HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY CHUỐI
TIÊU NAM MỸ ’’
Hà Nội – 2022
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY CHUỐI
TIÊU NAM MỸ ’’
Ngƣời thực hiện
: Nguyễn Thị Hoa
Lớp
: K63CNSHA
Mã sinh viên
: 637028
Ngƣời hƣớng dẫn
: TS. Đặng Thị Thanh Tâm
Hà Nội – 2022
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc và chân thành tới cô TS. Đặng Thị
Thanh Tâm, Bộ môn Công nghệ Sinh học Thực vật, Khoa Công nghệ Sinh học,
Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hƣớng dẫn và chỉ bảo em hồn
thành khóa luận tốt nghiệp này. Cô không chỉ là ngƣời truyền đạt những kiến
thức vơ cùng bổ ích mà cơ cịn bảo ban cho em những kỹ năng sống cũng nhƣ
phong cách làm việc rất chu đáo và nhiệt tình. Nhờ đó, em có những bài học q
báu và vơ cùng sâu sắc trong suốt q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã luôn thuận lợi cho em đƣợc học tập tại trƣờng trong suốt thời gian học tập.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các anh chị và bạn bè trong bộ môn
Công nghệ Sinh học Thực vật Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ và chỉ bảo để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè ln giúp đỡ và ủng
hộ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2022
Sinh Viên
Nguyễn Thị Hoa
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em. Mọi số liệu và kết
quả trong khóa luận là trung thực và khơng trùng lặp hay sao chép từ một đề tài
nào khác.
Em xin cam đoan các thơng tin trong khóa luận đƣợc trích dẫn là có nguồn
gốc. Nếu sai, em hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2022
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
TĨM TẮT .......................................................................................................... viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu....................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ...................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................ 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................... 3
2.1. Giới thiệu chung chuối tiêu Nam Mỹ ............................................................ 3
2.2. Vị trí phân loại................................................................................................ 4
2.3. Lịch sử ra đời của chuối tiêu Nam Mỹ .......................................................... 4
2.4. Đặc điểm chuối tiêu Nam Mỹ ........................................................................ 5
2.5. Giá trị sử dụng, tình hình sản xuất và tiêu thụ cây chuối tiêu Nam Mỹ ....... 7
2.5.1. Giá trị sử dụng ............................................................................................. 7
2.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối tiêu Nam Mỹ. .................................... 9
2.6. Nghiên cứu nhân giống in vitro cây chuối ở trong và ngồi nƣớc............... 14
2.7. Vai trị của dịch chiết hữu cơ trong nuôi cấy mô tế bào thực vật................. 16
2.7.1. Nƣớc dừa ................................................................................................... 17
2.7.2. Khoai tây ................................................................................................... 18
2.7.3. Chuối ......................................................................................................... 19
2.7.4. Neem oil .................................................................................................... 19
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 21
3.1. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 21
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 21
iii
3.1.2. Dụng cụ, thiết bị và hoá chất..................................................................... 21
3.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 22
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 22
3.4. Chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................... 23
3.5. Nghiên cứu nhân nhanh in vitro chồi cây chuối tiêu Nam Mỹ .................... 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 26
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 41
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 41
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 42
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 43
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4. 1. Ảnh hƣởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh chồi ............ 26
Bảng 4. 2. Ảnh hƣởng của nồng độ nƣớc dừa đến khả năng nhân nhanh chồi
cây chuối tiêu Nam Mỹ (theo dõi sau 3 tuần nuôi cấy) ...................... 28
Bảng 4. 3. Ảnh hƣởng của lƣợng chuối đến khả năng nhân nhanh chồi cây
chuối già Nam Mỹ (theo dõi sau 3 tuần nuôi cấy) .............................. 30
Bảng 4. 4. Ảnh hƣởng của lƣợng khoai tây đến nhân nhanh chồi cây chuối
tiêu Nam Mỹ (theo dõi sau 3 tuần nuôi cấy) ...................................... 32
Bảng 4. 5. Ảnh hƣởng của nồng độ nƣớc dừa, lƣợng chuối và lƣợng khoai
tây đến nhân nhanh chồi cây chuối tiêu Nam Mỹ (theo dõi sau 3
tuần nuôi cấy) ...................................................................................... 34
Bảng 4. 6. Ảnh hƣởng của nồng độ Neem oil đến khả năng ra rễ của cây
chuối tiêu Nam Mỹ (theo dõi sau 3 tuần nuôi cấy)............................. 37
Bảng 4. 7. Ảnh hƣởng của nồng độ Than hoạt tínhđến khả năng ra rễ của cây
chuối tiêu Nam Mỹ (theo dõi sau 3 tuần nuôi cấy)............................. 39
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hƣởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh chồi cây
chuối tiêu Nam Mỹ (theo dõi sau 3 tuần ni cấy). ................................ 27
Hình 4.2. Ảnh hƣởng của nồng độ nƣớc dừa đến khả năng nhân nhanh chồi
cây chuối tiêu Nam Mỹ (theo dõi sau 3 tuần ni cấy) .......................... 29
Hình 4. 3. Ảnh hƣởng của nồng độ nƣớc dừa đến khả năng nhân nhanh chồi
cây chuối tiêu Nam Mỹ (theo dõi sau 3 tuần ni cấy) .......................... 29
Hình 4.4. Ảnh hƣởng của lƣợng khoai tây đến khả năng nhân nhanh chồi
cây chuối tiêu Nam Mỹ (theo dõi sau 3 tuần ni cấy) .......................... 33
Hình 4.5. Ảnh hƣởng của nồng độ nƣớc dừa, lƣợng chuối và lƣợng khoai tây
đến nhân nhanh chồi cây chuối tiêu Nam Mỹ (theo dõi sau 3 tuần
ni cấy) .................................................................................................. 36
Hình 4.6. Ảnh hƣởng của nồng độ Neem oil đến khả năng ra rễ của cây
chuối tiêu Nam Mỹ (theo dõi sau 3 tuần ni cấy) ................................. 38
Hình 4.7. Ảnh hƣởng của lƣợng Than hoạt tính đến khả năng ra rễ của cây
chuối tiêu Nam Mỹ (theo dõi sau 3 tuần nuôi cấy) ................................. 40
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
THÍ NGHIỆM : Thí nghiệm
BA
: 6- Benzyladenin.
BAP
: Benzylaminopurine.
IAA
: 1H- indole-3-acetic acid.
α - NAA
: α-naphthaleneacetic acid.
