Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm Tập 18 Số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.47 MB, 121 trang )


TC.DD & TP 18 (1) - 2022

1.

MỤC LỤC

Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm của người chế biến và kinh doanh
thực phẩm tại thành phố Bắc Ninh.
Food safety knowledge and practice of food processors and traders in Bac
Ninh city.

1

Nguyễn Văn Tư, Trương Thị Thùy Dương, Đỗ Văn Hàm.
2. Tình trạng dinh dưỡng của thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tại bệnh
viện Nội tiết Trung ương năm 2020-2021.
Nutritional status of gestational diabetes mellitus in Pregnant women at
National hospital of Endocrinology in 2020- 2021.
Nguyễn Thị Trang, Vũ Thị Hiền Trinh
Phan Hướng Dương, Nguyễn Trọng Hưng.

10

3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 0 - 23 tháng tuổi và thực hành nuôi con
bằng sữa mẹ tại một số xã, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai năm 2019.
Nutritional status of children aged 0-23 months and breastfeeding practices
in some communes Bat Xat district, Lao Cai province in 2019.
Phạm Lan Nhi, Huỳnh Nam Phương
Hoàng Thị Thảo Nghiên.


20

4. Hiệu quả bổ sung phối hợp sắt và kẽm đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt,
thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi.

30

Effectiveness of iron and zinc suplementation on the status of anemia, iron and zinc
deficiencies in stunted children 1-3 years old.

Phan Tiến Hoàng, Nguyễn Quang Dũng, Trần Thúy Nga
Nguyễn Thị Lan Phương, Lê Danh Tuyên.
5. Thừa cân - béo phì và cấu trúc cơ thể của nữ viên chức trường Đại học Y
Khoa Phạm Ngọc Thạch đánh giá bằng phương pháp phân tích kháng trở
điện sinh học năm 2020.

38

Overweight – obesity and body structure of female staffs of Pham Ngoc Thach University
of medicine assessed by bioelectrical impedance analysis method in 2020.

Dương Đông Nhật, Trần Mỹ Nhung, Trương Xn Bích
Đồn Thị Kim Thoa, Trần Quốc Cường.
6.

Kiến thức, thái độ, thực hành về thừa cân - béo phì của sinh viên y Đa Khoa
năm thứ ba trường đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2020.
Knowledge, attitudes, practices on overweight and obesity among third-year
medical students at Pham Ngoc Thach University of medicine in 2020.
Trần Mỹ Nhung, Dương Đông Nhật, Nguyễn Lê Quỳnh Như.


45


TC.DD & TP 18 (1) - 2021
7. Thực trạng bệnh truyền qua thực phẩm của sinh viên Học Viện Quân Y.
The situation of food-borne diseases in students at Medical Military Academy.
Phạm Đức Minh, Vũ Văn Huỳnh.

54

8. Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em tại một số trường mầm non
công lập thuộc quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng năm 2019.
Nutritional status of children in some public kindergartens in Hai Chau
district, Da Nang in 2019.
Huỳnh Thị Minh Giang, Trần Thị Diệp Hà.

63

9. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư tuyến giáp trước điều trị
I-131 tại bệnh viện Nội Tiết Trung Uơng năm 2020-2021.
Nutritional status of patients with thyroid cancer before I-131 treatment at
the national Hospital of Endocrinology in the period 2020-2021.
Hoàng Thị Hằng, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Thị Hồng Nhung, Tào Hồng Hạnh, Phan Hướng Dương.

72

10. Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm từ Chuối Tiêu Hồng trên địa bàn
Hà Nội.

Study on diversifying of Pink pepper Banana products in Ha Noi.
Bùi Thị Vàng Anh, Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Thi Thúy, Nguyễn Khắc Hải.

80

11. Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng ni dưỡng bệnh nhân tai biến mạch
máu não tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương năm 2019.
Nutritional status and feeding situation of stroke patients at national Geriatric
Hospital in 2019.
Lê Thanh Hà, Nghiêm Nguyệt Thu, Phạm Văn Phú
Trần Quang Thắng, Nguyễn Thanh Bình.

93

12. Kết quả áp dụng mơ hình sản xuất và tiếp thị thức ăn bổ sung đối với tình
trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và
Hà Giang.
Results of applicable food production and marketing model for nutritional status
in children below 24 months in 3 provinces of Lai Chau, Lao Cai and Ha Giang.
Lê Thế Trung, Phạm Văn Phú
Nguyễn Đỗ Huy, Huỳnh Nam Phương.

103

13. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bột Mì và tỷ lệ Đường phối trộn đến chất
lượng của bánh Yến Mạch có bổ sung dịch lá Dứa Thơm.

111


Study on the effects of wheat flour ratio andsaccharose ratio on quality of Oat
cookies aided Pandan leaves.
Diệp Kim Quyên, Đường Huyền Trang.


TC.DD & TP 18 (1) - 2022

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA
NGƯỜI CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THỰC PHẨM
TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH
Nguyễn Văn Tư1, Trương Thị Thùy Dương2, Đỗ Văn Hàm3
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm (ATTP) của người chế biến và kinh
doanh thực phẩm tại thành phố Bắc Ninh năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả thiết kế cắt ngang trên 350 người chế biến,
kinh doanh thực phẩm tại thành phố Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu: Chỉ có 47,1 đến 60,6%
đối tượng nghiên cứu trả lời đúng tác dụng của việc bày thức ăn trong tủ kính; khoảng 76,7%
trả lời cần đeo khẩu trang khi chế biến thực phẩm. Tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ đạt 85,7%. Tỷ
lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức chung đạt: 86,3%; thực hành chung đạt: 74,3%. Tỷ lệ đối
tượng nghiên cứu có kiến thức và thực hành khơng tốt chiếm 13,7% và 25,7%. Khuyến nghị:
Tăng cường truyền thông giáo dục nhằm nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm
của người chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Từ khóa: Thừa cân; béo phì; Sơn La, trẻ 7 - 11 tuổi.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chế biến và kinh doanh thực phẩm
tại các thành phố tạo điều kiện thuận
tiện trong tiếp cận với sự phong phú
về chủng loại thức ăn, giá cả phù hợp
với mọi đối tượng người tiêu dùng.
Tuy nhiên một số cơ sở chế biến, kinh

doanh thực phẩm chưa được quản lý
chặt chẽ, sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc
thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng
đồng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), hiện có hơn 400 các bệnh

lây truyền qua thực phẩm khơng an
tồn, hơn 1/3 dân số các nước đang
phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh
do thực phẩm gây ra mỗi năm [1].
Việt Nam là một quốc gia đang phát
triển, các hình thức kinh doanh dịch
vụ ăn uống quy mô nhỏ lẻ vẫn chiếm
tỷ lệ cao tại các thành phố. Công tác
quản lý chất lượng ATTP tại các địa
phương còn nhiều hạn chế, chưa đồng
bộ. Hậu quả là thực phẩm có chứa chất
độc hại còn lưu hành phổ biến trên thị
trường, kiến thức, thực hành về ATTP
của người chế biến, kinh doanh thực

Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh - 1Điện thoại: 0915 100 091
E-mail:
2
Bộ môn Dinh dưỡng và ATTP - Trường ĐH Y Dược,
Đại học Thái Nguyên
3
Bộ môn SKMT - SKNN - Trường ĐH Y Dược,

Đại học Thái Nguyên
1

Ngày gửi bài: 01/03/2022
Ngày phản biện đánh giá: 15/03/2022
Ngày đăng bài: 01/04/2022

1


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
phẩm còn hạn chế [2]. Theo thông báo
của Bộ Y tế năm 2017, nước ta xảy ra
139 vụ ngộ độc thực phẩm làm 3.869
người mắc và 24 người tử vong [3].
Theo số liệu về tình trạng ngộ độc thực
phẩm của Tổng cục Thống kê, năm
2019 trên địa bàn cả nước xảy ra 65
vụ ngộ độc thực phẩm, làm 1.765
người bị ngộ độc, trong đó 9 người
tử vong. So với năm 2018, số vụ ngộ
độc đã giảm 19 vụ, số người bị ngộ
độc giảm 1.407 người.
Những năm gần đây, tại thành phố
Bắc Ninh vẫn xảy ra một số vụ ngộ độc
thực phẩm tại các cơ sở sản xuất chế
biến và kinh doanh thực phẩm. Kiến
thức, thực hành của người trực tiếp
tham gia chế biến thực phẩm là điều
cần được quan tâm. Chúng tôi tiến

hành nghiên cứu: “Kiến thức, thực
hành an toàn thực phẩm của người
chế biến và kinh doanh thực phẩm tại
thành phố Bắc Ninh năm 2020” với
mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành
ATTP của người chế biến và kinh doanh thực phẩm tại thành phố Bắc Ninh
năm 2020.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người chế biến, kinh doanh thực
phẩm tại một số cơ sở kinh doanh và
chế biến thực phẩm.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên
cứu
- Thời gian: Từ tháng 10 năm 2020
đến tháng 4 năm 2021.
- Địa điểm: Cơ sở chế biến và kinh doanh thực phẩm tại thành phố Bắc Ninh.
2

