Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã và một số yếu tố ảnh hưởng tại huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp, năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HỒ DUY TÂN

H
P

KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TẠI HUYỆN THÁP MƢỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP,
NĂM 2021

U

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II

H

TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.76.05

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HỒ DUY TÂN

H
P



KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TẠI HUYỆN THÁP MƢỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP,
NĂM 2021

U

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ MÃ SỐ:
62.72.76.05

H

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƢU THỊ KIM OANH

HÀ NỘI - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết
quả ghi trong Luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.

H
P

H

U



ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng, biết ơn sâu sắc và tri ân đến:
- TS. Lƣu Thị Kim Oanh, ngƣời giáo viên mẫu mực, tận tình với đầy nhiệt huyết
đã hƣớng dẫn cho tơi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cƣơng, chia sẻ
thơng tin và giúp tơi hồn thành luận văn này.
- Quý thầy cô trƣờng Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn,
giúp đỡ tơi hồn thành chƣơng trình học tập và hỗ trợ tơi trong việc thực hiện đề tài
nghiên cứu.

H
P

- Quý lãnh đạo: Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, Phòng Y tế huyện,
Trung tâm Y tế huyện Tháp Mƣời và 13 Trạm Y tế xã, thị trấn trực thuộc Trung tâm
Y tế Tháp Mƣời, nơi tôi đang công tác và tiến hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện
giúp đỡ, cung cấp số liệu, góp ý, hƣớng dẫn và tham gia vào nghiên cứu này.
- Gia đình tơi, họ ln là nguồn động lực và là chỗ dựa về mọi mặt cho tôi trong

U

cuộc sống, giúp tôi vƣợt qua mọi khó khăn trong q trình học tập và nghiên cứu.
- Các anh chị em, bạn bè thân hữu luôn động viên khuyến khích tơi; các bạn đồng
mơn trong lớp Chun khoa II Tổ chức Quản lý Y tế khóa 6 – Đồng Tháp, đã giúp

H


đỡ, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong 2 năm qua.
- Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin phép đƣợc chia sẻ
với tất cả các bạn đồng nghiệp.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hồ Duy Tân


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 3

H
P

Chƣơng 1: TỒNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 4
1.1. Hệ thống y tế Việt Nam ........................................................................................ 4
1.2. Tổng quan về YTCS ............................................................................................. 4
1.3. Các văn bản pháp lý liên quan để thực hiện bộ TCQGVYTX ............................. 6
1.4. Các nghiên cứu và đánh giá thực hiện bộ TCQGVYTX .................................... 10

U


1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện bộ tiêu chí quốc gia ..................... 14
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 18

H

1.7. Khung lý thuyết ................................................................................................... 19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 22
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.1.1. Nghiên cứu định lƣợng ................................................................................ 22
2.1.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................... 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 22
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .................................................................... 22


iv

2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lƣợng ............................................................. 22
Chọn toàn bộ 13 trạm y tế xã, thị trấn thuộc huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp.22
2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính ................................................................ 22
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................. 23
2.5.1. Thu thập số liệu định lƣợng ......................................................................... 23
2.5.2. Thu thập số liệu định tính ............................................................................ 23
2.5.3. Tổng hợp phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................... 24

H
P

2.6. Các biến số nghiên cứu và chủ đề nghiên cứu định tính ..................................... 24
2.7. Xử lý số liệu ........................................................................................................ 25

2.8. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá, thƣớc đo .................................................... 25
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................... 25
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 27

U

3.1.1. Thông tin chung của TYT trong nghiên cứu ............................................... 27
3.1.2. Kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại TYT .......................... 27

H

3.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện Bộ TCQGVYTX tại huyện
Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp, năm 2021 .................................................................... 39
3.2.1. Tổng hợp kết quả chung về các yếu tố ảnh hƣởng ...................................... 39
3.2.2. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng ...................................................... 41
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................................. 49
4.1. Kết quả việc thực hiện Bộ TCQGVYTX ............................................................ 49
4.1.1. Công tác chỉ đạo điều hành .......................................................................... 49
4.1.2. Nguồn nhân lực tại TYT .............................................................................. 50
4.1.3. Xây dựng CSHT .......................................................................................... 50


v

4.1.4. TTB, thuốc và phƣơng tiện khác ................................................................. 51
4.1.5. Công tác kế hoạch tài chính ......................................................................... 53
4.1.6. Cơng tác YHDP, phịng chống HIV/AIDS, VSMT, ATTP ......................... 54
4.1.7. Cơng tác KCB, phục hồi chức năng, YHCT................................................ 55
4.1.8. CSSK bà mẹ - trẻ em tại TYT xã ................................................................. 55
4.1.9. Về DS-KHHGĐ tại TYT xã ........................................................................ 56

4.1.10. Về truyền thông – giáo dục sức khỏe tại TYT xã ...................................... 56

H
P

4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện Bộ TCQGVYTX tại huyện Tháp
Mƣời, tỉnh Đồng Tháp, năm 2021 ............................................................................. 56
4.2.1. Quản trị, điều hành....................................................................................... 56
4.2.3. Thông tin y tế ............................................................................................... 57
4.2.4. Nhân lực y tế ................................................................................................ 57

U

4.2.5. Tài chính ...................................................................................................... 58
4.2.6. Đặc điểm văn hóa, kinh tế, xã hội liên quan CSSK ..................................... 59

H

4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu: .......................................................................... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 62
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 64
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 69


