HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
----------------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU NUÔI TẢO XOẮN
ARTHROSPIRA PLATENSIS TRONG
HỆ THỐNG BỂ BẠT HDPE
Hà Nội, 2022
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
----------------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU NUÔI TẢO XOẮN
ARTHROSPIRA PLATENSIS TRONG
HỆ THỐNG BỂ BẠT HDPE
Người thực hiện
: Hoàng Xuân Chung
Mã sinh viên
: 637113
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.Nguyễn Đức Bách
Địa điểm thực hiện
: Viện nghiên cứu Vi tảo và Dược Mỹ phẩm
Hà Nội, 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan kết quả, hình ảnh, số liệu nghiên cứu được sử dụng trong luận
văn này là trung thực, chưa được sử dụng trong bất kỳ một báo cáo nào. Tất cả các thơng
tin trong khóa luận đều được trích dẫn.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước Học viện và Hội đồng.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2022
Sinh viên
Hoàng Xuân Chung
i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận, ngồi sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được giúp đỡ, động viên tích cực từ các cá nhân, tập thể.
Trong thời gian thực tập tại Viện Nghiên cứu Vi tảo và Dược mỹ phẩm, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của Thầy, Cơ.
Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và những bài học kinh nghiệm tơi đã hồn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa Cơng nghệ sinh học
cùng tồn thể các Thầy, Cơ đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên ngành, kỹ
năng làm việc và những bài học quý báu trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Đức Bách đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tất cả các anh, chị, bạn bè làm việc tại bộ môn đã
tận tình giúp đỡ, đóng góp những ý kiến bổ ích và tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng sự nhiệt tình, năng lực của mình, tuy
nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp của
q thầy cơ và các bạn để tơi có thể hồn thành khóa luận được tốt nhất.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2022
Sinh viên
Hoàng Xuân Chung
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
TÓM TẮT.......................................................................................................................ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................................1
1.2.1. Mục đích. ...............................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................1
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................2
2.1. Giới thiệu vi tảo Arthrospira platensis .....................................................................2
2.1.1. Lịch sử phát triển của vi tảo Arthrospira platensis ...............................................2
2.1.2. Đặc điểm sinh học của vi tảo Arthrospira platensis .............................................3
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi tảo Arthrospira
platensis .........................................................................................................................11
2.2. Hệ thống nuôi vi tảo ............................................................................................... 14
2.2.1. Các hệ thống nuôi vi tảo hiện nay .......................................................................14
2.2.2. So sánh hệ thống ni kín và ni hở .................................................................18
2.3. Tình hình nghiên cứu tảo Arthrospira platensis ở Việt Nam và thế giới...............19
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................19
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ni vi tảo A.platensis trong bể bạt trên thế giới .............20
PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 23
3.1. Địa điểm và thời gian thực hiện .............................................................................23
3.2. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................23
iii
3.2.1. Chủng giống ........................................................................................................23
3.2.2. Hóa chất ...............................................................................................................23
3.2.3. Máy móc và thiết bị nghiên cứu ..........................................................................24
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................26
3.3.1. Phương pháp nhân giống .....................................................................................26
3.3.2. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của vi tảo Arthrospira platensis .......27
3.3.3. Xác định tốc độ sinh trưởng riêng .......................................................................28
3.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 28
3.4.1. Xây dựng mơ hình bể bạt HDPE .........................................................................28
3.4.2. Xác định điều kiện phù hợp cho vi tảo Arthrospira platensis khi nuôi trong bể bạt
HDPE ............................................................................................................................. 30
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................35
4.1. Xây dựng đồ thị tương quan giữa OD750 và khối lượng khô ..................................35
4.2. Ảnh hưởng của chế độ sục khí ...............................................................................36
4.3. Ảnh hưởng của mật độ tiếp giống ..........................................................................37
4.4. Ảnh hưởng của độ sâu nuôi ....................................................................................38
4.5. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng ........................................................................40
4.6. Sản lượng và chất lượng tảo thu được ....................................................................41
PHẦN V. KẾT QUẢ VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................................42
5.1. Kết luận...................................................................................................................42
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh hệ thống nuôi tảo Arthrospira platensis hệ kín và ni hệ hở ........18
Bảng 3.1. Môi trường Zarrouk (Zarrouk, 1966) ............................................................ 24
Bảng 3.2.Thông số kĩ thuật của bạt HDPE được sử dụng phổ biến trong nơng nghiệp25
Bảng 3.3. Các loại máy móc và thiết bị nghiên cứu ......................................................26
Bảng 3.4. Thống kê thông số của 4 bể bạt HDPE được sử dụng làm thí nghiệm .........29
Bảng 4.2. Kết quả đo OD750 trong thí nghiệm tốc độ sục khí ở ngày thứ 14 ................36
