Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực trạng tuân thủ quy định sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật của nhân viên y tế tại bệnh viện thành phố thủ đức, thành phố hồ chí minh năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.03 MB, 91 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ ĐỨC DŨNG

H
P

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2021

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI, 2021


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ ĐỨC DŨNG



H
P

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

U

TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2021

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU QUỐC THỊNH
GIÁO VIÊN HỖ TRỢ: THS. HỨA THANH THỦY

HÀ NỘI, 2021


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: Thực trạng tuân thủ quy định sử dụng
kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật của nhân viên y tế tại Bệnh viện Thành phố
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021, tơi đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng
nhờ có sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Y tế Công Cộng; Ban Lãnh
đạo bệnh viện cũng như các khoa, phòng ban trong Bệnh viện Thành phố Thủ Đức

tơi đã hồn thành đề tài theo kế hoạch.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến hai giáo viên
hướng dẫn TS. Chu Quốc Thịnh và Ths. Hứa Thanh Thủy đã tận tình hướng dẫn,
chỉ dạy trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn

H
P

đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo Trường Đại học
Y tế Công Cộng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình viết luận văn thạc
sĩ.

Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Bệnh viện Thành phố Thủ Đức đã tạo
điều kiện cho tơi tìm hiểu nghiên cứu tại bệnh viện và lời cảm ơn đến các khoa,

U

phòng ban trong bệnh viện đã giúp đỡ, tham gia phỏng vấn, hướng dẫn, cung cấp tài
liệu và trao đổi giải đáp những vướng mắc trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Trong bài luận văn khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tơi

H

mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp q báu từ thầy cô và bán cố vấn để đề
tài được hồn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn cuộc
sống.

Xin trân trọng cảm ơn !

TP. Hồ Chí Minh, ngày


tháng

Học viên

Lê Đức Dũng

năm 2021


ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................VII
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................. VIII
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1.

H
P

Tổng quan về kháng sinh và kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật .....4

1.1.1. Định nghĩa về kháng sinh ............................................................................4
1.1.2. Khái niệm kháng sinh dự phòng và kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật
.....................................................................................................................4

1.1.3. Quy định về sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật .....................4
1.2.

Tổng quan về nhiễm khuẩn vết mổ ............................................................. 7

U

1.2.1. Khái niệm nhiễm khuẩn vết mổ ..................................................................7
1.2.2. Những yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ và các biện pháp phòng
ngừa NKVM ............................................................................................................7
1.3.

H

Thực trạng tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật

trên thế giới và tại Việt Nam .................................................................................... 9
1.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy định sử dụng kháng sinh dự phòng

trong phẫu thuật ...................................................................................................... 14
1.4.1 Yếu tố thuộc về người bệnh và đặc điểm cuộc phẫu thuật .......................... 14
1.4.2 Yếu tố thuộc nhân viên y tế: ........................................................................ 15
1.4.3 Yếu tố thuộc môi trường bệnh viện ............................................................. 15
1.5.

Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 17

1.5.1. Giới thiệu về Bệnh viện Thành phố Thủ Đức ...........................................17

1.5.2. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức.........17
1.6.

Khung lý thuyết ...........................................................................................19


iii
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................20
2.1.

Đối tượng nghiên cứu. .................................................................................20

2.1.1. Nghiên cứu định lượng.............................................................................. 20
2.1.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................20
2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 21

2.3.

Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 21

2.4.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ..........................................................21

2.4.1. Nghiên cứu định lượng.............................................................................. 21
2.4.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................22
2.5.


Phương pháp chọn mẫu ..............................................................................23

H
P

2.5.1. Nghiên cứu định lượng.............................................................................. 23
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định tính ....................................23
2.6.

Cơng cụ thu thập .........................................................................................24

2.7.

Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 24

2.7.1. Số liệu định lượng ..................................................................................... 24

U

2.7.2. Thơng tin định tính ....................................................................................24
2.8.

Các biến số trong nghiên cứu định lượng và chủ đề trong nghiên cứu

định tính ................................................................................................................... 25

H

2.8.1. Biến số trong nghiên cứu định lượng ........................................................ 25
2.8.2. Chủ đề trong nghiên cứu định tính ............................................................ 25

2.9.

Khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................................ 26

2.9.1. Nhóm tham gia đánh giá hồ sơ bệnh án .................................................... 26
2.9.2. Tiêu chí đánh giá ....................................................................................... 26
2.10.

Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 29

2.10.1. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................29
2.10.2. Số liệu thống kê mơ tả ............................................................................... 29
2.10.3. Thống kê phân tích. ...................................................................................29
2.11.

Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ................................................................. 29

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................30
3.1.

Đặc tính mẫu nghiên cứu ............................................................................ 30


iv
3.2.

Thực trạng tuân thủ quy định sử dụng kháng sinh dự phòng ................ 34

3.2.1 Tuân thủ chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng ......................................34
3.2.2 Tuân thủ lựa chọn loại kháng sinh sinh dự phòng ....................................34

3.2.3 Tuân thủ liều sử dụng kháng sinh dự phòng. ............................................ 35
3.2.4 Tuân thủ đường sử dụng kháng sinh dự phòng .........................................36
3.2.5 Tuân thủ thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng .....................................36
3.2.6 Tuân thủ 5 tiêu chí sử dụng kháng sinh dự phịng ....................................37
3.3.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng tại

Bệnh viện Thành phố Thủ Đức năm 2021 ............................................................38
3.3.1 Yếu tố từ người bệnh và đặc điểm cuộc phẫu thuật ..................................38

H
P

3.3.2 Yếu tố từ nhân viên y tế ............................................................................40
3.3.3 Yếu tố từ bệnh viện ...................................................................................41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................45
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.............................................................45
4.2. Thực trạng tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật ....... 48

U

4.2.1. Tuân thủ chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng: .......................................48
4.2.2. Lựa chọn loại kháng sinh dự phòng ............................................................ 48
4.2.3. Liều sử dụng kháng sinh dự phòng ............................................................. 49

H

4.2.4. Đường sử dụng kháng sinh dự phòng ......................................................... 49
4.2.5. Thời gian sử dụng kháng sinh dự phịng .....................................................49

4.2.6. Tn thủ 5 tiêu chí sử dụng kháng sinh dự phòng ......................................50
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng trong
phẫu thuật. ............................................................................................................... 50
4.3.1. Yếu tố từ người bệnh và đặc điểm phẫu thuật ............................................50
4.3.2. Yếu tố từ nhân viên y tế. ............................................................................. 51
4.3.3. Yếu tố từ bệnh viện. .................................................................................... 51
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................53
KẾT LUẬN ..............................................................................................................54
1. Thực trạng tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tại Bệnh
viện Thành phố Thủ Đức. ..................................................................................... 54


v
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng trong
phẫu thuật tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức. .....................................................54
KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

H
P

H

U


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASHP:

American Society of Health-System Pharmacists
Hội Dược sĩ bệnh viện Hoa Kỳ

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

HSBA:

Hồ sơ bệnh án

KKS:

Kháng kháng sinh

KS:

Kháng sinh

KSDP:

Kháng sinh dự phòng

NCV:

Nghiên cứu viên

NKVM:


Nhiễm khuẩn vết mổ

NVYT:

Nhân viên y tế

PVS;

Phỏng vấn sâu

TLN:

Thảo luận nhóm

WHO:

World Health Organization

U

H
P

Tổ chức Y tế thế giới

H


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Liều kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật (3) ........................................ 6
Bảng 3. 1. Đặc điểm chung của người bệnh (n=270) ...............................................30
Bảng 3. 2. Khoa nằm viện của người bệnh (n=270) ................................................. 31
Bảng 3. 3. Bệnh lý kèm theo khi vào viện (n=270) ..................................................31
Bảng 3. 4. Sử dụng kháng sinh trước khi vào viện (n=270) .....................................32
Bảng 3. 5. Phân loại bệnh lý trong phẫu thuật (n=270) ............................................ 32
Bảng 3. 6. Đặc điểm cuộc mổ (n=270) ..................................................................... 33
Bảng 3. 7. Tuân thủ chỉ định sử dụng KSDP (n=270) ..............................................34

