Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chuyển giới nữ tại tỉnh tây ninh năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ KIM NGUYÊN

H
P

KỲ THỊ, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHUYỂN GIỚI NỮ TẠI
TỈNH TÂY NINH NĂM 2019

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO: 8 72 07 01

Hà Nội, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ KIM NGUYÊN

KỲ THỊ, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHUYỂN GIỚI NỮ TẠI

H
P


TỈNH TÂY NINH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

U

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO: 8 72 07 01

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HỒ THỊ HIỀN

Hà Nội, năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chuyển giới nữ tại tỉnh Tây
Ninh năm 2019” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau
hai năm theo học chương trình cao học chun ngành Y tế cơng cộng tại Trường
Đại học Y tế Cơng cộng.
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên
tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo sau đại học, các thầy cơ giáo trường Đại học
Y tế Cơng cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương
trình học tập.
Giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Hồ Thị Hiền. Cô đã trực tiếp chỉ bảo và

H
P


hướng dẫn tôi trong suốt q trình nghiên cứu để tơi hồn thiện luận văn này.
Ngồi ra tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cơ trong Trường Đại học Y tế
Cơng cộng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn.

Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo, các anh chị đang cơng tác tại
Trung tâm Phịng, chống HIV/AIDS Tây Ninh đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi

U

trong suốt quá trình nghiên cứu.

Đặc biệt là đồng đẳng viên của các Dự án Hỗ trợ kỹ thuật hướng tới chương
trình phịng, chống HIV/AIDS, các bạn cộng đồng LGBT nói chung và cộng đồng

H

người chuyển giới nữ tại tỉnh tây ninh nói riêng đã phối hợp tốt trong q trình thu
thập thơng tin để tơi có số liệu trung thực nhất cho bài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân, bạn bè đã ln bên
tơi, động viên tơi hồn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!

Tây Ninh, ngày 20 tháng 12 năm 2019.


i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................iv

DANH MỤC BẢNG, HÌNH .......................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
1.1.

Khái niệm chung .........................................................................................4

1.1.1. Các khái niệm .............................................................................................4
1.1.2. Thuật ngữ “Transgender – Ngƣời chuyển giới” và định nghĩa
“Transgender women - Ngƣời chuyển giới nữ”......................................................4

H
P

1.1.3. Định nghĩa Kỳ thị và Phân biệt đối xử .......................................................5
1.2.

Thực trạng ngƣời chuyển giới trên thế giới và Việt Nam ...........................6

1.2.1. Dịch tễ học .................................................................................................6
1.2.2. Vấn đề pháp luật .........................................................................................7
1.3.

Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với ngƣời chuyển giới ....................9

U

1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................................9
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................11

1.4.

Các yếu tố liên quan đến kỳ thị, PBĐX ....................................................12

H

1.4.1. Yếu tố xã hội ............................................................................................14
1.4.2. Yếu tố gia đình: ........................................................................................14
1.4.3. Yếu tố bản thân: .......................................................................................15
1.5.

Một số công cụ nghiên cứu về thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và các

yếu tố liên quan của ngƣời chuyển giới ................................................................ 15
1.5.1. Bộ công cụ TGISQ ...................................................................................15
1.5.2. Bộ công cụ TDS-21 ..................................................................................16
1.6.

Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ....................................................17

1.7.

Khung lý thuyết .........................................................................................18

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................20
2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................20

2.1.1. Nghiên cứu định lƣợng.............................................................................20

2.1.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................20


ii
2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................20

2.3.

Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................20

2.4.

Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu...........................................................21

2.4.1. Cỡ mẫu .....................................................................................................21
2.4.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................................21
2.5.

Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................................21

2.5.1. Nghiên cứu định lƣợng.............................................................................21
2.5.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................21
2.6.

Phƣơng pháp phân tích số liệu: .................................................................22

2.6.1. Số liệu định lƣợng ....................................................................................22
2.6.2. Số liệu định tính .......................................................................................23

2.7.

H
P

Biến số và định nghĩa biến số ...................................................................23

2.7.1. Các biến số định lƣợng (xem chi tiết phụ lục 7) ......................................23
2.7.2. Các nội dung/chủ đề định tính: ................................................................ 23
2.8.

Cơng cụ thu thập số liệu ............................................................................24

2.9.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .............................................................27

Chƣơng 3.
3.1.

U

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 28

Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ................................................28

3.1.1. Đặc tính nhân khẩu học của đối tƣợng nghiên cứu ..................................28

H


3.1.2. Đặc điểm sức khỏe của đối tƣợng trong nghiên cứu................................ 30
3.1.3. Đặc điểm can thiệp y học liên quan đến chuyển giới của đối tƣợng nghiên
cứu

..................................................................................................................31

3.2.

Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử của đối tƣợng nghiên cứu .............34

3.2.1. Thực trạng kỳ thị ......................................................................................34
3.2.2. Thực trạng bị phân biệt đối xử .................................................................36
3.3.

Mối liên quan giữa kỳ thị và phân biệt đối xử với các đặc điểm của đối

tƣợng nghiên cứu...................................................................................................38
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................49
4.1.

Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu...............................................49

4.2.

Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử .......................................................52

4.3.

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với


ngƣời chuyển giới .................................................................................................54


iii
4.4.

Điểm mạnh và hạn chế của đề tài.............................................................. 60

4.4.1. Điểm mạnh ............................................................................................... 60
4.4.2. Điểm hạn chế ............................................................................................60
4.4.3. Tính ứng dụng và điểm mới của đề tài.....................................................61
KẾT LUẬN ...............................................................................................................62
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................64
PHỤ LỤC ..................................................................................................................71
Phụ lục 1: Thông tin nghiên cứu ...............................................................................71
Phụ lục 2: Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu ...........................................................74
Phụ lục 3: Phiếu phát vấn .........................................................................................75
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu ......................................................................83

H
P

Phụ lục 5: Các biến số định lượng ............................................................................89
Phụ lục 6: Kế hoạch nghiên cứu ...............................................................................97

H

U



iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

FTM

: Chuyển giới từ nữ sang nam (Female Transgender male)

KT

: Kỳ thị

LGBT

: Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender

MSM

: Nam quan hệ tình dục với nam
(Men who have Sex with Men).

