Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện nhi trung ương năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐÀO NGỌC PHỨC

THỰC TRẠNG BẠO LỰC BỆNH VIỆN ĐỐI VỚI
ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2017

H
P

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

U

H

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐÀO NGỌC PHỨC

THỰC TRẠNG BẠO LỰC BỆNH VIỆN ĐỐI VỚI
ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH
VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2017


H
P

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

U

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

H

TS PHẠM THU HIỀN
PGS.TS LÃ NGỌC QUANG

HÀ NỘI, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo,
đồng nghiệp và bạn bè. Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới:
Giáo viên hướng dẫn người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thiện luận văn này.
Ban giám hiệu cùng tồn thể các thầy cơ giáo trường Đại học Y tế Cơng cộng, đã
góp nhiều cơng sức trong đào tạo giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo điều kiện cho tôi được đi học
và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Cảm ơn các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã cùng chia sẻ những lúc


H
P

khó khăn, dành cho tơi những tình cảm, là nguồn động viên lớn và ủng hộ cho tơi về
mọi mặt trong suốt q trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã rất cố gắng trong q trình hồn thiện nhưng luận văn vẫn khơng
tránh khỏi những khiếm khuyết, học viên kính mong nhận được sự chỉ dẫn của các
thầy giáo, cô giáo, sự trao đổi của các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn

U

thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

H

Hà nội, Ngày 25 tháng 11 năm 2017
Học viên
Đào Ngọc Phức


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4

H
P

1.1. Khái niệm, phân loại bạo lực và bạo lực bệnh viện .............................................4
1.1.1. Khái niệm và phân loại bạo lực ........................................................................4
1.1.2. Khái niệm và phân loại bạo lực nơi làm việc ...................................................5
1.2 Khái niệm và chức trách nhiệm vụ của điều dưỡng ..............................................7
1.2.1. Khái niệm về điều dưỡng: ................................................................................7

U

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng :............................................................7
1.3. Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với nhân viên y tế ...........................................9
1.3.1. Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với nhân viên y tế trên thế giới ..................9

H

1.3.2. Thực trạng bạo lực với nhân viên Y tế tại Việt Nam .....................................14
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực bệnh viện của nhân viên y tế ......................16
1.5. Giới thiệu về Bệnh viện Nhi Trung ương ..........................................................17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................20
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................20
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ......................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................20
2.2.2.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..................................................................20

2.3. Nội dung và biến số nghiên cứu .........................................................................22
2.3.1. Bộ câu hỏi đánh giá bạo lực nghề nghiệp của điều dưỡng viên .....................22


iii

2.3.2. Biến số nghiên cứu ..........................................................................................22
2.3.3. Chủ đề nghiên cứu định tính ...........................................................................23
2.4. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................23
2.4.1. Thử nghiệm phiếu điều tra ..............................................................................23
2.4.2. Thu thập số liệu định lượng ............................................................................24
2.4.3. Thu thập số liệu định tính................................................................................24
2.4.4. Phân tích số liệu ..............................................................................................24
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................25
2.6. Sai số và biện pháp khắc phục ...........................................................................25
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................26

H
P

3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu .........................................................26
3.2. Thực trạng BLBV đối với điều dưỡng viên do bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân
gây ra tại bệnh viện Nhi Trung ương. .......................................................................28
3.2.1. Tỷ lệ bạo lực đối với ĐDV do bệnh nhân/người nhà bệnh nhân gây ra tại
Bệnh viện Nhi Trung ương. ......................................................................................28

U

3.2.2. Phản ứng khi ĐDV bị bạo lực do bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân gây ra tại
Bệnh viện Nhi Trung ương .......................................................................................30

3.2.3. Đánh giá của điều dưỡng về các yếu tố có thể làm gia tăng BLBV ...............31

H

3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực bệnh viện ở điều dưỡng viên tại bệnh
viện Nhi Trung ương .................................................................................................35
Chương 4 BÀN LUẬN .............................................................................................39
4.1. Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên do bệnh nhân/ người nhà
bệnh nhân gây ra tại bệnh viện Nhi Trung ương ......................................................39
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên tại
bệnh viện Nhi Trung ương ........................................................................................48
4.3. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................51
KẾT LUẬN ...............................................................................................................52
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................54
Phụ lục 1: Biến số nghiên cứu...................................................................................57


iv

Phụ lục 2: Phiếu đồng ý tham gia trả lời câu hỏi phát vấn........................................65
Phụ lục 4: Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu ban Giám đốc, trưởng phòng TCCB,
trưởng phòng điều dưỡng ..........................................................................................72
Phụ lục 6: Hướng dẫn thảo luận nhóm ......................................................................76

H
P

H


U


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLBV

Bạo lực bệnh viện

BN/NNBN

Bệnh nhân/người nhà bệnh nhân

CSBN

Chăm sóc bệnh nhân

ĐDV

Điều dưỡng viên

NNBN

Người nhà bệnh nhân

H
P


H

U


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1: Đặc điểm nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu ......................................26
Bảng 3. 2: Đặc điểm cơng việc đối tượng nghiên cứu ..............................................27
Bảng 3. 3: Tính chất công việc đối tượng nghiên cứu ..............................................27
Bảng 3. 4: Phân loại bạo lực .....................................................................................28
Bảng 3. 5: Đánh giá của điều dưỡng về các yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng tới
tình trạng bạo lực bệnh viện ......................................................................................31
Bảng 3. 6: Đánh giá của điều dưỡng về các yếu tố chủ quan có thể ảnh hưởng tới