Bảng 4.3. Kết quả thu sinh khối từ 4 bể bạt HDPE .......................................................41
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tương quan giữa khối lượng khô và mật độ quang ..................................36
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của chế độ sục khí ..................................................................37
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của mật độ tiếp giống ............................................................. 38
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của độ sâu nuôi ......................................................................39
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng........................................................... 40
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tảo Arthrospira platensis. ...............................................................................2
Hình 2.2. Hình thái của các chủng Arthrospira phân lập ở hồ Kailala (Avigad Vonshak)
.........................................................................................................................................3
Hình 2.3. Lát cắt tế bào Arthrospira platensis. ............................................................... 6
Hình 2.4. Mơ hình sắp xếp vách tế bào Arthrospira platensis. .......................................6
Hình 2.5. Vịng đời của tảo Arthrospira platensis. .........................................................7
Hình 2.6. Ni tảo Arthrospira platensis trong bể raceway .........................................15
Hình 2.7. Hệ thống photo bioreactor ni tảo xoắn (Arthrospira platensis) ................17
Hình 2.8. Mơ hình ni trồng tảo trong bể bạt ở Ấn Độ ...............................................20
Hình 3.1. Chủng tảo Arthrospira platensis ...................................................................23
Hình 3.2. Bạt HDPE ......................................................................................................25
Hình 3.3. Buồng đếm hồng cầu Neubauer ....................................................................27
Hình 3.4. Xây dựng 4 bể bạt HDPE nuôi tảo Arthrospira platensis ............................. 30
Hình 3.5. Máy thổi khí con sị .......................................................................................31
Hình 3.6. Thơng số của máy thổi khí con sị .................................................................31
Hình 3.7. Các dây dẫn được nối từ dàn ống dẫn khí .....................................................32
Hình 3.8. Thí nghiệm xác định mật độ tiếp giống ban đầu ...........................................33
Hình 3.9. Thí nghiệm xác định độ sâu ni tảo A.platensis trong bể bạt HDPE ..........33
Hình 3.10. Thí nghiệm xác định cường độ ánh sáng ni tảo A.platensis trong bể bạt
HDPE ............................................................................................................................. 34
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chl
Chlorophyll
Chlb
Chlorophyll b
Chla
Chlorophyll a
PC
phycocyanin
APC
allophycocyanin
GLA
axid γ-linolenic
FM
môi trường phân bón
SM
mơi trường nước biển
OD
phương pháp đo mật độ quang học
viii
TĨM TẮT
Arthrospira platensis là một lồi tảo phổ biến, chúng có giá trị dinh dưỡng
rất cao. Arthrospira platensis đem lại giá trị kinh tế lớn không chỉ thức ăn bổ dưỡng cho
người và thức ăn cho động vật mà các ngành ni trồng thủy sản, nguồn phân bón sinh
học, năng lượng sạch, các hóa chất trong cơng nghiệp và dược phẩm, xử lý mơi trường,
vì vậy việc ni trồng vi tảo này với quy mô lớn là rất cần thiết đem lại nhiều lợi ích to
lớn.
Sau khi tìm hiểu độ an toàn của bạt HDPE chống chịu được sự ăn mịn của pH
mơi trường, chống chịu nhiệt, các tác động vật lí từ bên ngồi, có thể khẳng định được
có thể nuôi tảo A.platensis trong bể bạt HDPE. Bốn bể ni được thiết kế có diện tích
32m2 (8m chiều dài x 4m chiều rộng x 0,3 độ cao). Khác với hệ thống guồng quay của
bể nuôi Raceway, bể bạt HDPE phải dùng hệ thống sục khí do khơng có vách ngăn.
Hệ thống sục khí của bể bạt HDPE được lắp đặt trải dàn từ đầu đến cuối bể ( mỗi ống
sục cách nhau 1m), chế độ sục được cài đặt theo chu trình ngắt quãng ( 15 phút sục 1
lần, nghỉ 15 phút), tốc độ sục là 3,5 m3/phút. Thời gian sinh trưởng của tảo A.platensis
khi nuôi trong bể bạt HDPE từ khi cấy giống đến khi thu hoạch là 14 ngày, mật độ cao
nhất của tảo đạt được là 2,53 g/lít.
Trong nghiên cứu này các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của Arthrospira
platensis như môi trường nuôi cấy, mật độ nuôi cấy ban đầu, cường độ ánh sáng, nồng
độ NaCl và pH môi trường được khảo sát thực tế trên hệ thống bể Raceway. Từ các kết
quả tốt nhất thu được tiến hành áp dụng cho nhân sinh khối quy mô lớn trong bể bạt
HDPE.
Trong nội dung báo cáo này các phương pháp nghiên cứu chính sau được áp dụng:
1. Phương pháp nhân giống vi tảo
2. Phương pháp xác định tốc độ sinh trưởng
3. Phương pháp xác định mật độ tế bào
4. Xác định mối tương quan giữa OD và mật độ quang
ix
Kết quả: Đã thành công xác định các yếu tố cơ bản liên quan đến quá trình nhân
sinh khối vi tảo Arthrospira platensis trong bể bạt HDPE bao gồm chế độ sục khí 3,5
m3/phút, mật độ tiếp giống OD750= 0,12, độ sâu nuôi 15cm, cường độ ánh sáng 30klux.
x
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay tác dụng của tảo xoắn Arthrospira platensis ngày càng được biết nhiều,
nhận thức về sức khoẻ và các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ của người dân ngày càng tăng.
Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng tảo xoắn ngày càng lớn dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp
và cơ sở quan tâm và mở rộng quy mô nuôi tảo xoắn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng.
Nước ta đã có nhiều mơ hình ni trồng loại tảo này ở những quy mơ khác nhau
song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh khối, chất lượng và cả giá thành. Ở Việt Nam
tảo Arthrospira platensis thường được nuôi trồng trong các hệ thống như bể raceway
hay bể composite tuy nhiên chi phí xây dựng cịn cao vậy nên việc tìm ra một bể nuôi
trồng phù hợp để nuôi tảo Arthrospira platensis với giá thành rẻ hơn mà vẫn giữ được
năng suất và chất lượng của sinh khối là điều cần thiết. Vì vậy đề tài: “Nghiên cứu nuôi
tảo xoắn Arthrospira platensis trong hệ thống bể bạt HDPE” được thực hiện để giảm
chi phí xây dựng mơ hình ni tảo trên quy mơ lớn cũng như đẩy mạnh năng lực sản
xuất và hiệu quả sản xuất mà vẫn có thể đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn như trong
các hệ thống nuôi tảo khác.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích.
Nghiên cứu nhân sinh khối vi tảo Arthrospira platensis trong hệ thống bể bạt HDPE.