ND
: Nƣớc Dừa.
KT
: Khoai tây.
C
: Lƣợng chuối.
THT
: Than hoạt tính.
NO
: Neem oil.
ĐC
: Đối chứng.
CT
: Cơng thức.
CV%
: Sai số thí nghiệm.
LSD0.05
: Độ lệch chuẩn mức ý nghĩa 5%.
MS
: Môi trƣờng Murashige & Skoog.
cs
: cộng sự.
cm
: centimet.
mg/l
: miligram/lít.
Ppm
: mg/l
g/l
: gram/lít.
ha
: hecta.
m
: mét.
pH
: Power of hydrogen.
TB
: Trung bình.
Faostat
: Food and Agriculture Organization of the United Nations.
vii
TĨM TẮT
Nghiên cứu đƣợc tiến hành với mục đích xác định các yếu tố ảnh hƣởng
đến quá trình nhân nhanh in vitro cây chuối tiêu Nam Mỹ. Các nội dung nghiên
cứu bao gồm xác định ảnh hƣởng của nồng độ BA, than hoạt tính và một số hợp
chất hữu cơ trong mơi trƣờng nhân nhanh và tạo cây hồn chỉnh. Các chất hữu
cơ đƣợc khảo sát ảnh hƣởng trong quá trình nhân ni in vitro là nƣớc dừa,
chuối, khoai tây, neem oil. Kết quả cho thấy mơi trƣờng MS có bổ sung thêm
2mg/l BA là mơi trƣờng thích hợp nhất cho quá trình phát sinh chồi in vitro
chuối Nam Mỹ. Chiều cao chồi, hình thái chồi và chiều dài rễ và hình thái rễ
đƣợc thu nhận và sử dụng để đánh giá hiệu quả của các dịch nghiền hữu cơ sau 3
tuần nuôi cấy. Kết quả cho thấy nƣớc dừa, lƣợng chuối, khoai tây, neem oil và
than hoạt tính có tác động tích cực đến sự phát triển của chồi con in vitro chuối
tiêu Nam Mỹ. Qua nghiên cứu cho rằng: bổ sung 40 ml/l nƣớc dừa vào môi
trƣờng nuôi cấy phù hợp nhất để nhân nhanh tạo chồi giống chuối tiêu Nam Mỹ,
với hệ số nhân chồi TB là 7,9 chồi và chiều cao chồi TB là 2,5 cm; bổ sung 0,5
g/l Than hoạt tính vào mơi trƣờng tạo rễ là phù hợp nhất, chiều cao chồi TB đạt
3,13 cm, chiều dài rễ TB đạt 7,55 cm với trọng lƣợng tƣơi TB đạt 3,55 g. Đây là
nghiên cứu đầu tiên chỉ ra ảnh hƣởng của dịch chiết chuối, khoai tây và neem oil
đến sự phát triển chồi in vitro cây chuối tiêu Nam Mỹ. Kết quả của nghiên cứu
này có thể đƣợc sử dụng trong sản xuất nhân giống in vitro cây chuối tiêu Nam
Mỹ giúp cung cấp đủ số lƣợng ra thị trƣờng.
viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chuối là loại quả có nhiều giá trị dinh dƣỡng cao và mang lại giá trị cho
nhiều nƣớc (Dwivany & cs., 2020). Chuối đƣợc đánh giá là một cây lƣơng thực
chính của hàng triệu ngƣời ở các nƣớc đang phát triển (Giáp & cs., 2012).
Trong quả chuối có chứa một hàm lƣợng đƣờng cao cùng với một lƣợng axit
thích hợp, với các khống chất và vitamin tạo nên một hƣơng vị thơm ngon, bổ
dƣỡng và hấp dẫn cho ngƣời tiêu dùng. Chuối tiêu Nam Mỹ một trong những
loại thực phẩm đƣợc sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất trên toàn cầu. Trong những
năm gần đây, chuối đƣợc trồng phổ biến trên khắp cả nƣớc với diện tích 120 130 ngàn hecta, đạt sản lƣợng khoảng 1,7 triệu tấn và là mặt hàng xuất khẩu
quan trọng. Chuối tiêu đƣợc trồng với quy mô vài chục đến hàng trăm hecta ở
Hƣng Yên, Lào Cai, Đồng Nai…(Trần Ngọc Hùng & cs., 2020).
Để chuối trở thành là một mặt hàng có sức cạnh tranh thì việc xây dựng
những vùng trồng có quy mơ lớn, tập trung và áp dụng các kỹ thuật tiến bộ vào
sản xuất là cần thiết. Chính vì thế mà việc cung cấp đủ số lƣợng cây giống vẫn
đảm bảo chất lƣợng là vấn đề khá cần thiết và muốn sản phẩm từ chuối có mặt
rộng rãi ở khắp mọi nơi trên Thế giới thì việc xây dựng những vùng trồng tập
trung, những đồn điền lớn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mới có thể
đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô là phƣơng
pháp nhân giống mới, hiện đại nhằm tạo ra số lƣợng lớn cây con đồng đều, sạch
bệnh mà khơng có phƣơng pháp nào có thể thay thế đƣợc (Đƣợm, 2011). Ngồi
ra, vi nhân giống cây chuối còn cung cấp cây giống ổn định về gen, sạch bệnh,
làm phong phú thêm chủng loại chuối trên thị trƣờng là hết sức cần thiết (Vu &
cs., 2018).
Việc bổ sung chất hữu cơ cũng nhƣ một số dịch nghiền hữu cơ vào môi
trƣờng nền thực vật có nguồn gốc tự nhiên cũng góp phần nhân nhanh tạo số
lƣợng lớn trong thời gian ngắn. Sự tăng trƣởng và tái sinh của thực vật từ nuôi
1
cấy mơ trong ống nghiệm có thể đƣợc cải thiện bằng một lƣợng nhỏ một số chất
dinh dƣỡng hữu cơ. Sự thay đổi này có thể là nguồn cung cấp axit amin, peptit,
axit béo, carbohydrate, vitamin và các chất tăng trƣởng thực vật ở các nồng độ
khác nhau (Ta & cs., 2008). Trên thực tế, việc bổ sung các hợp chất hữu cơ vào
môi trƣờng nền in vitro thƣờng đƣợc thực hiện với mục đích thúc đẩy q trình
trao đổi chất của cây (Cúc & cs., 2014). Do vậy trên cơ sở đó lý thuyết và thực
tế, tơi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhân giống in vitro cây chuối tiêu Nam
Mỹ” trong đó có khảo sát ảnh hƣởng của một số dịch hữu cơ trong q trình
nhân ni.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu đƣợc các nền mơi trƣờng thích hợp cho nhân nhanh ra rễ đối
với giống chuối tiêu Nam Mỹ trong điều kiện in vitro.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định đƣợc môi trƣờng tối ƣu có bổ sung BA phù hợp nhất đối với
chồi chuối tiêu Nam Mỹ.
