Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 trường tiểu học trần văn ơn, phường 3, quận gò vấp, thành phố hồ chí minh năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐINH CÔNG DŨNG

CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN VĂN ƠN,

H
P

PHƯỜNG 3, QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2022

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐINH CÔNG DŨNG

CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN


Ở HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN VĂN ƠN,

H
P

PHƯỜNG 3, QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2022

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

H

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THÀNH CHUNG

HÀ NỘI, 2022


i

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ........................................................................ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 4
1.1. Mắt, tình trạng khúc xạ của mắt và tật cận thị ở mắt ........................................... 4
1.1.1. Mắt .................................................................................................................... 4

H
P

1.1.2. Tình trạng khúc xạ của mắt ............................................................................... 4
1.1.3. Tật khúc xạ - cận thị ở mắt ................................................................................ 5
1.2. Nguyên nhân và các phương pháp chẩn đốn, điều trị, cách phịng chống cận
thị ................................................................................................................................. 7
1.3. Các quy định về điều kiện học tập của học sinh tiểu học .................................... 8

U

1.4. Thực trạng cận thị học đường trên thế giới và tại Việt Nam ............................. 10
1.4.1. Trên thế giới .................................................................................................... 10
1.4.2. Tại Việt Nam ................................................................................................... 12

H

1.5. Một số yếu tố liên quan đến cận thị của học sinh .............................................. 14
1.5.1. Các đặc điểm nhân khẩu học ........................................................................... 14
1.5.2. Yếu tố thói quen sinh hoạt, học tập ................................................................. 15
1.5.3. Yếu tố vệ sinh học đường ............................................................................... 18
1.6. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 20
1.7. Khung lý thuyết .................................................................................................. 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 22

2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 22
2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 22
2.4. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................... 23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 23


ii

2.5.1. Bộ công cụ ....................................................................................................... 23
2.5.2. Thu thập số liệu câu hỏi phát vấn học sinh ..................................................... 24
2.5.3. Khám mắt đánh giá cận thị.............................................................................. 24
2.5.4. Đánh giá điều kiện vệ sinh học đường ............................................................ 26
2.5.5. Người thực hiện nghiên cứu ............................................................................ 27
2.6. Biến số nghiên cứu ............................................................................................. 27
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................................... 28
2.7. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................................. 30
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................. 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 32

H
P

3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu .............................................................. 32
3.1.1. Thông tin chung của học sinh ......................................................................... 32
3.1.2. Thông tin chung về phòng học của học sinh lớp 5 ......................................... 33
3.2. Thực trạng cận thị ở học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, phường 3,
quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 34

U


3.2.1. Tình hình cận thị ở học sinh ............................................................................ 34
3.2.2 Tỷ lệ mắc cận thị theo giới tính ....................................................................... 34
3.2.3. Số lượng mắt bị cận thị ................................................................................... 35

H

3.2.4. Thời điểm học sinh bắt đầu đeo kính .............................................................. 35
3.2.5. Sức khỏe và hiểu biết của học sinh về cận thị ................................................ 37
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng cận thị của học sinh lớp 5 trường Tiểu
học Trần Văn Ơn, phường 3, quận Gị Vấp, thành phố Hồ Chí Minh ...................... 39
3.3.1. Mối liên quan giữa thói quen sinh hoạt, học tập với với tật cận thị ................ 39
3.3.2. Mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh học đường với tật cận thị ..................... 43
3.3.3. Mối liên quan giữa kiến thức về cận thị với tật cận thị ................................... 43
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 45
4.1. Thực trạng cận thị ở học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, phường 3,
quận Gị Vấp, thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 45
4.1.1. Tỷ lệ cận thị chung .......................................................................................... 45
4.1.2. Giới tính .......................................................................................................... 47
4.1.3. Số lượng mắt bị cận thị ................................................................................... 48


iii

4.1.4. Thực trạng kính đang đeo ở học sinh .............................................................. 48
4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng cận thị của học sinh lớp 5 trường Tiểu
học Trần Văn Ơn, phường 3, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh ...................... 50
4.2.1. Kiến thức của học sinh về tật cận thị .............................................................. 50
4.2.2. Mối liên quan giữa thói quen sinh hoạt, học tập với với tật cận thị ................ 51
4.3. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ................................... 53
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 55

KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 57
PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CẬN THỊ Ở HỌC SINH LỚP 5 ................... 65

H
P

PHỤ LỤC 2. PHIẾU KHÁM .................................................................................... 70
PHỤ LỤC 3. PHIẾU KIỂM TRA VỆ SINH TRƯỜNG HỌC................................. 71
PHỤ LỤC 4. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ................................................................... 72

H

U


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các thông số bàn ghế ................................................................................ 10
Bảng 3.1. Xếp loại học tập (N=264) ......................................................................... 32
Bảng 3.2. Điều kiện vệ sinh học đường của các phòng học (N=06) ........................ 33
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc cận thị của học sinh (N=264)................................................... 34
Bảng 3.4. Đặc điểm về cận thị theo giới của học sinh (N=264) ............................... 34
Bảng 3.5. Đặc điểm về kính đang đeo của học sinh (N=99) .................................... 36
Bảng 3.6. Mức độ đeo kính thường xuyên của học sinh (N=99) .............................. 36
Bảng 3.7. Biểu hiện sức khỏe của học sinh (N=264) ................................................ 37
Bảng 3.8. Hiểu biết của học sinh về cận thị (N=264) ............................................... 37

H

P

Bảng 3.9. Nguyên nhân gây cận thị (N=264) ........................................................... 38
Bảng 3.10. Nguồn thông tin về cận thị (N=264) ....................................................... 38
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa cơ sở vật chất khi học tập tại nhà và tật cận thị của
học sinh (N=264)....................................................................................................... 39
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tư thế ngồi, loại bàn ghế học và tật cận thị của học

U

sinh (N=264) ............................................................................................................. 40
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thời gian học và tật cận thị của học sinh (N=264) .. 41
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thời gian đọc và điều kiện ánh sáng khi đọc với tật