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP

An toàn thực phẩm


BCĐ

Ban chỉ đạo

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBYT

Cán bộ y tế

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSVC

Cơ sở vật chất

CSYT

Cơ sở y tế

DS-KHHGĐ


Dân số kế hoạch hóa gia đình

KCB

Khám chữa bệnh

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

NVYT

Nhân viên y tế

PHCN

Phục hồi chức năng

H
P

U

PKĐK

Phòng khám đa khoa
Phỏng vấn sâu

PVS

TCQGVYTX
TLN
TTB
TT-GDSK
TTYT
TYT

H

Tiêu chí quốc gia về y tế xã
Thảo luận nhóm
Trang thiết bị
Truyền thông-Giáo dục sức khỏe
Trung tâm y tế
Trạm y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

YHCT

Y học cổ truyền

YTCS


Y tế cơ sở

YTDP

Y tế dự phòng


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thông tin chung của các TYT trong nghiên cứu ......................................... 27
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện tiêu chí 1 về chỉ đạo và điều hành công tác CSSK tại TYT
........................................................................................................................................27
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện tiêu chí 2 về nhân lực y tế tại TYT .................................28
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện tiêu chí 3 về CSHT TYT xã ............................................28
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện tiêu chí 4 về TTB, thuốc và phƣơng tiện khác tạiTYT xã
........................................................................................................................................28
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện tiêu chí 5 về kế hoạch – Tài chính tại TYT xã ................32

H
P

Bảng 3.7. Kết quả thực hiện tiêu chí 6 về YTDP, Phịng, chống HIV/AIDS vệ sinh môi
trƣờng vàATTP tại TYT xã .........................................................................................33
Bảng 3.8. Kết quả thực hiện tiêu chí 7 về Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN và YHCT tại
TYT xã ..........................................................................................................................34
Bảng 3.9. Kết quả thực hiện tiêu chí 8 về CSSK bà mẹ - trẻ em tại TYT xã

U


........................................................................................................................................35
Bảng 3.10. Kết quả thực hiện tiêu chí 9 về DS-KHHGĐ tại TYT xã ………………..36
Bảng 3.11. Kết quả thực hiện tiêu chí 10 về TT-GDSK tại TYTxã

H

.......................................................................................................................................36
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả thực hiện 10 tiêu chí ......................................................37
Bảng 3.13. Tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng đến từng tiêu chí trong Bộ TCQGVYTX
theo kết quả nghiên cứu định tính .................................................................................39


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Để tiếp tục phát triển Y tế tuyến xã, năm 2014 Bộ Y tế đã ban hành quyết
định sửa đổi Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011-2020. Qua hơn 6
năm thực hiện gặp khơng ít khó khăn, lại thêm năm 2021 tỉnh Đồng Tháp nói
chung, huyện Tháp Mƣời nói riêng, là “điểm nóng” về Covid-19, dịch đã gây ảnh
hƣởng rất lớn đến các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực y tế. Do đó, nghiên cứu “Kết
quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã và một số yếu tố ảnh hưởng tại
huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, năm 2021” đƣợc tiến hành nhằm mô tả kết
quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã và phân tích một số yếu tố ảnh

H
P

hƣởng đến kểt quả hoạt động của TYT. Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp từng
bƣớc tiếp tục cải thiện hoạt động của TYT xã huyện Tháp Mƣời phù hợp với nhu
cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.


Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phƣơng pháp định lƣợng và
định tính. Số liệu định lƣợng đƣợc thu thập: dựa vào hồ sơ, sổ sách quản lý thực

U

hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia tại các TYT, đồng thời qua trao đổi với
cán bộ 13 TYT xã, thị trấn và khảo sát thực tế tại từng trạm TYT để chấm điểm
theo bảng kiểm. Số liệu định lƣợng sau khi thu thập đƣợc làm sạch, nhập bằng

H

phần mềm Excel. Các số liệu định tính đƣợc gỡ băng, mã hóa theo chủ đề và trích
dẫn ý kiến tiêu biểu trong trình bày kết quả nghiên cứu theo mục tiêu.
Kết quả đánh giá có 13/13 TYT xã đạt bộ TCQGVYTX với 10 tiêu chí, 46 chỉ
tiêu; đạt điểm cao nhất 97/100 điểm và thấp nhất 92/100 điểm. Tuy nhiên bên cạnh
đó cịn một số chỉ tiêu chƣa đƣợc thực hiện tốt: Chỉ tiêu 3 (Đảm bảo đủ số lƣợng
ngƣời làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp : có 4/13 TYT đạt, Chỉ tiêu 13
(TYT xã đảm bảo có đủ TTB để thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao; CBYT có
khả năng sử dụng các TTB y tế đƣợc cấp : có 8/13 TYT đạt, Chỉ tiêu 22 (T lệ
ngƣời dân tham gia BHYT : có 11/13 TYT đạt, Chỉ tiêu 23 (Triển khai thực hiện
tốt các biện pháp phịng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh khơng lây nhiễm tại


ix

địa phƣơng; giám sát, phát hiện, báo cáo dịch kịp thời; tích cực triển khai các hoạt
động xử lý dịch; không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn xã; thực hiện đạt các chỉ tiêu
đƣợc giao về YTDP : có 6/13 TYT đạt, Chỉ tiêu 31(Quản lý và CSSK ngƣời
khuyết tật tại cộng đồng : có 10/13 TYT đạt, Chỉ tiêu 37 (T lệ trẻ em dƣới 1 tuổi

