Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện quảng ninh, quảng bình năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ VIỆT HƯNG

H
P

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
CHO TRẺ CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, QUẢNG BÌNH
NĂM 2022

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ VIỆT HƯNG

H
P



KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
CHO TRẺ CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, QUẢNG BÌNH
NĂM 2022

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ MINH THI

HÀ NỘI, 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, em đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Với
lịng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo đại học cùng quý thầy cô giáo
Trường Đại học Y tế công cộng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ
bản và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu
Em xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới TS Lê Minh Thi đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.


H
P

Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Quảng Ninh, Trạm Y tế các
xã Võ Ninh, Xuân Ninh đã hỗ trợ, hợp tác trong quá trình học tập và thực hiện nghiên
cứu.

Cuối cùng xin cảm ơn người thân và bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên,
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.

H

U

Hà Nội, tháng 10 năm 2022
Người thực hiện luận văn

Lê Viêt Hưng


ii

LỜI CAM ĐOAN
Em là Lê Việt Hưng, học viên lớp thạc sĩ y tế cơng cộng khóa 24-1B3,
chun ngành Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Tiến sỹ Lê Minh Thi.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung

thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.

H
P

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2022
TÁC GIẢ

H

U

Lê Việt Hưng


iii

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU................................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1. Khái niệm và thông tin chung về bệnh tay-chân-miệng ................................. 4
1.1.1. Khái niệm về bệnh tay chân miệng......................................................... 4
1.1.2. Tác nhân gây bệnh ................................................................................. 4
1.1.3. Đường lây truyền bệnh tay chân miệng .................................................. 5


H
P

1.1.4. Đặc điểm bệnh tay chân miệng .............................................................. 5
1.1.5. Chẩn đoán bệnh ..................................................................................... 6
1.1.6. Một số biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng............................. 6
1.2. Tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên thế giới và Việt Nam...................... 7
1.2.1. Tình hình mắc bệnh tay-chân-miệng trên thế giới .................................. 7
1.2.2. Tình hình bệnh Tay chân miệng tại Việt Nam ........................................ 9

U

1.2.3. Tình hình bệnh Tay chân miệng tại tỉnh Quảng Bình ........................... 10
1.3. Nghiên cứu về kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng
chống bệnh tay-chân-miệng trên thế giới và Việt Nam ................................................. 11

H

1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 11
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam...................................................................... 13
1.4. Thông tin về địa bàn nghiên cứu................................................................. 18
1.5. Khung lý thuyết .......................................................................................... 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 21
2.1.2. Tiêu chí lựa chọn ................................................................................. 21
2.1.3. Tiêu chí loại trừ ................................................................................... 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................... 21
2.3. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................................... 21
2.4. Cỡ mẫu: ..................................................................................................... 21

2.5. Phương pháp chọn mẫu.............................................................................. 22


iv

2.6. Phương pháp thu thập số liệu:.................................................................... 22
2.7. Các biến số nghiên cứu: ............................................................................. 23
2.8. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá. ........................................................... 24
2.8.1. Các khái niệm: ..................................................................................... 24
2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá: ............................................................................ 24
2.9. Phương pháp phân tích số liệu: .................................................................. 26
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ................................................................ 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 27
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................................. 27
3.2. Kiến thức về bệnh Tay chân miệng của đối tượng nghiên cứu..................... 29
3.3. Thực hành phòng chống bệnh TCM của ĐTNC .......................................... 34

H
P

3.4. Các yếu tố liên quan đến việc thực hành xử trí của bà mẹ........................... 42
Chương 4. BÀN LUẬN....................................................................................... 46
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................................. 46
4.2. Kiến thức về phòng bệnh Tay chân miệng của đối tượng nghiên cứu .......... 47
4.3. Thực hành phòng bệnh TCM của ĐTNC ..................................................... 53
4.4. Các số yếu tố liên quan đến việc kiến thức, thực hành về phòng bệnh Tay

U

chân miệng của đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 59


4.5. Những hạn chế của nghiên cứu .................................................................. 62
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 63

H

1. Kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5
tuổi tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình năm 2022 .............................................. 63
2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng
của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình năm 2022” 64
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 66
PHỤ LỤC............................................................................................................ 73
Phụ lục 1: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ............................... 73
Phụ lục 2. Bộ câu hỏi phỏng vấn bà mẹ có con dưới 5 tuổi ............................... 74
Phụ lục 3. Các biến số ......................................................................................... 85
Phụ lục 4: Đánh giá kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM ........................... 91


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CA16

Coxsackievirus A16

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu


ĐTV

Điều tra viên

EV71

Enterovirus 71

TCM

Tay chân miệng

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

H

U

H
P



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................... 27
Bảng 3.2. Số bà mẹ có con dưới 5 tuổi biết thông tin về bệnh TCM ...................... 29
Bảng 3.3. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh, lứa tuổi, thời điểm mắc bệnh và sự
nguy hiểm của bệnh TCM ..................................................................................... 29
Bảng 3.4. Kiến thức về đường lây, biểu hiện bệnh, các dấu hiệu chuyển nặng............... 31
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kiến thức chung về bệnh Tay chân miệng ...................... 33
Bảng 3.6. Thực hành rửa tay của ĐTNC ................................................................ 34
Bảng 3.7. Thực hành các thời điểm vệ sinh răng miệng cho trẻ ............................. 35