H

cận thị của học sinh (N=264) .................................................................................... 41
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thời gian sử dụng mắt và tật cận thị của học sinh
(N=264) ..................................................................................................................... 42
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh học đường và cận thị (N=264) .... 43
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức về cận thị với tật cận thị (N=264) ........... 43
Bảng 3.18. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến về tật cận thị của học sinh với yếu tố
thói quen sinh hoạt, học tập....................................................................................... 44


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mắt chính thị .......................................................................................... 5
Hình 1.2. Các kích thước của bàn ghế ................................................................. 10

Biểu đồ 3.1. Giới tính học sinh (n=264) .............................................................. 32
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắt cận thị của học sinh (n=99) ............................................. 35
Biểu đồ 3.3. Thời điểm học sinh đeo kính (n=99) ............................................... 35

H
P

H

U


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTHĐ

Cận thị học đường

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HỌC SINH

Học sinh

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

TNTT

Tai nạn thương tích

TTT

Thể thủy tinh

TTYTDP

Trung tâm Y tế Dự phịng

VSHĐ

Vệ sinh học đường

VSMT

Vệ sinh môi trường

VSTH

Vệ sinh trường học

VSYTCC


Vệ sinh y tế cơng cộng

YTDP

Y tế dự phịng

H
P

U

YTHĐ

Y tế học đường

Y tế trường học

YTTH
WHO

H

Tổ chức Y tế Thế giới

(World Health Organization)


vii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) là một trong những nguyên nhân
chính gây giảm thị lực, đặc biệt là ở trẻ em, ảnh hưởng đến thị lực, thẩm mỹ, học
tập, sinh hoạt, vui chơi và giải trí của trẻ. Cận thị nếu khơng được khám phát hiện
và can thiệp kịp thời, thị lực kém sẽ làm giảm khả năng học tập, ảnh hưởng tới mặt
thể chất, tinh thần của học sinh. Nghiên cứu “Cận thị và một số yếu tố liên quan ở
học sinh lớp 5 trường Tiểu học Trần Văn Ơn, phường 3, quận Gị Vấp, Thành
phố Hồ Chí Minh, năm 2022” được thực hiện nhằm mô tả thực trạng tật khúc xạ
học đường và xác định một số yếu tố liên quan đến tật cận thị học đường của học
sinh lớp 5 tại đây.

H
P

Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 264 học sinh lớp 5 của trường tiểu
học Trần Văn Ơn, quận Gị Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Học sinh lớp 5 được chọn
vì đã có đủ khả năng và nhận thức để trả lời khách quan, chính xác bộ câu hỏi
nghiên cứu, điều này làm kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn. Tật cận thị
được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa mắt, điều kiện vệ sinh học đường được đánh

U

giá thông qua đo đạc và quan sát theo bảng kiểm tra vệ sinh học đường, đánh giá
các yếu tố liên quan thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn. Số liệu được nhập bằng phần
mềm Epidata 3.1, xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 21.0. Các thơng tin được

H

trình bày theo tần số (n) và tỷ lệ (%), các yếu tố liên quan tác động đến tật cận thị
học đường được xác định bằng kiểm định Khi bình phương (χ2) với mức ý nghĩa

thống kê p<0,05.

Kết quả cho thấy: Tỷ lệ mắc cận thị chung trong học sinh khối lớp 5 trường
tiểu học Trần Văn Ơn, quận Gị Vấp, thành phố Hồ Chí Minh là 37,5%. Tỷ lệ học
sinh bị mắc cận thị được phát hiện và đeo kính trước đó 29,5%, trong đó có tỷ lệ
phát hiện mới là 8,0%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
mức độ ánh sáng tại góc học tập, tư thế ngồi học, kiến thức về cận thị với tật cận thị
của học sinh, cụ thể: Học sinh có góc học tập chưa đủ ánh sáng có tỷ lệ cận thị cao
hơn 1,67 lần góc học tập đủ ánh sáng (CI95%: 0,02-0,12; p<0,001); ngồi học sai tư
thế có tỷ lệ cận thị cao hơn gấp 2,52 lần ngồi học đúng tư thế (CI95%: 0,01-0,642;
p=0,017); có kiến thức về cận thị đạt có tỷ lệ cận thị thấp hơn 1,88 lần so với có
kiến thức khơng đạt (CI 95%: 1,07-3,3; p=0,018).


viii

Nghiên cứu chỉ ra một số khuyến nghị bao gồm tăng cường truyền thơng về
phịng chống cận thị vào chương trình sức khoẻ học đường và chương trình giáo
dục thể chất nhằm nâng cao kiến thức về cận thị cho các em. Đồng thời, giáo dục,
nâng cao ý thức cho các em về việc ngồi học đúng tư thế là rất quan trọng, hướng
dẫn, nhắc nhở các em thực hiện tốt. Ngồi ra, phụ huynh cần bố trí góc học tập tại
nhà dễ dàng nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất và phải có đủ ánh sáng để học
sinh có thể nhìn rõ.

H
P

H

U



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) là một trong những nguyên nhân
chính gây giảm thị lực, đặc biệt là ở trẻ em, ảnh hưởng đến thị lực, thẩm mỹ, học
tập, sinh hoạt, vui chơi và giải trí của trẻ nhất là ở trẻ nhỏ. Trên thế giới, năm 2009,
có khoảng 2,2 triệu người có vấn đề về thị lực, trong đó có ít nhất 20 triệu học sinh
mắc tật khúc xạ học đường (1) và khoảng 154 triệu người (hơn 13 triệu là trẻ em)
(từ 6 -12 tuổi) đang bị cận thị nhưng chưa được điều trị. Cận thị nếu không được
khám phát hiện và can thiệp kịp thời, thị lực kém sẽ làm giảm khả năng học tập, ảnh
hưởng tới mặt thể chất, tinh thần của học sinh, ngồi ra có thể gây nhược thị (2).
Việt Nam là một trong quốc gia với tỷ lệ người mắc bệnh cao, đặc biệt là ở

