Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

NL về ý kiến của Sôlôkhốp Tôi muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.8 KB, 4 trang )

Tôi muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong
sạch hơn, thức tỉnh tình u đối với con người, và khát vọng tích cực đấu tranh cho tư
tưởng nhân đạo và tiến bộ của lồi người.
Những mong muốn của nhà văn Sơ - lơ khốp gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tác
động của văn chương? Qua một hoặc một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ
văn THPT, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
1. Giải thích:
- Tác phẩm văn học làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn: Tác
phẩm văn học tác động tới tính cách, tâm hồn của con người, giúp con người sống tốt
hơn, tâm hồn lành mạnh hơn, trong sạch hơn.
- Tác phẩm văn học thức tỉnh tình yêu đối với con người, thức tỉnh khát vọng tích
cực đấu tranh cho tư tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người: Tác phẩm văn học
khơi dậy trong con người tình u thương, lịng trắc ẩn, khơi dậy ý thức đấu tranh
chống lại những bất công nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp và nhân văn.
=> Mong muốn của S. nhấn mạnh tác động của văn chương đối với cuộc sống
con người: Văn chương nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, khơi dậy tình u
thương, lịng trắc ẩn trong mỗi con người, khơi dậy tinh thần đấu tranh của con người
chống lại áp bức bất cơng. Nói cách khác, văn chương chân chính là những tác phẩm
phải giúp con người sống tốt hơn, hồn thiện hơn về nhân cách.
2. Bình luận: (Lí giải vì sao?)
- Xuất phát từ chức năng của văn học và quá trình tiếp nhận văn chương của
người đọc:
Văn học thể hiện cái nhìn tồn diện và đầy đủ về hiện thực đời sống qua lăng kính
chủ quan của người nghệ sĩ, từ đó, nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm
xúc của người tiếp nhận. Từ việc nhận thức được những vấn đề của cuộc sống, của con
người qua hiện thực trong tác phẩm văn học mà nhà văn phản ánh, người tiếp nhận sẽ
có những cảm nhận, cách đánh giá về cuộc đời, về con người. Từ đó, người đọc có sự
đồng cảm với nhà văn, với hình tượng con người được đề cập đến trong tác phẩm,
đồng thời, người đọc sẽ chịu sự tác động trở lại của văn học đối với chính tâm hồn
mình. Nhờ thế, văn chương giúp con người biết yêu thương, cảm thông với những số
phận khổ cực, biết trân trọng những điều tốt đẹp đáng quý. Nó giúp ta trở thành người


sống tốt, sống có ích. Nói cách khác, văn học đánh thức những tình cảm, cảm xúc của
con người, khơi dậy sức sống và niềm tin yêu, hi vọng vào cuộc đời, khơi dậy cả ý
thức đấu tranh chống lại những bất cơng trong cuộc sống.
- Ví dụ: Thơ của Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu trước Cách mạng đem đến những cảm
nhận mới lạ, tinh tế cho người đọc, tác động mạnh mẽ tới tri giác, đánh thức những
bản năng khát yêu, khát sống trong mỗi con người. Hoặc truyện của Ngô Tất Tố,


Nguyễn Công Hoan, Nam Cao hay tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng về đề tài người
nông dân trước Cách mạng lại tác động đến con người những nhận thức về một xã hội
thực dân nửa phong kiến đầy những bất cơng, ở đó, người nơng dân bị dồn đẩy đến
đường cùng. Từ đó, nó khơi dậy sự đồng cảm, xót thương của người đọc, đặc biệt là ý
thức đấu tranh giai cấp để giành lại quyền sống, ý thức cải tạo xã hội và ý thức về giá
trị con người.
- Liên hệ: Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một
tác phẩm chung cho tất cả lồi người. Nó phải chứa đựng nột cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn
lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lịng thương, tình bác ái, sự cơng bằng…Nó làm cho người gần người
hơn. (Đời thừa – Nam Cao)
" ăn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng bức và những chiều sâu đáng kinh
V
ngạc. Nó giúp con người sống ra người hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách
những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người”
(Thanh Thảo)
" ăn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi
V
một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch
Lam)

3. Chứng minh: Chí Phèo - Truyện ngắn hiện thực xuất sắc của Nam Cao.
- Tác phẩm tái hiện số phận người nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong

kiến, song không giống với những tác phẩm cùng đề tài cùng thời khác, truyện Chí
Phèo khắc họa số phận đau đớn của một người nơng dân bị tha hóa, bị lưu manh hóa,
khơng được xã hội chấp nhận là một con người. (Khái quát về bi kịch của Chí).
- Thơng qua bi kịch đau đớn của Chí khi sống là một con người nhưng lại không
được ai chấp nhận, cuối cùng phải chết trên ngưỡng cửa trở lại làm một người lương
thiện, tác giả bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với số phận của những người nơng dân như
Chí Phèo. Cùng với đó là sự trân trọng của nhà văn trước vẻ đẹp của tình người qua
tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí Phèo, sự phát hiện và trân trọng bản chất
lương thiện, khao khát trở thành người theo đúng nghĩa của Chí Phèo. Đồng thời, nhà
văn vạch trần bộ mặt gian hùng của tầng lớp địa chủ phong kiến, lên án chế độ xã hội
thực dân nửa phong kiến đã dồn đẩy người nông dân vào con đường cùng.
- Khi tiếp nhận tác phẩm, người đọc không chỉ nhận thức được tình cảnh khốn
cùng của người nơng dân trước CM qua số phận của Chí Phèo, mà cịn cảm thấy vơ
cùng xót thương trước bi kịch bị tha hóa, đặc biệt là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm
người của Chí Phèo. Người đọc cũng xúc động trước cảnh tượng Chí Phèo - một kẻ
được coi là quỷ dữ, khơng ai giao tiếp với hắn, không ai coi hắn là người - được Thị
Nở chăm sóc bằng chính tình u thương, sự thương cảm của một con người dành cho
một con người. Chắc chắn, người đọc cũng sẽ rưng rưng khi tưởng như Chí Phèo sẽ
được Thị Nở làm cầu nối để hắn quay lại làm hòa với mọi người, được sống với bản
chất lương thiện vốn có từ khi hắn còn là một anh canh điền đầy tự trọng và có mơ ước