H
P

Bảng 3.8. Thực hành rửa tay cho trẻ ...................................................................... 36
Bảng 3.9. Thực hành vệ sinh đồ chơi của đối tượng nghiên cứu ............................ 37
Bảng 3.10. Thực hành vệ sinh, lau chùi sàn nhà nơi chơi của trẻ bằng xà phòng .... 38
Bảng 3.11. Thực hành quy trình rữa tay bằng xà phịng của đối tượng nghiên cứu ..... 39
Bảng 3.12. Thực hành vệ sinh, ăn uống cho trẻ của ĐTNC .................................... 40

U

Bảng 3.13. Thực hành xử trí khi nghi ngờ trẻ bị bệnh tay chân miệng của đối tượng
nghiên cứu ............................................................................................................. 40
Bảng 3.14. Thực hành xử lý phân trẻ ..................................................................... 41

H


Bảng 3.15. Bảng tổng hợp thực hành chung về phòng bệnh TCM của ĐTNC.............. 42
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với kiến thức phòng bệnh
TCM cho trẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ...................................................... 42
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với thực hành phịng bệnh
TCM cho trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ............................................................ 43
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phịng bệnh TCM của bà mẹ
có con dưới 5 tuổi .................................................................................................. 45


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức phòng bệnh TCM của các bà mẹ........................................ 33
Biểu đồ 3.2. Thực hành phịng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ............... 34

H
P

H

U


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do
vi rút Coxsackievirus A16 (CVA16) và Enterovirus A71 (EV-A71) ở người gây ra.

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, có thể tử vong do biến chứng của bệnh (1,2).
Với các biểu hiện đặc trưng bởi các mụn nước loét nhanh chóng trong miệng và các
tổn thương, thường là mụn nước, trên bàn tay và bàn chân (1,2). Tại tỉnh Quảng
Bình bệnh TCM được ghi nhận hàng năm tại các huyện, thị xã, thành phố (3);
huyện Quảng Ninh là một trong ba huyện có tỷ lệ mắc bệnh TCM hàng năm cao

H
P

trong toàn tỉnh. Kiến thức, thực hành của các bà mẹ đối với căn bệnh này là những
yếu tố quan trọng trong cơng tác phịng bệnh TCM cho trẻ dưới 5 tuổi. Mục tiêu của
nghiên cứu này là mô tả kiến thức, thực hành và phân tích một số yếu tố liên quan
về phòng bệnh TCM hiện tại của những bà mẹ có con dưới 5 tuổi trên địa bàn
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình năm 2022.

U

Nghiên cứu mơ tả cắt ngang được thực hiện tại huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình trên 374 bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhằm mô tả kiến thức, thực hành và
một số yếu tố liên quan về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

H

Qua phân tích kết quả cho thấy, có 91% biết về sự nguy hiểm của bệnh, 91,5% biết
bệnh lây truyền từ người sang người và 93,2% biết bệnh TCM có thể phịng được.
Tỷ lệ sử nước sạch với xà phòng hoặc dụng dung dịch sát khuẩn vệ sinh tay trước
khi chăm trẻ là 75,6%, các biện pháp xử trí khi nghi trẻ mắc bệnh và phòng tránh
lây nhiễm trong khoảng (31-91%). Tuy nhiên, ở một số nội dung cịn đạt thấp như:
nguồn tiếp nhận thơng tin phòng chống bệnh TCM của các bà mẹ từ cán bộ y tế
(CBYT) còn thấp trong khi nhu cầu cần tiếp nhận thông tin từ CBYT cao. Kết quả

của nghiên cứu cũng cho thấy Tỷ lệ người mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức chung
đúng về bệnh tay chân miệng là 56,4% chưa cao và thực hành đúng là 68,7%.
Nghiên cứu cũng tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và
thực hành phịng bệnh TCM (OR= 10,35, p<0,001). Vì thế chính quyền địa phương
và nghành Y tế tại huyện Quảng Ninh cần phải cung cấp thông tin, tuyên truyền


ix

giáo dục đúng đắn về bệnh TCM cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi để nâng cao
nhận thức đối với các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa bệnh TCM tại cộng
đồng.

H
P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, một số bệnh truyền nhiễm gây dịch đang diễn biến
phức tạp, bao gồm cả dịch bệnh nguy hiểm mới nổi và các dịch bệnh lưu hành tăng
làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi (4).
Một trong những bệnh thường gặp đó là bệnh tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng
(TCM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra và chủ yếu ảnh hưởng
đến trẻ sơ sinh và trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi. Thông thường, bệnh TCM tự khỏi, nhưng

một tỷ lệ nhỏ trẻ em có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não,
viêm não, liệt mềm cấp tính và hội chứng hơ hấp (1,2).

H
P

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh TCM đã ghi nhận ở mọi quốc gia
trên thế giới. Các đợt bùng phát dịch bệnh TCM chủ yếu do hai nhóm Enterovirus
gây ra do Coxsackievirus A16 (CV-A16) và Enterovirus 71 (EV-A71) (5). Vài năm
trở lại đây, Coxsackievirus A6 và Coxsackievirus A10 có liên quan rộng rãi đến các
trường hợp mắc rải rác và bùng phát bệnh TCM trên toàn cầu như Hoa Kỳ, Úc,

U

Hungary, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam…, nhưng tập
trung chủ yếu tại các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (5–7). Tỷ lệ mắc
và tử vong của bệnh TCM ngày càng gia tăng. Tại Trung Quốc chỉ tính riêng trong

H

năm 2014 đã có 2.819.584 ca mắc bệnh TCM, trong đó có 394 ca tử vong và trong
q 1 năm 2021 có 28.856 ca mắc, khơng có ca tử vong. Nhật bản, năm 2011, số ca
mắc đạt 53.661 ca và tăng lên 312.671 ca vào năm 2021, tại Malaysia năm 2021 có
51.147 ca mắc bệnh TCM, trong đó có 02 ca tử vong, 90% đối tượng mắc trên là trẻ
dưới 5 tuổi. Hiện tại, khơng có thuốc điều trị đặc hiệu hoặc vắc xin phòng bệnh
TCM (6–13).

