Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thời gian quay lại làm việc và một số yếu tố liên quan của các nạn nhân tai nạn thương tích sau 12 tháng xuất viện tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ HẢI ĐĂNG

H
P

THỜI GIAN QUAY LẠI LÀM VIỆC VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁC NẠN NHÂN
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH SAU 12 THÁNG XUẤT VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ HẢI ĐĂNG

H
P


THỜI GIAN QUAY LẠI LÀM VIỆC VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁC NẠN NHÂN
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH SAU 12 THÁNG XUẤT VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VIỆT CƯỜNG

HÀ NỘI, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và
động viên vơ cùng to lớn từ phía nhà trường, từ các thầy cơ, và của cả gia đình, bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Phạm Việt Cường đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ và động viên em hồn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phịng Cơng tác sinh viên, phịng
Đào tại sau đại học, và các thầy cô giáo trường Đại học Y tế Cơng cộng đã hết lịng
giúp đỡ em trong thời gian học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phịng chống


H
P

chấn thương, trường Đại học Y tế công cộng đã tạo điều kiện cho em sử dụng số liệu
thứ cấp từ nghiên cứu của trung tâm.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị học viên lớp Thạc sĩ Y tế công cộng
21-1B đã động viên nhắc nhở và chia sẻ cùng em trong suốt quá trình học tập.
Sau cùng là lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh tiếp

U

thêm động lực giúp em có thể hồn thành luận văn này.

H

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2020


ii

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................iv
DANH MỤC BẢNG - BIỂU .......................................................................................... v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4

1.1

Một số khái niệm và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu ............................... 4

1.2

Gánh nặng của tai nạn thương tích ..................................................................... 6

1.3

Thực trạng quay lại làm việc của nạn nhân sau tai nạn thương tích .................. 8

1.4

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng quay lại làm việc sau tai nạn thương

H
P

tích tại các nạn nhân sau khi ra viện ........................................................................... 10
1.5

Nghiên cứu “Đánh giá tác động lâu dài về sức khỏe, kinh tế và xã hội do tai

U

nạn thương tích tại Việt Nam năm 2016” (HEALs 2016) .......................................... 12
1.6


Khung lý thuyết sử dụng trong luận văn. ......................................................... 13

CHƯƠNG 2
2.1

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 14

H

Mô tả nghiên cứu gốc ....................................................................................... 14

2.1.1

Mục tiêu nghiên cứu gốc ........................................................................... 14

2.1.2

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 14

2.1.3

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 15

2.1.4

Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 15

2.1.5


Cỡ mẫu ....................................................................................................... 15

2.1.6

Biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu ................................ 16

2.1.7

Phương pháp thu thập số liệu..................................................................... 17

2.2

Phương pháp nghiên cứu của luận văn ............................................................. 18

2.2.1

Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 18

2.2.2

Phương pháp chọn mẫu và trích xuất số liệu ............................................. 18


iii

2.2.3

Các biến số chính sử dụng trong nghiên cứu ............................................. 18

2.2.4


Quản lý số liệu và phân tích ...................................................................... 18

2.3

Hạn chế của nghiên cứu và khắc phục ............................................................. 19

2.4

Đạo đức nghiên cứu .......................................................................................... 20

CHƯƠNG 3
3.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 21

Mô tả các biến số và tình trạng quay trở lại làm việc của ĐTNC .................... 21

3.1.1

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................. 21

3.1.2

Các đặc điểm TNTT của ĐTNC trước và trong khi được điều trị tại viện 22

3.1.3

Tình trạng chăm sóc và hỗ trợ xã hội của ĐTNC ...................................... 23


3.1.4

Tình trạng quay trở lại làm việc của ĐTNC sau 12 tháng xuất viện ......... 24

3.2

H
P

Phân tích các yếu tố liên quan đến tình trạng quay lại làm việc của ĐTNC .... 27

3.2.1

Phân tích các yếu tố liên quan tới tỷ lệ quay lại làm việc của ĐTNC bằng

phương pháp so sánh đường sống Kaplan - Meier.................................................. 27
3.2.2

Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố liên quan tới thời gian quay lại

U

làm việc của ĐTNC bằng mơ hình hồi quy nguy cơ tỷ lệ Cox ............................... 42
CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN ........................................................................................ 45

4.1

Đặc điểm chung ĐTNC .................................................................................... 45


4.2

Tỷ lệ quay trở lại làm việc sau 12 tháng........................................................... 48

4.3

Các yếu tố liên quan tới tình trạng quay lại làm việc của ĐTNC .................... 50

H

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 57
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 59
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 64


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CI

Khoảng tin cậy (Confidence Interval)

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

PHCN


Phục hồi chức năng

RR

Nguy cơ tương đối (Relative Risk)

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNGT

Tai nạn giao thông

TNTT

Tai nạn thương tích

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

H
P

H


U


v

DANH MỤC BẢNG - BIỂU
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..................................................... 21
Bảng 3.2: Đặc điểm TNTT của ĐTNC trước khi được đưa đến bệnh viện ................... 22
Bảng 3.3: Đặc điểm về số ngày nằm viện của ĐTNC ................................................... 23
Bảng 3.4: Tình trạng chăm sóc và hỗ trợ xã hội của ĐTNC trong vòng 12 tháng sau
xuất viện ......................................................................................................................... 23
Bảng 3.5: Tỷ lệ nạn nhân quay trở lại làm việc sau 12 tháng xuất viện ........................ 24
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với thời gian quay trở lại làm việc của
ĐTNC ............................................................................................................................. 27