H
P

lứa tuổi học sinh tiểu học, nhất là học sinh ở các thành thị. Nghiên cứu của Nguyễn
Văn Đông (2012) ghi nhận tỷ lệ tật khúc xạ học sinh tiểu học tại huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long là 14,8% (3). Tương tự, nghiên cứu của Trần Đức Nghĩa (2019) tại
thành phố Điện Biên Phủ cũng ghi nhận tỷ lệ học sinh tiểu học mắc cận thị là 17,2%
(4). Tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ, trong đó có cận thị, ngày càng gia tăng, dù trẻ

U

đã được chỉnh kính và đeo kính thì số độ kính hàng năm cũng tăng lên rất nhanh (57). Theo các chuyên gia nhãn khoa ở Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh
cận thị học đường đang có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên ngun nhân chính chưa

H


được xác định rõ ràng. Trong đó, cường độ cũng như về thời gian và các phương
tiện học tập như ti vi, máy vi tính, mạng internet,... đòi hỏi sử dụng mắt liên tục.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc học sinh ngồi học không đúng tư thế (cúi quá gần),
đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử q lâu, học trên bàn ghế khơng đúng kích
thước hoặc phòng học thiếu ánh sáng,... làm gia tăng tỷ lệ mắc cận thị và các tật
khúc xạ (8-11).
Tình trạng cận thị học đường đã được đề cập nhiều trong một số báo cáo về
công tác y tế học đường của quận Gò Vấp. Báo cáo năm 2021 của Trường Tiểu học
Trần Văn Ơn cho thấy tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ tăng so với năm 2020, cụ thể năm
2021 tổng học sinh mắc tật khúc xạ là 23,1%, trong đó tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh
nam là 22,7%, nữ là 24,4% (12). Theo báo cáo đầu năm 2022 về vấn đề sức khỏe
của học sinh cho thấy có 243 học sinh mắc các bệnh về mắt, trong đó có 190 trẻ
mắc các bệnh tật khúc xạ chiếm 78,2%. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5, đây


2

là lứa tuổi đang phát triển cả về thể chất và tinh thần, nên cần được quan tâm nhiều
hơn về sức khỏe cũng như tâm sinh lý của trẻ. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu
cung cấp thơng tin về tình trạng và các yếu tố liên quan đến cận thị của học sinh
được tiến hành tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Gò Vấp. Câu hỏi đặt ra ở
đây là tỷ lệ cận thị của học sinh khối lớp 5 là bao nhiêu và có những mối liên quan
nào? Để đánh giá được thực trạng của cận thị ở học sinh từ đó đề xuất những biện
pháp cải thiện, cung cấp kiến thức và thúc đẩy công tác giáo dục sức khỏe về cận thị
học đường cho học sinh bậc tiểu trên địa bàn quận Gò Vấp, tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu “Cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 trường Tiểu học
Trần Văn Ơn, phường 3, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022”.

H

P

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng cận thị của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Trần Văn Ơn,
phường 3, quận Gị Vấp, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực trạng cận thị của học sinh lớp 5
trường Tiểu học Trần Văn Ơn, phường 3, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
năm 2022.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Mắt, tình trạng khúc xạ của mắt và tật cận thị ở mắt
1.1.1. Mắt
Mắt của chúng ta nhìn được một vật nào đó là do ánh sáng chiếu vào vật đó

phát ra các tia phản xạ, các tia này xun qua khơng khí và các mơi trường trong
suốt của mắt để tới và tạo ảnh trên võng mạc.
Các môi trường trong suốt của mắt bao gồm: Giác mạc, thủy dịch, thể thủy
tinh, dịch kính. Các mơi trường này có chiết suất khác nhau, bán kính cong của các
bề mặt khúc xạ và khoảng cách giữa các bề mặt khúc xạ cũng khác nhau. Theo các
định luật khúc xạ ánh sáng, các tia sáng có thể bị khúc xạ hoặc phản xạ một phần

H
P

khi đi qua các môi trường này (13).

Đầu tiên tia sáng đi qua giác mạc là phần ngăn cách giữa khơng khí với các
mơi trường trong suốt của mắt. Giác mạc là một màng trong suốt chiếm 1/5 trước
nhãn cầu, bán kính cong mặt trước giác mạc là 7,7mm, mặt sau là 6,8mm, chỉ số
chiết suất của giác mạc là 1,376 cao hơn của khơng khí nên cơng suất khúc xạ của

U

mặt trước là 48,83 D trong khi đó mặt sau chỉ có cơng suất khúc xạ là -5,88D. Tổng
công suất khúc xạ của giác mạc là 43,05D (13).

Thị lực là khả năng nhận thức rõ chi tiết, hay nói cách khác là khả năng mắt

H

phân biệt được hai điểm riêng biệt ở gần nhau. Như vậy, 2 điểm này sẽ được nhìn
dưới một góc được gọi là góc thị giác.

1.1.2. Tình trạng khúc xạ của mắt

Chính thị là khi nhìn một vật ở vô cực (về quang sinh lý là 5m), các tia sáng
song song từ vô cực đến mắt sẽ hội tụ trên võng mạc (tức tiêu điểm sau trùng với
võng mạc). Mắt chính thị là mắt có cấu trúc hài hịa giữa chiều dài trục nhãn cầu
trước sau và công suất hội tụ của mắt. Ở trạng thái không điều tiết khi nhìn một vật
ở vơ cực các tia sáng song song từ vô cực sẽ hội tụ trên võng mạc, từ võng mạc các
tín hiệu thần kinh được truyền lên não nhờ đó ta thấy được hình ảnh vật rõ nét. Viễn
điểm của mắt chính thị nằm ở vơ cực quang học (trên lâm sàng là khoảng cách 5m)
(14).


5

Hình 1.1. Mắt chính thị
Mắt khơng chính thị: do khơng có sự đồng bộ chiều dài trục nhãn cầu trước
sau với cơng suất hội tụ của mắt. Khi đó các tia sáng đi vào sẽ không hội tụ trên
võng mạc mà hội tụ ở trước võng mạc (đối với mắt bị cận thị) hoặc hội tụ ở sau
võng mạc (đối với mắt bị viễn thị) do đó ảnh thu được sẽ khơng rõ, vật nhìn bị mờ.