đƣợc tiêm chủng các loại vắc-xin phổ cập theo quy định của Bộ Y tế : 12/13 TYT
đạt, Chỉ tiêu 45 (TYT xã có đủ các phƣơng tiện truyền thơng theo quy định :12/13
TYT đạt, Chỉ tiêu 46 (Triển khai tốt các hoạt động thông tin, TT-GDSK trên địa
bàn xã 12/13 TYT đạt.
Kết quả nghiên cứu định tính khẳng định các nhóm yếu tố sau đều có ảnh

H
P

hƣởng đến kết quả thực hiện Bộ tiêu chí: quản trị, điều hành; CSHT, vật tƣ – TTB;
thông tin y tế; nhân lực, tài chính; đặc điểm văn hóa, kinh tế, xã hội liên quan
CSSK. Trong đó, yếu tố CSHT, vật tƣ – TTB; tài chính; nhân lực có sự ảnh hƣởng
rất lớn đến kết quả đánh giá hoạt động của TYT.

Để tiếp tục cải thiện thực hiện và đạt Bộ TCQGVYTX, TYT cần tăng cƣờng

U

vận động để huy động kinh phí từ nhiều nguồn, chủ động cải thiện các dịch vụ để
thu hút ngƣời dân đến TYT. UBND xã cần tăng cƣờng tuyên truyền và vận động
ngƣời dân tham gia BHYT và xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. TTYT cần cung

H

cấp đủ thuốc thiết yếu. Sở y tế trang bị đầy đủ TTB y tế cho TYT theo quy
định. Bộ Y tế cần đề nghị Bộ tài chính sớm thay đổi chính sách về kinh phí hoạt
động của TYT; bổ sung chức danh kỹ thuật viên xét nghiệm (hoặc văn bằng 2)
vào TYT xã để sử dụng các máy xét nghiệm đƣợc cấp theo quy định của Bộ
TCQGVYTX.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tổ chức hệ thống y tế Việt Nam, y tế cơ sở (YTCS đƣợc coi là nền tảng,
là tuyến đầu, là “ngƣời gác cổng” của hệ thống y tế. YTCS bao gồm y tế tuyến huyện
và y tế tuyến xã, phƣờng. YTCS là nơi triển khai thực hiện nhiều nội dung quan trọng
trong cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại địa phƣơng. Ngoài ra, YTCS còn
phối hợp với các ban ngành tại địa phƣơng để thực hiện chăm sóc sức khỏe (CSSK)
ban đầu, truyền thơng giáo dục sức khỏe tại địa phƣơng.
YTCS đã góp phần thiết thực làm giảm t lệ mắc và tử vong của nhiều bệnh
dịch nguy hiểm. Nhiều nội dung CSSK ban đầu và nâng cao sức khỏe đã đƣợc triển

H
P

khai rộng khắp và đạt hiệu quả thiết thực; nhờ đó các chỉ số sức khỏe của ngƣời dân đã
đƣợc cải thiện rõ rệt, phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe của nƣớc ta đều vƣợt
các nƣớc có cùng mức thu nhập bình quân đầu ngƣời [1].

Thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

U

giai đoạn 2010-2020 [2], Bộ Y tế đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã
(TCQGVYTX) giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011
của Bộ Y tế [3]. Năm 2014, Bộ Y tế nhận thấy Bộ tiêu chí trên có nhiều điểm chƣa sát

H


thực tế, ngày 07 tháng 11 năm 2014 Bộ Y tế ra Quyết định 4667/QĐ-BYT về việc ban
hành Bộ tiêu chí giai đoạn đến năm 2020 [4]. Điểm mới đáng kể nhất của Bộ tiêu chí
ban hành năm 2014 là phân vùng các xã theo khoảng cách địa lý, địa hình, nhu cầu
CSSK của nhân dân, chính cách phân vùng hợp lý đó là cơ sở để đƣa ra những thay đổi
căn bản trong chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã để phát triển y tế tuyến xã trong
thời gian tới phù hợp với nhu cầu CSSK nhân dân ở từng vùng miền, khu vực. Đồng
thời, đảm bảo hiệu quả nguồn lực y tế và đây đƣợc xem là một trong những chủ trƣơng
lớn của ngành y tế nhằm tăng cƣờng chất lựợng CSSK cho ngƣời dân và góp phần bảo
đảm cơng bằng trong công tác CSSK cho mọi ngƣời.
Vào năm 2020 huyện Tháp Mƣời là một trong những huyện của tỉnh Đồng Tháp
đạt chuẩn về huyện nơng thơn mới, trong đó có tiêu chí về y tế tại tuyến xã, khi ấy sự


2

quan tâm, chỉ đạo, đầu tƣ cho y tế xã của các cấp chính quyền sẽ đƣợc thay đổi theo
hƣớng nhƣ thế nào?
Trong bối cảnh năm 2021, tỉnh Đồng Tháp nói chung, huyện Tháp Mƣời nói
riêng, là “điểm nóng” về Covid-19, dịch đã gây ảnh hƣởng rất lớn đến các lĩnh vực, đặc
biệt là lĩnh vực y tế, thì việc thực hiện Bộ TCQGVYTX trong tình hình mới sẽ nhƣ thế
nào? Theo nhƣ báo cáo năm 2020, huyện Tháp Mƣời có 13/13 TYT đã đạt chuẩn theo
Bộ TCQGVYTX, tuy nhiên một số chỉ tiêu đạt thấp hoặc chỉ ở mức đạt, liệu có duy trì
và phát huy đƣợc khơng?
Vì vậy nhóm nghiên cứu muốn đánh giá sau khi kết thúc giai đoạn 2011-2020

H
P

vừa qua thì các xã thực hiện bộ tiêu chí nhƣ thế nào, có thể sẽ có những thơng tin hữu

ích cho giai đoạn chuyển tiếp này, đóng góp ý kiến cho bộ tiêu chí ở giai đoạn tiếp
theo; nhằm có cơ sở đánh giá việc thực hiện bộ TCQGVYTX một cách khoa học, chi
tiết và sát thực hơn trong tình hình mới, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Kết quả thực
hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã và một số yếu tố ảnh hưởng tại huyện Tháp

U

Mười, tỉnh Đồng Tháp, năm 2021”.

