Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại 4 xã huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TẠ VĂN HÕA

H
P

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI
TẠI 4 XÃ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM NĂM 2021

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

H

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. TRẦN VĂN CHIẾN

Hà Nội, năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TẠ VĂN HÕA


H
P

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI
TẠI 4 XÃ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM NĂM 2021

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

H

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. TRẦN VĂN CHIẾN

Hà Nội, năm 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Y tế cơng cộng và hồn
thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình từ các Thầy Cơ
giáo, Anh Chị và các bạn đồng nghiệp.
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đạo tạo sau đại học, các Thầy/Cô giáo, các cán bộ
thư viện Trường Đại học Y tế công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi

trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS Trần Văn
Chiến - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ, TS Tạ Thị Hoa -

H
P

Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Hà Nam, TS Trần Thị Đức Hạnh Giảng viên Trường Đại học Y tế công cộng cùng các Thầy, Cô đã định hướng,
hướng dẫn tận tình, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến q báu trong suốt q
trình tơi thực hiện luận văn này.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các đồng chí cán bộ Chuyên trách Dân

U

số - KHHGĐ, cộng tác viên Dân số - Y tế các xã Tượng Lĩnh, Đại Cương, Tân Sơn,
Lê Hồ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai
nghiên cứu và thu thập số liệu tại thực địa để hồn thành luận văn này.

H

Tơi xin chân thành cảm ơn các Anh Chị đồng nghiệp, gia đình đã tạo điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên, các bạn học viên lớp thạc sỹ Y tế công cộng
khóa 23-1B đã hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2021
Học viên


Tạ Văn Hòa


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ...................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU ............................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ...................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................3
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................4

H
P

1. 1 Một số khái niệm.......................................................................................4
1.2. Các đặc điểm về người cao tuổi ................................................................5
1.3. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống...................................................6
1.4. Chất lượng cuộc sống người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam .............8
1.5. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi .......13

U

1.5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .................................................................18
1.6. Khung lý thuyết .......................................................................................19
Chƣơng II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........20


H

2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................20
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ......................................................................20
2.5. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ........................................................21
2.6. Biến số nghiên cứu ..................................................................................22
2.7. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................22
2.8. Thang đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................................................24
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................24
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ............................................................25
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................26
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ..............................................................26


iii

3.2. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ...............................................28
3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ..33
3.4. Mối liên quan đa biến giữa điểm chất lượng cuộc sống và các yếu tố cá
nhân ...........................................................................................................................36
Chƣơng 4: BÀN LUẬN................................................................................38
4.1. Đặc điểm người cao tuổi tham gia nghiên cứu .......................................38
4.2. Điểm chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại 4 xã huyện Kim Bảng ...39
4.3. Các yếu tố liên quan đến điểm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
tại 4 xã huyện Kim Bảng ...........................................................................................42
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................45

H

P

KẾT LUẬN ................................................................................................ 456
1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại 4 xã của huyện Kim
Bảng ...........................................................................................................................46
2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi .....46
KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................47

U

1. Đối với các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương .............47
2. Đối với Trung tâm Y tế huyện Kim Bảng .................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................48

H

PHỤ LỤC 1: BIẾN SỐ ............................................................................. 533
PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ............................................ 622


iv

DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 3.1: Xếp hạng chất lượng cuộc sống theo giới tính của người cao tuổi ......32
Biểu đồ 3.2: Xếp hạng chất lượng cuộc sống theo nhóm tuổi của người cao tuổi ...32
Biểu đồ 3.3: Điểm chất lượng cuộc sống chung của NCT........................................33
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.5. Thông tin về dân số, người cao tuổi tại 4 xã nghiên cứu ..........................18
Bảng 3.1: Thông tin chung của người cao tuổi .........................................................26

Bảng 3.2: Phân bố tần suất gặp các vấn đề sức khỏe thể chất của NCT (n = 367) ..28

H
P

Bảng 3.3: Phân bố tần suất gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần/mối quan hệ hỗ trợ
trong sinh hoạt của người cao tuổi (n = 367) ...........................................................28
Bảng 3.4: Phân bố tần suất gặp các vấn đề về kinh tế của NCT (n = 367) ..............29
Bảng 3.5: Phân bố tần suất gặp các vấn đề về khả năng lao động của người cao
tuổi (n = 367) ............................................................................................................30

U

Bảng 3.6: Đánh giá của NCT về các vấn đề liên quan đến môi trường sống ...........30
Bảng 3.7 : Điểm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo từng khía cạnh......31
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa trung bình điểm CLCS của NCT theo giới tính ........34

H

Bảng 3.9: Mối liên quan giữa điểm CLCS của NCT với các yếu tố (nhóm tuổi, trình
độ học vấn, nghề nghiệp trước đây, nghề nghiệp hiện tại) .......................................34
Bảng 3. 10: Mối liên quan giữa điểm CLCS của NCT theo bệnh mạn tính .............35
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa điểm CLCS của NCT với các yếu tố (tham gia các
hoạt động xã hội và sự quan tâm của gia đình) .........................................................36
Bảng 3.12: Liên quan đa biến giữa điểm CLCS và các yếu tố cá nhân ....................36


v

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


BHYT

Bảo hiểm y tế

CLCS

Chất lượng cuộc sống

ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

NCT

Người cao tuổi

NCV

Nghiên cứu viên

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

H

U

H
P


vi

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Nhằm mục đích tìm hiểu chất lượng cuộc sống (CLCS) của người cao tuổi
(NCT) tại các xã triển khai mơ hình, đề án Chăm sóc sức khỏe NCT trên địa bàn
huyện Kim Bảng. Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu “Thực trạng CLCS và một
số yếu tố liên quan của NCT tại 4 xã huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm
2021”.
Nghiên cứu gồm 2 mục tiêu: (1) Mô tả chất lượng cuộc sống của người cao
tuổi tại 4 xã huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2021. (2) Xác định một số yếu tố
liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại 4 xã huyện Kim Bảng,

H
P


tỉnh Hà Nam năm 2021.

Đây là một nghiên cứu cắt ngang có phân tích, đối tượng nghiên cứu là 367
NCT được lựa chọn ngẫu nhiên tại 4 xã. Nghiên cứu tiến hành từ tháng 12/2020 đến
tháng 5/2021. CLCS của NCT được đánh giá thông qua bộ công cụ đo lường CLCS
của NCT tại Việt Nam do nhóm nghiên cứu trường Đại học Y tế công cộng phát

U

triển năm 2009. Điều tra viên đã phỏng vấn trực tiếp những NCT được chọn. Các
phiếu trả lời phỏng vấn được mã hóa, nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân
tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.

