Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực trạng nhiễm giun đũa chó mèo và một số hành vi nguy cơ của học sinh trường tiểu học gò đen, xã phước lợi, huyện bến lức, tỉnh long an năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 95 trang )

GI O

V

TRƢỜNG

O T O - B Y TẾ

I HỌC Y TẾ CÔNG C NG

NGUYỄN VĂN HAI

H
P

THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ/ MÈO VÀ MỘT SỐ
HÀNH VI NGUY CƠ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC
GÒ ĐEN, XÃ PHƢỚC LỢI, HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH
LONG AN NĂM 2017

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

ĐỒNG THÁP 2017


Ộ GI O ỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ


TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VĂN HAI

THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ/ MÈO VÀ MỘT

H
P

SỐ HÀNH VI NGUY CƠ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU
HỌC GÒ ĐEN, XÃ PHƢỚC LỢI, HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH
LONG AN NĂM 2017

U

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ: 60.72.03.01

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THANH HƢƠNG

ĐỒNG THÁP 2017


i

LỜI CẢM ƠN
ể hồn thành đƣợc luận văn này, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ

nhiều Quý Thầy Cô của Trƣờng

ại học Y tế công cộng, đặc biệt là Giáo viên

Hƣớng dẫn.
Tôi xin chân thành và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thanh Hƣơng, ơ
giáo hƣớng dẫn đã hết lịng giảng dạy, chỉ dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn: an Giám hiệu, Phòng
Thầy

ào tạo sau

ại học và Quý

ô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi đƣợc rèn luyện, tiếp thu kiến

thức, nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu học tập của mình.

H
P

Tơi xin trân trọng cảm ơn: an Giám hiệu, Q Thầy Cô giáo của Trƣờng Cao
đẳng Y tế ồng Tháp đã nhiệt tình chào đón và giúp đỡ tồn diện từ cơ sở vật chất
phục vụ học tập đến ký túc xá tiện nghi.
Tơi xin trân trọng cảm ơn: Phịng Y tế, an Giám đốc Trung tâm Y tế huyện
Bến Lức, Ban Giám hiệu; phụ huynh và toàn thể học sinh của Trƣờng Tiểu học Gò
en đã tạo mọi điều kiện tối ƣu và hợp tác nghiên cứu hiệu quả để tơi có đƣợc bộ

U


thu thập số liệu q giá cho đề tài này.

Tôi rất hạnh phúc và vô cùng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hết
lòng, hết sức quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập , nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.

H

Bến Lức, ngày 12 tháng 12 năm 2017
NGUYỄN VĂN HAI


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................5
CHƢƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 6

Giới thiệu bệnh lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó – mèo (Toxocara sp.),

hình thái, đặc điểm, chu kỳ sống, và cách lây truyền ..........................................6

H

P

1.1.1. Bệnh lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara sp.) ............... 6
1.1.2. Phân loại- hình thái và đặc điểm của giun đũa chó/mèo ................... 6
1.1.3. Chu trình sống của giun đũa chó, mèo (Toxocara sp.) ....................... 6
1.1.4. Cách lây truyền giun đũa chó- mèo (Toxocara sp.) ............................. 8
1.1.5. Các thể gây bệnh lâm sàng của giun đũa chó , mèo (Toxocara sp.) 11

U

1.1.6. Cách chẩn đốn giun đũa chó, mèo (Toxocara sp.) .......................... 12
1.1.7. Điều trị bệnh giun đũa chó, mèo ......................................................... 14

H

1.1.8. Phòng ngừa .......................................................................................... 15
1.2. Tỉ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó- mèo (Toxocara sp.) trên thế giới và ở
Việt Nam ............................................................................................................17
1.2.1.

Tỉ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó- mèo (Toxocara sp.) trên thế giới .17

1.2.2.

Tỉ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó- mèo (Toxocara sp.) ở Việt Nam ..18

1.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo (Toxocara
sp.) ở ngƣời ........................................................................................................19
1.3.1.


Yếu tố cá nhân.......................................................................................19

1.3.2.

Yếu tố môi trường .................................................................................21

1.4.

Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .............................................................22

1.5.

Khung lý thuyết nghiên cứu .....................................................................23


iii

CHƢƠNG 2.

PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU ............................................... 24

2.1.

ối tƣợng nghiên cứu...............................................................................24

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................24

2.3.


Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................24

2.4.

Cỡ mẫu và chọn mẫu ................................................................................25

2.5.

Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................................26

2.6.

Phƣơng pháp quản lý và phân tích số liệu ...............................................27

2.7.

Biến số trong nghiên cứu .........................................................................28

2.8.

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm giun sán chó, mèo trong nghiên cứu .........28

2.9.

ạo đức nghiên cứu .................................................................................29

CHƢƠNG 3.
3.1.


H
P

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 30

Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ...............................................30

Bảng 3. 1. Thông tin chung về học sinh và các hành vi cá nhân của học sinh . 30
Bảng 3.2. Thông tin chung về tình trạng ni chó mèo của gia đình học sinh và
nguồn nước ăn uống, sinh hoạt mà gia đình sử dụng ....................................... 31

U

3.2. Thực trạng hiện nhiễm giun đũa chó mèo ở học sinh Trƣờng tiểu học Gị
en năm 2017 ....................................................................................................32

H

Bảng 3.3. Tỉ lệ học sinh có xét nghiệm ELISA dương tính và/hoặc bạch cầu ái
toan tăng > 8% của học sinh Trường Tiểu học Gò Đen (N=272) .................... 32
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ học sinh có xét nghiệm ELISA dương tính với Toxocara sp.
và/hoặc bạch cầu ái toan tăng > 8% theo tuổi.................................................. 33
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ học sinh có xét nghiệm ELISA dương tính với Toxocara sp.
và/hoặc bạch cầu ái toan tăng > 8% theo giới ................................................. 34
3.3. Mô tả một số hành vi nguy cơ ở học sinh tiểu học liên quan tới tình trạng
nhiễm giun đũa chó, mèo ...................................................................................34
Bảng 3.4. Mơ tả một số hành vi nguy cơ ở học sinh tiểu học và điều kiện thực tế
ở gia đình học sinh có liên quan tới tình trạng ELISA dương tính ................... 35



iv

-

Mô tả một số hành vi nguy cơ ở học sinh tiểu học liên quan tới tình trạng

bạch cầu ái toan tăng >8% ................................................................................37
Bảng 3.5. Mô tả một số hành vi nguy cơ ở học sinh tiểu học và điều kiện thực tế
ở gia đình học sinh có liên quan tới tình trạng bạch cầu ái toan tăng >8% .... 37
Bảng 3.6. Mô tả một số hành vi nguy cơ ở học sinh tiểu học và điều kiện thực tế
ở gia đình học sinh có liên quan tới tình trạng hiện nhiễm giun đũa chó, mèo 39
3.4.

Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tình trạng nhiễm ấu trùng giun đũa

chó/mèo ở học sinh Trƣờng Tiểu học Gị en ...................................................41
CHƢƠNG 4.

BÀN LUẬN ................................................................................... 47

4.1.

ặc điểm chung về địa bàn và đối tƣợng nghiên cứu ..............................47

4.1.1.

Đặc điểm chung về hộ gia đình của trẻ tham gia nghiên cứu ..............47

4.1.2.


Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ............................................48

H
P

4.2. Thực trạng hiện nhiễm giun đũa chó mèo ở học sinh Trƣờng Tiểu học Gò
en 49
4.3. Một số hành vi nguy cơ ở học sinh tiểu học có liên quan tới nhiễm giun
đũa chó mèo ở học sinh Trƣờng Tiểu học Gị en ............................................51
4.4.

U

Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................54

H

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 56
1. Thực trạng hiện nhiễm giun đũa chó/mèo của học sinh trƣờng Tiểu học
Gò Đen:..............................................................................................................56
2. Một số hành vi nguy cơ ở trẻ có thể liên quan tới tình trạng liên quan
tới tình trạng nhiễm giun đũa chó mèo của học sinh Trƣờng Tiểu học Gò
Đen .....................................................................................................................56
KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 58


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BC

: Bạch cầu

BCAT

: Bạch cầu ái toan

BCH

: Bảng câu hỏi

CI

: Khoảng tin cậy (Confidence Interval)

CTBC

: Công thức bạch cầu

TN

: ối tƣợng nghiên cứu

KST

: Ký sinh trùng

LMS


: Larva migrans syndrome (Hội chứng di chuyển ấu trùng)

NTDs

: Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected Tropical Diseases)

OLM

: Ocular larva migrans (Di chuyển ấu trùng ở mắt)

TCYTTG

: Tổ chức y tế thế giới

VLM

: Visceral larva migrans ( Di chuyển ấu trùng ở nội tạng)

H

U

H
P


vi

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kế hoạch triển khai nghiên cứu ...........................................................63

Phụ lục 2. Phiếu mời đối tƣợng tham gia nghiên cứu ..........................................64
Phụ lục 3. Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu ......................................................65
Phụ lục 4. ộ câu hỏi dành cho trẻ em (ĐTNC) ...................................................66
Phụ lục 5. ộ câu hỏi dành cho ố/Mẹ trẻ ............................................................68
Phụ lục 6. Kết quả xét nghiệm ...............................................................................70
Phụ lục 7. Biến số nghiên cứu và định nghĩa các biến số.....................................71
Phụ lục 8. Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu phụ huynh học sinh (dành cho phụ huynh
học sinh có con bị nhiễm và không bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo) ........73

H
P

Phụ lục 9. Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu học sinh (dành cho học sinh bị nhiễm và
khơng bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo) ........................................................75

H

U


vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Chu trình sống của Toxocara sp. [34]. ...........................................................7
Hình 2. Sự phân bố của Toxocara sp. ở ngƣời trên thế giới .......................................9

H
P

H


U


1

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Việt Nam nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới, rất thích hợp cho sự phát triển và lây
lan của nhiều bệnh truyền nhiễm từ ký sinh trùng (KST) nói chung và bệnh truyền
nhiễm từ ấu trùng giun đũa chó, mèo Toxocara sp. nói riêng là rất phổ biến ở cộng
đồng.

o đó, hiện nay ở nƣớc ta cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề

này…Việc ni chó mèo khơng có lịch khám từ thú y để tẩy trừ giun sán định kỳ và
xử lý phân thú nuôi không đúng cách là nguyên nhân để ấu trùng giun phát triển và
lây lan ra mơi trƣờng ngồi. Trẻ em là đối tƣợng có nguy cơ nhiễm cao.
Nghiên cứu “Thực trạng nhiễm giun đũa chó mèo và một số hành vi nguy cơ của
học sinh Trƣờng Tiểu học Gò

H
P

en, xã Phƣớc Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An

năm 2017” đƣợc thực hiện trên cỡ mẫu 272 học sinh tiểu học tuổi từ 6 – 11 tuổi.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lƣợng và định tính đƣợc thực hiện từ
tháng 2 đến tháng 7 năm 2017.