H
P

Mắt khơng chính thị có các loại: cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị (13).
1.1.3. Tật khúc xạ - cận thị ở mắt

Tật khúc xạ là tình trạng mất khả năng tự điều chỉnh để nhìn rõ vật ở khoảng
cách nhất định. Khi mắt bị tật khúc xạ thì một vật ở vơ cực sẽ tạo thành hình ảnh
trong mắt ở trước hoặc sau võng mạc. Tật khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn

U


thị và mắt nhìn rõ vật khi được điều chỉnh bằng kính.

Cận thị là tật khúc xạ trong đó các tia sáng đi vào mắt song song với trục
quang học được hội tụ phía trước võng mạc khi mắt không điều tiết. Thường xảy ra

H

khi trục nhãn cầu quá dài hoặc do bán kính cong giác mạc quá lớn, thể thủy tinh
tăng công suất hoặc do cả 2 yếu tố trên hay còn được gọi là “tật nhìn gần’’. Có hai
cách phân loại cận thị, bao gồm:
- Phân loại cận thị dựa vào định tính: Cận thị trục, đặc trưng do độ dài trục
dài hơn bình thường; cận thị do khúc xạ, đặc trưng bởi sự thay đổi cấu trúc hoặc vị
trí các thành phần của mắt (giác mạc, thể thủy tinh); cận thị thứ phát, một trạng thái
khúc xạ cận thị mà một nguyên nhân cụ thể (ví dụ: thuốc, bệnh giác mạc hoặc hội
chứng lâm sàng tồn thân) có thể được xác định là khơng do một yếu tố nguy cơ
dân số được công nhận cho sự phát triển cận thị.
- Phân loại cận thị dựa vào định lượng: Muốn phân loại mức độ cận thị cần
phải dựa vào số độ D (Diop), gồm: Cận thị nhẹ khi có độ cận < -3D, cận thị trung
bình có mức độ cận thị từ -3D đến -6D, cận thị nặng có độ cận >-6D.
Phương pháp đo thị lực:


6

- Bảng thị lực: bao gồm nhiều hàng chữ, các chữ thử có kích thước nhỏ dần
từ trên xuống, tất cả các chữ này đều ứng với góc thị giác 5 phút cung, nhưng
khoảng cách khác nhau. Bên cạnh mỗi hàng chữ thử thường có ghi mức độ thị lực
tương ứng với hàng chữ thử đó và khoảng cách mắt bình thường có thể đọc được
hàng chữ đó. Trên lâm sàng bảng thử thị lực nhìn xa được dùng phổ biến nhất là:
- Bảng Snellen: gồm nhiều chữ cái khác nhau, đòi hỏi bệnh nhân phải biết

đọc chữ. Khả năng phân biệt các chữ cái có thể khác nhau.
- Bảng chữ E: bệnh nhân cũng cần phân biệt được hướng của chữ E. Bảng
này dễ dùng cho trẻ em vì có thể dùng một hình chữ E bằng nhựa cứng để cho bệnh
nhân cầm tay và đối chiếu với chữ trên bảng thị lực.

H
P

- Bảng hình: các chữ thử là những đồ vật hoặc con vật khác nhau. Thường
dùng cho trẻ nhỏ

- Bảng thị lực gần: thông dụng nhất là bảng Parinaud (gồm những đoạn câu
ngắn, bên cạnh mỗi đoạn ghi số thị lực) hoặc bảng thử thị lực dạng thẻ (có các chữ
cái, chữ số, vịng hở, hoặc chữ E, bên cạnh dịng chữ có phân số tương ứng thị lực

U

nhìn xa, hoặc ghi số theo quy ước Jaeger).

Đo thị lực là một trong các khám nghiệm được tiến hành trước tiên khi khám
bệnh về mắt. Đo thị lực gồm có đo thị lực nhìn gần và đo thị lực nhìn xa.

H

- Đo thị lực nhìn xa: Các loại bảng có thể đo thị lực nhìn xa là bảng Snellen,
vòng tròn hở, bảng chữ E. Cách tiến hành: đo thị lực từng mắt. Mắt cịn lại phải
được che kín bằng miếng che mắt. Ghi nhận hàng chữ nhỏ nhất mà bệnh nhân có
thể đọc được. Trong trường hợp bệnh nhân không đọc được chữ trên bảng thị lực,
cho bệnh nhân đếm số ngón tay và ghi nhận khoảng cách xa nhất mà bệnh nhân cịn
đếm đúng số ngón tay. Nếu bệnh nhân khơng thể đếm ngón tay thì kiểm tra khả

năng phân biệt ánh sáng và hướng ánh sáng.
- Đo thị lực nhìn gần: bảng thị lực gần được đặt cách mắt khoảng 33cm đến
35cm và đủ sáng. Che mắt trái của bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân đọc các chữ ở
dòng nhỏ nhất của bảng chữ. Che mắt phải của bệnh nhân và đo thị lực mắt trái như
trên.Bỏ che mắt và đo thị lực hai mắt.
Ngoài ra cịn có đo thị lực với kính lỗ: kính lỗ che mắt có một hoặc nhiều lỗ,
hoặc có thể là che màu đen giống mắt kính ở giữa có một lỗ nhỏ. Dùng kính lỗ cho


7

phép nhanh chóng phân biệt giảm thị lực do tật khúc xạ với tổn thương đáy mắt
hoặc thể thủy tinh. Cách tiến hành: che bên mắt không cần thử của bệnh nhân. Đặt
kính lỗ trước mắt cần thử, điều chỉnh vị trí kính lỗ để bệnh nhân nhìn rõ nhất chữ
thử. Yêu cầu bệnh nhân đọc các hàng chữ lần lượt từ trên xuống đến hàng chữ nhỏ
nhất thấy được và ghi kết quả thị lực.
1.1.4. Nguyên nhân và các phương pháp chẩn đốn, điều trị, cách phịng
chống cận thị
1.1.4.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây cận thị bao gồm các nguyên nhân: bẩm sinh, mơi trường,
ánh sáng, kích thước bàn ghế, và một số bất lợi khác như sách vở, chữ viết … chưa

H
P

đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nhìn gần liên tục, đọc truyện quá nhiều, nhất là sách có chữ
nhở, giấy đen…. Gần đây có một số trị chơi giải trí điện tử chiếm nhiều thời gian
của trẻ khiến mắt phải điều tiết nhiều là điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của
tật khúc xạ (15).