H


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại huyện Tháp Mƣời, tỉnh
Đồng Tháp năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế
xã tại huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.

H
P

H

U


4


Chƣơng 1: TỒNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hệ thống y tế Việt Nam
Hệ thống y tế Việt Nam đƣợc chia thành 4 tuyến: Tuyến trung ƣơng, tuyến tỉnh,
tuyến huyện, tuyến xã trong đó tuyến xã có TYT và y tế thơn bản. YTCS bao gồm y tế
tuyến huyện và y tế tuyến xã, phƣờng. Cấu trúc y tế Việt Nam hiện nay bao gồm khu
vực y tế nhà nƣớc và khu vực y tế tƣ nhân. Khu vực y tế nhà nƣớc vừa thực hiện cơng
tác chăm sóc y tế, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực y tế [5].
Theo Nghị định số 49/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/5/2003,
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực

H
P

chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các mặt vệ sinh phòng dịch; khám
chữa bệnh (KCB), phục hồi chức năng (PHCN), y học cổ truyền (YHCT , sản xuất và
cung ứng thuốc, an toàn vệ sinh thực phẩm … Tuyến Trung ƣơng chịu trách nhiệm
quản lý các tuyến Trung ƣơng, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế bao gồm các viện nghiên
cứu, các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa Trung ƣơng, các tổng công ty dƣợc, tổng

U

công ty TTB và các trƣờng đào tạo y, dƣợc, điều dƣỡng. Sở Y tế là cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, thực hiện chức năng quản
lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các

H

mặt vệ sinh phòng dịch; KCB PHCN, YHCT, sản xuất và cung ứng thuốc, an toàn vệ
sinh thực phẩm. Các cơ sở tuyến huyện là nơi CSSK cơ bản cho nhân dân, đồng thời hỗ
trợ trực tiếp cho y tế tuyến xã, tham mƣu cho UBND cấp huyện chỉ đạo và tổ chức thực

hiện công tác CSSK nhân dân trên địa bàn. TYT là đơn vị kỹ thuật đầu tiên CSSK nằm
trong hệ thống y tế Nhà nƣớc trực tiếp triển khai các chƣơng trình CSSK ban đầu tại
cộng đồng, đảm bảo cơng bằng trong KCB cho nhân dân.
1.2. Tổng quan về YTCS
1.2.1. Khái niệm về TYT
Y tế xã, phƣờng, thị trấn là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân,
nằm trong hệ thống y tế nhà nƣớc có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật CSSK
ban đầu, phát hiện sớm dịch bệnh, xử trí ban đầu và điều trị kịp thời các bệnh thông


5

thƣờng; vận động nhân dân thực hiện công tác KHHGĐ, vệ sinh phòng bệnh, tăng
cƣờng sức khoẻ [5] .
1.2.2. Khái niệm về YTCS
YTCS là mạng lƣới bao gồm y tế thôn, bản, xã, phƣờng, quận, huyện, thị xã bao
gồm cả y tế cơng lập và y tế tƣ nhân. Đó là hệ thống các tổ chức, thiết chế y tế trên địa
bàn huyện, có sự kết nối hữu cơ giữa các CSYTtuyến xã với tuyến huyện, để thực hiện
CSSK dựa trên những nguyên tắc và giá trị của CSSK ban đầu [6].
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của TYT
TYT tế có 2 chức năng hoạt động và 9 nhiệm vụ. Hoạt động của TYT đƣợc tiến

H
P

hành theo 10 nội dung CSSK ban đầu [7].
Chức năng:

TYT xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là TYT xã có chức năng cung cấp,
thực hiện các dịch vụ CSSK ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.


TYT xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên

U

môn nghiệp vụ.
Nhiệm vụ:

1-Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật;

H

2-Hƣớng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế
(NVYT thôn, bản;

3-Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ
thực hiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của
pháp luật;

4-Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dƣợc tƣ nhân và các dịch vụ có
nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe nhân dân;
5-Thƣờng trực Ban CSSK cấp xã về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trên địa bàn;
6-Thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phƣơng.


6

7-Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân
công, phân cấp và theo quy định của pháp luật;

8-Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật;
9-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc TTYT huyện và Chủ tịch UBND
cấp xã giao;
1.3. Các văn bản pháp lý liên quan để thực hiện bộ TCQGVYTX
1.3.1. Phân vùng TYT
*Vùng 1:
- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, TTYT

H
P

hoặcPKĐK khu vực gần nhất <3 km.
- Phƣờng, thị trấn khu vực đơ thị.

