Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có con dưới 1 tuổi tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum, năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.67 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC TRƯỚC

H
P

SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ CÓ
CON DƯỚI 1 TUỔI TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON
TUM, NĂM 2021

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC TRƯỚC
SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ CÓ


CON DƯỚI 1 TUỔI TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH
KON TUM, NĂM 2021

H
P

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

H

U

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH HUY DƯƠNG

HÀ NỘI, 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn TS.
Đinh Huy Dương và ThS. Đoàn Thị Thùy Dương đã trực tiếp hướng dẫn và truyền
đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, các
thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Y tế Công cộng đã giảng dạy và tạo điều kiện
tốt nhất cho tơi và lớp CH-25-DHN trong suốt q trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm y tế huyện Tu Mơ Rông đã tạo điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tơi thực hiện luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị, người thân
trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên tôi.

H
P

Hà Nội, 22 tháng 3năm 2023
HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Thùy Trang

H

U


ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 4
1.2. Các hướng dẫn chăm sóc trước sinh .................................................................. 5
1.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước sinh của phụ nữ có con
dưới 1 tuổi trên thế giới và tại Việt Nam.................................................................. 7
1.4. Những yếu tố liên quan đến việc thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ có
con dưới 1 tuổi ...................................................................................................... 10
1.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 16


H
P

1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 19
2.4. Cỡ mẫu và cho ̣n mẫu ...................................................................................... 19

U

2.5. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 20
2.6. Các biến số nghiên cứu ................................................................................... 22
2.7. Tiêu chí đánh giá ............................................................................................ 23

H

2.8. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 24
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ...................................................................... 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 26
3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................... 26
3.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ có con dưới 1 tuổi
tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum năm 2021 .................................................. 29
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ có
con dưới 1 tuổi ...................................................................................................... 32
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 40
4.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ có con dưới 1 tuổi
tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum năm 2022 .................................................. 40



iii

4.2. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ có
con dưới 1 tuổi tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum năm 2021 .......................... 44
4.3. Hạn chế nghiên cứu ........................................................................................ 51
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 53
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

H
P

H

U


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ Y tế


CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CSTS

Chăm sóc trước sinh

CSYT

Cơ sở y tế

DTTS

Dân tộc thiểu số

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTYT

Trung tâm y tế

TYT


Trạm Y tế

UNFPA

Quỹ Dân số thế giới

WHO

Theo Tổ chức Y tế Thế giới

TW

Trung ương

H

U

H
P


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Cỡ mẫu thực tế đã thu thập trong nghiên cứu ........................................ 23
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu .............................. 26
Bảng 3. 2. Mô tả tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu ................................. 27
Bảng 3. 3. Đánh giá kiến thức về thực hành chăm sóc trước sinh .......................... 28
Bảng 3. 4. Khả năng tiếp cận dịch vụ CTST bà mẹ có con dưới 1 tuổi ................. 29

Bảng 3. 5. Thực trạng khám thai, siêu âm của các bà mẹ ...................................... 29
Bảng 3. 6. Thực trạng sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh khác ................... 30
Bảng 3. 7. Địa điểm sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh (n=312) ................. 30
Bảng 3. 8. Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học với tần suất khám thai .......... 32
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa của bà mẹ với tần suất khám thai .. 33

H
P

Bảng 3. 10. Mối liên quan giữa kiến thức của các bà mẹ về các dịch vụ chăm sóc
trước sinh với tần suất khám thai ........................................................................... 34
Bảng 3. 11. Mối liên quan giữa khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh với tần
suất khám thai ....................................................................................................... 35
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với tần suất sử dụng dịch vụ

U

chăm sóc trước sinh khác ....................................................................................... 36
Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa của các bà mẹ với tần suất sử dụng
dịch vụ chăm sóc trước sinh .................................................................................. 37

H

Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa kiến thức của các bà mẹ về dịch vụ chăm sóc trước
sinh với tần suất sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh ........................................... 38
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa yếu tố tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh với tần
suất sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh .............................................................. 39


vi


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Phu ̣ nữ trong giai đoa ̣n mang thai đươc̣ khuyế n cáo cầ n đươc̣ sử dụng đúng và
đầy đủ các dịch vụ chăm sóc trước sinh (CSTS) cần thiết. Tu Mơ Rông là một huyện
miền núi tỉnh Kon Tum với hơn 90% là dân tô ̣c Xơ Đăng, 53% hô ̣ nghèo. Nghiên cứu
này đươc̣ thực hiê ̣n để : 1. Mô tả thực tra ̣ng sử du ̣ng dịch vụ chăm sóc trước sinh của
phụ nữ có con dưới 1 tuổi và 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng
dịch vụ chăm sóc trước sinh ở phụ nữ có con dưới 1 tuổi tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh
Kon Tum năm 2021.
Sử dụng nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 312 bà mẹ có con dưới
1 tuổi tính, thời gian thu thâ ̣p thơng tin từ 03/09/2022 đến 31/10/2022. Thơng tin thu
thập được thơng qua hình thức phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Số liệu thu thập

H
P

được nhập liệu và làm sạch, phân tích bằng phần mềm SPSS. Các mối liên quan được
xác định bằng phép kiểm chi bình phương với mức ý nghĩa p<0,05.
Kết quả cho thấy có 15,1% bà mẹ có con dưới 1 tuổi nằm trong nhóm tuổi ≤ 18
tuổi. Tỷ lệ mang thai ngoài kế hoạch chiếm đến 55,8%. Tỷ lệ bà mẹ khám thai đúng
4 lần theo hướng dẫn của Bộ y tế năm 2016 là 53,5%. Có 31,7% bà mẹ sử dụng đủ 5

U

dịch vụ CSTS (siêu âm, tiêm phòng uốn ván, uống bổ sung đa vi chất/uống bổ sung
viên sắt, xét nghiệm máu, thử protein nước tiểu). Một số yếu tố liên quan đến tần suất
khám thai bao gồm: tần suất khám thai < 4 lần ở nhóm bà mẹ <18 tuổi cao hơn 2,8