MTF

: Chuyển giới từ nam sang nữ (Male Transgender Female)

NCG

: Ngƣời chuyển giới

PBĐX


: Phân biệt đối xử

TG

: chuyển giới (transgender)

TP HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TS

: chuyển đổi giới tính (transsexual)

H

U

H
P


v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 3.1: Đặc tính nhân khẩu học của đối tƣợng nghiên cứu (n = 112) ..................28
Bảng 3.2: Đặc điểm sức khỏe của đối tƣợng trong nghiên cứu (n = 112) ................30
...................................................................................................................................31
Bảng 3.3: Đặc điểm nơi phẫu thuật và mua hormone của đối tƣợng nghiên cứu .....31
Bảng 3.4: Đặc điểm thể hiện giới của đối tƣợng nghiên cứu (n = 112) ....................33

...................................................................................................................................34
Bảng 3.5: Điểm trung bình kỳ thị của các đối tƣợng nghiên cứu (n = 112) ............35
Bảng 3.6: Thực trạng phân biệt đối xử của đối tƣợng nghiên cứu (n=112) ...........37

H
P

Bảng 3.7: Mối liên quan giữa điểm KT và PBĐX với một số đặc điểm nhân khẩu
học thơng qua mơ hình hồi quy tuyến tính đơn biến (lệch) ......................................39
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa điểm KT và PBĐX với một số đặc điểm sức khoẻ
thông qua mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến (lệch) .............................................41
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa điểm KT và PBĐX với một số dặc điểm can thiệp y
học liên quan đến chuyển giới của đối tƣợng nghiên cứu (n = 112).........................42

U

Bảng 3.10: Mối liên quan giữa điểm KT và PBĐX với một số đặc điểm thể hiện
giới tính của đối tƣợng nghiên cứu (n = 112) ...........................................................44

H

Bảng 3.11: Mối liên quan giữa điểm KT và PBĐX với các một số đặc điểm đời
sống tình dục của đối tƣợng nghiên cứu (n = 112) ...................................................44
HÌNH

Hình 1.1. Mơ hình sinh thái xã hội của sự can thiệp kỳ thị và kỳ thị [71]................13
Hình 1.2. Sơ đồ Tác động của kỳ thị, phân biệt đối xử lên ngƣời chuyển giới [72].13
Hình 1.3. Khung lý thuyết các mối liên quan dẫn đến bị kỳ thị và phân biệt đối xử
của ngƣời chuyển giới nữ ..........................................................................................19
BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tình trạng phẫu thuật giới tính .............................................................31
Biểu đồ 3.2: Số năm phẫu thuật/sử dụng hormone của đối tƣợng nghiên cứu
(n=112) ......................................................................................................................32
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm đời sống tình dục của đối tƣợng nghiên cứu (n = 112) ........34
Biểu đồ 3.4: Thực trạng kỳ thị của các đối tƣợng nghiên cứu (n = 112) .................35


vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngƣời chuyển giới (NCG) phải đối mặt với kỳ thị và phân biệt đối xử trong
cuộc sống của họ, từ cơ hội việc làm, học tập và dịch vụ y tế. Họ là một cộng đồng
chƣa đƣợc quan tâm và xã hội chƣa có cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của
họ. Tôi làm nghiên cứu này ở tỉnh Tây Ninh với mục tiêu tìm hiểu tình trạng bị kỳ
thị, phân biệt đối xử với ngƣời chuyển giới nữ và các yếu tố liên quan. Nghiên cứu
sử dụng thiết kế nghiên cứu định lƣợng đánh giá kỳ thị (KT), phân biệt đối xử
PBĐX) đối với NCG nữ trên bộ công cụ đánh giá KT và PBĐX. Đồng thời nghiên
cứu kết hợp phỏng vấn sâu để đánh giá trải nghiệm của NCG nữ khi bị KT, PBĐX.
Đối tƣợng là ngƣời chuyển giới nữ, có thể đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính
(PTCĐGT), chƣa phẫu thuật hoặc đang có ý định phẫu thuật tại tỉnh Tây Ninh.

H
P

Phƣơng pháp chọn mẫu áp dụng phƣơng pháp hòn tuyết lăn, lấy mẫu thuận tiện với
số mẫu là 112 ngƣời và phỏng vấn sâu là 6 đối tƣợng CGN. Nghiên cứu sử dụng
thang đo kỳ thị TGISQ (10 câu) và thang đo PBĐX TDS-21 (21 câu) để tìm hiểu
thực trạng kỳ thị và PBĐX đang gặp phải của những ngƣời chuyển giới nữ ở Tây
Ninh. Kết quả: 100% đối tƣợng nghiên cứu đều đã từng trải qua tình trạng kì thị

U


phân biệt đối xử. Các yếu tố liên quan liên quan đến sự kỳ thị và PBĐX có ý nghĩa
thống kê bao gồm: Nhóm tuổi càng lớn, trình độ học vấn thấp, sinh sống ở nông
thôn, ngƣời sống chung với bạn tình, nghề nghiệp tự do thời vụ hay khơng đi học

H

hoặc thất nghiệp, ngƣời thu nhập thấp thì chịu sự kỳ thị, PBĐX nhiều hơn so với
ngƣời có thu nhập cao hơn. Ngƣời có sức khoẻ kém, có vấn đề tâm lý, bệnh HIV bị
kỳ thị, PBĐX cao hơn. Ngƣời chỉ phẫu thuật ngực, phẫu thuật tại các bệnh viện Việt
Nam, phẫu thuật lâu năm (từ 5 năm trở lên), dùng hormone lâu năm (từ 5 năm trở
lên) chịu nhiều sự kỳ thị, PBĐX hơn. Công khai thể hiện giới, đƣợc gia đình chấp
nhận là đối tƣợng có tần suất bị kỳ thị, PBĐX cao. Ngƣời chuyển giới nữ có bạn
tình thƣờng xuyên, ngƣời đƣợc trả tiền để quan hệ tình dục là đối tƣợng có tình
trạng bị kỳ thị, phân biệt đối xử đối với ngƣời chuyển giới cao.
Từ những kết quả đạt đƣợc trong nghiên cứu, chúng tôi có một số khuyến
nghị: đƣợc pháp luật cơng nhận giới tính, để từ đó NCG nữ nói riêng và NCG nói
chung đƣợc hƣởng bình đẳng trƣớc pháp luật, cơng việc nhƣ những ngƣời khác. Các
cơ sở y tế có các phịng khám chun cho NCG, nhân viên y tế có kiến thức và thái
độ tơn trọng bình đẳng với NCG. Giáo dục phổ thơng có giáo dục về sự đa dạng


vii
giới tính, giáo dục về bình đẳng giới để tạo nên nền tảng kiến thức giới, giảm sự KT
và PBĐX trong mơi trƣờng giáo dục. Từ đó, NCG mới có khả năng đƣợc sống, học
tập và làm việc theo pháp luật bình đẳng nhƣ ngƣời khác mà khơng chịu sự KT và
PBĐX.
Từ khóa: Kỳ thị phân biệt đối xử, ngƣời chuyển giới nữ.

H

P

H

U


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngƣời chuyển giới (transgender) là một thuật ngữ đƣợc sử dụng để xác định
các cá nhân có nhận dạng giới tính hoặc có biểu lộ giới tính khác với quan niệm xã
hội về giới gắn với giới tính khi sinh (tức là nam hoặc nữ)[31]. Ở Việt Nam,
“transgender” là một thuật ngữ mới xuất hiện và gây khó khăn trong khi sử dụng[2].
Để dễ dàng trong việc tìm hiểu và định nghĩa, đề tài qui định những ngƣời có những
cảm nhận rõ ràng về giới tính thật của mình khác với giới tính sinh học, dù phẫu
thuật hay chƣa, là ngƣời “chuyển giới” [2]. Theo ƣớc tính, tỷ lệ ngƣời chuyển giới
trên thế giới vào khoảng 0,3%-0,5%[15], [22]. Việc thu thập dữ liệu về ngƣời
chuyển giới gặp khó khăn vì bị xã hội kỳ thị khiến họ ít biểu lộ bản chất giới tính
của mình [2].