Tại Việt Nam, theo hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế thì
ca bệnh TCM đầu tiên được ghi nhận vào năm 2003 tại thành phố Hồ Chí Minh và
sau đó số ca bệnh tăng nhanh qua các năm (14,15), bệnh TCM lưu hành hàng năm

tại 63 tỉnh, thành phố của cả nước, số ca bệnh mắc nhìn chung tăng từ tháng 9 đến
tháng 12, đặc biệt là bắt đầu vào thời điểm khai giảng năm học mới (1,14). Trong 9
tháng đầu năm 2018 cả nước ghi nhận 53.529 ca mắc bệnh TCM, với 25.854 ca


2

bệnh phải nhập viện, trong đó có 06 ca tử vong, năm 2020 có 78.063 ca mắc, tử
vong 01 ca (15). Hiện nay, bệnh TCM khơng có phương pháp điều trị cụ thể hoặc
vắc-xin phòng bệnh. Do vậy, kiến thức và kỷ năng thực hành của bà mẹ về phòng
bệnh TCM được xác định là có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc phòng bệnh
cho trẻ nhỏ (1). Trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều nghiên cứu về bệnh
TCM, trong đó phần lớn là nghiên cứu về dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sang và
các nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh TCM (7,16–25). Các
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Khi người mẹ có kiến thức tốt mới có biện pháp phòng
bệnh hiệu quả nhất, khoa học nhất và giảm khả năng mắc bệnh cho trẻ. Mặt khác,
khi người mẹ có kiến thức tốt, kỷ năng thực hành tốt mới có thể xử trí trẻ mắc bệnh

H
P

và phịng tránh lây bệnh (7,16–25). Tuy nhiên cho đến nay, chưa có cuộc điều tra
nào về bệnh TCM được thực hiện trên địa bàn huyện. Câu hỏi đặt ra là các bà mẹ có
con dưới 5 tuổi tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có kiến thức, thực hành
phịng bệnh TCM như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kiến thức, thực
hành phịng chống bệnh TCM của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi”ở đây? Do đó,

U

chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thực hành phòng bệnh tay

chân miệng cho trẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại
huyện Quảng Ninh, Quảng Bình năm 2022”.

H


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành phịng bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có
con dưới 5 tuổi tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình năm 2022”
2. Xác định một số yếu tổ liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh tay
chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình năm 2022

H
P

H

U


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và thông tin chung về bệnh tay-chân-miệng
1.1.1. Khái niệm về bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền
theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi với đặc trưng là sốt nhẹ kèm

phát ban điển hình ở da, có hoặc khơng có lt miệng. Thơng thường, phát ban điển
hình dạng sẩn mụn nước ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, hoặc cả lòng bàn tay,
bàn chân. Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, chỉ biểu
hiện phát ban dát sần khơng có mụn nước ở mông, đầu gối khuỷu tay (1,2). Hầu hết

H
P

các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên một số trường hợp có diển tiến bệnh nặng
có thể dẫn đến tử vong, thường gặp là các biến chứng về thần kinh và tim mạch như
viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp (1,2,6). Bệnh đã lưu hành ở nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt
Nam. Tại nước ta, bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa

U

phương trong cả nước, số mắc thường tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến
tháng 12 (1,2). Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra vắc xin phịng bệnh
TCM và cũng chưa có thuốc điều trị bệnh (1,6). Biện pháp vệ sinh cá nhân và

H

thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch được coi là liều thuốc phòng
bệnh hiệu quả được các nhà khoa học chứng minh và chuyên gia của WHO, Bộ Y tế
khuyến cáo (1,2,6).

1.1.2. Tác nhân gây bệnh

Bệnh TCM do các virus đường ruột Coxsackies, Echo là tác nhân gây nên
cho người bao gồm chủng virus Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackies virus (CA16).

Theo các chuyên gia A16 ít gây biến chứng thần kinh và có thể tự hết trong vài
ngày, cịn EV 71 là loại nguy hiểm dễ gây các biến chứng thần kinh và tim mạch
khiến trẻ tử vong (1,2). Tại Việt Nam Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackies A16 là
hai tác nhân chủ yếu (1).


5

1.1.3. Đường lây truyền bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng lây truyền từ người sang người qua đường tiêu
hoá: nước uống, bàn tay của trẻ hoặc của người chăm sóc trẻ, các đồ dùng, đặc biệt
là đồ chơi và vật dụng sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, đĩa, thìa, cốc bị nhiễm vi
rút từ phân hoặc dịch nốt phỏng, vết loét hoặc dịch tiết đường hô hấp, nước bọt.
Ngồi ra, bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp người - người qua các
dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt (1,7,23,24,26). Giai đoạn lây lan mạnh nhất là
tuần đầu tiên bị bệnh (1,2,7). Một số trường hợp bệnh nhân đã hết triệu chứng bệnh
nhưng vẫn có khả năng lây bệnh. Q trình đào thải virus qua phân kéo dài từ 3 đến
5 tuần và cá biệt một số trường hợp có thể lên đến 12 tuần sau khi nhiễm virus.