- Các xã có điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi, ngƣời dân dễ dàng tiếp cận
đến TYT xã và bệnh viện, TTYT, PKĐK khu vực.
* Vùng 2:

U

- Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có khoảng cách từ TYT
đến bệnh viện, TTYT hoặc PKĐK khu vực gần nhất <5 km (nếu có địa hình đặc biệt
khó khăn, <3 km .

H

- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, TTYT hoặc
PKĐK khu vực gần nhất từ 3 đến <15 km.

- Các xã có điều kiện địa lý, giao thơng bình thƣờng, ngƣời dân có thể tiếp cận

đến TYT xã và bệnh viện, TTYT, PKĐK khu vực.
* Vùng 3:

- Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có khoảng cách từ TYT đến
BV, TTYT hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 5 km trở lên (nếu có địa hình đặc biệt khó
khăn, từ 3 km trở lên .
- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, TTYT hoặc
PKĐK khu vực gần nhất từ 15 km trở lên.


7

- Các xã có điều kiện địa lý, giao thơng khó khăn, ngƣời dân khó tiếp cận đến
TYT xã và khó đến bệnh viện, TTYT hoặc PKĐK khu vực [4] .
1.3.2. Nội dung Bộ TCQGVYTX giai đoạn đến 2020
Bộ TCQGVYTX giai đoạn đến 2020 đƣợc Bộ trƣởng Bộ Y tế ban hành tại
Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 (Phụ lục 1 [4]. Nội dungcủa Bộ
TCQGYTX dựa trên các mục tiêu của chiến lƣợc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân giai đoạn 2011 - 2020, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các quy định về tiêu
chuẩn kỹ thuật cho y tế xã đã đƣợc ban hành. Bộ TCQGYTX bao gồm 46 chỉ tiêu
thuộc 10 tiêu chí, đề cập một cách toàn diện đến y tế tuyến xã từ sự chỉ đạo, điều hành

H
P

của cấp ủy Đảng, chính quyền đến sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong lĩnh
vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; từ công tác nhân lực, tổ chức bộ máy y tế
xã, thôn; CSHT; trang thiết bị (TTB , thuốc và các phƣơng tiện khác; đến công tác kế
hoạch, tài chính; các chỉ tiêu chất lƣợng hoạt động chun mơn nhƣ cơng tác YTDP,
phịng chống HIV/AIDS, vệ sinh mơi trƣờng và ATTP; cho đến việc KCB, PHCN và


U

YHCT; CSSK bà mẹ, trẻ em; DS-KHHGĐ và công tác truyền thông - giáo dục sức
khỏe (TT-GDSK).

1.3.3. Chấm điểm và đánh giá việc thực hiện Bộ TCQGYTX giai đoạn đến 2020

H

Ban hành kèm theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT của Bộ trƣởng Bộ Y tế là
hƣớng dẫn chấm điểm, đánh giá và tổ chức thực hiện bộ TCQGYTX. Theo hƣớng dẫn
chấm điểm thì trong mỗi chỉ tiêu có thể có một hoặc nhiều nội dung để đánh giá, chấm
điểm. Dựa trên kết quả thực hiện của y tế xã, việc chấm điểm đƣợc thực hiện theo
nguyên tắc nếu đạt đƣợc tất cả các yêu cầu của nội dung thì cho đủ số điểm theo quy
định, khơng đạt thì cho điểm 0, khơng cho điểm trung gian theo mức độ thực hiện vì rất
khó đánh giá cụ thể trong chỉ tiêu đó cịn nội dung gì chƣa đạt và các TYT rất dễ chủ
quan trong thực hiện do khơng có điểm 0 (điểm liệt .
Việc đánh giá thực hiện bộ TCQGYTX đƣợc thực hiện hằng năm do xã tự chấm
điểm và đề nghị huyện phúc tra kết quả. Xã đƣợc cơng nhận đạt TCQGYTX có thời


8

hạn trong vịng 3 năm và đƣợc UBND tỉnh cơng nhận. Nếu các năm tiếp theo khơng
đạt Bộ tiêu chí thì phải rút danh hiệu đã cơng nhận.
Xã đƣợc cơng nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu sau:
- Đạt từ 80 điểm trở lên.
- Không bị “điểm liệt”.

- Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên [4].
Bảng 1.1 Nội dung, chỉ tiêu, tiêu chí và số điểm theo Bộ TCQGVYTX giai đoạn
đến 2020[4]

H
P
Số
chỉ tiêu

Tiêu chí

Số nội
dung

Số
điểm

Tiêu chí 1. Chỉ đạo, điều hành cơng tác CSSK

2

4

3

Tiêu chí 2. Nhân lực y tế

4

9


10

6

10

11

6

10

9

Tiêu chí 5. Kế hoạch - Tài chính

4

7

10

Tiêu chí 6. YTDP, phịng chống

6

13

17


Tiêu chí 7. Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN và
YHCT

5

9

14

Tiêu chí 8. CSSK bà mẹ - trẻ em

7

8

13

Tiêu chí 9. DS-KHHGĐ

4

4

9

Tiêu chí 10. TT-GDSK

2


5

4

79 nội
dung

100 điểm

U

Tiêu chí 3. CSHTTYT xã

Tiêu chí 4. TTB, thuốc và các phƣơng tiện khác

H

HIV/AIDS, VSMT và ATTP

Tổng cộng: 10 tiêu chí

46
chỉ tiêu


9

1.3.4. Một số sửa đổi, bổ sung trong thực hiện Bộ TCQGYTX giai đoạn đến 2020
Theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trƣởng Bộ Y tế thì
các tiêu chí đánh giá trong bảng hƣớng dẫn là dựa theo các quy định hiện hành. Khi các

quy định đó thay đổi thì tiêu chí đánh giá cũng cần thay đổi theo cho phù hợp [4]. Cho
đến thời điểm nghiên cứu, đã có những thay đổi sau trong quy định của Bộ Y tế:
- Thông tƣ 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế về hƣớng dẫn chức
năng, nhiệm vụ của TYT xã, phƣờng, thị trấn thay cho Thông tƣ số 08/TT-LB ngày
20/4/1995 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội, ban
Tổ chức cán bộ Chính phủ hƣớng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách

H
P

đối với YTCS [7].

