Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần dệt Hà Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.18 KB, 97 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................... 1
PHẦN MỘT : TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT HÀ ĐÔNG....................................................................................3
1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần dệt Hà
Đông...........................................................................................................3
1.2. Nhiệm vụ, chức năng sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
dệt Hà Đông...............................................................................................4
1.2.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh......................................................4
1.2.2. Chức năng sản xuất kinh doanh....................................................5
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần dệt Hà Đông...........5
1.4. Tổ chức kế toán tại công ty cổ phần dệt Hà Đông........................10
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán...............................................................10
1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty.............................11
PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ
THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG............................................14
2.1 Đặc điểm công tác tiêu thành phẩm tại công ty cổ phần dệt Hà
Đông.........................................................................................................14
2.1.1. Đặc điểm thành phẩm.................................................................14
2.1.1.1 Đặc điểm chung của thành phẩm.........................................14
2.1.1.2. Đặc điểm công tác quản lý thành phẩm tại công ty............15
2.1.1.3. Thị trường tiêu thụ thành phẩm..........................................20
2.1.2 Các phương thức tiêu thụ tại công ty...........................................22
2.1.3 Các phương thức thanh toán tại công ty......................................22
2.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần dệt Hà Đông. .23
2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán.............................................................23
2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu. .30
Nguyễn Thị Tân Hà_ LớpKế toán 47A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng................................................30
2.2.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu...............................39
2.2.3 Kế toán thanh toán với khách hàng..............................................41
2.2.4. Kế toán thuế GTGT đầu ra..........................................................46
2.3 Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần
dệt Hà Đông.............................................................................................49
2.3.1 Phương pháp xác định kết quả sản xuất kinh doanh....................49
2.3.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.........50
2.3.3 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính........................57
2.3.3.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính................................57
2.3.3.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính.....................................58
2.3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh..........................................60
PHẦN BA: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH
TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG.........64
3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông. 64
3.1.1 Ưu điểm.......................................................................................64
3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại..........................................................67
3.1.2.1 Hạn chế trong tổ chức vận dụng chế độ kế toán..................68
3.1.2.2 Hạn chế trong kế toán tiêu thụ thành phẩm.........................68
3.1.2.3 Hạn chế trong kế toán xác định kết quả kinh doanh............70
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông.................72
3.3 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông.....72
3.3.1 Yêu cầu hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết
quả kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông.................................72
Nguyễn Thị Tân Hà_ LớpKế toán 47A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3.3.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định
kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông...........................74
3.4. Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông.....75
3.4.1 Về tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty..........................76
3.4.2. Về kế toán tiêu thụ thành phẩm..................................................76
3.4.3 Về kế toán xác định kết quả kinh doanh......................................81
3.5 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dệt
Hà Đông...................................................................................................82
3.5.1 Về phía Nhà nước........................................................................82
3.5.2 Về phía công ty............................................................................82
KẾT LUẬN.........................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................85
Nguyễn Thị Tân Hà_ LớpKế toán 47A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần dệt
Hà Đông................................................................................................ 5
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần dệt Hà
Đông....................................................................................................11
Sơ đồ số 1.3: Trình tự ghi sổ chung tại công ty cổ phần dệt Hà Đông
............................................................................................................. 13
Bảng số 2.1: Mã hóa thành phẩm nội địa..........................................16
Bảng số 2.2: Mã hoá tên khăn nội địa...............................................16
Bảng số 2.3: Mã hoá khối lượng khăn nội địa...................................17
Bảng số 2.4: Mã hoá kích thước thành phẩm nội địa.......................17
Bảng số 2.5: Mã hoá chất lượng thành phẩm nội địa.......................17
Bảng số 2.6: Mã hoá màu sắc thành phẩm nội địa...........................18
Bảng số 2.7 : Mã hoá thành phẩm xuất khẩu....................................18