Học sinh tiểu học đƣợc lấy 5ml máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm (ELISA


U

dƣơng tính với Toxocara sp. và bạch cầu ái toan tăng > 8% thì đƣợc chẩn đốn là
nhiễm giun đũa chó mèo Toxocara sp.). Ngồi ra, học sinh trả lời một số câu hỏi
phỏng vấn của điều tra viên về tình trạng chơi đùa với chó mèo, một số thói quen vệ

H

sinh nhƣ uống nƣớc lã, ăn rau sống v.v. Phụ huynh của học sinh cũng tham gia trả
lời một số câu hỏi phỏng vấn về cách ni chó mèo của gia đình cũng nhƣ tình
trạng tẩy giun cho chó mèo. Sau khi có kết quả xét nghiệm, 3 học sinh bị nhiễm và
3 học sinh không bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo và cha mẹ của các em đƣợc
mời tham gia phỏng vấn sâu để tìm hiểu thêm về tình trạng ni chó/mèo tại địa
phƣơng, tình trạng tẩy giun cho chó mèo, xử lý phân chó mèo cũng nhƣ các hành vi
nguy cơ của trẻ có thể dẫn đến nhiễm Toxocara sp.
Kết quả cho thấy trong tổng số 272 học sinh tham gia nghiên cứu, có 79 em
(29%) có kết quả xét nghiệm ELISA dƣơng tính với Toxocara sp., 33 em (12,1%)
có bạch cầu ái toan tăng trên 8% và 22 em (8,1%) đƣợc chẩn đốn là nhiễm giun
đũa chó mèo với kết quả xét nghiệm ELISA dƣơng tính và bạch cầu ái toan tăng
trên 8%. Trong số những trẻ đƣợc chẩn đoán là nhiễm giun đũa, có 36,4% trẻ ở độ


2

tuổi 6 – 8 tuổi và 63,6% trẻ ở độ tuổi > 8 – 11 tuổi. Tỉ lệ nhiễm ở trẻ nam và trẻ nữ
tƣơng đƣơng (50%). Nghiên cứu chỉ phát hiện một mối liên quan giữa tình trạng
nhiễm giun đũa chó mèo ở học sinh với việc ăn hoa quả chƣa rửa ở học sinh tiểu
học. Những trẻ ăn hoa quả chƣa rửa có nguy cơ nhiễm Toxocara sp. cao gấp 2,76
lần so với những trẻ ăn hoa quả đã rửa. Một số yếu tố nguy cơ khác phát hiện từ

nghiên cứu định tính có thể góp phần dẫn tới nguy cơ nhiễm Toxocara sp. của trẻ là
tình trạng ni chó/mèo phổ biến tại địa phƣơng, thả rơng chó mèo, khơng xử lý
phân của chó mèo, khơng tẩy giun cho chó/mèo, trẻ chơi đùa, ơm ấp với chó mèo,
trẻ chơi nghịch đất cát và để móng tay dài.
Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị là cần tiến hành nghiên cứu với quy mơ

H
P

lớn hơn để có thể có câu trả lời chính xác về mối liên quan giữa nhiễm giun đũa chó
mèo và các yếu tố về bản thân trẻ và việc ni chó mèo của gia đình trẻ. Cần tẩy
giun định kỳ cho chó mèo để giảm nguy cơ nhiễm trong quần thể trẻ em nói riêng
và cộng đồng nói chung, cũng nhƣ cần tăng cƣờng các hành vi vệ sinh của trẻ và
của cộng đồng. Nghiên cứu cũng khuyến nghị ngành thú y địa phƣơng ngoài việc

U

tun truyền ngƣời dân đƣa chó/mèo đi tiêm phịng dại cũng cần chú trọng tuyên
truyền để ngƣời dân chú trọng việc tẩy giun cho chó/mèo, khơng thả rơng chó mèo,
xử lý phân chó mèo đúng quy định. Nghiên cứu khuyến nghị ngành y tế địa phƣơng

H

cần có hƣớng dẫn để ngƣời dân biết về ảnh hƣởng của việc nhiễm giun đũa chó/mèo
với sức khỏe cộng đồng và một số triệu chứng của nhiễm giun đũa chó/mèo để
ngƣời dân phát hiện và khám, điều trị kịp thời.


3


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới, rất thích hợp cho sự phát triển và lây
lan của nhiều bệnh truyền nhiễm từ ký sinh trùng (KST) nói chung và bệnh truyền
nhiễm từ ấu trùng giun đũa chó, mèo Toxocara sp. nói riêng là rất phổ biến ở cộng
đồng.

o đó, hiện nay ở nƣớc ta cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề

này. Việc ni chó mèo khơng có lịch khám từ thú y để tẩy trừ giun sán định kỳ và
xử lý phân thú nuôi không đúng cách là nguyên nhân để ấu trùng giun phát triển và
lây lan ra mơi trƣờng ngồi [18], [38]. Hậu quả là làm tăng nguy cơ nhiễm giun đũa
chó mèo trong quần thể chó/mèo cũng nhƣ nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa

H
P

chó/mèo trong cộng đồng.Ngƣời bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèocó thể biểu
hiện một số triệu chứng lâm sàng từ các phản ứng dị ứng thông thƣờng cho đến
những tổn thƣơng sâu ở nội tạng, mắt hay thần kinh trung ƣơng [32]. Nếu không
thực hiện tốt việc tẩy giun đũa cho chó mèo thì nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa
chó mèo trong cộng đồng ngƣời là khá cao, đặc biệt trên đối tƣợng trẻ em [22]. Tỉ lệ

U

nhiễm ấu trùnggiun đũa chó/ mèo tại các khu vực khác nhau trên thế giới là khác
nhau và chƣa đƣợc thống kê đầy đủ, ƣớc tính khoảng 4,8%, và thay đổi theo từng
khu vực, chẳng hạn 16-30% ở khu vực dân tộc thiểu số ngƣời da đen nói tiếng Tây

H


an Nha, nhƣng lại rất thấp ở châu Âu[51]. Nghiên cứu năm 2016 tại Việt Nam cho
thấy 47,8% mèo nhiễm Toxocara cati và 37,7% chó nhiễm Toxocara canis [46].
Việc chẩn đoán hiện nhiễm Toxocara sp. ở ngƣời hiện nay chủ yếu thực hiện qua
điều tra huyết thanh học. Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều điều tra về huyết thanh
học, chủ yếu với kỹ thuật ELISA nhƣng chỉ giới hạn ở một số địa điểm cụ thể và số
mẫu chƣa nhiều nên các số liệu khó nói lên tình hình nhiễm chung trong cả nƣớc.
Một nghiên cứu đƣợc thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh với 77.356 mẫu đƣợc
xét nghiệm năm 2012, chủ yếu là của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long cho kết
quả 45,2% mẫu huyết thanh dƣơng tính với Toxocara sp. và tỉ lệ này ở nam cao hơn
ở nữ [43].