H
P

Giống nhƣ ngƣời đồng tính, tại nhiều quốc gia, ngƣời chuyển giới gặp phải sự
kỳ thị lớn và đối mặt với nhiều hình thức phân biệt đối xử trong mọi lĩnh vực xã hội
[2]. Sự kỳ thị là quá trình xã hội của việc gắn nhãn, đóng khung và từ chối sự khác
biệt của con ngƣời nhƣ một hình thức kiểm sốt xã hội[21], [54]. Các nghiên cứu
cho rằng sự kỳ thị là một quá trình phức tạp và biến động, việc đo lƣờng mức độ sự

U


kỳ thị thƣờng khó vì liên quan đến cấp độ (giữa các cá thể, cấu trúc xã hội) và các
khía cạnh khác nhau (khách quan so với kinh nghiệm chủ quan)[26]. Ngƣời chuyển

H

giới bị kỳ thị bởi những khác biệt bản thân so với cộng đồng, xã hội trong đó có thể
thấy đây là nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng[27].
Còn phân biệt đối xử là là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngƣợc đãi, phỉ
báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của ngƣời khác [76]. Khảo sát về phân biệt
đối xử với ngƣời chuyển giới đƣợc tiến hành trên qui mơ tồn nƣớc Mỹ vào năm
2014 đã cho thấy 60% các cơ sở chăm sóc sức khỏe từ chối điều trị cho ngƣời
chuyển giới [27], 64 – 65% ngƣời chuyển giới đƣợc hỏi đều cho biết họ bị tấn công
vũ lực và bạo lực tình dục ở nơi làm việc [27], 63 – 78% bị bạo lực nhƣ vậy ở
trƣờng học [27].
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đa chiều về các nhóm đồng tính và song tính
đã đƣợc thực hiện, tuy nhiên về riêng ngƣời chuyển giới thì chƣa có hoặc nằm một
phần nhỏ trong nghiên cứu về ngƣời đồng tính, song tính[2], [6], [7], [34]. Vì vậy
thực hiện đề tài về ngƣời chuyển giới là điều cần thiết để xã hội cũng nhƣ bản thân


2
ngƣời chuyển giới có cái nhìn khách quan hơn về cộng đồng ngƣời chuyển giới tại
Việt Nam.
Tây Ninh là một tỉnh nhỏ, nơi cộng đồng LGBT nói chung cũng nhƣ ngƣời
chuyển giới nói riêng chƣa đƣợc biết đến nhiều trong các nghiên cứu. Tình hình
cộng đồng LGBT nói chung và ngƣời chuyển giới ở tỉnh Tây Ninh không phổ biến,
chỉ có một số chịu lộ diện thể hiện ra bên ngồi. Ngƣời chuyển giới nữ đƣợc hiểu
chung trong nhóm MSM. Một số có việc làm ổn định, một số thì đi theo các đồn lơ
tơ biểu diễn khắp các tỉnh, huyện miền Tây và một số đi TP HCM làm việc nhƣ bao

ngƣời bình thƣờng khác. Thơng tin về ngƣời chuyển giới nữ ở tỉnh Tây Ninh nói
chung vẫn chƣa bao phủ hết tồn tỉnh mà chủ yếu thơng qua những đồng đẳng viên
của các Dự án Hỗ trợ kỹ thuật hƣớng tới chƣơng trình phịng, chống HIV/AIDS.

H
P

Nói chung, đối tƣợng ngƣời chuyển giới nữ dễ nhận biết nên dễ bị kỳ thị hơn những
ngƣời chuyển giới nam. Chính vì những lý do trên và nhằm mục đích trả lời câu hỏi
nghiên cứu tình trạng bị kỳ thị phân biệt đối xử với ngƣời chuyển giới nữ ở tỉnh Tây
Ninh nhƣ thế nào? Liệu có yếu tố liên quan nào ảnh hƣởng đến sự kỳ thị, phân biệt
đối xử với ngƣời chuyển giới nữ tại tỉnh Tây Ninh hay không? Vì vậy tơi tiến hành

U

làm đề tài “Kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chuyển giới nữ tại tỉnh Tây Ninh
năm 2019”.

H


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với ngƣời chuyển giới nữ tại
tỉnh Tây Ninh, năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kỳ thị, phân biệt đối xử với ngƣời
chuyển giới nữ tại tỉnh Tây Ninh, năm 2019.

H
P


H

U


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Khái niệm chung

1.1.1. Các khái niệm
Giới tính sinh học (Biological sex): Giới tính sinh học đề cập đến một tập hợp
các thuộc tính sinh học ở ngƣời và động vật. Nó chủ yếu liên quan đến các đặc điểm
thể chất và sinh lý bao gồm nhiễm sắc thể, biểu hiện gen, mức độ và chức năng của
hormone và giải phẫu sinh sản hoặc tình dục [74]. Những ngƣời có yếu tố tình dục
hỗn hợp là liên giới tính [16].
Giới (Gender): Giới đề cập đến các đặc điểm xã hội đƣợc xây dựng của nữ

H
P

giới và nam giới - chẳng hạn nhƣ các chuẩn mực, vai trò và mối quan hệ giữa các
nhóm nữ giới và nam giới. Nó thay đổi từ xã hội này sang xã hội khác và có thể
đƣợc thay đổi. Mặc dù hầu hết mọi ngƣời đƣợc sinh ra là nam hoặc nữ, họ đƣợc dạy
các quy tắc và hành vi phù hợp bao gồm cả cách họ nên tƣơng tác với những ngƣời
cùng giới hoặc khác giới khác trong gia đình, cộng đồng và nơi làm việc. Khi các cá
nhân hoặc nhóm khơng phù hợp với tiêu chuẩn giới tính, họ thƣờng phải đối mặt


U

với sự kỳ thị, thực hành phân biệt đối xử hoặc loại trừ xã hội, tất cả đều ảnh hƣởng
xấu đến sức khỏe. Điều quan trọng là phải nhạy cảm với các danh tính khác khơng

H

phải lúc nào cũng phù hợp với phần loại giới tính nhị phần là: nam hoặc nữ [83].
Bản dạng giới (gender identity): Bản dạng giới là ý thức cá nhân về giới tính
của chính mình [48]. Bản dạng giới tính có thể tƣơng quan với giới tính đƣợc chỉ
định khi sinh hoặc có thể khác với giới tính khi sinh [81].
Xu hướng tính dục (sexual orientation): Xu hƣớng tình dục đƣợc xác định
dựa trên bản dạng giới của đối tƣợng mà bản thân bị thu hút/hấp dẫn [1].
1.1.2. Thuật ngữ “Transgender – Người chuyển giới” và định nghĩa
“Transgender women - Người chuyển giới nữ”
Qua nhiều nghiên cứu, thuật ngữ “chuyển giới” (transgender) đƣợc đề cập đầu
tiên nhất trong tài liệu năm 1965 của bác sĩ tâm thần John F. Oliven thuộc Đại học
Columbia [50].
Vài năm sau, vào năm 1974, các nhân viên xã hội, các chuyên gia y tế và các
nhà hoạt động đã tổ chức Hội nghị Transvestite và Transsexual đầu tiên, tại Đại học