H

Kết quả nghiên cứu, trung bình điểm CLCS chung của 367 NCT là 209,04 ±
15,289 điểm, điểm thấp nhất 166 điểm, cao nhất 250 điểm. Quy về thang điểm 10,
là 6,43/10 điểm. Điểm các khía cạnh về CLCS của NCT lần lượt như sau: Cao nhất
là khía cạnh mơi trường (6,86 điểm), sau đó là khía cạnh tinh thần (6,72 điểm), thấp
nhất là khía cạnh lao động (5,06 điểm). Nghiên cứu đã chỉ ra có 6 yếu tố có mối liên
quan chặt chẽ đến CLCS là tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại, bệnh mãn
tính, sự quan tâm của gia đình và tham gia các hoạt động xã hội. Cụ thể tuổi càng
cao điểm CLCS càng giảm; NCT có trình độ học vấn từ THPT trở lên có điểm
CLCS cao hơn NCT có trình độ học vấn từ THCS trở xuống; NCT mắc bệnh mạn
tính có điểm CLCS thấp hơn NCT khơng mắc bệnh; NCT được sự quan tâm của gia
đình và tham gia các hoạt động xã hội có điểm CLCS cao hơn NCT khơng được sự
quan tâm của gia đình và không tham gia các hoạt động xã hội.


vii


Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra khuyến nghị: Đối với các nhà
hoạch định chính sách, chính quyền địa phương cần có nghiên cứu đánh giá tồn
diện về CLCS của NCT trên địa bàn tỉnh để có kết quả tổng quan hơn, từ đó đưa ra
những chính sách phù hợp hơn với NCT từng địa phương; có chính sách quan tâm
đến các nhóm đối tượng có điểm CLCS thấp như nhóm NCT trên 80 tuổi, nhóm
NCT sống một mình, nhóm NCT có trình độ học vấn thấp, nhóm NCT mắc bệnh
mãn tính. Đối với Trung tâm Y tế huyện Kim Bảng cần phối hợp với Chi cục Dân
số - KHHGĐ tỉnh, Hội NCT của huyện Kim Bảng, chính quyền địa phương đẩy
mạnh triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe cho
NCT, người thân trực tiếp chăm sóc NCT; tiếp tục xây dựng và nhân rộng mơ hình

H
P

chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng nhằm tạo sân chơi cho NCT.

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Già hóa dân số là một trong những xu hướng quan trọng nhất của thế kỷ 21,
là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều Chính phủ ở các quốc gia. Tại Việt Nam,
theo số liệu của Tổng cục thống kê tính đến ngày 01/4/2011 (1), tỷ lệ người cao tuổi
(NCT) từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9% dân số và từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân
số. Như vậy, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm

2011. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày mùng 01/4/2019, tỷ lệ NCT
từ 60 tuổi trở lên đã là 11,8% (2). Dự báo của Tổng cục thống kê, Việt Nam có tốc
độ già hóa nhanh hơn rất nhiều các quốc gia và chỉ mất khoảng 20 năm chuyển đổi
từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già, trong khi các nước phát triển

H
P

mất nhiều thập kỷ, có nước mất hàng thế kỷ như: Pháp 115 năm; Australia 73
năm… (3).

Tốc độ già hóa nhanh đang đặt ra thách thức lớn đối với việc chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi. Vì vậy, cần có những chính sách để đảm bảo thích ứng với già
hóa dân số. Đánh giá sức khoẻ trong đó có chất lượng cuộc sống (CLCS) của NCT

U

là một trong những nỗ lực trong việc cung cấp bằng chứng giúp giải quyết thách
thức này.

Trên thế giới, đã có khơng ít các nghiên cứu được triển khai nhằm đánh giá

H

thực trạng CLCS của NCT. Các nghiên cứu này thường sử dụng nhiều các thang đo
khác nhau được xây dựng cho từng khu vực hay nhóm NCT cụ thể. Nhìn chung, các
nghiên cứu đều cho kết quả tổng điểm CLCS dao động ở mức từ trung bình tới cao
(4), (5).

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về CLCS của NCT ngày càng được quan tâm

trong nhiều năm trở lại đây. Các nghiên cứu đã chỉ ra CLCS của NCT của nước ta ở
mức trung bình tới khá (có phần thấp hơn so với thế giới: từ trung bình tới cao). Các
yếu tố liên quan đến CLCS của NCT ở nước ta cũng bao gồm đặc điểm nhân khẩu
học của NCT (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh tế, sức khỏe thể chất), hành vi
nguy cơ (tham gia lao động, hút thuốc, uống rượu bia) và mối quan hệ với thành
viên trong gia đình, hàng xóm và cộng đồng (6). Trong các biến này, tuổi là một
yếu tố có tác động mạnh tới CLCS, tuổi càng cao thì CLCS càng giảm (7). Ngồi ra,


2

giới tính cũng có liên quan mạnh khi nữ giới thường có CLCS thấp hơn nam giới
(8). NCT có trình độ học vấn càng cao, kinh tế khá giả có điểm CLCS cao hơn ở
những người có trình độ học vấn và điều kiện kinh tế thấp hơn (8).
Huyện Kim Bảng là huyện nông thôn mới từ năm 2018, dân số trung bình
của huyện Kim Bảng năm 2019 là 125.785 người, trong đó NCT chiếm 17,6%
tương đương 22.138 người, cao hơn so với mặt bằng chung toàn tỉnh (16,2%) (9,
10) và có xu hướng tăng. Giai đoạn 2011- 2017, huyện Kim Bảng đã triển khai mơ
hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng, Đề án Chăm sóc sức
khỏe NCT tại 10 xã trên địa bàn. Tuy nhiên trong thời gian triển khai chưa có
nghiên cứu nào đánh giá về CLCS và các yếu tố liên quan của NCT tại các xã triển

H
P

khai. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu “Thực trạng CLCS và một số
yếu tố liên quan của NCT tại 4 xã huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2021”.

H


U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại 4 xã huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao
tuổi tại 4 xã huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2021.