4

Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy nguy cơ nhiễm ấu trùng giun
đũa chó/mèo ở trẻ em là rất cao [22]. Ở Việt Nam, độ tuổi trẻ em có nguy cơ cao
mắc phải ấu trùng giun đũa chó/mèo nằm trong độ tuổi từ mầm non đến bậc tiểu
học hoặc trung học cơ sở. Tỉ lệ nhiễm ấu trùng Toxocara sp. tại các trung tâm xét
nghiệm lên đến 13-56%, lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 4-15 tuổi[20].
Xã Phƣớc Lợi là địa bàn vùng ven của Thị trấn Bến Lức, chủ yếu các hộ gia
đình sống bằng nghề nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi (trong đó có ni
chó/mèo), với đất đai và sân vƣờn rộng rãi. Tại xã Phƣớc Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh
Long An, ngƣời dân ni chó, mèo rất phổ biến. Nhiều gia đình ni chó, mèo để
tiêu khiển làm cảnh hoặc kinh doanh.

hó, mèo thƣờng đƣợc thả rơng, phóng uế

H
P


phân bừa bãi, phân không đƣợc xử lý gây ô nhiễm môi trƣờng. Việc chích ngừa
bệnh dại cho chó, mèo đã đƣợc thực hiện khá tốt ở địa phƣơng. Tuy nhiên, việc tẩy
giun định kỳ cho chó mèo chƣa đƣợc sự quan tâm đầy đủ của cả ngƣời dân lẫn
ngành thú y địa phƣơng.

Trẻ em, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học thƣờng hay tiếp xúc, chơi đùa với chó,

U

mèo thƣờng xuyên hơn và ý thức vệ sinh cũng chƣa đƣợc tốt [8]. Do vậy, trẻ là
những đối tƣợng có nguy cơ cao nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara sp.
[22]. Chính vì vậy, chúng tơi chọn đối tƣợng nghiên cứu là học sinh bậc tiểu học để

H

tiến hành nghiên cứu đề tài với tiêu đề: “Thực trạng nhiễm giun đũa chó mèo và
một số hành vi nguy cơ của học sinh trƣờng tiểu học Gò Đen, xã Phƣớc Lợi,
huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm 2017”.


5

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) của học sinh
trƣờng tiểu học Gị
2017.

en, xã Phƣớc Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm

2. Mơ tả một số hành vi nguy cơ có liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo

(Toxocara sp.) của học sinh trƣờng tiểu học Gò

en, xã Phƣớc Lợi, huyện

Bến Lức, tỉnh Long An năm 2017.

H
P

H

U


6

CHƢƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Giới thiệu bệnh lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó – mèo (Toxocara sp.),
hình thái, đặc điểm, chu kỳ sống, và cách lây truyền

1.1.1. Bệnh lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara sp.)
Bệnh do ký sinh trùng giun đũa chó- mèo, tên khoa học là Toxocara sp. là một
loại bệnh động vật ký sinh (zoonosis) lây truyền sang ngƣời.Các bệnh gây ra do lây
nhiễm ấu trùng giun đũa Toxocara canis (ở chó) hoặc Toxocara cati (ở mèo) đều có
chung những đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và điều trị giống nhau nên thƣờng đƣợc
gọi chung là “ ệnh giun đũa chó- mèo hoặc Toxocara sp.”[16].


H
P

Trƣờng hợp bệnh giun đũa chó, mèo ở ngƣời đƣợc Wilder mô tả lần đầu năm
1950 khi phát hiện ấu trùng của giun tròn trong u hạt võng mạc (retinal granuloma).
Sau đó

eaver và cs. (1952) lần đầu tiên dùng từ “ấu trùng di chuyển nội tạng”

(visceral larva migrans)[22].

Tại Việt Nam, trƣờng hợp bệnh ấu trùng giun đũa chó đƣợc phát hiện lần đầu

U

tiên vào năm 1967 trên một bệnh nhân trẻ em điều trị ở Bệnh viện Nhi

ồng II,

Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó cho đến nay, nhiều trƣờng hợp bệnh bị nhiễm ấu
trùng giun đũa chó, mèo (Toxocara sp.) đƣợc chẩn đoán xác định. Một nghiên cứu

H

tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phố ghi nhận tỷ lệ mẫu đất bị
nhiễm trứng giun đũa chó, mèo chiếm từ 5 đến 26% tùy theo từng vùng sinh địa
cảnh [8].

1.1.2. Phân loại- hình thái và đặc điểm của giun đũa chó/mèo

Giun đũa chó (Toxocara canis) và giun đũa mèo (Toxocara cati) thuộc ngành
Nematoda, lớp Secernentea, bộ Ascaridida, họ Toxocaridae, chi Toxocara. Tuy
nhiên, theo Ming-Wei Li và cs (2008) cho rằng Toxocara sp. gồm 3 loài: Toxocara
canis (ở chó), Toxocara cati (ở mèo) và Toxocara malaysiensis (ở mèo) [5].
Trứng chỉ đƣợc tìm thấy trong phân của vật chủ chính (chó và mèo)[32].
1.1.3. Chu trình sống của giun đũa chó, mèo (Toxocara sp.)
Chu trình sống tóm tắt Toxocara sp.


7

H
P

Hình 1. Chu trình sống của Toxocara sp. [34].
 1-Trứng chƣa có phơi đƣợc đẻ ra từ trong phân của vật chủ chính.

U

 2-Trứng phát triển thành phơi ở mơi trƣờng ngoài và trở nên lây nhiễm.
 3-Theo đƣờng tiêu hóa khi chó mèo nuốt phải ấu trùng, trứng nhiễm nở và ấu

H

trùng xuyên qua thành ruột.