H


lần so với nhóm bà mẹ từ 18 tuổi trở lên; dân tộc thiểu số cao hơn 3,2 lần so với dân
tộc Kinh; trình độ học vấn từ THCS trở xuống cao hơn 2,5 lần so với nhóm có trình
độ từ THPT trở lên; nghề nghiệp không cố định cao hơn 2,1 lần so với nhóm nghề
nghiệp cố định; mang thai lần thứ 2 trở lên cao hơn 2,3 lần so với nhóm bà mẹ mang
thai từ lần đầu; không bị dọa sảy thai trong lần mang thai gần nhất cao hơn 2,5 lần
những bà mẹ bị dọa sảy thai; có kiến thức chăm sóc trước sinh chưa đạt cao hơn 1,7
lần so với nhóm bà mẹ mang có kiến thức CSTS đạt. Những cơ sở y tế khơng có dịch
vụ CSTS đầy đủ cao hơn 2,3 lần những cơ sở y tế có đầy đủ các dịch vụ CSTS. Một
số yếu tố liên quan đến tần suất sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh bao gồm: Tần
suất sử dụng đủ 5 dịch vụ CSTS ở nhóm những bà mẹ có trình độ học vấn từ THCS
trở xuống cao hơn 1,7 lần so với nhóm có trình độ từ THPT trở lên; có nghề nghiệp
khơng cố định cao hơn 2,4 lần so với nhóm nghề nghiệp cố định; khơng bị dọa sảy


vii

thai ở lần mang thai vừa rồi cao hơn 2,7 lần so với nhóm bà mẹ bị dọa sảy thai; có
kiến thức chăm sóc trước sinh chưa đạt cao gấp 2,4 lần so với nhóm bà mẹ mang có
kiến thức CSTS đạt. Những cơ sở y tế có dịch vụ CSTS khơng đầy đủ thì tỷ lệ bà mẹ
sử dụng không đủ 5 dịch vụ cao hơn 2,2 lần những cơ sở y tế có đầy đủ dịch vụ.
Kết quả đưa ra một số khuyến nghị nổi bật như trạm y tế các xã cần đẩy mạnh
tuyên truyền rộng rãi và tư vấn uống bổ sung viên uống đa vi chất, bổ sung viên sắt
cho các bà mẹ mang thai trên địa bàn, cần nhấn mạnh đến các viên uống là được cấp
miễn phí và hướng dẫn các bà mẹ sử dụng. Lập danh sách quản lý, theo dõi và vận
động các bà mẹ đi khám thai đúng thời gian và đi khám đủ tối thiểu 4 lần theo hướng
dẫn để đảm bảo một thai kì khỏe mạnh.

H
P


H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức y tế thế giới, chăm sóc trước sinh được định nghĩa là một gói
các dịch vụ dự phòng, điều trị được cung cấp bởi các nhân viên y tế một cách định
kỳ trong quá trình mang thai nhằm ngăn ngừa và điều trị các yếu tố nguy cơ, bệnh
phát sinh do quá trình mang thai với mục tiêu nâng cao sức khỏe của bà mẹ trẻ em
(1). Trong giai đoạn quan trọng trước khi sinh, phụ nữ và thai nhi phải đối mặt với
nhiều rủi ro đe dọa đến tính mạng của họ và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống
còn của họ (2). Vì thế, phu ̣ nữ trong giai đoa ̣n mang thai đươc̣ khuyế n cáo cầ n đươc̣
chăm sóc trước sinh bao gồ m khám thai (ít nhấ t 1 lầ n, ít nhấ t 4 lầ n, ít nhấ t 8 lầ n), tiêm
phòng uố n ván, đo huyế t áp, thử protein niệu, xét nghiê ̣m đường huyế t, xét nghiê ̣m

H
P

máu, uống bổ sung vitamin, bổ sung viên sắt, siêu âm, khám sàng lo ̣c bấ t thường, và
đươc̣ tư vấn về chế độ chăm sóc thai nghén (3).

Việt Nam đã đạt được tiến bộ về thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ,
với tỷ lệ tử vong bà mẹ giảm từ 139/100.000 ca sinh sống năm 1990 xuống còn 54
/100.000 ca sinh sống vào năm 1995 (4) và xuống 43/100.000 ca sinh sống vào năm

U


2017 (5). Tuy nhiên, việc chưa được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong
thời gian mang thai, sinh con và khi mới sinh vẫn là nguyên nhân gây ra 600 ca tử
vong mẹ và hơn 10.000 ca tử vong trẻ sơ sinh được ghi nhận mỗi năm ở nước ta (6).

H

Việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như tính sẵn có của dịch vụ, khả năng tiếp cận về địa lý, rào cản về xã
hội, văn hóa đối với việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh (7),(8),(9). Đặc
biệt tại các vùng nông thôn, miền núi nơi điều kiện kinh tế- xã hội cịn nhiều khó
khăn. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ dân tô ̣c thiể u số sử dụng dịch vụ chăm
sóc trước sinh (khám thai ít nhất 04 lần) thấp so với tỷ lệ chung của tồn quốc (16%
so với 74%) (10).
Tu Mơ Rơng là một huyện miền núi nghèo thuộc tỉnh Kon Tum, dân tộc Kinh
chiếm 9,02%, còn đa số là dân tộc Xơ Đăng chiếm 90,16% (11). Phần lớn người dân
trong huyện sống bằng nghề nông, làm rẫy. Tỉ lệ hộ nghèo chiếm 53% (11). Điều
kiện kinh tế xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, tiếp cận của người dân với các cơ
sở y tế cịn nhiều khó khăn về địa lý, do đó khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước
sinh của người dân còn nhiều hạn chế. Các biện pháp chăm sóc trước sinh làm giảm


2

nguy cơ tử vong mẹ, giảm tử vong sơ sinh, cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức
khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, theo báo cáo công tác y tế tại huyện Tu Mơ
Rông năm 2021 cho thấy tỷ lệ phụ nữ khám thai đủ 03 lần là 54,5 %, khám thai đủ 4
lần chỉ 28,3% tại cơ sở y tế huyện so với tổng số được quản lý (12). Để có cơ sở
khoa học đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khoẻ sinh sản cho phụ nữ mang thai, cần có cái nhìn tổng quan về thực trạng sử dụng
các dịch vụ chăm sóc trước sinh và xác định những yếu tố liên quan đến việc sử dụng

dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ có con dưới 1 tuổi tại huyện Tu Mơ Rông,
tỉnh Kon Tum. Vì vậy, chúng tơi tiến hành thực hiê ̣n nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có con
dưới 1 tuổi tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, năm 2021”.

H
P

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực tra ̣ng sử du ̣ng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ có con
dưới 1 tuổi tại huyện Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước
sinh ở phụ nữ có con dưới 1 tuổi tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum năm 2021.