H
P

H

U


4

Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1 Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa NCT: Là người từ 65 tuổi trở lên
(11). Tại Việt Nam, theo Điều 2, “Luật người cao tuổi” của nước Việt Nam được
Quốc hội khóa XII thông qua ngày 23/11/2009 quy định NCT là công dân Việt Nam
từ đủ 60 tuổi trở lên (12).
Những năm gần đây, nhà nước ta đã sử dụng khái niệm "người cao tuổi" thay

cho "người già". Tuy tuổi cao, nhưng nhiều người trên 60 tuổi vẫn tích cực hoạt
động trên nhiều lĩnh vực xã hội và cuộc sống gia đình, vì vậy cụm từ "người cao

H
P

tuổi" bao hàm sự kính trọng, động viên hơn so với cụm từ "người già". Tuy nhiên
về khía cạnh sinh học thì người già hay NCT đều được dùng với ý nghĩa như nhau
về sự lão hóa.
1.1.2. Khái niệm già hóa

Dân số được gọi là già hóa khi NCT chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn

U

bộ dân số (13). Tỉ suất sinh giảm, tỉ suất chết giảm và tuổi thọ tăng là ba yếu tố dẫn
đến già hóa dân số. Cowgill và Holmes (14) cho rằng dân số được gọi là “già hóa”
khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% dân số, khi đó tỷ lệ 20%, 30% và 35%

H

tương ứng cho “già”, “rất già” và “siêu già”.
Như vậy, năm 2009 thế giới đã bước vào giai đoạn già hóa dân số với tỷ lệ
NCT chiếm 11%. Tại Việt Nam, theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010)
tỷ lệ NCT của Việt Nam sẽ đạt 10% vào năm 2017, tuy nhiên, năm 2014 số lượng
NCT của Việt Nam đã đạt 10,2% dân số (15).
1.1.3. Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là quan niệm của cá nhân về vị trí xã hội của
họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống giá trị mà họ sống; và trong mối quan hệ với
các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và những mối quan tâm của họ (16). Như vậy,

CLCS bao gồm các khía cạnh của hạnh phúc và hài lòng của cuộc sống về tất cả
mọi mặt.


5

Do đó, CLCS phải đảm bảo về tính tồn diện, đầy đủ các khía cạnh; mang
tính chủ quan cao và bị tác động bởi đặc thù kinh tế - văn hóa - xã hội cụ thể. Đặc
biệt đối với NCT, khi đề cập đến CLCS không chỉ chú ý đến đặc trưng là sự lão hóa
(tình trạng bệnh tật và sự phụ thuộc của tuổi già) mà còn phải xem xét các khía
cạnh khác tác động lên cuộc sống của họ. Vì vậy, nghiên cứu CLCS của NCT là
một nghiên cứu tổng quan trong đời sống của NCT (17).
1.2. Các đặc điểm về ngƣời cao tuổi
NCT được gia đình và xã hội tơn trọng và có đóng góp tích cực cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Các thống kê và nghiên cứu gần đây về NCT có
một số đặc điểm chính như sau:

H
P

1.2.1. Sức khỏe thể chất

Sức khỏe thể chất là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá thực trạng phúc lợi
và an sinh xã hội của NCT. Năm 2011, điều tra quốc gia về NCT cho thấy hơn 1/2
NCT (>55%) tự đánh giá sức khỏe “yếu hoặc rất yếu”. Khoảng 3/4 NCT gặp ít nhất
một khó khăn về vận động và hơn 1/3 gặp ít nhất một khó khăn trong sinh hoạt

U

hàng ngày (18). Bệnh phổ biến của NCT nhất là bệnh về xương khớp, THA, ĐTĐ,

các bệnh về mắt và bệnh suy giảm trí nhớ. Đặc biệt, bệnh THA và ĐTĐ được cho là
các nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở NCT. Ở Việt Nam, một NCT mắc trung

H

bình gần 2,7 bệnh (19).

Mặc dù có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh tật, NCT lại thiếu hiểu biết về sức
khoẻ, phòng bệnh, nâng cao và tự chăm sóc khi mắc bệnh. Ví dụ, nghiên cứu năm
2010 của Viện Chiến Lược và Chính sách Y tế cho thấy 2/3 NCT không nắm được
dấu hiệu mắc tăng huyết áp hoặc 3/4 không biết bất cứ biện pháp nào dự phịng và
xử trí đau xướng khớp (20). Chỉ 1/4 NCT tham gia khám sức khoẻ định kỳ. Rất ít
NCT tham gia tập thể dục hay duy trì tập thể dục hàng ngày. Nguyên nhân được
NCT liệt kê là sức khỏe kém, kinh tế hạn hẹp, khơng có sân bãi, dụng cụ và chưa có
phong trào rầm rộ.
1.2.2. Sức khỏe tinh thần
NCT cũng gặp rất nhiều các vấn đề về sức khỏe tâm thần. 32% NCT khơng
có người để chia sẻ, tâm sự khi buồn chán. Khoảng 10% NCT bị gia đình đối xử


6

kém (như nói nặng lời, đe doạ, từ chối nói chuyện…) (18). NCT mắc nhiều các vấn
đề về sức khỏe tâm thần do sự hụt hẫng khi nghỉ hưu, thay đổi địa vị xã hội, lối
sống, sinh hoạt, sức khỏe suy giảm, vai trò của cá nhân đối với con cái, gia đình,
hay nỗi buồn khi bị mất đi người bạn đời của mình. NCT có thể suy sụp về tinh thần
khi gặp các biến cố. Bên cạnh đó, sự thối hóa của hệ thần kinh và xuống cấp trí
nhớ cũng gây ra nhiều vấn đề tâm thần cho NCT. Những triệu chứng hay gặp của
NCT gồm có: mất ngủ (67%), băn khoăn về cuộc sống hiện tại (51%), buồn rầu và
chán nản (40%), mệt mỏi (34%) (19). Nghiên cứu cũng chỉ ra khoảng 5% NCT bị

sa sút trí tuệ (trong đó, NCT trên 75 tuổi có tỷ lệ mắc cao gấp 2-3 lần (9,8%) so với
NCT 60-74 tuổi (3,9%)”(19).