5
Leeds. Tài liệu này, là một trong số tài liệu hội thảo sớm nhất chuyên về sức khỏe
chuyển giới, đã phân biệt rõ ràng giữa những ngƣời transvesties (những ngƣời ăn
mặc khác giới), transsexuals (những ngƣời chuyển giới qua phẫu thuật) và những
ngƣời transgender đã chuyển giới nhƣng không chọn phẫu thuật chuyển đổi giới
tính [57].
Trong nhiều các tài liệu ghi chú, “trangender – chuyển giới” nên đƣợc dùng là

một tính từ chỉ giới tính, (ví dụ: “Max là chuyển giới - Max is transgender”, hoặc
“Max là một ngƣời chuyển giới – Max is a transgender man” chứ không phải “Max
is a transgender”) [23], [59].
Cuối cùng, “trangenser – chuyển giới” là một từ biểu hiện cho cả khái niệm và
bản dạng giới. Theo cách sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, ngƣời chuyển giới là

H
P

những ngƣời vƣợt qua giới tính ban đầu đƣợc chỉ định hay giới tính khi sinh [2].
“Transgender women – Ngƣời chuyển giới nữ” là ngƣời thích đƣợc chọn làm nữ dù
giới tính khi sinh là nam, đƣợc định nghĩa là một ngƣời nữ, có thể muốn hoặc khơng
muốn trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành nữ [2], [75]. Đây cũng là định
nghĩa đƣợc sử dụng để lựa chọn đối tƣợng trong nghiên cứu này.

U

1.1.3. Định nghĩa Kỳ thị và Phân biệt đối xử

Kỳ thị nói đến thái độ và niềm tin dẫn đến mọi ngƣời từ chối, tránh hoặc sợ
hãi những ngƣời mà họ coi là khác biệt. Kỳ thị là thái độ khinh thƣờng hay thiếu tôn

H

trọng ngƣời khác[76].

Sự kỳ thị là quá trình xã hội của việc dán nhãn, rập khn và từ chối sự khác
biệt của con ngƣời nhƣ một hình thức kiểm sốt xã hội [38], [54].
Có ba loại kỳ thị chính liên quan đến sức khỏe tâm thần: Kỳ thị của Cộng
Đồng (Public Stigma), Kỳ thị của Tổ Chức (Institutinal Stigma) và Kỳ thị Bản Thân

(Self Stigma)[76].
Ngƣời chuyển giới luôn phải đối mặt với áp bức và bị đánh mất giá trị bản
thân một cách có hệ thống là hệ quả của sự kỳ thị xã hội liên quan đến sự khơng phù
hợp giới tính của họ [10], [40], [51], [71]. Sự kỳ thị là một trong những nguyên
nhân gây ảnh hƣởng nặng nề đến sức khỏe của ngƣời chuyển giới vì nó trực tiếp
gây ra căng thẳng (yếu tố chính gây ra bệnh tật và tử vong) và gián tiếp thông qua
các lần tiếp cận với dịch vụ y tế (nhƣ kiến thức, thu nhập và quyền lực) [29], [37].
Sự kỳ thị ngƣời chuyển giới biểu hiện trên nhiều yếu tố nguy cơ từ đó ảnh hƣởng
đến các mặt của sức khỏe. Sự bất bình đẳng trong cơng việc, tiếp cận dịch vụ chăm


6
sóc sức khỏe và nhà ở có thể gây ra nhiều tình trạng ảnh hƣởng bất lợi đến sức khỏe
của họ nhƣ trầm cảm, tự tử.[44], [49], [56]
Sự kỳ thị diễn ra trong suốt một thời gian dài, do đó ngay cả khi xóa bỏ một
hình thức kỳ thị thì các hình thức khác cũng sẽ tồn tại và tiếp tục cản trở gây nên
các kết quả bất lợi ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời chuyển giới.
Phân biệt đối xử là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngƣợc đãi, phỉ báng, có
thành kiến hoặc hạn chế quyền của ngƣời khác [76]. Phân biệt đối xử có thể dẫn đến
việc loại trừ hoặc gạt con ngƣời ra ngoài lề và tƣớc đoạt của họ các quyền công dân,
nhƣ quyền tiếp cận các lựa chọn gia cƣ công bằng, các cơ hội việc làm, giáo dục và
tham gia đầy đủ trong đời sống dân sự [76].
1.2.

Thực trạng ngƣời chuyển giới trên thế giới và Việt Nam

H
P

1.2.1. Dịch tễ học


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khơng cịn phân loại ngƣời chuyển giới là
ngƣời bị bệnh tâm thần. Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc công bố vào ngày 18/02/2018
trong danh mục Phân loại bệnh quốc tế (ICD) lần thứ 11 rằng "không phù hợp giới"
- thuật ngữ của tổ chức dành cho những ngƣời có bản dạng giới tính khác với giới

U

tính mà họ đƣợc chỉ định, đã đƣợc chuyển từ chƣơng rối loạn tâm thần vào chƣơng
sức khỏe tình dục của tổ chức này. Thay đổi sẽ đƣợc trình bày tại Hội đồng Y tế
Thế giới, cơ quan lập pháp của WHO, vào năm 2019 và sẽ có hiệu lực vào ngày 01

H

tháng 01 năm 2022 [53].

Trong các nghiên cứu trên thế giới về tỷ lệ ngƣời chuyển giới, có khoảng từ
0,3% - 0,5% dân số là ngƣời chuyển giới [15], [22]. Theo báo cáo của tổ chức
Amnesty International, thì tại Liên mình châu Âu (EU) có khoảng 1,5 triệu ngƣời
chuyển giới [43]. Tại Hoa Kỳ, trong một ƣớc tính sơ bộ có khoảng 0,3% là ngƣời
chuyển giới [46]. Những nghiên cứu gần đây tại Hoa kỳ ƣớc tính có đến 0,5% 0,6% ngƣời chuyển giới, làm ƣớc tính số lƣợng ngƣời chuyển giới trƣởng thành tại
Hoa Kỳ lên đến 1,4 triệu ngƣời [20], [62]. Qua nghiên cứu nhiều y văn, trong các
nƣớc khác có ghi nhận về ngƣời chuyển giới, Sam Winter và Lynn Conway có kết
luận tỷ lệ ngƣời chuyển giới chiếm 0,2% - 0,3% dân số là gần với thực tế [82].
Một phần, ngƣời chuyển giới dễ bị kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội nên
họ hiếm cơng khai giới tính của mình nên khó tiếp cận và thu thập dữ liệu. Cũng có
một phần những ngƣời chuyển giới tự nhận là đồng tính [2]. Theo số liệu của nhiều
nƣớc châu Âu, số lƣợng ngƣời chuyển đổi giới tính sang nữ cao gấp 2,5 – 6 lần so