- Xác định đƣợc ảnh hƣởng của chất hữu cơ: nƣớc dừa, lƣợng chuối, lƣợng
khoai tây, neem oil đến quá trình nhân nhanh chồi chuối tiêu Nam Mỹ.
- Xác định đƣợc môi trƣờng ra rễ phù hợp nhất đối với chồi chuối tiêu Nam
Mỹ.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung chuối tiêu Nam Mỹ
Chuối tiêu Nam Mỹ là giống cây trồng thuộc phân nhóm Cavendish, thuộc
nhóm chuối trồng AAA và đƣợc xuất xứ ở Nam Mỹ. Chuối đƣợc trồng ở nhiều
loại đất: đất phù sa, đất thịt nhẹ, những loại đất có độ hổng, độ xốp tốt, thốt và
giữ nƣớc và mùn 1,5 - 2%, tầng dày hơn 60 cm. Đây là một giống chuối tốt cho
hiệu quả kinh tế khá cao, khả năng sinh trƣởng tốt trên nhiều loại đất kể cả đất
phèn mặn nên đòi hỏi giống cây phải chất lƣợng và chuẩn (Phạm, 2020).
Cây chuối tiêu tiêu Nam Mỹ là giống chuối xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam có chu kỳ kinh tế ngắn, mức đầu tƣ khơng cao, kỹ thuật không phức tạp.
Các sản phẩm của chuối đều có thể làm thực phẩm, lƣơng thực và thức ăn gia
súc... Bên cạnh đó, thị trƣờng tiêu thụ chuối ngày càng mở rộng cho sản phẩm
tƣơi và chế biến. Vậy nên, trồng chuối sẽ mang lại hiệu quả cao cho ngƣời sản
xuất. Ngoài ra, canh tác chuối tiêu Nam Mỹ hiện đƣợc nhiều bà con nông dân
quan tâm bởi năng suất cao, đem lại giá trị kinh tế tốt. Vì vậy, chuối tiêu Nam
Mỹ rất dễ trồng, ít tốn cơng chăm sóc và khơng phải lo đầu ra cho sản phẩm. Để
canh tác giống chuối tiêu Nam Mỹ yêu cầu chúng ta phải tìm hiểu để biết cách
chăm sóc giống cây chuối này đúng tiêu chuẩn và đúng kỹ thuật. Lúc đó, vƣờn
trồng phát triển thuận lợi, thu hoạch cho buồng chuối chất lƣợng, trái thành
phẩm đạt chuẩn với năng suất cao (Lan, 2021).
Hiện tại đã có rất nhiều mơ hình trồng chuối chun canh có quy mơ từ
0,5 – 2 ha và hiệu quả kinh tế cũng khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.
Trồng chuối một năm là đã đƣợc thu hoạch và có thể thu hoạch quanh năm. Thu
nhập khoảng 200 triệu/năm/hecta. Hơn nữa, chuối có tiềm năng xuất khẩu rất
lớn, đặc biệt là thị trƣờng Nhật Bản. Ở giai đoạn hiện nay, nhu cầu trồng chuối
từ cây giống bằng cách nuôi cấy in vitro ngày càng lớn. Chính vì thế việc nhân
nhanh tạo số lƣợng lớn để đƣa ra thị trƣờng với những cây giống khoẻ mạnh là
một nhu cầu của thực tiễn. Chuối đƣợc sản xuất bằng cơng nghệ ni cấy mơ có
3
sức sống hơn, năng suất cao hơn và cho quả chất lƣợng tốt hơn so với chuối
đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp thơng thƣờng (Hwan & cs., 1976).
2.2. Vị trí phân loại
Giới (Regnum): Plantae
Ngành (Phylum): Magnoliophyta.
Lớp (Classis): Musa cavendishii.
Bộ (Ord): Scitaminales.
Chi (Genus): Musa.
Họ (Familia): Musaceae.
Loài (Species): Musa acuminata.
Chuối tiêu Nam Mỹ thuộc phân nhóm Cavendish, thuộc chuối trồng AAA.
2.3. Lịch sử ra đời của chuối tiêu Nam Mỹ
Chuối bắt đầu ra đời từ 10.000 năm trƣớc ở một nơi nào đó ở Đơng Nam Á
- từ "Banan" trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "ngón tay". Nó có thể là lồi thực vật
đƣợc thuần hóa đầu tiên trên thế giới và nó ra mắt lần đầu tiên tại Anh vào năm
1633 tại cửa hàng của một nhà thảo dƣợc ở Thành phố Ln Đơn. Chỉ những
ngƣời giàu có mới có đủ khả năng để trồng món ăn quý hiếm này. Theo truyền
thống kể lại rằng Paxton đã bị mê hoặc bởi một cây chuối đƣợc mô tả trên giấy
dán tƣờng Trung Quốc tại Chatsworth. Anh ta kết luận chính xác rằng chuối phải
có nguồn gốc từ Trung Quốc và bắt đầu có ý định lấy mẫu vật. Trong nhiều năm,
khơng ai có thể tìm thấy những hình ảnh minh họa liên quan đến cây chuối và
dƣờng nhƣ câu chuyện này chỉ là một huyền thoại. Vào năm 1829, một số cây
đã đƣợc gửi đến Anh, một trong hai mẫu vật cịn sót lại, đã đƣợc Joseph Paxton
mua cho Cơng tƣớc xứ Devonshire. Ơng đặt tên nó là Musa Cavendishii (đồn
điền Cavendish) và vào năm 1836, một quả chuối trồng ở Chatsworth đã đƣợc
trƣng bày tại Triển lãm của Hiệp hội Làm vƣờn, gây đƣợc sự chú ý và giành cho
Paxton Huy chƣơng Bạc Knighton. Một vài năm sau, Công tƣớc đã cung cấp hai
thùng cây cho một nhà truyền giáo tên là John Williams, đến Samoa. Chỉ có một
Musa Cavendishii sống sót sau cuộc hành trình và mẫu vật duy nhất đó chính là
4
tiền thân của chuối sinh sôi nảy nở ở Samoa và các đảo khác trên Biển Nam
ngày nay. Ngày nay Musa Cavendishii đóng một vai trị quan trọng trong nền
kinh tế của quần đảo Canary. Ở Anh, mỗi tuần tiêu thụ hơn 140 triệu quả chuối tức là hơn 7 tỷ quả chuối mỗi năm (Bonsaimartin, 2014).