H
P

Virus có khả năng tồn tại lâu trong mơi trường bên ngồi cơ thể ở nhiệt độ phịng
nên khả năng tiếp xúc với virus từ mơi trường là sẽ nhiễm bệnh là rất cao
(10,23,25).

1.1.4. Đặc điểm bệnh tay chân miệng

Mọi người đều có thể cảm nhiễm với vi rút gây bệnh nhưng không phải tất cả


U

những người nhiễm vi rút đều có biểu hiện bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi
nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở nhóm dưới 3 tuổi. Người lớn ít bị
mắc bệnh có thể do đã có kháng thể từ những lần bị nhiễm hoặc mắc bệnh trước đây

H

(1,2). Tại Hồng Kông, theo“nghiên cứu của PinWlqang, WilliamB et và cộng
sự”(năm 2016), đối tượng mắc bệnh TCM chủ yếu ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ
gặp cao cao nhất ở nhóm trẻ từ 0-3 tuổi (12). Theo nghiên cứu của Ngô Thị Hoa,
Phạm Thị Minh Khoa (2015) tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế”,
cho thấy có 95,54% trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc bệnh TCM (17). Nghiên cứu của Lê
Thị Lan Hương năm 2018, nghiên cứu của Vi Ngọc Linh và cộng sự nghiên cứu của
Nguyễn Tuyết Xương đều cho thấy lứa tuổi mắc bệnh TCM chủ yếu từ 1-5 tuổi
(18,21,27).
Các nghiên cứu chỉ ra rằng có sự khác biệt giữ tỷ lệ mắc bệnh TCM của trẻ
em trai và gái (tỷ lệ mắc ở trẻ em trai cao hơn ở trẻ gái). Nghiên cứu về dịch tễ học
ở Malaysia, thấy tỉ lệ nam/nữ là 1,3/1 (7); Tỉ lệ nam/nữ ở Trung Quốc từ 2008 đến
2009 là 1,56 / 1; Tỉ lệ nam /nữ ở Singapore từ năm 2000 đến năm 2007 là 1,3-1,7/ 1


6

(12,28). Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy bệnh TCM xảy ra nhiều ở các
tỉnh phía Nam hơn các tỉnh miền Bắc và tỷ lệ nam (61,43%), ở trẻ em nữ 38,57%
(21,26,29–32). Theo nghiên cứu của Ngô Thị Hoa, Phạm Thị Minh Khoa (2015)
cho thấy tỷ lệ mắc ở trẻ nam/nữ là 1,59 (ở bé trai 61,8%, bé gái 38,9%), nhóm trẻ
dưới 2 tuổi có tỉ lệ mắc cao nhất (17). Tỉ lệ mắc của trẻ nam/trẻ nữ ở nghiên cứu của
Vi Ngọc Linh (2020) là 1,9 trong đó nhóm trẻ dưới 3 tuổi là đối tượng mắc bệnh

nhiều nhất (18).
Bệnh TCM xảy ra lẻ tẻ quanh năm và có xu hướng gia tăng theo mùa, thường
mùa hè và mùa thu (từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12) (1,2). Tại Nhật Bản, dẫn theo
nghiên cứu của Takechi và cộng sự tại Nhật Bản cho thấy số ca bệnh nhập viện cao

H
P

hơn trong những tháng mùa hè (33). Tại Malaysia và Thái lan nghiên cứu về “kiến
thức, biện pháp phòng bệnh, đặc điểm dịch tễ học của bệnh TCM” cũng cho tỷ lệ
bệnh TCM mắc tăng cao vào mùa hè và mùa thu (7,24). Ở Việt Nam, theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Xương và cộng sự (2017) thì số mắc TCM tăng cao
vào tháng 9-12 hàng năm (21). Nghiên cứu của Vi Ngọc Linh và cộng sự (2020),

U

cho thấy dịch bệnh TCM mắc cao vào tháng 7-10 hàng năm nhưng cao nhất vào
tháng 9 (18).

1.1.5. Chẩn đoán bệnh

H

 Chẩn đoán ca lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
- Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc
bệnh trongcùng một thời gian.

- Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lịng bàn tay, lịng bàn chân,
gối, mơng, kèm sốt hoặc khơng.


 Chẩn đốn xác định: Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút gây
bệnh (1,2).
1.1.6. Một số biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng
Bệnh TCM có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Hiện nay
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phịng bệnh, tuy nhiên biện pháp
vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh (1,2,35). Các biện pháp có tác
dụng là thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ


7

sinh môi trường sạch sẽ, đặc biệt là tại hộ gia đình, tại các cơ sở y tế và tại nhà trẻ,
mẫu giáo (1,35,36). Để chủ động phòng bệnh TCM, Bộ Y tế khuyến cáo người dân
và cộng đồng cần thực hiện 6 biện pháp sau (1,14,34):

1. Rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong
ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho
trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh

2. Vệ sinh, thay tã và vệ sinh cho trẻ.
3. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải
bảo đảm được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, đảm bảo sử dụng nước sạch hàng
ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ

H
P

chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, thìa,
bát, dĩa, đồ chơi chưa được khử trùng.


4. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ
chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng
xà phịng hoặc chất tẩy rửa thơng thường.

U

5. Khơng cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
6. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và chất thải của người bệnh được thu
gomvà đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

H

7. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám hoặc
thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

1.2. Tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình mắc bệnh tay-chân-miệng trên thế giới
Bệnh TCM lần đầu tiên được Robinson và cộng sự phát hiện ra trong vụ dịch
tại Toronto (Canada) năm 1957 (10). Tại Birmingham-Anh năm 1959 đã bùng phát
một vụ dịch, dựa vào các đặc điểm lâm sàng, bệnh sau đó đã được các nhà khoa học
đặt tên Tay Chân Miệng (7). Năm 1969 tại California đã phát hiện ca bệnh đầu tiên
nhiễm EV71, trong những năm tiếp theo EV71 cũng được phát hiện tại Hoa Kỳ, Úc,
Thụy Điển, Nhật (6,8,9). Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh TCM là Coxsackie
virus A16, Entero virus 71 và là nguyên nhân phổ biến đứng hàng thứ 2 gây bệnh
TCM trên người (5,6,8,9,35). Vào những năm 1985, 1997 và 1998, bệnh TCM được


8

phát hiện tại Campuchia, Ấn Độ, Hồng Kông, Malaysia, Singapore. Năm 2000,

2001, 2003, 2008, bệnh TCM được phát hiện tại Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam
và Phần Lan [54], [83], [88], (4,6,8,9,33,35,36).
Theo WHO, trong những thập niên qua nhiều vụ dịch TCM đã xảy ra và có
xu hướng tăng nhanh tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (5–7,24,37).“””
Nhật Bản là một trong những nước ghi nhận sự xuất hiện của bệnh TCM rất
sớm, đa số các vụ dịch đều do EV71 gây ra và những năm sau thường cao hơn năm
trước, vụ dịch năm 1973 ghi nhận 3.196 ca mắc (6). Vụ dịch năm 2000 có 205.365
ca mắc và năm 2003 có 172.659 ca mắc, trong đó có khoảng 90% trẻ dưới 5 tuổi.

H
P

Vụ dịch năm 2011 có 342.056 ca mắc, năm 2015 ghi nhận 381.581 ca mắc; năm
2018 ghi nhận 69.041 trường hợp, trong đó tuần 31 ghi nhận 5.389 và và 32 ghi
nhận 4.096 trường hợp TCM được báo cáo. Điều này phù hợp với xu hướng mùa vụ
của cùng kỳ năm 2014 và 2016, nhưng ít trường hợp hơn so với các năm 2013,
2015 và 2017 (6,8,36).

U

Tại khu vực Đông Nam Á cũng ghi nhận nhiều vụ dịch và được thông báo
như ở Thái Lan, năm 2012 đã ghi nhận 12.510 trường hợp mắc bệnh TCM, do lo
ngại về sự bùng phát của dịch bệnh TCM nên Nhà nước Thái Lan đã ban hành lệnh

H

đóng cửa 18 trường tiểu học có ca bệnh tăng cao để phịng chống dịch (6), năm
2021 ghi nhận 13.120 trường hợp mắc bệnh TCM (6,8,13,38,39).
Tại Hồng Kông, số lượng các trường hợp trẻ lớn hơn 5 tuổi mắc bệnh tăng từ
25,4% năm 2001 đến 33% năm 2009. Đến năm 2018 số ca mắc bệnh TCM là 553

ca, năm 2019 là 623 ca, và tăng cao năm 2020 có 1525 ca mắc (6,8,13,38,39).
Tại Macao, diễn biến dịch có chiều hướng gia tăng, năm 2011 có 1777 ca
mắc, năm 2012 có 1956 ca mắc, năm 2013 có 2109 ca và tỷ lệ này tăng cao năm
2014: 4089 ca mắc, năm 2015: 3299 ca mắc (6,8,13,38,39). Tại Đài Loan, năm 2021
đã bùng phát dịch TCM do Coxackievirus A6 (CA6) và đã có nhiều đã có những
biến chứng sau bệnh này (8).
Tại Trung Quốc, lần đầu tiên ghi nhận ca bệnh TCM năm 1981 tại Thượng
Hải, tỷ lệ mắc và tử vong tăng cao qua các năm (6,8,40). Theo báo cáo Bộ Y tế


9

Trung Quốc năm 2018 cả nước ghi nhận 377.629 trường hợp mắc bệnh TCM và 04
trường hợp tử vong, năm 2021 cả nước ghi nhận 293.629 trường hợp mắc bệnh
TCM đây là mức tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng phù hợp với xu hướng
theo mùa như đã thấy từ năm 2015–2020 (6,8,13,38).
Tại Singapore, hàng năm tỷ lệ mắc bệnh TCM liên tục tăng (từ
125,5/100.000 dân vào năm 2007, tăng lên 435,9/100.000 dân vào năm 2008), đã
làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống nhân dân. Đây là vấn đề sức khỏe cơng
cộng quan trọng mà Chính phủ quan ngại, mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp
nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch bệnh TCM trong các trung tâm
giáo dục mầm non. Theo báo cáo hàng tuần gần đây của Bộ Y tế Singapore, số

H
P

trường hợp mắc tay chân miệng tại quốc gia này đang ở mức cao nhất kể từ tháng
10 năm 2013 đến nay. Cụ thể, năm 2012 với 36.518 ca mắc và năm 2013 có 30.875
ca mắc, năm 2018 có 26.252 ca mắc tay chân miệng, năm 2021 có 25.102 ca mắc
(6,8,13,38).