H
P

Bảng 3. 8. Tần số sử dụng các loại KSDP (n=270) .................................................. 34
Bảng 3. 9. Phối hợp sử dụng kháng sinh dự phòng (n=270) ....................................35
Bảng 3. 10. Tuân thủ sử dụng loại KSDP (n=270) ...................................................35
Bảng 3. 11. Tuân thủ liều sử dụng KSDP n=270 ......................................................35
Bảng 3. 12. Đặc điểm đường sử dụng KSDP (n=270)..............................................36
Bảng 3. 13. Tuân thủ đường sử dụng KSDP (n=270) ...............................................36

U

Bảng 3. 14. Đặc điểm thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng (n=270) ..................36
Bảng 3. 15. Tuân thủ thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng (n=270) ...................37
Bảng 3. 16. Tuân thủ 5 tiêu chí sử dụng KSDP (n=270) ..........................................37
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa yếu tố người bệnh với tuân thủ quy định sử dụng
KSDP (n=270) ...........................................................................................................38

H


Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa yếu tố phẫu thuật với tuân thủ sử dụng KSDP .......39
Bảng 3. 19. Thời gian nằm viện với tuân thủ qui định sử dụng KSDP (n=270) ......39
Bảng 3. 20. Đặc điểm bác sĩ thực hiện phẫu thuật với tuân thủ qui định dử dụng
KSDP n=270 .............................................................................................................40
Sơ đồ 1. 1. Khung lý thuyết ......................................................................................19


viii
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Sử dụng kháng sinh dự phịng (KSDP) trong phẫu thuật là một trong những
biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Hiện nay Tổ chức y tế
thế giới, CDC Hoa Kỳ và các Bộ Y tế của nhiều quốc gia trên thế giới, của Việt
Nam đều khuyến cáo sử dụng KSDP cho phẫu thuật. Năm 2015, Bộ Y tế Việt Nam
đã xây dựng và ban hành “hướng dẫn sử dụng kháng sinh” kèm theo quyết định
708/QDD-BYT và được thay thế bởi quyết định 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020,
qua đó cho thấy vấn đề sử dụng kháng sinh trong bệnh viện và sử dụng kháng sinh
dự phòng trong phẫu thuật đã trở thành mối quan tâm của các nhà lãnh đạo và quản
lý bệnh viện. Nghiên cứu “thực trạng tuân thủ quy định sử dụng kháng sinh dự

H
P

phòng trong phẫu thuật của nhân viên y tế tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021” được thực hiện nhằm mô tả thực trạng tuân thủ
quy định sử dụng KSDP trong phẫu thuật và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới
tuân thủ quy định sử dụng KSDP trong phẫu thuật của nhân viên y tế tại Bệnh viện
Thành phố Thủ Đức năm 2021.

U


Nghiên cứu áp dụng thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng
và định tính, được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 09/2021. Số liệu định lượng
được thu thập từ 270 hồ sơ bệnh án có chỉ định phẫu thuật được phân loại vết mổ

H

sạch, sạch – nhiễm từ tháng 01 đến tháng 06/2021 tại bệnh viện Thành phố Thủ
Đức. Thơng tin định tính được thu thập thơng qua 3 cuộc thảo luận nhóm và 4 cuộc
phỏng vấn sâu các lãnh đạo và nhân viên y tế trong bệnh viện.
Kết quả cho thấy: tỷ lê tuân thủ sử dụng KSDP chung (gồm 5 tiêu chí) đạt
17,0%. Kết quả theo từng tiêu chí: chỉ định, lựa chọn kháng sinh, liều dùng, đường
dùng, thời gian dùng lần lượt là 92,2%, 77,0%, 85,9%, 95,5,1% và 17,8%. Người
bệnh có loại vết thương được phân loại sạch – nhiễm; mổ theo chương trình; nằm
viện trước mổ dưới 1 ngày và nằm viện dưới 5 ngày được NVYT tuân thủ sử dụng
kháng sinh dự phịng cao hơn nhóm cịn lại. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ
sử dụng kháng sinh dự phịng bao gồm thói quen, kinh nghiệm của nhân viên y tế,
hệ thống văn bản hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật, quá tải


ix
bệnh viện, cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn, khử khuẩn, vệ sinh bề mặt mơi trường,
xử lý dụng cụ, tính sẵn có của kháng sinh tại bệnh viện.
Từ kết quả nghiên cứu thu được, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị như :
cần ban hành và triển khai hướng dẫn cụ thể về sử dụng kháng sinh dự phòng trong
phẫu thuật, tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế sau khi ban hành các văn bản hướng
dẫn, tăng cường cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn.