H
P

H

U


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm

Dịch vụ y tế là: Dịch vụ y tế là loại hàng hố mà người sử dụng (người bệnh)
thường khơng tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do bên cung ứng (cơ sở y tế) quyết
định. Nói một cách khác, ngược lại với thông lệ “Cầu quyết định cung” trong dịch vụ
y tế “Cung quyết định cầu”. Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng
điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy,
người bệnh, chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị
chứ không được chủ động lựa phương pháp điều trị (13).
Tiếp cận dịch vụ y tế là: là mức độ sử dụng các dịch vụ về chẩn đoán, điều

H
P

trị bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khoẻ. Chúng bao gồm các dịch
vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế công cộng (13).

Chăm sóc trước sinh là một loại chăm sóc y tế dự phịng nhằm mục đích kiểm
tra sức khỏe bà me ̣ thường xuyên để nhân viên y tế (NVYT) có thể điều trị kip̣ thời,
ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong thời gian mang thai, đồng thời nhận
được sự tư vấ n về lố i số ng ví du ̣ như chế độ dinh dưỡng, cách thức vâ ̣n đơ ̣ng có lợi

U

cho cả mẹ và con. Trong quá trình theo dõi, phụ nữ mang thai sẽ nhận được thông tin
y tế về những thay đổi sinh lý của người mẹ trong thai kỳ, thay đổi sinh học và dinh


H

dưỡng trước khi sinh bao gồm cả các vitamin, sắ t. Các khuyến nghị về quản lý và
thay đổi lối sống lành mạnh cũng được đưa ra trong q trình khám thai thường
xun. Chăm sóc trước sinh (CSTS) bao gồm sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, đã
góp phần làm giảm tần suất tử vong của người mẹ, nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh,
nhẹ cân, nhiễm trùng sơ sinh và các vấn đề sức khỏe có thể phịng ngừa khác (14).
Trong nghiên cứu này, các dịch vụ đươc̣ sử du ̣ng để đánh giá thực tra ̣ng chăm sóc
trước sinh bao gồ m:
- Khám thai ít nhấ t 4 lầ n trước sinh.
- Tiêm phòng uốn ván
- Thử protein nước tiểu
- Uống bổ sung viên đa vi chất/ uống bổ sung viên sắt
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm


5

1.2. Các hướng dẫn chăm sóc trước sinh
1.2.1. Hướng dẫn chăm sóc trước sinh của Tổ chức Y tế Thế giới
Mọi phụ nữ đều có quyề n được chăm sóc chất lượng trong suốt quá trình mang
thai, sinh nở và sau khi sinh. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, CSTS cung cấp nền tảng
sức khỏe quan trọng các chức năng, bao gồm tăng cường sức khỏe, sàng lọc, chẩn
đoán và phịng ngừa bệnh tật. Đặc biệt CSTS đóng vai trị quan trọng trong việc cung
cấp thông tin liên lạc hiệu quả về sinh lý, y sinh, hành vi và các vấn đề văn hóa xã
hội và hỗ trợ hiệu quả, bao gồm hỗ trợ xã hội, văn hóa, tình cảm và tâm lý, đối với
phụ nữ mang thai một cách tôn trọng (15). Năm 2000, WHO đã tiến hành nghiên cứu
thử nghiệm ngẫu nhiên kết hợp với tổng quan có hệ thống và đã chỉ ra rằng để cung

cấp các dịch vụ y tế cần thiết thì cần ít nhất 4 lần khám thai trong quá trình mang thai

H
P

đối với thai phụ khỏe mạnh và khơng có các vấn đề sức khỏe nào trong quá trình
mang thai. Với mục tiêu cải thiện chất lượng chăm sóc trước sinh nhằm nâng cao sức
khỏe bà mẹ và thai nhi, đồng thời giảm thiểu tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ
sinh. Mơ hình khám thai của WHO năm 2016 đã thay thế mơ hình (focused antenatal
care) chăm sóc sức khỏe thai sản tập trung với khuyến nghị khám thai tối thiểu 4 lần.

U

Mục tiêu của khuyến nghị này, mong muốn các phụ nữ mang thai có những trải
nghiệm tích cực. Đặc biệt chú trọng về sức khỏe thai kỳ, khiến các bà mẹ cảm thấy
hạnh phúc và mang đến một chu kỳ mang thai đạt hiệu quả. Khuyến nghị này bao

H

gồm các can thiệp về dinh dưỡng, nâng cao chất lượng khám thai lâm sàng cũng như
phòng ngừa sớm các bệnh lý liên quan đến thai kỳ như bệnh sốt rét, HIV, lao.... ngoài
ra khuyến nghị cũng nhấn mạnh về can thiệp của hệ thống y tế về việc sử dụng các
dịch vụ chăm sóc trước sinh cho phụ nữ mang thai và trẻ em vị thành niên khi mang
thai. Mơ hình này được đề xuất linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh địa phương và
nhu cầu của người dân từng quốc gia(16).
Mơ hình khám thai của WHO năm 2016 khuyến nghị số lần khám thai tối thiểu
là 8 lần trong suốt thời kỳ mang thai, với lần khám thai đầu tiên ở tuần thứ 12 , lần
khám thai thứ 2 và thứ 3 ở thời kỳ thai 20 và 26 tuần tuổi, 5 lần khám thai tiếp theo
ở thời kỳ thai 30, 34, 36, 38 và 40 tuần tuổi và trở lại cơ sở y tế để sinh ở tuần thứ 41
nếu không sinh được.



6

Các can thiệp của hệ thống y tế nhằm cải thiện chất lượng sử dụng các dịch vụ
chăm sóc trước sinh. Với chính sách nâng cao trình độ chun mơn, tuyển dụng, giữ
chân NVYT có trình độ ở các địa phương thuộc vùng sâu vùng xa và nơng thơn.
Ngồi ra, WHO đề cập đến các can thiệp trong năm hạng mục khác: dinh dưỡng, đánh
giá bà mẹ và thai nhi, các biện pháp phòng ngừa, các biện pháp can thiệp đối với triệu
chứng sinh lý thông thường và các can thiệp của hệ thống y tế đối với việc sử dụng
và chất lượng dịch vụ khám thai. Để thực hiện thành cơng các khuyến nghị này u
cầu phải có sự phối hợp của các can thiệp về bà mẹ, dinh dưỡng, tiêm chung, sốt rét,
lao và HIV. Các bên liên quan chính cần xem xét tham gia bao gồm đại diện của các
nhóm sau: Bộ Y tế, sốt rét, lao, HIV và các cục dinh dưỡng; Các đối tác triển khai
của Bộ Y tế; bộ giáo dục và tài chính; các cơ sở giáo dục; các hiệp hội nghề nghiệp;

H
P

khu vực tư nhân; các nhà lãnh đạo cộng đồng; nhóm phụ nữ và nhóm người tiêu
dùng(16).

