Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài dự thi nhận thức khoa học tư duy hệ thống và phần mềm KTXH ecopolicy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.67 KB, 11 trang )

Bài dự thi “Nhận thức khoa học tư duy hệ thống và phần mềm KTXH- Ecopolicy”
Người thực hiện: Ban giám hiệu Trường tiểu học Hùng Vương- Hồng Bàng- Hải Phòng

1
PHẦN 1. HIỂU BIẾT VỀ KHOA HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG
“Nhân loại đã thành công qua thời gian trong việc chinh phục thế giới vật lý và
trong việc phát triển tri thức khoa học bằng việc chấp thuận phương pháp phân tích để
hiểu vấn đề. Phương pháp này bao gồm việc bẻ vấn đề thành các cấu phận, nghiên cứu
từng phần cô lập và rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Loại tư duy tuyến tính và máy móc
này đang ngày một trở nên không hiệu quả khi đề cập tới các vấn đề hiện đại.” Đối với
khoảng hai thập kỷ qua, nhận thức của xã hội đã được mở rộng. Tuy nhiên, chúng ta đã
không bắt đầu phát triển một sự hiểu biết về làm thế nào tất cả mọi thứ trong thế giới của
chúng ta được kết nối với nhau. Mỗi can thiệp trong hệ thống mà chúng ta đang sống có
tác động phức tạp - phản hồi, thời gian chậm, hậu quả bị trì hoãn.
Cách tiếp cận tư duy hệ thống về cơ bản khác với cách tiếp cận phân tích truyền
thống. Phân tích truyền thống tập trung vào việc tách bạch từng mảnh mẩu của đối tượng
được nghiên cứu, trong thực tế từ phân tích bắt nguồn từ nghĩa gốc -chia thành các bộ
phận hợp thành. Ngược lại, tư duy hệ thống tập trung vào cách đối tượng được nghiên
cứu tương tác với các thành phần khác của hệ thống có chứa nó – hệ thống vốn là tập
hợp các phân tử tương tác để tạo ra hành vi. Điều này có nghĩa là thay vì cô lập những
phần ngày càng nhỏ hơn của hệ thống được nghiên cứu, thì tư duy hệ thống làm việc
bằng cách mở rộng góc nhìn của nó có tính tới số ngày càng lớn các ương tác xem như
vấn đề để cần được nghiên cứu.
Ngày nay tư duy hệ thống ngày càng trở nên phổ biến, dần thay thế cho lối tư duy
tuyến tính vốn đã tồn tại trong một thời gian dài. Tư duy hệ thống cung cấp một viễn
cảnh mới mạnh mẽ, một ngôn ngữ riêng và một tập các công cụ có thể dùng để đề cập tới
những vấn đề hóc búa nhất trong cuộc sống và công việc thường ngày.
Theo từ điển bách khoa vạn vật: hệ thống là “tập hợp các hiện tượng và sự kiện
phụ thuộc lẫn nhau và bằng phương pháp suy luận trí tuệ có thể xem xét tập hợp như một
thể thống nhất”, tuân theo 3 nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, các phần tử phụ thuộc lẫn nhau theo chức năng hoạt động của chúng; tác


động giữa hai phần tử có thể chỉ theo một chiều hoặc hai chiều (tương tác); tùy theo mức
độ và tốc độ phân biệt thành tác động “mạnh”, “yếu”.
Bài dự thi “Nhận thức khoa học tư duy hệ thống và phần mềm KTXH- Ecopolicy”
Người thực hiện: Ban giám hiệu Trường tiểu học Hùng Vương- Hồng Bàng- Hải Phòng

