Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng Vinashin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.46 KB, 74 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt
Nam
VINASHIN
Công ty cổ phần xây dựng Vinashin Công ty CP XD Vinashin
Cán bộ công nhân viên CBCNV
Sản xuất kinh doanh SXKD
Phòng kế hoạch – dự án Phòng KH – DA
Phòng kỹ thuật – thi công Phòng KT – TC
Phòng tài chính – kế toán Phòng TC – KT
Phòng hành chính – tổ chức lao động
tiền lương
Phòng HC – TCLĐTL
Tài sản cố định TSCĐ
Nguyên vật liệu NVL
Nhập – Xuất – Tồn N – X – T
Giá trị gia tăng GTGT
Bảo hiểm xã hội BHXH
Bảo hiểm y tế BHYT
Kinh phí công đoàn KPCĐ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NVL TT
Chi phí nhân công trực tiếp CP NCTT
Chi phí sản xuất chung CP SXC
Ngân sách nhà nước NSNN
Xây dựng cơ bản XDCB
SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng


tới một mục tiêu chính cơ bản là tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được
mục tiêu này mỗi doanh nghiệpcó thể lựa chọn những hướng đi khác nhau nhưng
tóm lại có hai con đường cơ bản là tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí.
Trong hai yếu tố doanh thu và chi phí thì yếu tố chi phí mang tính cá biệt hơn,
gắn liền với việc tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp
và doanh nghiệp có thể hoạt động dễ dàng hơn, vì vậy chi phí luôn là nhân tố
được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
Để có thể giảm được chi phí trong khi chất lượng sản phẩm không hề
giảm sút, trước hết doanh nghiệp phải tổ chức thực hiện việc quản lý các yếu tố
chi phí một cách chặt chẽ, hợp lý, thông qua công tác hạch toán, công tác kế toán
chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Bộ phận kế toán chi phí sản xuất sẽ cung cấp
cho các nhà quản trị doanh nghiệp những thông tin về các yếu tố chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ, trên cơ sở đó lãnh đạo doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình
hình sử dụng các yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp tiết kiệm hay lãng phí, hiệu
quả hay không hiệu quả. Muốn đạt được điều đó thì công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm phải được tổ chức thực hiện một cách khoa học,
hợp lý, đảm bảo ghi đúng, ghi đủ chi phí phát sinh trong kỳ tới từng đối tượng và
phải đảm bảo giá thành sản phẩm đồng thời không trái với quy định của Nhà
nước về chế độ, thủ tục hạch toán kinh tế của toàn doanh nghiệp. Đây là một vấn
đề có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý chi phí tính giá thành sản phẩm của hầu
hết các doanh nghiệp sản xuất.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm. Trong thời gian thực tập tại phòng tài chính kế toán của
SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công ty, được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng và sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Công em đã
mạnh dạn lựa chon đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin”.

Đề tài của em ngoài phần mở đầu và kết luận còn bao gồm 3 phần sau:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
tại Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin
Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
tại Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin
SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINASHIN
1.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin có ảnh hưởng đến kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng
Vinashin
Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin được thành lập theo quyết định số
555/QĐ-TCCB-LĐ ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, dựa trên cơ sở vốn góp giữa xí nghiệp
xây dựng dân dụng và công nghiệp thuộc công ty Xây dựng và ứng dụng công
nghệ mới và một số thể nhân trong đó vốn góp của Nhà nước chiếm 51% (cổ
phần chi phối). Đây là một loại hình doanh nghiệp hoàn toàn mới: vẫn là một
công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp nhưng không phải là doanh
nghiệp được cổ phần hóa theo tiến hành đổi mới doanh nghiệp nên đã loại bỏ
được rất nhiều thủ tục rườm rà và kéo dài
như những doanh nghiệp cổ phần khác.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin
Tên giao dịch: VINASHIN CONSTRUCTION JOINT STOCK
COMPANY
Số điện thoại: 043.514.6516