1.2.2. Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước sinh
Dựa theo các đề xuất của WHO, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn quốc gia
về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” kèm theo quyết định 4128/QĐ-BYT

U

ngày 29/7/2016 trong đó đã thay thế quy định khám thai tối thiểu 3 lần đã có từ năm
2008 bằng quy định khám thai tối thiểu 4 lần trong suốt quá trình mang thai của thai


H

phụ. Hướng dẫn khuyến khích thai phụ khám thai ít nhất 4 lần trong kỳ thai với một
lần trong 3 tháng đầu, một lần trong 3 tháng giữa và 2 lần trong 3 tháng cuối.
Theo hướng dẫn quy định bắt buộc các dịch vụ chăm sóc trước sinh trong mỗi
lần khám thai bao gồm 09 bước chăm sóc khi mang thai, 04 nội dung tư vấn, 04 nội
dung hướng dẫn về chẩn đoán trước sinh và 04 nội dung về quản lý thai và tư vấn cho
sản phụ trong chuyển dạ và ngay sau đẻ (17) (phụ lục 3).
So với hướng dẫn về CSTS của WHO năm 2016, hướng dẫn của BYT đã đầy
đủ 49 khuyến nghị phù hợp với ngữ cảnh của Việt Nam. Nội dung hưỡng dẫn gồm tư
vấn cho phụ nữ có thai, chẩn đoán trước sinh, hướng dẫn chi tiết về CSTS và quản lý
thai. Đối với mơ hình khám thai của WHO năm 2016 khuyến nghị số lần khám thai
tối thiểu là 8 nhưng để phù hợp với ngữ cảnh của Việt nam BYT hướng dẫn khuyến
khích thai phụ khám thai ít nhất 4 lần trong kỳ thai.


7

1.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước sinh của phụ nữ có
con dưới 1 tuổi trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Theo báo cáo của WHO, khoảng 71% phụ nữ trên toàn thế giới nhận được
dịch vụ chăm sóc trước sinh, tại các nước phát triển thì tỷ lệ tiếp cận với chăm sóc
trước sinh là 95%. Tại vùng cận Saharan, 69% phụ nữ có thai sử dụng ít nhất một lần
chăm sóc trước sinh tuy nhiên tỷ lệ bao phủ đầy đủ 4 lần chăm sóc thấp hơn 44%
(18). Tỷ lệ tử vong bà mẹ toàn cầu giảm từ 385/100000 vào năm 1990 xuống còn
216/100000 vào năm 2015 nhờ những chiến lược trong CSTS. Tỷ lệ giảm tử vong
mẹ cao nhất từ năm 1990 – 2015 ở khu vực Đông Á và thấp nhất là ở Caribê (19).
Số ca tử vong bà mẹ liên quan đến mang thai ước tính trên toàn cầu hằng năm giảm


H
P

từ 532000 ca tử vong (năm 1990) xuống còn 303000 ca tử vong (năm 2015) (19).
Năm 2015, ước tính có khoảng 2,6 triệu trẻ sơ sinh bị chết lưu, giảm 19% so với năm
2000. Ước tính 98% trường hợp thai chết lưu xảy ra ở những người có thu nhập thấp
và các nước có thu nhập trung bình; 77% ở Nam Á và châu Phi cận Sahara (20).
Chăm sóc trước khi sinh là một thành phần quan trọng trong q trình chăm

U

sóc liên tục trong các dịch vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ thai phụ
được chăm sóc trước sinh, khi mang thai khác nhau giữa các nước đang phát triển và
phát triển (21). Tại các nước phát triển việc CSTS luôn được các thai phụ quan tâm

H

hàng đầu đảm bảo khám đủ số lần theo yêu cầu, bên cạnh đó họ còn tập trung nhiều
vào nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện các dịch vụ xét nghiệm sàng lọc cho thai
phụ hơn (1). Ở Canada, có nhiều nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cung cấp
dịch vụ chăm sóc trước khi sinh, đáng chú ý nhất là bác sĩ gia đình, bác sĩ sản khoa,
nữ hộ sinh và điều dưỡng. Tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ chăm sóc trước sinh được
thực hiện bằng các lần khám thai tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
ban đầu bắt đầu trong ba tháng đầu tiên và tiếp tục theo các khoảng thời gian được
khuyến nghị trong suốt thai kỳ (22). Phụ nữ được định nghĩa là nhận chăm sóc trước
sinh khơng đầy đủ nếu họ đến khám ít hơn số lần được khuyến nghị, bắt đầu chăm
sóc sau tam cá nguyệt đầu tiên hoặc hồn tồn khơng nhận dịch vụ chăm sóc trước
sinh (23). Một nghiên cứu năm 2015 của tác giả Maureen I Heaman và cộng sự cho
thấy rằng tỷ lệ phụ nữ tại Winnipeg, Canada vẫn chưa cao. Ngoài khả năng giao tiếp



8

của người cung cấp dịch vụ, người chăm sóc đối với phụ nữ mang thai cịn có nhiều
bất cập, mức độ tiếp cận về dịch vụ và tiếp cận thông tin về dịch vụ CSTS cịn thấp,
thì việc chưa phát triển đa ngành về dịch vụ CSTS và các đặc điểm như kinh tế,
khoảng cách địa lý... là những yếu tố rào cản tác động khơng tích cực đến việc sử
dụng dịch vụ CSTS của phụ nữ mang thai ở quốc gia này (24).
Trong khi đó, tại các nước đang phát triển việc CSTS đang ở mức độ đảm bảo
thai phụ được khám thai đủ số lần theo quy định và thực hiện đủ các dịch vụ y tế cần
thiết (1). Mặc dù đã chú ý nhiều hơn đến phạm vi bao phủ của dịch vụ chăm sóc trước
khi sinh, nhưng tính đầy đủ của việc cung cấp dịch vụ vẫn chưa được giải quyết tốt ở
Ethiopia. Một nghiên cứu của Afework Tadele năm 2021 cho thấy rằng trong tổng số
phụ nữ có thai, 44,21 % đến khám đủ số lần, 84,10 % đến khám sớm và 42,03 % nhận

H
P

đủ dịch vụ. Phụ nữ sống ở khu vực thành thị có tỷ lệ chênh lệch được chăm sóc trước
khi sinh đầy đủ là 2,35 so với khu vực nông thôn (tỷ số chênh lệch đã điều chỉnh (OR)
2,35 [KTC 95 % 1,05–5,31]). Phụ nữ học tiểu học và trung học có tỷ lệ được chăm
sóc trước khi sinh đầy đủ là 2,42 (aOR 2,42 [95 % CI 1,04, 5,65]) và 4,18 (OR 4,18
[95 % CI 1,32, 13,29]) so với những phụ nữ chưa từng đi học. Những phụ nữ đăng

