal, điều quan trọng cần truyền đạt
là tư duy thuật toán, minh hoạ bằng lập trình cụ thể trên máy
tính.
- Nếu thầy và trò trên lớp được học tập hoàn toàn với phấn và bảng (học
chay), chỉ dùng hình ảnh tĩnh trong sách giáo khoa minh họa thì học sinh
rất khó hình dung, dẫn đến việc tiếp thu bài của các em sẽ gặp nhiều khó

khăn, việc tiếp thu kiến thức bài học có thể suy giảm đến 90%, chẳng
hạn như giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời:
+ Tệp là gì? Thư mục là gì? Đường dẫn là gì?
+ Làm thế nào để giao tiếp với hệ điều hành?
+ Nêu các thao tác định dạng văn bản?
+ Nêu lợi ích của việc sử dụng mạng máy tính?
 Học sinh chỉ nhìn vào sách giáo khoa để trả lời mà chưa hiểu được
cái cụ thể, chưa nắm hết bản chất của sự việc. Chính vì thế mà kĩ
năng vận dụng vào trong thực tế đạt kết quả chưa cao. Vì thế chất
lượng bài kiểm tra còn tương đối thấp.
Cụ thể: Bài kiểm tra 15 phút trước tác động:
Đối chứng Thực nghiệm Ghi chú
TBC 6.18 6.15 Hai lớp xem như tương đương
P 0.299 P=0.299>0.05 (không có ý nghĩa)
3. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Một tiêu chí mà bất kì giáo viên nào cũng mong muốn đạt được sự hứng
thú của học sinh trong việc học bộ môn. Muốn vậy người thầy phải có một kế
hoạch giảng dạy, biết sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy môn học
của mình, nhằm tăng cường hiệu quả dạy học, qua các phương tiện nghe nhìn,
kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm
tòi của người học, tạo nhiều cơ hội cho học sinh phát huy được năm thiên
chức của mình là nghe, nhìn, đọc, nói, viết. Có thể thấy một cách rõ ràng rằng
người thầy, cách soạn giáo án, cách dạy, chuẩn bị bài giảng là yếu tố then
chốt làm chuyển biến nhận thức của học sinh, giúp cho các em thấy được cái
hay, thấy được sự cần thiết và lợi ích của môn Tin học. Vì lí do trên mà tôi
chọn đề tài này.
4. KHÁI NIỆM VIOLETTOOLS: Là phần mềm được cấy thẳng vào trong
PowerPoint, cung cấp các thêm các chức năng cho PowerPoint để có thể
sử dụng kết hợp với phần mềm Violet một cách dễ dàng.
CHƯƠNG II:

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU,
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để phát huy tối đa tính năng ưu việt của việc ứng dụng CNTT trong dạy
học nhằm mang lại hiệu quả cao trong bài học. Theo đó, giáo viên cần chú ý
một số kỹ năng sau:
- Sử dụng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng: người giáo viên
cần có một số kỹ năng như:
+ Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử;
+ Thiết kế giáo án điện tử, nội dung bài theo tiến trình của bài giảng;
+ Đặc biệt chú ý tới phương pháp dạy bộ môn.
- Sử dụng các phần mềm giảng dạy: giáo viên có thể tham khảo các
phần mềm và lựa chọn phần mềm thích hợp để đưa vào bài giảng, chẳng
hạn như:
+ Nhóm phần mềm chạy độc lập như:
• Lecture Maker của công ty Daulsoft Hàn Quốc;
• VIOLET của công ty Bạch Kim Việt Nam (trong đó kèm theo bộ
công cụ Violet cho Powerpoint (Violettools);
+ Nhóm thứ hai là những phần mềm tích hợp với Microsoft PowerPoint
của Microsoft như: ISpring presenter và Adobe Presenter…
- Ngoài ra, để việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học đạt kết quả
tốt, mỗi giáo viên nên tạo cho mình một thư viện điện tử để lưu trữ các
thông tin (như tư liệu ảnh, video, một số đoạn bài soạn mẫu ). Vì vậy,
giáo viên phải biết cách khai thác thông tin trên internet. Cụ thể, biết
cách khai thác thông tin từ một số website cho bộ môn, khai thác thông
tin dưới dạng text, hình ảnh, ảnh flash, video, các file…
- Tham gia các buổi thao giảng để thu nhận những góp ý chân thành từ
các đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương
pháp mới.
- Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được