H
P

tình trạng bạo lực bệnh viện ......................................................................................32
Bảng 3. 7: Liên quan giữa yếu tố công việc và BLBV của điều dưỡng viên ...........35

H

U


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ điều dưỡng đã từng bạo lực trong 12 tháng qua ........................28
Biểu đồ 3. 2: Vị trí điều dưỡng gặp tình trạng bạo lực bệnh viện ............................29
Biểu đồ 3. 3: Đối tượng gây nên BLBV đối với ĐDV .............................................30
Biểu đồ 3. 4: Tỷ lệ phản ứng của điều dưỡng viên khi xảy ra bạo lực bệnh viện ....30
Biểu đồ 3. 5: Ảnh hưởng của bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên ...............33

H
P

H

U


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hiện nay bạo lực bệnh viện đang có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng
cũng như mức độ nghiêm trong của sự việc. Bạo lực bệnh viện có thể gây ra thương
tổn về mặt tinh thần, thể chất và gây tổn thất về kinh tế cho người bị bạo lực và các
tổ chức sử dụng lao động. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng viên là
nghề có nguy cơ bị bạo lực bệnh viện cao do hàng ngày phải chăm sóc và tiếp xúc
với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Để đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp
can thiệp nhằm giảm thiểu bạo lực tại nơi làm việc ở điều dưỡng tại bệnh viện Nhi
trung ương. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với
điều dưỡng viên và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Nhi Trung ương năm

H
P


2017”.

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 04/2017 đến tháng 07/2017 trên 300 điều
dưỡng làm việc tại Bệnh viện Nhi trung ương bằng phương pháp nghiên cứu cắt
ngang có phân tích, kết hợp giữa định lượng và định tính. Kết quả như sau:
Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên:72,7% điều dưỡng bị bạo

U

lực trong 12 tháng qua. Trong số 65,3% bị bạo lực bằng lời nói thì chửi bới:
57,67%; lăng mạ, xúc phạm và đe dọa: 30%, các hành vi khác chiếm 6,7%. 30,7%
điều dưỡng bị bạo lực thể chất cụ thể đánh đập, xô đẩy: 17,33%, phá đồ đạc: 8%

H

cấu cắn: 6%; dùng vũ khí: 3%.

Phản ứng của điều dưỡng khi bị bạo lực: 73,4% ĐDV có các hình thức phản ứng
khác nhau: 10,6% báo cáo cho bệnh viện; 18,8% thông báo cho an ninh/công an;
62,4% báo cáo cho người quản lý; 19,7% phản ứng bằng lời nói.
Ảnh hưởng của bạo lực bệnh viện: Sau khi bị bạo lực có 89,4% bị stress, 92,7% lo
lắng; 26,6% muốn thay đổi nơi làm việc, 76,1%; giảm hiệu suất làm việc; 41,7% bị
chấn thương.
Đánh giá của điều dưỡng về các yếu tố có thể gây nên tình trạng bạo lực bệnh
viện: Trên 90% các điều dưỡng cho rằng thời gian chờ đợi lâu; quá tải bệnh viện;
thiếu hướng dẫn, chỉ dẫn trong bệnh viện; hành vi không phù hợp ở ĐDV; người
nhà bệnh nhân sử dụng chất kích thích; ĐDV thiếu kỹ năng ứng phó bạo lực. Trên
70% cho rằng khác biệt về văn hóa, ngơn ngữ; khơng minh bạch trong cung cấp



ix

dịch thiếu thông tin của bệnh nhân/người nhà bệnh nhân là các yếu tố có thể làm gia
tăng tình trạng bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên: Khu
vực làm việc (khu vực cấp cứu/ phịng khám) có liên quan với tình trạng bạo lực
bệnh viện (OR: 2,02; 95%CI: 1,03 – 4,10). Tương tự mối quan hệ chưa thân thiện
giữa điều dưỡng viên với bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân có liên quan với tình
trạng bạo lực bệnh viện (OR: 2,32; 95%CI: 1,36– 3,96).
Kết quả định tính cũng cho thấy khu vực làm việc cũng có thể ảnh hưởng đến
tình trạng bị bạo lực của điều dưỡng viên trong đó đa số các điều dưỡng viên cho
rằng làm việc tại khu vực cấp cứu và phòng khám bị bạo lực cao hơn các khu vực

H
P

khác đặc biệt là khu vực cấp cứu vào tua trực ban đêm tỷ lệ bị bạo lực là cao nhất
trong bệnh viện. Đa số các cán bộ tham gia trả lời phỏng vấn nói rằng mối quan hệ
giữa nhân viên y tế và bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân có ảnh hưởng đến tình trạng
bạo lực đối với nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng.

Các hành vi đe dọa mà ĐDV phản ánh thường là dọa bị đánh, dọa có quan hệ với

U

các lãnh đạo bệnh viện, khoa phịng hoăc là có mối quan hệ với những người có
chức tước, địa vị trong xã hội có xu hướng dễ gây bạo lực cho điều dưỡng viên hơn.
Từ những kết quả trên nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị như sau:

H


Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng cho cán bộ điều dưỡng, đặc biệt là
kỹ năng giao tiếp với người nhà bệnh nhân nhằm hạn chế những mối quan hệ không
tốt với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân qua đó hạn chế các tình huống xảy ra bạo
lực tại bệnh viện. Tăng cường các biện pháp an ninh, an toàn tại các điểm nóng như
khu vực hồi sức, cấp cứu, phòng khám.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Ủy Ban Châu Âu thì bạo lực bệnh viện là những rủi ro mà nhân viên làm
việc bị lạm dụng, đe dọa hoặc bị tấn công trong những hoàn cảnh liên quan đến
nghề nghiệp của họ, xuất phát hoặc tác động đến công việc, bao gồm một nguy cơ
rõ ràng hay tiềm tàng tới sự an toàn của họ, sự hạnh phúc hoặc sức khỏe [12].
Theo nghiên cứu tội phạm tại Anh cho thấy điều dưỡng có 5% là nạn nhân của
tấn công thể chất tại nơi làm việc, số liệu cao gấp 4 lần số liệu trung bình tồn
Vương Quốc Anh [6]. Theo phân tích của Bộ lao động Mỹ, có tới 60% người lao
động bị tấn cơng trong chăm sóc sức khỏe và hầu hết những cuộc tấn công gây ra
bởi các bệnh nhân [9].

H
P

Bạo lực bệnh viện có thể gây ra stress nghề nghiệp. Ngoài các tổn thất về tinh
thần, các tổn thất về vật chất liên quan kinh phí điều trị cho nạn nhân bị bạo lực rất
lớn, Theo một nghiên cứu về chi phí điều trị cho điều dưỡng viên bị tấn cơng ước
tính là 31.643 USD [9].

Bạo lực bệnh viện xảy ra ở điều dưỡng viên với tần suất ngày càng tăng ở các


U

quốc gia trên thế giới. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng viên là nghề
có nguy cơ bị bạo lực bệnh viện cao nhất. Do tính chất công việc, thời gian tiếp xúc
với người bệnh và gia đình người bệnh của điều dưỡng viên là lớn nhất so với các

H

nhân viên khác trong bệnh viện. Điều dưỡng viên phải giao tiếp với những người
mắc bệnh, rối loạn, bị mắc stress (do bản thân hoặc người nhà bị bệnh), đau đớn và
cảm giác bất lực. Mặt khác, người bệnh và gia đình thường xuyên ở một trạng thái
bị phụ thuộc vào người khác về chăm sóc, có thể là nguyên nhân họ bị áp lực dẫn
tới sự hung hăng [18].

Ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá về bạo lực bệnh viện ở điều
dưỡng viên. Trong khi công việc điều dưỡng hàng ngày phải chăm sóc và tiếp xúc
với bệnh nhân và gia đình người bệnh. Mặt khác, tình trạng quá tải bệnh nhân và
quá tải công việc là vấn đề thường thấy tại các bệnh viện ở Việt Nam, những rối
loạn tâm thần như căng thẳng, lo âu, trầm cảm được ghi nhận ở một số nghiên cứu.
Bên cạnh đó, hành lang pháp lý hiện nay còn chưa đủ mạnh để bảo vệ cán bộ y tế
trước bạo lực đến từ bệnh nhân cũng như giữa các nhân viên y tế.


2

Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện tuyến cuối về nhi khoa, mặc dù được sự
quan tâm của Đảng và nhà nước, bệnh viện không ngừng được đầu tư cơ sở vật
chất, nhân lực. Tuy vậy, do nhu cầu khám, chữa bệnh ngày một tăng cao, các cán bộ
y tế phải làm việc với áp lực của tình trạng quá tải. Qua khảo sát ban đầu, mỗi điều

dưỡng viên thường phải chăm sóc 20-30 bệnh nhân trong mỗi ca trực. Một số
trường hợp được ghi nhận là người nhà bệnh nhân có sự đe dọa, hành hung cán bộ
tại bệnh viện.
Hiện nay tại Việt nam chưa có nghiên cứu nào quan tâm nghiên cứu bạo lực ở
các bệnh viện trẻ em cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực đối với ĐDV làm
việc ở các Bệnh viện trẻ em.

H
P

Để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu bạo lực
tại nơi làm việc ở cán bộ điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên và
một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017”.

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.

Mô tả thực trạng bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên do bệnh nhân/
người nhà bệnh nhân gây ra tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017.

2.


Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng
viên tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017.

H
P

H

U


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Khái niệm, phân loại bạo lực và bạo lực bệnh viện

1.1.1. Khái niệm và phân loại bạo lực
1.1.1.1. Khái niệm bạo lực
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Bạo lực là hành vi cố ý sử
dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để tự hủy hoại mình, chống lại
người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc
có nguy cơ bị tổn thương hoặc tử vong hoặc bị sang chấn tâm thần, ảnh hưởng đến
sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác” [12].

H
P


Định nghĩa này của WHO bao gồm cả những hành vi cố ý gây thương tích giữa
người với người và hành vi tự sát cũng như các xung đột vũ trang. Những sự kiện
xảy ra ngồi ý muốn (ví dụ tai nạn giao thơng hay cháy nổ) không được coi là bạo
lực.
1.1.1.2. Phân loại bạo lực

U

Theo WHO (2002), bạo lực được phân loại theo phạm vi bạo lực hoặc loại
hành vi bạo lực. Phạm vi bạo lực bao gồm:

Bạo lực tự thân: Được chia làm 2 thể chính là:

H

Hành vi tự sát: Bao gồm các hành vi nghĩ đến tự sát, cố gắng tự sát nhưng chưa
thành và tự sát thành công.