U

ký chăm sóc thai sản tại 1-5 cơ sở y tế có tỷ lệ được chăm sóc trước khi sinh đầy đủ
là 2,18 so với những người khác (aOR 2,78 [95 % CI 1,01, 7,71]) (25). Ở Nigeria,
các trung tâm chăm sóc sức khỏe trước sinh và sinh con được chia làm 2 loại là chính


H

thống và khơng chính thống. Ở những cơ sở khơng chính thống, những người thực
hiện dịch vụ CSTS và đỡ đẻ là những người không được đào tạo về kỹ năng, chuyên
môn về nữ hộ sinh, do đó khơng được nhà nước cấp quyền. Bên cạnh đó, chất lượng
chăm sóc sức khỏe khác nhau ở các mơi trường sẵn có khác nhau được cung cấp cho
phụ nữ và trẻ sơ sinh của họ. Một nghiên cứu điển hình tại Ibadan, Nigeria của nhóm
tác giả Joel Ojo Aluko và cộng sự (2021) cho thấy trong số 730 phụ nữ được nghiên
cứu thì 92,6% được chăm sóc trước khi sinh. Chênh lệch trung bình giữa số lần đăng
ký khám thai và số lần sinh là 76,5. Cơ sở vật chất kém vệ sinh mơi trường, chi phí
dịch vụ đáng kể về mặt thống kê và khơng có sẵn dịch vụ 24 giờ có liên quan đến sự
khơng hài lịng với dịch vụ chăm sóc mà phụ nữ nhận được (26).


9

1.3.2. Tại Việt Nam
Theo báo cáo đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2014 cứ
100 phụ nữ có thai thì có 74 người được khám thai 04 lần trở lên, 22 người được
khám từ 1 -3 lần và 4 người không khám thai lần nào (27). Tỷ lệ được khám thai 4
lần trở lên thấp ở các nhóm bà mẹ sống ở khu vực nơng thơn, vùng Tây Ngun và
Miền núi trung du phía Bắc, nhóm bà mẹ trình độ học vấn thấp hơn, sống trong hộ
gia đình nghèo hơn và nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) (27).
Theo báo cáo UNFPA được khảo sát tại 6 tỉnh: Bắc Cạn, Lai châu, Sơn La,
Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nơng thì nhìn chung, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS)
được khám thai ít nhất một lần trong khi mang thai là 73%, thấp hơn nhiều so với
mức trung bình của quốc gia là 96%. Chỉ có 16% phụ nữ DTTS được khám thai 04

H

P

lần trở lên so với mức trung bình của quốc gia là 74%. Như vậy sự khác biệt của hai
chỉ số lần lượt là 23 và 58 điểm phần trăm. Tỷ lệ khám thai trong 03 tháng đầu mang
thai là thấp nhất so với các giai đoạn sau của quá trình mang thai: 42% phụ nữ DTTS
khám thai trong 03 tháng đầu, trong khi tỷ lệ khám thai ở 03 tháng giữa và 03 tháng
cuối lần lượt là 55% và 51%. Dữ liệu định tính cho thấy hầu hết phụ nữ DTTS tham

U

gia nghiên cứu đều muốn chờ đến lúc có thể siêu âm thai vào khoảng tháng thứ 4 của
thai kỳ thì đi khám thai ln. Nhiều phụ nữ DTTS cũng thường chờ sau một vài kỳ
lỡ kinh nguyệt để biết chắc chắn là họ đã có thai trước khi bỏ chi phí (trực tiếp hoặc

H

gián tiếp) để tới khám ở các CSYT. Kết quả các thảo luận nhóm tại Gia Lai và Kon
Tum (nơi tỷ lệ khám thai gia đoạn đầu thấp nhất) cho thấy phụ nữ ở đây nhận thức
rất hạn chế về các dịch vụ được cung cấp ở các lần khám thai trước sinh (10).
Tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, năm 2018 tỷ lệ phụ nữ có con dưới
một tuổi được khám thai đủ 4 lần là 58,5% và 38,9% sử dụng đầy đủ các dịch vụ
CSTS (28).
Những nghiên cứu khác về vấn đề thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ
dân tộc thiểu số cho thấy vẫn còn những tồn tại, thách thức ảnh hưởng đến việc chăm
sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em nhất là sự chênh lệch giữa các vùng miền và nhóm dân
tộc. Chỉ 21,1% người phụ nữ dân tộc Ê Đê tại thành phố Buôn Ma Thuột- Đăk Lắk
(năm 2021) có con nhỏ dưới 1 tuổi khám thai đủ 3 lần; 80,9% tiêm phòng uốn ván,
77,5% được uống viên sắt; 68,4% được tư vấn dinh dưỡng trong cả quá trình mang



10

thai (29). Tỷ lệ khám thai ít nhất 3 lần của các các bà mẹ dân tộc Tày tại huyện Na
Hang tỉnh Tuyên Quang (2016) là 27,8%; 90,3% bà mẹ được tiêm phòng uốn ván
(30).
Theo báo cáo của UNFPA năm 2022, 97% bà mẹ 15-49 tuổi được chăm sóc
trước sinh (CSTS) ít nhất 1 lần do cán bộ y tế có kỹ năng thực hiện. Hầu như tất cả
các dịch vụ CSTS đều do bác sĩ cung cấp (95%) trong khi điều dưỡng/hộ sinh chỉ
đóng vai trị nhỏ trong việc cung cấp dịch vụ CSTS (2%). Tỷ lệ phụ nữ khơng được
chăm sóc trước sinh chiếm 2,2%. Tỷ lệ phần trăm bà mẹ được CSTS từ 4 lần trở lên
là 88,2%. Tỷ lệ phần trăm bà mẹ được đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và máu khi
CSTS là 74% (31).
1.3.3 Tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại tỉnh Kon Tum

H
P

Theo báo cáo tình hình cơng tác y tế dự phòng năm 2018 – 2019, trên địa bàn
tỉnh Kon Tum hoạt động quản lý thai nghén được tổ chức từ Trạm Y tế xã cùng với
sự tham gia của đội ngũ cô đỡ thôn bản và nhân viên y tế thôn làng. Tỷ lệ phụ nữ đẻ
được khám thai 4 lần trở lên trong ba thời kỳ thai nghén còn thấp (48,9%). Tỷ lệ phụ
nữ đẻ tại cơ sở y tế đạt gần 80%, tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế chăm sóc hơn 90%.