Trụ sở công ty: Số 1- ngách 371/3 – Đê La Thành – TP Hà Nội
Vốn điều lệ: 50.000.000.000đ (Năm mươi tỷ đồng)
Tỷ lệ vốn góp của các cổ đông sáng lập:
SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam góp 25.500.000.000đ tương ứng
với 51% vốn điều lệ
Các cổ đông đóng góp 24.500.000.000đ tương ứng 49% vốn điều lệ
Do chiếm 51% cổ phần chi phối nên đại diện của Vinashin được giữ vị trí
chủ chốt trong doanh nghiệp. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều
hành. Ngoài ra, các vị trí chủ chốt như phó giám đốc điều hành, phó giám đốc kỹ
thuật, thi công cũng do các cá nhân thuộc Vinashin nắm giữ vì đều là người của
xí nghiệp xây dựng dân dụng chuyển sang. Đây là một thuận lợi lớn trong công
tác quản lý sản xuất của Vinashin.
Với nhiều chính sách ưu đãi, công ty đã thu hút được nhiều lao động trẻ có
trình độ chuyên môn cao từ các trường đại học và các doanh nghiệp khác về làm
việc tại công ty. Đây là lực lượng nòng cốt và là sức mạnh của công ty trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty CPXD Vinashin đã gặp rất nhiều khó
khăn, với nguồn vốn được cấp rất ít và Công ty dang mở rộng lĩnh vực hoạt động
sản xuất… trong khi Công ty luông phải nỗ lực, linh hoạt tìm vốn để kinh doanh,
đầu tư… nhưng với đội ngũ lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, lòng quyết tâm của
CBCNV toàn công ty và sự quan tâm của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt
Nam… đã giúp Công ty vượt qua mọi thử thách đưa hoạt động của mình ngày
càng phát triển đi lên. Các công trình do công ty thi công được đánh giá có chất
lượng tốt, thẩm mỹ, Công ty tuân thủ các quy định của Nhà nước, đời sống
CBCNV ổn định và được nâng cao, cơ sở vật chất của Công ty luôn được bổ
sung, Công ty nộp NSNN ngày càng nhiều… Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế
mà Công ty đã đạt được trong mấy năm qua:

SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 1.1:
Công ty CP XD Vinashin
Số 1 – Ngách 371/3 – Đê La Thành – Hà Nội
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Tổng doanh thu 102.224.330.668 208.335.830.311 153.579.919.073
2. Tổng chi phí 100.631.580.693 205.641.341.633 146.953.217.422
3. LN trước thuế 1.592.749.975 2.694.488.678 3.111.003.557
4. Nộp NSNN 538.691.664 1.159.221.365 871.080.995
5. LN sau thuế 1.054.058.311 1.535.267.313 2.239.922.562
Nhận xét :
Qua bảng số liệu trên đây, qua các năm hoạt động 2006, 2007, 2008 bộ
máy điều hành của công ty được củng cố nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh doanh ngày càng cao và phù hợp với cơ chế thị trường. Vì vậy, các chỉ tiêu
về hoạt động kinh doanh của công ty nhìn một cách tổng quát đều tăng lên.
Tổng doanh thu năm 2008 giảm so với năm 2007 là do ảnh hưởng của nền
kinh tế. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế năm 2008 lại tăng so với năm 2007 đây là
một thành công lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với những
kết quả đạt được đã cho ta thấy sự cố gắng phấn đấu của ban lãnh đạo công ty
cũng như toàn bộ công nhân viên trong công ty là rất lớn.
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh
SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bộ máy quản lý tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng: có Giám đốc lãnh đạo, giúp việc cho giám đốc có Phó giám đốc kỹ