2.4. Đặc điểm chuối tiêu Nam Mỹ
Chuối là loại cây lâu năm, sinh trƣởng nhanh, có thể thu hoạch quanh năm
(Arias & cs., 2003). Chuối tiêu Nam Mỹ có nguồn gốc Nam Mỹ. Cây chuối tiêu
Nam Mỹ có tốc độ sinh trƣởng rất nhanh. Cây chuối tiêu Nam Mỹ khơng kén
đất và có thể trồng trên nhiều nơi khác nhau nhƣ vƣờn nhà, đồng bằng và vùng
đồi núi …Giống chuối này thích hợp cả với đất tơi xốp, nhiều mùn nhất là đất
phù sa, bùn ao phơi ải, nơi dễ tƣới tiêu nƣớc, không bị ngập úng. Độ pH thích
hợp trồng chuối tiêu Nam Mỹ là từ 5 - 7.
Chuối tiêu thuộc loại cây thảo, thân trịn, mềm, thẳng, có bẹ lá. Cây chuối
là loài thân thảo lớn nhất. Chuối tiêu Nam Mỹ đƣợc biết đến là giống chuối lùn,
có chiều cao 2-2,5 m. Chuối tiêu Nam Mỹ thuộc loại rễ chùm và có 2 loại rễ: rễ
ngang và rễ thẳng. Rễ ngang mọc xung quanh củ chuối và đƣợc phân bố ở lớp
đất mặt. Bề ngang rộng từ 2 – 3 cm, loại rễ này sinh trƣởng khỏe, phân bố rộng,
có chức năng hút nƣớc và dinh dƣỡng nuôi cây. Rễ thẳng thi mọc ở phía dƣới củ
chuối có cơng dụng chủ yếu giúp cây đứng vững. Cuống hình trịn có khuyết
rãnh, lá to, dài và mọc lên từ một thân ngầm. Lá chuối mọc ra theo hình xoắn và
có thể đạt đến chiều dài là 2,7 m và chiều rộng là 60 cm. Quả có đặc điểm là
cong nhƣ lƣỡi liềm, khi chƣa chín sẽ có màu xanh đậm và chuyển sang màu
vàng khi chín. Phần thịt của quả chuối tiêu có màu vàng nõn, rất ngọt và thơm
(Duyên & Tuyết, 2022). Cây đạt chuẩn từ 4 - 6 lá, năng suất đạt từ 30- 40 kg/cây
và có thể lên đến 50kg khi thu hoạch. Mỗi buồng có khoảng trên 10 nải, vỏ quả
nhẵn mịn, thịt quả rắn và có vị ngọt. Cây chuối tiêu Nam Mỹ sẽ bắt đầu ra hoa
sau tháng thứ 7 – 8 kể từ ngày xuống giống và thời gian cho trái nhanh bắt đầu
thu hoạch sau 11 – 12 tháng trồng. Hơn nữa, chuối tiêu Nam Mỹ là giống nuôi
5
cấy mơ hồn tồn sạch bệnh, thời gian cho thu lứa đầu nhanh chỉ 12 tháng sau
khi trồng (Duyên & Tuyết, 2022).
Đặc biệt, giống chuối tiêu Nam Mỹ cấy mô có ƣu điểm là kháng bệnh cao,
khả năng sinh trƣởng nhanh. Chính vì vậy, giống chuối tiêu Nam Mỹ ngày càng
đƣợc nhiều ngƣời dân biết đến nhờ những ƣu điểm vƣợt trội về năng suất. Chuối
tiêu Nam Mỹ trung bình từ 8-10 nải/buồng, trái to, chất lƣợng tốt. Và để đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu, buồng chuối đƣợc khống chế từ 7 – 8 nải/buồng để cây ni
trái đạt kích thƣớc cần thiết, sau đó cắt bỏ bắp chuối, hoa cái đƣợc tỉa sạch khi
trái vẫn còn hƣớng xuống để tránh chảy nhựa. Buồng chuối đƣợc bảo vệ bằng
cách bọc bao nilon nhằm hạn chế sự chích hút của cơn trùng và một số nấm
bệnh. Mỗi buồng cho ra hơn chục nải, nặng trên dƣới 30 kg, quả lại thơm ngon,
bảo quản đƣợc lâu. Sau 3 – 4 tháng từ khi trổ buồng, quả chuối đƣợc xác định độ
chín để thu hoạch và cung cấp ra thị trƣờng. Đặc biệt, bất kể mùa đơng hay mùa
hạ, màu sắc trái chín lúc nào cũng vàng tƣơi nhƣ dùng hoá chất bảo vệ. Nhƣng
để chuối cho thu hoạch vào đúng dịp lễ Tết với mong muốn quả thơm ngon,
mẫu mã đẹp thì cần sự khéo léo và tính tốn của ngƣời trồng chuối. Loại chuối
này đƣợc trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc, từ Bắc vào Nam vì chuối tiêu
Nam Mỹ có biên độ thích nghi rộng với nhiều vùng miền trong cả nƣớc. So với
các giống chuối của Việt Nam nhƣ tiêu hƣơng, chuối cau, quả tạ, chuối tây…
chuối Nam Mỹ nếu chỉ nhìn sơ qua sẽ rất khó phân biệt. Song, đây là một giống
chuối lạ, có nguồn gốc từ Nam Mỹ cho hiệu quả kinh tế khá cao, khả năng sinh
trƣởng và phát triển tốt và các sản phẩm làm từ chuối đang là mặt hàng đƣợc
nhiều ngƣời ƣa chuộng (Duyên & Tuyết, 2022).
6
Hình 1. Cây chuối tiêu Nam Mỹ (Nguồn: Internet)
2.5. Giá trị sử dụng, tình hình sản xuất và tiêu thụ cây chuối tiêu Nam Mỹ
2.5.1. Giá trị sử dụng
Chuối là một trong những loại quả nhiệt đới thuộc họ Musaceae và đƣợc
trồng ở nhiều nƣớc trên thế giới và có giá trị ý nghĩa kinh tế vô cùng to lớn. Quả
chuối có chứa một hàm lƣợng đƣờng cao cùng với một lƣợng axit thích hợp, với
các khống chất và vitamin, tạo nên một hƣơng vị thơm ngon và hấp dẫn. Cây
chuối đƣợc xếp vào một trong hơn 130 loại cây ăn quả đƣơc đặc biệt quan tâm
(Đƣợm, 2011).