7
với ngƣời chuyển đổi giới tính sang nam. Điều này khơng chứng tỏ rằng ngƣời
chuyển giới nam ít hơn ngƣời chuyển giới nữ, mà là do các yếu tố văn hố, xã hội,
quan niệm trong tình dục và vai trị giới cũng nhƣ chi phí phẫu thuật làm ngƣời
chuyển giới nam ít tìm đến các cơ sở phẫu thuật chuyển đổi giới tính nhƣ ngƣời
chuyển giới nữ. Do đó các số liệu về ngƣời chuyển chuyển giới của các cơ sở phẫu
thuật chƣa phản ánh đúng tình hình [13], [17], [58]. Tại Hoa Kỳ, trong số 135.367
ngƣời chuyển giới đổi tên với Cơ quan an sinh Xã hội thì có 65% là chuyển giới
nam và 35% là chuyển giới nữ. Trong khi đó, chuyển giới nữ đƣợc ghi nhận thay
đổi trong giới tính với chính phủ nhiều hơn chuyển giới nam [20].
Tại Việt Nam, hiện tại chƣa có một cuộc tổng điều tra nào về số lƣợng hoặc tỷ
lệ ngƣời chuyển giới [2]. Trong những năm gần đây, sự hiện diện của ngƣời chuyển

H
P

giới tại Việt Nam đang ngày một rõ rệt. Tại Việt Nam, nếu áp dụng tỷ lệ khoảng
0,3% của thế giới thì ƣớc tính có khoảng 280.000 đến 490.000 ngƣời chuyển giới
[1].
1.2.2. Vấn đề pháp luật

Phần lớn các nƣớc Châu Âu, Châu Mỹ và nhiều nƣớc Châu Á đều thừa nhận

U

quyền thay đổi nhân thân sau khi phẫu thuật với những điều kiện khác nhau: nhƣ có
nơi u cầu về độ tuổi, tình trạng hơn nhân, có nơi yêu cầu phải triệt sản, hoặc chỉ
cần phẫu thuật một phần, thậm chí khơng cần phẫu thuật vẫn có thể xin đổi danh

H


xƣng hoặc giới tính trên giấy tờ nhân thân hay giấy khai sinh. Tất nhiên, việc phẫu
thuật chuyển đổi giới tính ở những nơi này đều là hợp pháp [3].
Cơng dân có quyền đổi tên thơng qua luật, phán quyết toà án hay thủ tục tuyên
bố thực tế. Quyền lựa chọn giới tính: ở Úc (2011), hộ chiếu thêm một lựa chọn giới
tính là “X” (khơng xác định, khơng rõ, liên giới tính); ở New Zealand (2012), một
quy định tƣơng tự Úc cũng đƣợc ban hành; ở Đức (2013): trẻ em liên giới tính trong
giấy khai sinh đƣợc để trống giới tính, khi lớn lên hộ chiếu giới tính có thể lựa chọn
giới tính “X”. 36 quốc gia ở Châu Âu yêu cầu chẩn đoán sức khỏe tâm thần để cơng
nhận giới tính hợp pháp và 20 quốc gia vẫn yêu cầu triệt sản, và đi kèm là quyền
phái sinh thừa nhận giới tính mới trên giấy tờ nhân thân. Vào tháng 4 năm 2017,
Tòa án Nhân quyền Châu Âu phán quyết rằng yêu cầu triệt sản để cơng nhận giới
tính hợp pháp là vi phạm nhân quyền. Tất cả các Hội đồng của các quốc gia thành
viên Châu Âu phải đƣa luật pháp và thực tiễn của họ phù hợp với nguyên tắc pháp
lý mới này [3], [65].


8
Thái Lan đƣợc biết đến là một quốc gia hàng đầu trong các kỹ thuật phẫu thuật
chuyển giới và khả năng phẫu thuật thẩm mỹ đỉnh cao ngƣời chuyển giới trong xã
hội, nhƣng trớ trêu thay, hệ thống pháp luật Thái Lan khơng cơng nhận danh tính
của ngƣời chuyển giới. Phẫu thuật xác định lại giới tính đƣợc phép hợp pháp cho
những ngƣời từ 18 tuổi trở lên, nhƣng những ngƣời chuyển giới đã thay đổi giới
tính khơng đƣợc phép thay đổi giới tính hợp pháp. Cơng dân hợp pháp của Thái Lan
là nam hoặc nữ theo giới tính của họ đã đăng ký khi sinh [68].
Trƣớc năm 2015, pháp luật Việt Nam hiện nay chƣa cho phép ngƣời chuyển
giới đƣợc phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Việt Nam hiện mới chỉ cho phép thực
hiện phẫu thuật xác định lại giới tính "trong trƣờng hợp giới tính của ngƣời đó bị
khuyết tật bẩm sinh hoặc chƣa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học


H
P

nhằm xác định rõ về giới tính" (Điều 36 Bộ Luật Dân sự năm 2005), sau khi phẫu
thuật sẽ đƣợc xác định lại giới tính trong hộ tịch, đồng thời đƣợc hồn thiện những
thủ tục nhằm cơng nhận giới tín và thay đổi những giấy tờ tùy thân cần thiết. Trong
khi đó, theo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 thì việc "thực hiện việc
chuyển đổi giới tính đối với những ngƣời đã hồn thiện về giới tính" là hành vi bị

U

cấm. Nghĩa là những ngƣời chuyển giới không đƣợc phẫu thuật chuyển đổi giới tính
và khơng đƣợc pháp luật cơng nhận [3].

Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã đƣợc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thơng

H

qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Tại Điều 37 Bộ
luật Dân sự quy định: “Việc chuyển đổi giới tính đƣợc thực hiện theo quy định của
luật”. Tuy nhiên, bộ luật lại không quy định cá nhân nào đƣợc thực hiện chuyển đổi
giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào đƣợc phép thực hiện chuyển đổi giới
tính, quy trình chuyển đổi giới tính nhƣ thế nào, thủ tục cơng nhận ngƣời chuyển
đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịc thì chƣa đƣợc quy định cụ thể.
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 2 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Quyền
dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trƣờng hợp cần thiết vì lý
do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe
của cộng đồng”. Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định “Mọi cá nhân,
pháp nhân đều bình đẳng, khơng đƣợc lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử;
đƣợc pháp luật bảo hộ nhƣ nhau về các quyền nhân thân và tài sản”. Cho thấy ngƣời

chuyển đổi giới tính đã bắt đầu đƣợc cơng nhận bên cạnh giới tính nam và nữ.