H
P

Bảng 3.7: Mối liên quan giữa đặc điểm TNTT với thời gian quay trở lại làm việc ...... 34
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa tình trạng chăm sóc với thời gian quay trở lại làm việc. 38
Bảng 3.9: Mơ hình dự báo sự kiện quay lại làm việc và các yếu tố liên quan............... 42
Biểu đồ 1.1: Sự tương quan giữa cấu trúc gia đình, cơ hội và hoạt động kinh tế

14

Biểu đồ 1.2: Khung lý thuyết nghiên cứu

13


U

Biểu đồ 2.1: Q trình thu thập thơng tin

16

Biểu đồ 3.1: Phân bố thời gian quay trở lại làm việc của ĐTNC trong vịng 12 tháng

H

theo dõi (tính theo tuần)

27

Biểu đồ 3.2: Mối liên quan giữa nhóm tuổi với thời gian quay trở lại làm việc

28

Biểu đồ 3.3: Mối liên quan giữa giới tính với thời gian quay trở lại làm việc

29

Biểu đồ 3.4: Mối liên quan giữa nơi sống với thời gian quay trở lại làm việc

30

Biểu đồ 3.5: Mối liên quan giữa nghề nghiệp với thời gian quay trở lại làm việc

31


Biểu đồ 3.6: Mối liên quan giữa trình độ học vấn với thời gian quay trở lại làm việc 32
Biểu đồ 3.7: Mối liên quan giữa tình trạng hơn nhân với thời gian quay trở lại làm việc
33
Biểu đồ 3.8: Mối liên quan giữa yếu tố bảo hiểm với thời gian quay trở lại làm việc 34
Biểu đồ 3.9: Mối liên quan giữa loại thương tích với thời gian quay trở lại làm việc 35
Biểu đồ 3.10: Mối liên quan giữa nguyên nhân với thời gian quay trở lại làm việc

36


vi

Biểu đồ 3.11: Mối liên quan giữa tình trạng can thiệp y tế trước viện với thời gian quay
trở lại làm việc

37

Biểu đồ 3.12: Mối liên quan giữa thời gian nằm viện với thời gian quay trở lại làm việc
38
Biểu đồ 3.13: Mối liên quan giữa tái khám với thời gian quay trở lại làm việc

39

Biểu đồ 3.14: Mối liên quan giữa PHCN với thời gian quay trở lại làm việc

40

Biểu đồ 3.15: Mối liên quan giữa người chăm sóc với thời gian quay trở lại làm việc 41
Biểu đồ 3.16: Mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội với thời gian quay trở lại làm việc


H
P

H

U

42


vii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Tai nạn thương tích (TNTT) là ngun nhân hàng đầu gây tử vong và là nguyên
nhân chính gây ra các khuyết tật của dân số tại các nước có thu nhập thấp và trung
bình. TNTT đóng góp khoảng 10% gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới với khoảng 5
triệu trường hợp tử vong hàng năm. TNTT gây ra nhiều thương tích và hậu quả của nó
là các tàn tật vĩnh viễn hoặc khả năng tái hòa nhập xã hội và công việc của nạn nhân.
Luận văn này được tiến hành dựa trên sử dụng một phần bộ số liệu của nghiên cứu
“Đánh giá tác động lâu dài về sức khỏe, kinh tế và xã hội do TNTT tại Ninh Bình, Việt
nam năm 2016 – HEALs). Mục tiêu của luận văn nhằm mơ tả và phân tích tình trạng,

H
P

thời gian trở lại làm việc của các nạn nhân bị TNTT nhập viện khám và điều trị tại
bệnh viện Đa khoa Ninh Bình và trong suốt 12 tháng theo dõi sau khi ra viện
Các đối tượng nghiên cứu là các nạn nhân bị TNTT nhập viện khám và điều trị
nội trú tối thiểu 1 đêm tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình. Phương pháp nghiên cứu
thuần tập tiến cứu được thực hiện với 1 vòng phỏng vấn tại thời điểm ra viện kết hợp


U

ghi chép sổ bệnh án, và 4 vòng phòng vấn follow-up sau khi ra viện 1, 2, 4 và 12 tháng.
Sau 1 năm theo dõi còn lại 619 đối tượng được thu thập đầy đủ thông tin (trên tổng số
1022 đối tượng tham gia vào nghiên cứu, tỉ lệ ~61%).

H

Các đối tượng đa số trong độ tuổi từ 18-60 (89.50%), và đa số có giới tính nam
(72,31%). Hơn một nửa (50,40%) các đối tượng nghiên cứu làm nghề nông, và tỉ lệ nạn
nhân số ở nơng thơn cũng chiếm tới ¾ trên tổng số (73,13%). Các nạn nhân chủ yếu là
gặp phải TNTT không chủ đích (87,08%), đa số là tai nạn giao thơng (62,35%) và tỷ lệ
được can thiệp y tế trước viện là rất thấp (29,08%). Thời gian nằm viện trung bình 7,28
ngày, và gần như các nạn nhân không nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức/chương trình
xã hội sau khi ra viện. Chỉ có 39,10% nạn nhân có tái khám, 5,98% có sử dụng dịch vụ
phục hồi chức năng và 37,48% nạn nhân có người chăm sóc tại nhà sau khi ra viện.
Thời gian quay trở lại làm việc trung bình của các đối tượng là khoảng 2 tháng.
Khoảng 75% số ĐTNC đã quay trở lại làm việc sau 11 tuần kể từ khi ra viện. Sau 12


viii

tháng ra viện vẫn còn 31 trường hợp chưa thể quay lại làm việc, chiếm 5,01% tổng số
ĐTNC.
Đa số các nạn nhân TNTT trong nghiên cứu có tuổi trên 35 (52%), sống tại nơng
thơn (72,3%) thì có thời gian quay trở lại làm việc dài hơn so với những nhóm đối
tượng khác. Tỷ lệ nông dân trong nghiên cứu là rất cao (50,4%) và nhóm này có thời
gian quay lại làm việc là sớm hơn những nhóm nghề nghiệp khác.
Mơ hình hồi quy đa biến Cox chỉ ra người sống ở nơng thơn có khả năng quay lại

làm việc sớm hơn gấp 1,3 lần so với nhóm sống ở thành thị, những người làm nghề
nơng có khả năng quay lại làm việc sớm hơn gấp 1,22 lần so với những bệnh nhân làm