1.2.2. Yêu cầu
Xác định kích thước, thông số và phương án lắp đặt hệ thống bể bạt HDPE để nuôi
tảo
Nuôi thử nghiệm tảo trong hệ thống bể bạt HDPE để thu sinh khối
Đánh giá hiệu quả nuôi tảo: tốc độ sinh trưởng, mật độ tối đa bởi các yếu tố ảnh
hưởng đến tảo A.platensis trong bể bạt HDPE như mật độ tiếp giống, độ sâu nuôi, chế
độ sục khí, cường độ ánh sáng
1
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu vi tảo Arthrospira platensis
2.1.1. Lịch sử phát triển của vi tảo Arthrospira platensis
Tảo xoắn Arthrospira platensis là vi khuẩn lam thuộc chi Arthrospira, bộ
Oscillatoriaceae, lớp Cyanophyceae, ngành Cyanophyta. Tảo xoắn được phân lập từ
mẫu nước ngọt vào năm 1827 bởi Turpin, ban đầu xếp vào chi Spirulina. Đến năm 1892,
từ những nghiên cứu của Stizenberger về vách ngăn giữa các tế bào trong chi
Arthrospira platensis đã phân ra thành 2 chi là chi Spirulina (nhìn rõ vách ngăn) và chi
Arthrospira (khơng nhìn rõ). Sau đó chúng được gộp vào cùng một chi một lần nữa và
lại tách ra thành 2 chi vào năm 1989 bởi Gomont. Các phân loại này được chấp nhận
đến ngày nay. Năm 1974, Stainer và Van Neil hợp nhất ngành tảo lam vào giới sinh vật
tiền nhân và đặt tên là vi khuẩn lam (Cyanobacteria/Cyanophyta).
Tảo xoắn Arthrospira platensis có phân loại như sau:
Lồi: Spirulina platensis thuộc:
Chi: Spirulina (Arthrospira)
Họ : Oscillatoriceae
Bộ : Oscillatoriales
Lớp : Cyanophyceae
Ngành : Cyanophyta
Hình 2.1. Tảo Arthrospira platensis.
2
2.1.2. Đặc điểm sinh học của vi tảo Arthrospira platensis
2.1.2.1. Đặc điểm hình thái của vi tảo Arthrospira platensis
Arthrospira platensis có cấu tạo dạng sợi khơng nhánh và thường có dạng vịng
xoắn lớn hoặc dạng thẳng. Sợi có thể đơn độc hoặc các sợi đan vào nhau. Mỗi sợi là một
ống trụ, hai đầu có cùng hình dạng, kích thước, có thể dài hoặc ngắn. Đầu tế bào hình
cầu hoặc hình trụ, có thể có thành tế bào dày, là một chi đa bào, nhưng vách ngăn giữa
các tế bào rất khó quan sát. Arthrospira platensis thường khơng chuyển động nhưng đơi
khi có thể chuyển động quay trịn. Hầu hết các lồi đều có khơng bào chứa khí, nên có
khả năng nổi trên mặt nước. Trong hầu hết trường hợp, sợi khơng có màng nhày hoặc
nếu có thì rất mỏng và rất khó thấy, khơng có tế bào dị hình, đường kính sợi từ 8–10 μm
(Stolz, 1991).
Hình 2.2. Hình thái của các chủng Arthrospira phân lập ở hồ Kailala (Avigad
Vonshak)
Ghi chú: Sợi mới lấy từ trong phịng thí nghiệm, (b) sợi ở hồ tự nhiên cố định trong
formaldehyde (2%), (c) sợi nuôi trong bể raceway, (d) tự phát quang dưới tia UV.
Thanh đo 10 µm.
Arthrospira platensis được tìm thấy trong các ao, hồ nước ngọt, nước mặn hoặc
môi trường ven biển. Chúng có thể sống tự do hoặc bị gắn vào tảo khác. Bên cạnh việc
sống trong các môi trường phổ biến, Arthrospira platensis có khả năng sinh sơi nảy nở
3
trong các hệ thống khống hố, mơi trường kiềm mà hầu như khơng có sinh vật sống
nào khác có thể sống sót. Các sợi có thể được tạo thành các cụm đáy có màu xanh lam
đến xanh lá cây, màu ô-liu (Rippka et al., 1979). Một số loài chứa sắc tố phycoerythrin
làm tảo có màu đỏ.
Theo nghiên cứu của Vonshak, có nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc xoắn
của tảo Arthrospira platensis, chủ yếu là nhiệt độ, điều kiện sinh lý, hóa học. Sự thay
đổi mạnh nhất là chuyển từ dạng xoắn lò xo (helix) sang dạng xoắn ốc (spiral). Mặc dù
dạng xoắn lò xo là dạng khá ổn định và duy trì trong mơi trường ni, tuy nhiên vẫn có
những biến dị của mức độ xoắn giữa các chủng khác nhau trong cùng một loài hoặc giữa
cùng một chủng. Ngay cả trong điều kiện tự nhiên thì sự biến đổi về hình dạng xoắn vẫn
thường gặp. Một khi tảo đã chuyển sang dạng thẳng cả trong điều kiện tự nhiên hoặc
nhân tạo (sau khi xử lý bởi các nhân tố vật lý, hóa học chẳng hạn như UV hoặc hóa chất)
thì sẽ khơng thể quay trở lại dạng xoắn lò xo ban đầu (Vonshak, 1987).