Ngược đãi bản thân: Là các hành động tự hành hạ bản thân.
Bạo lực giữa các cá nhân:

Bạo lực gia đình và bạo lực tình dục: Loại hình bạo lực này rất phổ biến giữa
các thành viên trong gia đình và đối tác quan hệ tình dục, thơng thường (nhưng
khơng phải ln ln) xảy ra trong nhà. Loại hình bạo lực này bao gồm các hình
thức như lạm dụng trẻ em, bạo lực tình dục và hành hạ người cao tuổi.
Bạo lực cộng đồng: Bạo lực xảy ra giữa các cá nhân khơng có mối quan hệ ruột
thit, có thể quen biết hoặc khơng quen biết nhau trước đây, thường xảy ra ở ngoài.
Loại hình bạo lực này bao gồm bạo lực ở trẻ em, các hành động bạo lực ngẫu hứng,



5

hiếp dâm hoặc quấy rối tình dục bởi người lạ và các hành động bạo lực xảy ra tại
các cơ quan như trường học, công sở, trại giam…
Bạo lực giữa các nhóm, tập thể: Bạo lực này chia làm 3 thể là bạo lực xã hội,
bạo lực chính trị và bạo lực kinh tế. Không giống với 2 loại bạo lực trên, các loại
hình bạo lực này thường có động cơ rõ ràng bởi số lượng lớn các cá nhân hoặc của
một tổ chức nào đó. Chính vì hành động bạo lực này gây ra bởi nhiều cá nhân nên
hình thức và diễn biến vô cùng phức tạp. Hành vi bạo lực bao gồm:
-

Bạo lực thể chất

-

Bạo lực tình dục

-

Bạo lực tinh thần

-

Kỳ thị/phân biệt đối xử/hắt hủi/xa lánh/thờ ơ.

H
P

1.1.2. Khái niệm và phân loại bạo lực nơi làm việc

1.1.2.1. Khái niệm bạo lực nơi làm việc

- Bạo lực nơi làm việc: Là những rủi ro mà nhân viên làm việc bị lạm dụng, đe
dọa hoặc bị tấn công trong những hoàn cảnh liên quan đến nghề nghiệp của họ, nó

U

xuất phát hoặc tác động đến cơng việc, bao gồm một nguy cơ rõ ràng hay tiềm tàng
tới sự an toàn của họ, sự hạnh phúc hoặc sức khỏe [12].

- Tấn cơng/hành hung: Là hành vi có chủ đích gây hại cho người khác về mặt thể
chất [12].

H

- Bắt nạt: Hành vi tấn công lặp lại, qua thời gian bằng thù ốn, hung ác, hoặc có
ác tâm cố gắng làm nhục hoặc hủy hoại một người hoặc một nhóm người [12].
- Lạm dụng: Hành vi làm nhục, hạ thấp hoặc các biểu lộ khác một sự thiếu tôn
trọng với phẩm giá và giá trị một cá nhân [12].
- Bạo lực tinh thần: Cịn được gọi là bạo lực tình cảm/tâm lý. Đây là loại bạo lực
khá phổ biến nhưng nó khó nhận dạng được so với bạo lực thể chất. Nạn nhân phải
chịu các kiểu hành hạ như chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề
xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự. Không những thế, bạo lực tinh thần nhiều
khi còn tồn tại dưới nhiều dạng như đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý...[12].
- Quấy rối: Mọi hành xử dựa trên tuổi tác, khuyết tật, nhiễm HIV, hồn cảnh gia
đình, giới tính, tình trạng tình dục, chủng tộc, màu da, ngơn ngữ, tơn giáo, chính trị,


6


cơng đồn hoặc quan điểm khác, lựa chọn, niềm tin, quốc tịch hoặc nguồn gốc dân
tộc hoặc xã hội, thuộc nhóm thiểu số, nghèo đói, sinh đẻ hoặc các tình trạng khác
không mong muốn hoặc không hợp tác, ảnh hưởng đến nhân phẩm của người đàn
ông và phụ nữ tại nơi làm việc [12].
- Xúc phạm chủng tộc: Mọi cư xử dựa trên chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, nguồn
gốc dân tộc, tơn giáo, dân tộc thiểu số, hoặc tình trạng khác khơng mong muốn hoặc
khơng đáp ứng và nó ảnh hưởng đến nhân phẩm của người đàn ông và phụ nữ tại
nơi làm việc [12].
- Đe dọa: Sử dụng sức mạnh thể chất hoặc thể lực (thậm chí cả sức mạnh tâm lý)
dẫn đến nỗi sợ hãi về thể chất, nguy hại đến tình dục, tâm lý hoặc những hậu quả

H
P

khác đến những cá nhân hoặc nhóm người [12].

- Nạn nhân: Bất cứ người nào là mục đích của hành động bạo lực hoặc hành vi
bạo lực đã được mô tả như trên [12].

- Thủ phạm/người gây ra: Bất cứ người nào vi phạm các hành vi bạo lực hoặc
dàn xếp hành vi bạo lực được mô tả như trên [12].

U

- Bạo lực bệnh viện: Trong giới hạn của nghiên cứu này, bạo lực bệnh viện là
bạo lực nơi làm việc xảy ra tại bệnh viện
1.1.2.2. Phân loại bạo lực bệnh viện

H


Bạo lực thể chất: Việc sử dụng vũ lực chống lại một người hoặc nhóm người, gây
ra các tổn hại về thể chất, tình dục hoặc tâm thần. Nó bao gồm đánh, đá, tát, đạp, xơ
đẩy, cắn và véo [12].