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên
cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn
mẫu:
* Cỡ mẫu và chọn mẫu cơ sở chế biến,
kinh doanh thực phẩm: Chúng tôi tiến
hành điều tra chủ đích khoảng 50%
tổng số cơ sở chế biến và kinh doanh

thực phẩm của thành phố. Như vậy số
lượng vào khoảng 350 cơ sở (trong đó
175 cơ sở chế biến và 175 cơ sở kinh
doanh thực phẩm).
* Cỡ mẫu và chọn mẫu cá thể người
chế biến và kinh doanh thực phẩm:
Cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức tính mẫu
ước lượng tỷ lệ:

Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết.
Z1 - α /2 : Hệ số tin cậy. Với độ tin cậy
95% thì giá trị của Z1 - α /2 = 1,96.
d = 0,05.
p: lấy p = 0,53 (tỷ lệ người chế biến
và kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn
có kiến thức chưa đạt về ATTP tại thành
phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc là 53,17%
theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Đức Tồn năm 2010).
Từ cơng thức trên tính được n = 339
người, làm tròn thành 350 người.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn chủ
đích mỗi cơ sở chế biến chọn một người
và cơ sở kinh doanh chọn một người từ
175 cơ sở chế biến và 175 cơ sở kinh
doanh thực phẩm đã được chọn ở trên
tham gia nghiên cứu.



TC.DD & TP 18 (1) - 2022
2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin
- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn được
thiết kế sẵn, trong đó phần kiến thức
ATTP bao gồm 21 câu, thực hành về
ATTP gồm 15 câu. Mỗi câu trả lời về
kiến thức đúng được 1 điểm, chọn sai
được 0 điểm; nếu tổng điểm kiến thức
≥ 15 thì được đánh giá là “kiến thức
chung tốt về ATTP”.
- Đối với thực hành ATTP điều tra
viên sẽ quan sát (Sử dụng bảng kiểm quan
sát) kết hợp phỏng vấn người kinh doanh thức ăn đường phố, thực hành đúng
được 1 điểm, nếu tổng điểm thực hành

≥11 thì được đánh giá là “thực hành tốt
chung tốt về ATTP”.
Bộ công cụ được thiết kế dựa trên các
điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối
với cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm
theo Luật An tồn thực phẩm 2010, thơng
tư số 16/2012/TT-BYT và số 47/2014/TTBYT của Bộ Y tế.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được làm sạch, nhập trên phần
mềm Epi Data 3.1 và xử lý trên phần
mềm SPSS 20.0 với các test thống kê
thích hợp.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu


Bảng 1. Phân bố đối tượng tham gia nghiên cứu theo giới, địa bàn nghiên cứu
Thơng tin
Giới tính
Tuổi

Trình độ học vấn

Nam
Nữ
<30
30- 44
≥ 45
Chưa học hết tiểu học
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung cấp, CĐ, ĐH

Nhận xét: tỷ lệ nữ giới cao hơn
(54,3/45,7%); về độ tuổi chủ yếu là
nhóm tuổi 30-44 tuổi (65,4%) tiếp đến
là nhóm > 45 tuổi (32,0%), chiếm tỷ lệ
thấp nhất là nhóm tuổi dưới 30 (2,6%).
Đối tượng nghiên cứu có trình độ
học vấn THPT chiếm tỷ lệ cao nhất
(54,3%) tiếp đến là trung cấp/cao
đẳng/đại học (34,6%), chiếm tỷ lệ

Số lượng


%

160
190
9
229
112
1
11
27
190
121

45,7
54,3
2,6
65,4
32,0
0,3
3,1
7,7
54,3
34,6

thấp nhất là chưa học hết tiểu học
0,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tương tự Nguyễn Đức Toàn (2010)
ở người kinh doanh thức ăn chế biến
sẵn thành phố Vĩnh Yên [3] và nghiên

cứu của Trương Thị Thùy Dương,
Lẻo Tiến Công (2019) ở người kinh
doanh thực phẩm ở 3 huyện của tỉnh
Hà Giang [4].
3


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
Bảng 2. Kiến thức về nước sạch của đối tượng nghiên cứu (n=350)
Kiến thức về nước sạch
Nước không chứa mầm bệnh
Chứa một số lượng chất cho phép
Chứa hóa chất làm sạch, diệt khuẩn
Khơng chứa chất độc
Nhận xét: Có 66,6% số đối tượng nghiên
cứu cho rằng nước sạch là nước không
chứa mầm bệnh, 48,3% trả lời nước sạch
là nước không chứa chất độc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả
nghiên cứu của Lê Ngọc Hiệp (2014), tỷ
lệ trả lời “nước sạch là nước trong, không
cặn bẩn” là 79,4%, “nước sạch là nước
khơng chứa hóa chất độc” 73,4%. [5]. Do

Số lượng

Tỷ lệ (%)

233
42
55

169

66,6
12,0
15,7
48,3

tầm quan trọng của nước đối với sức khỏe
của người tiêu dùng, vấn đề kiểm sốt vi
sinh và an tồn thực phẩm được ưu tiên
hàng đầu. Giảm sự hình thành cặn bám,
đảm bảo tính tồn vẹn của thực phẩm.
Chúng tơi cho rằng các tiêu chí về kiến
thức nước sạch cần được gia tăng ở thành
phố Bắc Ninh.

Bảng 3. Kiến thức về sự cần thiết sử dụng bảo hộ lao động trong chế biến, kinh
doanh thực phẩm của đối tượng nghiên cứu (n=350)
Kiến thức về bảo hộ lao động

Số lượng

%

Cần đeo tạp dề

113

32,3


Cần đội mũ
Cần đeo khẩu trang
Đi găng tay
Không cần dùng gì
Làm đẹp khi phục vụ

82
268
300
3
47

23,4
76,7
85,7
0,9
13,4

Giảm lan truyền mầm bệnh từ người sang
thực phẩm phẩm

312

89,1

Nhận xét: Có 89,1% đối tượng nghiên
cứu có ý kiến về tác dụng của bảo hộ lao
động làm giảm nguy cơ lan truyền mầm
bệnh từ người sang thực phẩm; 85,7%
đối tượng nghiên cứu có ý kiến cần đeo

găng tay trong chế biến, kinh doanh thức
ăn đường phố, 76,7% trả lời cần đeo
khẩu trang, 32,3% ý kiến cần đeo tạp dề,
23,4% ý kiến cần đội mũ, chỉ có 0,9%
đối tượng nghiên cứu cho rằng khơng
cần dùng gì (0,9%).
4

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về
kiến thức tác dụng của bảo hộ lao động
là giảm lan truyền mầm bệnh từ người
sang thực phẩm cao hơn kết quả nghiên
cứu của Trương Thị Thùy Dương và Lẻo
Tiến Công (2019) tại 3 huyện của tỉnh Hà
Giang cho thấy có 62,3% số đối tượng
nghiên cứu lựa chọn trả lời tác dụng của
bảo hộ lao động là giảm lan truyền mầm
bệnh từ người sang thực phẩm [4].