H
P

1.2.3. Quan hệ xã hội

NCT cần có mối quan hệ rộng giúp họ sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều tra
về hoạt động xã hội và quan hệ xã hội của NCT ở miền Bắc cho thấy chỉ 1/4 NCT
gặp gỡ họ hàng hàng ngày, 1/2 NCT tham gia trông trẻ hộ con cháu và hàng xóm.
Tóm lại, chỉ khoảng 12% NCT có quan hệ xã hội ở mức tốt (21). Điều này cho thấy

U

cần phải có sân chơi cũng như các biện pháp khuyến khích NCT tích cực tham gia
vào các tổ chức đồn thể hay hội nhóm tại địa phương.
1.2.4. Về việc làm và thu nhập

H

Ở Việt Nam, có khoảng 60% NCT ở 60-69 tuổi và 40% NCT trên 70 tuổi
đang lao động, trong đó lao động trong ngành nơng nghiệp chiếm tới 57% (18). Các
khoản trợ cấp xã hội và lương hưu chiếm khoảng 25% thu nhập của NCT, cịn lại
14% thu nhập là từ các nguồn khác. Nhìn chung, chỉ có 15% NCT có kinh tế ở mức
khá trở lên. Điều này do nhiều nguyên nhân trong đó 3 nguyên nhân chính là đa số
NCT làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp và khơng có lương hưu cũng như tích lũy
vật chất hạn chế.
1.3. Cơng cụ đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống
Trên thế giới có rất nhiều bộ cơng cụ sử dụng để đo lường CLCS. Trong đó bộ

công cụ QOLS được sử dụng đầu tiên trên thế giới. Năm 1970, tại Mỹ John
Falanagan đã xây dựng bộ cơng cụ này, bộ cơng cụ có 16 mục câu hỏi và đánh giá
theo thang đo 7 mức độ. Tiếp đến năm 1999 Sonja Lyubomrsky xây dựng thang đo


7

“Subjective Happiness Scale” gồm 4 câu, với thang điểm 7 (22). Bộ công cụ tiếp
the là EUROQOL-EQ5D của tổ chức khoa học châu Âu, có 16 câu hỏi, cho 5 khía
cạnh (23).
Năm 1990, bộ cơng cụ SF36 được các nhà nghiên cứu chiến lược và chính
sách Mỹ cơng bố, đây là bộ công cụ CLCS với 36 câu hỏi, bao gồm 2 phần sức
khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe thể chất đánh giá (thể chất, hạn chế
hoạt động do thể chất, sự đau đớn, sức khỏe chung), sức khỏe tinh thần đánh giá
(hạn chế do các vấn đề tinh thần, năng lượng/mệt mỏi, trạng thái tâm lý, xã hội và
tình trạng sức khỏe chung) (24).
Năm 1995, WHO đã xây dựng và đưa ra bộ công cụ có tên gọi là

H
P

WHOQOL-100. Bộ cơng cụ có 100 câu hỏi, đề cập đến 6 vấn đề chính (thể chất,
tâm lý, xã hội, tâm linh, môi trường và kinh tế). Bộ cơng cụ này có thể sử dụng để
đánh giá CLCS cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có đánh giá CLCS của
NCT (25).

Bộ công cụ của Dương Huy Lương và cộng sự, có 25 câu hỏi. Cách tính theo

U


thang điểm 4 với các mức (rất khơng hài lịng, khơng hài lịng, hài lịng và rất hài
lịng). Nghiên cứu dựa trên bộ công cụ WHOQOL-100 và được điều chỉnh. Tuy
nhiên, nghiên cứu vẫn chưa đánh giá được tính giá trị và độ tin cậy bộ công cụ đo
lường CLCS (7).

H

Tại Việt Nam (2009), tác giả Nguy n Thanh Hương và cộng sự đã nghiên
cứu và sửa đổi bộ công cụ WHOQOL-100 để đo lường CLCS phù hợp với NCT
Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ cơng cụ WHOQOL-100 và kết quả
nghiên cứu định tính trên đối tượng là 390 NCT tại Hải Dương. Dựa trên kết quả
đó, bộ công cụ đánh giá CLCS dành riêng cho NCT Việt Nam đã được xây dựng.
Bộ công cụ đã được đánh giá tính giá trị và độ tin cậy dựa trên phương pháp thống
kê đánh giá tính giá trị về mặt cấu trúc, nội dung và độ tin cậy lượng giá bằng chỉ số
nhất quán bên trong (Cronbach’s Alpha = 0,93), chỉ số kappa, ICC và biểu đồ Bland
- Altman. Bộ công cụ WHOQOL-100 gồm 100 câu hỏi, tuy nhiên sau khi áp dụng
có sửa đổi trong nghiên cứu tại Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra bộ cơng cụ gồm
65 câu hỏi (trong đó 36 câu từ bộ WHOQOL-100, 29 câu được xây dựng dựa trên


8

kết quả nghiên cứu định tính) đảm bảo chất lượng và có thể sử dụng cho các nghiên
cứu liên quan tới CLCS của NCT tại Việt Nam (26). Đây cũng là bộ công cụ học
viên sử dụng trong nghiên cứu này.
1.4. Chất lƣợng cuộc sống ngƣời cao tuổi trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Chất lượng cuộc sống người cao tuổi trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu được triển khai nhằm mô tả thực trạng
CLCS của NCT. Nghiên cứu yếu tố quyết định chất lượng y tế liên quan đến cuộc
sống của NCT tại Tehran, Iran và Maryan Tajvar (27), phỏng vẫn 400 NCT từ 65

tuổi trở lên bằng bộ công cụ SF36 cho thấy, đa số những người tham gia là nam giới
(56,5%) và gần một nửa trong số những người tham gia không biết chữ (n=199;

H
P

49,8%); 85% NCT đang sống với gia đình hoặc người thân của họ và khoảng 70%
đã kết hôn. Chỉ có 12% người tham gia đánh giá tình trạng kinh tế của họ là tốt và
hầu hết thuộc tình trạng kinh tế trung bình hoặc kém. Điểm số trung bình của CLCS
là 70,0±25,9 điểm, nghiên cứu cho thấy tuổi, giới tính, giáo dục và tình trạng kinh
tế là yếu tố quyết định quan trọng của chất lượng sức khỏe liên quan đến tinh thần,

U

các phân tích đa biến cho rằng tình trạng kinh tế của NCT là yếu tố dự báo quan
trọng nhất của CLCS trong nghiên cứu này.