2
Hai là, hệ quả xuất hiện các thuộc tính chung và liên kết giữa các phần tử tạo
thành tập hợp cấu trúc và ngược lại tập hợp các cấu trúc tác động ngược lại đến các
phần tử.
Ba là, hệ thống tác động đến thuộc tính, chức năng và sự tiến hoá của các phần
tử, các hệ thống không bị cô lập, tách biệt mà là “phần tử” của hệ thống lớn hơn và chứa
đựng hệ thống nhỏ hơn. Chính vì nội dung này tạo ra các cấp độ và thứ bậc khác nhau
trong hệ thống.
Chúng ta có xu hướng tin rằng nếu chúng ta có thể xây dựng một con đường tốt
hoặc chạy trơn tru nhà máy, qua một đạo luật tốt bằng văn bản hoặc đào tạo lớp học đầu
tiên, tất cả những yếu tố này sẽ tương tác hài hòa với nhau. Và chúng ta đang ngạc nhiên
khi mọi thứ bất ngờ nhận được ngoài tầm kiểm soát, khi sản xuất bị trì hoãn ảnh hưởng ở
một nơi khác hóa ra là do hai bên không tương thích. Khi sự tương tác của sự kiện bị bỏ
qua, thậm chí là nguyên nhân có thể dẫn đến sự hỗn loạn.
Khi cố gắng tổ chức thế giới của chúng ta, chúng ta phải sử dụng chiến lược thừa
nhận sự tương tác và cơ chế tự điều tiết trong và giữa các hệ thống các thành phần.
Tư duy hệ thống bao gồm bốn thành phần:

Tư duy theo mô hình: hiểu tường minh việc mô hình hóa.
Tư duy theo tướng quan: tư duy theo cấu trúc hệ thống, tương quan.
Tư duy động tư duy theo các tiến trình động (trễ, chu trình phản hồi, dao động).
Chỉ đạo các hệ thống khả năng cho việc quản lý hệ thống thực hành và hệ thống
kiểm soát.
a) Tư duy theo mô hình
Tư duy hệ thống đòi hỏi việc ý thức tới sự kiện chúng ta giải quyết với các mô

hình của thực tại chứ không với bản thân thực tại. Tư duy theomô hình cũng chứa đựng
khả năng xây dựng mô hình. Mô hình phải được xây dựng, làm hợp lệ và phát triển thêm
nữa. Khả năng xây dựng mô hình và phân tích mô hình phụ thuộc một phần lớn vào công
cụ sẵn có để mô tả mô hình. Chọn một dạng biểu diễn thích hợp (như biểu đồ chu trình
nhân quả, biểu đồ kho là luồng, phương trình) là điểm mấu chốt của tư duy hệ thống.
Việc phát minh ra những công cụ mô tả mạnh, linh hoạt đã chuẩn hơn là một trong những
thành tựu chính của Jay Forrester. Với mục đích rèn luyện các dạng biểu diễn của cách
tiếp cận.
Bài dự thi “Nhận thức khoa học tư duy hệ thống và phần mềm KTXH- Ecopolicy”
Người thực hiện: Ban giám hiệu Trường tiểu học Hùng Vương- Hồng Bàng- Hải Phòng

3
Năng động hệ thống đã được chứng tỏ là thành công. Biểu đồ chu trình nhân quả
cho phép làm mô hình hóa định lượng, biểu đồ kho và luồng đã cho những hướng dẫn
chủ chốt về cấu trúc của mô hình mô phỏng định lượng.
b)Tư duy theo tương quan
Người phương Tây thường rất giỏi trong cách lập luận nhân quả. Các quan hệ nếu
– thì là những khối xây dựng cơ bản của tâm trí chúng ta và việc hiểu mọi điều. Nền tảng
của cách tư duy này là phác họa chính xác giữa nguyên nhân và hậu quả. Để giải thích
một hiện tượng chúng ta phải tìm “nguyên nhân” của nó (có lẽ là một). Người ta giả thiết
rằng nguyên nhăn này tồn tại và rằng hậu quả bao giờ cũng có thể được quan sát bất kỳ
khi nào nguyên nhân hợp thức. Những từ và cụm từ như “vì”, “do vậy”, “nếu – thì” ký
hiệu cho quan niệm tư duy như vậy trong ngôn ngữ hàng ngày. Điếu tương tự về toán học
là khái niệm hàm với một biến độc lập (= “nguyên nhân”) và một biến phụ thuộc (= “hậu
quả”). Tương phản với cách tư duy này trong mối quan hệ nhân quả, có thể được gọi là tư
duy chức năng hay tu duy tuyến tính – là tư duy theo tương quan.
Trong hệ thống có tương quan chúng ta không chỉ có các hậu quả trực tiếp mà cả
hậu quả gián tiếp nữa. Điều này có thể dẫn tới chu trình phản hồi. Chu trình phản hồi có
thể làm tăng cường (đương tính) hay làm cân bằng (âm tính). Chạy đua vũ trang giữa các
siêu cường là ví dụ về chu trình tăng cường. Mỹ nói: “Vì việc vũ trang của Liên Xô mà