Bạo lực lời nói: Việc cố tình sử dụng có chủ đích về quyền lực, bao gồm cả đe
dọa sức lực, chống lại một người hoặc một nhóm, có thể gây lên tác hại về thể chất,
tâm thần, tâm hồn, luôn thường đạo lý, đạo đức hoặc sự phát triển xã hội. Nó bao
gồm lạm dụng ngơn từ, bắt nạt, lạm dụng, quấy rối và đe dọa [12].
Bạo lực tình dục: Có mặt khắp nơi trên thế giới mặc dù hầu hết các quốc gia đều
có sự khảo sát rằng vấn đề này rất ít xảy ra. Bạo lực tình dục được xem là hành vi ai
đó chạm đến bộ phận cơ thể nhạy cảm của người khác khi khơng được phép hoặc ai
đó bị ép phải chạm đến những bộ phận nhạy cảm của người khác [12].


7

1.2 Khái niệm và chức trách nhiệm vụ của điều dưỡng
1.2.1. Khái niệm về điều dưỡng:
Điều đưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối
ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và sang thương; xoa dịu nỗi đau
qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia
đình, cộng đồng và xã hội.
Ngày nay, điều dưỡng đã được công nhận là một nghề nghiệp độc lập, cùng cộng
tác với các bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên và các thành phần trong hệ thống y tế để
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội,

H
P

người làm nghề điều dưỡng gọi là điều dưỡng viên

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng :
1.2.2.1. Chức năng của điều dưỡng :

 Chức năng chủ động (chức năng độc lập)

- Chức năng chủ động của người điều dưỡng là thực hiện những nhiệm vụ chăm sóc

U

cơ bản thuộc phạm vi kiến thức đã được đào tạo. Người điều dưỡng thực hiện
những nhiệm vụ này một cách chủ động.

- Thực hiện chức năng chủ động, thực chất là chủ động đáp ứng các nhu cầu cơ bản

H

của bệnh nhân, bao gồm các nhu cầu về: hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết, vận động, duy
trì thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, thay mặc quần áo, ngủ và nghỉ, an tồn, giao tiếp, tín
ngưỡng, lao động, học tập, hỗ trợ tinh thần.
- Chủ động thực hành các kỹ thuật điều dưỡng, trong tiếp đón bệnh nhân đến khám
bệnh và thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn, tai
biến.
- Người điều dưỡng hiện đại có trách nhiệm chủ động, tích cực hoạt động xây dựng
ngành Điều dưỡng, hoạt động huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên
ngành điều dưỡng.
 Chức năng phối hợp


8


- Người điều dưỡng hiện nay là người cộng tác của bác sỹ (Co- Ordinator), không
phải là người trợ tá, giúp việc (Dotor`s helper) của bác sỹ như quan niệm trước kia.
- Chức năng phối hợp của người điều dưỡng thể hiện trong việc thực hiện y lệnh và
báo cáo tình trạng bệnh nhân cho bác sỹ. Phối hợp với bác sỹ trong việc tổ chức
thực hiện kế hoạch chăm sóc.
- Người điều dưỡng cần phải phối hợp với các đồng nghiệp khác (điều dưỡng, kỹ
thuật viên, hộ sinh…) để hồn thành nhiệm vụ của mình.
- Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo 5 nhiệm vụ cơ bản của điều dưỡng:
+ Chăm sóc những người bị ốm đau, bệnh tật hoặc những ai cần được chăm sóc sức
khoẻ, đáp ứng nhu cầu cần thiết của từng cá nhân về thể chất, tình cảm, về xã hội tại

H
P

bệnh viện và trong cộng đồng.

+ Hướng dẫn, khuyên nhủ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về chăm sóc sức
khoẻ.

+ Theo dõi, thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh nhân. Phát hiện các triệu chứng
lâm sàng, tác dụng phụ của thuốc, báo cáo tình trạng bệnh nhân cho bác sỹ điều trị.

U

+ Huấn luyện cho nhân viên y tế khác trong chăm sóc bệnh nhân và trong chăm sóc
sức khoẻ ban đầu.

+ Cộng tác với các nhân viên y tế khác trong việc nâng cao chất lượng điều dưỡng

H


hoặc quản lý tốt sức khoẻ cộng đồng.

Trên cơ sở trình độ được đào tạo và vị trí cơng tác mà mỗi điều dưỡng có các nhiệm
vụ cụ thể khác nhau, cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chức năng điều dưỡng.
1.2.2.2. Nhiệm vụ của điều dưỡng
Bộ Y tế đã có Thơng tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 về hướng dẫn công
tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, điều dưỡng viên có 12 nhiệm
vụ chun mơn:
-

Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe;

-

Chăm sóc về tinh thần;

-

Chăm sóc vệ sinh cá nhân;

-

Chăm sóc dinh dưỡng;


9

-


Chăm sóc phục hồi chức năng;

-

Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật;

-

Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh;

-

Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong;

-

Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng;

-

Theo dõi, đánh giá người bệnh;

-

Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm sóc
người bệnh;

-

Ghi chép hồ sơ bệnh án.


1.3. Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với nhân viên y tế
1.3.1.

H
P

Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với nhân viên y tế trên thế giới

Hiện nay xã hội rất quan tâm đến các loại bạo lực có thể xảy ra đối với con người
như bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bạo lực xảy ra tại nơi làm việc trong đó có
bạo lực xảy ra tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe. Đã có nhiều nghiên cứu
của các tác giả khác nhau trên thế giới về các loại bạo lực nói trên. Một nghiên cứu

U

phân tích gộp về bạo lực đối với tổng cộng 136 bài báo cung cấp dữ liệu về 151.347
điều dưỡng. Kết quả đã cho thấy khoảng 1/3 điều dưỡng trên toàn thế giới bị bạo
lực thể chất, khoảng 1/4 bị quấy rối tình dục, và khoảng 2/3 chỉ ra bạo lực lời nói.