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
Bảng 4. Kiến thức của về tác dụng của việc bày thức ăn trong tủ kính (n=350)
Tác dụng của việc bày thức ăn trong tủ kính

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tránh ơ nhiễm vào thực phẩm


188

53,7

Tránh bụi

165

47,1

Tránh ruồi muỗi, cơn trùng

212

60,6

Nhận xét: Có 60,6% đối tượng nghiên
cứu trả lời tác dụng của việc bày thức
ăn trong tủ kính là để tránh ruổi, muỗi,

cơn trùng, 53,7% trả lời tránh ơ nhiễm
vào thực phẩm và có 47,1% có ý kiến
để tránh

Bảng 5. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về một số bệnh khi mắc không được bán
hàng (n=350)
Kiến thức về mắc bệnh truyền nhiễm

Số lượng


Tỷ lệ (%)

Lao tiến triển chưa được điều trị

167

47,7

Các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn

110

31,4

Các chứng són đái, són phân (rối loạn cơ vòng
bàng quang, hậu môn)

77

22,0

Viêm gan vi rút (viêm gan virut A,E)

184

52,6

Viêm đường hơ hấp cấp tính

171


48,9

Các tổn thương ngồi da nhiễm trùng

98

28,0

Người lành mang trùng

22

6,3

Nhận xét: Có 52,6% số đối tượng
nghiên cứu lựa chọn khi mắc bệnh
viêm gan vi rút, viêm đường hô hấp
cấp 48,9%, lao tiến triển chưa được
điều trị (47,7%), các bệnh tiêu chảy,
tả, lỵ, thương hàn (31,4%), các tổn
thương ngồi da nhiễm trùng (28,0%),
chứng són đái, són phân (22,0%),
chiếm tỷ lệ thấp nhất là câu trả lời
người lành mang trùng không được
trực tiếp kinh doanh, chế biến thực
phẩm (6,3%). Quyết định số 21/2007
của Bộ Y tế quy định về điều kiện sức

khoẻ với lao động tại các cơ sở kinh

doanh và chế biến thực phẩm ăn ngay.
Theo đó, người lao động mắc các bệnh
truyền nhiễm mang tác nhân gây bệnh
có thể làm ơ nhiễm thực phẩm, mất an
tồn cho sản phẩm và người tiêu dùng
khơng được tiếp xúc trực tiếp trong
quá trình chế biến thực phẩm. Người
khơng có các triệu chứng lâm sàng của
bệnh đường ruột nhưng mang vi khuẩn gây bệnh cũng không được tham
gia trực tiếp dây chuyền chế biến thực
phẩm.
5


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
Bảng 6. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguồn gây ô nhiễm thức ăn
(n=350)
Nguồn gây ô nhiễm thức ăn

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nước dùng chế biến không đảm bảo vệ sinh

203

58,0

Dụng cụ chế biến không sạch


174

49,7

Hơi thở của người chế biến

47

13,4

Bụi

98

28,0

Tay của người chế biến

143

40,9

Nguồn gây ô nhiễm khác

94

26,9

Nhận xét: 58,0% đối tượng nghiên

cứu chọn trả lời nước dùng chế biến
không đảm bảo vệ sinh là nguồn gây ô
nhiễm thức ăn, 49,7% trả lời là dụng cụ
chế biến không sạch, tay của người chế

biến 40,9%, do bụi là 28,0%, nguồn gây
ô nhiễm khác 26,9%, đối tượng nghiên
cứu trả lời là do hơi thở của người chế
biến chiếm tỷ lệ thấp nhất (13,4%).

Bảng 7. Kiến thức về phụ gia cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm (n=350)
Kiến thức về sử dụng phụ gia cấm trong chế
biến
Hàn the
Formon

Số lượng

Tỷ lệ (%)

221
228

63,1
65,1

Phẩm màu độc

72


20,6

Khác

4

1,1

Nhận xét: Có 65,1% đối tượng nghiên
cứu có kiến thức về formol, 63,1% hàn
the và 20,6% phẩm màu là phụ gia cấm
sử dụng trong chế biến thực phẩm, chỉ có
1,1% có ý kiến khác. Kết quả nghiên cứu
của Trương Thị Thùy Dương và Lẻo Tiến
Cơng (2019) tại Hà Giang cũng cho thấy
có 83,3% đối tượng nghiên cứu trả lời hàn
the là phụ gia cấm sử dụng trong chế biến
thực phẩm, 34,5% trả lời là formon [4].
Nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng,
các phụ gia thực phẩm (PGTP) có tác

6

dụng tích cực: tạo được nhiều sản phẩm
phù hợp với sở thích và khẩu vị của người
tiêu dùng; giữ được chất lượng toàn vẹn
của thực phẩm cho tới khi sử dụng; tạo
sự dễ dàng trong sản xuất, chế biến thực
phẩm và làm tăng giá trị thương phẩm
hấp dẫn trên thị trường; kéo dài thời gian

sử dụng của thực phẩm. Trái lại, nếu sử
dụng PGTP không đúng liều lượng, không
đúng chủng loại, nhất là những phụ gia
không cho phép dùng trong thực phẩm sẽ
gây những tác hại cho sức khỏe: Gây ngộ


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
độc cấp tính: nếu dùng quá liều cho phép.
Gây ngộ độc mạn tính: dù dùng liều lượng
nhỏ nhưng thường xuyên, liên tục, một số
phụ gia thực phẩm tích lũy trong cơ thể,
gây tổn thương lâu dài, đặc biệt nếu tiêu
thụ phụ gia thực phẩm bị cấm. Có thể gây

ra hội chứng ngộ độc mạn tính: ăn khơng
ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy
thận mạn tính, da xanh xao, động kinh, trí
tuệ giảm sút. Có nguy cơ gây hình thành
khối u, ung thư, đột biến gen, gây quái thai
ở phụ nữ mang thai…

Bảng 8. Thực hành an toàn thực phẩm của đối tượng nghiên cứu (n=350)
Nội dung quan sát

Số lượng

Tỷlệ (%)

Nơi bán hàng có cách xa nguồn ơ nhiễm


342

97,7

Thức ăn có để trên giá cao ≥ 60cm

335

95,7

Thực phẩm chín được bảo quản riêng biệt

343

98,0

Thực phẩm được để trong tủ kính

338

96,6

Sử dụng nguyên liệu tươi, ngon

340

97,1

Nước đá được lưu giữ riêng


336

96,0

Xử lý rác thải, nước thải đúng cách

317

90,6

Chất thải được chứa trong thùng rác có nắp đậy

325

92,9

Thức ăn thừa chứa trong dụng cụ riêng biệt

336

96,0

Có rửa tay sạch trước khi chế biến

321

91,7

Khơng để móng tay dài khi CB/KDTP


266

76,0

Có sử dụng găng khi gắp, chia thức ăn chín

292

83,4

Khơng hút thuốc, khạc nhổ khi CB/KDTP

178

50,9

Có khám sức khỏe định kỳ

300

85,7

Có sử dụng trang phục BHLĐ

225

64,3

Nhận xét: Thực hành của đối tượng nghiên cứu về thức ăn chín được bảo quản

riêng biệt chiếm tỷ lệ cao nhất 98,0%,
tiếp đến là nơi bán hàng cách xa nguồn
ô nhiễm tỷ lệ 97,7%, thực phẩm được để
trong tủ kính 96,6%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất
là không hút thuốc, khạc nhổ khi CB/
KDTP 50,9%. Kết quả nghiên cứu này

cao hơn so với kết quả nghiên cứu của
tác giả Âu Văn Phương (2013) [6], tỷ lệ
có thực phẩm để trong tủ kính 66,7%,
xử lý nước thải đúng cách 62,7%, chất
thải được chứa trong thùng rác có nắp
đậy 49,2% có sử dụng găng gắp thức ăn
chín 62,7%, sử dụng trang phục bảo hộ
lao động 52,4%.
7


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
Bảng 9. Kiến thức, thực hành chung về an toàn thực phẩm của đối tượng nghiên cứu (n=350)
Địa điểm
Mức độ
KT/TH

Cơ sở chế biến
thực phẩm
(1)

Cơ sở kinh
doanh thực

phẩm (2)

p
(1, 2)

Chung

%

SL

%

SL

%

164

93,2

138

79,3

302

86,3

<0,05


12

6,8

36

20,7

48

13,7

<0,05

Tốt

131

74,4

t129

74,1

260

74,3

>0,05


Không tốt

45

25,6

45

25,9

90

25,7

>0,05

SL

Kiến thức
Tốt
Không tốt
Thực hành

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu
có kiến thức và thực hành chung về
ATTP tốt chiếm tỷ lệ khá cao (86,3%
và 74,3%). Bên cạnh đó còn một số đối
tượng nghiên cứu có kiến thức và thực
hành khơng tốt (13,7% và 25,7%). Kết

quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
kết quả nghiên cứu của tác giả Trương
Thị Thùy Dương và Lẻo Tiến Công
(2019) cho thất tỷ lệ người kinh doanh
thức ăn đường phố có kiến thức chung
ATTP tốt là 65,9%; tỷ lệ có kiến thức
khơng tốt là 34,1%, tỷ lệ đối tượng
nghiên cứu có thực hành chung tốt về
ATTP là 73,8%, thực hành chung khơng
tốt có tỷ lệ 26,2% [4]. Tóm lại, yếu tố
con người là yếu tố đóng vai trò then chốt
trong việc đảm bảo ATTP của cơ sở, do
đó việc cung cấp những kiến thức, những
hiểu biết về ATTP cho những người kinh
doanh thức ăn đường phố là vô cùng quan
trọng. Tập huấn kiến thức nhằm nâng cao
kỹ năng kiến thức, thực hành về vệ sinh an
toàn thực phẩm cho các chủ cơ sở, người
8

trực tiếp chế biến, góp phần bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng, là việc làm thật sự
cần thiết để thay đổi thái độ và thực hành
của người kinh doanh thực phẩm đối với
vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm nói riêng
và nâng cao ý thức cộng đồng nói chung.