 4-Trong cơ thể những chó con, ấu trùng di chuyển qua phổi, cây phế quản và
thực quản; giun trƣởng thành phát triển và đẻ trứng ở ruột non. Ở chó trƣởng
thành, lây nhiễm hiển nhiên cũng có thể xảy ra nhƣ vậy, nhƣng sự kết thành
bao nang chứa ấu trùng trong các mô là phổ biến hơn.

 5-Giai đoạn nang hóa đƣợc kích hoạt ở chó cái trong thời gian cuối thai kỳ
và lây nhiễm bởi sự xuyên qua nhau thai và tuyến vú là con đƣờng lây nhiễm
cho các chó sơ sinh[33].
 6-Ấu trùng phát triển trong thành ruột non của chó trƣởng thành. Những chú
chó con bị lây từ nguồn chính của trứng ô nhiễm từ môi trƣờng.


8

 7-Trứng Toxocara canis cũng có thể đƣợc nuốt vào đƣờng ruột của động vật
có vú nhỏ là vật chủ trung gian (ví dụ nhƣ thỏ) nở và ấu trùng xuyên qua
thành ruột và di chuyển vào các mô khác nhau, để biến thành nang.
 8-Vịng đời hồn thành khi chó ăn phải những vật chủ trung gian này và ấu
trùng phát triển thành giun trƣởng thành đẻ trứng ở ruột non.
 9- on ngƣời bị nhiễm một cách tình cờ khi nuốt phải ấu trùng giun đũa chó,
mèo trong đất.
 10-Vật chủ trung gian nhiễm bệnh.
 11-Sau khi ngƣời ăn phải, trứng nở và ấu trùng xuyên qua thành ruột và thực

H
P

hiện việc lƣu thông đến một loạt các mơ (gan, tim, phổi, não, cơ bắp, mắt.
Giun đũa chó, mèo Toxocara sp hồn thành vịng đời của nó trên những cơ
thể chó, mèo (vật chủ chính), con ngƣời bị nhiễm ấu trùng (vật chủ phụ) là
ngõ cụt ký sinh của chúng [32].

U

1.1.4. Cách lây truyền giun đũa chó- mèo (Toxocara sp.)



Lây truyền qua người

Bệnh do giun đũa chó, mèo gây ra có thể xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới,

H

không phụ thuộc nông thôn hay thành thị, ngay cả những nƣớc tiên tiến vẫn có khả
năng nhiễm và thậm chí nhiễm nhiều. Do vậy, một số quốc gia có các bác sĩ chuyên
chăm sóc cho con vật cảnh, vật cƣng, thú nuôi trong nhà nhƣ tại Nhật Bản, Mỹ, Úc,
Pháp,

hi Lê, Na Uy,…. ây là một bệnh do ký sinh trùng gây ra: bệnh giun đũa

ở chó, mèo, u hạt do ấu trùng (larval granulomatosis), ấu trùng di chuyển nội tạng ở
ngƣời (Viceral larva migrans [VLM] in man), ấu trùng di chuyển ở mắt (Ocular
larva migrans-OLM). Thực tế lâm sàng đã gặp giun đũa chó trên ngƣời ở Ai Cập
(David L. Belding, Textbook of Parasitology, 3rd ) [19].


9

H
P

Hình 2. Sự phân bố của Toxocara sp. ở ngƣời trên thế giới
Những con chó và mèo bị nhiễm trứng hoặc ấu trùng Toxocara sp. sẽ phát triển
thành giun trƣởng thành trong lịng ruột non của nó, và đẻ những trứng vào trong


U

phân, cuối cùng phóng thích ra ngồi mơi trƣờng. Khi ở trong cơ thể ngƣời, trứng
Toxocara sp. chứa ấu trùng sẽ nở và ấu trùng có thể chu du theo dòng máu đến các
bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả gan, tim, phổi, não, cơ bắp, hoặc mắt.

H

Ngƣời nhiễm hầu nhƣ khơng có bất kỳ triệu chứng điển hình nào. Tuy nhiên, ở một
số ngƣời, các ấu trùng Toxocara có thể gây hại cho mơ và các cơ quan.

ác triệu

chứng bệnh gây ra bởi những ấu trùng di trú, bao gồm sốt, ho, viêm gan, hoặc
những vấn đề về mắt[21].

Ở Hoa Kỳ gần 14% dân số đã bị nhiễm Toxocara. Trên toàn cầu, bệnh giun đũa
chó mèo đƣợc tìm thấy ở nhiều quốc gia khác, và tỉ lệ có thể đạt cao đến 40% hoặc
nhiều hơn trong một số vùng của thế giới[23].


Lây truyền qua chó

Tại razil, chó ni trong gia đình có mặt khắp mọi nơi từ thành thị cho tới các
khu vực nông thôn, và là ổ chứa của bệnh. Một báo cáo điều tra dịch tễ học cắt
ngang về ký sinh trùng đƣờng tiêu hóa của chó ở vùng nơng thơn thuộc trang trại


10


quanh khu vực ven rừng gần bờ

ại Tây ƣơng đã phát hiện 13 lồi ký sinh trùng,

theo đó Toxocara sp chiếm 18% [44].
Khảo sát 916 hộ gia đình ở Hà Lan ni chó có tuổi lớn hơn 6 tháng thấy rằng tỷ
lệ rụng trứng tổng thể của Toxocara là 4,6%. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho
thấy nguy cơ ở chó 1-7 tuổi rụng trứng Toxocara là thấp hơn đáng kể (OR 0,38) so
với chó 6-12 tháng tuổi. Chỉ có 16% số con chó đã đƣợc tẩy giun bốn lần một năm.
Nghiên cứu kết luận sự phổ biến của trứng Toxocara rụng ở chó ni gia đình là
gần nhƣ không thay đổi trong những năm gần đây, và kiến thức của các chủ sở hữu
chó khơng đủ để có quyết định đúng đắn về việc tẩy giun định kỳ .

H
P

Mổ khám tồn diện đƣờng tiêu hóa của 177 chó ni tại một số địa điểm thuộc
tỉnh Thanh Hóa, kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun trịn của chó trung bình là
62,14%. Tỷ lệ nhiễm qua xét nghiệm phân là 64,41%. Tỷ lệ nhiễm giun đũa cao
nhất ở những chó từ 2 - 6 tháng tuổi [14].