H

Bạo lực thể chất phổ biến nhất ở các khoa cấp cứu, lão khoa, và cơ sở tâm thần. Bạo
lực thể chất và quấy rối tình dục phổ biến nhất nước Anh, trong khi đó bạo lực lời
nói là phổ biến nhất ở Trung Đông. Bệnh nhân là đối tượng chủ yếu gây nên bạo lực
thể chất ở châu Âu, người nhà và và bạn bè của bệnh nhân lại là đối tượng chính
gây nên bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng ở khu vực Trung Đông [23]. Đa số
các nghiên cứu đều mô tả bạo lực xảy ra với điều dưỡng viên nói chung.
Theo các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy tỷ lệ bị bạo lực bệnh viện đối với
nhân viên y tế tùy thuộc vào từng nghiên cứu nhưng đều nằm trong khoảng từ 40%

- 70% cụ thể như:
Tỷ lệ bạo lực chung: Tại Châu Phi, trong nghiên cứu về tình trạng bạo lực bệnh
viện đối với điều dưỡng tại Gambia. Nghiên cứu được thực hiện trên 219 điều
dưỡng bằng cách sử dụng bảng câu hỏi tự đánh giá và 35 cuộc phỏng vấn sâu. Việc


10

thu thập dữ liệu được tiến hành từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2014 tại 14 cơ sở chăm
sóc sức khoẻ cộng đồng. Kết quả thu được là phần lớn số người trả lời (62,1%) cho
biết có tiếp xúc với bạo lực trong 12 tháng trước cuộc điều tra; tiếp xúc với lạm
dụng lời nói, bạo lực thể xác và quấy rối tình dục là 59,8%, 17,2% và 10%. Các thủ
phạm chủ yếu là bệnh nhân / người nhà bệnh nhân [22].
Một nghiên cứu khác về thực trạng và các yếu tố nguy cơ của bạo lực tại nơi làm
việc đối với nhân viên chăm sóc sức khoẻ tại khoa cấp cứu ở Ismailia, Ai Cập của
tác giả Abdellah. Kết quả có 59,7% nhân viên y tế trả lời có bị bạo lực bệnh viện.
Bạo lực bằng miệng được chiếm tỷ lệ nhiều nhất (58,2%), bạo lực thể chất là
15,7%. Các yếu tố gây nên tình trạng bạo lực là thời gian chờ đợi và sự mong đợi

H
P

của bệnh nhân và gia đình khơng được đáp ứng. Chỉ có 29,5% nhân viên y tế bị bạo
lực bằng lời và 23,8% những người đã từng bị bạo lực thể xác báo cáo cho cơ quan
của bệnh viện. Khoảng 75% nhân viên y tế nghĩ rằng bạo lực bệnh viện có thể được
ngăn ngừa, và khoảng 60% nói rằng khơng có hành động nào được thực hiện đối
với kẻ tấn công bởi cơ quan bệnh viện [3].

U


Tại Châu Âu: Nghiên cứu của Pinar và Ucmak năm 2010 về bạo lực lời nói và
thể chất đối với điều dưỡng tại các khoa cấp cứu ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy tỷ
lệ bị bạo lực bằng lời nói là 91,4%; có 74,9% điều dưỡng trải qua bạo lực thể chất

H

ít nhất một vài đợt trong 12 tháng trước đó. Sau khi trải qua bạo lực, hầu hết các
điều dưỡng cảm thấy sợ hãi, có 3% cho biết họ nghỉ ốm, trong khi đó 80% khơng
báo cáo về tình trạng bạo lực họ gặp phải. Các điều dưỡng cho biết, sau khi bị bạo
lực tại nơi làm việc, họ tìm thấy sự hỗ trợ chủ yếu từ các đồng nghiệp của họ trong
các phòng cấp cứu. Hơn một nửa trong số các điều dưỡng (65%) cảm thấy khơng an
tồn trong các khoa cấp cứu, 89,8% trong số họ cho biết bệnh nhân và người nhà có
thể có những hành vi bạo lực đối với nhân viên khi bệnh nhân vào khoa cấp cứu
[21].
Tại Châu Á: Nghiên cứu tại Bệnh viện của trường đại học ở Seoul, Hàn Quốc
năm 2014 cho thấy trong tỷ lệ điều dưỡng viên bị bạo hành về lời nói trong 12
tháng đã qua là 63,8%, tiếp theo là đe dọa bạo lực (41,6%), bị bạo lực thể xác
(22,3%) và quấy rối tình dục (19,7%) [20].


11

Nghiên cứu về bạo lực đối với nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế gia đình ở
Saudi Arabia cho thấy có 123 nhân viên chăm sóc sức khoẻ trong nghiên cứu
(45,6%) đã trải qua một số loại bạo lực hơn 12 tháng trước khi nghiên cứu. Bao
gồm bạo lực thể chất (6,5%), bạo lực lời nói (94,3%) và hăm dọa (22,0%). Người
gây ra bạo lực đối với nhân viên y tế chủ yếu là bệnh nhân 71,5%, người đi cùng
(20,3%), hoặc cả hai (3,3%). Sau khi bị bạo lực gần một nửa (48,0%) các nhân viên
không báo cáo, 38,2% chủ động báo cáo, và 13,8% đã hỏi ý kiến của đồng nghiệp
[5].