Tại tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc năm 2012, Sun S và cộng sự đã tiến hành

H

nghiên cứu cắt ngang trên 3.714 đối tượng NCT. Nghiên cứu cũng sử dụng bộ công
cụ SF36 cho các điểm số trung bình của khía cạnh vật lý là 53,7±21,5 điểm, tinh
thần 58,9±18,9 điểm. Phân tích mơ hình tuyến tính tổng qt cho thấy, sức khỏe
tinh thần liên quan đáng kể với bệnh mãn tính, hay đi bộ, khả năng thị giác, tình
trạng hơn nhân, uống rượu, giấc ngủ, khả năng nghe, hút thuốc lá, mối quan hệ láng
giềng, lòng hiếu thảo, sắc tộc và chế độ ăn uống thường xun; khía cạnh vật lý có
liên quan với bệnh mãn tính, chất lượng giấc ngủ, hay đi bộ, khả năng thị giác, tình
trạng hơn nhân, dân tộc, lòng hiếu thảo, chế độ ăn uống thường xuyên, uống rượu,
hút thuốc, và khả năng nghe.

Tại Brazil năm 2014, S.Tavares và cộng sự đã nghiên cứu trên 2.142 người
cao tuổi ở khu vực thành thị và 850 người khác ở nơng thơn của thành phố Uberaba
đã chỉ ra có sự khác biệt chất lượng cuộc sống người cao tuổi giữa 2 khu vực này.


9

Kết quả nghiên cứu cũng cho biết, tỷ lệ đối tượng là nữ giới ở thành thị và nam giới
ở nông thôn tham gia nghiên cứu cao hơn và trong số những người độ tuổi 60-70
tham gia nghiên cứu, chủ yếu đã kết hôn và thời gian đi học từ 4- 8 năm với mức
thu nhập thấp. Trong đánh giá CLCS, NCT ở nơng thơn có điểm số cao hơn đáng kể
khu vực thành thị về các yếu tố như thể chất tốt hơn, cảm thấy không bị phụ thuộc
vào con cái hơn, và hịa nhập với làng xóm xã hội tốt hơn (28).
Một nghiên cứu khác tại đây, giữa 50 NCT sống trong chung cư với 173
NCT sống tại nhà riêng trong cộng đồng có sự khác biệt đáng kể về thể chất, chức
năng các giác quan (nhìn, nghe, ngửi) của NCT sống tại cộng đồng tốt hơn NCT
cùng nhóm tuổi sống trong chung cư, đồng thời người dân trong cộng đồng cũng có

H
P

điểm đánh giá có quan hệ thân thiết gần gữi với người xung quanh cao hơn người
sống trong chung cư (29).

Trong 1 cuộc khảo sát ý kiến trên 3.845 nam và 3.912 nữ độ tuổi từ 65 đến
103 từ 16 quốc gia châu Âu, người ta đã phân tích về sự hài lịng và chỉ ra các yếu
tố liên quan đến sự hài lòng về chất lượng cuộc sống người cao tuổi. Theo đó,

U


những khó khăn trong cuộc sống và các vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng trực tiếp tới
cảm nhận tốt của người cao tuổi về cuộc sống của họ. Nghiên cứu cũng tìm thấy
mối liên quan giữa việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên với sự hài lòng về

H

cuộc sống. Những người thường xuyên luyện tập thể lực sẽ có thái độ tích cực hơn
người khác trong cách đánh giá những vấn đề thường ngày (30).
Nghiên cứu sự khác biệt chất lượng cuộc sống NCT ở thành thị và nông thôn
Trung Quốc cho thấy, người trả lời ở thành thị có điểm chất lượng cuộc sống cao
hơn người trả lời ở nông thôn (p <0,05). Khi tần suất tiếp xúc với trẻ em tăng lên,
điểm số chất lượng cuộc sống của người cao tuổi cũng tăng theo. Các phân tích đã
chứng minh tần suất tiếp xúc với trẻ em là yếu tố ảnh hưởng trong mối quan hệ giữa
thành thị/nông thôn và CLCS (0,0713 và 0,0064) (31).
Một nghiên cứu cắt ngang với phương pháp lấy mẫu phân tầng tại Cẩm
Châu, Trung Quốc năm 2010 (32), sử dụng bộ công cụ SF36 phỏng vấn 1.015 NCT
từ 60 tuổi trở lên, kết quả cho thấy trung bình tuổi đối tượng tham gia nghiên cứu là


10

65,5 tuổi, điểm CLCS của nghiên cứu là 73,5±12,9 điểm, trong đó điểm khía cạnh
xã hội cao nhất với 81,2 điểm và thấp nhất ở miền sức khỏe chung là 65,4 điểm các
khía cạnh như tuổi tác, tình trạng kinh tế - xã hội, bệnh không lây nhi m, hút thuốc
lá, uống rượu quá mức và tập thể dục ảnh hưởng đến CLCS của NCT.
1.4.2. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại Việt Nam
Nghiên cứu của Lê Thị Hoàn và cộng sự (33) về một số yếu tố liên quan đến
CLCS của NCT tại xã Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam năm 2014, với phương
pháp mô tả cắt ngang, phỏng vấn đối tượng từ 60 - 70 tuổi. Nghiên cứu sử dụng bộ
công cụ WHO-BREF, tổng điểm CLCS là 55,5±10,5 điểm; các khía cạnh của CLCS

bao gồm thể chất (50,1±10,1điểm); tâm lý (55,5±11,4 điểm); xã hội (62,1±11,2

H
P

điểm) và môi trường (54,5±12,4 điểm). Nghiên cứu cho thấy các yếu tố giới, tình
trạng gia đình, nguồn thu nhập, điều kiện kinh tế hộ gia đình và tình trạng sức khỏe
của người cao tuổi có sự liên quan với CLCS.