IV. KẾT LUẬN
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến
thức và thực hành chung về ATTP tốt

chiếm tỷ lệ khá cao (86,3% và 74,3%).
Bên cạnh đó còn một số đối tượng nghiên cứu có kiến thức và thực hành
không tốt (13,7% và 25,7%).

V. KHUYẾN NGHỊ

Tăng cường truyền thông giáo dục
nhằm nâng cao kiến thức, thực hành về
an toàn thực phẩm của người chế biến,
kinh doanh thực phẩm.
Tăng cường chức các lớp tập huấn,


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
phổ biến, cập nhật đầy đủ các quy định
của nhà nước về An toàn thực phẩm cho
người chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra, giám sát việc thực hiện các quy định
an toàn thực phẩm đối với các đối tượng
chế biến, kinh doanh thực phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO (2015), Food Safety: What you
should know, World Health Day: 7 April
2015, World Health Organization 2015.
URL http://www. searo.who.int/entity/
world_health_day/2015/whd-what-youshould-know/en/.
2. Lê Thị Linh (2016). Thực hiện pháp
luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh

thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, Luận
văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Toàn (2010). Thực
trạng an toàn thực phẩm tại các cơ

sở kinh doanh dịch vụ thực phẩm chế
biến sẵn tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ Y học.
4. Trương Thị Thùy Dương, Lẻo Tiến
Công (2019). Kiến thức, thực hành
an toàn vệ sinh thực phẩm của người
kinh doanh thức ăn đường phố ở một
số huyện tại tỉnh Hà Giang năm 2019,
Tạp chí y học dự phòng, tập 30, số 2 2020, tr. 121-128.
5. Lê Ngọc Hiệp (2014). Kiến thức, thái
độ và thực hành VSATTP và một số
yếu tố liên quan của người kinh doanh thức ăn đường phố tại thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang năm 2014,
Tạp chí khoa học trường đại học An
Giang tập 13 (1), tr. 68-78.
6. Âu Văn Phương, Nguyễn Thị Hiệp
(2013). Kiến thức, thái độ và thực
hành về VSATTP của người chế biến,
kinh doanh thức ăn đường phố tại
phường An Thạnh, thị xã Thuận An
tỉnh Bình Dương năm 2013. Tạp chí
Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 18
phụ bản số 6/2014, tr. 41-50.


Summary
FOOD SAFETY KNOWLEDGE AND PRACTICE OF FOOD PROCESSORS
AND TRADERS IN BAC NINH CITY
Objectives: Describe the knowledge and practice of food safety of on processors and
sellers in Bac Ninh city in 2020. Subjects and research methods: The study was conducted by descriptive method, cross-sectional design on 350 food processors and traders in
Bac Ninh city. Research results: Only 47.1 to 60.6% of the study subjects correctly answered the effect of displaying food in glass cabinets; about 76.7% answered that they
need to wear a mask when processing food. The rate of periodic health check-up was
85.7%. The rate of research subjects with general knowledge reached: 86.3%; General
practice achieved: 74.3%. The rate of study subjects with poor knowledge and practice
accounted for 13.7% and 25.7%. Recommendation: To strengthen communication
and education to improve knowledge and practice on food safety of food processors
and traders.
Keywords: Food safety, food processors and traders, knowledge, practice, Bac Ninh city.
9


TC.DD & TP 18 (1) - 2022

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA THAI PHỤ MẮC
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN
NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2020-2021
Nguyễn Thị Trang1, Vũ Thị Hiền Trinh2, Phan Hướng Dương3,
Nguyễn Trọng Hưng4
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước khi
mang thai và một số đặc điểm về tiền sử sản khoa, yếu tố nguy cơ ở 173 thai phụ mắc Đái
tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm
2020- 2021. Kết quả: Độ tuổi mắc ĐTĐTK cao nhất từ 21- 34 tuổi chiếm 70%. Tình trạng dinh
dưỡng trước khi mang thai: Tỉ lệ nhẹ cân (BMI<18,5), bình thường (BMI từ 18,5- 22,9) và thừa
cân béo phì (BMI 23) lần lượt là 5%, 61% và 34%. Trung bình năng lượng tiêu thụ là 1991,1
414,1 kcal/ngày, đa số thai phụ tiêu thụ năng lượng cao hơn so với nhu cầu là 64,7%. Giá trị

trung bình đường huyết lúc đói là 5,6 1,6 mmol/l, sau 1 giờ là 11,9 2,5 mmol/l và sau 2 giờ là
10,4 2,9 mmol/l. Tuổi trung bình mắc ĐTĐTK là 31,2 4,7 tuổi, thai phụ trong nhóm từ 21-34
tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 70%. Tiền sử sảy thai/ nạo phá thai chiếm tỉ lệ 36,9% và gia đình
mắc ĐTĐ thế hệ thứ nhất là 41,8%. Kết luận: Thừa cân, béo phì trước mang thai chiếm tỉ lệ
cao, tại thời điểm chẩn đoán ĐTĐTK đa số thai phụ tiêu thụ năng lượng cao hơn so với khuyến
nghị. Trung bình mức đường huyết tại cả 3 thời điểm của nghiệm pháp dung nạp Glucose đều
cao hơn ngưỡng chẩn đốn.
Từ khóa: Đái tháo đường thai kỳ, tình trạng dinh dưỡng, tiền sử sản khoa, yếu tố nguy cơ,
bệnh viện Nội tiết Trung ương.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong
số các bệnh mạn tính khơng lây đang
gia tăng nhanh chóng trên thế giới.
ĐTĐTK là một thể bệnh của ĐTĐ, đặc
trưng bởi tình trạng “ rối loạn dung
nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi
phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên
trong lúc mang thai” và là bệnh thường
gặp nhất trong thai kỳ [1]. Năm 2019
CNDD. Trường Đại học Y Hà Nội
E-mail:
2
ThS. BS. Bệnh viện Nội tiết Trung ương
3
TS. BS. Bệnh viện Nội tiết Trung ương
4
TS. BS. Viện Dinh dưỡng

1


10

trên thế giới trung bình cứ 6 ca sinh thì
có 1 ca mắc ĐTĐTK, chủ yếu gặp ở
các nước thu nhập thấp và trung bình,
trong đó có Việt Nam [2].
ĐTĐTK khơng chỉ gây ra các tai biến
cấp tính nặng nề cho cả mẹ và thai nhi
mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển
sau này của trẻ, đối với mẹ sẽ có nguy
cơ phát triển thanhg ĐTĐ thực sự. Các
Ngày gửi bài: 01/03/2022
Ngày phản biện đánh giá: 15/03/2022
Ngày đăng bài: 01/04/2022


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng thừa
cân béo phì trước mang thai, tiền sử gia
đình mắc ĐTĐ là một trong những yếu
tố nguy cơ của ĐTĐTK.Vì thế chúng
tôi thực hiện nghiên cứu này với mục
tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
và mô tả đặc điểm đường huyết, tiền sử
sản khoa, yếu tố nguy cơ của phụ nữ có
thai mắc ĐTĐTK tại bệnh viện Nội tiết
Trung Ương năm 2020-2021.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1 Đối tượng nghiên cứu: Thai phụ
được chẩn đoán mắc ĐTĐTK đến tư
vấn dinh dưỡng và điều trị tại khoa Nội
tiết sinh sản Bệnh viện Nội tiết Trung
Ương từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4
năm 2021
1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân <18 tuổi và đã mắc ĐTĐ
trước khi có thai.
- Bệnh nhân đã và đang có 1 can thiệp
về chế độ ăn và lối sống.
- Bệnh nhân bị các bệnh ảnh hưởng
đến chuyển hóa như: Basedow, Suy
giáp, Cushing, U tủy thượng thận,...
- Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc
có ảnh hưởng đến chuyển hóa đường
Corticoid, Salbutamol, thuốc chẹn giao
cảm, thuốc nội tiết giữ thai....
- Bệnh nhân đã và đang tiêm trưởng
thành phổi.
- Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên
cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
a. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu
mô tả cắt ngang

b. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu tính theo cơng thức xác định

một tỉ lệ:

Trong đó:
n: số lượng bệnh nhân; p: 0,27 [3]; là
sai số tương đối của nghiên cứu, lấy ; là
mức ý nghĩa thống kê, lấy = 0,05, khi đó
= 1,96; Từ cơng thức trên tính được cỡ
mẫu là 166 bệnh nhân.
Phương pháp chọn mẫu: Mẫu nghiên
cứu được chọn theo phương pháp chọn
mẫu thuận tiện, tất cả bệnh nhân nằm nội
trú tại bệnh viện và bệnh nhân ngoại trú
đến tư vấn dinh dưỡng trong thời gian
tiến hành nghiên cứu và thỏa mãn đủ tiêu
chuẩn lựa chọn đều được chọn vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu. Thực tế
trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu
thập được 173 bệnh nhân.
Phương pháp thu thập số liệu: Hỏi ghi
các thông tin bao gồm: tuổi, địa dư, trình
độ học vấn nghề nghiệp, tuổi thai chẩn
đoán ĐTĐTK, tiền sử gia đình thế hệ thứ
nhất ĐTĐ, tiền sử sẩy thai/nạo phá thai,
thai chết lưu, hội chứng buồng trứng
đa nang, sinh non, tiền sử sinh con to
3600g và khẩu phần 24 giờ qua.
Cân nặng trước mang thai được thu
thập bằng cách ghi chép từ bệnh án, sổ
khám bệnh kết hợp hỏi bệnh nhân và
chiều cao được đo trực tiếp bằng thước
gỗ chuyên dụng.

Các chỉ số xét nghiệm, chẩn đoán được
ghi chép trên sổ khám bệnh với bệnh
nhân ngoại trú và hồ sơ bệnh án với bệnh
nhân nội trú.

11


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
2.3 Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu
- Tiêu chuẩn đánh giá Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính theo cơnh thức:
BMI =

Cân nặng (Kg)
Chiều cao (m)2

Ngưỡng đánh giá BMI theo thang điều chỉnh cho người Châu Á dựa theo phân loại
của WHO [4]
Phân loại
Thiếu năng lượng trường diễn
Bình thường
Thừa cân (béo phì độ 1)
Béo phì

BMI (kg/m2)
< 18,5
18,5 – 22,9
23 – 24,9
25


Khuyến nghị năng lượng ăn vào phân loại theo tình trạng dinh dưỡng trước khi có thai
của hướng dẫn dinh dưỡng Quốc gia [5]
Phân loại

Mức năng lượng (kcal/kg/ngày)

Thiếu năng lượng trường diễn

35-40

Bình thường

30- 35

Thừa cân béo phì

20-30

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK bằng nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường
uống với 75g glucose, đo đường huyết tại thời điểm lúc đói, sau 1h và sau 2h làm nghiệm pháp theo khuyến nghị của ADA (Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ) năm 2020 [6].
Thời điểm xét nghiệm

Giá trị đường huyết

Lúc đói

5,1 mmol/l (92 mg/dL)

Sau 1 giờ


10,0 mmol/l (180 mg/dL)

Sau 2 giờ

8,6 mmol/l (153 mg/dL)

2.4 Quản lý và phân tích số liệu
- Nhập số liệu trên phần mềm RedCap.
- Số liệu điều tra khẩu phần được quy
đổi từ thức ăn chín sang sống sạch theo
bảng quy đổi của Viện Dinh dưỡng, sau
12

đó nhập vào Excel 2016. Giá trị chất
dinh dưỡng của khẩu phần được tính
tốn dựa vào “Bảng thành phần các thực
phẩm Việt Nam năm 2007”.
- Phân tích số liệu bằng phần mềm
STATA 13.0


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
mật và tự nguyện tham gia. Đối tượng
có quyền ngừng tham gia bất cứ khi nào.
Các thông tin thu thập chỉ nhằm phục vụ
nghiên cứu và hồn tồn giữ bí mật. Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích nâng
cao sức khỏe cho bệnh nhân, ngồi ra
khơng có mục đích nào khác.

2.5 Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện sau khi
đã được Hội đồng đạo đức chấp thuận.
Bệnh nhân được cung cấp đầy đủ các
thơng tin về nghiên cứu, hiểu rõ mục
đích nghiên cứu, giải thích về tính bảo

III. KẾT QUẢ
Bảng 1. Phân loại tuổi của các thai phụ trong nghiên cứu.

Nhóm tuổi
20
21- 24
25 – 29
30 – 34
35
Tổng

n
2
8

%
1,1
4,7

55
58
50

31,8

33,5
28,9

173

100

31,2 4,7
(19 – 42)

SD
(min – max)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy thai phụ mắc ĐTĐTK chủ yếu từ 21- 34 tuổi
chiếm 70% trong đó cao nhất từ 30- 34 với 33.5% và tuổi trung bình của các thai phụ
là 31,2 4,7 tuổi.
Bảng 2. Trung bình tuổi thai chuẩn đoán ĐTĐTK của các thai phụ.

Tuổi thai (tuần)

n

%

< 24

33

19


25- 28

65

37,5

>28

75

43,5

Tổng

173

SD
(min – max)

26,7 5,9
(5 – 38)

Nhận xét: Tuổi thai trung bình tại thời điểm chẩn đoán ĐTĐTK 26,7 5,9 và tuổi thai
phát hiện ĐTĐTK sớm nhất là 05 tuần, muộn nhất là vào 38 tuần.
13


TC.DD & TP 18 (1) - 2022

5%

14 %
Nhẹ cân (BMI < 18,5)
Bình thường (18,5 < BIM < 22,9)
Thừa cân (23 < BIM < 24,9
Béo phì (BMI < 25)

20 %
61 %

Hình 1. Phân loại tình trạng dinh dưỡng trước mang thai theo BMI
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thừa cân, béo phì trước mang
thai chiếm tới 34% trong đó 14% là béo phì và tỉ lệ nhẹ cân chiếm 5%.

Bảng 3. Đặc điểm nhân trắc học
Đặc điểm

Min – Max

SD

Cân nặng trước mang thai

54,0

7,7 kg

39 – 89 kg

Chiều cao


1,57

0,05 m

1,45 – 1,68 m

Mức BMI

21,9

2,8 kg/

16 – 32,2 kg/

Nhận xét: Cân nặng trước mang thai trung bình là 54,0 ± 7,7 kg; chiều cao trung bình
là 1,57 0,05 m và BMI trước mang thai trung bình là 21,8 ± 2,8 kg/ .
Bảng 4. Mức đáp ứng nhu cầu năng lượng qua khẩu phần 24 giờ theo khuyến nghị
Tiêu chí đánh giá

n

Tỷ lệ (%)

Đạt nhu cầu
Thấp hơn nhu cầu

47
14

27,2

8,1

Cao hơn nhu cầu

112

64,7

Tổng năng lượng

SD
1991,1 414,1 kcal

Nhận xét: Kết quả cho thấy trung bình
năng lượng tiêu thụ là 1991,1 414,1 kcal,
tỷ lệ thai phụ tiêu thụ cao hơn so với nhu
14

cầu khuyến nghị là 64,7% và đạt nhu cầu
chiếm 27,2%, thấp nhất là chưa đạt nhu
cầu chiếm 8,1%.


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
Bảng 5. Giá trị đường huyết lúc chuẩn đoán ĐTĐTK
Giá trị

X ± SD

n


Tỉ lệ (%)

Đường huyết lúc đói
< 5,1 mmol/l
≥ 5,1 mmol/l

5,6 ± 1,6 mmol/l

71
95

42,8
57,2

11
154

6,7
93,3

27
137

17,5
82,5

Đường huyết sau 1 h
< 10 mmol/l
≥ 10 mmol/l


11,9 ± 2,5 mmol/l

Đường huyết sau 2h
< 8,6 mmol/l
≥ 8,6 mmol/l

10,4 ± 2,9 mmol/l

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy mức trung bình
đường huyết của đối tượng nghiên cứu
lần lượt là: Lúc đói 5,6 ± 1,6 mmol/l;

sau thời điểm uống 1h 11,9 ± 2,5 mmol/l
và sau 2h 10,4 ± 2,9 mmol/l đều cao hơn
ngưỡng chuẩn đoán.