Nghiên cứu của Teris Cheung và cộng sự về tình trạng bạo lực tại nơi làm việc
đối với bác sĩ và điều dưỡng ở Ma Cao, Trung Quốc cho thấy có 57,2% đã bị bạo

H
P

lực bệnh viện trong năm trước[7].

Trong nghiên cứu của Mingli Jiao và cộng sự năm 2014 trên đối tượng là 588
điều dưỡng tại tỉnh Hắc Long Giang Trung quốc cho kết quả có 7,8% điều dưỡng
trả lời có bị bạo lực thể chất 71,9% cho biết bị bạo lực tinh thần trong năm trước đó.
Người gây bạo lực là bệnh nhân hoặc họ hàng của họ (93,5% và 82%), và 24% các

U

y tá gặp phải bạo lực phi thể chất liên quan đến tổ chức Yi Nao (nhóm đối tượng
chuyên gây rối tại các bệnh viện) [13].

Các hình thức bạo lực là khác nhau. Nghiên cứu của Teris Cheung và cộng sự về

H

tình trạng bạo lực tai nơi làm việc đối với bác sĩ và điều dưỡng ở Ma Cao, Trung
Quốc. Thời gian thu thập dữ liệu kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014. Kết
quả cho thấy có 57,2% đã bị bạo lực bệnh viện trong năm trước. Các hình thức bạo
lực ở nơi làm việc phổ biến nhất là lạm dụng lời nói (53,4%), bạo lực thể xác
(16,1%), bắt nạt / quấy rối (14,2%), quấy rối tình dục (4,6%) và quấy rối chủng tộc
(2,6%). Hầu hết các hành vi bạo lực xảy ra bởi bệnh nhân và người thân, đồng
nghiệp, và người giám sát [7].
Tỷ lệ bạo lực lời nói là tương đối cao trong các nghiên cứu:

Tại châu Phi: Một nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố nguy cơ của bạo lực tại
nơi làm việc đối với nhân viên chăm sóc sức khoẻ của khoa cấp cứu ở Ismailia, Ai
Cập của tác giả Abdellah. Kết quả có 59,7% nhân viên y tế trả lời có bị bạo lực
bệnh viện. Bạo lực bằng miệng được chiếm tỷ lệ nhiều nhất (58,2%)[3].


12

Nghiên cứu về tình trạng bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng tại Gambia.
Nghiên cứu được thực hiện trên 219 điều dưỡng bằng cách sử dụng bảng câu hỏi tự
đánh giá và 35 cuộc phỏng vấn sâu cho thấy lạm dụng lời nói là 59,8% [22]; trong
nghiên cứu của Nouf Al-Turkiat all (2016), bạo lực lời nói (94,3%) và hăm dọa
(22,0%) [5].
Tại châu Âu: Nghiên cứu của Fisekovic Kremic và cộng sự tại Serbia năm 2016
cho thấy 47,8% nhân viên y tế tham gia nghiên cứu bị bạo lực bằng lời nói [17].
Nghiên cứu của Pinar và Ucmak năm 2010 về bạo lực đối với điều dưỡng tại các
khoa cấp cứu ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy tỷ lệ bị bạo lực bằng lời nói là
91,4%[21].

H
P

Tại châu Á: Trong một số nghiên cứu về bạo lực bệnh viện đối với nhân viên y tế
thì tỷ lệ nhân viên y tế bị bạo lực lời nói dao động từ 50% - 90% [5, 8].
Nghiên cứu tại Bệnh viện của trường đại học ở Seoul, Hàn Quốc năm 2014 cho
thấy tỷ lệ điều dưỡng viên bị bạo hành về lời nói trong 12 tháng qua là 63,8%[20].
Ở Trung Đơng, trong nghiên cứu về bạo lực đối với nhân viên y tế tại các Trung

U


tâm Y tế gia đình ở Saudi Arabia của tác giả Nouf Al-Turkiat all (2016) cho thấy có
123 nhân viên chăm sóc sức khoẻ trong nghiên cứu (45,6%) đã trải qua một số loại
bạo lực hơn 12 tháng trước khi nghiên cứu trong đó bạo lực lời nói (94,3%) và hăm
dọa (22,0%)[5].

H

Nghiên cứu của Teris Cheung và cộng sự về tình trạng bạo lực tai nơi làm việc
đối với bác sĩ và điều dưỡng ở Ma Cao, Trung Quốc. Thời gian thu thập dữ liệu kéo
dài từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014. Kết quả cho thấy có 57,2% đã bị bạo lực
bệnh viện trong năm trước. Các hình thức bạo lực ở nơi làm việc phổ biến nhất là
lạm dụng lời nói (53,4%)
Tỷ lệ nhân viên y tế bị bạo lực thể chất có sự khác biệt rõ ràng giữa các nghiên
cứu:
Tại Châu Phi: Một nghiên cứu khác về thực trạng và các yếu tố nguy cơ của bạo
lực tại nơi làm việc đối với nhân viên chăm sóc sức khoẻ tại khoa cấp cứu ở
Ismailia, Ai Cập của tác giả Abdellah. Kết quả có 59,7% nhân viên y tế trả lời có bị
bạo lực bệnh viện trong đó bạo lực thể chất là 15,7%[3].