H
P


H

U


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp là gánh
nặng đáng kể đối với người bệnh, bệnh tật, tử vong và các chi phí phát sinh cho hệ
thống y tế và người chi trả dịch vụ (1). Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới từ
2% đến 15% tùy theo loại phẫu thuật, và ước tính có khoảng 2 triệu người bị
NKVM hàng năm. Tại Việt Nam, NKVM xảy ra từ 5% đến 10% người bệnh được
phẫu thuật và là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh
viện (2). Tại Pháp người ta ước tính 3% các thủ thuật, phẫu thuật dẫn đến nhiễm
trùng với tổng chi phí hàng năm gần 58 triệu Euro. Ngoài ra, người bệnh bị NKBV
có nguy cơ tử vong tăng từ 4 đến 15 lần, thời gian nằm viện tăng gấp 3 lần (1). Sử

H
P

dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) trong phẫu thuật là biện pháp tối ưu trong việc
dự phòng NKVM và đang được khuyến cáo sử dụng vì lợi ích kép từ việc giảm tỷ lệ
NKVM, giảm chi phí điều trị và giảm tình trạng kháng kháng sinh (1).
KSDP là kháng sinh được sử dụng ngay trước và trong phẫu thuật nhằm phòng
ngừa NKVM, được chỉ định trong phẫu thuật sạch và phẫu thuật sạch - nhiễm nhằm

U

tạo được nồng độ kháng sinh đủ cao cần thiết tại vùng mô của cơ thể hoặc vết
thương nơi phẫu thuật được tiến hành để bảo vệ chống lại các vi khuẩn có thể sinh

sản tại vùng giải phẫu tương ứng, vì các vi khuẩn hiện diện hơn 90% khi đóng vết

H

mổ (3). Sử dụng KSDP trong phẫu thuật khơng đúng quy định có thể làm tăng tính
kháng kháng sinh của vi khuẩn dẫn đến tăng thời gian nằm viện, tăng nguy cơ thất
bại trong điều trị (3). Ngày 31/12/2020 Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Quyết định
5631/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu “hướng dẫn thực hiện quản lý kháng sinh
trong bệnh viện” nhằm nâng cao hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn, thúc đẩy chính sách
sử dụng kháng sinh hợp lý. Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế Việt Nam đã xây
dựng và ban hành hướng dẫn về nguyên tắc sử dụng KSDP (3).
Vai trò và nguyên tắc sử dụng KSDP đã được chứng minh và xây dựng rõ
ràng, các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy tỷ lệ tuân thủ KSDP vẫn
còn hạn chế và cần quan tâm. Theo tác giả Agodi và cộng sự (2013), tỷ lệ tuân thủ
tất cả 4 nguyên tắc sử dụng KSDP trong phẫu thuật là 24,6% (4). Một nghiên cứu
khác của tác giả Maria Isabel.P.Nabor (2015) ghi nhận tỷ lệ tuân thủ tất cả 6 tiêu chí


2
trong sử dụng KSDP là 13% (5). Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Trần Lan Chi
(2018) và Hoàng Phương Khanh (2019) đánh giá tuân thủ sử dụng KSDP trong
phẫu thuật tại Bệnh viện Vinmec Central Park theo 6 tiêu chí cho kết quả tỷ lệ tuân
thủ chung lần lượt là 60,5% và 82% (6,7). Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Văn Mạnh (2018) lại cho thấy khơng có trường hợp nào tuân thủ đầy đủ các nguyên
tắc sử dụng KSDP (8). Tỷ lệ tuân thủ sử dụng KSDP giữa các nghiên cứu có sự
khác biệt, có thể do thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu khác nhau.
Bệnh viện Thành phố Thủ Đức là bệnh viện hạng I, với quy mô 900 giường
bệnh và hơn 6.000 lượt khám bệnh mỗi ngày và trung bình 60 trường hợp phẫu
thuật mỗi ngày. Tháng 03 năm 2021, Bệnh viện đã ban hành quyết định số 387/QĐ-


H
P

BV về việc kiện toàn Ban quản lý kháng sinh. Để cung cấp thêm thông tin cần thiết
giúp Ban quản lý kháng siinh xây dựng và hoàn thiện hướng dẫn chi tiết về sử dụng
KSDP trong phẫu thuật, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ quy
định sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật của nhân viên y tế tại Bệnh
viện Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021”.