SẢY THAI/NẠO PHÁ THAI

39.6

THAI CHẾT LƯU

14.1

THAI SINH NON

6.5


BUỒNG TRỨNG ĐA NANG

4.1

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Tiền sử sản khoa

Hình 1. Đặc điểm tiền sử sản khoa của thai phụ (n=171)

Nhận xét: Chiếm tỉtỷ lệ cao nhất trong nhóm ĐTĐTK là tiền sử sảy thai/nạo phá thai
với tỷ lệ 36,9% tiếp đó là thai chết lưu với 14,1% và thấp nhất là tiền sử buồng trứng

đa nang chỉ 4,1%.
Bảng 6. Một số yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ

n

%

Thừa cân béo phì

58

34

Tiền sử ĐTĐ thế hệ I

71

41,8

Tiền sử sinh con to ≥ 3600 g (4000 g)

38 (17)

22,2 (9,9)
15


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
Nhận xét: Tiền sử ĐTĐ thế hệ thứ

nhất chiếm tỷ lệ cao trong các yếu tố
nguy cơ với 41,8%, tiếp đến là thừa cân
béo phì chiếm 34%.

BÀN LUẬN
Đặc điểm độ tuổi: Kết quả cho thấy
thai phụ mắc ĐTĐTK chủ yếu từ 2134 tuổi chiếm 70% trong đó cao nhất
từ 30- 34 với 33.5% và tuổi trung bình
của các thai phụ là 31,2 ± 4,7. Kết quả
này tương tự với một số nghiên cứu của
Nguyễn Trọng Hưng và cộng sự năm
2019 với độ tuổi từ 21-34 chiếm tỉ lệ
cao nhất 77,5% [7], nghiên cứu của
Trần Thạch Sơn năm 2012 cho thấy tuổi
trung bình của thai phụ ĐTĐTK là 31,5
tuổi [8]. Nghiên cứu của chúng tôi khác
với nghiên cứu của Lê Thanh Tùng năm
2010 với tỉ lệ ĐTĐTK trong nhóm thai
phụ 35 tuổi cao hơn nhóm <35 tuổi
(OR =1,61, 95%CI: 1,4- 7,85) [9]. Sự
khác nhau có thể do được truyền thông
giáo dục tốt hơn, phụ nữ lớn tuổi ít sinh
con và các thai phụ trẻ bây giờ có kiến
thức cũng như điều kiện tốt hơn do vậy
độ tuổi phát hiện ĐTĐTK sớm hơn.
Đặc điểm tuổi thai: Kết quả cho thấy
tuổi thai trung bình tại thời điểm chuẩn
đoán ĐTĐTK 26,7 ± 5,9 và tuổi thai
phát hiện ĐTĐTK sớm nhất là 05 tuần,
muộn nhất là vào 38 tuần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với một

số nghiên cứu: Thái Thị Thanh Thúy và
cộng sự (2014) với tuổi thai trung bình
chuẩn đoán ĐTĐTK là 27,2 ± 1,6 [10],
nghiên cứu của Vũ Bích Nga thai phụ
được chẩn đoán ĐTĐTK trước 24 tuần
thai là 19,4% và sớm nhất là 07 tuần thai
[11]. Tại Việt Nam, trong những năm
gần đây ở các thành phố lớn các bác
16

sĩ sản khoa đã quan tâm tới phát hiện
ĐTĐTK trong thời gian mang thai và đã
được đưa vào sàng lọc thường quy cho
thai phụ từ 24 tuần trở đi. Do đó vẫn có
thai phụ mắc ĐTĐTK được chẩn đoán
muộn và thực tế lâm sàng xảy ra nhiều
điều đáng tiếc. Vì vậy, cần đưa vào sàng
lọc ĐTĐTK sớm cho thai phụ.
Đặc điểm nhân trắc: Chiều cao trung
bình của thai phụ là 1,57 ± 0,05 m (thấp
nhất là 1,45m và cao nhất 1,68 m). Cân
nặng trước mang thai trung bình là 54,0
7,7 kg (nhẹ nhất là 39 kg và nặng nhất
là 89kg). Đánh giá TTDD trước mang
thai theo mức BMI cho kết quả đa số
thai phụ thuộc nhóm bình thường chiếm
61%, tỉ lệ thừa cân, béo phì trước mang
thai chiếm tới 34% và mức BMI trung
bình là 21,8 ± 2,8 kg/ . Nghiên cứu của
chúng tôi tương tự một số nghiên cứu

của Thái Thị Thanh Thúy với tỉ lệ thừa
cân béo phì trước mang thai chiếm 30%
và BMI trung bình 22,0 ± 2,4 [10] và
cao hơn nghiên cứu của Vũ Bích Nga
năm 2008 [28,6%] [11]. Sự thay đổi của
kinh tế, xã hội và sự thay đổi của chế độ
ăn, làm tăng tỉ lệ thừa cân béo phì đặc
biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội,
kéo theo tỉ lệ thừa cân, béo phì ở các
thai phụ cũng tăng lên. Do đó trong quá
trình khám thai, bên cạnh việc theo dõi
vấn đề tăng cân các bác sĩ cần chú ý tới
chỉ số BMI trước khi mang thai để tư
vấn sàng lọc và phát hiện sớm ĐTĐTK
tránh tai biến sản khoa không mong
muốn.
Khẩu phần 24 giờ qua: Dựa theo
mức năng lượng khuyến nghị cho thai
phụ mắc ĐTĐTK, trung bình năng
lượng tiêu thụ là 1991,1 ± 414,1 kcal,
đa số thai phụ tiêu thụ năng lượng cao
hơn so với nhu cầu là 64,7% và đạt nhu


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
cầu chiếm 27,2%. Kết quả này tương tự
nghiên cứu của Lê Kim Chi (2019) thực
hiện tại bệnh viện Từ Dũ với mức trung
bình là 2084,8 519,2 kcal [12]. Chế độ
ăn dư thừa năng lượng do tâm lý lo ngại

trẻ bị thiếu chất và ít hoạt động thể lực
trong thai kỳ khiến cơ thể tích lũy chất
béo quá mức kết hợp với tình trạng tăng
Lipid máu đặc trưng có thể góp phần
làm thai to. Khơng những vậy còn tác
động trực tiếp đến độ nhạy chất lượng
Insulin làm tăng tình trạng kháng insulin trong thai kỳ.
Đặc điểm giá trị nghiệm pháp dung
nạp Glucose: Kết quả cho thấy trung
bình giá trị đường huyết lúc đói là 5,6
± 1,6 mmol/l, sau nghiệm pháp 1 giờ là
11,9 ± 2,5 mmol/l và sau 2 giờ là 10,4
± 2,9 mmol/l. Cả 3 giá trị đều cao hơn
ngưỡng chuẩn đoán và cao hơn nghiên
cứu của Lê Thị Thanh Tâm [13] và của
Lê Thanh Tùng [9]. Có sự khác biệt
như vậy vì nghiên cứu của chúng tôi
được thực hiện tại tuyến trung ương, là
tuyến cuối cùng điều trị nên đối tượng
là những bệnh nhân đường huyết cao
khó kiểm sốt được chuyển từ tuyến
dưới lên.
Đặc điểm tiền sử sản khoa: Chiếm
tỉ lệ cao nhất là tiền sử sảy thai/nạo
phá thai với 36,9% và thai chết lưu với
14,1%. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng
Hưng và cộng sự (2019) [7] với tiền
sử sảy thai 28,3% thấp hơn và thai lưu
16,2% tương tự khi so sánh với nghiên
cứu của chúng tôi, nguyên nhân là chúng

tôi thu thập cả những đối tượng có tiền
sử sảy thai hoặc nạo phá thai. Sảy thai,
thai chết lưu có thể là hậu quả của tình
trạng rối loạn đường huyết nhưng chưa
được phát hiện và kiểm sốt. Vì vậy thai
phụ có tiền sử sẩy thai, thai lưu cần phải

được làm NPDNG sớm, ngay từ lần
khám thai đầu tiên nhằm phát hiện sớm
và điều trị ĐTĐTK.
Đặc điểm yếu tố nguy cơ: Chiếm
tỉ lệ cao nhất là tiền sử ĐTĐ thế hệ thứ
nhất với 41,8% cao hơn nghiên cứu của
Lê Thị Thanh Tâm thực hiện tại thành
phố Vinh với tỉ lệ gia đình mắc ĐTĐ
thế hệ thứ nhất là 15,8% [13] và nghiên
cứu của Nguyễn Thị Mai Phương thực
hiện tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
với 10% [14]. Theo Mahmood bệnh
nhân ĐTĐTK có tiền sử gia đình ĐTĐ
và là yếu tố nguy cơ cao mắc ĐTĐTK
[15]. Sự khác biệt này do nghiên cứu
của chúng tôi thực hiện tại Hà Nội,
thành phố có mức độ phát triền nhanh,
kéo theo tỷ lệ ĐTĐ Type 2 tăng và ngày
càng trẻ hóa.