H
P

nghề nghiệp khác, những bệnh nhân gặp phải các TNTT khơng chủ ý có khả năng quay
lại làm việc sớm hơn gấp 1,34 lần so với những bệnh nhân gặp các nhóm TNTT khác
và những bệnh nhân nằm viện điều trị tại viện dưới 11 ngày có khả năng quay lại làm
việc sớm hơn gấp 0,77 lần so với những bệnh nhân nằm viện từ 11 ngày trở lên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian quay trở lại làm việc của các đối tượng

U

nghiên cứu sau 12 tháng và sự ảnh hưởng, tác động các yếu tố liên quan. Các kết quả
của nghiên cứu đã đóng góp thêm các bằng chứng cho việc hỗ trợ và phát triển các
chính sách liên quan đến điều trị và tăng cường khả năng phục hồi cho các nạn nhân
TNTT.

H


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hằng năm, trên thế giới có trên năm triệu người chết do tai nạn thương tích
(TNTT), chiếm tới 9% tỉ lệ tử vong toàn cầu và hàng triệu người bị thương và tàn tật
suốt đời. Cứ mỗi ca tử vong, có hàng chục ca nhập viện, hàng trăm ca cấp cứu và hàng
ngàn vụ TNTT không được thống kê. Tại Việt Nam, TNTT đứng thứ 5 trong số 20
nguyên tử vong hàng đầu. Kết quả Khảo sát quốc gia về TNTT của Việt Nam cho thấy

có hơn 35.000 trường hợp tử vong do TNTT trong năm 2010, chiếm 12,8% trong tổng
số ca tử vong và gấp đôi so với tử vong do bệnh truyền nhiễm (5,6%). Tai nạn giao
thông (TNGT) đường bộ là nguyên nhân tử vong hàng đầu, sau đó là ngã và đuối nước.

H
P

Một tỉ lệ lớn những người sống sót sau TNTT phải chịu các khuyết tật tạm thời hoặc
vĩnh viễn, có tới 35% trường hợp TNTT để lại di chứng, trong đó có 6% là tàn tật vĩnh
viễn.

TNTT không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của nạn nhân và còn ảnh hưởng rất nhiều
tới tình trạng kinh kế của gia đình, do những di chứng do TNTT để lại cũng có thể làm

U

mất đi cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho gia đình (1). Theo nghiên cứu dọc tại Anh của
Kendrick D năm 2012, sau 1 tháng khi bị chấn thương ở khoa cấp cứu, có 35% có thể

H

hồn tồn quay trở lại làm việc (2). Nghiên cứu trên những bệnh nhân bị chấn thương
gãy xương chi trên ở Đài Loan năm 2007 chỉ ra có 32% bệnh nhân vẫn khơng thể quay
trở lại làm việc sau 180 ngày sau chấn thương (3). Bên cạnh đó nghiên cứu của tác giả
Darnel F. Murgatroyd trên các đối tượng sau chấn thương chỉnh hình liên quan đến tai
nạn xe cơ giới chỉ ra rằng trong 334 người tham gia nghiên cứu, thời gian trung bình
các đối tượng quay trở lại làm việc là 231 ngày (95% CI 190,05-271,95). Xác suất
người tham gia quay lại làm việc sau 6 tháng là 40,6%, sau 12 tháng là 62,2% và sau
24 tháng là 74,2% (4).
Để có những số liệu cụ thể về mức độ ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần, kinh tế và xã

hội của nạn nhân, tháng 1/2015 Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phịng chống
chấn thương, Trường đại học Y tế Công Cộng đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tác


2

động lâu dài về sức khỏe, kinh tế và xã hội do tai nạn thương tích tại Ninh Bình, Việt
Nam năm 2016 (HEALs2016)” trên 697 nạn nhân. Nghiên cứu được thực hiện trong
thời gian từ 01/2015 đến tháng 09/2016 nhằm đo lường gánh nặng về sức khỏe, tàn tật,
kinh tế và xã hội do tai nạn thương tích (TNTT) gây ra ở những nước có thu nhập trung
bình và thấp. Sử dụng thiết kế nghiên cứu thuần tập tiến cứu, kết quả của nghiên cứu
mong đợi có thể lượng giá được một cách toàn diện hơn những hậu quả do TNTT gây
nên không chỉ ở thời điểm bệnh nhân nhập viện mà còn trong khoảng thời gian hồi
phục tại nhà với 4 vòng theo dõi sau 1, 2, 4, 12 tháng xuất viện. Nghiên cứu “Thời
gian quay lại làm việc và một số yếu tố liên quan của các nạn nhân tai nạn thương

H
P

tích sau 12 tháng xuất viện tại tỉnh Ninh Bình” được tiến hành sử dụng số liệu từ
nghiên cứu “Đánh giá tác động lâu dài về sức khỏe, kinh tế và xã hội do tai nạn
thương tích tại Ninh Bình, Việt Nam năm 2016 (HEALs2016)” và tập trung vào phân
tích thực trạng quay lại làm việc của nạn nhân. Kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra các
khuyến nghị phù hợp, giảm thiểu gánh nặng về kinh tế, xã hội do TNTT gây ra.