chúng ta phải làm 1000 tên lửa mới”. Liên Xô nói: “Chúng ta phải tăng lực lượng vũ khí
chiến lược của mình, bởi vì tuy đã làm thêm 1.000 tên lửa mới”. Việc tăng lực lượng vũ
trang của Liên Xô dẫn tới việc tăng vũ trang của phía Mỹ…và cứ thế tiếp diễn. Mỗi bên
đều coi bên kia là nguyên nhân. Trong viễn cảnh toàn cầu của sự phân biệt giữa nguyên
nhân và hậu quả không còn có thể thực hiện được nữa. Nếu chúng ta đi vào cái vòng luẩn
quẩn, chúng ta không còn co thể nhận diện ra được chỉ một nguyên nhân cho toàn thể tiến
trình, vì bất kỳ hậu quả nào cũng ảnh hưởng tới nguyên nhân. Việc hiểu đúng về chu
trình phản hồi đòi hỏi viễn cảnhđộng, để thấy cách mọi việc nổi lên qua thời gian.
Tư duy theo tương quan là một cách tư duy có tính tới các hậu quả gián tiếp, mạng
lưới các nguyên nhân và hậu quả, chu trình phản hồi và việc phát triển của các cấu trúc
như vậy qua thời gian. Tư duy theo tương quan cũng đòi hỏi cách biểu diễn thích hợp:
biểu đồ chu trình nhân quả là công cụ đơn giản nhất và linh hoạt nhất để ghi lại các vấn
đề tương quan.
c) Tư duy động
Hệ thống có hành vi nào đó qua thời gian. Tính trễ và dao động thời gian là tính
năng điển hình của hệ thống, điều có thể được quan sát theo chiều thời gian, tư duy động
Bài dự thi “Nhận thức khoa học tư duy hệ thống và phần mềm KTXH- Ecopolicy”
Người thực hiện: Ban giám hiệu Trường tiểu học Hùng Vương- Hồng Bàng- Hải Phòng

4
cũng có nghĩa nhìn trước sự phát triển tương lai (có thể). Một góc nhìn lại dĩ vãng đơn
thuần về phát triển quá khứ là không đủ cho việc chỉ đạo thực tế hệ thống – giống như
liệu bạn có tin được vào tài xế chỉ lái xe bằng việc nhìn vào gương chiếu hậu để xác định
lái xe đi đâu không? Các mô hình mô phỏng có ích hay thậm chí là cần thiết để dự kiến
những phát triển tương lai đặc biệt khi thực tại nổi lên khá chậm chạp.
d) Chỉ đạo hệ thống
Điều này đưa chúng ta tới khía cạnh cốt lõi thứ tư của tư duy hệ thống: việc chỉ
đạo thực tế hệ thống. Tư duy hệ thống bao giờ cũng có cấu phần thực dụng: nó giải quyết
không chỉ bằng suy nghĩ về hệ thống, song, nó còn quan tâm tới hành động hướng theo
hệ thống.