Lây truyền qua mèo

Tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ rụng trứng Toxocara ở mèo lớn hơn 6 tháng tuổi

U

đƣợc xác định bằng cách kiểm tra 670 mẫu phân thu thập trong 4 nghiên cứu cắt
ngang ở Hà Lan thì thấy tỷ lệ nhiễm Toxocara nhƣ sau: Mèo: ≤ 1tuổi: 19,4 %;

mèo: 2- 5 tuổi:7,8 %; mèo ≥ 6 tuổi: 3,3 % . Mèo lang thang ngồi đƣờng, có nguy

H

cơ nhiễm Toxocara cao hơn. ối với 199 con mèo: 81,6% phải chịu một chế độ tẩy
giun[45]. Lý do chính để chủ sở hữu tẩy giun định kỳ (80,4%) là vì sức khỏe của
mèo, chỉ có 10,6% số mèo đƣợc đƣợc tẩy giun cho là vì sức khỏe cho cộng đồng.
ó 24,5% số mèo đƣợc tẩy giun 4 lần/năm. Sự di chuyển tự do của mèo, là một yếu
tố quan trọng góp phần làm cho trứng Toxocara lây nhiễm ra môi trƣờng.
Mổ tử thi của 114 con mèo đi lạc từ Shiraz, Iran , các nhà nghiên cứu cho biết có
106 con (92,9%) bị nhiễm ít nhất với một trong những lồi giun sán đƣờng ruột,
trong số đó, Toxocara cati chiếm tỉ lệ tới 42,6% và Toxascaris leonina là 12,9%
[41].
Tại Trung Quốc, trong một cuộc khảo sát ký sinh trùng đƣờng ruột từ phân của
360 con mèo, ngƣời ta phát hiện chúng nhiễm nhiều loại trứng của những loài ký


11

sinh trùng khác nhau. Trong số đó Toxocara cati là 60/360, chiếm tỷ lệ 17,78%
[52].
1.1.5. Các thể gây bệnh lâm sàng của giun đũa chó , mèo (Toxocara sp.)
Các thể gây bệnh lâm sàng
 Thể ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans – VLM)
Chủ yếu gặp ở trẻ < 5 tuổi với các triệu chứng:sốt, gan to và bị hoại tử, lách to,
triệu chứng hô hấp giống nhƣ hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến
70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngồi ra có thể gặp
viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ƣơng bị thƣơng tổn với các triệu chứng

H

P

co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não.

 Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans – OLM)
Gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt với đôi khi
bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thƣơng tổn (võng mạc,
điểm vàng), có thể dẫn đến mù lồ.

U

Ngồi hai thể lâm sàng chính nói trên, hiện nay nhiều tác giả cịn mơ tả những
thể khác, hoặc tách ra từ thể VLM hoặc là những thể riêng biệt với những triệu

H

chứng mơ hồ hơn nhƣ.

 Thể “che đậy” (covert toxocariasis)
ƣợc mô tả ở trẻ em với các đặc điểm: hiệu giá kháng thể Toxocara qua kỹ
thuật ELISA vừa phải (≥ 1/50), số lƣợng bạch cầu ái toan bình thƣờng hay tăng nhẹ,
đau bụng, nhức đầu, ho.

 Thể “thông thường” (common toxocariasis)
ƣợc các tác giả ngƣời Pháp mô tả ở ngƣời lớn với các triệu chứng: mệt mỏi,
ngứa, nổi ban, thở khó và đau bụng. Có lẽ thể “che đậy” và thể “thông thƣờng” là
một, chỉ khác nhau ở đối tƣợng bị bệnh là trẻ em hay ngƣời lớn.
 Thể “thần kinh” (neurotoxocarosis)



12

Gây bệnh ở hệ thần kinh trung ƣơng (sa sút trí tuệ, viêm não-màng não, viêm
tuỷ, viêm mạch máu não, động kinh hay viêm dây thần kinh thị giác) hoặc ở thần
kinh ngoại biên (viêm rễ thần kinh, gây tổn thƣơng các dây thần kinh sọ hay thần
kinh cơ-xƣơng) [22].
1.1.6. Cách chẩn đốn giun đũa chó, mèo (Toxocara sp.)


Chẩn đốn lâm sàng

Việc chẩn đoán xác định bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo Toxocara sp.
cần kết hợp các yếu tố về lâm sàng, bệnh học, dịch tễ, cận lâm sàng, miễn dịch
huyết thanh học, chẩn đốn hình ảnh và kết quả điều trị.Trên thực tế có thể căn cứ
vào các dấu hiệu nhƣ bạch cầu ái toan tăng cao từ 60 đến 80% và kéo dài nhiều

H
P

năm, sinh thiết gan ở các u hạt có thể tìm thấy ấu trùng giun; khảo sát yếu tố dịch tễ
ghi nhận bệnh nhân thƣờng là trẻ em hay chơi đùa với chó, mèo hoặc nghịch đất
bẩn, ăn uống bị nhiễm bẩn; đồng thời phản ứng miễn dịch đối với kháng nguyên
giun đũa chó, mèo cho kết quả dƣơng tính [8].