- Thông tƣ số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế hƣớng dẫn phịng,
chẩn đốn và xử trí sốc phản vệ thay cho Thông tƣ số 08/1999/TT-BYT ngày
04/5/1999 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về hƣớng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ [8].
- Thông tƣ 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm

U

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ƣơng thay cho Quyết định số
26/2005/QĐ-BYT ngày 9/9/2015 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng,

H

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT dự phòng huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh [9].

- Thông tƣ liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ
Y tế, Bộ Nội vụ về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và phòng Y tế
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thay cho Thông tƣ
liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ
hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện [10].
- Quyết định 4128/QĐ – BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc
phê duyệt tài liệu “Hƣớng dẫn quốc gia về các dịch vụ CSSK sinh sản” thay cho Quyết


10

định 4620/QĐ – BYT ngày 25/11/2009 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành tài
liệu “Hƣớng dẫn quốc gia về các dịch vụ CSSK sinh sản” [11].
- Thông tƣ 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tếquy định đăng ký
khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT
thay cho Thông tƣ số 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ trƣởng Bộ Y tế hƣớng
dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa
bệnh BHYT [12].
- Thông tƣ số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định về đơn
thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dƣợc, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú thay cho

H
P

Thông tƣ số 05/2016/TT-BYT ngày 29/02/2016 của Bộ Y tế quy định kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú [13].

- Thông tƣ số 21/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 của Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung
danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tƣ số
43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ trƣởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến


U

chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [14].
- Thông tƣ 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế quy định gói dịch vụ
y tế cơ bản cho tuyến YTCS [15].

H

1.4. Các nghiên cứu và đánh giá thực hiện bộ TCQGVYTX
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Phạm Hồng Hải năm 2012, ở TYT xã Phú
Thƣợng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên về “Thực trạng hoạt động và cách chi trả
KCB tại một TYT”. Kết quả nghiên cứu: TYT thiếu các TTB KCB, thiếu thuốc; tỉ lệ
phụ nữ có thai đƣợc khám thấp (52% ; tỉ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng còn
khá cao (20% ; tỉ lệ ngƣời dân tham gia BHYT 63,8%; BHYT phải chi trả cho số lƣợt
KCB là 160,6%; số tiền thuốc bình quân đầu ngƣời/năm là 42 nghìn đồng. Một số yếu
tố ảnh hƣởng đến hoạt động và cách chi trả KCB là: cán bộ TYT không đƣợc đào tạo
về kỹ năng quản lý nên còn yếu kém, không linh hoạt trong quản lý; tỉ lệ chẩn đoán
bệnh hợp lý chƣa cao; kê đơn thuốc chƣa hợp lý; tỉ lệ bệnh nhân chuyển tuyến nhiều,
còn lạm dụng các xét nghiệm; ngƣời dân lạm dụng thẻ BHYT để đi lĩnh thuốc [18].


11

- Theo nghiên cứu về thực trạng và tính cơng bằng trong tiếp cận và sử dụng
thuốc– thuốc thiết yếu tại tuyến xã của Trần Thị Thoa năm 2012 kết quả nghiên cứu
cho thấy có tình trạng thiếu thuốc cho tuyến xã: thuốc nội chiếm đa phần tại các TYT
xã, tỉ lệ thuốc thiết yếu thấp (44,9-57% ; tỉ lệ % thuốc thiết yếu theo danh mục qui định
của Bộ Y tế cho xã có bác sĩ càng thấp hơn (12,5%-20% . Các yếu tố ảnh hƣởng đến
tình hình cung cấp và sử dụng thuốc thiết yếu gồm:

- Kinh doanh thuốc tại TYT xã còn nhiều bất cập: danh mục thuốc qui định
cho tuyến xã chƣa hợp lý, TYT xã chƣa có quyền chủ động tự quyết trong việc
kinh doanh, thiếu vốn thuốc, thiếu bác sĩ, thiếu cán bộ dƣợc.

H
P

- Cấp phát thuốc cho các đối tƣợng BHYT và trẻ em dƣới 6 tuổi cũng cịn nhiều
khó khăn, bất cập: danh mục thuốc thiếu số lƣợng và chủng loại; bất cập trong đấu thầu
cung ứng thuốc; phiền hà; thiếu kinh phí hỗ trợ cho cơng khám bệnh và thanh quyết
tốn thuốc; nhận thức của ngƣời dân về BHYT chƣa cao.