Nguyên nhân của cận thị thông thường là do sự sai lạc phát triển xảy ra ở

U

thời kỳ phôi thai và thời kỳ phát triển tích cực. Những rối loạn dẫn đến những bất
thường của các thành phần cấu tạo khúc xạ nhãn cầu như thay đổi độ cong giác
mạc, thay đổi độ sâu tiền phòng, thay đổi chỉ số khúc xạ của thể thuỷ tinh và trục

H

trước sau của nhãn cầu đều có thể dẫn đến cận thị, sự gia tăng trục trước sau của
nhãn cầu hình thành yếu tố cơ sở của cận thị trục. Sự dài ra của trục nhãn cầu là kết
quả của các nguyên nhân như tình trạng di truyền, mâu thuẫn giữa sự gắng sức của
mắt và khả năng điều tiết, độ rắn chắc của củng mạc (16).
Theo Zhao và cs, năm 2000 tại Trung Quốc tỷ lệ học sinh tiểu học bị cận thị
là 22,3%, ở THCS là 70,3%. Nguyên nhân chủ yếu là: Thiếu rèn luyện thị lực hàng
ngày, mắc thói quen làm việc thiếu khoa học làm hại mắt như tư thế ngồi viết không
đúng, nằm đọc sách lâu ở trên giường, vào mạng internet, chơi trị chơi điện tử kéo
dài, ăn uống khơng hợp lý, thiếu các vi chất cần thiết cho cơ thể, học quá nhiều và
sức ép tâm lý quá lớn (17).


8

1.1.4.2. Chẩn đốn, điều trị và phịng, chống cận thị
Chẩn đoán:
Để chẩn đoán cận thị cần dựa vào các triệu chứng cơ năng và thực thể của
đối tượng. Học sinh tiểu học là một đối tượng đặc thù, nêu dấu hiệu cơ năng và thực
thể được phát hiện và xem xét cẩn thận:
Triệu chứng cơ năng: Triệu chứng chính của cận thị là nhìn mờ những vật

thể ở xa. Để thấy rõ, người bệnh phải nheo mắt lại và tập trung quan sát, đối với trẻ
em thường có phản xạ nhấp nháy quá mức hoặc lấy tay dụi mắt. Mờ mắt nhất vào
cuối buổi học hay khoảng thời gian chiều tối, một biểu hiện thường thấy của trẻ là
phải ngồi sát bảng, tivi hay màn hình để được nhìn rõ.

H
P

Triệu chứng thực thể: Cận thị được xác định bằng cách đo thị lực khơng kính
bằng vịng hở Landol, bảng chữ cái, bảng hình,… Khi có thị lực <8/10 và thử qua
kính lỗ thị lực tăng và kết hợp với một số yếu tố khác nữa có thể được chẩn đốn là
cận thị. Để định hướng cận thị, có thể sử dụng máy đo khúc xạ, trong trường hợp
chẩn đoán xác định cơ thể sử dụng soi bóng đồng tử, đặc biệt đối với trẻ em.
Điều trị:

U

- Sử dụng kính áp trịng tiến triển hoặc hai trịng (kính đeo hoặc kính áp
trịng) có thể làm giảm độ cận thị.

H

- Sử dụng atropine liều thấp nhỏ mắt hàng ngày, mỗi mắt một giọt, với nồng
độ từ 0,01% đến 0,05% là hữu ích về mặt lâm sàng.
- Điều trị cận thị bằng khúc xạ tia laser.
Phòng chống:

Dựa vào các nghiên cứu can thiệp và các nghiên cứu quần thể người đã được
công bố, chiến lược quan trọng để hạn chế phát triển cận thị là khuyến khích học
sinh dành nhiều thời gian hơn ở ngồi trời, ít nhất 80-120 phút mỗi ngày.

1.2. Các quy định về điều kiện học tập của học sinh tiểu học
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8793:2011 Trường tiểu học - u cầu thiết
kế (23).
Kích thước phịng học
- Diện tích phịng học phải đạt từ 49 đến 56 m2, đảm bảo diện tích trung bình
khơng dưới 1,1m2/học sinh.


9

- Chiều rộng phịng học khơng q 6,5m, chiều dài phịng học khơng q 8,5m,
chiều cao từ 3,3 đến 3,6m.

- Các phịng học khơng được thơng nhau và được ngăn cách với các phịng
có nguồn gây ơ nhiễm tiếng ồn, khói bụi, hơi khí độc hoặc mùi khó chịu.
Nếu như phịng học hẹp, khó có thể xếp đủ bàn ghế cho học sinh trong lớp
mà vẫn đảm bảo được khoảng cách giữa các hàng và các dãy bàn. Nếu như chiều
ngang quá lớn thì ánh sáng tự nhiên sẽ kém ở giữa phòng học hoặc dãy bàn trong
cùng nếu cửa sổ chỉ mở về một phía. Nếu chiều dài quá lớn, khoảng cách từ học
sinh ngồi ở bàn cuối cùng tới bảng sẽ lớn hơn 8m, học sinh sẽ không nhìn rõ chữ
viết trên bảng, dẫn tới căng thẳng thị giác.

H
P

Chiếu sáng

- Phòng học phải được chiếu sáng đầy đủ, ổn định và đồng đều.
- Tỷ lệ diện tích cửa sổ trên diện tích phịng học khơng dưới 1/5. Tỷ lệ chiều
cao mép trên cửa sổ đến sàn trên chiều rộng phịng học khơng dưới 1/2. Mép dưới

cửa sổ tới sàn nhà từ 0,8 đến 1,0m. Cửa sổ phòng học phải có cửa chớp và cửa kính.