Ở các khoa lâm sàng y học nhiệt đới của Bệnh viện Cajal y Ramón tại Madrid,

U

Tây an Nha, ngƣời ta sử dụng 5 tiêu chí nghiêm ngặt để chẩn đốn bệnh di chuyển
ấu trùng nội tạng (visceral larva migrans VLM) nhƣ sau: 1) Xét nghiệm huyết thanh

dƣơng tính với nhiễm giun trịn Toxocara sp.; 2) Trị số tuyệt đối bạch cầu ái toan

H

ngoại vi trong máu> 500 tế bào / mm3 ( Chính xác hơn khi dùng tỉ lệ %); 3) Loại bỏ
các ký sinh trùng khác gây tăng bạch cầu eosin, chẳng hạn nhƣ tuyến trùng đƣờng
ruột, đặc biệt là Strongyloides stercoralis (loại trừ bởi mẻ ấu trùng và huyết thanh
bằng phƣơng pháp ELISA IgG), Schistosoma sp., Fasciola hepatica, Trichinella
spiralis, Taenia solium, Echinococcus granulosus… ; 4) Các triệu chứng liên quan
với VLM (dấu hiệu hơ hấp nhƣ hen suyễn, khó thở và viêm phổi tăng bạch cầu
eosin; triệu chứng ngoài da, bao gồm ngứa và nổi mề đay tái phát, và triệu chứng ở
bụng, bao gồm đau bụng và gan to); và 5) đáp ứng điều trị với albendazole (10-15
mg / kg / ngày trong 2 liều uống trong 5 ngày) đánh giá hiệu quả 6 tháng sau khi
điều trị khi thấy: giảm nồng độ kháng thể nhiễm giun tròn Toxocara sp., giảm bạch
cầu ái toan, và cải thiện lâm sàng hoặc hết triệu chứng [48].


13

 Chẩn đốn phịng xét nghiệm
Bệnh do Toxocara sp. gây nên có vật chủ chính là chó, mèo, khi lạc sang ngƣời,
trở thành ngõ cụt ký sinh. Vì vậy, chúng khơng bao giờ phát triển thành giun trƣởng
thành, việc tìm trứng giun để chẩn đoán xét nghiệm bệnh Toxocara sp. ở ngƣời là
điều khơng thể [16]. Chính vì vậy, ngƣời ta dùng các chỉ số cận lâm sàng sau đây để
chẩn đốn ngƣời bệnh bị nhiễm Toxocara sp.
-

Cơng thức máu ngọai biên: bạch cầu ái toan tăng cao (> 4%). (có thể dùng số
lượng BC tuyệt đối > 500 BCAT/mm3 máu)[48].


-

iện di protein: đôi khi tăng gamma Globuline (IgM).

H
P

Dịch não tủy (trƣờng hợp nghi ngờ nhiễm trùng hệ thần kinh trung ƣơng):

Dịch não tủy nƣớc trong, tăng bạch cầu (Bạch cầu Eosinophile > 10%). Sinh hóa
dịch não tủy có thể bình thƣờng hoặc biến đổi nhƣ viêm màng não mủ (đƣờng giảm,
protein tăng).

Huyết thanh: Chẩn đoán miễn dịch huyết thanh học ELISA (Enzyme Linked

U

Immunosorbent Assay): dùng kháng nguyên ấu trùng giun Toxocara sp.: rất có giá
trị trong chẩn đốn.Thử nghiệm này có độ nhạy 75%, độ đặc hiệu 90%. ộ đặc hiệu
có thể thấp hơn ở những vùng nhiệt đới do khả năng phản ứng chéo với các bệnh

H

giun sán khác [15]. (Test huyết thanh miễn dịch ELISA rất có ích trong chẩn đoán.
Sử dụng ELISA đặc hiệu kháng nguyên giai đoạn ấu trùng sẽ có hiệu quả và độ
nhạy hơn các test chẩn đoán khác nếu huyết thanh đƣợc ủ /hấp phụ lần đầu tiên với
kháng nguyên trong huyết thanh Ascaris để loại bỏ những kháng thể gây ra phản
ứng chéo. Test trong da Toxocara có thể cho phản ứng dƣơng tính giả do các dị
nguyên chia sẻ chung (shared allergens) giữa Toxocara và Ascaris [19].
Kỹ thuật Western lot có độ chính xác cao hơn nhƣng khó thực hiện: ùng để

kiểm tra lại sau khi đã chẩn đoán sàng lọc bằng thử nghiệm huyết thanh học ELISA.
Kỹ thuật này rất phức tạp và thƣờng chỉ dùng trong nghiên cứu [15]. Ở Việt Nam
hiện nay, chẩn đoán miễn dịch huyết thanh học ELISA (Enzyme Linked
Immunosorbent Assay) là phổ biến.


14

Trong chẩn đốn bệnh ấu trùng giun đũa chó/ mèo số lƣợng bạch cầu ái toan có
thể bình thƣờng hoặc có tăng nhƣng với mức độ rất thay đổi. Chính vì những khó
khăn trên nên một số tác giả đã tìm cách định nghĩa ca bệnh giun đũa chó, mèo.
Năm 1979, Glickman và cs. đề xuất các tiêu chuẩn sau:
-

Số lƣợng bạch cầu > 10.000/µL máu,

-

Bạch cầu ái toan > 10% tổng số bạch cầu,

-

Hiệu giá anti-A isohemagglutinin >400,

-

Hiệu giá anti-B isohemagglutinin > 200,

-


Nồng độ IgG và IgM tăng,

-

Gan to

H
P

Nếu hội đủ 3 tiêu chuẩn trên trở lên thì là mắc bệnh giun đũa chó, mèo.
Năm 2001, Pawlowski lại đề xuất 5 chỉ thị (markers) cho bệnh giun đũa chó,
mèo:

U

-

ặc điểm của bệnh nhân và bệnh sử,

-

Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng,

-

Chẩn đốn huyết thanh dƣơng tính,

-

Tăng bạch cầu ái toan,


-

Nồng độ IgE tăng , [3].

H

1.1.7. Điều trị bệnh giun đũa chó, mèo
Về điều trị bệnh, có thể dùng thuốc thiabendazole với liều lƣợng từ 25 đến
50mg/kg cân nặng, dùng từ 7 đến 10 ngày kèm theo corticoide liệu pháp và thuốc
kháng histamine. Thuốc thiabendazole có hiệu lực tốt nhƣng có tác dụng phụ và gây
mệt nhiều nên hiện nay các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng thuốc albendazole
với liều lƣợng 10mg/kg cân nặng mỗi ngày, thời gian điều trị thực hiện tùy theo
biểu hiện bệnh lý và diễn biến của bệnh; có thể dùng từ 5 đến 28 ngày, trung bình
khoảng 10 ngày; thuốc cho kết quả điều trị tốt, hiệu lực có thể đạt tới 96% [8].