Arthrospira platensis là sinh vật phiêu sinh (Plankton) sống tự do (free living
organism) trong nước kiềm, giàu khoáng chất. Các vi phiêu sinh này lơ lửng ở độ sâu
có thể tới 50 cm,và trong môi trường nhân tạo thường nuôi ở mức nước 10-30 cm(ni
hồ hở), hoặc có thể trong hồ đáy sâu 1-1,5 m (sục khí) phải đảm bảo tảo nhận nhận được
ánh sáng.Trôi nổi trong nước và nhu cầu ánh sáng là 2 đặc điểm ràng buộc lẫn nhau, hỗ
trợ nhau, rất quan trọng trong công nghệ nuôi trồng Arthrospira platensis (Tredici et
al., 1986).
Arthrospira platensis sống trong môi trường ưa kiềm (pH: 8,5-10,5). Trong tự
nhiên, chúng sống trong các hồ, suối khống ấp áp. Tảo có phạm vi phân bố rộng: Châu
Phi: Tchad, Congo, Ethiopia, Kenya; Nam phi: Ai cập, Tanzania, Zambia; Châu Mỹ:
Hoa kỳ, Peru, Uruguay, Mexico; Châu Á: Ấn độ, Paskistan, Srilanka, Việt nam; Châu
Âu: Nga, Ukraina, Hungarie (Richmond .,1992).
2.1.2.2. Đặc điểm cấu tạo của vi tảo Arthrospira platensis
Arthrospira platensis là tảo lam đa bào, dạng sợi. Tảo gồm nhiều tế bào hình trụ
xếp khơng phân nhánh. Đường kính tế bào từ 1 – 12µm, chiều dài tế bào có thể 10µm
và chiều dài chuỗi có thể đến 110µm. Các sợi tảo có tính di động trượt dọc trục của
chúng. Arthrospira platensis có dạng xoắn trong mơi trường chất lỏng và có hình xoắn
4
trôn ốc thật sự trong môi trường rắn. Độ xoắn của tảo là đặc điểm để phân loại của loài
(Borowitzka, 1988).
Tế bào Arthrospira platensis có cấu trúc giống với sinh vật Prokaryote thiếu các
hạt liên kết với màng thuộc gram âm, thành tế bào nhiều lớp và được bao bọc bởi màng
polysaccharide nhầy. Thành tế bào Arthrospira platensis không chứa celulose mà hệ
tiêu hóa con người khơng phân cắt được. Arthrospira platensis có tỷ lệ chuyển hóa
quang hợp khoảng 10%, trong khi đó các thực sống trên cạn như đậu nhành chỉ có thể
chuyển hóa quang hợp được 3%. Tế bào tảo Arthrospira platensis chưa có nhân điển
hình, vùng nhân chỉ là vùng giàu axit nucleic chưa có màng nhân bao bọc, phân bố trong
nguyên sinh chất. Thành tế bào Arthrospira platensis có cấu trúc nhiều lớp, khơng chứa
celulose mà chứa mucopolyme, pectin và các loại polysaccharid khác. Màng tế bào nằm
sát ngay dưới thành tế bào và nối với màng quang hợp thylakoid tại một vài điểm.
Arthrospira platensis không có lục lạp mà chỉ chứa thylakoid quang hợp nằm rải rác
trong nguyên sinh chất. Màng thylakoid bao quanh các hạt polyphotphat có đường kính
0,5- 1μ thường nằm ở trung tâm tế bào. Sắc tố quang hợp chính là phycocyanin, bên
cạnh đó cịn có chlorophyll a. Ngồi ra, tế bào Arthrospira platensis khơng có khơng
bào thực, chỉ có khơng bào chứa khí làm chức năng điều chỉnh tỉ trọng tế bào. Khơng
bào khí có vai trị rất quan trọng trong việc làm cho Arthrospira platensis nổi lên mặt
nước (Chung et al., 1978).
Arthrospira platensis là một chi tảo thuộc ngành tảo lam, tế bào Arthrospira
platensis khơng có ty thể và mạng lưới nội chất, tuy nhiên tế bào vẫn có ribosome với
hệ số lắng 70S và một số thể vùi như hạt polyphotphat, glycogen, phycocyanin,
carboxysome và hạt mesosome (Faucher, 1979).
Thành tế bào dưới kính hiển vi điện tử hiện lên gồm 4 lớp: từ lớp L1 đến lớp L4 (L1,
L2, L3, L4). L1 và L3 chứa vật liệu dạng sợi. L2 là một peptidoglycan giống như ở tế bào
vi khuẩn. L4 được sắp xếp chạy theo chiều dọc của trục sợi Arthrospira platensis (hình
2.3).
5
Hình 2.3. Lát cắt tế bào Arthrospira platensis (Torzillo., 1994).
Hình 2.4. Mơ hình sắp xếp vách tế bào Arthrospira platensis (Torzillo., 1994).
Lớp L1 và L3 có chức năng vận chuyển điện tử, do đó hai lớp L2 và L4 tập trung các
điện tử đó. Độ dày của mỗi lớp từ 10-15nm, nên độ dày của toàn bộ thành tế bào là
khoảng 40- 60nm. Các lớp L1, L3, L4 có độ dày bằng nhau, lớp L2 lớn hơn.
2.1.2.3. Đặc điểm sinh sản của vi tảo Arthrospira platensis
Arthrospira platensis có hai hình thức sinh sản đó là sinh sản sinh dưỡng và sinh
sản vơ tính. Hình thức sinh sản sinh dưỡng được thực hiện bằng cách gãy từng khúc của
sợi tảo, khúc gãy (Tomaselli et al .,1976). Từ một sợi tảo mẹ, hình thành nên những
đoạn Necridia (gồm các tế bào chuyên biệt cho sự sinh sản). Trong các Necridia hình
thành các đĩa lõm ở hai mặt và sự tách rời tạo các hormogonia ( những sợi chuyển động
của tế bào được hình thành bởi một số vi khuẩn lam) bởi sự chia cắt tại vị trí các đĩa
này. Trong sự phát triển, dần dần phần đầu gắn tiêu giảm, 2 đầu hormogonia trở nên
trịn nhưng vách tế bào vẫn có chiều dày không đổi. Các hormogonia phát triển, trưởng
thành và chu kì sinh sản được lập đi lập lại một cách ngẫu nhiên, tạo nên vòng đời của
tảo. Kiểu sinh sản này thường gặp ở các sợi tảo có dạng chuỗi tế bào xếp nối nhau. Trong
6
thời kì sinh sản tảo Arthrospira platensis nhạt màu ít sắc tố xanh hơn bình thường (Van
Eykelenburg., 1980).