IV. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 173 thai phụ bị mắc
ĐTĐTK đến khám tại Bệnh viện Nội

tiết Trung ương năm 2020-2021; chúng
tôi nhận thấy:
- Tình trạng thừa cân-béo phì của thai
phụ trước khi mang thai phân loại theo
chỉ số nhân trắc học là khá cao, chiếm
34%; Tỉ lệ nhẹ cân, bình thường lần
lượt là: 5%, 61%.
- Trung bình năng lượng tiêu thụ là
1991,1 ± 414,1 kcal/ngày, đa số thai
phụ tiêu thụ năng lượng cao hơn so với
nhu cầu là 64,7%.
- Giá trị trung bình đường huyết lúc đói
là 5,6 ± 1,6 mmol/l, sau 1 giờ là 11,9
± 2,5 mmol/l và sau 2 giờ là 10,4 ± 2,9
mmol/l.
- Tuổi trung bình chẩn đoán ĐTĐTK là
17


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
31,2 ± 4,7 tuổi, thai phụ trong nhóm từ
21-34 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 70%.
- Tiền sử sảy thai/ nạo phá thai chiếm tỉ
lệ 36,9% và gia đình mắc ĐTĐ thế hệ
thứ nhất là 41,8%
Khuyến nghị
Tăng cường truyền thông về vai trò của
dinh dưỡng trong dự phòng và kiểm
soát ĐTĐTK đến các thai phụ, với thai
phụ mắc ĐTĐTK cần được tư vấn và

hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, luyện tập
cụ thể. Đặc biệt cần kiểm soát tình trạng
thừa cân, béo phì trước khi có thai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO (1999). Definition, Diagnosis
and classification of Diabetes Mellitus and its complications.
2. Gestational diabetes mellitus. Saudi
Medical Journal, vol. 36, no. 4, pp.
399–406.
3. C. L. Nguyen et al (2017). Cohort
profile: maternal lifestyle and diet in
relation to pregnancy, postpartum and
infant health outcomes in Vietnam: A
multicentre prospective cohort study.
BMJ Open, vol. 7, no. 9, p. e016794.
4. A. Jan and C. Weir (2019). "BMI
Classification Percentile and Cut Off
Points".
5. Hướng dẫn Quốc gia dự phịng và
kiểm sốt Đái tháo đường Thai kỳ.
Quyết định số 6173 /QĐ-BYT ngày
12 /10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế,
2008.
6. ADA (American Diabetes Association) (2020, ). Classification and
Diagnosis of Diabetes: Standards of
Medical Care in Diabetes—2020. Di18

abetes Care 2020 Jan; 43(Supplement
1): S14-S31.

7. Nguyễn Trọng Hưng, Lê Kim Chi,
Phan Thế Đồng, Nguyễn Long, Võ Thị
Đem (2020). Tình trạng dinh dưỡng
của thai phụ Đái tháo đường thai kỳ
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Từ Dũ
năm 2019. Tạp chí Dinh dưỡng và
thực phẩm, 166- 2020, trang 55–64.
8. J. E. Hirst, T. S. Tran, M. A. T. Do,
F. Rowena, J. M. Morris, and H. E.
Jeffery (2012). Women with gestational diabetes in Vietnam: a qualitative study to determine attitudes and
health behaviours. BMC Pregnancy
Childbirth, vol. 12, no. 1, p. 81
9. Lê Thanh Tùng (2010). Nghiên cứu
tỷ lệ măc bệnh, một số yếu tố nguy cơ
và đặc điểm lâm sàng của Đái tháo
đường thai kỳ. Luận Án Tiến Sĩ Học
Trường Đại Học Hà Nội.
10. Thái Thị Thanh Thúy, Nguyễn Khoa
Diệu Vân (2011). Nghiên cứu tỷ lệ đái
tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn
ADA năm 2011 và các yếu tố nguy cơ.
Luận Văn Thạc Sĩ Học Trường Đại
Học Hà Nội.
11. Vũ Bích Nga (2009). Nghiên cứu
ngưỡng Glucose máu lúc đói để sàng
lọc Đái tháo đường Thai kỳ và bước
đầu đánh giá hiệu quả điều trị. Luận
án Tiến sĩ Y Học, Trường Đại học Y
Hà Nội.
12. Lê Kim Chi, Phan Thế Đồng,

Nguyễn Trọng Hưng, Võ Thị Đem,
Nguyễn Long (2019). Khảo sát chế độ
ăn cho phép kiểm soát đường huyết ở
thai phụ Đái tháo đường thai kỳ điều
trị ngoại trú tại bệnh viện Từ Dũ năm
2019. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực
phẩm, vol. 6, no. 16, trang 19–26,


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
13. Lê Thị Thanh Tâm 92017(2017).
Nghiên cứu phân bố- một số yếu tố
liên quan và kết quả sản khoa của thai
phụ Đái tháo đường thai kỳ. Luận án
Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà
Nội.
14. Nguyễn Thị Mai Phương, Vũ Văn
Tâm (2015). Tỷ lệ Đái tháo đường
thai kỳ và một số yếu tố liên quan tại

bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm
2015. Tạp chí Phụ Sản, vol. 13, no.
04, trang 34–38.
15. M. Moosazadeh et al (2016). Family history of diabetes and the risk of
gestational diabetes mellitus in Iran:
A systematic review and meta-analysis. Diabetes Metabolic Syndrome,
vol. 11 Suppl 1, pp. S99–S104.

Summary
NUTRITIONAL STATUS OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS IN

PREGNANT WOMEN AT NATIONAL HOSPITAL OF ENDOCRINOLOGY
IN 2020- 2021
A cross-sectional descriptive study method was used to assess pre-pregnancy nutritional
status and to describe serveral characteristics of obstetric history and high risk factors of 173
pregnant women with gestational diabetes, who were examined and received inpatient treatment at the National Hospital of Endocrinology in 2020-2021. The results showed that the
prevalence of GDM patients in the age group from 21-34 was accounted for 70%. Pre-pregnancy nutritional status: The rates of underweight (BMI <18.5), normal (BMI from 18.5 to
24.9) and overweight and obese (BMI ≥23) were 5%, 61% and 34%, respectively. The average value of fasting plasma glucose was 5.6 ± 1.6 mmol/l; after 1 hour of glucose tolerant
was 11.9 ± 2.5 mmol/l and after 2 hours was 10.4 ± 2.9 mmol/l. The rate of hyper-triglyceridemia accounted for 76.4% and a mixed increase of Cholesterol - Triglycerid accounted for
53.4%. History of miscarriage/abortion accounted for the highest proportion with 39.6% and
the lowest was polycystic ovaries accounting for 4.1%. Genetic factor of diabetes mellitus
was the high risk factor with 41.8%. Conclussion: Pre-pregnancy overweight and obesity
accounted for a high rate. In addition, during the pregnancy period, pregnant women’s blood
increased both Triglycerides and combined Triglycerides-Cholesterol. The majority of pregnant women had both a history of spontaneous abortion and miscarriage. Genetic factor of
diabetes mellitus was a risk factor and the highest rate , acccounting for 41.8%..
Keywords: Gestational diabetes mellitus, nutritional status, obstetric history, high risk
factors, National Hospital of Endocrinology.

