Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi HSG môn Địa Lí 9 Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.23 KB, 6 trang )

PHÒNG GD & ĐT

ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI DỰ TUYỂN HSG TỈNH
NĂM HỌC 2023 - 2024
Mơn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao
đề)
Ngày thi: 03 tháng 07 năm 2023
(Đề thi có 06 câu, gồm 01 trang)

Câu I (1,0 điểm)
Tại sao các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng? Trình bày sự
lệch hướng chuyển động của các vật thể ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam trên bề mặt Trái Đất.
Câu II (3,0 điểm)
1. Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta. Tại sao địa hình nước ta lại
xâm thực mạnh ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông?
2. Kể tên các dạng địa hình chính của Thanh Hóa. Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu
Thanh Hóa.
Câu III (1,5 điểm)
1. Chứng minh sự phân bố dân cư nước ta cịn chưa hợp lí giữa khu vực đồng bằng với
trung du, miền núi. Giải thích tại sao nguồn lao động nước ta tập trung nhiều ở khu vực nông
thôn?
Câu IV (4,5 điểm)
1. Chứng minh công nghiệp điện lực là ngành cơng nghiệp trọng điểm của nước ta. Giải
thích tại sao nhiệt điện lại chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản lượng điện ở nước ta hiện nay?
2. Phân tích tiềm năng để phát triển ngành khai thác nuôi trồng thủy sản, du lịch biển
và giao thông vận tải biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
3.Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở
Thanh Hóa. Vì sao Thanh Hóa cần phải đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ
Câu V (5,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
1. Chứng minh GDP của nước ta có sự thay đổi tích cực nhưng cịn mất cân đối giữa


các vùng lãnh thổ.
2. Nhận xét cơ cấu giá trị hàng xuất-nhập khẩu của nước ta năm 2007. Tại sao nước ta
buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương?
Câu VI (5,0 điểm) Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHĨM CÂY
CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm
2010
2015
2018
Cây lương thực có hạt
8615,9
9008,8
8611,3
Cây cơng nghiệp
2808,1
2831,3
2810,1
Cây ăn quả và cây khác
2637,1
3105,2
3602,4
Tổng
14061,1
14945,3
15023,8
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018, Nhà xuất bản Thống kê, 2019)

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mơ, cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo

nhóm cây của nước ta giai đoạn 2010 - 2018.
2. Nhận xét sự thay đổi quy mô, cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm
cây của nước ta trong giai đoạn trên.
3. Giải thích tại sao diện tích lúa ở nước ta lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây?


PHÒNG GD & ĐT
HẬU LỘC

Câu

Ý

Câu I
(1,0 điểm)

Câu II
(3,0 điểm)

1

2

THI KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH
NĂM HỌC 2022 - 2023
HƯỚNG DẪN CHẤM
MƠN: ĐỊA LÍ
(Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang)
Nội dung cần đạt
Tại sao các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch

hướng? Trình bày sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ở bán
cầu Bắc và bán cầu Nam trên bề mặt Trái Đất.
* Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng là do
Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Vận động này đã làm xuất
hiện một lực (lực Côriôlit), làm cho mọi vật trên bề mặt Trái Đất khi
chuyển động theo hướng kinh tuyến đều bị lệch hướng
* Trình bày sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ở bán cầu Bắc
và bán cầu Nam.
- Ở bán cầu Bắc các vật thể chuyển động đều bị lệch hướng về bên phải
theo hướng chuyển động ban đầu.
- Ở bán cầu Nam các vật thể chuyển động sẽ bị lệch hướng về bên trái
theo hướng chuyển động ban đầu.
Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta. Tại sao địa
hình nước ta lại xâm thực mạnh ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở
đồng bằng hạ lưu sơng?
* Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta
- Tính chất nhiệt đới:
+ Tổng lượng bức xạ lớn. Bình quân 1m 2 lãnh thổ nhận được trên 1
triệu kilôcalo. Số giờ nắng đạt từ 1400 -> 3000 giờ trong một năm.
+ Nhiệt độ TB năm của khơng khí đều vượt trên 21 0C trên cả nước
và tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Tính chất ẩm:
+ Lượng mưa TB năm lớn từ 1500 – 2000mm; ở những sườn núi
đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa TB năm có thể lên đến
3.000 – 4.000mm VD: Bắc Quang (Hà Giang) 4802mm, Hoàng
Liên Sơn (Lào Cai) 3552mm, Huế 2568mm...
+ Độ ẩm khơng khí cao >80%, cân bằng ẩm luôn dương.
* Tại sao địa hình nước ta lại xâm thực mạnh ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở
đồng bằng hạ lưu sông?
- Địa hình nước ta xâm thực mạnh ở miền đồi núi: do khí hậu nước ta

mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, nắng lắm - mưa nhiều. Địa hình
dốc, mất lớp phủ thực vật.
- Địa hình bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: Do hệ quả của quá
trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi nước ta.
Kể tên các dạng địa hình chính của Thanh Hóa. Trình bày ảnh hưởng
của địa hình đến khí hậu Thanh Hóa.
- Các dạng địa hình chính ở Thanh Hóa:
Địa hình núi và trung du, địa hình đồng bằng, địa hình ven biển
- Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu Thanh Hóa:
+ Hướng sườn ảnh hưởng đến lượng mưa. Sườn đón gió có lượng
mưa lớn, sườn khuất gió lượng mưa ít.

Điểm
1,0

0,5

0,25
0,25

2,0

0,25
0,25
0,25

0,25

0,5


0,5

0,5

0,25

1


Câu III
(1,5 điểm)

Câu IV
(4,5 điểm)

1

2

+ Nhiệt độ thay đổi theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm
0,25
m
0
(TB lên cao 1000 giảm 6 C), do đó nhiệt độ trung bình năm của
vùng núi thấp hơn vùng đồng đồng bằng (miền núi khí hậu khắc
nghiệt hơn đồng bằng).
Chứng minh sự phân bố dân cư nước ta cịn chưa hợp lí giữa khu vực
đồng bằng với trung du, miền núi. Giải thích tại sao nguồn lao động 1,5
nước ta tập trung nhiều ở khu vực nông thôn?
* Chứng minh sự phân bố dân cư nước ta cịn chưa hợp lí giữa các

đồng bằng với trung du, miền núi.
- Đồng bằng: Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở đồng bằng. Mặc dù
0,5
đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, nhưng lại chiếm tới ¾ dân số
cả nước. Mật độ dân số cao (dẫn chứng).
- Trung du, miền núi: Dân cư thưa thớt ở trung du, miền núi. Mặc dù
0,5
chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, nhưng trung du và miền núi chỉ chiếm ¼
dân số cả nước. Mật độ dân số thấp (dẫn chứng).
* Giải thích tại sao nguồn lao động nước ta tập trung nhiều ở khu vực
nông thôn?
- Nước ta là nước nông nghiệp, hoạt động nông - lâm - ngư nghiệp là 0,25
hoạt động kinh tế chủ yếu ở nông thôn.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, trình độ đơ thị hóa cịn thấp.
0,25
Tại sao nói cơng nghiệp điện lực là ngành cơng nghiệp trọng điểm
của nước ta. Giải thích tại sao nhiệt điện lại chiếm tỉ trọng cao trong
2,0
cơ cấu sản lượng điện ở nước ta hiện nay?
* Chứng minh: công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm
của nước ta.
- Nêu khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm.
0,25
- Điện lực là ngành cơng nghiệp trọng điểm vì:
+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (dẫn chứng).
0,25
+ Có thế mạnh lâu dài:
 Cơ sở nguyên nhiên liệu phong phú và vững chắc từ than, dầu khí, 0,25
thủy năng,… (dẫn chứng).
 Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