H

U



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả tình trạng quay lại làm việc của các nạn nhân tai nạn thương tích sau 12
tháng xuất viện tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng quay lại làm việc của các nạn
nhân tai nạn thương tích sau 12 tháng xuất viện tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh
Bình năm 2016.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu
Tai nạn thương tích được định nghĩa là các hoạt động gây nên chấn thương về thể
chất. Những tai nạn này có thể gặp phải do bị ngã, bị đánh, thực hiện các hoạt động
nặng, chơi thể thao, chấn thương bởi dao kéo hoặc các vũ khí…(5). Theo các quan
niệm truyền thống, TNTT được coi là các tai nạn ngẫu nhiên, không thể phòng tránh.
Nhưng trong những thập kỉ qua, nhờ sự hiểu biết tốt hơn về bản chất của thương tích
đã thay đổi những quan niệm cũ này,ngày nay cả những thương tích khơng chủ ý và cố

H
P


ý được xem là những thương tích có thể phịng ngừa được (6).

TNTT do giao thông (TNGT): Tai nạn giao thông được định nghĩa là sự va chạm
hoặc tai nạn có thể hoặc có thể không gây ra chấn thương, xảy ra trên đường và có liên
quan đến ít nhất một phương tiện đang di chuyển (7).

Bỏng: là tổn thương lớp tế bào da hoặc các tế bào khác khi tiếp xúc với nhiệt, bức

U

xạ, phóng xạ, tia cực tím, điện, ma sát hoặc tiếp xúc với chất hóa học. Các TNTT da do
tia cực tím, chất phóng xạ, điện, hóa chất, cũng như tổn thương phổi do hít phải khói
cũng được coi là bỏng (8).

H

Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước,
xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ
hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác (9).
Ngã: Ngã là một việc làm cho một người phải dừng lại đột ngột ở trên mặt đất hoặc
sàn nhà hoặc ở một mặt bằng thấp hơn (10).
Ngộ độc: Ngộ độc là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại
độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc (11).
Bạo lực: Bạo lực là việc sử dụng vũ lực một cách có chủ ý để hăm dọa hoặc đánh
chính mình hoặc người khác, một nhóm người hoặc cộng đồng, gây TNTT dẫn đến


5


hoặc có khả năng cao dẫn đến chấn thương, tử vong, tổn thương tâm lý, phát triển dị
dạng hoặc thiếu sót (12).
Tự tử: Tự tử là trường hợp tử vong do chính nạn nhân gây ra với mục đích đem lại
cái chết cho chính họ (13).
Người tàn tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy
giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập
gặp khó khăn (14).
Đa chấn thương: là những bệnh nhân có tổn thương từ 2 vị trí trở lên, trong đó có

H
P

ít nhất 1 tổn thương đe dọa tính mạng (làm thay đổi chức năng hơ hấp, tuần hồn) (15).
Người chăm sóc: là người dành nhiều thời gian nhất trong ngày (24h) để chăm sóc
cho bệnh nhân tại bệnh viện và ở nhà sau khi xuất viện (16).

Quay trở lại làm việc là một chỉ số chính của các hoạt động trong cuộc sống hiện
thực; do đó, dự đốn khả năng làm việc trong tương lai là trọng tâm của nghiên cứu

U

(17). Các cá nhân không thể quay trở lại làm việc do chấn thương hoặc bệnh tật có thể
gặp các bệnh nghiêm trọng về thể chất, cũng như yếu tố về tâm lý xã hội kém (lo lắng,
trầm cảm..) (18, 19). Có nhiều yếu tố dự đốn về quay trở lại làm việc: các yếu tố cá

H

nhân như đặc điểm công việc và chấn thương; can thiệp phục hồi chức năng y tế; và
đặc điểm bảo hiểm (20, 21). Các yếu tố khác bao gồm các yếu tố xã hội, luật pháp và
kinh tế như kiện tụng, chế độ lương thưởng, và tỷ lệ thất nghiệp (20). Trong nghiên

cứu, khái niệm “Quay trở lại làm việc” là việc đối tượng đi làm trở lại để kiếm thêm
thu nhập phục vụ cho kinh tế cá nhân và gia đình, khơng nhất thiết là phải trở lại công
việc cũ trước khi nhập viện do TNTT.
Chấn thương có chủ ý (chủ đích): Loại hình TNTT này gây nên do sự chủ ý của
người bị tai nạn thương tích hay của cá nhân những người khác. Các trường hợp
thường gặp là tự tử, giết người, bạo lực thành nhóm như chiến tranh, đánh nhau, hiếp
dâm, hành hạ trẻ em, hành hạ người già, bạo lực trong trường học… (22).


6

Chấn thương khơng chủ ý (chủ đích): Tai nạn thương tích khơng có chủ định
thường xảy ra do sự vơ ý hay khơng có sự chủ ý của những người bị tai nạn thương
tích hoặc của những người khác. Các trường hợp thường gặp là tai nạn thương tích do
giao thông như tai nạn ô tô, xe đạp, xe máy, người đi bộ, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay; do
bị ngã, lửa cháy, nghẹt thở, chết đuối, ngộ độc... (22)
1.2 Gánh nặng của tai nạn thương tích
TNTT ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tinh thần, thậm chí là tính mạng của nạn
nhân. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Thống kê Tuổi thọ Hoa Kỳ, TNTT khơng chủ
đích là nguyên nhân lớn thứ năm gây ra tử vong ở Mỹ ở mọi lứa tuổi, trong khi đó tự tử

H
P

đứng thứ 12 và giết người đứng thứ 11 (23). Tổng lại, TNTT, bao gồm cả TNTT chủ
đích và khơng chủ đích là nguyên nhân chính thứ tư gây ra tử vong ở mọi lứa tuổi (23).
Nghiêm trọng hơn, ở trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 1 – 34 tuổi, TNTT khơng chủ
đích, tự tử và giết người là ba nguyên nhân tử vong hàng đầu. Như vậy, phần lớn
những người thuộc lứa tuổi này tử vong vì TNTT. Ở nam giới Mỹ, TNTT khơng chủ


U

đích và tự tử đứng thứ tư và thứ tám trong số các ngun nhân chính dẫn đến tử vong,
trong khi đó nữ giới, TNTT khơng chủ đích và tự tử là nguyên nhân chính thứ bảy và
thứ 19 dẫn đến tử vong.