19


TC.DD & TP 18 (1) - 2022

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ
0 - 23 THÁNG TUỔI VÀ THỰC HÀNH NUÔI CON
BẰNG SỮA MẸ TẠI MỘT SỐ XÃ, HUYỆN BÁT XÁT
TỈNH LÀO CAI NĂM 2019
Phạm Lan Nhi1 , Huỳnh Nam Phương2,
Hoàng Thị Thảo Nghiên3
Với mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ 0-23 tháng tuổi và thực hành nuôi con bằng
sữa mẹ, nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 0-23 tháng tuổi và thực hành nuôi con

bằng sữa mẹ tại một số xã, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai năm 2019” đã được triển khai từ tháng
04/2018 đến tháng 04/2019. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng phương pháp định lượng
với cỡ mẫu 236 trẻ 0- 23 tháng tuổi của 3 xã được cân đo để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
theo Z-Score; 236 bà mẹ của trẻ được hỏi bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả nghiên
cứu cho thấy cả ba xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi là 28,3% (trong đó 18,6% mức độ
vừa, 9,7% mức độ nặng), tỷ lệ SDD thấp còi theo nhóm tuổi 0-6, 6-11, 12-23 lần lượt là 10,5%,
23,0%, 41,9%. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) cũng được thể hiện qua tỷ lệ bú
sớm trong giờ đầu sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 24 tháng tuổi của
3 xã lần lượt là 38,6%, 50,9%, 28,6%. Cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể hơn và có những biện
pháp can thiệp truyền thông dinh dưỡng đến hiểu biết và thực hành nuôi con của các bà mẹ để
giảm tỷ lệ SDD trẻ em ở khu vực này.
Từ khóa: Suy dinh dưỡng trẻ em, nuôi con bằng sữa mẹ, Huyện Bát xát - Lào Cai

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mọi quốc gia trên thế giới đều bị
ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều dạng
SDD, giải quyết SDD dưới mọi hình
thức là một trong những thách thức
sức khỏe toàn cầu lớn nhất [1]. Trên
thế giới, gần một nửa số ca tử vong
ở trẻ em dưới 5 tuổi có liên quan đến
SDD. Thiếu dinh dưỡng khiến trẻ em
có nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm
trùng thông thường cao hơn, làm tăng

tần suất và mức độ nghiêm trọng của
các bệnh nhiễm trùng và làm chậm quá
trình hồi phục [2]. Tại Việt Nam, tỷ lệ
SDD ở trẻ dưới 5 tuổi được đánh giá
là đã giảm nhanh và bền vững trong

những năm qua, kiến thức thực hành
dinh dưỡng của người dân ngày càng
được nâng lên, tình trạng thiếu vi chất
dinh dưỡng ngày càng được cải thiện
[3]. Việt Nam đã đạt được các thành

Cử nhân Dinh dưỡng trường Đại học Y Hà Nội
ĐT: 0345901998
2
TS.BS. Viện Dinh dưỡng
3
Ths Dinh dưỡng–ĐH Y dược–ĐH Quốc gia Hà Nội

1

20

Ngày gửi bài: 01/03/2022
Ngày phản biện đánh giá: 15/03/2022
Ngày đăng bài: 01/04/2022


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
tựu đáng kể trong việc giảm SDD trẻ
em dưới 5 tuổi từ 36,7% (1999) xuống
còn 22,4% (2019) [4]. Tuy nhiên tỷ lệ
SDD ở trẻ em dân tộc thiểu số vẫn còn
ở mức cao. Theo Báo cáo mới đây của
Ngân hàng Thế giới (The World Bank),
gần 1/3 trẻ em dân tộc thiểu số thiếu

dinh dưỡng thể thấp còi, tỷ lệ này cao
gấp 2 lần so với trẻ em người Kinh;
đồng thời tỷ lệ trẻ thiếu dinh dưỡng
nhẹ cân trong nhóm này cũng lên đến
21%, cao hơn 2,5 lần so với nhóm trẻ
người Kinh [5]. Dinh dưỡng kém trong
1.000 ngày đầu tiên của cuộc đời trẻ
cũng có thể dẫn đến SDD thấp còi, có
liên quan đến khả năng nhận thức kém
và giảm hiệu suất học tập và cơng việc
khi trẻ lớn lên [2]. Trong đó, NCBSM
cung cấp cho mọi trẻ em một khởi đầu
tốt nhất có thể trong cuộc đời. Để đảm
bảo trẻ em được NCBSM thì các bà mẹ
cần phải có các thực hành tối ưu trong
giai đoạn này, bao gồm cho trẻ bú sớm
trong 1 giờ đầu sau sinh, bú mẹ hoàn
toàn trong 06 tháng đầu và bú kéo dài
đến 2 tuổi [6]. Các thực hành này phụ
thuộc vào kiến thức, kỹ năng và các
điều kiện hỗ trợ bà mẹ cho con bú tại
gia đình và cộng đồng.
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía
Bắc với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD
nhẹ cân và thấp còi năm 2018 lần lượt
là 18,4 % và 33,1 %, trong khi tỷ lệ
chung của toàn quốc lần lượt là 12,8%
và 23,2% [4]. Huyện Bát Xát của tỉnh
Lào Cai gồm các xã nghèo đa phần là
người dân tộc thiểu số, hạn chế về trình

độ học vấn và còn tồn tại nhiều tập tục
lạc hậu, có nhiều hạn chế trong kiến
thức và thực hành NCBSM. Để đánh
giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em và các

thực hành về NCBSM tại địa bàn này,
nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng
của trẻ từ 0- 23 tháng tuổi và thực hành
nuôi con bằng sữa mẹ tại một số xã,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” được tiến
hành nhằm xây dựng các can thiệp cải
thiện SDD thấp còi cho khu vực miền
núi và đồng bào dân tộc thiếu số

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 0-23 tháng tuổi và bà mẹ có con
0-23 tháng tuổi ở các xã.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
tại 3 xã Quang Kim, Trịnh Tường, Bản
Vược của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
trong thời gian từ tháng 04/2018 đến
tháng 04/2019.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang bằng phương pháp
định lượng.
2.4. Cỡ mẫu: Xác định tình trạng dinh
dưỡng trẻ:
2.5. Nghiên cứu xác định cỡ mẫu

theo cơng thức ước tính 1 tỷ lệ trong
quần thể:
2

n = Z1 - a

2

p(1 - P)
∆2

Trong đó:
n: là tổng số đối tượng cần điều tra; p
là tỷ lệ trẻ SDD thấp còi của tỉnh Lào
Cai năm 2018 là 33% [4] ; α = 0,05 với
độ tin cậy là 95% => Zα∕2= 1,96; chọn
khoảng sai lệch mong muốn ∆ = 0,065.
21


TC.DD & TP 18 (1) - 2022
Tính tốn cỡ mẫu là 201 trẻ, dự kiến
10% đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu. Thực tế điều tra 236 trẻ.
2.6. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp lấy mẫu nhiều giai đoạn.
Chọn tỉnh: chọn chủ đích 1 tỉnh miền núi
khó khăn; chọn huyện: chọn ngẫu nhiên
1 huyện; chọn xã: chọn ngẫu nhiên 3 xã;
chọn đối tượng: đối với trẻ lấy mẫu toàn
bộ; đối với bà mẹ: lấy theo trẻ, thực tế

lấy được 263 trẻ và 263 bà mẹ
2.7. Phương pháp và công cụ thu
thập số liệu
- Phỏng vấn: sử dụng bộ câu hỏi được
thử nghiệm trước khi điều tra.
- Cân đo nhân trắc: Dụng cụ là cân
điện tử TANITA SC 330 với độ chính
xác 0,1 kg. Đo chiều dài nằm của trẻ sử
dụng thước gỗ 3 mảnh có độ chính xác
tới 1 mm.
2.8. Biến số nghiên cứu
- Thông tin chung đối tượng: tuổi, giới
tính, dân tộc, nghề nghiệp, kinh tế hộ
gia đình.
- Tỷ lệ SDD thấp còi, nhẹ cân, gầy
còm của trẻ theo giới tính, mức độ,
nhóm tuổi. Phân loại SDD dựa vào
chuẩn tăng trưởng của WHO 2006.
- Thực hành NCBSM: bú mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu, bú sớm 1 giờ
đầu sau sinh, bú mẹ kéo dài đến 24
tháng tuổi. Cách tính dựa trên định nghĩa về Chỉ số Nuôi dưỡng trẻ nhỏ của
WHO 2010.
2.9. Phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Epi Data 3.1 để
nhập số liệu và phần mềm SPSS 18.0 để
phân tích số liệu.
22

2.10. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu đã được chấp thuận bởi
Hội đồng đạo đức của Viện Dinh dưỡng
trước khi triển khai.

III. KẾT QUẢ
Có 236 đối tượng tham gia nghiên cứu
trong đó hầu hết là người dân tộc thiểu
số (77,5%) và trình độ học vấn của
họ cũng chủ yếu đến THCS (41,1%),
THPT (22%). Có khoảng 1/5 (22,4%)
đối tượng còn mù chữ và chỉ học đến
tiểu học và khoảng 14,0% có trình độ
học vấn trên THPT. Bảng 1 cũng cho
thấy đa số đối tượng làm nông nghiệp
(64,0%), làm thuê nghề tự do (16,1%)
và 11% đối tượng là cán bộ, viên chức
nhà nước. Phần lớn các hộ gia đình của
ĐTNC thuộc diện kinh tế trung bình/
khá (73,7%).


×