giản dị về một gia đình nho nhỏ như bao người, thì hắn lại bị cả xã hội cự tuyệt, dẫn
đến hành động giết chết Bá Kiến và tự sát của Chí. Cảnh tượng Chí chết quằn quại trên
vũng máu khi nhận ra rằng "Tao không thể làm người lương thiện được nữa" gợi nỗi
xót thương đến ám ảnh về sự bế tắc của người nông dân. Rồi đây, khi con của hắn
trong bụng Thị Nở ra đời, liệu có thể thốt khỏi tình cảnh như cha nó, khi chế độ xã
hội thực dân phong kiến vẫn còn tồn tại, vẫn còn những kẻ gian hùng như Bá Kiến?
Kết thúc truyện mở, nhưng gợi bao day dứt trong lòng độc giả. Đó có lẽ cũng là dụng
ý nghệ thuật của nhà văn. Nhà văn không viết tiếp câu chuyện về thế hệ sau của Chí

cũng là để khơi gợi trong người đọc những xúc cảm, những suy ngẫm về cuộc đời, về
số phận của con người dưới chế độ xã hội đương thời. Tình cảm của nhà văn với nhân
vật trong tác phẩm của mình và tình cảm mà người đọc dành cho nhân vật của nhà văn
có điểm gặp gỡ. Điều đó khẳng định, văn học tác động đến tâm hồn con người, khơi
dậy trong con người tấm lòng nhân ái, tình u thương, lịng trắc ẩn.
- Tác động của truyện Chí Phèo với người đọc khơng chỉ là sự xót thương, đồng
cảm, khơng chỉ là sự trân trọng bản chất tốt đẹp của người nơng dân, mà cịn là sự căm
phẫn trước chế độ xã hội bất công đương thời, căm phẫn những tên địa chủ gian xảo
dồn đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Nếu không vì Bá Kiến ghen, Chí Phèo
đã khơng bị đẩy vào tù, và cũng khơng có con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Ấy vậy mà sau
khi ra tù, Chí tha hóa đã đành, Bá Kiến cịn lợi dụng Chí để làm cơng cụ địi nợ cho
mình theo phương châm "dùng thằng đầu bò để trị thằng đầu bò". Cứ thế, bằng những
lời ngọt nhạt, bằng sự gian hùng xảo quyệt của mình, Bá Kiến đã biến những kẻ như
Chí Phèo thành cơng cụ kiếm ăn của mình. Để rồi đến khi nhận ra mình khơng thể trở
lại làm một người lương thiện được nữa, Chí đã đến giết chết kẻ gây ra bi kịch đau đớn
của cuộc đời mình. Cái chết của Bá Kiến khiến nhiều người hả hê lắm. Bởi lẽ, hành
động giết chết Bá Kiến của Chí Phèo chính là hành động để kết thúc mọi khổ đau trên
cõi nhân gian của mình, cũng là hành động đấu tranh để giữ vững bản chất lương thiện
của Chí. Đó là hành động tất yếu. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, đó là lựa chọn duy
nhất. Nam Cao đã để cho nhân vật của mình giết chết kẻ thù và tự sát để giữ vững
phần người cịn sót lại khi hồn tồn thức tỉnh. Người đọc đồng tình với cách giải
quyết tình huống truyện như thế của Nam Cao. Như vậy, tác phẩm đã khơi gợi ở con
người sự đấu tranh chống lại bất công để hướng tới một xã hội đáng sống hơn.
4. Đánh giá, mở rộng:
- Mong muốn của Sô - lô - khốp thể hiện rõ tác động của văn chương tới tâm hồn
con người, chỉ rõ sứ mệnh cao cả của văn chương. Chỉ khi văn học nâng đỡ tâm hồn
con người, khơi dậy ở con người những tình cảm đẹp, nó mới là tác phẩm văn học
chân chính.
- Bài học với người sáng tạo: Cần chú trọng đến chức năng của văn học trong
việc nâng đỡ tâm hồn con người, khơi dậy những tình cảm cao quý, hướng con người

đến những giá trị tốt đẹp.


- Bài học với người tiếp nhận: Khi khám phá hiện thực trong tác phẩm, cần rút ra
những bài học tích cực, lối sống đẹp cho bản thân; Ln trau dồi, làm phong phú cho
tâm hồn, tình cảm thơng qua khám phá các tác phẩm văn chương.



×