H

U


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tuân thủ quy định sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu
thuật của nhân viên y tế tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy định sử dụng kháng
sinh dự phòng trong phẫu thuật của nhân viên y tế tại Bệnh viện Thành phố Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

H
P

H

U



4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về kháng sinh và kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật

1.1.1. Định nghĩa về kháng sinh
Theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế năm 2015, kháng sinh
(antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi
các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát
triển của các vi sinh vật khác. Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử
dụng chúng khơng chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà cịn ảnh hưởng đến cộng
đồng. Hiện nay, từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có

H
P

nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolone (3).

1.1.2. Khái niệm kháng sinh dự phòng và kháng sinh dự phòng trong phẫu
thuật

KSDP là kháng sinh được sử dụng trước khi xảy ra nhiễm khuẩn nhằm ngăn
ngừa nhiễm khuẩn tại chỗ. KSDP trong phẫu thuật là việc sử dụng kháng sinh khi

U

không hoặc chưa xảy ra nhiễm khuẩn nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở vị trí phẫu

thuật cũng như biến chứng nhiễm khuẩn lan rộng, khơng dự phịng nhiễm khuẩn
tồn thân hoặc cách xa vị trí phẫu thuật (3).

H

1.1.3. Quy định về sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật
Lựa chọn kháng sinh tùy thuộc vào hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn gây
bệnh. Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền sử dị
ứng thuốc, chức năng gan – thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ nặng của
bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng… (3).
Chỉ định sử dụng KSDP
Phẫu thuật được gồm phẫu thuật sạch có nguy cơ NKVM từ 1-5%, phẫu
thuật sạch - nhiễm có nguy cơ NKVM từ 5-10%, phẫu thuật nhiễm có nguy cơ
NKVM từ 10-15% và phẫu thuật bẩn có nguy cơ NKVM trên 25% (2).
Theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế năm 2015, KSDP được
chị định cho tất cả các can thiệp phẫu thuật thuộc phẫu thuật sạch – nhiễm; Trong
phẫu thuật sạch, liệu pháp kháng sinh dự phòng nên áp dụng với một số can thiệp


5
ngoại khoa nặng, có thể ảnh hưởng tới sự sống cịn và/hoặc chức năng sống (phẫu
thuật chỉnh hình, phẫu thuật tim và mạch máu, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật
nhãn khoa); Phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn kháng sinh đóng vai trị trị liệu,
KSDP khơng ngăn ngừa nhiễm khuẩn mà ngăn ngừa nhiễm khuẩn đã xảy ra không
phát triển (3).
Theo hướng dẫn của Hội Dược sĩ bệnh viện Hoa Kỳ năm 2013, KSDP
được chỉ định trên các phẫu thuật sạch kèm theo có yếu tố nguy cơ tùy theo loại
phẫu thuật, tất cả các phẫu thuật sạch nhiễm và phẫu thuật nhiễm (9).
Lựa chọn kháng sinh dự phòng
Theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế (2015): Kháng sinh có


H
P

phổ tác dụng phù hợp với các chủng vi khuẩn chính thường gây nhiễm khuẩn tại vết
mổ cũng như tình trạng kháng thuốc tại địa phương, đặc biệt trong từng bệnh viện;
Kháng sinh ít hoặc khơng gây tác dụng phụ hay các phản ứng có hại, độc tính của
thuốc càng ít càng tốt; Khơng sử dụng các kháng sinh có nguy cơ gây độc khơng dự
đốn được và có mức độ gây độc nặng khơng phụ thuộc liều (Ví dụ: kháng sinh