9
Nhƣng những quy định chi tiết trong các lĩnh vực văn hố, xã hội, chính trị vẫn
chƣa đƣợc đề cập.
1.3.

Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với ngƣời chuyển giới

1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Ngƣời chuyển giới phải chịu tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đáng báo
động. Tại một hội thảo sức khoẻ ngƣời chuyển giới tại Bang Minnesota - Hoa Kỳ,
trong số 181 ngƣời tham gia, 66% báo cáo bị phân biệt đối xử vì bản dạng giới hoặc
biểu lộ bên ngồi của họ [51].
Về những thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử bằng lời nói hay xúc
phạm, một nghiên cứu gần đây cho thấy, 96% ngƣời tham gia (N = 433 tuổi 16+) đã
nghe thấy ngƣời chuyển giới khơng phải là ngƣời bình thƣờng và 73% đã bị trêu

H
P

chọc vì là ngƣời chuyển giới, 34% cho biết họ bị đe dọa hoặc quấy rối bằng lời nói
[8]. Đồng thời họ cũng phải nghe những bình luận tiêu cực từ nhân viên y tế về tình
trạng bệnh, nhất là những ngƣời chuyển giới mang HIV, trong nghiên cứu ở Anh
[30]. Một nghiên cứu tƣơng tự cũng chứng mình ngƣời chuyển giới ở Anh trải qua
các vụ quấy rối âm thầm ở mức độ cao (ví dụ: thì thầm, v.v.), quấy rối bằng lời nói

U


và bạo lực thể xác [45]. Hơn 90% ngƣời chuyển giới đã đƣợc bảo là không bình
thƣờng, hơn 80% đã trải qua sự quấy rối thầm lặn, 50% đã tơn thờ hay xem nhƣ tín
vật tình dục [45]. Trong một nghiên cứu 402 ngƣời chuyển giới tại Hoa Kỳ, 56%

H

báo cáo đã trải qua hành vi quấy rối bằng lời nói [40].
Tại Thái Lan, theo các nghiên cứu các nhóm ngƣời LGBT có những t5rair
nghiệm khác nhau trong sự chấp nhận của xã hội, nhƣng những ngƣời có biểu hiện
giới khác biệt rõ ràng, đặc biệt là ngƣời chuyển giới nam và nữ hay ngƣời liên giới
tính phải đối mặt với sự phân biệt đối xử mạnh mẽ và rộng rãi nhất của xã hội Thái
Lan. Mặc dù hiện nay có nhiều sự chấp nhận xã hội đối với ngƣời LGBT hơn so với
trƣớc đây, nhƣng nhận thức rằng Thái Lan là thiên đƣờng LGBT là phù phiếm so
với thực tếlà thực tế. Một ví dụ cực đoan là một tấm biển trƣớc một nhà hàng ở
Pattaya nói rằng ngƣời chuyển giới cùng với chó và sầu riêng, trái cây có mùi nồng
khơng đƣợc phép vào ăn [48].
Bạo lực cũng là một hình thức phổ biến: 20% ngƣời chuyển giới đã bị tấn
công về thể xác hoặc tình dục và [8]. Tại Anh quốc, 38% từng bị quấy rối tình dục,
13% bị tấn cơng tình dục và 6% bị hãm hiếp vì bị chuyển giới. Hơn 37% đã trải qua
các mối đe dọa vật lý hoặc đe dọa vì là ngƣời chuyển giới, 19% đã bị đánh hoặc bị


10
đánh.; hơn 16% đã trải qua lạm dụng trong nƣớc và 14% đã trải qua sự quấy rối của
cảnh sát vì là ngƣời chuyển giới. Gần một nửa số ngƣời tham gia, 49%, trải qua một
số hình thức lạm dụng trong thời thơ ấu [45]. Hoa Kỳ, 37%, phân biệt đối xử việc
làm và 19% ngƣời bạo lực thể xác [40].
Trong cuộc sống và gia đình, 25% phải rời xa gia đình hoặc bạn bè để đƣợc
sống là ngƣời chuyển giới [45]. Một nghiên cứu cho thấy 45% ngƣời tham gia báo
cáo rằng việc mặc quần áo khác giới đã góp phần làm tan vỡ mối quan hệ của họ

với gia đình hoặc với các thành viên khác trong gia đình, 37% cảm thấy bị cơ lập
khỏi các sự kiện gia đình, 36% bị thành viên gia đình khơng muốn nói chuyện [63].
Đối với thăm khám tại các dịch vụ y tế, trong số ngƣời chuyển giới đã trải
qua một hoặc nhiều tƣơng tác tiêu cực, 62% những ngƣời đã sử dụng các dịch vụ

H
P

của Phòng khám Nhận dạng Giới tính, 63% trong các dịch vụ sức khỏe tâm thần nói
chung và 65% trong các dịch vụ y tế nói chung [45]. Đối với gần 30% số ngƣời
đƣợc hỏi, một chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã từ chối thảo luận về mối quan tâm
sức khỏe liên quan đến ngƣời chuyển giới. 27% số ngƣời đƣợc hỏi báo cáo rằng họ
đã giấu thơng tin hoặc nói dối bác sĩ về giới tính của mình [45]. Ngồi ra sự kỳ thị

U

và phân biệt đối xử của nhân viên y tế với ngƣời chuyển giới thƣờng xuyên khiến
họ khó tiếp cận dịch vụ y tế khi họ cần, cũng nhƣ bị từ chối chăm sóc y tế bởi vì họ
đã chuyển đổi giới tính [52]. Trong q trình khám và chữa trị, ngƣời chuyển giới

H

cũng đối mặt với vấn đề chăm sóc thiếu ân cần, điều trị thiếu tôn trọng [63] hoặc
thậm chí bị lạm dụng [40], và ít có khả năng đƣợc cung cấp bảo hiểm y tế hơn
ngƣời dị tính và đồng tính [77].

Tại Thái Lan, một số ngƣời chuyển giới báo cáo đã bị từ chối học bổng do họ
danh tính ngƣời chuyển giới. Một số học sinh đồng tính nam và học sinh chuyển
giới đã trải qua sự quấy rối và bạo lực, từ lạm dụng bằng lời nói đến bắt nạt và tấn
cơng thể xác từ bạn bè cũng nhƣ giáo viên, dẫn đến bỏ học hoặc thay đổi trƣờng

học, thậm chí đã cố tự tử [48]. Tại Thái Lan, một số ngƣời chuyển giới báo cáo đã
bị từ chối học bổng do họ có danh tính ngƣời chuyển giới. Một số học sinh đồng
tính nam và học sinh chuyển giới đã trải qua sự quấy rối và bạo lực, từ lạm dụng
bằng lời nói đến bắt nạt và tấn công thể xác từ bạn bè cũng nhƣ giáo viên, dẫn đến
bỏ học hoặc thay đổi trƣờng học, thậm chí đã cố tự tử [68]. Một nghiên cứu năm
2014 về bắt nạt học sinh LGBT tại các trƣờng học ở Thái Lan, đã khảo sát 2070
sinh viên tại năm tỉnh của Thái Lan, những hình thức bắt nạt bao gồm từ xúc phạm