13

Tại châu Á: Có nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ bị bạo lực thể chất tương đối thấp như
nghiên cứu của TerisCheung tỷ lệ bị bạo lực thể chất 16,1%[7].
Trong nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện của trường đại học ở Seoul, Hàn
Quốc năm 2014 là 22,3%[20].
Nghiên cứu về bạo lực tại nơi làm việc của điều dưỡng làm việc tại bệnh viện ở
Iraq của Abu AlRub và cộng sự cho thấy có 49 trong số 116 người tham gia cho
rằng họ đã bị tấn công về thể chất trong công việc [4].
Trong nghiên cứu của Pai HC, Lee S về tình trạng bạo lực bệnh viện của điều

dưỡng viên lâm sàng tại Đài loan năm 2011 cho thấy trong số những người tham gia
có 19,6% đã từng bị bạo lực thể chất, 51,4% bị ngược đãi, 29,8% đã từng bị bắt nạt

H
P

/ bạo lực [19].

Ngoài ra nhân viên y tế còn bị một số loại bạo lực khác như: Nghiên cứu của
Teris Cheung và cộng sự về tình trạng bạo lực tại nơi làm việc đối với bác sĩ và điều
dưỡng ở Ma Cao, Trung Quốc. Thời gian thu thập dữ liệu kéo dài từ tháng 8 đến
tháng 12 năm 2014. Kết quả cho thấy quấy rối tình dục (4,6%) và quấy rối chủng

U

tộc (2,6%) [7]. Trong nghiên cứu này tác giả có chỉ ra các loại bạo lực khác nhau
mà nhân viên y tế gặp phải, tuy nhiên tỷ lệ này lại rất thấp. Trong nghiên cứu của
Pai HC, Lee S về tình trạng bạo lực bệnh viện của điều dưỡng viên lâm sàng tại Đài

H

loan năm 2011 cho thấy trong số những người tham gia có 12,9% đã từng bị quấy
rối tình dục [19].

Tỷ lệ điều dưỡng viên bị quấy rối tình dục có cao hơn. Nghiên cứu tại Bệnh viện
của trường đại học ở Seoul, Hàn Quốc năm 2014 cho thấy trong tỷ lệ điều dưỡng
viên bị quấy rối tình dục (19,7%) [20].
Đối tượng gây ra bạo lực với nhân viên y tế: Nghiên cứu về tình trạng bạo lực
bệnh viện đối với điều dưỡng tại Gambia, các thủ phạm chủ yếu là bệnh nhân /
người nhà bệnh nhân [22].

Trong nghiên cứu về bạo lực đối với nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế gia
đình ở Saudi Arabia, người gây ra bạo lực đối với nhân viên y tế chủ yếu là bệnh
nhân 71,5%, người đi cùng (20,3%), hoặc cả hai (3,3%) [5].


14

Trong nghiên cứu của Teris Cheung và cộng sự về tình trạng bạo lực tai nơi làm
việc đối với bác sĩ và điều dưỡng ở Ma Cao, Trung Quốc, hầu hết các hành vi bạo
lực xảy ra bởi bệnh nhân và người thân, đồng nghiệp, và người giám sát [7].Đối
tượng gây ra bạo lực đối với nhân viên y tế phần lớn là bệnh nhân và thân nhân của
họ. Trong nghiên cứu của Mingli Jiao và cộng sự năm 2014 trên đối tượng là 588
điều dưỡng tại tỉnh Hắc Long Giang Trung quốc, người gây bạo lực là bệnh nhân
hoặc họ hàng của họ (93,5% và 82%), và 24% các y tá gặp phải bạo lực phi thể chất
liên quan đến tổ chức Yi Nao (nhóm đối tượng chuyên gây rối tại các bệnh viện)
[13].
Qua một số nghiên cứu trên có thể thấy tình trạng bạo lực bệnh viện đối với điều

H
P

dưỡng viên có nhiều loại khác nhau như bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực
bằng lời nói, các hình thức đe dọa, bạo lực tình dục… trong đó có hai loại bạo lực
hay gặp nhất là bạo lực lời nói và bạo lực thể chất. Tùy thuộc vào từng nghiên cứu
sẽ có các mức độ và tỷ lệ các điều dưỡng viên gặp phải bạo lực khác nhau. Tỷ lệ
điều dưỡng viên bị bạo lực thể chất dao động từ 7,8% đến 74,9%; bạo lực lời nói

U

nằm trong khoảng từ 63,8% đến 91%. Như vậy trên 50% số điều dưỡng viên đã gặp

phải bạo lực lời nói trong q trình làm việc. Khơng có nhiều nghiên cứu đề cập đến
vấn đề bị bạo lực tình dục nơi làm việc đối với điều dưỡng viên nhưng thông qua

H

một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị bạo lực tình dục cũng đáng quan tâm khi tỷ lệ
khoảng từ 12% đến 20%. Hầu hết các nghiên cứu về tình trạng bạo lực do bệnh
nhân/người nhà bệnh nhân gây ra cho nhân viên Y tế nói chung và điều dưỡng viên
nói riêng đều tập trung ở các cơ sỏ y tế của người lớn, Hiện chưa tìm thấy nghiên
cứu nào nghiên cứu về bạo lực với điều dưỡng viên tại các cơ sở chăm sóc Nhi
khoa.
1.3.2. Thực trạng bạo lực với nhân viên Y tế tại Việt Nam
Hiện nay tình trạng bạo lực trong ngành Y tế đang có xu hướng gia tăng tại Việt
Nam cả về số lượng cũng như tính chất của sự việc. Những vụ việc này ảnh hưởng
nghiêm trọng đến công tác khám chữa bệnh. Hiện nay chúng tơi chưa tìm thấy các
nghiên cứu về tình trạng bạo lực bệnh viện đối với nhân viên y tế nói chung và điều
dưỡng viên nói riêng tại Việt Nam. Tuy nhiên theo thống kê khi bạo lực bệnh viện


×