U

nhóm phenicol và sunfamid gây giảm bạch cầu miễn dịch dị ứng, hội chứng Lyell);
Kháng sinh không tương tác với các thuốc dùng để gây mê (Ví dụ polymyxin,
aminosid); Kháng sinh ít có khả năng chọn lọc vi khuẩn đề kháng kháng sinh và

H

thay đổi hệ vi khuẩn thường trú; Khả năng khuếch tán của kháng sinh trong mô tế
bào phải cho phép đạt nồng độ thuốc cao hơn nồng độ kháng khuẩn tối thiểu của vi
khuẩn gây nhiễm.  Liệu pháp kháng sinh dự phịng có chi phí hợp lý, thấp hơn chi
phí kháng sinh trị liệu lâm sàng (3).
Theo khuyến cáo của ASHP (2013) KSDP lý tưởng nhất cần đạt được các
mục tiêu: dự phòng được NKVM, phòng bệnh và tử vong liên quan đến NKVM,
giảm thời gian và chi phí nằm viện, khơng gây tác dụng không mong muốn, không
tác dụng bất lợi đến hệ vi khuẩn bình thường trên người bệnh. Để đạt được các mục
tiêu này cần lựa chọn KSDP tác dụng trên căn nguyên vi khuẩn có thể gây NKVM.
Thuốc được lựa chọn cần đảm bảo an toàn, dùng trong thời gian ngắn nhất để giảm
tối thiểu tác dụng không mong muốn, giảm chi phí và giảm tác động trên hệ vi
khuẩn bình thường của người bệnh(9).



6
Liều kháng sinh dự phòng:
Liều KSDP tương đương liều điều trị mạnh nhất của kháng sinh đó
Bảng 1. 1. Liều kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật (3)
Thuốc

Liều thường dùng

Thời gian cần bổ sung lại liều
trong phẫu thuật

Cefazolin

< 120 kg: 2 g; ≥ 120 kg: 3 g

Mỗi 4 giờ (mỗi 2 giờ đối với
phẫu thuật tim)

Cefotetan

< 120 kg: 2 g; ≥ 120 kg: 3 g

Mỗi 6 giờ

Clindamycin

600 mg


Mỗi 6 giờ

Ciprofloxacin

400 mg

Mỗi 8 giờ

Gentamicin

5 mg/kg

Metronidazol

500 mg

Vancomycin

< 70 kg: 1 g; 71-99 kg: 1.25

H
P

Không

Mỗi 12 giờ

g; > 100 kg: 1.5 g

Mỗi 12 giờ


(Phụ lục 2 – Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế năm 2015)

U

Đường dùng thuốc

Đường tĩnh mạch: Thường được lựa chọn do nhanh đạt nồng độ thuốc trong
máu và mơ tế bào.

H

Đường tiêm bắp: Có thể sử dụng nhưng không đảm bảo về tốc độ hấp thu
của thuốc và không ổn định.

Đường uống: Chỉ dùng khi chuẩn bị phẫu thuật trực tràng, đại tràng.
Đường tại chỗ: Hiệu quả thay đổi theo từng loại phẫu thuật (trong phẫu thuật
thay khớp, sử dụng chất xi măng tẩm kháng sinh).
Thời gian dùng thuốc
Thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng nên trong vòng 60 phút trước khi
tiến hành phẫu thuật và gần thời điểm rạch da.
Cephalosporins tiêm tĩnh mạch trong 3 - 5 phút trước thủ thuật và đạt nồng
độ cần thiết ở da sau vài phút.
Vancomycin và ciprofloxacin cần phải được dùng trước một giờ và hoàn
thành việc truyền trước khi bắt đầu rạch da.


7
Clindamycin cần được truyền xong trước 10 - 20 phút.
Gentamycin cần được dùng một liều duy nhất 5 mg/kg để tối đa hóa sự thấm

vào mơ và giảm thiểu độc tính. Nếu người bệnh lọc máu hoặc ClCr < 20 ml/phút,
dùng liều 2 mg/kg.
Đối với phẫu thuật mổ lấy thai, KSDP có thể dùng trước khi rạch da hoặc sau
khi kẹp dây rốn để giảm biến chứng nhiễm khuẩn ở mẹ.
Bổ sung liều trong thời gian phẫu thuật:
Trong phẫu thuật tim kéo dài hơn 4 giờ, cần bổ sung thêm một liều kháng
sinh.
Trong trường hợp mất máu với thể tích trên 1500ml ở người lớn, và trên

H
P

25ml/kg ở trẻ em, nên bổ sung liều KSDP sau khi bổ sung dịch thay thế.
Lưu ý khi sử dụng KSDP

Không dùng kháng sinh để dự phòng cho các nhiễm khuẩn liên quan đến
chăm sóc sau mổ và những nhiễm khuẩn xảy ra trong lúc mổ.