U

Cơng tác tác chăm sóc sau đẻ ngày càng được y tế cơ sở quan tâm nên chỉ số bà mẹ
và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau đẻ có xu hướng tăng; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được
chăm sóc 42 ngày sau đẻ hơn 83%, trong đó chăm sóc trong tuần đầu sau đẻ hơn 70%.

H


Năm 2018, tồn tỉnh có 02 trường hợp tử vong mẹ do tai biến sản khoa băng huyết
sau sinh, cả 02 trường hợp đều là người dân tộc thiểu số, sinh tại nhà, khơng có cán
bộ y tế chăm sóc khi sinh. Trong 9 tháng năm 2019, tồn tỉnh có 01 trường hợp tử
vong mẹ nguyên suy giảm miễn dịch mắc phải do bị HIV/AIDS (32).
1.4. Những yếu tố liên quan đến việc thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ
có con dưới 1 tuổi
1.4.1 Các yếu tố về nhân khẩu
Yếu tố về độ tuổi: Trong nghiên cứu của Amanpreet Kaur cùng cộng sự vào
năm 2018 đã cho thấy, tuổi và trình độ học vấn của bà mẹ có mối liên quan mật thiết
với kiến thức về CSTS (48). Khi phụ nữ sinh con sớm thì đồng nghĩa với việc chưa
kịp trang bị đủ kiến thức trước sinh và cũng tương tự khi phụ nữ sinh con khi quá lớn
tuổi thì thì tỉ lệ khám thai vẫn thấp khi vẫn còn mặc cảm hoặc chủ quan, điều này


11

được thể hiện khi tỉ lệ phụ nữ mang thai dưới 20 tuổi đi khám thai chỉ 4,2%, độ tuổi
từ 35 trở lên là 14,6%, trong khi độ tuổi từ 20 – 34 tuổi là 81,2% (49). Như vậy yếu
tố về độ tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức về chăm sóc trước sinh.
Yếu tố trình độ học vấn
Trình độ học vấn có ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng các dịch vụ CSTS của
phụ nữ mang thai có đến 71,2% phụ nữ mang thai thực hành tốt về CSTS có trình độ
học vấn từ THPT trở lên, trong khi đó ở nhóm phụ nữ mang thai có trình độ học vấn
dưới THPT là 32,4% (33) và nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn
ảnh hưởng tích cực đến số lần khám thai của các bà mẹ (34, 35). Trình độ học vấn là
một yếu tố dự báo quan trọng cho việc sinh con tại nhà, sử dụng các dịch vụ CSTS
có thường xuyên hay không và liên quan chặt chẽ đến nơi sinh của các bà mẹ (36).

H

P

Yếu tố nghề nghiệp

Nhóm yếu tố nghề nghiệp cũng tác động mạnh mẽ đến sử dụng các dịch vụ
CSTS của các phụ nữ mang thai. Hầu như các bà mẹ có nghề nghiệp là CBVC, cơng
nhân có thực hành về CSTS cao hơn (74,4%) nhóm bà mẹ làm nghề buôn bán, nông
dân, nội trợ (54,1%) (33) điều này cũng được thể hiện ở nhiều nghiên cứu khác (37).

U

Yếu tố về dân tộc: Tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ chăm sóc
trước sinh của các bà mẹ ngày càng tăng ở Việt Nam, chủ yếu là các dân tộc thiếu số.
Trong cuộc điều tra vào năm 2006 đến 2010 về gia tăng bất bình đẳng dân tộc trong

H

sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ ở Việt Nam cho thấy, mặc dù tỷ lệ khám
thai và tỷ lệ sinh tại cơ sở y tế được cải thiện dáng kể giữa các cuộc điều tra (tương
ứng từ 86,3 lên 92,1% và từ 76, 2 lên 89, 7%). Nhưng bất bình đẳng vẫn gia tăng, đặc
biệt là theo nhóm dân tộc (38). Năm 2006, nguy cơ không sinh con tại CSYT ở phụ
nữ dân tộc thiểu số sống ở nông thôn cao hơn gần 5 lần so với phụ nữ dân tộc Kinh
/Hoa (đa số) (tỷ số chênh, OR: 4,67; khoảng tin cậy 95%, CI: 2,94-7,43); trong năm
2010-2011 nó đã tăng gần 20 lần (OR: 18,8; KTC 95%: 8,96-39,2) (38). Trong nhóm
các bà mẹ thuộc hộ gia đình nghèo, bà mẹ là người dân tộc thiểu số có nguy cơ khơng
đi khám thai gấp 3 lần (OR 3,06, KTC 95% 1,27-7,41) và có khả năng khơng sinh
con với người đi sinh có kỹ năng cao gấp 6 lần (HOẶC 6,27, KTC 95% 2,37-16,6)
(39), kết quả này được thấy trong nghiên cứu của Emilia Goland cùng cộng sự vào
năm 2012. Mặc dù chính phủ vẫn có những chính sách nhằm hạn chế sự bất bình



12

đẳng trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em nhưng đối tượng dân tộc thiểu số vẫn
chịu thiệt thòi trong tiếp cận các dịch vụ y tế như CSTS và đỡ đẻ (39).
Yếu tố về tôn giáo
Tôn giáo cũng làm ảnh hưởng một phần đến việc sử dụng dịch vụ CSTS. Điều
này được thể hiện ở báo cáo “Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình của một số đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam”
do UNFPA phối hợp với Bộ Y tế thực hiện. Trong đó một số DTTS có thể cảm thấy
bất đắc dĩ khi phải đi lấy máu hoặc tiêm phịng. Ví dụ, một số phụ nữ H’mong theo
đạo Tin Lành cho biết rằng họ khơng tiêm phịng vì “Chúa bảo vệ họ” (40).
Yếu tố về trạng kinh tế gia đình
Những phụ nữ sinh sống trong gia đình có mức sống trên trung bình có tần

H
P

suất khám thai cao gấp 1,3 lần so với những phụ nữ sinh sống trong gia đình nghèo
và cận nghèo (41). Trong báo cáo của UNFPA, tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khỏe bà mẹ trẻ em của nhóm phụ nữ thu nhập thấp ít hơn gần 3 lần so với nhóm có
thu nhập khá (10). Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà thực hiện tại 8 tỉnh miền trung
năm 2015 cũng chỉ ra rằng phụ nữ trong gia đình có điều kiện kinh tế nghèo sẽ có số

U

lần khám thai ít hơn 4 lần so với nhóm phụ nữ trong gia đình có điều kiện kinh tế
trung bình trở lên (42).