1.2.2. Tình hình bệnh Tay chân miệng tại Việt Nam

U

Tại Việt Nam, bệnh TCM lưu hành quanh năm ở hầu hết các tỉnh thành với
hai đỉnh dịch, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Hàng năm có
khồng 50 000 đến 100 000 trường hợp bệnh TCM được báo cáo và một số ca tử

H

vong (4,6,41). Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ca bệnh TCM lần đầu tiên được
báo cáo vào năm 1997. Một đợt bùng phát dịch bênh TCM xảy ra vào năm 2003,
làm lây nhiểm cho 1000 trẻ và 20 trường hợp tử vong (6,42).. Có 2.284 trường hợp
mắc vào năm 2006, con số này tăng gấp đôi vào năm 2007 ( 5.719 ca), đến năm
2011, một trận dịch bệnh TCM lớn đã bùng phát diện rộng trên cả nước với số
người mắc/ tử vong là 113.121/169 ca, vụ dịch năm 2012 tăng gấp 1,3 lần so với
năm 2011 (cả nước ghi nhận 157.391/113.121 ca mắc) và có 45 ca tử vong (169/45
tử vong giảm 3,75 lần so với năm 2011) (18,23). Sau đó dịch có dấu hiệu giảm qua
các năm cụ thể năm 2018 số ca mắc/tử vong là 133.789/0 ca; năm 2019 số ca
mắc/tử vong là 107.669/01 ca; năm 2020 số ca mắc/tử vong là 78.063/01 ca. Năm
2021, đã có 38.462 ca mắc bệnh TCM, trong đó có 11 ca vong (4,15,41). Hơn 60%
số ca mắc trong cả nước được ghi nhận tại các tỉnh phía Nam (4,6,15,41). Diễn biến


10

dịch bệnh TCM cũng rất phức tạp cả về dịch tễ học và số ca mắc mới, nguyên nhân
gây bệnh chủ yếu là do EV71 chiếm gần ½ ca mắc trong cả nước và đang trở thành
mối lo ngại đối với sức khỏe trẻ em và cộng đồng. Thời điểm có tỷ lệ mắc bệnh

TCM cao và đỉnh dịch được ghi nhận hàng năm là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ
tháng 9 đến tháng 12 (1,2,6,14).
Bệnh TCM là bệnh mới nổi, diễn biến dịch xảy ra ngày càng phức tạp. Từ
năm 2011, bệnh TCM là một trong những bệnh phải báo cáo số liệu hàng năm của
Bộ Y tế. Bệnh đã xuất hiện trên các tỉnh thành thành phố trong cả nước và xuất hiện
nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam. Bệnh TCM đến nay chưa có vắc xin phịng bệnh và
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy các biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá

H
P

nhân, vệ sinh môi trường hạn chế lây lan. Để tích cực phịng bệnh, giảm thiểu ảnh
hưởng của bệnh TCM đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, ngoài sự quan tâm của các
ban ngành, còn cần giáo dục kiến thức cho người dân, thái độ tích cực trong việc
phịng bệnh TCM cho gia đình và cộng đồng, tăng cường hoạt động TT- GDSK,
phòng bệnh TCM cũng như giám sát phát hiện sớm ca bệnh, chuẩn bị sẵn sàng về

U

nhân lực cũng như trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất phục vụ tốt cơng tác phịng
bệnh TCM tại địa phương.

1.2.3. Tình hình bệnh Tay chân miệng tại tỉnh Quảng Bình

H

Tại tỉnh Quảng Bình: Theo báo cáo tình hình bệnh truyền nhiểm trên địa bàn
tỉnh từ năm 2017 đến năm 2021 của Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Quảng Bình
cho thấy ca mắc bệnh TCM đều được ghi nhận qua các năm, trong đó năm 2017 ghi
nhận số ca mắc/tử vong là: 39/0 ca; năm 2018 là: 38/01 ca; năm 2019 là: 33/0 ca;

năm 2020 có số ca mắc bệnh TCM cao nhất là: 64 ca, khơng có ca tử vong (3).
Tại huyện Quảng Ninh: Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Quảng Ninh
hàng năm đề ghi nhận trường hợp bệnh TCM trên địa bàn huyện, năm 2018 số ca
mắc/tử vong là 10/0 ca; năm 2019 số ca mắc/tử vong là 07/0 ca; năm 2020 có số ca
mắc bệnh TCM cao nhất là 12 ca, 0 ca tử vong, năm 2021 có số ca mắc/tử vong là
15/0 ca (3,43).


11

1.3. Nghiên cứu về kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng
chống bệnh tay-chân-miệng trên thế giới và Việt Nam

1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh TCM là một trong những yếu tố
có liên quan chặt chẽ đến dự phòng bệnh TCM, đặc biệt cho trẻ nhỏ. Cho đến nay,
trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về bệnh TCM, tập trung chủ yếu vào dịch tễ
học, bệnh học, vi rút và nghiên cứu kiến thức, thực hành về bệnh TCM cịn ít, các
nghiên cứu về kiến thức, thực hành về bệnh TCM chủ yếu ở Trung Quốc, Thái Lan,
Malaysia, Pa-kis-tan (9,12,24,25,28,36,44). Đa số kết quả các nghiên cứu cho thấy
các đối tượng nghiên cứu có kiến thức tốt về bệnh, nhưng thực hành phòng bệnh

H
P

chưa tốt.