2.1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng của vi tảo Arthrospira platensis
Sự sinh trưởng của tảo được diễn tả bằng sự phân chia tế bào. Với chế độ dinh
dưỡng thích hợp và điều kiện sinh lý học thuận lợi, quá trình sinh trưởng của tảo trải
qua ít nhất các pha sau:
Pha tiềm phát : Sự vơ hiệu hóa các enzyme, sự giảm tốc độ trao đổi chất của tảo
giống, tế bào gia tăng kích thước nhưng khơng có sự phân chia; một số yếu tố khuyếch
tán được tạo ra do chính các tế bào thì cần cho quá trình cố định carbon; hoạt động trao
đổi chất của các tế bào đã ức chế sự hoạt động của các độc tố nào đó có mặt trong mơi
trường, hay do cấy tảo vào mơi trường có chứa một vài chất có nồng độ quá cao.
Pha tăng trưởng : là giai đoạn mà tế bào phân chia rất nhanh và liên tục. Tốc độ
tăng trưởng trong giai đoạn này tùy thuộc vào kích thước tế bào, cường độ ánh sáng,
nhiệt độ.
Pha cân bằng : Khi có một vài nhân tố xuất hiện như : sự giảm sút của yếu tố dinh
dưỡng nào đó, tỷ lệ cung cấp oxy và cacbonic, sự thay đổi pH, sự hạn chế ánh sáng, sự
xuất hiện các yếu tố ngăn cản sự phân chia các tế bào do một chất độc nào đó thì quá
trình sinh trưởng của tảo bị ức chế, đây là giai đoạn đầu của pha tăng trưởng chậm. Tuy
nhiên, pha này diễn ra rất nhanh với sự cân bằng được tạo ra giữa tốc độ tăng trưởng và
các nhân tố giới hạn, nó được xem là pha qn bình.
Pha suy tàn : Khi các chất dinh dưỡng trở nên cạn kiệt không đủ cung cấp cho sự
sinh trưởng và trao đổi chất đến mức trở nên độc hại, tảo sẽ bị suy tàn gọi là pha chết.
Hình 2.5. Vịng đời của tảo Arthrospira platensis.
7
Trong một số điều kiện sống không thuận lợi, Arthrospira platensis cũng có khả
năng tạo bào tử giống vi khuẩn, đó là hình thức sinh sản vơ tính. Bào tử tảo có chứa
nhiều chất dinh dưỡng ở dạng dự trữ và được bao bọc bởi một lớp dày, khi gặp điều kiện
thuận lợi, chúng sẽ tạo thành sợi mới. Chu kỳ phát triển của tảo Arthrospira platensis
rất ngắn, nuôi trong phịng thí nghiệm thì thời gian thế hệ của nó chỉ kéo dài trong 24
giờ, ở điều kiện tự nhiên là khoảng 3- 5 ngày (Waterbury., 1992) .
2.1.3.1. Ánh sáng
Khi ni tảo ở ngồi trời, che phủ ánh sáng trên bề mặt bể nuôi sẽ ảnh hưởng đến
lượng ánh sáng có đến được với từng tế bào, trong điều kiện này một phần nhất định của
tảo trong môi trường nuôi không nhận được đủ ánh sáng để đáp ứng nhu cầu quang hợp.
Vì vậy, việc ni trong bể sẽ gặp phải những giới hạn về sinh trưởng. Điều này đã được
chứng minh vào bởi Richmond những năm 1980, việc tăng nồng độ tế bào trong bể sẽ
làm tăng độ tự che phủ ánh sáng đồng nghĩa với việc tốc độ sinh trưởng riêng (µ) bị
giảm xuống (Richmond , 1980). Nhiều thí nghiệm được thiết kế vào mùa đơng, mùa
xn và mùa hè đã tìm ra ảnh hưởng lớn nhất của tốc độ sinh trưởng lên mật độ tế bào.
Có một mối tương quan nghịch giữa nhiệt độ và ánh sáng do đó cần phải điều chỉnh tối
ưu trong q trình nuôi. Vào mùa hè nhiệt độ đủ cao, nên giới hạn chính đối với sinh
trưởng là ánh sáng. Khi ánh sáng mùa hè cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, dẫn đến mật độ
tế bào tăng nhanh nhưng độ che phủ cũng tăng theo dẫn đến ức chế lại quá trình tăng
trưởng. Ngược lại vào mùa đông và mùa xuân, nhiệt độ bể nuôi thấp hơn, ảnh hưởng
của độ tự che bóng lại biểu hiện ít hơn (Vonshak, 1997).
Năm 1996, một nghiên cứu của Anjard đáng giá ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường lên tảo Arthrospira platensis nuôi trong môi trường cơ bản dựa vào hàm lượng
β-carotene. Kết quả cho thấy, khi nhiệt độ cao hơn 35°C, hàm lượng β-carotene giảm,
tăng cường độ sáng lên 10 klux làm tăng hàm lượng β-carotene và cao nhất khi nuôi tảo
dưới ánh sáng đỏ, thấp hơn là ánh sáng xanh lam và trắng (Anjard., 1996).