Nghiên cứu của Dương Huy Lương cùng Phạm Ngọc Châu (7) đánh giá thực
trạng CLCS của NCT huyện nông thôn miền bắc Việt Nam, đối tượng từ 60 tuổi

U

sống tại các vùng nông thôn, CLCS của NCT được đánh giá thông qua bộ công cụ
xây dựng dựa trên bộ WHOQOL-100. Điểm CLCS trong nghiên cứu này tính theo
thang điểm 10 là 6,8 điểm, các điểm khía cạnh CLCS bao gồm sức khỏe 6,2 điểm;

H

tâm lý 6,6 điểm; xã hội 8,1 điểm; tín ngưỡng 6,3 điểm; tài chính 7,0 điểm và mơi
trường 6,6 điểm. Xếp loại CLCS cho thấy đa số người cao tuổi có chất lượng cuộc
sống ở mức trung bình, chiếm tỷ lệ 68,1%; tỷ lệ có chất lượng cuộc sống xếp loại
tốt chiếm 24,8% và nghiên cứu chỉ ra tuổi càng cao CLCS càng giảm.
Nghiên cứu của Kiều Thị Xoan năm 2012 về CLCS của NCT xã Yên Sở, Hà
Nội (6), sử dụng bộ cơng cụ của nhóm tác giả Nguy n Thanh Hương và cộng sự
trường ĐH Y tế Cơng cộng áp dụng có chỉnh sửa theo bộ cơng cụ của WHO, kết
quả cho thấy điểm CLCS ở mức trung bình khá với 6,9/10 điểm, điểm miền cao
nhất tại khía cạnh tinh thần/quan hệ hỗ trợ là 7,4 điểm, điểm thấp nhất lại khía cạnh
kinh tế (5,8 điểm). Có mối liên quan giữa CLCS theo giới, trình độ học vấn, tình

trạng hơn nhân, hồn cảnh gia đình, nghề nghiệp và tình trạng sức khỏe.


11

Nghiên cứu của tác giả Hà Diệu Linh (vào năm 2013) trên đối tượng NCT tại
phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội cho thấy CLCS của NCT đạt
226,3 điểm, tương đương với 6,9 điểm khi ở thang điểm 10 điểm, được đánh giá đạt
mức trung bình khá. Trong đó, điểm trung bình khía cạnh tinh thần/quan hệ/hỗ trợ
trong sinh hoạt là cao nhất (với mức 7,6 điểm) và điểm sức khỏe thể chất thấp nhất
(với mức 6,5 điểm) (34).
Nghiên cứu của Lê Bích Ngọc (35) và cộng sự nghiên cứu CLCS NCT của 3
xã huyện Tiền Hải, Thái Bình năm 2015. Nghiên cứu sử dụng bộ cơng cụ của
Nguy n Thanh Hương có áp dụng và chỉnh sửa theo bộ công cụ WHOQOL-100,
phỏng vấn 406 đối tượng NCT cho thấy điểm trung bình là 235,6±24,3 điểm, điểm

H
P

quy đổi thang điểm 10 là 7,2 điểm, đạt mức khá. Trong các khía cạnh của CLCS,
cao nhất tại điểm khía cạnh tinh thần, quan hệ hỗ trợ (7,7đ) và thấp nhất tại khía
cạnh thực hành tín ngưỡng tâm linh (6,4đ). Có 77,9% có điểm CLCS được xếp hạng
ở mức thấp và chỉ có 17,9% NCT có điểm CLCS ở mức tốt. Nghiên cứu chỉ ra một số
yếu tố liên quan như tuổi, giới, người sống cùng, trình độ học vấn, mắc bệnh mãn tính.

U

Nghiên cứu của Nhâm Ngọc Hà về thực trạng CLCS của NCT tại 3 xã của
huyện Tiền Hải, Thái Bình năm 2015 sử dụng bộ cơng cụ đo lường CLCS của NCT
do nhóm nghiên cứu trường Đại học Y tế công cộng phát triển năm 2009 thực hiện


H

trên 335 đối tượng. Kết quả cho thấy: điểm trung bình CLCS của NCT tại 3 xã Tây
Giang và Đơng Cơ của huyện Tiền Hải, Thái Bình là 236,9 ± 23,9 điểm. Điểm quy
đổi theo thang điểm 10 là 7,3 điểm, đạt mức khá. Trong tổng số 6 khía cạnh của
CLCS, điểm CLCS cao nhất tại khía cạnh tinh thần, quan hệ hỗ trợ trong sinh hoạt
(7,8/10 điểm) và thấp nhất tại khía cạnh thực hành tín ngưỡng tâm linh (6,4/10
điểm). Trong tổng số 335 NCT tham gia nghiên cứu, 77,9% NCT có điểm trung
bình CLCS được xếp hạng ở mức trung bình, 4,2% NCT có điểm CLCS ở mức thấp
và chỉ có 17,9% NCT có điểm CLCS ở mức tốt. Nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố
liên quan đến CLCS như tuổi, giới tính của người cao tuổi: tuổi càng cao điểm
CLCS của NCT càng giảm; nam giới có điểm CLCS cao hơn nữ giới (36).
Cũng vào năm 2015, nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Tuyền cho thấy: Điểm
trung vị CLCS nói chung của NCT là 220 điểm. Theo thang đo 10, CLCS của NCT


12

ở Ban bảo vệ sức khỏe ở mức trung bình khá, tương ứng 6,8/10 điểm. Trong đó,
khía cạnh mơi trường sống (10 điểm) có điểm cao nhất, kế đến là khía cạnh kinh tế
(9,2 điểm) và khía cạnh sức khỏe thể chất (7 điểm), khả năng lao động (6,7 điểm),
tinh thần (4,8 điểm), thấp nhất khía cạnh tâm linh, tín ngưỡng (3 điểm). Nghiên cứu
sử dụng bộ công cụ đánh giá CLCS của tác giả Nguy n Thanh Hương và cộng sự
trường Đại học Y tế Công Cộng (WHOQOL-100) (37).
Năm 2016, nghiên cứu của Vũ Thị Huyền Trang thực hiện tại cơ sở điều trị
Methadone Đống Đa, Hà Nội, nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ WHOQoL-BREF.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: điểm trung bình CLCS chung của đối tượng là
64,6/100; đạt mức trung bình khá. Khía cạnh thể chất đạt mức điểm cao nhất (71,8


H
P

điểm), thấp nhất là khía cạnh mơi trường sống (64,2 điểm). Một số yếu tố liên quan
đến CLCS bao gồm: tuổi, trình độ học vấn, người sống cùng, thu nhập/kinh tế, bệnh
mạn tính (38).