U

- Trần phịng học quét vôi màu trắng, tường quét vôi màu vàng nhạt.
- Phòng học phải được thiết kế hệ thống chiếu sáng nhân tạo. Các bóng đèn
phải có chụp chống lóa, treo thấp hơn quạt trần, thành dãy song song với tường có

H

cửa sổ, cách tường từ 1,2-1,5m, có cơng tắc riêng cho từng dãy. Đèn chiếu sáng bảng
được lắp đặt song song với tường treo bảng, cách tường 0,6m và cao hơn mép trên
của bảng 0,3m.

Chiếu sáng trong các phòng học phải đảm bảo từ 300 lux trở lên. Chiếu sáng
không đủ sẽ ảnh hưởng xấu tới các quá trình sinh học và sinh lý học trong cơ thể,
đặc biệt là chức năng của cơ quan thị giác, dẫn đến giảm khả năng học tập.


10

Bàn ghế: Đảm bảo đúng các thơng số sau:

Hình 1.2. Các kích thước của bàn ghế

23

H
P
25


27

31

34

36

19

20

21

23

26

28

45

48

51

57

63


69

45

45

45

50

50

50

Chiều rộng bàn (1 chỗ ngồi)

60

60

60

60

60

60

Chiều rộng bàn (2 chỗ ngồi)


120

120

120

120

120

120

100-

109-

120-

130-

145-

160-

109

119

129


144

159

175

(Nguồn: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8793:2011 trường tiểu học (18))
Bảng 1.1. Các thông số bàn ghế

Cỡ số

Thông số (cm)
Chiều cao ghế

Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Loại VI

U

Chiều sâu ghế
Chiều rộng ghế
Hiệu số bàn ghế

H

Chiều cao bàn
Chiều sâu bàn

Chiều cao học sinh (cm)


26
26

28

30

34

34

41

27

29

33

36

40

(Nguồn: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8793:2011 trường tiểu học (18))
1.3. Thực trạng cận thị học đường trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Tật khúc xạ là vấn đề nhãn khoa phổ biến trên toàn thế giới, trong đó phổ
biến nhất là tật cận thị. Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ
học đường, bao gồm cả cận thị của trẻ ngày càng tăng cao và đang là một vấn đề



11

sức khỏe quan trọng ở nhiều quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính trên
thế giới hiện nay có ít nhất 220 triệu người bị tật khúc xạ. Gánh nặng bệnh tật liên
quan đến cận thị dự kiến tăng lên 4,8 tỷ người (50% dân số thế giới) và ước tính
khoảng 1 tỷ người bị cận thị nặng (khoảng 10% dân số thế giới) vào năm 2050 (19).
Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả ở khắp các Châu lục đã
xác định tật khúc xạ đang gia tăng nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới,
đặc biệt Châu Á đang là khu vực có tỷ lệ tật khúc xạ cao nhất (20,21). Trong ba
thập kỷ vừa qua, tỷ lệ học sinh bị cận thị tại Mỹ tăng từ 25% đến 41% và từ 70%
đến 90% ở các nước châu Á (22). Tỷ lệ cận thị nặng (>6D) cũng tăng cao (23).
Tại Châu Á, nghiên cứu của tác giả L Guo và cộng sự (2016) cắt ngang tại

H
P

Quảng Châu, Trung Quốc cho thấy trong tổng số 3.055 học sinh 6 đến 15 tuổi tham
gia tham gia vào nghiên cứu này, tỷ lệ cận thị nói chung là 47,4%, tỷ lệ cận thị ở
học sinh tăng cùng với sự phát triển của cấp học, tỷ lệ cận thị ở học sinh lớp 1 chỉ là
0,2%, tăng lên 38,8% ở học sinh lớp 3, 46,2% ở học sinh lớp 5 và tỷ lệ này cao nhất
(68,4%) ở học sinh lớp 9 (24). Nghiên cứu của HeZeng LiuY Xu J và cộng sự

U

(2014) về tỷ lệ hiện mắc bệnh cận thị học sinh ở nông thôn và vùng thành thị miền
nam Trung Quốc và đánh giá tác động của các yếu tố môi trường lên bệnh cận thị
cho kết quả: Tỷ lệ cận thị ở thành phố (9,3%) cao hơn ở nông thôn là (6,6%). Một

H


trong những lý do giải thích cho sự khác biệt về tỷ lệ này là thời gian trung bình
một ngày trẻ thành phố đọc và viết ngoài giờ học ở trường (2,2 giờ) cao hơn ở nông
thôn (1,6 giờ) (25).

Nghiên cứu của Rohit S và cộng sự (2015) tại một thành phố miền Bắc Ấn
Độ, tỷ lệ trẻ từ 5-10 tuổi cận thị là 20,7% và trẻ từ 11-13 tuổi là 55% (31). Các
nghiên cứu tại Úc cho thấy, tỷ lệ cận thị ở trẻ 6 tuổi là 1,4% và ở trẻ 12 tuổi là
11,9% (26).
Trong khu vực các nước Đông Nam Á, các nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ
lệ cận thị học đường đang ở mức khá cao, như ở Singapore chiếm tới 80 - 90% ở
tuổi 17-18 (27). Tại Singapore, nhiều nghiên cứu đã công bố tỷ lệ cận thị là 11% ở
trẻ 1 - 6 tuổi, 29% trở trẻ 7 tuổi, 34,7% ở trẻ 8 tuổi và 53,1% ở trẻ 9 tuổi (28). Tại
Thái Lan, nghiên cứu của Yingyong P (2010) trên 1.100 trẻ em từ 6 - 12 tuổi ở
Bangkok và 1.240 trẻ ở Nakhonpathom thấy tỷ lệ cận thị tương ứng là 12,7% và


12

5,7% (21). Nghiên cứu của Goh P. (2005) tại Malaysia điều tra 4.634 học sinh thấy
có 9,8% trẻ từ 7-9 tuổi bị cận thị (29).
Tại Mỹ, tác giả Morgan và cộng sự (2008) thực hiện nghiên cứu cắt ngang,
đã khám 14.075 trẻ em từ tuổi nhà trẻ đến học sinh lớp 4 của 70 trường trong 5 bang
phía Tây Nam nước Mỹ thấy tỷ lệ cận thị là 4,5% (27,30), đến năm 2018 trong
nghiên cứu của Christos Theophanous và cộng sự tại Southern California ghi nhận
tỷ lệ tật cận thị của học sinh là là 41,9%, trong đó 14,8% ở trẻ 5 đến 7 tuổi (31).
Tại khu vực châu Âu, tỷ lệ trẻ mắc cận thị tương đối thấp hơn các khu vực
khác. Điển hình như ở Ethiopia, nghiên cứu của Assefa W (2012) trên 8 trường tiểu
học tại thị trấn Gondar đã công bố tỷ lệ cận thị là 9,4% (32). Nghiên cứu của Sandra