- Theo nghiên cứu mô tả hồi cứu, mô tả cắt ngang kết hợp phƣơng pháp nghiên

U

cứu định tính và định lƣợng “Thực trạng cung cấp dịch vụ KCB của các TYT và các
phân TYT biển đảo tỉnh Khánh Hòa” của tác giả Lê Hữu Thọ trong tập XXIV số 2
(151) năm 2014, tạp chí Y học dự phịng: tỉ lệ các TYT và phân TYT biển đảo đã sử

H

dụng đƣợc kỹ thuật theo quy định là 31,7% và 20%; CBYT TYT và phân TYT biển
đảo nhiệt tình và thời gian làm việc là phù hợp, năng lực chƣa tốt nên chƣa đáp ứng
đƣợc nhu cầu CSSK của ngƣời dân biển đảo. Cần tăng cƣờng công tác đào tạo cho
CBYT nhằm nâng cao công tác KCB, đào tạo về y học biển đảo, cần có mơ hình tổ
chức đặc thù cho y tế biển đảo để cung cấp dịch vụ KCB tốt hơn [19].
- Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động KCB của một số TYT xã tại 4 tỉnh thuộc
dự án nâng cao nâng cao năng lực ở một số tỉnh thành năm 2012 cho thấy đa số các
TYT xã đều tổ chức KCB cho ngƣời dân hàng ngày. Các bệnh thông thƣờng đƣợc

khám nhƣ viêm mũi, họng, viêm đƣờng hô hấp trên và các bệnh tiêu chảy đối với trẻ
em; các bệnh viêm phế quản, đau dạ dày, đau đầu, đau xƣơng khớp đối với ngƣời già.
Trên thực tế, một số TYT của tỉnh Kiên Giang đã đƣợc đầu tƣ tốt hơn về CSVC, con


12

ngƣời nên đã mở rộng quy mô và các loại hình dịch vụ KCB cung cấp cho ngƣời dân.
Nhiều TYT đƣợc đầu tƣ tƣơng đƣơng với PKĐK khu vực. Các TYT thƣờng có khn
viên rộng rãi, có TYT có 20 phịng làm việc, có ghế răng và các TTB cận lâm sàng,
chẩn đốn hình ảnh nhƣ máy huyết học, máy siêu âm… Một số TYT có các bác sỹ
đƣợc đào tạo chuyên ngành từ trƣờng đại học Y Dƣợc Cần Thơ, góp phần tạo nên
"thƣơng hiệu" cho các TYT và thu hút đơng ngƣời dân đến khám, có những TYT thực
hiện KCB cho gần 200 lƣợt ngƣời dân/ngày. Đây là các nét tích cực trong hoạt động
điều trị của tuyến xã. Nhƣ vậy thực trạng cơng tác KCB có sự khác biệt rõ rệt giữa các
tỉnh và các vùng kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề cần xem xét là chất lƣợng các dịch vụ

H
P

nhƣ siêu âm ở TYT đƣợc thực hiện nhƣ thế nào. Để đánh giá đƣợc thực trạng các hoạt
động chẩn đốn hình ảnh nhƣ vậy cần các nghiên cứu sâu hơn tiếp theo [17].
- Nghiên cứu của Trần Quang Khánh năm 2015 tại tỉnh Hịa Bình cho thấy có
80/210 xã đạt bộ TCQGVYTX, chiếm t lệ 38,1%; trong đó các huyện có t lệ số xã
đạt bộ tiêu chí cao: thành phố Hịa Bình có 80% số xã đạt bộ tiêu chí, huyện Lạc thủy

U

có 60% số xã đạt bộ tiêu chí, huyện Kỳ Sơn có 50% số xã đạt bộ tiêu chí. 8 huyện cịn
lại của tỉnh Hịa Bình đều có t lệ số xã đạt bộ tiêu chí thấp < 50%. Một số nguyên

nhân của kết quả này là: Thiếu sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, chính quyền địa

H

phƣơng các cấp và sự phối hợp hỗ trợ của các ban, ngành đoàn thể, cũng nhƣ sự ủng hộ
của cộng đồng trong việc xây dựng xã đạt bộ TCQGVYTX; Việc đầu tƣ kinh phí xây
dựng CSHT, mua sắm TTB y tế cho các TYT xã còn hạn chế; Nhân lực TYT xã thiếu,
yếu; Cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp chƣa hợp lý; Thiếu TTB phục vụ công tác
chuyên môn, chất lƣợng dịch vụ thấp, các hoạt động TT- GDSK hiệu quả chƣa cao; Sự
giám sát hỗ trợ của các cơ quan y tế tuyến trên đối với các TYT trong công tác chuyên
môn, cũng nhƣ việc triển khai thực hiện bộ TCQGVYTX còn hạn chế [20].
- Hội nghị tổng kết thực hiện bộ TCQGVYTX giai đoạn 2012 - 2015 và triển
khai kế hoạch hoạt động giai đoạn 2016 – 2020 của Sở Y tế Tiền Giang ngày
27/05/2016: Hội đồng xét công nhận tỉnh đã tiến hành kiểm tra và công nhận 138 xã,
phƣờng, thị trấn đạt các TCQGVYTX, đạt hơn 79%, vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết của


13

HĐND tỉnh hơn 19%, trong đó có nhiều tiêu chí đạt cao nhƣ: chỉ đạo và điều hành
công tác CSSK; CSHT TYT; YTDP, phòng chống HIV/AIDS; CSSK bà mẹ - trẻ em,...
Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều tiêu chí tỉ lệ đạt thấp: nhân lực y tế còn khoảng 30% TYT xã
chƣa bố trí đủ biên chế và chức danh chuyên mơn; TTB, thuốc và các phƣơng tiện khác
cịn hạn chế; công tác KCB tại tuyến y tế xã chƣa đƣợc ngƣời dân quan tâm [21].
- Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Tƣ năm 2016 tại Tuyên Quang cho thấy có 4
tiêu chí cơ bản đã đạt, chỉ cần duy trì và nâng cao. Có 6 tiêu chí cịn chƣa đạt điểm tối
đa, trong đó có 2 tiêu chí khó đạt nhất là tiêu chí 3 (CSHT và tiêu chí 4 (TTB chƣa đầy
đủ để triển khai các dịch vụ kỹ thuật . Về cơ bản các xã khơng đạt tiêu chí là do bị