Chuối là một trong những loại trái cây rẻ nhất, dồi dào và bổ dƣỡng nhất
(Khader & cs., 1985). Chuối có nhiệt lƣợng và giá trị dinh dƣỡng cao. Hàm
lƣợng carbohydrate trong cùi chuối có thể cao tới 36,4% (Bajpai & cs., 1985).
Chuối đặc biệt giàu vitamin C và cũng chứa một số lƣợng đáng kể một số loại
vitamin khác (Inibap, 1987). Chuối là một nguồn chất xơ lành mạnh, tiêuu kali,
vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa và các phytonutrients. Chuối chín
chứa 70 – 80% nƣớc, 20 – 30% chất khơ chủ yếu là đƣờng, trong đó đƣờng khử
chiếm 55%. Hàm lƣợng protein thấp 1 – 1,8% gồm 17 amin chủ yếu là histidine.
Hàm lƣợng chất béo không đáng kể. Acid trong chuối chiếm 0,2% chủ yếu là
acid malic và acid oxalic. Ngồi ra, trong chuối cịn có chứa các vitamin khác
(carotene, vitamin B1, acid panthotenic, acid folic, inositol), tuy hàm lƣợng thấp
7
hơn các loại quả khác nhƣng hàm lƣợng cân đối, ngồi ra trong chuối cịn có
pectin, muối khống và hợp chất polyphenol. Ngồi ra, các khống chất trong
chuối cũng chiếm hàm lƣợng đáng kể (Duyên & Tuyết, 2022).
Bảng 1. Thành phần hóa học của chuối (tính trong 100g chuối tƣơi)
Thành phần hóa học
Chuối xanh (%)
Chuối chín (%)
Nƣớc (g)
72,4
68,6 - 78,1
Nƣớc (g)
1,1
1,1 - 1,78
Glucid (g)
25,3
19,33 - 25,8
Chất béo (g)
0,3
0,016 - 0,4
Canxi (mg)
11,0
3,2 - 13,8
Phospho (mg)
28,0
16,3 - 50,4
Nguồn: (Duyên & Tuyết, 2022)
Ngoài ra, trong chuối chín có chứa hợp chất polyphenol với hàm lƣợng
tƣơng đối thấp. Tuy hàm lƣợng thấp nhƣng hoạt động của các enzyme
polyphenoloxydase và enzyme peroxidase mạnh nên hợp chất này rất dễ dàng bị
oxy hóa và tạo cho sản phẩm bị thay đổi màu sắc trong quá trình bảo quản và
chế biến. Theo Đơng Y, chuối có vị ngọt, tính bình, thuận phế, lợi tràng. Củ
chuối có tính hàn, có cơng dụng làm thanh nhiệt giải độc và có vị ngọt. Theo
phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chấm đạm, chất xơ
và khoáng chất. Chuối là một loại thực phẩm, đồng thời cũng là một dƣợc liệu
thiên nhiên để hỗ trợ cho nhiều căn bệnh (Đƣợm, 2011). Tất cả các bộ phận của
cây chuối nhƣ hoa, cùi, thân, lá đều có cơng dụng làm thuốc (Kapadia & cs.,
2015). Đặc biệt, một lợi ích vơ cùng quan trọng là chuối có thể điều hịa hoạt
động của hệ thần kinh và làm giảm nguy cơ những bệnh về tim mạch do có hàm
lƣợng potassim rất cao và cả 10 loại acid amin cần thiết yếu của cơ thể. Theo
Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại
trái cây duy nhất hội tụ đủ thành phần chất dinh dƣỡng cần thiết của cơ thể. Vậy
nên, chúng ta nên ăn hai trái chuối mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể ngăn ngừa các
8
bệnh nhƣ bệnh loét dạ dày và tá tràng, chữa bệnh táo bón và ngăn ngừa ung thƣ
ruột già, bệnh thiếu máu, giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ…(Nhƣ, 2019).
Chuối Cavendish chế biến đƣợc nhiều loại thực phẩm khác nhau, có thể ăn sống,
làm salad trái cây, nƣớng và để bổ sung cho các món thực phẩm khác. Chuối là
một trong những loại thực phẩm đƣợc sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất trên tồn
cầu. Món tráng miệng hoặc chuối ngọt, trong đó nhóm Cavendish nổi bật với
47% thị phần chuối tồn cầu (Faostat, 2017). Những lợi ích sức khỏe mà chuối
Cavendish mang lại đang thúc đẩy nhu cầu thị trƣờng. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai ở trẻ em dƣới 5
tuổi. Mỗi năm có 525,000 trẻ em chết vì căn bệnh này. Suy dinh dƣỡng là
nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy. Các bác sĩ và bệnh nhân có xu hƣớng
ăn chuối thay cho thuốc chống tiêu chảy do chuối có hiệu quả cao hơn ngay cả
trong trƣờng hợp nhiễm C. diff. Việc sử dụng chuối trong chế độ ăn kiêng đã và
đang giúp bệnh nhân kiểm sốt bệnh tiêu chảy. Nhờ lợi ích này, nhiều công ty
dƣợc phẩm đã cho ra đời các sản phẩm liên quan đến chuối để điều trị tiêu
chảy. Do đó, yếu tố có lợi cho sức khỏe này giúp thúc đẩy nhu cầu về chuối từ
ngành dƣợc phẩm (Corporate, 2022) . Ngồi ra, chuối cịn có nhiều cơng dụng
khác. Quả chín có thể nghiền thành bột để xay nhuyễn sử dụng trong nhiều loại
sản phẩm bao gồm kem, sữa chua, bánh ngọt, bánh mì, mật hoa và thức ăn cho
trẻ em. Chín chuối cũng có thể đƣợc sấy khơ và ăn, hoặc cắt lát, đóng hộp với
xi-rơ và đƣợc sử dụng trong các sản phẩm bánh mì, salad trái cây, và lớp trên
mặt. Chuối xanh có thể đƣợc cắt lát và chiên nhƣ khoai tây chiên. Toàn bộ trái
cây xanh có thể sấy khơ và xay thành bột. Giấm và đồ uống có cồn, chẳng hạn nhƣ
bia và rƣợu vang, có thể đƣợc làm từ chín lên men chuối (Huggins & cs., 1990).