Bảng số 2.8: Mã hoá tên khăn xuất khẩu..........................................19
Bảng số 2.9: Mã hoá màu sắc thành phẩm xuất khẩu......................19
Bảng số 2.10: Bảng tỷ trọng doanh thu của các khách hàng chính
năm 2008............................................................................................21
Biểu 2.1 : Phiếu xuất kho...................................................................25
Biểu số 2.2: Bảng kê số 8....................................................................27
Biểu số 2.3 : Nhật ký chứng từ số 8...................................................28
Biểu số 2.4: Sổ Cái TK 632.................................................................29
Biểu số 2.5: Phụ lục hợp đồng............................................................31
Biểu số 2.6: Hoá đơn GTGT của thương vụ bán hàng.....................35
Biểu số 2.7: Sổ chi tiết TK 5112( Trích quý IV- năm 2008)..............36
Biểu số 2.8: Sổ Cái TK 511.................................................................38
Nguyễn Thị Tân Hà_ LớpKế toán 47A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu số 2.9: Phiếu thu.........................................................................43
Biểu số 2.10 : Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng........................44
Biểu số 2.11: Bảng kê số 11................................................................45
Biểu số 2.12: Sổ Cái TK 131...............................................................46
Biểu số 2.13: Tờ khai thuế GTGT......................................................48
Biểu số 2.14 Bảng kê số 5...................................................................53
Biểu số 2.15 : Sổ Cái TK 641..............................................................55
Biếu số 2.16 : Sổ Cái TK 642..............................................................56
Biểu số 2.17: Sổ Cái TK 515...............................................................58
Biểu số 2.18 : Sổ Cái TK 635..............................................................60
Biểu số 2.19: Sổ Cái TK 911...............................................................61
Biểu số 2.20 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh......................61
Bảng 3.1 : Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh ngiệp
so với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007
và 2008................................................................................................ 71
Phụ lục số 2.1: Bảng kê nhập- xuất-tồn thành phẩm xuất khẩu......86

Phụ lục số 2.2 Hợp đồng mua bán.....................................................88
Phụ lục số 2.3 : Bảng kê hàng hoá dịch vụ bán ra............................90
Phụ lục số 2.4 : Bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào.........................91
Nguyễn Thị Tân Hà_ LớpKế toán 47A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TK : Tài khoản
PT : Phiếu thu
HĐ : Hoá đơn
CPBH : Chi phí bán hàng
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
GTGT : Giá trị gia tăng
CP : Cổ phần
Cty: Công ty
VNĐ : Việt Nam đồng
TP : Thành phẩm
CKTT : Chiết khấu thanh toán
PS : Phát sinh
KH : Khách hàng
Nguyễn Thị Tân Hà_ LớpKế toán 47A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế sâu rộng tại khắp các quốc gia trên thế giới như hiện nay, các
Doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và công ty cổ phần dệt Hà Đông nói
riêng đang đứng trước các cơ hội và thách thức to lớn trong đổi mới công
nghệ, bộ máy làm việc và các hoạt động trong tất cả các quá trình sản xuất
kinh doanh từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ
thành phẩm, hàng hóa.

Tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của quy trình sản xuất kinh
doanh, có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của Doanh nghiệp vì nó là
cơ sở để thu hồi vốn đầu tư ban đầu, tạo lợi nhuận cho quá trình duy trì hoạt
động bộ máy làm việc và là tiền đề cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ sẽ góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn nói riêng
hiệu quả sử dụng vốn nói chung.
Từ tầm quan trọng trên đã đặt ra các yêu cầu với công tác kế toán tiêu
thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty là phải cung
cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về doanh thu, các khoản chi phí
liên quan và lợi nhuận của Doanh nghiệp cho các đối tượng quan tâm bên
trong và bên ngoài Doanh nghiệp đảm bảo sự quản lỹ vĩ mô của Nhà nước,
quá trình quản trị nội bộ Doanh nghiệp.
Công ty cổ phần dệt Hà Đông đã nhận thức rõ được tầm quan trọng
của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh .
Vì vậy, trong những năm qua, cùng với hoạt động chung của phòng kế toán
tài chính, phần hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty đã nhận được quan tâm đúng mức của bộ máy quản lý
công ty. Tuy nhiên công tác kế toán tại phần hành này vẫn còn tồn tại những
hạn chế nhất định do các nguyên nhân khách quan và chủ quan.Qua quá
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trình thực tập tại công ty, cùng với những kiến thức chuyên ngành kế toán
đã tích lũy được trong 4 năm học qua, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện
công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại
công ty cổ phần dệt Hà Đông” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của em. Thông qua việc làm chuyên đề này, em hi vọng có thể nâng cao
hiểu biết thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tại phần
hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh nói riêng.
Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết

luận, nội dung gồm 3 phần như sau:
PHẤN MỘT: Tổng quan chung về công ty cổ phần dệt Hà Đông
PHẦN HAI: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông
PHẦN BA: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông
Em xin gửi lời cảm ơn đến GS.TS Đặng Thị Loan đã hướng dẫn em
rất tận tình và các cán bộ nhân viên phòng kế toán tài chính đã giúp đỡ em
trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề thực tập.
Mặc dù đã rất cố gắng và có quá trình làm việc nghiêm túc nhưng do
giới hạn về mặt thời gian và trình độ, chuyên đề này không thể tránh các sai
sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong
khoa Kế toán và các cô, chú, anh, chị trong công ty cổ phần dệt Hà Đông để
em hoàn thiện chuyên đề của mình.
Sau đây là nội dung chuyên đề thực tập:
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN MỘT : TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG
1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần dệt Hà Đông
Công ty cổ phần dệt Hà Đông là một công ty sản xuất kinh doanh trong
ngành dệt, hiện tại là công ty thành viên của tổng công ty dệt may Hà Nội.
Trải qua quá trình hình thành phát triển, công ty đã dần khẳng định vị thế
của mình trên thị trường dệt may Việt Nam và các thị trường xuất khẩu danh
tiếng như Mỹ và Nhật.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần dệt Hà Đông
Tên Tiếng Anh: Hanosimex Ha Dong textile joint stock company
Tên viết tắt: Hanosimex- HĐT
Trụ sở chính : Số 1- Phố Cầu Am- Thành phố Hà Đông- Hà Nội

Điện thoại: 0433824403
Fax: 0433824505
Email:
Giám đốc: Đặng Thái Hưng
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0303000404 do Sở kế hoạch
và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp lần đầu vào ngày 21/12/2005, sở kế hoạch và đầu
tư thành phố Hà Nội cấp lại vào ngày 06/01/2009
Mã số thuế: 0500476693
Công ty cổ phần dệt Hà Đông- Hanoisimex là một đơn vị hạch toán kế
toán độc lập. Tiền thân của công ty là nhà máy dệ Hà Đông. Theo quyết
định số 135/QĐ-TCLĐ ngày 17/2/1995 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
về việc sáng lập công ty cổ phần dệt Hà Đông và xí nghiệp hiệp sợi dệt kim
Hà Nội và đổi tên thành nhà máy dệt Hà Đông
Thực hiện quyết định số 2628/QĐ-BCN ngày 17/8/2005 của Bộ trưởng
Bộ công nghiệp chuyển nhà máy dệt Hà Đông thành công ty cổ phần dệt Hà
Đông- Hanosimex
Kể từ ngày 1/1/2006 công ty chính thức đi vào hoạt động với số vốn
điều lệ 13 tỷ đồng ( trong đó công ty dệt may Hà Nội nắm giữ 52% và các
cổ đông khác nắm giữ 48% cổ phần
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh, gia
công các sản phẩm dệt may. Ngoài ra công ty còn kinh doanh siêu thị nhà
hàng, dịch vụ vui chơi giải trí và cho thuê văn phòng
Hiện nay công ty đã dần khẳng định được mình trong ngành dệt với các
lao động trình độ đại học là 32 người, trình độ trung cấp là 20 người và trình
độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 500 người.
1.2. Nhiệm vụ, chức năng sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt
Hà Đông