thuật, phó giám dốc điều hành và các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Ban giám
đốc chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban: phòng hành chính nhân sự, phòng kế
toán – tài chính, phòng kỹ thuật – thi công, phòng kinh doanh phát triển, và đội
thi công cơ giới cùng các đội xây dựng.. Mỗi phòng ban, đơn vị trực thuộc có
chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có quan hệ mật thiết và có cùng một
mục đích là sụ tồn tại và phát triển lớn mạnh của Vinashin.
Giám đốc là người nhận vốn và các nguồn lực do Nhà nước và Tập đoàn
giao để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ và chương trình, kế hoạch của
công ty nhằm đạt kết quả cao và phát triển vốn. Đồng thời, xây dựng chiến lược
phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm của công ty, lập các phương án đầu tư
liên doanh, liên kết trình tập đoàn quyết định, báo các với tập đoàn về kết quả
kinh doanh của công ty, quyết định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật các Trưởng, phó phòng chuyên môn nghiệp vụ…
Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt
động của công ty, thay mặt giám đốc giải quyết một số công việc cụ thể khi giám
đốc đi vắng đồng thời phải thường xuyên báo cáo kết quả công tác của mình với
Giám đốc và hội nghị giao ban tập thể thường kỳ.
Mỗi phòng ban nghiệp vụ trực thuộc Công ty CP XD Vinashin bao gồm
một trưởng phòng và các phó phòng, các phòng ban nghiệp vụ có chức năng
tham mưu cho giám đốc trong quản lý, điều hành công việc trong khuôn khổ của
phòng ban mình.
Phòng hành chính – TCLĐTL: Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đơn vị
trong công ty thực hiện các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động,
SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
giúp lãnh đạo công ty thực hiện chức năng thanh tra, giúp giám đốc công ty giải
quyết kịp thời, đúng pháp luật các sự việc phát sinh trong công ty.
Phòng tài chính – kế toán thu thập tài liệu, phân tích và cung cấp đầy đủ
thong tin kinh tến về hoạt động sản xuất kinh daonh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo

và quản lý kinh tế của công ty, kiểm tra việc báp cáo thu, chi của các đơn vị theo
biểu mẫu công ty hướng dẫn. Nếu phát hiện sai sót hoặc chưa hợp lý yêu cầu
công ty sửa ngay để đảm bảo chính xác số liệu.
Phòng kế hoạch – dự án có trách nhiệm lập xây dựng kế hoạch sản xuất và
lập hồ sơ dự thầu ngoài ra còn tham mưu cho ban giám đốc và đưa ra các kế
hoạch sản xuất kinh doanh, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
kinh doanh, dự thầu các công trình…
Phòng kỹ thuật - thi công tổ chức và quản lý thi công theo yêu cầu, nhiệm
vụ của giám đốc giao, tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế nội bộ, thanh toán hợp
đồng khoán của từng đội…
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau:
SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP XD Vinashin

SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
9
Phòng
HC - TCLĐTL
P. Giám đốc
Điều hành
P.Giám đốc
Kỹ thuật
Giám đốc
Phòng
Tài chính – kế toán
Phòng
Kế hoạch – dự án
Phòng

Kỹ thuật – thi công
Các chi nhánh, các đội
xây dựng…
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ
Sản phẩm chính của Công ty CPXD Vinashin là các công trình, hạng mục
công trình. Quy mô các công trình không đồng nhất, sản phẩm mang tính đơn
chiếc, thời giạ xây dựng thường dài. Quá trình xây dựng của công ty diễn ra ở
nhiều địa phương khác nhau và được vận động tới nơi đặt sản phẩm.
Do đặc điểm của ngành nghề xây dựng nên các đội sản xuất của Công ty
thường độc lập, phân tán trải rộng trên nhiều địa phương. Nó tác động trực tiếp
đến công tác tổ chức sản xuất của công ty. Bên cạnh sự tác động của đặc điểm
sản phẩm xây dựng thì việc tổ chức quản lý sản xuất, kế toán các yếu tố đầu vào
còn chịu ảnh hưởng của quy trình công nghệ. Có thể khái quát quy trình xây
dựng công trình nhà máy sản xuất thủy An Hồng như sau:
Bước1: Giải phóng mặt bằng gồm có : Lấp đất, san nền
Bước2: Chuẩn bị con người, máy móc thi công, lán trại, tập kết vật liệu
cần thiết để thi công.
Bước3: Thi công theo thiết kế và dự toán đã có bao gồm:
* Thi công phần ngầm
• Giác móng ( xác định tim, cốt)
• Đào đất
• Ép cóc
• Thi công móng
* Thi công phần thô
• Bê tông cột ( cốt thép, cốt pha, bê tông)
• Xây
• Bê tông sàn mái(cốt thép, cốt pha, bê tông)
* Phần hoàn thiện
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh

10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Chát, ốp, lát
• Lắp đặt thiết bị điện, nước
• Lắp đặt cửa
• Trang trí nội thất khác
Bước4: Nghiệm thu công trình giữa các bên, quyết toán và đưa công trình
vào sử dụng
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán Công ty Cổ phần Xây
dựng Vinashin
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Với đặc thù là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, Công ty CP XD
Vinashin tổ chức bộ máy kế toán vừa phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam hiện
hành, thích ứng với thực tiễn ngành xây dựng. Tương ứng với cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán tại công ty gồm 2
phân cấp: phòng kế toán tại công ty và kế toán tại các đội xây dựng.
Kế toán tại các đội xây dựng công trình có trách nhiệm tập hợp chứng từ
ban đầu, ghi chép lập nên các bảng kê chi tiết… sau đó chuyển tất cả các chứng
từ liên quan lên phòng tài chính kế toán của Công ty theo định kỳ (thường mỗi
tháng một lần vào cuối tháng).
Công ty CP XD Vinashin tiến hành áp dụng theo hình thức mô hình tổ
chức bộ máy phân tán. Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán
được tổng hợp tại phòng kế toán của công ty, còn các đội xây lắp,các xưởng sửa
chữa hay các đơn vị kinh doanh tổng hợp có tổ chức hạch toán kế toán riêng,
công việc kế toán xử lý chứng từ ban đầu rồi lập báo cáo sẽ gửi về công ty. Trên
cơ sở đó phòng kế toán Công ty sẽ tổng hợp, lập báp cáo chung toàn công ty.
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bộ phận kế toán Công ty chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của giám đốc

Công ty. Phòng kế toán tại Công ty có 6 người bao gồm: Kế toán trưởng, phó
phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, kế toán vật tư và TSCĐ, kế toán thanh
toán, kế toán tiền lương và chi phí, thủ kho, ngoài ra còn có kế toán tại các đơn
vị thành viên. Mỗi kế toán có nhiệm vụ chức năng riêng rõ ràng nhưng đều phối
hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt công việc.
Sơ đồ 1.3:SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CUẢ CÔNG TY
Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng.
Giúp việc cho kế toán trưởng là phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp. Phó
phòng kế toán sẽ thay kế toán trưởng điều hành công việc theo chức trách, nhiệm
vụ của kế toán trưởng (khi kế toán trưởng đi công tác), thực hiện công việc kế
toán tổng hợp và ký thanh toán chứng ừ chi tiêu của công ty, tổng hợp các báo
cáo và lập các báo cáo tài chính theo quy định.
Phòng kế toán cung cấp thông tin liên quan đến tình hình tài chính kế toán
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp số liệu, tài liệu cho lãnh
đạo công ty để họ đưa ra các quyết định, các phương án kinh doanh tối ưu. Ghi
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
12
Kế toán vật tư
và TSCĐ
Kế toán tiền
lương và chi
phí
Kế toán trưởng
Kế toán thanh
toán kiêm thủ
quỹ
Thủ kho
Kế toán
ở các đội
Kế toán

tổng hợp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chép, tính toán phản ánh số hiện có và tình hình luân chuyển sử dụng tài sản, vật
tư, tiền vốn cũng như quá trình tập hợp, tính toán chi phí, phân bổ chi phí và kết
quả kinh doanh của công ty. Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu
kế hoạch kinh tế tài chính. Cung cấp thông tin phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm
soát của Nhà Nước đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Xây dựng
Vinashin
Công ty CPXD Vinashin áp dụng hình thức Nhật ký chung (Ban hành theo
quyết định số 15/2006/QĐ – BTC) và toàn bộ công việc kế toán được thực hiện
trên máy tính bằng phần mềm CADS. Với những lợi thế về sử dụng phần mềm
kế toán mà Công ty đã giảm được khối lượng công việc kế toán một cách đáng
kể so với sử dụng bằng viết tay.
Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhân viên kế toán căn cứ vào
các chứng từ để cập nhập vào máy theo đúng mã, đúng đối tượng có liên quan và
đúng nội dung kinh tế phát sinh, theo quy trình sử lý hệ thống hóa thông tin của
phần mềm ké toán CADS thì máy sữ tự động ghi vào các bảng kê, các sổ chi tiết
các tài khoản liên quan. Chương trình cho phép tự tổng hợp số liệu để ghi vào bảng
số liệu tổng hợp, kế toán không phải cộng dồn, ghi chuyển số liệu từ bảng kê theo
phương pháp thủ công trước đây, do đó thông tin sẽ được cộng dồn từ các nghiệp
vụ đã được cập nhập một cách tự động của máy (định kỳ 5-10 ngày). Nhân viên kế
toán kiểm tra, đối chiếu chứng từ gốc với số liệu đã cập nhật hàng ngày. Nếu có sự
sai lệch về số liệu thì nhân viên kế toán sẽ chỉnh sửa cho đúng.
Kế toán sử dụng các chứng từ và sổ sách theo chế độ quy định như :
phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, sổ quỹ tiền mặt, sổ nhật ký chung,
sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản, sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sảm phẩm, hang hóa,
bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa, thẻ tính giá thành
sản phẩm hàng hóa…
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh

13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phần 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VINASHIN
2.1 Đôí tượng, phương pháp và trình tự kế toán chi phí sản xuất
2.1.1 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Là một Công ty ngành XDCB với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp
là việc sản xuất các công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công cho tời khi
hoàn thành do đó đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty chính là
các công trình, hạng mục công trình theo từng hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư
và các đối tác làm ăn .
Mặc dù có nhiều loại phương pháp tập hợp chi phí cho từng công trình,
hạng mục công trình như phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp và trực tiếp.
Song để phù hợp với thực tế tại Công ty CPXD Vinashin, Công ty đã lựa chọn
phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. Đây là phương pháp tập hợp chi phí trực
tiếp của từng công trình theo chi phí thực tế và tổ chức ghi chép những loại sổ kế
toán chi tiết riêng cho từng công trình, hạng mục công trình những khoản chi phí
phát sinh từ khi khởi công xây dựng cho tới khi nghiệm thu bàn giao. Từ những
số liệu đã tập hợp được, nhân viên kế toán tiến hành mở sổ theo dõi tạm ứng cho
từng công trình, hạng mục công trình và căn cứ vào đây để quyết toán cho các
đội xây lắp.
Căn cứ vào nhu cầu thực tế và giao khoán nội bộ, công ty đã ứng tiền cho
từng công trình, hạng mục công trình và mở sổ theo dõi tại phòng kế toán của
Công ty.
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.2 Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

tại Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin
Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin tổ chức hạch toán theo hình thức
Nhật ký chung nên trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
được ghi như sau:
Bước1: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc cùng loại kế toán vào sổ
quỹ tiền mặt và các sổ chi tiết có liên quan
Bước2: Từ sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết tài khoản kế toán vào sổ cái và
bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản liên quan
Bước3: Cuối tháng, căn cứ vào các sổ cái và các bảng tổng hợp kế toán
vào bảng cân đối số phát sinh và lập các báo cáo chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp
Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được
khái quát theo sơ đồ sau:
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 2.1
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công
ty Cổ phần Xây dựng Vinashin
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
16
Chứng từ gốc
- Phiếu xuất kho
- Bảng thanh toán lương
- Hợp đồng thuê máy
- Hoá đơn điền nước..
Sổ nhật ký chung
Sổ chi tiết
TK621, 622, 623,
627, 154

Sổ quỹ tiền mặt
Sổ cái TK621, 622,
623, 627, 154
Báo cáo chi phí sản xuất
và tính giá thành sản
phẩm xây lắp
Bảng cân đối số
phát sinh
Bảng tổng hợp chi
tiết TK621, 622,
623, 627, 154
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Xây dựng
Vinashin
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của các vật liệu chính, vật liệu
phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc… cần thiết để sử dụng
trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, khoản này chiếm tỷ lệ cao trong giá thành
công trình, hạng mục công trình, khoảng 80% giá thành công trình.
Nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình thi công bao gồm xi măng,
cát vàng, đá răm, đá hộc, vôi, thép các loại …
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được Công ty hạch toán trên tài khoản
621, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình
theo giá thực tế mua vào.
Đối với công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu, Công ty sử dụng
phương pháp kê khai thường xuyên và thông qua tài khoản 152 để hạch toán.
Hiện nay Công ty có nhiều đơn vị phụ thuộc do đó Công ty thực hiện hình
thức giao khoán các khoản mục chi phí cho các xí nghiệp trực thuộc, vì vậy các
xí nghiệp căn cứ vào nhu cầu về nguyên vật liệu trong từng giai đoạn thi công cụ
thể để có phương án thu mua nguyên vật liệu các loại phục vụ cho quá trình thi