Tảo xoắn Arthrospira platensis yêu cầu cường độ ánh sáng tối ưu trong giai đoạn
tăng trưởng trong khoảng từ 20 đến 30 Klux. Tuy nhiên, ở giai đoạn nhân giống trong
phịng thí nghiệm, khi mật độ cịn thấp, cường độ ánh sáng địi hỏi khơng nhiều, thơng
thường dao động trong khoảng 2-5 klux. Tảo Arthrospira platensis hấp thụ tối đa ánh
8
sáng đỏ (do Chl a) ở bước sóng 678 nm, trong khi cực đại ở 622 nm là của phycocyanin
(PC). Tỷ lệ hấp thu ánh sáng giữa PC và Chl tùy thuộc vào mức độ sinh trưởng của tảo.
Dải hấp thụ ánh sáng xanh của Chl ở 440 nm còn carotenoid ở 480-490 nm. Bước sóng
655 nm là của allophycocyanin (APC). Tỉ lệ PC/APC trong tảo Arthrospira platensis
xấp xỉ 2,9 đến 3,0 và thay đổi nhiều tùy thuộc vào chất lượng quang phổ (Richmond
and Vonshak, 1978; Vonshak et al., 1982).
Cường độ ánh sáng phải được kiểm soát cẩn thận trong q trình ni tảo vì ánh
sáng q cao sẽ dẫn đến hiện tượng quang ức chế nghĩa là giảm tốc độ quang hợp khi
các tế bào vượt quá mức bão hòa ánh sáng. Gần đây, đèn LED đã trở thành một trong
những nguồn sáng quan trọng và có thể tích hợp vào các hệ thống photobioreactor.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh lam (465nm) và đỏ (660nm) kết hợp với ánh
sáng huỳnh quang có tác dụng kích thích tăng trưởng sinh khối của nhiều loài tảo. Một
số nghiên cứu cũng cho thấy ánh sáng xanh đơn sắc (λ = 405 và 465nm) giúp tảo tăng
hấp thụ dinh dưỡng ánh sáng đỏ (λe = 630 và 660nm). Đèn led là nguồn sáng nhân tạo
có thời gian sử dụng lâu bền (Buttarelli., 1989).
2.1.3.2. Nhiệt độ
Ở nhiều vùng trên thế giới, nhiệt độ là yếu tố chính ảnh hưởng lên năng suất của
tảo khi ni trồng trong bể ni ngồi trời. Nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của
Arthrospira platensis là từ 35-38°C, tuy nhiên ở hầu hết các khu vực, nhiệt độ luôn thấp
hơn ngưỡng này (Kawata et al., 1993). Ở một số khu vực nhiệt đới, nhiệt độ có thể đạt
được ngưỡng tối ưu, nhưng trong phần lớn thời gian trong ngày, nhiệt độ dưới mức tối
ưu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiệt độ ban đêm cao làm tăng tỷ lệ hơ hấp tế bào có
thể gây ra hiện tượng giảm sinh khối, có thể đạt đến 30% (Vonshak, 1997). Khi nhiệt
độ dưới 20°C tảo sinh trưởng chậm lại, khi nhiệt độ >40°C tảo sẽ chết.
Ở Italia, tảo xoắn Arthrospira platensis được nuôi trong hệ thống ống polyethylene
có nhiệt độ cao do hấp thụ được tốt với nhiệt nên tốc độ sinh trưởng của tảo rất nhanh,
giúp kéo dài thời vụ ni trồng và có thể sản xuất được trong vụ đông. Tuy nhiên vào
mùa hè, hệ thống này lại không phù hợp do nhiệt độ tăng quá cao. Vào năm 1991,
Torzillo, Sacchi và Materassi cho thấy năng suất và thành phần sinh hóa của Arthrospira
platensis có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình tổng hợp sinh khối vào ban ngày trong mùa
9
hè (Torzillo et al., 1991) . Sự giảm sinh khối do hô hấp ban đêm cao hơn đáng kể khi
nuôi tảo ở 25°C (6,8% sinh khối khô) so với nuôi trồng ở 35°C (4,4% sinh khối khô).
Vào buổi sáng, protein và carbohydrate tương ứng là 67,5% và 18,7% sinh khối khô;
vào buổi tối, các giá trị này thay đổi thành 59,9% và 26,3%. Ngược lại, khi nuôi ở 35°C,
thành phần sinh khối hầu như không thay đổi trong suốt cả ngày (Torzillo et al., 1991;
Guterman et al., 1989; Grobbelaar and Soeder, 1985).
Nhiệt độ môi trường trong khoảng 30-36°C là lý tưởng cho sự sinh trưởng của
tảo Arthrospira platensis khi được ni trồng ở ngồi trời. Thơng thường, nhiệt độ bên
ngồi khơng khí 35°C là phù hợp nhất để tảo đạt được năng suất tối đa (thực tế nhiệt độ
trong môi trường nuôi thường thấp hơn khoảng 5C trong điều kiện có khuấy trộn). Khi
nhiệt độ trong mơi trường ni vượt quá 35°C sẽ dẫn đến màu của tảo bị đổi sang ám
vàng, mức độ màu xanh lam giảm (Ross & Dominy, 1990). Trong điều kiện thời tiết
nắng và nhiệt độ cao từ 35°C đến 38°C thì bắt buộc phải che bớt sáng một phần. Sản
lượng sinh khối tối đa là 2,3 g/lít và chlorophyll đạt khoảng 15 mg /lít ở 32C. Ngoài
ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới hàm
lượng axid γ-linolenic (GLA) và linoleic acid (Torzillo et al., 1991; Guterman et al.,
1989; Grobbelaar and Soeder, 1985).