Công ty cổ phần dệt Hà Đông là một doanh nghiệp sản xuất trong
ngành dệt may, với các sản phẩm chính là các loại khăn cao cấp tiêu thụ trên
thị trường trong và ngoài nước và các sản phẩm dệt may nhận gia công. Vì
thế công ty có các nhiệm vụ, chức năng sản xuất chính như sau:
1.2.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Các nhiệm vụ chủ yếu của công ty cổ phần dệt Hà Đông là:
+ Ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực của công ty;
+ Điều hành dây chuyền sản xuất của công ty, tìm nguyên vật liệu, vật
tư phục vụ cho quá trình sản xuất;
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước đưa công ty phát
triển cả về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ;
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước cũng như ngoài nước nhằm
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường;
+ Phải có định hướng mới trong lĩnh vực quản lý nhân sự, coi con người
là yếu tố quan trọng đưa đến thành công.
1.2.2. Chức năng sản xuất kinh doanh
Chức năng của công ty cổ phần dệt Hà Đông bao gồm:
+ Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm có giá trị cao như :
khăn mặt, quần áo;
+ Thực hiện các hoạt động sản xuất có liên quan đến quá trình sản xuất
kinh doanh của công ty;
+ Trực tiếp tham gia mua bán, kí kết với các đối tác nước ngoài để xuất
khẩu sản phẩm dệt, chẳng hạn xuất khẩu khăn mặt sang Nhật, Mỹ
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần dệt Hà Đông
Với những chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như trên, ngay
từ những năm đầu đi vào hoạt động, công ty đã xây dựng và tổ chức một bộ
máy quản lý tập trung thống nhất nhằm điều hành các hoạt động của công

ty, thực hiện một cách có hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ sản xuất của
công ty.
Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần dệt Hà
Đông (xem sơ đồ 1.1)
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần dệt
Hà Đông
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
6
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc
Phó giám
đốc kỹ
thuật
Phó giám
đốc sản
xuất
Phó
giám đốc
nhân sự
Phòng kỹ thuật
Phòng kế
toán tài
chính
Phòng kế

hoạch thị
trường
Ngành
may
Phòng tổ
chức hành
chính
Ngành
dệt
Ngành
nhuộm
Ngành
cơ điện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty:
 Đại hội đồng cổ đông:
+ Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu
quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần dệt Hà Đông
+ Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty: Đại hội đồng cổ đông
quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán: quyết định mức
cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp điều lệ công ty có
quy định khác;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên, hội đồng quản trị, thành viên
ban kiểm soát;
- Quyết định, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị Tài sản;
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

- Xem xét và xử lý các sai phạm của hội đồng quản trị;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
 Hội đồng quản trị
+ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công
ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
+ Hội đồng quản trị có các chức năng chủ yếu sau:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch
hàng năm của công ty;
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và
giới hạn theo những quy định và điều lệ của công ty;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ,
thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay, và hợp đồng khác có giá trị
bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều
lệ công ty quy định, quyết định lương và lợi ích khác của người quản lý đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành
công việc hàng ngày của công ty;
- Quyết định cơ cấu, tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ
đông,kiến nghị mức cổ tức được trả, kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc
yêu cầu phá sản công ty.

 Ban kiểm soát
+ Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên, thành viên ban kiểm soát có
thể bầu lại với số lượng nhiệm kỳ không hạn chế;
+ Ban kiểm soát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc trong
việc quản lý và điều hành công ty. Đồng thời ban kiểm soát cũng chịu trách
nhiệm trước Đại hội đồng cố đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao;
+ Ban kiểm soát kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp và mức độ
cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính đồng thời thẩm định báo cáo
tài chính hàng năm.
 Giám đốc
Giám đốc vừa là đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho
công nhân viên chức, có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của công ty theo
đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Đại
hội đại biểu công nhân.
+ Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;
+ Giám đốc cũng là người điều hành trực tiếp tới các Phó giám đốc và
các phòng ban trong công ty, đồng thời bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức
danh quản lý, quy định lương phụ cấp đối với người lao động trong công ty.
 Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc sản xuất có nhiệm vụ xây dựng chỉ đạo sản xuất theo kế
hoạch, có trách nhiệm về các hoạt động sản xuất, các tiến bộ kĩ thuật, định
mức chi phí vật tư, nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm, ký kết hợp
đồng cung ứng tiêu thụ sản phẩm.
 Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kỹ thuật có trách nhiệm bảo quản máy móc thiết bị cho