2.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối tiêu Nam Mỹ
Chuối ( Musa spp.) là một trong những loại cây ăn quả đƣợc trồng phổ biến
và tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Nó đƣợc cho là một trong những loại cây
ăn quả sớm nhất đƣợc trồng vào thời kỳ đầu của nền văn minh. Chuối có nguồn
gốc từ Đơng Nam Á và đƣợc trồng ở hơn 130 quốc gia trên khắp các vùng nhiệt
9
đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Nó đƣợc ghi nhận là cây lƣơng thực lớn thứ tƣ
trên thế giới sau gạo, lúa mì và ngơ. Sản lƣợng chuối hàng năm của thế giới là
khoảng 114 triệu tấn từ diện tích 5,6 triệu ha. Từ tổng sản lƣợng chuối này,
khoảng 50% đƣợc tiêu thụ ở dạng nấu chín thƣờng là chuối tiêu trong khi phần
còn lại là các loại tráng miệng. Brazil, Ấn Độ và Philippines là những nƣớc chủ
yếu về sản xuất chuối.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt “Quy hoạch 12
loại cây ăn quả chủ lực ở Nam Bộ ”, nghĩa là Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ
lực trồng tập trung ở Nam Bộ cho đến năm 2020. Chuối đƣợc xác định là 1
trong 12 loại cây ăn quả chủ yếu trồng ở Nam Bộ, tổng diện tích cây ăn quả
trồng tập trung đến năm 2020 là 257,000 ha, diện tích chuối chiếm 28,900 ha .
Ngoài ra, chuối đƣợc xác định là cây ăn quả xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta
(Nhƣ, 2019). Chuối phát triển trong nhiều mơi trƣờng và có thể sản xuất thực
phẩm quanh năm. Ví dụ, tại Sri Lanka, gần 60.000 ha (tƣơng ứng là 20.000 ha
và 40.000 ha ở vùng ƣớt, vùng khô và vùng trung gian) đang trồng chuối. Nó
chiếm khoảng 54% tổng diện tích đất trồng cây ăn quả. 13.000 ha đƣợc sử dụng
để trồng cây (đối với cà ri) và 47.000 ha khác đƣợc sử dụng để trồng loại tráng
miệng. Có 29 giống chuối và hai loài hoang dã ở Sri Lanka. Theo Bộ Nông
nghiệp, nhiều giống chuối mọc tự do trên khắp Sri Lanka, quanh năm. Chúng
đƣợc trồng trong các vƣờn quy mô lớn, vừa và nhỏ, và trong vƣờn nhà. Theo
thống kê Nông nghiệp ở Sri Lanka, năm 2015, tổng sản lƣợng chuối hàng năm là
gần 530, 124 tấn (Maduwanthi & Marapana, 2019).
Chuối là một trong những loại trái cây đƣợc buôn bán nhiều nhất trên thế
giới. Chỉ tính riêng trong năm 2017, 22,7 triệu tấn chuối, không bao gồm chuối,
đã đƣợc giao dịch, chiếm gần 20% sản lƣợng toàn cầu trong năm đó. Giá trị
thƣơng mại này trị giá 11 tỷ USD, cao hơn giá trị xuất khẩu của bất kỳ loại trái
cây xuất khẩu nào khác. Trong khi châu Á là khu vực sản xuất chuối lớn nhất,
Mỹ Latinh và Caribe là khu vực xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 80% tổng
kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Giá trị bán lẻ của ngành này đƣợc ƣớc tính có giá
10
trị từ USD 20 tỷ và 25 tỷ vào năm 2016, mang lại sinh kế cho hàng triệu nông
dân sản xuất nhỏ và công nhân trồng trọt trên khắp thế giới. Chỉ riêng ở châu
Phi, chuối là nguồn thu nhập và việc làm cho hơn 70 triệu ngƣời (Balino, 2020).
Diện tích trồng ở Việt Nam đạt khoảng 100.000 ha với sản lƣợng thu đƣợc
là 1,2 triệu tấn/năm. Theo đề án quy hoạch phát triển rau quả và hoa, cây cảnh
đến năm 2020, tầm nhìn của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, chuối
đƣợc nhiều địa phƣơng chọn làm cây trồng chủ lực(Giáp & cs., 2012). Chuối là
một trong những mặt hàng chủ lực quan trọng nhất ở các vùng nhiệt đới. Thị
trƣờng chuối Thế giới chủ yếu bao gồm buôn bán chuối loại Cavendish. Chuối
Cavendish dành cho thị trƣờng xuất khẩu hiện đƣợc sản xuất trên khắp Thế giới,
từ các trang trại nhỏ đến các đồn điền rộng lớn hàng nghìn ha (Arias & cs.,
2003).
Cây chuối Cavendish là một giống chuối Nam Mỹ cho chất lƣợng cao và
thƣơng mại với những chùm quả lớn đủ kích cỡ. Vào đầu những năm 1900,
nghiên cứu bắt đầu với mục đích phát triển chuối kháng bệnh, dẫn đến sự phát
triển của giống chuối "Cavendish" đƣợc bán phổ biến nhất trong các cửa hàng
tạp hóa ngày nay (Burton, 2018). Ngồi ra, tổng diện tích trồng chuối trên địa
bàn tỉnh năm 2019 đạt khoảng hơn 1500 ha gồm giống chuối tiêu Cavendish
banana - chuối cấy mô Nam Mỹ, chuối sứ, chuối cau. Đặc biệt là giống chuối
tiêu - chuối cấy mô Nam Mỹ chiếm khoảng 1000 ha, sản lƣợng 1 ha đạt 30 tấn
và lƣợng chuối kém chất lƣợng, không đủ điều kiện xuất khẩu chiếm 10%
(Duyên & Tuyết, 2022). Năm 2008, theo Rau Củ Quả Việt Nam, đã có rất nhiều
mơ hình trồng chuối chun canh có quy mơ từ 0,5 – 2 ha và cho hiệu quả kinh
tế cũng khá cao so với nhiều loại cây trồng khác. Trồng chuối chỉ một năm là đã
đƣợc thu hoạch và có thể thu hoạch quanh năm và thu nhập khoảng 200
triệu/năm/hecta. Hơn thế nữa, tiềm năng xuất khẩu chuối rất lớn, đặc biệt là thị
trƣờng Nhật Bản. Nhu cầu trồng chuối từ cây giống bằng cách nuôi cấy in vitro
ngày càng lớn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế việc nhân nhanh tạo số
11
lƣợng lớn và đƣa ra thị trƣờng những cây giống to, khoẻ mạnh là một nhu cầu
của thực tế.