Nghèo ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định sử dụng dịch vụ y tế của người dân.


H

Mặc dù người dân khi đi khám thai được miễn hồn tồn các chi phí, tuy nhiên để tới
các cơ sở y tế (CSYT) người dân vẫn phải tự bỏ tiền trả cho việc đi lại từ nhà đến
CSYT cũng như chi phí ăn ở cho người vận chuyển sản phụ. Tình trạng kinh tế tác
động ở nhiều cấp độ đối với việc sử dụng dịch vụ khám thai, việc thiếu điều kiện kinh
tế cần thiết có thể ngăn cản người phụ nữ có vị thế cao hơn trong gia đình, xã hội từ
đó cả trở phụ nữ trong việc tiếp cận các dịch vụ khám thai (43, 44).
Yếu tố có bảo hiểm y tế
Những năm gần đây, Bảo hiểm xã hội đã ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện
chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát
triển hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế. Bố trí kinh phí mua thẻ
BHYT miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2016, 91% đồng bào dân tộc có
thẻ BHYT; năm 2017, là 92,05% và năm 2018, là 93,68% đồng bào dân tộc có thẻ


13

BHYT. Chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách,
chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản (kiêm thêm nhiệm vụ cô đỡ thôn,
bản) đã được triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần phát huy vai trị cầu nối giữa y
tế xã với người dân (45). Tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 10-49 tuổi mang thai có đến cơ sở y
tế khám thai năm 2019 là 88,0% tăng tới +17,1% so với năm 2015; tuy nhiên vẫn
thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ này của phụ nữ Kinh là hơn 99% (46, 47). Theo kết quả
báo cáo “Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế
hoạch hóa gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam” của UNFPA phối hợp
cùng Bộ Y tế cho thấy có đến 81% phụ nữ có mang thai có thẻ BHYT cịn hạn sử
dụng (10). Các phụ nữ có hồn cảnh thuận lợi hơn thường có xu hướng sử dụng thẻ
bảo hiểm y tế (BHYT) cao hơn. Trong số những phụ nữ đã có thẻ BHYT, 52% sử


H
P

dụng thẻ BHYT cho các dịch vụ chăm sóc thai sản và 45% sử dụng thẻ BHYT để
sinh con tại CSYT. Điều này cho thấy ngay cả khi phụ nữ đã có thẻ BHYT, nhiều
phụ nữ khơng sử dụng nó cho các dịch vụ CSTS. Ngược lại, gần như tất cả những
phụ nữ sinh con tại CSYT thì đều sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Như vậy ta
thấy ngay cả khi các dịch vụ y tế được cung cấp miễn phí, nhiều phụ nữ vẫn không

U

sử dụng các dịch vụ y tế công để được chăm sóc thai sản hoặc sinh con. Việc người
dân chưa hiểu đúng về điều kiện để được BHYT và việc các hộ gia đình khó khăn có
BHYT vẫn thấp cho thấy Bộ Y tế và các cơ quan chức năng tại địa phương cần làm

H

tốt hơn công tác truyền thơng để giải thích về cách sử dụng và lợi ích của BHYT (10).
Như vậy ta nhận thấy yếu tố về BHYT tác động không nhiều đến việc sử dụng các
dịch vụ CSTS.

1.4.2. Yếu tố tiền sử mang thai
Số lần mang thai

Số lần mang thai có tác động nhiều đến việc sử dụng các dịch vụ CSTS. Các
bà mẹ mang thai lần đầu hầu như chú trọng nhiều hơn đến việc thực hành CSTS
(73,2%) hơn là các bà mẹ mang thai từ lần thứ 2 trở đi (54,3%) (33). Điều này có thể
lý giải là do các thai phụ mang thai lần đầu có kiến thức tốt hơn, đi khám thai nhiều
hơn, sử dụng nhiều hơn các dịch vụ CSTS, thực hành tốt các nội dung về dinh dưỡng,

lao động trong thời kỳ mang thai hơn các bà mẹ mang thai và sinh con từ lần thứ 2
trở lên.


14

Tiền sử bệnh của bà mẹ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa tiền sử sản khoa hoặc bệnh lý
có ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước khi sinh. Thời gian
và tần suất chăm sóc trước khi sinh có liên quan đáng kể đến kinh nghiệm các lần
sinh trước (50). Kết quả của các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những phụ nữ
gặp phải các biến chứng trong lần mang thai trước của họ thường đi khám thai thường
xuyên hơn (51). Ngồi ra, những phụ nữ có tiền sử sinh non bắt đầu sử dụng dịch vụ
chăm sóc trước khi sinh trước tuần thứ 12 của thai kỳ (52). Tương tự, những phụ nữ
có tiền sử sót thai trong những lần mang thai trước có nhiều khả năng sử dụng các
dịch vụ chăm sóc trước khi sinh hơn (53),(54).
1.4.3. Yếu tố kiến thức của các bà mẹ về dịch vụ chăm sóc trước sinh

H
P

Kiến thức của các bà mẹ về dịch vụ chăm sóc trước sinh có tác động lớn đến
việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh. Trong một số nghiên cứu về đánh giá
kiến thức, thực hành của các bà mẹ cho thấy điểm trung bình của các bà mẹ về chăm
sóc thai sản trước sinh và chăm sóc trẻ sau sinh khá cao. Một nghiên cứu tại huyện
Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng năm 2012-2013 cho thấy, kiến thức về các dấu hiệu bất

U

thường trong thai kì, các dấu hiệu nguy hiểm sau khi chuyển dạ, các dấu hiệu cần

theo dõi sau sinh, các dấu hiệu bất thường sau sinh, các dấu hiệu bất thường cần theo
dõi ở trẻ sơ sinh thì cịn rất hạn chế, điểm kiến thức trung bình chỉ đạt từ 20,0% đến

H

58,3% so với điểm mong đợi (55). Kết quả cũng cho thấy những thực hành ít được
các bà mẹ thực hiện gồm : ngủ đủ 8 giờ một ngày (4,2%); thay đồ sạch hàng ngày
(42,7%); nghỉ ngơi hợp lý sau sinh (47,4%); khám thai đủ 3 lần trong 3 thai kỳ
(50,5%) (55).