15

1.1.8. Phịng ngừa
Toxocara canis/cati khơng phải là một lồi giun hút máu, tùy thuộc vào giai
đoạn và vị trí phát triển mà nó kiếm ăn tại các đƣờng dịch cơ thể của vật chủ hoặc
dựa trên đối tƣợng tiêu hóa trong ruột của nó. Toxocara canis/cati đƣợc tìm thấy
khắp nơi trên thế giới, trứng và ấu trùng của chúng có thể sống sót hàng tháng trời,
thậm chí hàng năm trong mơi trƣờng.

o đó ngƣời ta giả định rằng phần lớn các

vùng thƣờng xuyên có sự xuất hiện của chó (vƣờn, cơng viên, sân chơi…) đều có
mầm bệnh khơng ít thì nhiều. Trứng đƣợc phát tán ra cùng với phân của chó và một

khi ra ngồi vật chủ ấu trùng L2 phát triển bên trong trứng trong vòng 2 đến 4 tuần
phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Những quả trứng này với ấu trùng L2 có khả năng

H
P

nhiễm vào chó nhƣng cũng có thể nhiễm những động vật có vú khác nhƣ là vật chủ
vận chuyển. Một con chó hoặc chó con bị nhiễm có thể phát tán ra hơn 100.000
trứng trên mỗi gram phân, dƣới những điều kiện thuận lợi thì số trứng này có thể
sinh tồn và vẫn có khả năng nhiễm bệnh dài hàng tháng và thậm chí hàng năm trong
đất [25].

U

Con ngƣời có thể bị nhiễm qua việc nuốt phải trứng nhiễm bệnh, chủ yếu qua
đƣờng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phân chó nhiễm bệnh, nhƣng đơi khi

H

cũng do từ lơng chó khi vuốt ve chó. on ngƣời có thể là vật chủ vận chuyển, tức là
ấu trùng sẽ khơng hồn thành q trình phát triển thành giun trƣởng thành trong
ruột ngƣời nhƣng sẽ di trú (do đó gọi là ấu trùng di trú) qua thành ruột tới nhiều cơ
quan gây ra hai loại hội chứng: ấu trùng di chuyển nội tạng nếu một vài cơ quan bên
trong bị nhiễm (chủ yếu là gan, phổi và thành ruột, nhƣng đơi khi cũng có cả hệ
thần kinh trung ƣơng, tức là não bộ), và ấu trùng di chuyển ở mắt nếu mắt bị nhiễm.
Trẻ em đặc biệt bị nguy hiểm vì chúng thƣờng có thể nuốt phải trứng từ những môi
trƣờng nhiễm bệnh. Ngƣời bị nhiễm một vài con giun thƣờng vô hại và tự động đào
thải trong vài tuần nhƣng nếu không đƣợc điều trị, nhiễm ở mắt nghiêm trọng sẽ
gây mù và nhiễm nội tạng nghiêm trọng có thể gây tử vong ở một số ca đặc biệt
[25].



16

Dịch tễ học bệnh do ấu trùng Toxocara sp.: Bệnh phổ biến thƣờng ở trẻ 1-4 tuổi,
trong nhà có ni chó/ mèo. Về lâm sàng, trên các trẻ em, bệnh khởi phát từ từ.
Bệnh nhân sốt nhẹ, thoáng qua, ăn ít, gầy yếu, tiêu chảy, buồn nơn ói mửa, đau cơ
và khớp, ho khạc ra đờm có bạch cầu toan tính, khó thở dạng suyễn, thâm nhiễm
phổi,da nổi rát đỏ hoặc mề đay, hồng ban đa dạng, phù Quinck, gan có thể to, tăng
về kích thƣớc, cứng, bề mặt nhẵn, không đau, đôi khi lách hơi to do ấu trùng di
chuyển phủ tạng. Bệnh có thể tự khỏi sau nhiều tuần lễ (khi ấu trùng chết) [21].
Bởi vậy, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo có
tầm quan trọng rất lớn để bảo vệ sức khỏe trong mỗi gia đình và cộng đồng. o đó,

H
P

để thực hiện tốt về vấn đề vừa nêu, chúng ta cần hành động kết hợp với những
chuyên gia thú y về lĩnh vực này. Mời bác sĩ thú y điều trị những chó và mèo, đặc
biệt là những thú non thƣờng hay dễ bị nhiễm các loại giun sán.

iều này đặc biệt

quan trọng, nếu vật ni có nhiều thời gian thả rơng ở ngồi trời và có thể bị nhiễm
lại. Một số điều cần thực hiện để bảo vệ an tồn cho ngƣời và thú ni nhƣ sau:

U

 Mang chó, mèo đến bác sĩ thú y để phịng ngừa sự lây nhiễm với Toxocara sp.
bằng việc điều trị và tẩy giun định kỳ.


 Làm sạch khu vực sinh sống của chó, mèo ít nhất mỗi tuần một lần, phân nên

H

đƣợc chơn vùi hoặc đóng bao và cho vào thùng rác đến nơi xử lý, rửa tay sau khi
xử lý chất thải.

 Không để trẻ em chơi trong khu vực đất bị ơ nhiễm phân của chó, mèo và che
đậy những hố cát lại khi không sử dụng, để đảm bảo rằng vật nuôi không vào
bên trong và làm ô nhiễm chúng.
 Rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi với chó mèo, hoạt động lao động ngồi trời,
và trƣớc khi cầm nắm thức ăn.


ạy cho trẻ em biết rằng ăn bẩn hoặc tiếp xúc với đất cát là điều nguy hiểm và
có thể dẫn tới tình trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo cũng nhƣ một số loại
ký sinh trùng khác[34].

 Không đƣợc uống nƣớc lã.
 Ăn rau sạch.


×