* Về kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM

Nghiên cứu của Nik Nur Hidayah Mansor, về kiến thức và phương pháp

phòng ngừa bệnh tay, chân và miệng của các phụ huynh và người chăm sóc ở
Bandar Puncak Alam, Selangor, Malaysia (2021), được thực hiện trên 345, cho thấy

U

phần lớn là 87,2% (n = 301) cư dân Bandar Puncak Alam, Selangor có kiến thức ở
mức độ trung bình về bệnh TCM. Hầu hết các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ
đều biết cách phòng ngừa bệnh TCM bằng cách thực hành lau rửa đồ chơi trẻ em

H

bằng dung dịch khử trùng, nhưng họ vẫn còn thiếu kiến thức về vai trò của rửa tay
trong phòng ngừa bệnh TCM (7). Nghiên cứu của Saki Takahashi, Qiaohong Liao
và cộng sự năm 2016 cho thấy khi thực hành phòng bệnh TCM, tỷ lệ chia sẻ kiến
thức về cách sử dụng chất tẩy rửa đúng cách để rửa tay, chân và sát trùng miệng là
43%. Chỉ có 3,5% đối tượng biết cách rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và
sau khi đi vệ sinh. Trong đợt bùng phát dịch (23,7%) người chăm sóc trẻ không
giảm bớt sự tiếp xúc gần gũi giữa các trẻ bệnh và khi có trẻ bị bệnh (45). Nghiên
cứu của tác giả Shikandar Khan Sherwani và cộng sự được thực hiện năm 2020 trên
250 bà mẹ từ 22-35 tuổi ở vùng Karachi, Pa-kis-tan, cho thấy có 24,0% bà mẹ
khơng ý thức được tầm quan trọng của rửa tay phòng lây truyền các bệnh lây truyền
qua đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ, chỉ có 6,0% rửa tay hàng ngày, trong đó 72,0% rửa
tay không đúng cách, 40,0% bà mẹ vẫn để móng tay dài và bẩn (25). Trong nghiên


12

cứu của tác giả Khunthason S, Laor P (năm 2020), được phỏng vấn trên 1022 đối
tượng tại ba tỉnh ở miền Bắc Thái Lan bao gồm Chiang Rai, Chiang Mai và Pha
Yao, kết quả cho thấy ĐTNC có kiến thức thấp 17,9%, 49,3% có thái độ trung lập

và 96,7% có thực hành tốt về phịng chống bệnh TCM. Có khoảng 34,2% trẻ dưới 2
tuổi, 54,9% nam, 50,4% thừa cân và 21,1% được bú mẹ (11). Trong nghiên cứu của
tác giả Ruttiya Charoenchokpanit ở Bangkok, Thái Lan, kết quả cho thấy 50,4%
trong số họ có kiến thức thấp và chỉ 3,7% có kiến thức tổng thể cao về bệnh TCM
(24).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiến thức, thực hành và hành vi phòng ngừa
bệnh TCM của các bà mẹ/người chăm sóc trẻ có thể được cải thiện thơng qua

H
P

truyền thơng giáo dục sức khỏe. Việc tiếp cận thơng tin phịng bệnh TCM của
ĐTNC qua các thông tin truyên truyền là khác nhau, trong đó thơng tin được các
ĐTNC tiếp nhận nhiều nhất là từ mạng xã hội, Internet, truyền hình, báo chí, truyền
thanh của địa phương.

* Về các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM

U

Nghiên cứu của Mansor NNH, Ahmad (năm 2019), tại Kinta, quận Ipoh,
Malaysia, có một mối quan hệ tuyến tính đáng kể giữa điểm thực hành và điểm kiến
thức (b đã điều chỉnh = 0,33795; KTC 95% = (0,2154, 0,4605); giá trị p = 0,001).

H

Tiếp theo, có một mối quan hệ tuyến tính đáng kể giữa điểm thái độ và điểm thực
hành (b đã điều chỉnh = 0,16664; KTC 95% = (0,0759, 0,2573); giá trị p < 0,001).
Các phát hiện cũng cho thấy cần phải cải thiện kiến thức của người chăm sóc cũng
như thái độ và hành vi phịng ngừa của họ đối với bệnh TCM. Những người chăm

sóc trẻ cần quan tâm chăm sóc trẻ nhiều hơn (46). Nghiên cứu của Nik Nur Hidayah
Mansor và Azwandi Ahmad (2021), ở Bandar Puncak Alam, Selangor, Malaysia có
mối liên quan của tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập của người được
hỏi có ảnh hưởng đến trình độ hiểu biết về TCM (p <0,05). Hầu hết các bậc phụ
huynh và người chăm sóc trẻ đều biết cách phịng ngừa bệnh TCM bằng cách thực
hành lau rửa đồ chơi trẻ em bằng dung dịch khử trùng, nhưng họ vẫn còn thiếu kiến
thức về vai trò của rửa tay trong phòng ngừa bệnh TCM (7). Trong nghiên cứu của
tác giả Khunthason S, Laor P (2020), được phỏng vấn trên 1022 đối tượng tại ba