Nguy cơ khi sử dụng KSDP: Dị ứng thuốc, sốc phản vệ, tiêu chảy do kháng

U

sinh, nhiễm khuẩn do vi khuẩn Clostridium dificile, vi khuẩn đề kháng sính, lây
truyền vi khuẩn đa kháng.
1.2.

Tổng quan về nhiễm khuẩn vết mổ

H


1.2.1. Khái niệm nhiễm khuẩn vết mổ

Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật
trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật khơng có cấy ghép
và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả. NKVM thường
được chia thành 3 loại: NKVM nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức
dưới da tại vị trí rạch da; NKVM sâu gồm các nhiễm khuẩn tại lớp cân và/hoặc cơ
tại vị trí rạch da. NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM nông để đi sâu bên
trong tới lớp cân cơ; Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể (2).
1.2.2. Những yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ và các biện pháp phòng
ngừa NKVM
Những yếu tố nguy cơ gây NKVM:


8
Có 4 nhóm yếu tố nguy cơ gây NKVM gồm: người bệnh, môi trường, phẫu
thuật và tác nhân gây bệnh:
Yếu tố người bệnh: Người bệnh phẫu thuật đang mắc nhiễm khuẩn tại vùng
phẫu thuật hoặc tại vị trí khác ở xa vị trí rạch da như ở phổi, ở tai mũi họng, đường
tiết niệu hay trên da; Người bệnh đa chấn thương, vết thương giập nát; Người bệnh
tiểu đường; Người nghiện thuốc lá; Người bệnh bị suy giảm miễn dịch, người bệnh
đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch; Người bệnh béo phì hoặc suy dinh
dưỡng; Người bệnh nằm lâu trong bệnh viện trước mổ làm tăng lượng vi sinh vật
định cư trên người bệnh.
Yếu tố môi trường: Vệ sinh tay ngoại khoa không đủ thời gian hoặc không

H
P

đúng kỹ thuật; Chuẩn bị người bệnh trước mổ không tốt; Thiết kế buồng phẫu thuật

không bảo đảm nguyên tắc kiểm sốt nhiễm khuẩn; Điều kiện khu phẫu thuật khơng
đảm bảo vô khuẩn; Dụng cụ y tế không đảm bảo vô khuẩn; Nhân viên tham gia
phẫu thuật không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong buồng phẫu thuật làm tăng
lượng vi sinh vật ô nhiễm

U

Yếu tố phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật càng dài nguy cơ NKVM càng cao;
Loại phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật nhiễm và bẩn và phẫu thuật làm tổn thương
nhiều ô tổ chức, mất máu vi phạm nguyên tắc vô khuẩn làm tăng nguy cơ mắc
NKVM

H

Yếu tố vi sinh vật: Mức độ ô nhiễm, độc lực và tính kháng kháng sinh của vi
khuẩn càng cao xảy ra ở người bệnh được phẫu thuật có sức đề kháng càng yếu thì
nguy cơ mắc NKVM càng lớn. Sử dụng rộng rãi các kháng sinh phổ rộng ở người
bệnh phẫu thuật là yếu tố quan trọng làm tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, qua
đó làm tăng nguy cơ mắc NKVM (2).
Các biện pháp phòng ngừa NKVM
Theo hướng dẫn của BYT, các biện pháp cần thực hiện để phòng ngừa
NKVM bao gồm: Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật; Sử dụng kháng sinh dự
phòng trong phẫu thuật; Các biện pháp phịng ngừa trong phẫu thuật; Chăm sóc vết
mổ sau phẫu thuật; Giám sát phát hiện nhiễm khuẩn vết mổ; Kiểm tra giám sát tn
thủ quy trình vơ khuẩn ở nhân viên y tế (NVYT); Bảo đảm các điều kiện, thiết bị,


9
phương tiện và hóa chất thiết yếu cho phịng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ; Một số biện
pháp khác để phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Trong đó biện pháp sử dụng KSDP

rất quan trong phẫu thuật làm giảm tỷ lệ NKVM đã được nhiều nghiên cứu chứng
minh.
1.3.