công công trình. Nguyên vật liệu mua về có thể được sử dụng ngay hoặc dự trữ ở
trong kho công trình để có thể sử dụng khi cần.
Khi có nhu cầu về nguyên vật liệu sử dụng cho thi công công trình, cán bộ
kỹ thuật công trình viết phiếu đề nghị xuất vật tư ( nếu trong kho có sẵn vật tư )
hoặc phiếu đề nghị mua vật tư ( nếu trong kho không có sẵn vật tư ) chuyển lên
cho cấp trên ký duyệt. Giám đốc xí nghiệp sẽ căn cứ vào dự toán thi công công
trình và tình hình sản xuất thực tế rồi ký duyệt việc cung ứng vật tư. Sau đó các
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phiếu này sẽ được chuyển đến cho thủ kho để làm thủ tục xuất vật tư hoặc
chuyển cho bộ phận cung tiêu để mua vật tư (đối với các loại vật tư không có sẵn
trong kho).
* Đối với trường hợp xuất kho vật tư, thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu đề nghị
xuất vật tư đã được giám đốc xí nghiệp ký duyệt để tiến hành làm thủ tục xuất
kho vật tư, sau đó chuyển phiếu này cho kế toán xí nghiệp để kế toán xí nghiệp
lập phiếu xuất kho (Mẫu số 01), phiếu xuất kho được lập làm 2 bản : một bản
giao cho thủ kho để làm căn cứ ghi thẻ kho, một bản giữ lại tại phòng kế toán xí
nghiệp để cuối tháng chuyển lên phòng Tài chính - Kế toán của Công ty.
Cuối tháng kế toán xí nghiệp căn cứ vào các phiếu xuất kho trong tháng
lập Bảng kê chi tiết xuất vật tư, bảng này được lập chi tiết cho từng công trình.
Sau đó kế toán xí nghiệp sẽ chuyển toàn bộ các phiếu xuất kho trong tháng và
Bảng kê chi tiết vật tư trong tháng lên phòng Tài chính - Kế toán Công ty.
Trên phòng Tài chính – Kế toán Công ty, hàng tháng sau khi nhận được
các chứng từ trên do kế toán xí nghiệp chuyển, kế toán Công ty kiểm tra tính
hợp lý hợp lệ của các chứng từ đó, rồi căn cứ vào số liệu trên Bảng kê xuất vật
tư, kế toán Công ty nhập số liệu vào máy tính.
Để minh họa cho công tác tính giá thành tại công ty CPXD Vinashin em
xin trình bày việc tính và tập hợp chi phí sản xuất của một công tình cụ thể:
Tên công trình: Cầu đường Phong Châu – Vĩnh Phúc

Địa điểm: Huyện Phong Châu – Vĩnh Phúc
Hợp đồng kinh tế số 24/HĐKT ngày 17/08/2006
Ngày khởi công xây dựng: 21/09/2006
Ngày hoàn thành theo hợp đồng: 31/12/2008
Ngày hoàn thành theo thực tế: 31/12/2008
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Căn cứ vào hợp đồng làm khoán, hợp đồng kinh tế các đội, dựa vào khối
lượng và tiến độ thi công, từ đó đội trưởng tiến hành lập giấy yêu cầu lĩnh vật tư
với các vật liệu đặc biệt, sau khi các phòng ban xem xét, duyệt kế hoạch lĩnh vật
tư đã duyệt với đầy đủ chữ ký của các phòng ban hợp lệ, giấy này đã có giá trị
thực tế.
Biểu 2.2
Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Số1 – ngách 371/3 – Đê La Thành – Hà Nội Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
--------------***------------------
GIẤY YÊU CẦU LĨNH VẬT TƯ
Kính gửi: Ông Giám đốc Công ty CPXD Vinashin
Đồng kính gửi: Phòng kế hoạch, Phòng kỹ thuật
Tên tôi là:Nguyễn Văn Sơn - Đội trưởng đội xây lắp V
Đơn vị công tác : Công trình Cầu đường Phong Châu – Vĩnh Phúc
Do yêu cầu thi công công trình, đội xây lắp V cần thêm một số vật tư kỹ
thuật sau để phục vụ thi công công trình.
Đề nghị công ty cho lĩnh một số vật tư sau:
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Mục đích sử dụng
1 Thép Úc đúc Kg 1.064 Phục vụ thi công công trình
Giám đốc Chủ công trình Thủ kho Người yêu cầu
(Ký tên & đóng dấu)
Biểu 2.3

Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin Số: 15
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Số 1-ngách 371/3-Đê La Thành- Hà Nội
phiÕu xuÊt kho
Ngày 21 tháng 11 năm 2008
Họ và tên người nhận : Nguyễn Bá Năng
Địa chỉ: Đội xây dựng số V
Lý do xuất kho: Phục vụ thi công công trình cầu Phong Châu – Vĩnh Phúc
Xuất tại kho : Công ty
STT
Tên nhãn hàng
hoá quy cách
phẩm chất vật tư
Mã số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Thép Úc đúc Kg 1.064 35.684,35 37.968.148
2 Thép C80 Kg 10.000 50.000 500.000.000
3 Tôn bản mã Kg 6.687 11503 76.920.561
……
Tổng cộng 614.888.709

Cộng thành tiền: Sáu trăm mười bốn triệu tám trăm tám mươi tám nghìn bảy
trăm linh chín đồng.
Phụ trách bộ Phụ trách Người nhận Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
phận sử dụng cung tiêu
Cuối tháng với các hóa đơn- chứng từ hợp lệ, các đội xây lắp đã lập
các bảng kê xuất vật tư và nộp lên phòng kế toán. Tại đây kế toán lập bảng
phân bổ NVL – CCDC theo kỳ: 1 quý. Bảng phân bổ NVL – CCDC tại
công ty lập riêng cho từng công trình.
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 2.4 :
Bảng phân bổ NVL – CCDC
ĐVT: đồng
S
TT
Tên
công trình
Tài khoản 152- Nguyên vật liệu TK1
53- Công
Tổng
cộng
TK1521
NVLchính
TK1522-
NVL phụ
Tổng
cộng
Cầu
Phong Châu

– Vĩnh Phúc
1.766.473.50
0
65.771.60
8
1.832.24
5.108
22.1
91.364
1.854.43
6.472

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang để tập hợp giá thành công trình căn cứ vào bảng phân bổ NVL - CCDC :
Nợ TK 154: 1.854.436.472
Có TK: 1.854.436.472
Căn cứ vào hóa đơn chứng từ liên quan kế toán tiến hành vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh
tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 2.5:
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TÀI KHOẢN 621
CÔNG TRÌNH CẦU PHONG CHAU – VĨNH PHÚC
Ngày,
tháng ghi
sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK

đối ứng
Ghi nợ TK 621
S
Số
hiệu
Ng
ày, tháng
Tổng
số
Chia ra
NVLC NV
LP
CCD
C
3/7/2008 3474 3/7/2008
Mua VLC thép-
bằng tạm ứng sdụng
trực tiếp tại CT ko qua
kho
14
1
559.6
40.317
559.64
0.317
5/8/2008 120 5/8/2008
Xuất kho VLC
phục vụ TCCT
15
2

614.8
88.709
614.88
8.709
5/8/2008 125 5/8/2008
Xuất kho CCDC
phục vụ TCCT
15
3
22.19
1.364
22.19
1.364
20/8/2008 127 20/8/2008
Xuất kho VLP
phục vụ TCCT
15
2
16.90
8.320
16.9
08.320
5/9/2008 129 5/9/2008
Xuất kho VLC
phục vụ TCCT
152 591.944.474 591.944.474
21/9/2008 132 21/9/2008
Xuất kho VLP
152 22.724.061 22.724.061
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh

22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phục vụ TCCT
23/9/2008 133 23/9/2008
Xuất kho VLP
phục vụ TCCT
152 26.139.227 26.139.227
30/9/2008
KCC
T
30/9/2008
K/c CPNVLTT
vào CPSXKDD để tập
hợp giá thành
154 1.854.436.472 1.766.473.500 65.771.608 22.191.364
Cộng phát sinh
1.854.436.472 1.766.473.500 65.771.608 22.191.364
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của các vật liệu chính, vật liệu
phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc… cần thiết để sử dụng
trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, khoản này chiếm tỷ lệ cao trong giá thành
công trình, hạng mục công trình, khoảng 80% giá thành công trình.
Nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình thi công bao gồm xi măng,
cát vàng, đá răm, đá hộc, vôi, thép các loại …
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được Công ty hạch toán trên tài khoản
621, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình
theo giá thực tế mua vào.