công ty, cung cấp thiết bị cần thiết cho kiểm tra kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Phó giám đốc kỹ thuật cũng chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật.
 Phòng kế toán tài chính
Phòng kế toán tài chính có vai trò giám sát tất cả các nguồn vốn trong
công ty, tổ chức hạch toán kinh doanh của hoạt động sản xuất kinh doanh,
cung cấp đầy đủ chính sách kịp thời các thông tin cho quản lý cấp trên và
các phòng ban liên quan có chức năng tổ chức thực hiện mọi chính sách
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
pháp luật của Nhà nước thông qua các chỉ tiêu tiền tệ, đồng thời tham mưu
cho Giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tư vấn cho
giám đốc trong lĩnh vực tài chính.
 Phòng kế hoạch thị trường
Phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong
việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng có chức năng tiếp cận nhanh
nhạy với thị trường kinh doanh thích hợp nắm bắt các yếu tố của thị trường
để cho hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả cao hơn.
 Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính của công ty có chức năng giám sát công tác
tổ chức cán bộ, các định mức lao động, tiền lương, BHXH, các chế độ công
tác điều hành sự nghiệp.
1.4. Tổ chức kế toán tại công ty cổ phần dệt Hà Đông
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán tài chính của công ty cổ phần dệt Hà Đông đã được tổ
chức và dần hình thành các phần hành kế toán nhằm chuyên môn hóa công
việc,thực hiện các chức năng cơ bản đã trình bày ở trên.
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần dệt Hà
Đông ( sơ đồ 1.2)
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A

10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần dệt Hà Đông
Phòng kế toán tài chính của công ty cổ phần dệt Hà Đông gồm 5 nhân
viên và các nhân viên thực hiện các phần hành kế toán độc lập.Trong đó có
4 nhân viên kế toán có trình độ đại học chuyên ngành kế toán, 1 nhân viên
có trình độ đại học chuyên ngành Ngân hàng. Các nhân viên đều có năng
lực, tinh thần làm việc cao, có trách nhiệm với công việc được giao.
Tuy bộ máy kế toán của công ty tương đối gọn nhẹ, tuy nhiên các phần
hành kế toán được phân chia chưa bao quát hết các nghiệp vụ kế toán trong
công ty dẫn đến khối lượng công việc của kế toán tổng hợp tương đối nhiều,
chưa thực sự phù hợp.
1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty
Công ty cổ phần dệt Hà Đông là một doanh nghiệp sản xuất trong
ngành dệt may, vì vậy công ty đã tổ chức để lựa chọn vận dụng chế độ kế
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
11
Kế toán
trưởng
Phó phòng kế toán
kiêm kế toán tổng
hợp
Kế toán nguyên
vật liệu kiêm thủ
quỹ
Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
toán phù hợp với các văn bản pháp luật, chuẩn mực kế toán hiện hành. Cụ
thể các chế độ kế toán áp dụng tại công ty như sau:
 Niên độ kế toán của công ty: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày

31 tháng 12 hàng năm.
 Đồng tiền sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ)
 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (VAT): phương pháp khấu
trừ
 Phương pháp định giá hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia
quyền
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường
xuyên
 Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán, tờ khai
quyết toán thuế được thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC
ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31
tháng 12 năm 2007 của Bộ tài chính.
 Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký- chứng từ với quy trình
ghi sổ chung như sau: (sơ đồ 1.3)
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ số 1.3: Trình tự ghi sổ chung tại công ty cổ phần dệt Hà Đông
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
13
Chứng từ kế toán gốc
Xử lý các nghiệp vụ
Nhập dữ liệu kế toán vào phần
mềm kế toán Fast Accoungting
Phần mềm kế toán xử lý dữ liệu và cho các
thông tin đầu ra ( Sổ chi tiết các TK, Bảng kê,
Nhật ký chứng từ, Sổ Cái các TK)
Kế toán in, lưu trữ các dữ liệu cần thiết theo quy
định và yêu cầu quản lý