H

Ở Việt Nam, theo khảo sát về về TNTT (VNIS) 2010, tử vong do các nguyên nhân
TNTT chiếm 12.8% trong tổng số nguyên nhân tử vong trên quần thể, chiếm 5 trên
tổng số 20 nguyên nhân tử vong hàng đầu. TNGT là nguyên nhân gây tử vong đứng
thứ 2 trong toàn bộ các nguyên nhân gây tử vong ở Việt Nam và có ảnh hưởng đặc biệt
lớn tới dân số trong độ tuổi lao động. Với các nhóm tuổi khác nhau, TNTT là nguyên
nhân gây tỷ lệ tử vong đáng kể. Đặc biệt, ở Việt Nam, TNTT ảnh hưởng đến nam giới
gấp 2 lần so với nữ giới. Tỷ suất tử vong do TNTT năm 2010 ở Việt Nam là
38,6/100.000, tương đương có gần 35.000 nạn nhân tử vong do các nguyên nhân TNTT
khác nhau.


7

Đối với các trường hợp sống sót sau TNTT, gánh nặng lên hệ thống y tế, gia đình
và xã hội là rất lớn. Theo số liệu của Trung tâm Thống kê Y tế Hoa Kỳ, hàng năm có ít
nhất 28 triệu người phải cấp cứu hàng năm vì TNTT, chiếm 30% tổng số ca cấp cứu.
Số liệu tương quan cho thấy, cứ mỗi ca tử vong thì có 10 ca nhập viện và 190 ca cấp
cứu vì TNTT. Cịn ở Việt Nam, hàng năm có tới hàng trăm ngàn trường hợp bị TNTT
không dẫn đến tử vong cần được điều trị và có thể phải chăm sóc lâu dài. Theo kết quả
khảo sát VNIS, tỷ suất TNTT không tử vong ở Việt Nam khá cao, ước tính một năm có
tới 1,8 triệu lượt người gặp phải các TNTT khác nhau, dẫn đến phải nghỉ học, nghỉ việc
hoặc cần được chăm sóc y tế tối thiểu một ngày. Như vậy, với tỷ lệ 36% nạn nhân phải


H
P

nhập viện tối thiểu một ngày, chỉ tính riêng các ngun nhân TNTT thì hệ thống chăm
sóc sức khỏe của Việt Nam mỗi năm đón nhận tới 600.000 nạn nhân TNTT tới điều trị
và nằm viện điều trị, trung bình mỗi người là khoảng 10 ngày.

Ngoài ra, TNTT đem đến một gánh nặng to lớn về kinh tế đối với xã hội và chính
bản thân nạn nhân. Những chi phí trực tiếp có thể kể đến chi phí cho các dịch vụ cấp

U

cứu, chăm sóc sức khỏe, nằm viện, hồi phục chức năng, thuê người chăm sóc, bảo
hiểm, v.v. Một nghiên cứu ở Hà Lan đã chỉ ra rằng, chi phí y tế dành cho các trường
hợp TNTT cao ngang chi phí cho ung thư và đột quỵ, chiếm 3,7% tổng ngân sách dành

H

cho y tế của nước này (24). Trong khi đó, các chi phí gián tiếp thường liên quan tới
việc suy giảm năng suất lao động và về lâu dài, chi phí này cịn lớn hơn chi phí trực
tiếp. Cụ thể, thời gian hồi sức sau TNTT được coi là tốn kém hơn viện phí (25). Theo
Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Dỗn Mậu Diệp, 35% trường hợp
TNTT có để lại di chứng, trong đó, 6% tàn tật vĩnh viễn. Như vậy, khi tích lũy hàng
năm, TNTT tạo ra một gánh nặng lớn trong việc cung cấp các phúc lợi xã hội cho
nhóm này. Ngồi ra, các di chứng do tai nạn thương tích cũng sẽ làm mất đi cơ hội việc
làm và tạo thu nhập cho gia đình, người chăm sóc nạn nhân, khiến họ rơi vào hồn
cảnh khó khăn, nghèo đói.



8

Ngồi sức khỏe thể chất, TNTT cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của
nạn nhân. Những vấn đề về tâm lý thường gặp phải ở các nạn nhân là căng thẳng, bực
bội, lo âu, trầm cảm và rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD). Tuy nhiên,
mỗi TNTT có biểu hiện và mức độ ảnh hưởng tâm lý khác nhau. Ví dụ, nghiên cứu của
Corry van der Sluis và cộng sự chỉ ra rằng các bệnh nhân TNGT thường gặp phải các
vấn đề về nhận thức như mệt mỏi, trí nhớ kém, phản ứng chậm. Nghiên cứu này cũng
cho thấy các ảnh hưởng về tâm lý của TNTT thường kéo dài dai dẳng hơn các vấn đề
về thể chất (26). Mặt khác, các nạn nhân bỏng có thể gặp phải chấn thương tâm lý
nghiêm trọng, thậm chí thay đổi tính cách (27).

H
P

1.3 Thực trạng quay lại làm việc của nạn nhân sau tai nạn thương tích
Phần lớn các trường hợp TNTT là những người trẻ tuổi hoặc người trong độ tuổi lao
động (từ 15 đến 49). Ngồi mục tiêu chính là bảo tồn sự sống, phương pháp điều trị
dành cho bệnh nhân đa chấn thương hiện cũng đang tập trung vào phục hồi chức năng
và quay trở lại làm việc (28).