Đối với công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu, Công ty sử dụng
phương pháp kê khai thường xuyên và thông qua tài khoản 152 để hạch toán.
Hiện nay Công ty có nhiều đơn vị phụ thuộc do đó Công ty thực hiện hình
thức giao khoán các khoản mục chi phí cho các xí nghiệp trực thuộc, vì vậy các
xí nghiệp căn cứ vào nhu cầu về nguyên vật liệu trong từng giai đoạn thi công cụ
thể để có phương án thu mua nguyên vật liệu các loại phục vụ cho quá trình thi
công công trình. Nguyên vật liệu mua về có thể được sử dụng ngay hoặc dự trữ ở
trong kho công trình để có thể sử dụng khi cần.
Khi có nhu cầu về nguyên vật liệu sử dụng cho thi công công trình, cán bộ
kỹ thuật công trình viết phiếu đề nghị xuất vật tư ( nếu trong kho có sẵn vật tư )
hoặc phiếu đề nghị mua vật tư ( nếu trong kho không có sẵn vật tư ) chuyển lên
cho giám đốc xí nghiệp ký duyệt. Giám đốc xí nghiệp sẽ căn cứ vào dự toán thi
công công trình và tình hình sản xuất thực tế rồi ký duyệt việc cung ứng vật tư.
Sau đó các phiếu này sẽ được chuyển đến cho thủ kho để làm thủ tục xuất vật tư
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hoặc chuyển cho bộ phận cung tiêu để mua vật tư (đối với các loại vật tư không
có sẵn trong kho).
* Đối với trường hợp xuất kho vật tư, thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu đề nghị
xuất vật tư đã được giám đốc xí nghiệp ký duyệt để tiến hành làm thủ tục xuất
kho vật tư, sau đó chuyển phiếu này cho kế toán xí nghiệp để kế toán xí nghiệp
lập phiếu xuất kho (Mẫu số 01), phiếu xuất kho được lập làm 2 bản : một bản
giao cho thủ kho để làm căn cứ ghi thẻ kho, một bản giữ lại tại phòng kế toán xí
nghiệp để cuối tháng chuyển lên phòng Tài chính - Kế toán của Công ty.
Cuối tháng kế toán xí nghiệp căn cứ vào các phiếu xuất kho trong tháng lập
Bảng kê chi tiết xuất vật tư (Mẫu số 02), bảng này được lập chi tiết cho từng công
trình. Sau đó kế toán xí nghiệp sẽ chuyển toàn bộ các phiếu xuất kho trong tháng và
Bảng kê chi tiết vật tư trong tháng lên phòng Tài chính - Kế toán Công ty.
Trên phòng Tài chính – Kế toán Công ty, hàng tháng sau khi nhận được

các chứng từ trên do kế toán xí nghiệp chuyển, kế toán Công ty kiểm tra tính
hợp lý hợp lệ của các chứng từ đó, rồi căn cứ vào số liệu trên Bảng kê xuất vật
tư, kế toán Công ty nhập số liệu vào máy tính.
*
Đối với trường hợp mua vật tư từ bên ngoài sử dụng ngay cho thi công
công trình không qua kho, bộ phận cung ứng vật tư sẽ căn cứ vào phiếu yêu cầu
mua vật tư đã được quản lý đội ký duyệt để liên hệ với nhà cung cấp tiến hành
mua vật tư. Sau khi bên mua và bên bán thoả thuận, ký hợp đồng xong thì bên
bán giao hàng và lập hoá đơn GTGT, giao cho cán bộ thu mua vật tư của Công
ty liên 2 (màu đỏ). Cán bộ thu mua sau khi nhận hàng sẽ giao cho các bộ phận
thi công. Kế toán đội sẽ tập hợp tất cả các hoá đơn GTGT của các nhà cung cấp
trong tháng để cuối tháng chuyển lên phòng Tài chính – Kế toán của Công
ty.Trên phòng Tài chính – Kế toán của Công ty, hàng tháng sau khi nhận được
SV Nguyễn Lan Hương Lớp K8 – HCKT – Như Quỳnh
25

×