11
bằng lời nói (bằng cả đối mặt hay trên mạng), xúc phạm thể xác (tát, đá), tẩy chay
và quấy rối tình dục, trong đó bao gồm hành cơng khai sỉ nhục về tình dục (sỉ nhục
vị trí tình dục của nạn nhân, bắt chƣớc hiếp dâm) [68].
Trong công việc, theo nghiên cứu của Equalities Review 42% cho biết họ
không sống tồn thời gian trong giới tính có đƣợc vì cơng việc hoặc nơi làm việc
của họ đã ngăn cản họ làm nhƣ vậy. Trong 29% số ngƣời đƣợc hỏi có trải nghiệm bị
quấy rối bằng lời nói (ý kiến) tại nơi làm việc và một số ngƣời cũng bị lạm dụng
bằng lời nói (gọi tên) và đe dọa hành vi hoặc lạm dụng thể chất tại nơi làm việc
[63]. Danh tính của ngƣời chuyển giới cũng là một vấn đề đối với một số nhà tuyển
dụng tƣ nhân. Trong một vụ kiện gởi đến Tòa án Lao động ở Bangkok, Thái Lan
vào năm 2007, một ngƣời chuyển giới nữ đã đƣợc th bởi một văn phịng của một

H
P

cơng ty đa quốc gia Thái Lan, nhƣng việc thuê đã bị rút lại vì cơ ấy mặc quần áo
khác giới tính thật [84].
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, báo cáo về ngƣời chuyển giới, đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Y tế,

ThS Đinh Thị Thu Thủy thừa nhận, tại Việt Nam hiện nay pháp luật mới chỉ công

U

nhận 2 giới tính là nam và nữ, chƣa cơng nhận giới tính thứ 3. 83% ngƣời chuyển
giới tại Việt Nam bị kỳ thị, phân biệt đối xử [78]. Một nghiên cứu về ngƣời chuyển
giới nữ sinh sống và làm việc tại TP HCM cho thấy, 45% bị từ chối việc làm do

H

phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới. Điều này phần nào giải thích cho thực tế
chỉ có 4% những ngƣời tham gia khảo sát có các việc làm ở khu vực chính thức (có
hợp đồng lao động và đƣợc hƣởng các chế độ, lợi ích của ngƣời lao động) và có tới
13% kiếm sống bằng nghề mại dâm. Tình trạng bị lạm dụng tình dục và bạo lực
trong cộng đồng chuyển giới cũng ở mức đáng báo động. 23% cho biết đã bị buộc
phải quan hệ tình dục, và 16% đề cập rằng đã bị bạo lực tình dục. Ngồi ra, 83%
ngƣời đƣợc hỏi chia sẻ là bị chế giễu bởi vì họ là ngƣời chuyển giới [78].
Tƣơng tự, những nghiên cứu trƣớc đây của iSEE cũng chỉ ra rằng ngƣời
chuyển giới nữ thƣờng bị gia đình đánh đập, cắt tóc vì ăn mặc và để tóc giống nữ,
có trƣờng hợp cịn bị cơng an dân phịng đánh vì ăn mặc khác giới tính. Đồng thời
họ cũng là đối tƣợng của lạm dụng và tấn cơng tình dục. Ngƣời chuyển giới nữ
cũng là nhóm dễ tổn thƣơng vì hay bị kỳ thị hơn chuyển giới nam, họ cũng bị phân
biệt kỳ thị bằng lời nói gọi là “bê đê” hay “bóng”. Chính trong cộng đồng LGBT,
ngƣời chuyển giới nữ cũng chính là đối tƣợng bị đồng tính nam (gay) phần biệt đối


12
xử vì sợ bị đánh đồng, nên ngƣời chuyển giới nữ ngày càng co cụm trong cộng
đồng của mình [2], [4].
Chính vì vậy, việc tìm hiểu những kỳ thị và phần biệt đối xử của những ngƣời

chuyển giới nữ trải nghiệm là hết sức quan trọng. Bằng những Bộ công tụ thang đo,
nghiên cứu muốn khởi đầu đánh giá sâu sắc và chính xác hơn trong kỳ thị và phần
biệt đối xử với ngƣời chuyển giới ở Việt Nam. Bởi vì từ những kết quả thu thập
đƣợc sẽ góp phần cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng chƣơng trình, chính
sách cho ngƣời chuyển giới, cũng nhƣ góp phần vào việc giảm sự kỳ thị và phần
biệt đối xử để từ dó ngƣời chuyển giới nữ nói riêng và chuyển giới nói chung chăm
sóc sức khỏe, nâng cao thể chất và tinh thần cho họ. Đặc biệt là những ngƣời
chuyển giới hiện đang sinh sống tại các tỉnh nhỏ lẻ nhƣ Tây Ninh, nơi dân trí chƣa

H
P

cao bằng các thành phố lớn khác.
1.4.

Các yếu tố liên quan đến kỳ thị, PBĐX

Trong các nghiên cứu đánh giá yếu tố quyết định cũng nhƣ cơ chế gây ra sự kỳ
thị và phân biệt đối xử lên ngƣời chuyển giới, một nghiên cứu tổng hợp tại Hoa Kỳ
đã đƣa ra mơ hình kỳ thị, phân biệt đối xử với ngƣời chuyển giới đa cấp độ về sự kỳ

U

thị [57]. Mơ hình này có tên là Modified Social-ecological model of transgender
stigma & stigma interventions [71]. Trong mơ hình giải thích các u tố tác động
lên ngƣời chuyển giới. Theo 3 cấp độ.

H

CẤU TRÚC XÃ HỘI

(Tiêu chuẩn xã hội, điều kiện mơi trƣờng,
Chính sách và thực thi pháp luật)

GIỮA CÁC CÁ THỂ
(Sự tƣơng tác các cá thể
mỗi ngày)

MỖI CÁ NHÂN
(Niềm tin và hành vi)

Các hình thái kỳ thị


13
TRONG XÃ HỘI

GIỮA CÁC CÁ THỂ

CÁ NHÂN

Sự phù hợp về giới tính biểu
hiện và giới tính khai sinh.

Kỳ thị trong chăm sóc
sức khoẻ.

Những chính sách và cƣỡng
chế thực thi có tính kỳ thị

Kỳ thị nơi làm việc


Lảng tránh sự kỳ
thị

Gia đình từ bỏ

Tự kỳ thị bản thân

Thiếu cung cấp về giáo dục và
đào tạo

Nhóm thù ghét

Rào cản tiếp cận về dịch vụ y tế

Che giấu sự kỳ thị

Tấn cơng tình dục
Tấn cơng thân thể

Mất cân bằng kinh tế
Bất bình đẳng giới

Hình 0.1. Mơ hình sinh thái xã hội của sự can thiệp kỳ thị và kỳ thị [71].

H
P

Trong một nghiên cứu tại Thái Lan, các nhà nghiên cứu đã rút ra một sơ đồ tác
động động của kỳ thị và phân biệt đối xử ảnh hƣởng đến ngƣời chuyển giới.