Có hơn 1000 giống chuối đƣợc sản xuất và tiêu thụ tại địa phƣơng trên thế
giới, nhƣng đƣợc thƣơng mại hóa nhiều nhất là loại chuối Cavendish. Chiều cao
cây chuối Cavendish ngắn ít bị thiệt hại do ảnh hƣởng của thiên tai nhƣ bão, gió
dơng vậy nên có thể đạt năng suất cao trên một ha. Cây chuối Cavendish cũng
đƣợc biết đến với khả năng phục hồi sau thiên tai một cách nhanh
chóng. Khoảng 50 tỷ tấn chuối Cavendish đƣợc sản xuất trên toàn cầu mỗi năm.
Hầu nhƣ tất cả chuối cung cấp cho thị trƣờng Mỹ và Châu Âu đều là chuối
Cavendish, loại chuối này phù hợp với thƣơng mại quốc tế hơn các giống khác
vì chúng có khả năng chống chịu tốt hơn trƣớc các tác động của du lịch tồn
cầu. Cavendish cũng là loại chuối chính đƣợc sản xuất và tiêu thụ ở Trung Quốc,
chiếm sản lƣợng và tiêu thụ chuối ở Ấn Độ.
Hầu hết tất cả chuối đƣợc giao dịch trên toàn thế giới đều là chuối
Cavendish. Chuối cũng là loại quả đƣợc thƣơng mại hóa rộng rãi, đứng vị trí thứ
hai trên thế giới, chỉ sau nhóm quả có múi. Khoảng 10% tổng sản lƣợng chuối
trên Thế giới đƣợc dành cho xuất khẩu hàng năm (Thủy, 2018). Khó có đƣợc số
liệu chính xác về tổng sản lƣợng chuối tồn cầu vì việc trồng chuối thƣờng đƣợc
tiến hành bởi các nông hộ nhỏ và buôn bán trong khu vực phi chính thức,
thƣờng khơng thể theo dõi đƣợc. Ví dụ, khoảng 70-80% sản lƣợng ở Châu Phi là
chuối địa phƣơng đã có mặt trên lục địa này hơn 1000 năm. Đây chủ yếu là
chuối nấu ăn, một loại thực phẩm chủ yếu phổ biến và quan trọng. Dữ liệu hiện
có chỉ ra rằng từ năm 2000 đến năm 2017, sản lƣợng chuối trên toàn cầu đã tăng
với tốc độ kép hàng năm là 3,2%, đạt kỷ lục 114 triệu tấn vào năm 2017, tăng so
với khoảng 67 triệu tấn vào năm 2000. Theo số liệu mới nhất năm 2017, có
khoảng 5,6 triệu ha đất đƣợc dành cho sản xuất chuối trên tồn cầu. Sự mở rộng
nhanh chóng của ngành công nghiệp chuối đƣợc thể hiện rõ qua sự thay đổi diện
tích thu hoạch theo thời gian, lên tới 3,6 triệu ha vào năm 1993 và 4,6 triệu ha
vào năm 2000 (Faostat, 2017).
12
Chuối đƣợc sản xuất chủ yếu ở một số vùng lãnh thổ nhƣ Châu Á, Châu
Mỹ Latinh và Châu Phi. Năm 2010 đến 2017, Ấn Độ là nhà sản xuất lớn nhất,
trung bình 29 triệu tấn mỗi năm và Trung Quốc là 11 triệu tấn. Sản xuất ở cả hai
nƣớc hầu hết phục vụ thị trƣờng nội địa. Các nhà sản xuất lớn khác là
Philippines với trung bình hàng năm 7,5 triệu tấn từ năm 2010 đến 2017, và
Ecuador và Brazil đều đạt mức trung bình 7 triệu tấn. Mức năng suất của sản
xuất chuối khác nhau giữa các quốc gia và giữa các giống. Nói chung, trong sản
xuất chuối thƣơng mại của giống Cavendish, năng suất trung bình mỗi ha dao
động từ 40 đến 50 tấn. Một số nhà sản xuất lớn ở các nƣớc có nền cơng nghiệp
phát triển tốt nhƣ Philippines và Ấn Độ có thể đạt năng suất trung bình khoảng
60 tấn / ha, trong khi các nhà sản xuất nhỏ hơn ở các nƣớc khác chỉ sản xuất
khoảng 30 tấn / ha. Dữ liệu từ Philippines cho thấy khoảng cách về mức năng
suất giữa các loại chuối khác nhau, với các giống nhƣ Saba (chuối nấu từ giống
ABB) và Lakatan (chuối tráng miệng từ nhóm Cavendish), đƣợc sản xuất chủ
yếu cho thị trƣờng địa phƣơng, năng suất trung bình trên một ha chỉ 11-13 tấn
(Cơ quan Thống kê Philippines). Nhìn chung, ngành cơng nghiệp chuối đã đạt
đƣợc những cải thiện nhanh chóng về năng suất, với năng suất trung bình tăng từ
khoảng 14 tấn / ha năm 1993 lên 20 tấn / ha vào năm 2017 (Faostat, 2017). Ở
một số quốc gia xuất khẩu lớn nhất, thu nhập từ sản xuất chuối đóng vai trị quan
trọng trong sản xuất nơng nghiệp rịng. Đánh giá về số liệu sản xuất và thƣơng
mại từ năm 2013 chỉ ra rằng chuối đƣợc xếp hạng là cây trồng xuất khẩu hàng
đầu về giá trị ở Ecuador, thứ hai ở Philippines và Costa Rica, thứ ba ở Colombia
và Guatemala. Về giá trị sản xuất nông nghiệp, chuối chiếm sản lƣợng ở
Ecuador, gần 1/5 ở Costa Rica và Guatemala, và xấp xỉ 1/10 ở Philippines.
Tóm lại, chuối là một loại lƣơng thực chính và nó là một trong những loại
trái cây đƣợc xuất khẩu rộng rãi nhất trên thế giới. Nhu cầu trồng chuối nguyên
liệu rất cao ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Ngomuo & cs., 2014).
13
2.6. Nghiên cứu nhân giống in vitro cây chuối ở trong và ngoài nƣớc
Hiện tại trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam chƣa có một số nghiên cứu cụ thể
và đƣợc công bố về nhân nhanh in vitro giống cây chuối tiêu Nam Mỹ bằng
phƣơng pháp nuôi cấy mô in vitro trong phịng thí nghiệm nên tơi tham khảo và
xây dựng dựa trên các nghiên cứu về nuôi cấy mô in vitro các loài cây thuộc
cùng loài với chúng để hồn thiện phƣơng pháp xây dựng của riêng mình.