U

Theo Davydow và cộng sự (2009), bệnh nhân đa chấn thương có các triệu chứng rối
loạn căng thẳng sau chấn thương và hơn một nửa số họ không thể quay lại làm việc

H

một năm sau khi xuất viện. Có tới 50% người sống sót sau chấn thương không thể quay
lại làm việc sau 2 năm (29). Toien K và cộng sự (2012) cũng chỉ ra rằng chỉ có 32,6%

đối tượng nghiên cứu có thể trở lại làm việc và đi sau khi xuất viện, các nạn nhân sau 1
năm xuất viện cho thấy 60,4% người tham gia cần có ít nhất một người chăm sóc sau
TNTT. Về việc quay trở lại hoạt động lao động, 32,6% bệnh nhân đã trở lại làm việc
hoặc đi học sau một năm theo dõi. Đối với những bệnh nhân này, thời gian trung bình
để trở lại làm việc là khoảng 5 tháng sau khi xuất viện (30).
Nghiên cứu trên 196 bệnh nhân có TNTT nặng trong vịng 5 năm tại Hà Lan đã chỉ
ra rằng 33% trong số họ đã phải thay đổi công việc hoặc hoạt động hàng ngày do chấn
thương. Trong số 127 bệnh nhân trong độ tuổi lao động (18-65 tuổi), 33 (26%) không
thể làm việc và phụ thuộc vào trợ cấp xã hội. Các vấn đề về vận động, tự chăm sóc,


9

sinh hoạt hàng ngày, đau / khó chịu, lo lắng / trầm cảm và khả năng nhận thức đã được
tìm thấy lần lượt ở 34%, 15%, 51%, 58%, 37% và 57%. Số vùng cơ thể bị ảnh hưởng,
mức độ nghiêm trọng của chấn thương (Điểm tổn thương nghiêm trọng lớn hơn 25)
(31).
Nghiên cứu về phục hồi chức năng lâm sàng (2007) cũng cho kết quả sau chấn
thương có 58,4% bệnh nhân (n = 125) đã có thể trở lại làm việc tồn thời gian, 21,5%
có việc làm bán thời gian và 20,1% không trở lại làm việc (32).
Theo nhiên cứu về bệnh tâm lý và quay lại làm việc sau chấn thương tại Anh năm

H
P

2017 thực hiện trên 273 người nhập viện sau chấn thương khơng chủ đích có việc làm
trước khi bị chấn thương, có rất ít người có thể quay lại làm việc sau 1 tháng (13,2%)
và tháng thứ 2 là 23,4% và sau 12 tháng tỉ lệ quay lại làm việc chỉ là 60,7%. Chỉ có
6,6% trong tổng số quay lại làm việc hoàn toàn, 3,7% quay lại làm việc nhưng không
thể tiếp tục công việc của họ. Hơn một nửa (52,5%) kéo dài thời gian quay lại làm việc

và 8% không thể quay lại làm việc trong vịng 12 tháng (33).

U

Một nhóm các cơng nhân bị chấn thương tay liên quan đến công việc từ ba bệnh
viện được lựa chọn ở phía Đơng Trung Quốc năm 2014 đã được theo dõi về kết quả

H

của việc quay trở lại làm việc cho đến 8 tháng sau khi xuất viện. Trong số 246 trường
hợp, 192 (78,1%) cuối cùng đã trở lại làm việc với thời gian trung bình vắng mặt 44,0
ngày trong thời gian theo dõi 8 tháng (34).
Nghiên cứu về các yếu tố quyết định trở lại làm việc với các bệnh nhân có chấn
thương tay trên 91 bệnh nhân cho thấy chỉ có 48% số bệnh nhân có thể quay lại làm
việc trong vịng 1 năm sau chấn thương, 9% mất hơn một năm, 4% trong số họ không
thể tiếp tục công việc của họ trong vịng 2 năm sau chấn thương. Thời gian trung bình
để quay lại làm việc là 10,5 tuần (IR= (23; 134)). 82,4% khơng thay đổi cơng việc của
họ, chỉ có 3,3% thay đổi công việc là do chấn thương ở tay của họ (35).


10

Darnel F. Murgatroyd và cộng sự chỉ ra có 74% trong tổng số 452 bệnh nhân trả lời
có thể quay trở lại làm việc. Lúc ban đầu, trong số 334 người làm việc có 83% đối
tượng làm tồn thời gian và 96% trong dố này đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ. Sau 6
tháng nằm viện trong số 146 bệnh nhân đã làm việc có 65% làm việc tồn thời gian và
64% thực hiện đầy đủ nhiệm vụ. Vào lúc 12 tháng trong 149 đối tượng đã làm việc,
73% làm toàn thời gian và 69% thực hiện đầy đủ nhiệm vụ. Sau 24 tháng, trong số 137
đã làm việc, 81% là toàn thời gian và 79% thực hiện đầy đủ nhiệm vụ. Ngoài ra, trong
6 tháng 10% đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) đã thay đổi nghề nghiệp. Tỷ lệ này tăng

lên là 16% vào 12 tháng và 22% thay đổi nghề nghiệp vào 24 tháng (4).

H
P

Tại Việt Nam, có rất ít nghiên cứu liên quan tới tình trạng sức khỏe và phục hồi sức
khỏe của bệnh nhân sau TNTT được tiến hành trước đây. Theo báo cáo tình hình
TNTT tại Việt Nam, có đến 35% trường hợp TNTT để lại di chứng, trong đó có 6% tàn
tật vĩnh viễn. Những con số này tích lũy hằng năm và tạo ra một gánh nặng lớn cho
Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội cho

U

nhóm này (36).