Theo Vonshak, ni tảo ngồi trời chịu ảnh hưởng bởi chế độ sáng/ tối. Hiệu quả
chiếu sáng lại chịu ảnh hưởng của tốc độ dòng chảy và mức độ khuấy trộn trong ao dẫn
đến một dịng chảy hỗn loạn của mơi trường (Murata et al., 1996) . Trong các bể
raceway, các tế bào tảo dao động và được tiếp xúc với bức xạ mặt trời đầy đủ khi nằm
ở bề mặt bên phía trên và bóng tối hồn tồn khi chạm đến đáy của đáy bể ni, thường
ở độ sâu 12 đến 15 cm. Ngồi ra, cường độ bức xạ mặt trời thay đổi từ từ bắt đầu khi
mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Điều này ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý của tế bào
tảo với ánh sáng ngoài trời (Vonshak., 1986).
2.1.3.3. pH môi trường
Theo nghiên cứu của Tredici và cộng sự thì pH mơi trường là một trong các nhân
tố quan trọng trong nuôi trồng Arthrospira platensis. pH tối ưu cho sự phát triển của chi
này là kiềm và kiềm cao. Đây là ưu thế lớn giúp Arthrospira platensis ít bị lây nhiễm
bởi các tảo khác (Tredici et al., 1986).
10
Tuy nhiên, pH là yếu tố luôn luôn thay đổi, không những do chế độ chiếu sáng,
nhiệt độ, hàm lượng các chất dinh dưỡng tạo nên mà còn do tác động ngược lại của
chính trạng thái sinh trưởng của quần thể tảo. Khi tảo phát triển càng mạnh, pH môi
trường bị thay đổi và trở thành yếu tố kìm hãm cho sự sinh trưởng và phát triển. Do đó,
pH mơi trường quá cao hay quá thấp đều làm chậm quá trình sinh trưởng của tảo
(Seshadri & Thomas., 1979).
Theo nghiên cứu của BenYaakov thì pH mơi trường từ 8,5-10 là pH tối ưu cho tảo
Arthrospira platensis sinh trưởng và phát triển. Ở pH này, nguồn cacbon vơ cơ được tảo
đồng hóa nhiều nhất. Tuy nhiên ở pH= 10- 11 Arthrospira platensis vẫn có khả năng
phát triển nhưng rất chậm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù Arthrospira platensis
là loài tảo sống trong môi trường kiềm nhưng giá trị pH > 10,3 là có hại cho mơi trường
ni cấy (Vonshak et al., 1988).
Vì vậy pH được coi là yếu tố chỉ thị, phản ánh các thành phần nuôi dưỡng cung cấp
cho môi trường nuôi dưỡng tảo, chủ yếu là nguồn bicarbonat và khí CO2.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi tảo Arthrospira
platensis
2.1.3.1. Chế độ sục khí
Sự khuấy trộn mơi trường tăng khả năng phân bố CO2 đồng đều và ngăn ngừa sự
phân tầng nhiệt. Nhiều thiết bị được sử dụng bao gồm động cơ điều khiển mái chèo,
máy bơm, dòng trọng lực và khuấy trộn thủ cơng. Sục khí bằng guồng quay giúp tăng
tốc độ sinh trưởng, tăng chất lượng và năng suất. Bổ sung CO2 (1%) trong nuôi tảo xoắn
đã được thử nghiệm và nhiều nhà nghiên cứu cho là hiệu quả tốt nhất ở nồng độ này. Tỷ
lệ C: N không thay đổi trong môi trường nuôi nhưng hàm lượng chất hữu cơ tiết ra bên
ngồi tăng dần và đó là cách để tảo duy trì tính tồn vẹn trao đổi chất (Marquez et al.,
1995).
Tốc độ khuấy trộn trong bể raceway có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng. Sự cân
bằng hệ thống giữa tốc độ khuấy trộn và tác động cơ học và tốc độ sinh trưởng tối ưu
của tảo phải được xác định bằng thực nghiệm. Việc khuấy trộn có nhiều tác động khơng
chỉ có tác dụng phân bố ánh sáng đều trong các quần thể tảo trong bể nuôi, khả năng lan
truyền các chất dinh dưỡng, trao đổi khí CO2, O2 mà cịn giúp tăng cườngs trao đổi nhiệt
11
(Iehana., 1987). Đối với tảo Arthrospira platensis, do có dạng hình xoắn dài vi tảo nên
cũng dễ bị tác động bởi các lực cơ học do cánh khuấy. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng
sự phát triển của giảm khi mức độ xốy tăng. Có thể thấy nhiễu loạn lớn ở vùng tiếp xúc
ở các khu vực cánh khuấy và hai đầu cuối của bể. Sự xốy trộn mạnh có thể gây ra làm
đứt gãy hoặc ức chế sinh trưởng của tảo. Một số nghiên cứu cho thấy, vận tốc dịng chảy
trong bể raceway từ 15,0 đến 30,0 cm/s có tác dụng hiệu quả (Marquez et al., 1993).
Về lý thuyết, tốc độ dòng chảy ở mức 5 cm/s trong bể nuôi raceway là đủ để loại bỏ
sự phân tầng nhiệt và giữ cho hầu hết các loài tảo ở trạng thái lơ lửng huyền phù (Soeder,
1980). Tuy nhiên, tốc độ thấp như vậy khơng thể duy trì được trong bể raceway ngay cả
ở quy mô pilot do sự tổn thất vận tốc dòng bởi ma sát tiếp xúc với thành bể, các góc và
các chỗ uốn trong bể. Trong thực tế, vận tốc dịng chảy ít nhất 20 đến 30,0 cm/s là cần
thiết và có thể cao hơn. Tuy nhiên, tốc độ dịng chảy cao lại địi hỏi cơng suất mô tơ lớn
dẫn đến cần nhiều năng lượng hơn, do đó làm tăng chi phí vận hành (Ogawa and Terui.,
1970).