Nghiên cứu xuất bản năm 2017 của tác giả Nguy n Văn Tiến tại huyện Kiến
Xương, Thái Bình trên 402 NCT (sử dụng bộ công cụ WHOQOL-BREF) cho thấy

U

tỷ lệ NCT nam có điểm CLCS về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý và môi trường
cao hơn so với NCT nữ. Tổng điểm CLCS ở NCT nam (75,32) cao hơn NCT nữ
(72,32). Ở nhóm NCT nam, các yếu tố có mối liên quan đến CLCS là tuổi ≥80, theo

H

Phật giáo và Thiên chúa giáo, có mối quan hệ xã hội tốt hơn và khơng bị bệnh trong
6 tháng qua. Cịn ở nhóm NCT nữ thì các yếu tố liên quan là tuổi ≥ 80, có trình độ
học vấn trung học cơ sở trở lên, có điều kiện kinh tế từ trung bình trở lên và khơng
ốm đau trong 6 tháng gần nhất (39).
Năm 2018, nghiên cứu của tác giả Nguy n Hương Lan thực hiện tại Bệnh
viện Thanh Nhàn, nghiên cứu sử dụng bộ công cụ WHOQoL-BREF thực hiện trên
200 đối tượng, có đến 68% là người trên 65 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
điểm CLCS ở các khía cạnh thể chất là thấp nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS
bao gồm: giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân (40).
Năm 2019, Trường đại học Y tế công cộng công bố nghiên cứu của tác giả
Phạm Kim Hoa với chủ đề “Thực trạng tăng huyết áp và chất lượng cuộc sống của
người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp tại thị xã Chí Linh, Hải Dương và huyện



13

Kim Bơi, Hịa Bình năm 2018”. Đây là nghiên cứu mà tác giả cũng sử dụng số liệu
của dự án nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả mơ hình
can thiệp tăng cường chăm sóc sức khỏe NCT ở một số địa phương của Việt Nam”.
Tác giả Phạm Kim Hoa nghiên cứu trên 1.900 NCT tại thị xã Chí Linh, Hải Dương
và huyện Kim Bơi, Hịa Bình. Tác giả cũng sử dụng bằng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp sử dụng bộ công cụ WHOQOL 100 đã được dịch và chuẩn hóa tại Việt
Nam. Trong tổng số 6 khía cạnh của CLCS, điểm CLCS cao nhất tại khía cạnh Tinh
thần, quan hệ hỗ trợ trong sinh hoạt (điểm trung bình ở Chí Linh là 75,3 điểm,
tương đương với 7,9/10 điểm, ở Kim Bôi là 77,9 điểm tương đương 8,3/10 điểm) và
thấp nhất tại khía cạnh Sức khỏe thể chất và khía cạnh kinh tế (điểm trung bình lần

H
P

lượt ở Chí Linh là 57,3 và 35,3 điểm cùng tương đương 6,4/10 điểm; ở Kim Bôi lần
lượt là 54,5 điểm và 33,8 điểm cùng tương đương 6,1/10 điểm). Các yếu tố liên
quan đến CLCS của NCT mắc bệnh THA trong nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới tính,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân và tình trạng mắc các bệnh mạn
tính kèm theo (41).

U

Năm 2020 nghiên cứu về CLCS của tác giả Nguy n Thị Hà thực hiện tại hai
xã Đào Viên và Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Bộ công cụ sử dụng đo
lường CLCS do nhóm nghiên cứu của trường Đại học Y tế công cộng phát triển


H

năm 2009. Nghiên cứu cắt ngang có phân tích; phỏng vấn 262 đối tượng là NCT.
Kết quả cho thấy: điểm trung bình CLCS là 7,4/10 điểm, đạt mức khá. Trong đó
khía cạnh kinh tế thấp nhất (6,8/10 điểm). Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố liên quan
sau: nam giới có CLCS cao hơn nữ giới, càng cao tuổi thì CLCS càng giảm, người
đang sống cùng vợ/chồng có CLCS tốt hơn người sống độc thân (42).
Tóm lại, điểm CLCS của NCT nước ta được đánh giá ở mức trung bình đến
mức khá, với điểm trung bình của các khía cạnh dao động khác nhau.
1.5. Các yếu tố liên quan đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời cao tuổi
Tuổi:
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa tuổi và CLCS của NCT.
Tại Iran (vào năm 2017) một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 750 NCT


14

bằng bộ công cụ SF-36, kết quả cho thấy tuổi già (>70 tuổi) có điểm CLCS thấp
hơn đáng kể so với nhóm tuổi 60-69 (43). Tại Thổ Nhĩ Kỳ (vào năm 2013), một
nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ đo lường WHOQOL-OLD, tác giải Turkish đã
chỉ ra rằng 75 tuổi trở lên là yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của NCT (44). Hay một
nghiên cứu so sánh CLCS của cộng đồng thành thị và nông thôn tại Italy (vào năm
2012), sử dụng bộ công cụ SF12 để đo lường CLCS, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Điểm trung bình CLCS ở nhóm tuổi 45-64 là 38,1 điểm, ở nhóm >64 tuổi giảm chỉ
cịn 35,7 điểm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ((45).
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra có mối liên quan giữa CLCS
và yếu tố tuổi. Nghiên cứu của Nguy n Thanh Hương (2009), nghiên cứu của

H
P


Hoàng Văn Minh (2010) cùng đưa ra nhận định chung: mối tương quan giữa điểm
CLCS và tuổi là mối tương quan nghịch, có nghĩa là nhóm tuổi càng cao thì điểm
CLCS càng thấp và sự khác biệt giữa điểm CLCS của các nhóm tuổi là có ý nghĩa
thống kê (26, 46).

Hay nghiên cứu của Hà Diệu Linh, 2013 lại cho kết quả: điểm trung bình

U

CLCS của nhóm NCT 60-69 tuổi lại cao nhất với 23,3 điểm, tiếp đến là nhóm 70-79
tuổi (224,1 điểm) và thấp nhất ở nhóm >80 tuổi (220,9 điểm). Mối liên quan giữa
nhóm tuổi và CLCS trong nghiên cứu này đều có ý nghĩa thống kê với P<0,05 (34).
Giới tính:

H

Mối liên quan giữa giới tính và CLCS của NCT đã được nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới và ở Việt Nam đề cập và khẳng định trong các nghiên cứu của họ.
Vẫn dựa trên kết quả nghiên cứu ở NCT tại Iran (vào năm 2017), sử dụng bộ công
cụ SF-36, kết quả cho thấy: Điểm CLCS ở nam giới cao hơn so với nữ giới ở tất cả
các khía cạnh, điểm trung bình CLCS là 62,4 điểm đối với nam và 51,2 điểm đối
với nữ (p<0,001) (43).
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguy n Thanh Hương, 2009 cũng cho kết quả
tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới khi cho thấy CLCS của nam giới cao
tuổi là 239 điểm, cao hơn nữ giới cao tuổi là 229 điểm. Nghiên cứu của tác giả
Hoàng Văn Minh tại Việt Nam và Indonesia cũng chỉ ra rằng NCT nữ giới có tình
trạng sức khỏe kém hơn và CLCS thấp hơn nam giới (63,7 điểm ở nam và 59,5 điểm