H
P

Jobke (2008) tại Đức cho thấy tỷ lệ cận thị ở trẻ em tử 7-11 tuổi chỉ là 5,5% (33).
Nghiên cứu của O’Donoghue (2010) ghi nhận tỷ lệ cận thị trẻ em 6-7 tuổi ở Bắc
Ireland là 2,8%, thấp hơn đáng kể so với nhóm tuổi 12-13 là 17,7% (34).
Những năm gần đây, do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên xu
hướng học trực tuyến ngày càng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, bên cạnh đó

U

việc dãn cách xã hội để phịng chống dịch COVID-19 đã làm giảm thời gian hoạt
động ngoài trời của trẻ làm tăng nguy cơ mắc tật khúc xạ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh đã tăng nhanh hơn trong những năm gần đây do

H

việc phải thường xuyên ở nhà vì dịch COVID-19. Nghiên cứu của Jiaxing Wang
(2021) tại Trung Quốc cho thấy việc trẻ thường xuyên phải ở nhà trong đại dịch
COVID-19 dường như có liên quan đến sự thay đổi bệnh cận thị đáng kể (khoảng
0,3 diop) đối với trẻ em từ 6 đến 8 tuổi (35).
1.3.2. Tại Việt Nam

Những điều tra đầu tiên về cận thị học đường ở Việt Nam được công bố vào
năm 1960 của Hà Huy Khơi thì tỷ lệ cận thị của học sinh Hà Nội là 4% (36). Đến
nghiên cứu năm 1963-1964 Ngô Như Hòa nghiên cứu trên 10.823 học sinh, kết quả
cho thấy cận thị là 4,2%, ở thành phố cao hơn nông thôn (5,1% và 1%). Tỷ lệ này
tiếp tục tăng mạnh trong nghiên cứu của Trần Văn Dần (1978) với tỷ lệ học sinh Hà
nội bị cận thị là Cấp 1 (tiểu học): 2,2%; Cấp 2 (THCS): 3,9% và Cấp 3 (THPT);
8,7% (36).



13

Những nghiên cứu vào năm 1990-2010 đều chỉ ra tốc độ gia tăng bệnh cận
thị học đường của học sinh Việt Nam có xu hướng tăng lên rất nhanh. Theo số liệu
điều tra của các nhà nghiên cứu tại nhiều tỉnh, thành phố thì trong những năm gần
đây tỷ lệ tật khúc xạ học đường gia tăng rất nhanh (37-39). Theo kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thị Ngọc Ngà (2004), tỷ lệ học sinh ở 3 vùng Hải Phòng, Thái Nguyên
và Hồ Chí Minh bị cận thị tương ứng là 6,9% ở học sinh tiểu học và 15% ở học sinh
trung học cơ sở (40). Vào năm 2006, theo nghiên cứu của tác giả Tôn Thị Kim
Thanh và cộng sự báo cáo trong cơng tác phịng chống mù lịa, tỷ lệ mắc cận thị ở
lứa tuổi học đường của Việt Nam là từ 10% - 12% ở học sinh nông thôn và từ 17% 25% ở học sinh thành thố (41). Tại Hà Nội (2009), nghiên cứu của Trịnh Thị Bích

H
P

Ngọc cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là 18% (42). Đến năm 2010, nghiên
cứu của Vũ Thị Thanh cho tỷ lệ bị cận thị ở học sinh tiểu học là 25,5% và ở THCS
là 42,3%. Tỷ lệ mắc CTHĐ chung cho hai cấp học là 33,7% (43). Nghiên cứu về
cận thị học đường của tác giả Chu Văn Thăng (2013) trên 746 học sinh phổ thông
tại thành phố Đà Lạt và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã cho thấy tỷ lệ cận thị học

U

đường chung là 22,2% ở các cấp học (44). Năm 2018, Viện Mắt Trung ương đã
công bố tỷ lệ tật khúc xạ chung toàn quốc ở độ tuổi từ 6-15 tuổi là 25-40% ở khu
vực thành thị và 10-15% ở khu vực nơng thơn. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu

H


trẻ em đang có tật khúc xạ và con số ngày một tăng cao (45).
Tỷ lệ học sinh ở thành thị là 58,7% cao hơn rất nhiều so với học sinh ở nơng
thơn là 16,7% (46). Nghiên cứu của Hồng Hữu Khôi (2017) trên 1.539 học sinh tại
Đà Nẵng đã cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ là 38,9%, trong đó tỷ lệ cận thị chiếm 92,8% .
(7). Tại Trà Vinh, nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung (2015) trên 1.431 học sinh từ
7 đến 14 tuổi cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ là 21,87%, trong đó khu vực thành thị cao
hơn khu vực nông thôn (47). Nghiên cứu Nguyễn Thị Hạnh (2020) cho thấy trong
số 240 học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học Hạ Đình tại Hà Nội tỷ lệ cận thị là 33,8%
(48). Theo nghiên cứu của Lâm Minh Quang (2021) tỷ lệ tật cận thị của học sinh tại
huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh là 16,3% (49). Tác giả Trần Đức Nghĩa (2019) nghiên
cứu tại thành phố Điện Biên Phủ ghi nhận tỷ lệ cận thị của học sinh tiểu học là
17,2%. Trong số trẻ cận thị, 82% là cận thị ở mức độ nhẹ, 16% mắc cận thị trung
bình và 2% mắc cận thị nặng (4). Tuy nhiên nghiên cứu của Nguyễn Văn Lơ (2013)