2.1.3.2. Ảnh hưởng của tuổi giống và mật độ cấy giống ban đầu
Mật độ giống ban đầu đóng vai trị rất lớn đến sự phát triển của tảo. Nếu mật độ
quá thấp sẽ ảnh hưởng đến mức độ đồng bộ của giống trong một đợt nuôi (đối với nuôi
dạng mẻ). Mật độ giống ban đầu là một yếu tố quan trọng liên quan đến năng suất sinh
khối. Mật độ giống ảnh hưởng đáng kể đến giai đoạn trễ (pha lag), tốc độ tăng trưởng
tối đa (pha log), tích lũy sinh khối và sản xuất chất chuyển hóa (pha cân bằng). Nhiều
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thể tích cấy giống thấp dễ bị ức chế amoniac hơn so với tỉ lệ
thể tích cấy giống cao. Nói chung, tỉ lệ thể tích cấy giống tỉ lệ thuận với số lượng tế bào
sẽ tham gia vào phân chia, sinh sản dẫn đến tạo sinh khối cao và nhanh hơn. Tuy nhiên,
tỉ lệ thể tích cấy giống cao quá sẽ gây stress cho tảo sinh sản, phân chia do sự giới hạn
về chất dinh dưỡng và ánh sáng (Melis, 1991).
Theo nghiên cứu của Venkataraman và Kanya thì tỉ lệ tiếp giống sẽ quyết định
đến mật độ ban đầu trong bể nuôi tảo. Thông thường để ni tảo ở quy mơ lớn thì bắt
buộc phải nhân giống từng bước cho đến khi đạt được lượng lớn. Tùy thuộc vào quy mô
nuôi mà việc chuẩn bị giống để sản xuất sẽ khác nhau và mỗi đơn vị ni tảo sẽ có kế
hoạch nhân giống và duy trì giống để tiếp vào các bể ni. Thơng thường, tỉ lệ tiếp giống
12
càng cao (tức là mật độ tảo ban đầu càng lớn) thì thời gian nhân sinh khối để đạt mật độ
tối đa sẽ được rút ngắn. Tỉ lệ tiếp giống đạt tối ưu sẽ rút ngắn được thời gian nuôi cho
tới thời điểm đạt mật độ tốt đa, sản lượng cao nhất và hạn chế những rủi rõ khi nuôi ở
quy mô (Venkataraman & Kanya, 1981).
Theo Richmond, mật độ của tảo Arthrospira platensis trong mơi trường càng cao
thì khả năng bị nhiễm tạp càng thấp. Mật độ tiếp giống càng thấp thì khả năng bị nhiễm
tạp càng lớn. Theo kinh nghiệm của các cơ sở nuôi quy mô lớn, ở giai đoạn đầu, giống
được nhân từ trong các giống gốc duy trì trong ống nghiệm, sau đó duy trì tỉ lệ pha lỗng
1:5 liên tiếp. Ở giai đoạn hai có thể cố gắng duy trì bể giống ở 1 lượng vừa trong điều
kiện hết sức nghiêm ngặt để sử dụng cho mùa sau (thường duy trì trong mùa đơng) sau
đó nhân ra các bể sản xuất từ từ để tránh bị sốc (Richmond, 1990) . Thực nghiệm cho
thấy, tỉ lệ tiếp giống càng thấp thì mặc dù tốc độ sinh trưởng của tảo chậm ở giai đoạn
đầu nhưng tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn sau (pha logarit) và mật độ tối đa thường cao
hơn so với tỉ lệ tiếp giống cao. Nếu giống đồng đều và tuổi giống đồng đều thì tỉ lệ tiếp
giống rất thấp (giống rất lỗng) đến mức OD750 đạt 0,012 tảo vẫn sinh trưởng rất nhanh,
thời gian pha log chỉ dao động khoảng 3 đến 4 ngày (Tanticharoen et al., 1994).
Để có đủ giống đưa vào các bể sản xuất ở quy mơ lớn thì giống bắt buộc phải được
nhân lên từ nhiều cấp. Việc gọi tên các cấp độ giống như giống cấp 1, giống cấp 2 thể
hiện cấp độ nhân giống qua các bước. Các giống cấp 1 và cấp 2 (hay giống sản xuất)
vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về giống phải đảm bảo (i) trạng thái sinh lý của
tảo tốt, quan sát dưới kính hiển vi, tảo có màu xanh lam đậm, màu sắc đồng đều ở tất cả
các tế bào trong sợi. Tảo phải đang ở giai đoạn phát triển logarit, quan sát dưới kính hiển
vi khơng thấy xác tảo chết; (ii) Tảo có độ đồng đều về chiều dài sợi, số vòng xoắn phải
đồng đều trong toàn bộ mẫu, điều này đảm bảo tảo đang đồng bộ về pha và đồng bộ về
tuổi giống; (iii) mức độ tạp nhiễm như sự có mặt của tảo tạp, nguyên sinh động vật hay
các loại ăn tảo; (iv) mật độ tảo phải đủ lớn (OD750 từ 0,4 đến 0,7 hoặc cao hơn nhưng
không quá 0,9) (Marquez et al., 1995; Singh et al., 1995).
Trên thực tế thời gian nhân giống cấp 2 từ giống cấp 1 nên trong vòng 1 tuần (7
ngày) và mật độ phải đạt từ 0,6 đến 1,0. Về mặt sinh lý, tảo phải ở trong giai đoạn phát
triển logarit để đảm bảo cho tảo khỏe mạnh, cần đặc biệt chú ý đến điều kiện chiếu sáng
13