Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.96 KB, 2 trang )
Cận thị có nên phẫu thuật?
Tật cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi học đường. Người ta đánh giá độ cận theo các
mức độ: cận nhẹ (từ 1,5 điop trở xuống); cận trung bình (từ 1,5 - 6 điop); cận nặng (trên 6
điop). Nguyên nhân gây cận thị chưa được biết rõ, nhưng người ta nhận thấy có hai yếu
tố làm gia tăng nguy cơ bị cận thị, đó là di truyền và môi trường
Cận thị là một dạng tật khúc xạ rất thường gặp. Hiện nhiều người cứ nghĩ rằng, để giảm
gánh nặng "bốn mắt" trở về "hai mắt" cho gọn nhẹ, thì cứ đi mổ là xong. Vậy cận thị có
nên phẫu thuật?
Cận thị thường được chia làm hai loại, tật cận thị và bệnh cận thị. Nguyên tắc chung về
quang học như nhau, nhưng bệnh cận thị là trường hợp bệnh bẩm sinh, có yếu tố di
truyền, độ cận thường cao, thậm chí rất cao (có trường hợp trên 20 điop), mức độ cận
tăng nhanh, nhiều, ngay cả khi đã đến tuổi trưởng thành.
Người bị bệnh cận thị thường có nhiều biến chứng như: thoái hóa hắc võng mạc, bong
pha lê thể, xuất huyết hoàng điểm, xuất huyết pha lê thể, rách võng mạc, bong võng
mạc Tiên lượng điều trị những biến chứng này kém, khả năng phục hồi thị lực thấp.
Cận thị học đường, cận thị mắc phải. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi học trò, đôi khi ở
thanh niên, mức độ cận nhẹ và trung bình (6 điop trở xuống), cận tiến triển chậm, tăng độ
ít, độ cận thường ổn định khi đến tuổi trưởng thành (18 - 20 tuổi).
Lứa tuổi học sinh dễ bị cận do nhãn cầu của trẻ còn phát triển; trẻ chưa tự phân bổ thời
gian học, các hoạt động nhìn gần với các hoạt động ngoài trời một cách hợp lý; học tập,
đọc sách, máy tính cũng là những yếu tố làm cho trẻ bị cận. Một số điểm lưu ý để phát
hiện trẻ có dấu hiệu bị cận thị đó là: trẻ xem tivi hay chạy lại gần hoặc nhắm một mắt lại;
ở lớp trẻ phải chạy lại gần bảng mới thấy chữ, thường chép đề bài sai, đọc chữ hay nhảy