Một trong những câu hỏi nền tảng và quan trọng nhất của việc lý hệ thống thực
hành là: cấu phần hệ thống nào là chủ đề cho việc thay đổi? Trong hệ thống xã hội
thường không thể thay đổi hành vi của người khác một cách trực tiếp được, người ta chỉ
có thể thay đổi hành vi của chính mình. Trong một hệ thống kinh tế người sản xuất
thường không điều khiển trực tiếp được thị trường. Các hoạt động thị trường thường là
các hoạt động của phía cung cấp để hấp dẫn phản ứng ham muốn của phía yêu cầu.
Tại sao tư duy hệ thống lại có giá trị? Bởi vì nó có thể giúp thiết kế khôn ngoan, kéo dài
giải pháp của vấn đề. Theo nghĩa đơn giản nhất, tư duy hệ thống cung cấp bức tranh
chính xác hơn về thực tế, để có thể sử dụng các lực tự nhiên của hệ thống đạt tới kết quả
mong muốn. Nó cũng động viên việc suy nghĩ về các vấn đề và giải pháp bằng con mắt
nhìn lâu dài – chẳng hạn, làm sao mạt giải pháp đặc biệt đang xem xét có thể tồn tại lâu
được? Và hậu quả có thể không được để ý tới là gì? Cuối cùng, tư duy hệ thống dựa trên
một số nguyên tắc phổ dụng, cơ bản có trong tất cả mọi phạm vi hoạt động của cuộc
sống.






Bài dự thi “Nhận thức khoa học tư duy hệ thống và phần mềm KTXH- Ecopolicy”
Người thực hiện: Ban giám hiệu Trường tiểu học Hùng Vương- Hồng Bàng- Hải Phòng

5
PHẦN 2. HIỂU BIẾT VỀ PHẦN MỀM TRẮC NGHIỆM KINH TẾ XÃ HỘI
ECOPOLICY:
Phần mềm trắc nghiệm kinh tế xã hội (ecopolicy ) được phát triển bởi Giáo sư,
Tiến sĩ Frederics Vester. Chương trình được xây dựng dựa trên trò chơi Ökolopoly ® của
Frederic Vesters, được tạo ra bởi Otto Maier Verlag Ravensburg. Phiên bản đầu tiên là
môi trường mô phỏng trò chơi Kybernetien từ năm 1976, trò chơi “Nghiên cứu sự phát

triển thành phố của UNESCO” phát triển bởi Frederic VESTER.
Ecopolicy nhằm mục đích nâng cao khả năng tư duy hệ thống từ đó làm thay đổi nhận
thức và hành vi trong việc tiếp cận các hoạt động diễn ra trong cuộc sống để tìm được
cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất. Ecopolicy mô phỏng hoạt đồng điều hành của một
quốc gia, trong đó người chơi đóng vai trò là người điều hành chính phủ, triển khai
những chiến lược vĩ mô trong khoảng thời gian xác định để cân bằng các chỉ tiêu cuộc
sống, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Ecopolicy đòi hỏi bạn phải vận dụng sự logic và nhanh nhạy của mình với các con số,
vì vậy tốt nhất là bạn hãy tự chơi thử vài ván để có cảm nhận của riêng mình, đó là cách
tốt nhất để bạn làm quen với trò chơi. Mình chỉ giới thiệu những cái nhìn tổng quan nhất
về trò chơi:
Areas
Bài dự thi “Nhận thức khoa học tư duy hệ thống và phần mềm KTXH- Ecopolicy”
Người thực hiện: Ban giám hiệu Trường tiểu học Hùng Vương- Hồng Bàng- Hải Phòng

6
Một đất nước được chia thành nhiều mảng/ lĩnh vực, ứng với mỗi mảng này sẽ có
chính sách riêng (giống như chúng ta có bộ giáo dục, bộ công thương, bộ nội vụ vậy).
Trong game sẽ có 8 areas như sau:
1. Policy - chính sách của chính phủ. Trong game, có thể coi đây là thước đo lòng tin
của nhân dân vào nhà nước.
2. Sanitation - điều kiện cải tạo môi trường. Trong game, đây là thước đo khả năng
tái tạo môi trường. Công nghiệp phát triển nhanh sẽ kéo theo ô nhiễm môi trường.
Sanitation cao đồng nghĩa với môi trường được cải thiện tốt.
3. Production - sự sản xuất ra sản phẩm. Production luôn tăng nhanh dần theo từng
năm vì hàng hóa liên tục được tạo ra.
4. Enviromental stress - sức ép lên môi trường. Khi công nghiệp (3) tăng thì sẽ kéo
theo ô nhiễm môi trường tăng (4). Khi (4) tăng quá cao sẽ ảnh hưởng tới dân số và
chất lượng sống, vì vậy chỉ có (2) Sanitation mới hạn chế được Enviromental