1.4 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng quay lại làm việc sau tai nạn thương

H

tích tại các nạn nhân sau khi ra viện

Nghiên cứu trên 121 bệnh nhân bị thương nặng, trong một hồi quy đồng thời phân
tích các biến số mức độ nghiêm trọng của chấn thương, giới tính, tuổi tác, loại tai nạn
(giao thông đường bộ, nơi làm việc hoặc tai nạn thời gian giải trí) được coi là yếu tố dự
báo thời gian nghỉ việc. Kết hợp lại, những dự đốn này đã giải thích 18% phương sai
của thời gian nghỉ việc (F = 2,34, df = 7; 77, p <0,05) (37).
Nghiên cứu trên những công nhân sau khi gãy xương chi tại Đài Loan năm 2007 chỉ
ra lao động nam (OR, 2,70; 95% CI, 1,16-6,25) và những người có sự giúp đỡ tài chính
từ chủ lao động của họ (OR, 2.32; 95% CI, 1.17-4.60) thấy dễ dàng hơn để trở lại làm
việc 90 ngày sau khi bị thương.



11

Nghiên cứu về những bệnh nhân bị chấn thương sọ não sau chấn thương tại Na Uy
năm 2018 và nghiên cứu của Vles WJ và cộng sự (2005) cho thấy phụ nữ có kết quả
phục hồi chức năng kém hơn nam giới trong thời gian dài sau chấn thương (RR =
0,447; 95%CI= 0,239-0,283). Nghiên cứu này cũng chỉ ra sự giúp đỡ của văn phòng
bảo hiểm xã hội cũng là nguyên nhân đáng kể với việc phục hồi chức năng nghề
nghiệp của nạn nhân (RR = 0,522; 95%CI= 0,282,965) (31).
Nghiên cứu tại Anh của tác giả Kendrick D và cộng sự năm 2011 chỉ ra đàn ơng có
nhiều khả năng quay trở lại làm việc sớm hơn phụ nữ sau chấn thương (RR 1,94, KTC
95% 1,34 đến 2,82), trong khi những người sống ở khu vực thiếu thốn ít có khả năng

H
P

quay trở lại làm việc hơn (RR 0,59, KTC 95% 0,40 đến 0,85) (2).

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thời gian nằm viện dài, số lượng chấn thương cao,
sự hiện diện của chấn thương não nghiêm trọng, trầm cảm, trình độ học vấn thấp và
bệnh lý tâm lý là những yếu tố rủi ro liên quan đến việc không trở lại làm việc (38).

U

Từ cơ sở dữ liệu của MEDLINE đến năm 2010 dựa trên 13 nghiên cứu trong đó có
11 can thiệp về đối tượng nghỉ làm do bệnh tật hoặc chấn thương đã cho kết quả rằng
tình trạng sức khỏe tâm thần, sang chấn tâm lý sau chấn thương có ảnh hưởng đến thời

H


gian quay lại làm việc. Thêm vào đó, sự khả năng hạn chế thực hiện các hoạt động sinh
hoạt hằng ngày và yêu cầu về các công việc về thể chất cũng là những yếu tố liên quan
có ý nghĩa thống kê với thời gian quay lại làm việc.
Tác động tiêu cực của cơn đau cũng là một yếu tố liên quan đã được chứng minh
trong một số nghiên cứu chấn thương ở tay. Đau là một yếu tố gây căng thẳng trong
chấn thương bàn tay cấp tính và sau một năm, đau có ảnh hưởng tiêu cực đến việc quay
lại làm việc, khi bệnh nhân đau nhiều hơn, họ có xu hướng cẩn thận hơn khi làm việc
điều này kéo dài thời gian quay lại làm việc (35). Kết quả này tương tự với các nghiên
cứu với các nạn nhân bị thương nặng sau TNGT tại Pháp, mức độ nghiêm trọng của


12

chấn thương đầu đau dữ dội kéo dài và rối loạn căng thẳng sau chấn thương có liên
quan đến việc không trở lại làm việc 3 năm sau TNGT nghiêm trọng (39).
Nghiên cứu của Holtslag HR và cộng sự (2007) cũng cho kết quả tương tự khi tuổi,
vị trí chấn thương, thời gian chăm sóc đặc biệt, tỉ lệ tàn tật vĩnh viễn và hạn chế về mặt
nhận thức có ảnh hưởng đến tình trạng cơng việc sau chấn thương qua mơ hình hồi quy
(40). Dựa trên 7 nghiên cứu đoàn hệ từ năm 1990 đến năm 2009 đã chỉ ra rằng tuổi cao
(trên 50) có liên quan đến tình trạng khuyết tật và kéo dài thời gian hơn để quay lại làm
việc. Nghiên cứu này cũng chỉ ra các yếu tố cá nhân khác như giới tính, giáo dục, tiền
sử bệnh tật trước đó, kì vọng phục hồi tiêu cực, tình trạng kinh tế xã hội, các vấn đề về

H
P

sức khỏe tâm thần như rối loạn trầm cảm, lo âu và người chăm sóc cũng có tương quan
yếu đến thời gian quay lại làm việc và khuyết tật lâu dài (41).