13

tỉnh ở miền Bắc Thái Lan, kết quả cho thấy ĐTNC có ba yếu tố liên quan được tìm
thấy có ý nghĩa thống kê với sự xuất hiện của TCM; trẻ em dưới 2 tuổi (OR = 7,05,
95% CI = 3,25–15,28), số thành viên trong gia đình (OR = 1,43, 95% CI = 1,04–
1,97) và kiến thức của cha mẹ (OR = 2,35, 95C% = 1,47–3,77) (11). Nghiên cứu
của tác giả Ruttiya Charoenchokpanit ở Bangkok, Thái Lan, kết quả cũng cho thấy
có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái độ tổng thể (p <0,001,
r = 0,193); kiến thức và hành vi (p <0,001, r = 0,163); và thái độ và hành vi (p
<0,001, r = 0,371) (24).
Từ các nghiên cứu trên cho thấy: đa số các ĐTNC đều có kiến thức tốt về
bệnh TCM nhưng về thực hành phòng bệnh TCM chưa được tốt, chưa khai thác

H
P

được nhiều thơng tin về thực hành phịng bệnh và phân tích các yếu tố liên quan.
Việc tăng cường tun truyền cơng tác phịng bệnh cho những bậc phụ huynh có
con dưới 5 tuổi là rất cần thiết và hiệu quả. Tại cộng đồng, kiến thức, thực hành về
bệnh TCM của cha mẹ phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn thông tin được tiếp cận,

phần lớn các bậc cha mẹ thích được cung cấp kiến thức thơng qua các buổi tun

U

truyền GDSK. Vì vậy, việc đa dạng hóa các phương pháp truyền thơng, đưa ra các
biện pháp phịng ngừa là việc rất quan trọng để nâng cao kiến thức và thực hành
phòng bệnh TCM đồng thời nên nhấn mạnh vào việc giảm rào cản đối với hành vi

H

được thực hiện và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện hành vi, thúc đẩy
tầm quan trọng của việc rửa tay nghiêm ngặt, tránh đưa trẻ em đến những nơi công
cộng trong thời gian mắc bệnh TCM, tránh dùng chung đồ dùng và làm sạch đồ
chơi thường xuyên... để phòng bệnh TCM hiệu quả.

1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Cũng như các nghiên cứu trên thế giới, tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu
về bệnh TCM nhưng chủ yếu là một số nghiên cứu về dịch tễ học, bệnh học, vi rút.
Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành phịng bệnh TCM cịn ít, chủ yếu nghiên
cứu trên đối tượng là người chăm sóc trẻ, cơ ni và cha mẹ có con dưới 5 tuổi tại
các trường học, bệnh viện. Các nghiên cứu đều cho thấy bà mẹ có con nhỏ chưa
thực sự có thái độ tích cực và chủ động trong việc phòng chống bệnh TCM, do đó
các biện pháp phịng chống bệnh TCM: vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh


14

môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Đa số các nghiên cứu cho thấy kiến
thức, thực hành của ĐTNC cịn thấp và trình độ học vấn, nghề nghiệp của bà mẹ là
những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM của ĐTNC

(19,20,22,26,27,32,47–56).
* Về kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM
Nghiên cứu của Vũ Thái Sơn, Nguyễn Thị Hường và cộng sự năm 2021,
nghiên cứu trên 944 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh
Sơn La, năm 2021 cho thấy 73% có kiến thức đúng về đối tượng nguy cơ mắc bệnh,
84% biết về sự nguy hiểm của bệnh và 81,4% biết về các biện pháp phòng chống
lây lan. Tuy nhiên, chỉ có 30,7% đối tượng có kiến thức đúng về chăm sóc trẻ mắc

H
P

bệnh Tay – chân - miệng. Khi hỏi về việc sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh
đồ dùng của trẻ thì tỷ lệ đạt rất thấp 13,1% đối tượng trả lời đúng. Hầu hết các đối
tượng có trình độ học tập cao đều thực hành tốt vệ sinh môi trường (92,8%) (26);
Nghiên cứu của Mai Văn Phước tìm hiểu về “Kiến thức, thái độ và thực hành về
bệnh TCM cho trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại 02 xã, huyện

U

Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang năm 2015”, kết quả cho thấy tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5
tuổi thực hành đạt về phòng bệnh TCM khá cao 83,7% (32). Nghiên cứu của Trần
Đỗ Hùng và Dương Thị Thùy Trang “Khảo sát về Kiến thức chăm sóc bệnh nhi tay

H

chân miệng của các bà mẹ tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2013”, Kết quả xác
định kiến thức, thực hành chăm sóc bệnh nhi bị bệnh TCM của các bà mẹ tại Bệnh
viện Nhi Cần Thơ cho thấy 87,5% ĐTNC cho rằng khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng
nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị; 5% ĐTNV sẽ mua thuốc cho trẻ và
khơng xử trí gì và khơng kiêng cữ khi trẻ bệnh chiếm 62%; Kiêng gió và ánh sáng

chiếm 16,7%; Kiêng tắm gội và kiêng ăn chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,3% và 7,5%. Có
62,5% biết cách xử trí vết loét miệng; Thực hành xử trí đúng khi trẻ bị sốt chiếm
53,3%; Đa số ĐTNC cho rằng có cách ly khi trẻ bị bệnh 77,5%; Có 55% cho trẻ
dùng vật dụng sinh hoạt riêng; 45% không áp dụng biện pháp gì cả (31). Theo
nghiên cứu của Dương Văn Tự và nhóm nghiên cứu (2018), về “kiến thức, thực
hành phịng chống bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã
huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” cho thấy 66,7% bà mẹ kiến thức đúng về phòng


×