Khóa sổ kế toán và chuyển
sang kỳ sau
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU
THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG
2.1 Đặc điểm công tác tiêu thành phẩm tại công ty cổ phần dệt Hà Đông
2.1.1. Đặc điểm thành phẩm
2.1.1.1 Đặc điểm chung của thành phẩm
Thành phẩm của công ty cổ phần dệt Hà Đông chủ yếu là các sản phẩm
dệt may như khăn ăn, khăn rửa mặt các loại, khăn tắm, áo tắm, thảm và một
số thành phẩm phụ khác như khăn bếp, bộ lót nồi,…Do công ty chủ yếu sản
xuất theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt,
số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm được trải qua nhiều
giai đoạn công nghệ chế biến và kiểm tra khác nhau. Sản phẩm của giai
đoạn này là đối tượng chế biến hoặc kiểm tra của giai đoạn tiếp theo theo
một chương trình liên hoàn chặt chẽ: bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất à
dệt à kiểm tra chất lượng sản phẩm mộc à tẩy nhuộm à kiểm tra chất
lượng sản phẩm sau sấy à Cắt à May à Thu hóa à Kiểm tra chất lượng
thành phẩm à đóng kiện à nhập kho.
Như đã nói ở trên, các thành phẩm của công ty là sản phẩm cuối cùng
của một quá trình sản xuất liên tục với các khâu sản xuất, chế biến và kiểm
tra liên tục nên các thành phẩm dệt may của công ty đều là các sản phẩm có
chất lượng cao (đặc biệt là thành phẩm xuất khẩu) và đã dần xây dựng cũng
như khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Thành
phẩm mang thương hiệu Hanoisimex của công ty cổ phần dệt Hà Đông đã
dành được các chứng nhận uy tín về chất lượng như:
 Hệ thống đảm bảo chất lượng ISO - 9001: 2000
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
14

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 2000 đến
nay
 Đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt từ năm 2003 đến nay
Đặc biệt, đối với thành phẩm xuất khẩu với yêu cầu cao về chất lượng
thành phẩm, đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của các thị trường tiêu thụ khó
tính như Nhật, Mỹ, Tây Ban Nha,…nên các thành phẩm có quy trình kiểm
tra chất lượng khoa học và cẩn thận, khi thành phẩm xuất khẩu không đảm
bảo chất lượng sẽ được chuyển qua kho thành phẩm nội địa hoặc được lưu
kho để bán khăn cân.
Về giá cả, các sản phẩm của công ty có giá cả cạnh tranh so với các
doanh nghiệp cùng ngành dệt may, tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần
không ngừng nâng cao công nghệ sản xuất, học hỏi kinh nghiệm sản xuất
của các Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc nhằm tiết kiệm chi phí để hạ giá
thành thành phẩm, từ đó có thể giảm giá bán, tăng tính cạnh tranh hơn nữa
cho sản phẩm dệt của công ty trên thị trường xuất khẩu.
Các sản phẩm của công ty dệt Hà Đông có đối tượng tiêu dùng rất rộng
rãi, do mặt hàng sản xuất chính của công ty là các loại khăn với doanh thu
khăn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 90%) trong doanh thu tiêu thụ của công ty.
Mặt hàng khăn xuất khẩu của công ty ngày càng được ưa chuộng tại Nhật,
Mỹ, Tây Ban Nha… do quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất
lượng cao.
2.1.1.2. Đặc điểm công tác quản lý thành phẩm tại công ty
 Công tác mã hóa thành phẩm:
Thành phẩm của công ty cổ phần dệt Hà Đông đa dạng về mẫu mã,
màu sắc, chất liệu, trọng lượng, kích thước. Hiện tại thành phẩm của công ty
có hơn 200 loại thành phẩm khác nhau. Điều này cũng đặt ra nhiều yêu cầu
cho công tác quản lý thành phẩm của công ty, đặc biệt là công tác mã hoá
phục vụ cho quá trình theo dõi và hạch toán. Thành phẩm của công ty được
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A

15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phân loại thành hai loại chính: thành phẩm nội địa và thành phẩm xuất khẩu.
Cả hai loại thành phẩm này được mã hóa theo quy định của công ty về mã
hóa thành phẩm nội địa và thành phẩm xuất khẩu, phòng kế hoạch thị trường
và phòng kế toán tài chính có thể theo dõi, kiểm tra sự biến động về số
lượng và giá trị của thành phẩm. Việc mã hóa thành phẩm được quy định
như sau:
 Đối với thành phẩm nội địa
Thành phẩm nội địa được mã hóa thành 6 nhóm như sau: ( bảng số 2.1)
Bảng số 2.1: Mã hóa thành phẩm nội địa
Nhóm 1 2 3 4 5 6
Mã hóa XX X XXXX /XXXXXX /X -X
Trong đó:
+ Nhóm 1: Lĩnh vực sản xuất sản phẩm:
- Khăn mộc và vải có nổi bông dạng một được mã hóa: 11
- Khăn bông thành phẩm, vải nổi bông và sản phẩm từ vải nổi bông
nhập kho bán nội địa được mã hóa: 12
+ Nhóm 2: Mã hóa tên khăn (xem bảng 2.2)
Bảng số 2.2: Mã hoá tên khăn nội địa
Tên khăn Mã hóa
Khăn ăn, khăn tay, khăn bếp, khăn túi H
Khăn ảo( khăn ép nhỏ cho du lịch) D
Khăn tắm B
Khăn thảm M
Áo choàng tắm A
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Nhóm 3: Mã hóa khối lượng (xem bảng số 2.3)