0,25
0,25
+ Mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao (dẫn chứng).
0,25
+ Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác (dẫn chứng).
* Giải thích tại sao nhiệt điện lại chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu
sản lượng điện ở nước ta hiện nay?
0,25
- Do nguồn nguyên nhiên liệu từ than và dầu khí dồi dào..
- Do nước ta hiện nay đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều nhà máy 0,25
nhiệt điện có cơng suất lớn từ nguồn nguyên nhiên liệu than và dầu khí.
Phân tích tiềm năng để phát triển ngành khai thác nuôi trồng thủy
sản, du lịch biển và giao thông vận tải biển ở vùng Duyên hải Nam
1,5
Trung Bộ.
- Khai thác, nuôi trồng thủy sản:
+ Vùng có đường bờ biển dài, vùng biển rộng, nhiều bãi tơm, bãi cá,
0,25
có hai ngư trường lớn (Hồng Sa – Trường Sa, Ninh Thuận – Bình
Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu), thuận lợi phát triển ngành khai thác thủy
sản.
2


2

1

Câu V
(5,0 điểm)


+ Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy
0,25
sản
- Du lịch biển:
+ Vùng có đường bờ biển dài thuận lợi hình thành nhiều bãi tắm đẹp
0,25
nổi tiếng như: Mỹ Khê, Nha Trang, Cà Ná,…
+ Ngồi ra, vùng cịn có nhiều cảnh quan đẹp ven bờ và 2 quần đảo xa
0,25
bờ (Hoàng Sa, Trường Sa) có giá trị để phát triển du lịch.
- Giao thơng vận tải biển:
+ Địa hình bờ biển có nhiều vũng, vịnh kín thuận lợi cho việc xây 0,25
dựng các cảng biển, nhất là các cảng nước sâu (dẫn chứng).
+ Vùng nằm gần tuyến hàng hải quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát 0,25
triển giao thơng đường biển.
Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành
thủy sản ở Thanh Hóa. Vì sao Thanh Hóa cần phải đẩy mạnh khai
1,0
thác thủy sản xa bờ
* Thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở Thanh 0,5
Hóa
- Thanh Hóa có đường bờ biển dài 102 km và vùng lãnh hải rộng
hơn 17.000 km2 vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú.
- Dọc bãi biển có những bãi triều, rừng ngập nước. Ven bờ có đảo và
các cửa sơng.
- Thanh Hóa cịn có nhiều sơng suối, ao hồ, các ơ trũng vùng đồng
bằng có thể ni trồng các loại thủy sản.
0,5
* Thanh Hóa cần phải đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ

- Nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm, cần phải đẩy mạnh đánh
bắt thủy sản xa bờ để tăng sản lượng thủy sản
- Giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao cuộc sống của
người dân và bảo vệ chủ quyền biển – đảo
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và kiến thức đã học, hãy
chứng minh GDP của nước ta có sự thay đổi tích cực nhưng cịn mất 3,0
cân đối giữa các vùng lãnh thổ.
- GDP nước ta có sự thay đổi tích cực:
+ Giá trị GDP tăng liên tục (dẫn chứng); tốc độ tăng trưởng cao (dẫn chứng).
0,75
+ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế chuyển dịch tích cực: giảm 0,75
tỉ trọng khu vực nông, lâm và thủy sản; tăng tỉ trọng khu vực công
nghiệp và xây dựng; khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến
động (dẫn chứng).
- GDP nước ta còn mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ:
+ GDP bình quân theo đầu người: Đơng Nam Bộ, Đồng bằng sơng 0,75
Hồng có mức thu nhập cao, nhiều tỉnh (thành phố) từ 12 đến trên 18
triệu đồng. Các vùng trung du, miền núi có mức thu nhập bình qn
theo đầu người cịn thấp, thấp nhất là các tỉnh ở Trung du, miền núi Bắc
Bộ, chủ yếu ở mức dưới 6 triệu đồng.
+ Mức độ tập trung của các trung tâm kinh tế cũng khác nhau giữa các 0,75
vùng lãnh thổ (những vùng có mức độ tập trung cao: Đông Nam Bộ,
Đồng bằng sông Hồng,… Những vùng có mức độ tập trung thấp: Tây
Bắc, Tây Nguyên).