stress.
5. Education - giáo dục: giáo dục là cách duy nhất để nâng cao chất lượng sống (6).
Tuy nhiên đầu tư điểm cộng vào giáo dục sẽ lâu và không thu được kết quả ngay.
6. Quality of life - chất lượng sống: đây cũng là chỉ số quan trọng của 1 đất nước.
Chỉ khi có chất lượng sống tốt thì lòng tin vào chính phủ (1) mới tăng. Chất lượng
sống cũng bị giảm nếu dân số (8) quá đông.
7. Growth rate - tỉ lệ sinh. Tỉ lệ sinh tăng cao sẽ kéo theo dân số tăng cao và giảm
chất lượng sống.
8. Population - dân số. Dân số tăng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm và được cộng nhiều
điểm Activity points hơn, tuy nhiên dân số quá đông sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
sống.
Chúng tương tác với nhau bằng cách nào
Hãy nhìn vào sơ đồ dưới đây. Bạn có thể thấy nó bằng cách bấm vào Functions
Tuy nhiên mũi tên ấy chỉ nói lên 1 phần. Khi bạn bấm vào từng mũi tên để xem biểu
đồ. Biểu đồ ấy chính là mức độ tăng giảm ít nhiều của từng lĩnh vực.
Bài dự thi “Nhận thức khoa học tư duy hệ thống và phần mềm KTXH- Ecopolicy”
Người thực hiện: Ban giám hiệu Trường tiểu học Hùng Vương- Hồng Bàng- Hải Phòng

7

Hãy cố gắng để các chỉ số đều xanh như thế này:

Kết quả chơi
Bạn sẽ thua cuộc nếu bất kì chỉ số nào bị đèn đỏ. Khi đó sẽ có biểu tình. Sau khi
trải qua 12 rounds (12 năm) đất nước vẫn bình yên, bạn sẽ giành được chiến thắng kèm
theo số điểm.
Bài dự thi “Nhận thức khoa học tư duy hệ thống và phần mềm KTXH- Ecopolicy”
Người thực hiện: Ban giám hiệu Trường tiểu học Hùng Vương- Hồng Bàng- Hải Phòng

8


Bài dự thi “Nhận thức khoa học tư duy hệ thống và phần mềm KTXH- Ecopolicy”
Người thực hiện: Ban giám hiệu Trường tiểu học Hùng Vương- Hồng Bàng- Hải Phòng

9
PHẦN 3. VẬN DỤNG KHOA HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG VÀO VIỆC XÂY
DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG
1. BỐI CẢNH CỦA NHÀ TRƯỜNG
Trường tiểu học Hùng Vương trước đây nguyên là trường cấp một hai Hùng
Vương trường nằm ở địa bàn phường Hùng Vương – An Hải- Hải Phòng. Năm 1994
phường Hùng Vương được sát nhập vào quận Hồng Bàng – Thành phố Hải Phòng. Với
vị trí xuất phất điểm là một phường ngoại ô thành phố được sát nhập vào quận trung tâm
thành phố nên Phường Hùng Vương nói chung và trường tiểu học Hùng Vương nói riêng
gặp không ít khó khăn.Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, khuôn viên của nhà trường còn chật
hẹp. Phụ Huynh học sinh chủ yếu là thuần nông, tư tưởng còn lạc hậu, Phụ huynh chưa
quan tâm đến giáo dục. Công tác học sinh giỏi chưa được quan tâm…
2. MỤC TIÊU CỦA NHÀ TRƯỜNG
Tăng cường đầu tư trọng điểm để trường Tiểu học Hùng Vương đạt chuẩn quốc gia.
3. TRỌNG ĐIỂM ĐẦU TƯ CỦA NHÀ TRƯỜNG .
- Cơ sở vật chất.
- Chất lượng đội ngũ.
- Môi trường học tập.
- Chất lượng giáo dục toàn diện.
- Chất lượng học sinh giỏi.
4. ĐIỂM ĐÒN BẢY (CÁC GIẢI PHÁP CỦA NHÀ TRƯỜNG )
A. Điểm đòn bảy (Giải pháp hiện tại ):
- Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân thấy được tầm quan trọng của
giáo dục. Thông qua các cuộc họp phụ huynh, qua các đợt tổng kết năm học, Kịp thời
động viên khen thưởng học sinh có thành tích cao trong công tác học sinh giỏi. Qua đó
người dân nhận thấy rằng đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất từ đó làm thay đổi