Bảng số 2.3: Mã hoá khối lượng khăn nội địa
Loại sản phẩm Trọng lượng
Khăn g/ tá
Vải nổi bông g/m2
Sản phẩm may từ vải nổi bông g/ chiếc
+ Nhóm 4: Mã hóa kích thước (xem bảng số 2.4)
Bảng số 2.4: Mã hoá kích thước thành phẩm nội địa
Loại sản phẩm Kiểu mã hóa Đơn vị
Khăn Chiều rộng x chiều dài (cm) x (cm)
Vải nổi bông Chiều rộng x chiều dài (cm) x (m)
Áo choàng tắm Chiều rộng x chiều dài (cm) x (cm)
+ Nhóm 5: Nhóm mã hóa này dùng để mã hóa các thông số khác như
chỉ số sợi bông, mật độ sợi, kiểu dọc,… với các sản phẩm có các thông số
khác giống nhau
+ Nhóm 6: Mã hóa chất lượng của sản phẩm (xem bảng số 2.5)
Bảng số 2.5: Mã hoá chất lượng thành phẩm nội địa
Cấp Mã hóa
1 1
2 2
Ngoài ra còn có mã hóa màu sắc cho sản phẩm (xem bảng số 2.6)
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng số 2.6: Mã hoá màu sắc thành phẩm nội địa
Màu sắc Mã hóa
White WH
Yellow YE
Orange OR
Blue BL
Brown BR

Beige BE
Olive OL
Red RE
Pink PK
Violet VL
Black BK
Green GN
Grey GR
Navy NV
 Đối với thành phẩm xuất khẩu
Việc mã hóa thành phẩm xuất khẩu đang được phòng kỹ thuật hoàn
thiện, tuy nhiên hiện tại việc mã hóa này vẫn đang được thực hiện theo 6
nhóm như sau (xem bảng số 2.7)
Bảng số 2.7 : Mã hoá thành phẩm xuất khẩu
Nhóm 1 2 3 4 5 6
Mã hóa XX XX XX -XXX -XXXXXXX /X
+ Nhóm 1: Mã hóa lĩnh vực sản xuất: khăn, vải nổi bông, các sản phẩm
từ vải nổi bông xuất khẩu
+ Nhóm 2: Mã hóa khách hàng: 2 chữ cái đầu tiên của khách hàng
+ Nhóm 3: Mã hóa năm sản xuất: 2 ký tự cuối của năm sản xuất
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Nhóm 4: Mã hóa thứ tự của từng đơn đặt hàng theo khách hàng
+ Nhóm 5: Tên khăn và màu đặt cho mặt hàng (tên trước, màu sau)
Bảng số 2.8: Mã hoá tên khăn xuất khẩu
Loại sản phẩm Mã hóa
Khăn thêu T
Khăn in I
Khăn zắc- ca có logo J

Khăn có border X
Khăn có logo và border B
Khăn có kẻ dọc và pas K
Khăn dệt có border chìm D
+ Nhóm 6: Mã hóa màu sắc của sản phẩm (bảng số 2.9)
Bảng số 2.9: Mã hoá màu sắc thành phẩm xuất khẩu
Màu sắc Mã hóa
White WH
Yellow YE
Orange OR
Blue BL
Brown BR
Beige BE
Olive OL
Red RE
Pink PK
Violet VL
Black BK
Green GN
Grey GR
Navy NV
Nguyễn Thị Tân Hà- LớpKế toán 47A
19

×