H

P

điểm liệt ở tiêu chí 3 về CSHT (<50% số điểm . Nhƣ vậy để đạt TCQG về YTX thì
CSHT của các TYT xã phải đƣợc xây dựng đạt tiêu chuẩn nhƣ quy định. Một số chỉ
tiêu hoạt động và chỉ tiêu đầu ra khác ở nhiều xã cịn chƣa đạt, nhất là các xã miền núi,
khó khăn, đó là chỉ tiêu về t lệ phát triển dân số tự nhiên, t lệ sinh con thứ ba, chỉ tiêu
về số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh [22].

U

- Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phong Thƣơng năm 2016 tại huyện Tháp
Mƣời tỉnh Đồng Tháp cho thấy về cơ bản các TYT xã đều đạt bộ tiêu chí quốc gia,
TYT đạt thấp nhất là 90/100 điểm chuẩn, xã đạt cao nhất là 94/100 điểm chuẩn. Một số

H

chỉ tiêu chƣa thực hiện tốt là: chỉ tiêu về thuốc, TTB y tế với tất cả (13/13 TYT chỉ đạt
70%; chỉ tiêu về tỉ lệ ngƣời dân tham gia BHYT có 03/13 đạt tỉ lệ bao phủ >70%; có 2
xã chƣa đạt chỉ tiêu về tỉ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (đạt
<65% ; chỉ tiêu về thực hiện các kỹ thuật dịch vụ chun mơn: tồn bộ 13 TYT xã chỉ
đạt <60%. Kết quả nghiên cứu cả định lƣợng và định tính đều khẳng định các nhóm
yếu tố sau đều có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả hoạt động của TYT xã: nhân lực, tài
chính, TTB y tế, CSHT, thơng tin y tế, các qui định/chính sách và yếu tố về kinh tế-văn
hóa-xã hội, việc thiếu kinh phí hoạt động, thiếu thuốc và TTB y tế của các TYT xã là
những yếu tố đang có ảnh hƣởng tiêu cực đáng kể đến hoạt động của TYT xã cũng nhƣ
việc duy trì đạt các tiêu chí trong tƣơng lai [23].


14


1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện bộ tiêu chí quốc gia
Mạng lƣới YTCS đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong lĩnh vực phòng chống dịch,
kiểm sốt các bệnh lây nhiễm, trong cơng tác DS-KHHGĐ và CSSK sinh sản, tuy
nhiên vẫn tồn tại khơng ít hạn chế trong cung ứng dịch vụ CSSK ban đầu, khám và xử
trí các bệnh thơng thƣờng ngay trong cộng đồng. Các hạn chế và nguyên nhân đƣợc
phân tích dƣới đây lần lƣợt theo từng cấu phần của hệ thống y tế:
- Về quản trị, điều hành
Tổ chức mạng lƣới YTCS thiếu ổn định và thống nhất; Quyết định thay đổi mơ
hình tổ chức và cơ chế quản lý đối với mạng lƣới YTCS tới 3 lần trong vòng 10 năm đã

H
P

tạo ra sự không ổn định và thiếu thống nhất về tổ chức mạng lƣới YTCS trên toàn
quốc, tác động tới hiệu quả sử dụng nhân lực y tế, giảm khả năng cung ứng dịch vụ
lồng ghép, toàn diện và liên tục, cụ thể là:

+ Việc chia tách, thành lập cơ quan làm nhiệm vụ cung ứng dịch vụ KCB và cơ
quan làm nhiệm vụ phòng bệnh khiến mạng lƣới YTCS khó phối hợp để cung ứng các

U

dịch vụ lồng ghép, tồn diện và liên tục, khó đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng về mơ
hình bệnh tật từ các bệnh truyền nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm và các vấn đề
sức khỏe liên quan tới già hóa dân số; ngoài ra, đã làm phân tán và giảm hiệu quả sử

H

dụng các nguồn lực. Mặt khác, nguồn nhân lực chun mơn có trình độ vốn đã thiếu ở
tuyến huyện và xã, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và vùng khó khăn, sau khi chia

tách, bị dàn trải, lại càng thiếu hụt hơn; nguồn vốn đầu tƣ cho CSVC, TTB của mạng
lƣới YTCS vốn hạn hẹp sau khi chia tách lại càng ít hơn, do phải tăng đầu tƣ xây dựng
và trang bị cho các đơn vị mới chia tách.
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ bị phân mảnh, chƣa thực hiện tốt chăm sóc lồng
ghép, tồn diện và liên tục: thiếu liên kết và phối hợp giữa YTDP và KCB, giữa các
tuyến trong điều trị, giữa CSYTnhà nƣớc và tƣ nhân; thiếu cơ chế lồng ghép giữa các
chƣơng trình mục tiêu y tế quốc gia, đặc biệt là các chƣơng trình phịng chống các bệnh
khơng lây nhiễm. Việc thực hiện các hoạt động phịng chống bệnh khơng lây nhiễm
đƣợc thực hiện theo chƣơng trình dọc và quản lý bởi các đầu mối khác nhau, không


×