nhận thức của người dân về giáo dục

Bài dự thi “Nhận thức khoa học tư duy hệ thống và phần mềm KTXH- Ecopolicy”
Người thực hiện: Ban giám hiệu Trường tiểu học Hùng Vương- Hồng Bàng- Hải Phòng

10
- Nhà trường đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Nhà trường xây dựng mô
hình lớp học chất lượng cao với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho học tập như
lớp học có mắc điều hòa, có màn hình ti -vi, có máy tính kết nối internet phục vụ cho học
tập.
- Bên cạnh đó nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng chất lượng
đội ngũ. Như cử cán bộ giáo viên đi học bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tin học,
ngoại ngữ. tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
- Ngoài ra nhà trường còn đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi coi
việc đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và là
nhiệm vụ của tất cả các giáo viên trong nhà trường. Nhà trường tổ chức thi chọn học
sinh giỏi, cử giáo viên có năng lực dạy các đội tuyển học sinh giỏi
- Nhà trường chú trọng đến chất lượng giáo dục toàn diện. bằng việc đổi mới
phương pháp giảng dạy, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh … nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện
B. Điểm đòn bảy (Giải pháp lâu dài ) :
- Tiếp tục duy trì chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn học sinh giỏi….
- Tiếp tục khẳng định thương hiệu của nhà trường, tăng cường xã hội hóa giáo dục
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường chuẩn.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì tốt – Năm học 2012- 2013:
Giỏi Khá Trung bình Yếu
60% 32 % 8 % 0 %
- Công tác học sinh giỏi không ngừng phát triển, số giải năm sau cao hơn năm
trước. Cụ thể:

Năm học 2010 - 2011 2011- 2012 2012 - 2013
Số giải 50 57 71
Đặc biệt 3 năm liền trường đầu có học sinh giỏi cấp quốc gia.
Bài dự thi “Nhận thức khoa học tư duy hệ thống và phần mềm KTXH- Ecopolicy”
Người thực hiện: Ban giám hiệu Trường tiểu học Hùng Vương- Hồng Bàng- Hải Phòng

11

Nhà trường đã tạo được thương hiệu duy trì việc học thật và chất lượng thật. Kết
quả đó đã được phản ánh như đầu vào lớp một của nhà trường ngày một tăng. Những
năm trước nhà trường chỉ có từ 3- 4 lớp một, năm học 2013- 2014 nhà trường lên đến 6
lớp một với 210 học sinh.( đạt kỉ lục từ trước đến nay)
- Hiện nay nhà trường đã và đang được đầu tư xây dựng khu trường mới. Năm học
2013- 2014 hứa hẹn sẽ có một số hạng mục được đưa vào sử dụng .
Tóm lại, Với cách tư duy hệ thống mỗi đầu tư thích hợp bằng các chính sách của
nhà trường đã đem lại hiệu quả giáo dục tích cực. Nhiều khó khăn gặp phải nhưng cũng
có nhiều thuận lợi khi bản thân mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh dần dần thay đổi nhận
thức và hành động. Một số tổ chức hoạt động cũng thay đổi theo, hình thức thông tin liên
lạc cũng được cải thiện. Và quan trọng hơn ý thức của học sinh đã thực sự thay đổi một
cách tự giác. Đúng với mục tiêu “lấy người học làm trung tâm” – điều này sẽ làm cho
Nhà trường phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững. Ban giám hiệu
nhà trường tin tưởng rằng trường Tiểu học Hùng Vương trong tương lai không xa sẽ có
một ngôi trường đạt chuẩn đáp ứng long mang mỏi của phụ huynh và các cấp lãnh đạo .



×