3


2


Câu VI
(5,0 điểm)

Nhận xét cơ cấu giá trị hàng xuất-nhập khẩu của nước ta năm 2007.
Tại sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu ÁThái Bình Dương?
* Nhận xét cơ cấu giá trị hàng xuất-nhập khẩu của nước ta năm
2007.
- Cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu:
Nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp chiếm tỉ trọng
lớn nhất (42,6%). Nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khoáng sản
chiếm tỉ trọng xuất khẩu khá lớn (34,3%). Nhóm hàng nơng, lâm sản,
thuỷ sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (23,1%).
- Cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu:
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên, nhiên, vật liệu
chiếm tỉ trọng lớn (92,6%). Nhóm hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng nhỏ
(7,4%).
* Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á-Thái
Bình Dương vì:
- Có vị trí gần nước ta, thuận lợi cho việc vận chuyển giao nhận hàng
hố.
- Là khu vực đơng dân và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh.
- Mối quan hệ có tính truyền thống nên hàng hóa nước ta dễ xâm
nhập thị trường.
- Tiêu chuẩn hàng hố khơng cao, phù hợp với trình độ sản xuất của
nước ta.
1. Vẽ biểu đồ:
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mơ, cơ cấu diện tích các loại cây
trồng phân theo nhóm cây của nước ta giai đoạn 2010 - 2018.

2,0


0,5

0,5

0,25
0,25
0,25
0,25
3,0

- Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ trịn.
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:

0,5

Bảng số liệu thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện
hành phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 - 2018
(Đơn vị: %)

Năm
Cây lương thực có hạt
Cơng cơng nghiệp
Cây ăn quả và cây khác
Tổng

2010
61,3
20,0

18,7
100,0

2015
60,3
18,9
20,8
100,0

2018
57,3
18,7
24,0
100,0
0,5

+ Tính quy mơ, bán kính:
 Gọi quy mơ và bán kính năm 2010 lần lượt là 1 và 1cm. Ta có
quy mơ, bán kính các năm như sau:
Năm
2010
2015
2018
Quy mơ
1
1,06
1,07
Bán kính
1 cm
1,029 cm 1,034 cm

- Vẽ biểu đồ: (Có thể tham khảo biểu đồ dưới đây)
Biểu đồ thể hiện quy mơ, cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân
theo nhóm cây của nước ta giai đoạn 2010 - 2018

2,0

4


- Yêu cầu: Biểu đồ chính xác, đẹp, ghi số liệu, có tên biểu đồ và chú
giải,… (nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trừ 0,25 điểm).
2. Nhận xét sự thay đổi quy mơ, cơ cấu diện tích các loại cây trồng
1,5
phân theo nhóm cây của nước ta trong giai đoạn trên
- Tổng diện tích các loại cây trồng nước ta tăng liên tục từ 2010 đến năm 0,5
2018, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các nhóm cây (dẫn chứng).
- Cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây nước ta giai 0,5
đoạn 2010 - 2018 chiếm tỉ trọng lớn nhất là diện tích cây lương thực có
hạt, tiếp đến là tỉ trọng diện tích cây ăn quả và cây khác, thấp nhất là tỉ
trọng diện tích cây cơng nghiệp (dẫn chứng).
- Cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây nước ta giai 0,5
đoạn 2010 - 2018 có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng diện tích cây
lương thực có hạt, cây cơng nghiệp, tăng tỉ trọng diện tích cây ăn quả và
cây khác (dẫn chứng).
3. Giải thích tại sao diện tích lúa ở nước ta lại có xu hướng giảm
0,5
trong những năm gần đây?
- Những năm gần đây diện tích lúa nước ta có xu hướng giảm do chuyển
đổi mục đích sử dụng đất và thay đổi cơ cấu cây trồng.
TỔNG ĐIỂM: CÂU I +II + III +IV + V + VI

20,00
Lưu ý: thí sinh có thể diễn đạt theo cách khác, nếu đúng và hợp lý vẫn cho điểm tối đa.

5



×