Năm 2020, Hƣơng & cs, trên đối tƣợng chuối ngự Đại Hoàng, Bùi Thị Thu
Hƣơng & cs của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chỉ ra rằng: Ở giai đoạn
nhân chồi chuối ngự Đại Hồng, mơi trƣờng thích hợp nhất là mơi trƣờng MS có
bổ sung 3 mg/l BA, với hệ số nhân là 3,03 lần và chiều cao chồi là 2,06 cm. Đối
với giai đoạn ra rễ tạo cây hoàn chỉnh, chồi chuối ngự nuôi cấy vi thủy canh trên
môi trƣờng ½MS có bổ sung 0,1 mg/l α-NAA có khả năng tạo rễ tốt nhất với số
rễ TB đạt 3,03 rễ/chồi và chiều dài rễ TB là 3,32 cm. Cây chuối ngự Đại Hồng
in vitro hồn chỉnh có tỉ lệ sống 100%, tạo 4,2 lá mới/cây, chiều cao trung bình
đạt 8,63 cm sau 28 ngày trồng trên giá thể cát và cây đƣợc tƣới dung dịch nano
bạc 4 ppm hai ngày một lần vào buổi sáng và chiều tối (Hƣơng & cs., 2020).
Năm 2018, Phuong Thi Bach Vu & cs, đã thực hiện đề tài ở đối tƣợng
giống Musa balbasiana (nhóm BBB). Nghiên cứu cho thấy mẫu đƣợc khử trùng
bằng dung dịch NaOCl 3% trong 12-15 phút tùy theo kích thƣớc và tuổi mẫu,
chồi đƣợc tái sinh trên môi trƣờng Murashige và Skoog (MS) bổ sung 0,5 mg/l
1-phenyl-3 (1,2,3 thiadiazol-5-yl) (TDZ). Môi trƣờng MS đƣợc bổ sung 1 mg /l
benzylaminopurine (BA) và 0,25 mg/l kinetin làm cho quá trình bắt đầu chồi đạt
hiệu quả cao (10,700 ± 0. 135 chồi/ mẫu) và chiều cao chồi ở ngày thứ 20 là
3,023 ± 0,018 cm. Musa balbasiana (nhóm BBB) là loại rễ cảm ứng nhiều nhất
trên mơi trƣờng MS khơng có chất điều hòa sinh trƣởng thực vật với 4,533 ±
0,058 rễ/chồi và rễ dài 2,433 ± 0,067 cm. Cây con hoàn chỉnh (cả rễ, thân, lá)
đƣợc chuyển về vƣờn ƣơm và trồng trên cát với tỷ lệ sống cao nhất là
91,1%. Sau hai tuần, những cây sống sót đƣợc chuyển sang trồng trên đất sạch
để cây sinh trƣởng và phát triển tốt nhất (Vu & cs., 2018).
14
Năm 2015, Shri ohan Jain & cs đã thực hiện đề tài “Tế bào chuối và nuôi
cấy mô” cho rằng sự hình thành nhiều chồi và chồi non đƣợc thúc đẩy bằng cách
bổ sung vào mơi trƣờng có nồng độ cytokinin tƣơng đối cao. Trong chuối, BA là
cytokinin đƣợc ƣa thích và thƣờng đƣợc bổ sung với nồng độ 0,1–20 mg/l. Để
nhân giống cây mầm, chúng tôi sử dụng môi trƣờng tƣơng tự nhƣ khi bắt đầu
nuôi cấy chồi (môi trƣờng có chứa 2,25 mg/l BA và 0,175 mg/l IAA). Nếu yêu
cầu sản xuất các mẫu cấy mô phân sinh tăng sinh cao thì nồng độ BA cao hơn
gấp 10 lần đƣợc thêm vào mơi trƣờng nền (mơi trƣờng có chứa 22,5 mg/l BA và
0,175 mg/l IAA). Nồng độ cytokinin BA cao hơn có xu hƣớng có ảnh hƣởng xấu
đến tốc độ nhân lên và hình thái của mơi trƣờng nền (Houwe & cs., 2015).
Năm 2012, Đỗ Đăng Giáp & cs đã thực hiện là lấy chồi cây chuối Laba in
vitro có chiều cao từ 1-2 cm và có 1 cặp lá tại phịng thí nghiệm về CNTBTV
(Viện Sinh học nhiệt đới) làm nguyên liệu để nhân nhanh. Các chồi đơn này sẽ
đƣợc cắt giữ lại phần gốc có chiều cao 3-5mm, bỏ hết phần lá, phần mô bị đen
và sử dụng làm mẫu cấy các thí nghiệm. Nồng độ BA lên khả năng nhân nhanh
chồi cảu cây chuối Laba ni cấy in vitro thích hợp là 5 mg/l BA có số lƣợng
chồi hình thành, số lá và trọng lƣợng tƣơi đều đạt cao nhất so với các nồng độ
khác cùng khảo sát (4,64 chồi/mẫu, 10,00 lá/mẫu và 1,19 g/mẫu). Kết quả về
nồng độ BA thích hợp cho sự cảm ứng tạo chồi sẽ đƣợc sử dụng cho các thí
nghiệm tiếp theo (Giáp & cs., 2012).
Năm 2011, ở đối tƣợng cây chuối Tây, Ngô Thị Đƣợm đã thực hiện đề
tài và chỉ ra rằng: Việc bổ sung nƣớc dừa vào mơi trƣờng nền có tác dụng rất tốt
cho sự sinh trƣởng phát triển của chồi chuối Tây in vitro, hàm lƣợng nƣớc dừa
tốt nhất là 20% (Đƣợm, 2011).
Năm 1995, Nguyễn Quang Thạch & cs đã chỉ ra rằng, có thể sử dụng
phƣơng pháp in vitro để nhân nhanh cây chuối, vật liệu ni cấy tốt nhất cho
mục đích nhân nhanh là các mơ chồi đỉnh và chuối có thể bóc bẹ mà khơng cần
khử trùng. Mơi trƣờng thích hợp cho q trình khởi động phát sinh chồi ban đầu
là mơi trƣờng MS + (5-7) ppm BA. Môi trƣờng nhân nhanh tƣơng tự nhƣ môi
15