U

H

Hình 0.2. Sơ đồ Tác động của kỳ thị, phân biệt đối xử lên người chuyển giới [72].
Sơ đồ trên mô tả nghèo nàn, hoạt động trong mua bán tình dục, hay bị mắc
bệnh HIV,… là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến sự kỳ thị, PBĐX đối với
NCG nữ. Từ đó, họ sẽ chịu các vấn đề về lạm dụng, quấy rối, bạo hành, cô lập trong
kinh tế, văn hoá, xã hội,… đồng thời với các tệ nạn họ vốn có và khó tiếp cận các
dịch vụ chăm sóc y tế sẽ kéo họ vào những tệ nạn cũ cũng nhƣ giảm niềm vui và
tình cảm xã hội. Cuối cùng, NCG nữ dễ có nguy cơ bệnh tật và chết.


14
1.4.1. Yếu tố xã hội
Gồm những chuẩn mực xã hội, điều kiện xã hội cũng nhƣ quy định pháp luật
[28]. Từ đó dẫn đến những thiếu hụt trong hệ thống chăm sóc cho ngƣời chuyển
giới [15], [25]; nên họ khơng đƣợc tiếp cận bảo hiểm vì các thủ tục các nhận giới
tính [33]. Vì hệ thống phân biệt giới tính cũng nhƣ chuẩn mực nam tính nữ tính
[33], những ngƣời chuyển giới cũng bị gây sức ép về mặt xã hội để tiến hành phẫu
thuật để trơng nữ tính hơn nên dễ đối diện với các nguy cơ biến chứng phẫu thuật
cũng nhƣ sự chăm sóc y tế [25].
Sự thiếu đào tạo về giới đầy đủ cho các nhân viên, bác sỹ ngành y trong các cơ
sở giáo dục y tế cũng góp phần làm cho ngƣời chuyển giới khó tiếp cận với dịch vụ
y tế, cũng nhƣ rào cản từ những ngƣời chăm sóc y tế [41]. Ở những nơi chƣa có luật

H
P


về bình đẳng giới cho ngƣời chuyển giới, ngƣời chuyển giới có thể là nạn nhân của
những vụ bạo hành khơng có sự bảo vệ của luật pháp ở nơi công cộng, nhà cửa, việc
làm[36].

Những ngƣời chuyển giới có biểu hiện giới phù hợp thị giác cao với giới tính
thì thƣờng ít bị phân biệt hơn đối với những ngƣời có biểu hiện ít phù hợp [25].

U

Những ngƣời chuyển giới có sử dụng hormone hoặc phẫu thuật có biểu hiện
khác với giới tính khi sinh nhận đƣợc sự kỳ thị vì vẻ ngồi nhiều hơn những ngƣời
chuyển giới chƣa tiến hành can thiệp trên cơ thể [25], [35]. Biểu hiện bên ngoài

H

khác với chuẩn mực xã hội cũng là nguyên nhân dẫn đến ngƣời chuyển giới bị bạo
hành và tấn cơng tình dục, nhất là với những ngƣời đàn ơng phát hiện ngƣời nữ
quan hệ với mình là ngƣời chuyển giới nữ [25], [35].
Đối với những ngƣời tìm đến phẫu thuật chuyển đổi giới, thì sự nghiệp thành
công và tránh đƣợc sự kỳ thị tại nơi làm và kiếm đƣợc nhiều tiền hơn ngƣời chƣa
can thiệp phẫu thuật [35].
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử còn xảy ra hằng ngày ở các cơ sở y tế có thể từ bạo
hành bằng ngôn ngữ cho đến bạo hành thể chất cũng nhƣ ngƣợc đãi trong điều trị
đối với ngƣời chuyển giới [66]. Sự kỳ thị trong môi trƣờng chăm sóc sức khỏe có ý
nghĩa hành vi cá nhân [25], [32], [66].
1.4.2. Yếu tố gia đình:
Nguồn gốc của sự bạo lực đối với ngƣời chuyển giới cũng thƣờng đến từ
những ngƣời quen biết về họ, thƣờng là ngƣời thân và gia đình [35]. Sự tự chối của



15
gia đình dẫn đến sự cơ lập, thiếu hỗ trợ cho ngƣời chuyển giới và dẫn họ biến thành
những ngƣời vô gia cƣ [25], [35].
1.4.3. Yếu tố bản thân:
Từ quá trình nhận thức, tình cảm và hành vi của các cá nhân bị kỳ thị [25].
Các quá trình này bao gồm những kỳ vọng lo lắng do sợ bị từ chối và để lẩn tránh
kỳ thị, che giấu sự kỳ thị và giảm tác động để đối phó với các yếu tố gây căng thẳng
liên quan đến kỳ thị [41].
Lo lắng trơng chờ vào sự phân biệt đối xử có thể dẫn đến việc lẩn tránh các
giao tiếp giữa các cá nhân, điều này có thể gây tổn hại cho sức khỏe thể chất và tinh
thần của một ngƣời [42].
Sự nội tâm hóa của sự kỳ thị cũng có thể tác động đến khả năng đối phó với

H
P

các tác nhân gây căng thẳng bên ngoài của một ngƣời chuyển giới, làm xói mịn
năng lực bản thân để thực hiện các hành vi tăng cƣờng sức khỏe và cuối cùng làm
giảm khả năng đối mặt với các sự kiện tiêu cực[25].

Trên thực tế, mức độ kỳ thị của ngƣời chuyển giới nội tâm hóa cao có liên
quan đến việc tăng khả năng tự tử suốt đời [25], [35], [42].
1.5.

U

Một số công cụ nghiên cứu về thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và các
yếu tố liên quan của ngƣời chuyển giới

1.5.1. Bộ công cụ TGISQ


H

Năm 2012, Chakrapani và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang trên
300 nữ chuyển giới tại 6 khu vực dân cƣ ở Ấn Độ nhằm đánh giá độ tin cậy và tính
giá trị của bộ công cụ đang đƣợc phát triển là Transgender Identity Stigma
Questionnaire (TGISQ) [69]. Đây là phiên bản chỉnh sửa của thang đo Exposure to
Transphobia scale đƣợc sử dụng trong một nghiên cứu của Hoa Kỳ, gồm 14 mục,
các ý kiến đƣợc đánh giá theo thang điểm Likert. Kết quả cho thấy độ tin cậy của
thang đo TGISQ 13 mục với hệ số Cronbach alpha là 0.79. Độ tin cậy của các yếu
tố ban hành sự kỳ thị và cảm thấy kỳ thị thông thƣờng lần lƣợt là 0,75 và 0,72.
TGISQ là thang đo hợp lệ và đáng tin cậy đầu tiên để đo lƣờng sự kỳ thị và phân
biệt đối xử của phụ nữ chuyển giới ở Ấn Độ. Các nghiên cứu trong tƣơng lai có thể
tinh chỉnh thêm TGISS, có thể giúp so sánh sự khác biệt về trải nghiệm kỳ thị giữa
các nhóm phụ nữ chuyển giới khác nhau, và trong việc theo dõi và đánh giá sự
thành cơng của các chƣơng trình giảm kỳ thị [69].


×