thực chất, chất lượng của các em.
- Tham gia buổi tập huấn về ứng dụng CNTT trong dạy học do Sở Giáo
dục và Đào tạo Quảng Ngãi tổ chức.
2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỤ THỂ:
2.1. Cài đặt phần mềm VioletTools:
Bước 1: Truy cập , mục Công cụ tạo bài giảng Violet,
phần Download. Tải bộ VioletTools cho Office 2003 hoặc Office
2007 tùy theo phiên bản MS Office đã cài trong máy, sau đó
chạy file VioletTools.msi để cài đặt.
Bước 2: Download và cài .NET Framework và bộ thư viện VSTO của
Microsoft theo hướng dẫn phía dưới mục download VioletTools.
Bước 3: Cài đặt phần mềm Violet phiên bản 1.7
Bước 4: Sau khi cài đặt 4 phần mềm trên, mở Powerpoint, bạn sẽ thấy
các chức năng của VioletTools hiện ra dưới dạng menu và
toolbar như hình 1 trang 8.
2.2. Tiến hành nghiên cứu trên phần mềm để xây dựng vào nội dung
bài giảng.
2.2.1. Chèn Flash:
Với VioletTools, việc chèn Flash vào sẽ rất dễ dàng như sau:
Bước 1: Trên PowerPoint, lưu bài giảng đang soạn thảo (Ctrl+S)
nếu chưa lưu lần nào.
Bước 2: Nhấn vào nút biểu tượng , bảng mở file hiện ra, chọn
file Flash cần chèn rồi nhấn Open. PowerPoint sẽ tự động chèn và
mở trang trình chiếu có đoạn Flash đó.
Bước 3: Nhấn Esc để trở về trang soạn thảo của PowerPoint.
2.2.2. Chèn phim vào PowerPoint:
Nhấn nút biểu tượng , sau đó cách làm cũng tương tự như chèn
Flash. Bất cứ định dạng phim nào chèn vào thì đều sẽ được chuyển
đổi ra định dạng chuẩn FLV, do đó luôn chạy được trên mọi máy
tính. Đây là giải pháp chèn phim an toàn, hơn là cách chèn phim có

sẵn của PowerPoint.
2.2.3. Nhúng Violet vào PowerPoint:
Bước 1: Mở Violet, soạn thảo một bài tập trắc nghiệm, sau đó lưu
bài giảng này (menu Bài giảng → Lưu, gõ tên file rồi nhấn Save).
Bước 2: Chuyển sang PowerPoint, lưu bài giảng đang soạn thảo
(Ctrl+S) nếu chưa lưu lần nào.
Bước 3 : Nhấn vào biểu tượng , bảng mở file hiện ra, chọn file
Violet (.xvl) cần nhúng, rồi nhấn Open. PowerPoint sẽ tự động chèn
và mở trang trình chiếu có bài tập trắc nghiệm.
Bước 4: Nhấn Esc để trở về trang soạn thảo của PowerPoint.
Lưu ý: Trong tất cả các thao tác chèn Flash, phim, nhúng bài tập,
VioletTools đều copy các file cần thiết vào cùng thư mục chứa file
PowerPoint (chính vì vậy luôn đòi hỏi phải lưu PowerPoint trước).
Khi copy bài giảng PowerPoint đi máy khác, bạn phải copy cả thư
mục này thì mới đầy đủ dữ liệu được.
2.2.4. Xuất bài giảng ra Violet
Chức năng này sẽ chuyển đổi bài giảng PowerPoint thành dạng bài
giảng Violet, để có thể mở và tiếp tục chỉnh sửa, thêm bớt, đóng gói
bằng Violet. Như vậy, nếu bạn đã quen và thành thạo với Violet thì
các bài giảng đã có bằng PowerPoint sẽ không cần phải soạn lại.
Cách chuyển đổi từ PowerPoint sang Violet như sau:
Bước 1: Chạy PowerPoint, mở bài giảng cần chuyển đổi. Nhấn vào
nút biểu tượng , gõ tên file Violet, rồi nhấn nút Save. Chờ cho
đến khi việc chuyển đổi thực hiện xong.
Bước 2: Sau khi chuyển đổi xong, VioletTools sẽ hỏi có mở bài
giảng với Violet không, bạn chọn Yes (có).
Lưu ý: Để kiểm tra khả năng chuyển đổi, bạn nên chọn những bài
giảng nào có nhiều hình ảnh, phim, Flash và các bài tập được
nhúng vào từ Violet.
2.2.5 Đóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM

PowerPoint là phần mềm soạn thảo trình chiếu nên không hỗ trợ
đóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM. Tuy nhiên, PowerPoint lại
rất quen thuộc với giáo viên, vì vậy muốn đưa bài giảng PowerPoint
lên các hệ LMS, thì bạn phải sử dụng thêm các phần mềm khác như
VioletTools, Adobe Presenter, Với VioletTools, ta làm như sau:
Bước 1: Chạy PowerPoint, mở bài giảng. Nhấn nút biểu tượng .
Bước 2: Chọn phiên bản SCORM 1.2 hoặc SCORM 2004 tùy vào
hệ LMS mà bạn định đưa lên. SCORM 2004 có nhiều tính năng
hơn, tuy nhiên một số hệ LMS thông dụng (như Moodle, ) hiện
nay vẫn chưa hỗ trợ. Nhấn nút Đồng ý để xác nhận lựa chọn.
Bước 3: Chọn đường dẫn, gõ tên file zip sẽ được lưu ra, rồi nhấn
nút Save. Chờ cho đến khi việc chuyển đổi thực hiện xong.
Bước 4: Thử đưa file zip vừa đóng gói lên các hệ LMS. Nếu chưa
có hệ LMS nào, bạn có thể dùng chương trình TestTrack tại địa chỉ

2.3. Tiến hành dạy:
2.3.1. Thiết kế bài học: (Xem phụ lục)
- Đối với lớp 10A8 thiết kế bài học không sử dụng phần mềm
Violettools, quy trình chuẩn bị bài bình thường.
- Đối với lớp 10A9 thiết kế bài học có sử dụng phần mềm
Violettools, quy trình chuẩn bị bài có sưu tầm, lựa chọn thông tin
trên các trang Web:; baigiangdientubachkim.com;
tvtlbachkim.com; giaovien.net và tham khảo các bài giảng của đồng
nghiệp,
2.3.2. Dạy thực nghiệm:
- Tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
3. KẾT QUẢ
- Kết quả bài kiểm tra 15 phút của hai lớp sau tác động là:
Đối

chứng
Thực
nghiệm
ĐTB 6.22 6.78
Độ lệch chuẩn (SMD) 1.32 0.98
Giá trị P của test 0.02
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) 0.42
- Từ đó có thể thấy kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm
là TBC = 6.78, kết quả tương ứng của nhóm đối chứng là TBC=6.22. Độ lệch
điểm số giữa hai nhóm là 0.56. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối
chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm
TBC cao hơn lớp đối chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.42,
điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
- Phép kiểm chứng T-Test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.02<0.05.
Kết quả này cho thấy sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải do ngẫu
nhiên mà là do tác động.
C. PHẦN III:
KẾT LUẬN
Qua việc sử dụng phần mềm Violettools trong dạy học nhằm nâng cao hiệu
quả bài học, tôi nhận thấy các em rất hứng thú trong học tập, không khí lớp
học vui vẻ, thoải mái, các em tự tin hơn khi trả lời một số câu hỏi liên quan
đến nội dung kiến thức bài học, nhớ bài nhanh hơn, kết quả và thành tích học
tập cao hơn.
Sử dụng thành thạo và hiệu quả phần mềm Violettools trong dạy học sẽ
mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của
học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Học sinh sẽ học được phương pháp học tập mới, tăng tính chủ động, sáng
tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh
hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức

thông qua một bài học.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm của tôi qua nhiều năm dạy ở khối lớp
10,11 cũng như tham khảo qua nhiều nguồn thông tin, tư liệu khác nhau, rất
mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp nhằm giúp đề tài của tôi được
hoàn thiện thêm.
Thu Xà, Ngày 8 tháng 11 năm 2013
Người viết
Huỳnh Thị Thu Trương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dự án Việt-Bỉ - Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
2. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên)- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Tin
học lớp 10
3. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên)- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tin học lớp 11.
4.Mạng Internet:;thuvientailieu.bachkim.vn; giaovien.net;
thuvienbaigiangdientu.bachkim.com;
5. Mạng giáo dục:
6. Nguồn thông tin từ Công ty công nghệ tin học nhà trường Schoolnet.vn;

×