Một nghiên cứu khác ở tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2019 cho thấy khoảng
60% đối tượng có kiến thức và thực hành tốt về CSTS. Phụ nữ có trình độ học vấn
cao, nghề nghiệp là cán bộ cơng chức, cơng nhân, sinh con lần đầu có kiến thức và
thực hành về CSTS tốt hơn (33). Kiến thức về chế độ ăn, dinh dưỡng trong q trình
mang thai đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe bà mẹ. Kết quả điều tra tỷ lệ thiếu
máu ở nông thôn Việt nam vào năm 2000 vẫn cao, trong nghiên cứu này nhấn mạnh
đến việc bổ sung sắt, kiểm soát ký sinh trùng và cải thiện chế độ ăn uống, bao gồm
cả việc tiêu thụ trứng (56). Tỷ lệ phụ nữ hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra


15

trong và sau sinh thấp, một nghiên cứu do Prabouasone Khamphanh thực hiện tại tỉnh
Bo Lị Khăm Xay của Lào năm 2010 đã chỉ ra rằng chỉ có khoảng 1/2 bà mẹ biết được
dấu hiệu nguy hiểm xảy ra trong sinh (57).
1.4.4. Khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh của các bà mẹ
Sự sẵn có của dịch vụ chăm sóc trước sinh tại cơ sở y tế
Hiện nay theo Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 về việc Ban
hành “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” thì các dịch
vụ CSTS đã được triển khai ở các tuyến của CSYT. Cụ thể tại tuyến xã thì cung cấp

được các dịch vụ CSTS như: tư vấn cho phụ nữ có thai, hướng dẫn chi tiết chăm sóc
trước sinh, quản lý thai. Tại CSYT tuyến huyện trở lên thì thực hiện các dịch vụ như:
tư vấn cho phụ nữ có thai, hướng dẫn chi tiết chăm sóc trước sinh và chẩn đốn trước

H
P

sinh. Như vậy tính sẵn có của các dịch vụ CSTS đều đã có ở các tuyến theo từng mức
độ chun mơn. Nghiên cứu về dịch vụ chẩn đoán trước sinh tại ba thành phố lớn tại
Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh do Bùi Thị Thu Hà và các cộng sự thực hiện năm
2014 cho thấy các trung tâm chẩn đoán trước sinh của bệnh viện sản phụ khoa Trung
ương, bệnh viện Đại học Y dược Huế và bệnh viện Từ Dũ đã cung cấp nhiều dịch vụ

U

kỹ thuật cao trong chẩn đoán trước sinh cho các đối tượng nguy cơ cao như các xét
nghiệm sinh hóa, kỹ thuật phản ứng chuỗi tổng hợp PRC, khảo sát bộ nhiễm sắc thể
karyotype (58).

H

Khoảng cách đế n cơ sở y tế và phương tiêṇ đi la ̣i
Một nghiên cứu tại khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học liaquat, Hyderabad
Pakistan vào tháng 2 năm 2007 với 134 bà mẹ đến sinh tham gia nghiên cứu. Kết
quả cho thấy 44,44% bà mẹ không đi khám thai được vì ở xa CSYT, 15,87% khơng
đi khám thai được vì khơng có phương tiện đi lại (40). Mối liên quan chặc chẽ giữa
khoảng cách từ nhà bà mẹ đến CSYT gần nhất với tử vong sơ sinh thể hiện rõ trong
nghiên cứu của Mats Målqvist và cộng sự ở miền Bắc Việt Nam vào năm 2010. Việc
sử dụng các dịch vụ CSTS thay đổi theo khoảng cách đến CSYT gần nhất, những bà
mẹ sống xa CSYT có nguy cơ tử vong sơ sinh cao hơn. Đây chính là lý do khiến việc

tiếp cần các dịch vụ CSTS bị hạn chế (41).
Rào cản về văn hóa/ ngơn ngữ


16

“Các phong tục, tập quán truyền thống”, ngôn ngữ và “văn hóa” thường được
cho là những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ CSTS thấp. Rào cản này
thường rơi vào nhóm phụ nữ đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, nơi mà họ phụ thuộc
phần lớn vào vấn đề tiếp cận và tư vấn chăm sóc trước sinh của y tế thơn bản. Chính
vì rào cản này cũng dẫn đến rào cản tiếp cận thông tin về chăm sóc trước sinh cũng
kém.
Khả năng tiếp cận thơng tin về chăm sóc trước sinh
Việc tiếp cận thơng tin về CSTS cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho phụ
nữ mang thai có được kiến thức về CSTS một cách hiệu quả. Nhờ vậy mà nhu cầu
tiếp cận các dịch vụ CSTS cũng được nâng lên. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ
của CNTT nên việc tiếp cận thông tin về CSTS dễ dàng hơn đối với những vùng có

H
P

điều kiện kinh tế thuận lợi, phát triển thơng qua báo, đài, internet,... tuy nhiên tại các
vùng sâu, vùng xa nơi mà có điều kiện kinh tế cịn khó khăn, trình độ tiếp cận thơng
tin cịn thấp, đồng thời một phần rào cản của ngơn ngữ, văn hóa, tập tục và chữ viết
nên việc tiếp cận thông tin về CSTS rất hạn chế, phụ thuộc chủ yếu vào sự tư vấn và
hướng dẫn của nhân viên y tế thôn bản. Vì vậy yếu tố tiếp cận thơng tin CSTS cũng

U

là yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ CSTS của phụ nữ mang thai.

1.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

H

1.5.1. Đặc điểm địa lý, nhân khẩu học

Tu Mơ Rông là một huyện miền núi và nằm về phía Đơng Bắc của tỉnh Kon
Tum. Được tái lập vào tháng 6 năm 2005 theo Nghị định số 76/2005/NĐ-CP, ngày
09/6/2005 của Chính phủ. Trung tâm huyện Tu Mơ Rơng đặt tại thôn Kon Tum, xã
Đăk Hà, cách thành phố Kon Tum khoảng 80 km về phía Đơng Bắc theo đường tỉnh
lộ 672, đồng thời cách trung tâm huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam khoảng 60
km. Diện tích tự nhiên 857,2 km2, dân số 27.411 người (59). Huyện Tu Mơ Rơng có
11 xã, dân tộc Kinh chiếm 9,02%, còn đa số là dân tộc Xơ Đăng chiếm 90,16% (60).
Tồn huyện có 11 xã: Tu Mơ Rơng, Đắk Hà, Măng Ri, Ngọk Lây, Tê Xăng, Văn
Xuôi, Ngọk Yêu, Đắk Tờ Kan, Đắk Rơ Ơng, Đắk Na, Đắk Sao.
Vị trí địa lý, địa giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum
và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp huyện ĐăkTơ, phía Đơng


×