Toien K và cộng sự (2012) cũng chỉ ra rằng chỉ có 32,6% đối tượng nghiên cứu có
thể trở lại làm việc và đi sau khi xuất viện, các nạn nhân sau 1 năm xuất viện cho thấy
60,4% người tham gia cần một người chăm sóc sau TNTT. Sau khi xuất viện, 60,5%

U

được theo dõi bởi một nhà vật lý trị liệu, 46,5% được theo dõi bởi các bác sĩ, 7% được
theo dõi bởi các nhà tâm lý học, và 7% được theo dõi bởi các nhà trị liệu ngôn

H

ngữ; 39,5% bệnh nhân không nhận được bất kỳ sự trợ giúp chuyên môn nào (38).
Nghiên cứu Denise Kendrick và cộng sự (2017) cũng chỉ ra cứ mỗi điểm trong
thang đo mức độ trầm cảm tăng lên làm giảm tỉ quay lại làm việc xuống 13% (OR=
0,87. 95%CI= 0.86- 0.96). Các bệnh nhân tăng 1 đêm điều trị tại viện cũng làm giảm tỉ
lệ quay lại làm việc xuống 9,2% (OR=0,92, 95%CI= 0,86-0,96) (33).
1.5 Nghiên cứu “Đánh giá tác động lâu dài về sức khỏe, kinh tế và xã hội do tai
nạn thương tích tại Việt Nam năm 2016” (HEALs 2016)
HEALs là một nghiên cứu đa quốc gia, được thực hiện ở 4 nước là Cam-pu-chia,
Kenya, Malaysia và Việt Nam. Tại Việt Nam, nghiên cứu nằm trong chương trình hợp
tác giữa trường Đại học Johns Hopkins Hoa Kỳ và trường Đại học Y tế công cộng Hà


13

Nội. Địa điểm nghiên cứu được chọn ở Việt Nam là bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình,
trong thời gian từ 01/2015 đến tháng 09/2016. Trung tâm Nghiên cứu chính sách và
Phòng chống chấn thương, trường đại học Y tế Công Cộng trực tiếp thực hiện. Mục
tiêu của nghiên cứu nhằm đo lường gánh nặng về sức khỏe, tàn tật, kinh tế và xã hội do
TNTT gây ra ở những nước có thu nhập trung bình và thấp. Sử dụng thiết kế nghiên

cứu thuần tập tiến cứu, kết quả của nghiên cứu mong đợi có thể lượng giá được một
cách toàn diện hơn những hậu quả do TNTT gây nên khơng chỉ ở thời điểm bệnh nhân
nhập viện mà cịn trong khoảng thời gian hồi phục tại nhà với 4 vòng theo dõi sau 1, 2,
4, 12 tháng xuất viện.

H
P

Nghiên cứu “Đánh giá tác động lâu dài về sức khỏe, kinh tế và xã hội do tai nạn
thương tích tại Việt Nam năm 2016” (HEALs 2016) đã sử dụng khung lý thuyết phân
loại quốc tế về chức năng, khuyết tật và sức khỏe (ICF) của WHO như là khái niệm cơ
sở để đánh giá hậu quả của TNTT không gây tử vong cho các cá nhân. Khung lý thuyết
mô tả tình trạng tàn tật gồm sự tương tác giữa các chức năng cơ thể, các hạn chế về

U

hoạt động và khả năng hòa nhập cuộc sống xã hội sau khi chấn thương. Sự tương tác
này chịu ảnh hưởng bởi cả yếu tố môi trường và cá nhân (42).

H

Để đánh giá tác động của tàn thật và thương tích đối với gia đình nạn nhân và xã
hội, HEALs đã phát triển mơ hình khái niệm bao gồm ba thành phần liên quan đến
nhau gồm: Cấu trúc gia đình, cơ hội kinh tế gia đình và hoạt động kinh tế gia đình. Mơ
hình này nhằm giúp hiểu rõ hơn về những cách khác mà TNTT có thể ảnh hưởng đến
cấu trúc xã hội. Các thành viên khác trong gia đình có thể bị mất đi thu nhập của họ khi
nghỉ việc để chăm sóc nạn nhân. Ngồi ra chi phí gián tiếp cho các thành viên trong gia
đình, cấu trúc gia đình có thể bị ảnh hưởng theo một số cách khác nhau sau TNTT.



14

-

Cấu trúc gia đình
Tình trạng hơn nhân
Nơi ở
Số thành viên gia đình

-

Hoạt động kinh tế
Thu nhập
Khơng có thu nhập
Chăm sóc người thân
Tự làm việc
Tự cung tự cấp

Chấn thương

H
P

Cơ hội kinh tế gia đình
- Tài sản vật chất
- Nguồn lực con người
- Nguồn lực văn hóa
- Nguồn lực xã hội

U


Biểu đồ 1.1: Sự tương quan giữa cấu trúc gia đình, cơ hội và hoạt động kinh tế

H


13

1.6 Khung lý thuyết sử dụng trong luận văn.
Luận văn này dựa trên nghiên cứu gốc và tập trung vào tìm hiểu tình trạng sức khoẻ, mức độ tàn tật, thời gian
phục hồi của các ĐTNC các yếu tố liên quan của các nạn nhân TNGT sau 12 tháng sau khi xuất viện.

H
P

THỰC TRẠNG QUAY TRỞ LẠI LÀM VIỆC CỦA NẠN NHÂN TNTT SAU
12 THÁNG XUẤT VIỆN TẠI BVĐK TỈNH NINH BÌNH 2016
- Tỷ lệ quay trở lại làm việc sau 12 tháng

- Thời gian quay trở lại làm việc sau 12 tháng xuất viện

U

Các yếu tố cá nhân
Tuổi
Giới

Nơi sống
Nghề nghiệp
Trình độ học vấn

Tình trạng hơn nhân

Yếu tố xã hội

Yếu tố trước và trong

H

khi điều trị tại viện

Loại tai nạn thương tích

Nguyên nhân chấn
thương
Can thiệp y tế trước viện
Số ngày điều trị

Bảo hiểm y tế

Tái khám

SD dịch vụ PHCN
Người chăm sóc
Sự hỗ trợ từ các tổ
chức/chương trình xã
hội

Biểu đồ 1.2: Khung lý thuyết nghiên cứu



×