14

lại ghi nhận kết quả ngược lại với tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh tiểu học là 7,2%, ở
khu vực ngoại thành cao hơn khu vực nội thành (50).
Nhìn chung, các nghiên cứu chỉ ra rằng đều cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ
và cận thị của học sinh ngày càng cao, tỷ lệ này có xu hướng tăng theo độ tuổi và
khối lớp và tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sống tại khu vực thành thị so với nơng thơn. Cận
thị học đường nói riêng và tật khúc xạ nói chung hiện đang là một vấn đề y tế cơng
cộng ở nước ta vì có số lượng người mắc rất lớn. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ học đường
cao đã ảnh hưởng rất lớn đến học tập và chất lượng cuộc sống.
1.4. Một số yếu tố liên quan đến cận thị của học sinh
Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy các nhóm yếu

H

P

tố liên quan đến cận thị học đường:
1.4.1. Các đặc điểm nhân khẩu học

Đặc điểm nhân khẩu học là nhóm yếu tố có liên quan chặt chẽ tới mắc cận
thị học đường của học sinh. Các đặc điểm chính được các nghiên cứu chỉ ra bao
gồm: giới tính, yếu tố di truyền kiến thức phịng chống cận thị ở học sinh.

U

* Giới tính:

Yếu tố giới tính liên quan đến tật khúc xạ học đường trong các nghiên cứu
trước đây còn rất khác nhau. Trong nghiên cứu của Guo (2016) cho thấy nữ sinh có

H

nguy cơ cận thị cao gấp 1,22 lần nam sinh (51), một nghiên cứu khác tại Ba Lan ghi
nhận tỷ lệ cận thị ở học sinh nam và nữ tương đương nhau trước độ tuổi lên 9, tuy
nhiên sau 9 tuổi thì tỷ lệ cận thị ở nữ cao hơn nam (52). Nghiên cứu Nguyễn Thị
Hạnh năm 2020 cho thấy trong số 240 học sinh lớp 5 tại trường tiểu học Hạ Đình tại
Hà Nội tỷ lệ cận thị là 33,8% trong đó 37,5% học sinh nam mắc cận thị, tỷ lệ này ở
nữ là 30,5%, khơng có sự khác biệt theo giới (48). Nghiên cứu của Bùi Thanh
Quyển (2021) tại Sóc Trăng cũng ghi nhận tỷ lệ tật khúc xạ ở nữ (24,6%) cao hơn ở
nam (20,4%) (11). Nguyên nhân tỷ lệ cận thị ở nữ cao hơn nam được lý giải trong
các nghiên cứu trên là do nữ sinh dành thời gian xem ti vi, đọc truyện nhiều hơn
nam sinh và ít chơi thể thao ngoài trời hơn nam sinh.
Tuy nhiên, nghiên cứu cắt ngang của tác giả Lê Ngọc Tùng (2020) tại Tây
Ninh ghi nhận nam giới có nguy cơ mắc cận thị cao hơn nữ giới (p<0,05), nguyên

nhân được lý giải là do thời gian chơi game, xem ti vi của trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ


15

(10). Mặt khác, tác giả Trần Đức Nghĩa (2019) nghiên cứu tại Điện Biên cho thấy tỷ
lệ tật cận thị ở trẻ nam và nữ tương đương nhau (4). Nghiên cứu của Phạm Thị
Ngọc Dung tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Du, huyện Đa Te’h, Lâm Đồng cho
thấy học sinh có học lực giỏi và khá tỷ lệ cận thị chiếm khá cao (43,1%; 22,9%),
trong đó cận thị ở học sinh khá gấp 2,49 lần học sinh trung bình, tỷ lệ cận thị ở học
sinh giỏi gấp 4,99 lần so với học sinh trung bình (53).
* Yếu tố di truyền
Cận thị có mối liên quan chặt chẽ với di truyền (54). Cận thị nặng có thể do
di truyền trội, lặn kết hợp với giới tính. Nguyên nhân của cận thị thường do các rối
loạn dẫn đến những bất thường của các thành phần cấu tạo khúc xạ nhãn cầu như

H
P

thay đổi độ cong giác mạc, thay đổi độ sâu tiền phòng, thay đổi chỉ số khúc xạ của
thể thuỷ tinh và trục trước sau của nhãn cầu đều. Sự dài ra của trục nhãn cầu là kết
quả của các nguyên nhân như tình trạng di truyền, mâu thuẫn giữa sự gắng sức của
mắt và khả năng điều tiết, độ rắn chắc của củng mạc (55).
* Kiến thức của học sinh về cận thị

U

Kiến thức về tật khúc xạ có liên quan gián tiếp đến khả năng mắc tật khúc xạ
của học sinh. Kiến thức sẽ ảnh hưởng đến hành vi và thói quen của trẻ. Theo nghiên
cứu của Trần Đức Nghĩa, trẻ cận thị và khơng cận thị có kiến thức về nguyên nhân


H

cận thị như nhau, có hiểu biết về thói quen xấu gây cận thị giống nhau. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu này cho thấy nhóm trẻ khơng biết về biểu hiện của cận thị mắc
cận thị thấp hơn so với nhóm biết về biểu hiện cận thị với OR = 0,27. Nguyên nhân
được lý giải là do trẻ mắc cận thị đã biết những biểu hiện thực tế của bản thân và trẻ
cũng chủ động tìm hiểu thêm thông tin về cận thị nên biết về biểu hiện của cận thị
nhiều hơn so với trẻ không mắc cận thị (4).
1.4.2. Yếu tố thói quen sinh hoạt, học tập
Yếu tố thói quen sinh hoạt và học tập có tác động quan trọng gây ra cận thị.
Các nhóm yếu tố chính được chỉ ra bao gồm thói quen nhìn gần, cường độ học tập
và rèn luyện và tăng sử dụng màn hình ti vi hay máy vi tính, điện thoại. Thống kê
cho thấy tỷ lệ cận thị tăng nhanh và đều đặn trong những năm đi học, trong học sinh
ở các bậc học và trong những điều kiện học tập và sinh hoạt mà mắt được sử dụng
nhìn gần nhiều hoặc trong thị giác gần chính xác. Tỷ lệ và mức độ cận thị sẽ tăng


×