15

ở nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê) (46). Một nghiên cứu khác được thực
hiện tại Thái Bình (2015) đã chỉ ra có 5 yếu tố liên quan đến CLCS của NCT trong
đó có giới tính, nam giới có điểm CLCS cao hơn so với nữ giới (241,6 điểm ở nam
và 231,1 điểm ở nữ) (34). Nghiên cứu tại Kiến Xương, Thái Bình (2017) bằng thang
đo WHOQOL-BREF cho kết quả điểm CLCS của NCT là nam giới (75,3) cao hơn
so với nữ giới (72,3), (p <0,01) (38).
Tình trạng hơn nhân:
Xét về tình trạng hơn nhân, nghiên cứu tại Iran (vào năm 2017) đã cho thấy:
NCT đã kết hơn và hiện đang sống cùng vợ/chồng có liên quan tích cực với điểm số
CLCS trong các phạm vi của chức năng thể chất, chức năng xã hội, sức sống và sức

H
P

khỏe tâm thần (43).

Nghiên cứu của Hoàng Văn Minh, 2011 về CLCS của NCT vùng nông thôn
Việt Nam và Indonesia cũng cho thấy NCT sống với vợ/chồng hoặc với các thành
viên khác trong gia đình có điểm CLCS cao hơn những người sống một mình (8).
Nghiên cứu của Vương Thị Trang, 2013 trên đối tượng NCT tại Hưng Yên cũng

U

cho kết quả tương tự khi chỉ ra người có vợ/chồng có điểm CLCS cao hơn nhóm
NCT góa/chưa từng kết hơn. Bên cạnh đó, NCT sống một mình có nguy cơ bị điểm
CLCS dưới mức trung vị cao hơn so với nhóm sống cùng vợ/chồng hoặc con cháu

H


gấp 5,2 lần, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (48).
Trình độ học vấn:

Nghiên cứu về CLCS của NCT tại Thổ Nhĩ Kỳ (2013) cho kết quả NCT có
trình độ học vấn từ Trung học phổ thơng trở lên có điểm CLCS cao hơn NCT có
trình độ học vấn là Trung học cơ sở hoặc thấp hơn trong hầu hết các khía cạnh của
CLCS (42). Nghiên cứu về CLCS của NCT tại vùng nông thôn Ấn Độ (2012) cũng
cho thấy NCT khơng biết chữ có điểm CLCS thấp hơn NCT biết chữ ở cả 4 khía
cạnh sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, môi trường và xã hội (49). Nghiên cứu
của Hoàng Văn Minh tai Việt Nam và Indonesia cũng nhận định rằng ở cả 2 nước,
điểm CLCS cao hơn ở những người có trình độ học vấn cao hơn (8). Nghiên cứu về
CLCS của NCT xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên cũng làm rõ hơn mối quan hệ
giữa trình độ học vấn và CLCS của NCT, cụ thể: nhóm học vấn càng thấp có tỷ lệ


16

bị điểm CLCS dưới 241 điểm càng cao. Có tới 61,7% trong nhóm khơng đi học có
điểm CLCS dưới 241 điểm trong khi tỷ lệ này ở nhóm học từ Trung học cơ sở trở
lên là 22,5% (48). Hay nghiên cứu của Nguy n Thanh Hương cũng khẳng định,
những người học vấn càng cao có điểm CLCS càng cao với điểm CLCS của nhóm
NCT có trình độ trên cấp 3 là 245,1 điểm cao hơn nhóm trình độ cấp 2 và cấp 3
(241,5 điểm) và nhóm dưới cấp 2 (228,9 điểm) (5).
Tình trạng sức khỏe:
Nghiên cứu của tác giả Monika Zygmuntowics và cộng sự (vào năm 2012),
bệnh nhân ĐTĐ mắc các bệnh kèm theo như động mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn,
THA, béo phì, đột quỵ, động kinh đều có CLCS thấp hơn so với bệnh nhân ĐTĐ

H

P

không mắc các bệnh kể trên (48). Tại Brazil (vào năm 2015), một nghiên cứu được
thực hiện ở NCT mắc bệnh thận mạn tính đã chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống
kê (p<0,01) giữa điểm CLCS với tình trạng mắc các bệnh mạn tính kèm theo; Điểm
trung bình CLCS giảm đi khi số lượng bệnh đi kèm tăng lên (50).

Nghiên cứu tại Đồng Tháp (vào năm 2015) cũng chỉ ra rằng NCT mắc bệnh

U

mạn tính sẽ làm cho CLCS giảm xuống. Như vậy ệnh tật ảnh hưởng đến các mặt
của cuộc sống như tinh thần, khả năng lao động và kinh tế (35). Nghiên cứu tại
Hưng Yên (vào năm 2013) cũng đưa ra mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với

H

CLCS của NCT. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra khả năng bị điểm CLCS dưới mức trung
vị của nhóm mắc bệnh mạn tính cao gấp 4,5 lần so với nhóm khơng mắc bệnh mạn
tính và nguy cơ bị điểm CLCS dưới trung vị ở nhóm bị ốm tháng trước cao hơn so
với nhóm khơng bị ốm 8,7 lần một cách có ý nghĩa (p<0,001) (48).
Yếu tố gia đình:

Nghiên cứu của Zahava, 2004 đã thực hiện các cuộc phỏng vấn định tính trên
80 đối tượng NCT tại Anh. Kết quả các cuộc phỏng vấn cho thấy, các yếu tố liên
quan đến gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới CLCS của NCT như: 59 đối tượng cho
rằng việc thường xuyên có các cuộc gặp mặt trực tiếp với các thành viên gia đình
đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao CLCS. 50 NCT nói rằng họ có mối
quan hệ tốt với người thân và các mối quan hệ này giúp họ cảm thấy được quan tâm
và được ở bên cạnh khi họ gặp khó khăn. Một số người, đặc biệt là với NCT góa



×