Thực trạng tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật

trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Thực trạng tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tại
một số nước trên Thế giới
Tại các nước tiên tiến trên thế giới với điều kiện vô khuẩn tốt cùng với việc
tuân thủ các quy định chống nhiễm khuẩn, việc sử dụng KSDP trước, trong và

H
P

ngưng 24 giờ sau mổ được áp dụng thường quy. Các chuyên gia khuyến cáo việc
dùng KSDP trong phẫu thuật sạch, sạch – nhiễm và các nghiên cứu trên thế giới
cũng chứng minh được rằng việc sử dụng KSDP sau 24 giờ sau mổ không mang lại
nhiều hiệu quả mà còn làm tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn và làm tăng chi
phí điều trị.

U

Đã có nhiều tác giả trên thế giới tiến hành nghiên cứu cắt ngang nhằm mục
đích đánh giá sự tuân thủ quy định về sử dụng KSDP theo các tiêu chuẩn như chỉ
định sử dụng KSDP, lựa chọn kháng sinh, liều dùng, đường dùng và thời gian sử

H

dụng KSDP. Một số nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả như sau:

Nghiên cứu của Goede WJ và cộng sự vào năm 2013, hồi cứu từ 760 HSBA
của người bệnh từ 18 tuổi trở lên thực hiện phẫu thuật tại Trung tâm kiểm soát và
dự phòng nhiễm trùng Hoa Kỳ, đánh giá tuân thủ sử dụng KSDP trong phẫu thuật
theo 4 tiêu chí: lựa chọn KSDP, liều KSDP, đường dùng thuốc và thời gian sử dụng
thuốc. Kết quả tỷ lệ không tuân thủ việc lựa chọn KSDP chiếm thấp nhất 10,8% và
tỷ lệ không tuân thủ liều KSDP chiếm cao nhất 45,1%. Tỷ lệ khơng tn thủ ít nhất
1 trong 4 quy định về sử dụng KSDP là 75,4% (4).
Năm 2017 Gaikwad và cộng sự cũng đã thực hiện nghiên cứu quan sát tiến
cứu trên 600 người bệnh sử dụng KSDP phẫu thuật tại các khoa: Ngoại tổng quát,
Chỉnh hình, Sản khoa và Phụ khoa của một bệnh viện hạng ba. Đánh giá tuân thủ sử
dụng KSDP theo 4 yếu tố: lựa chọn KSDP, liều KSDP, đường dùng thuốc và thời


10
gian sử dụng thuốc. Kết quả từng yếu tố theo từng khoa Ngoại tổng quát, Chấn
thương chỉnh hình, Sản phụ khoa như sau: Tuân thủ lựa chọn KSDP lần lượt là
87,3%, 33,5%, 80,3%; Tuân thủ liều KSDP lần lượt là 87,81%, 100%, 98,99%;
Thời điểm sử dụng KSDP là 78,68%, 91,50%, 72,22%; Thời gian sử dụng KSDP là
15,74%, 0%, 16,16%. Nghiên cứu không đánh giá tỷ lệ tuân thủ chung cả 4 yếu tố.
(10)
Nghiên cứu của Maria Isabel P. Nabor (2015) và cộng sự tại một bệnh viện
hạng 3 ở Philippines về tuân thủ sử dụng KSDP trong phẫu thuật. Nghiên cứu cắt
ngang dựa trên 244 hồ sơ y tế có thực hiện phẫu thuật. Đánh giá theo 7 tiêu chí: Chỉ
định sử dụng, lựa chọn loại, liều lượng sử dụng, đường dùng, thời điểm sử dụng và

H
P

việc lặp lại liều. Kết quả: 93% được sử dụng kháng sinh dự phòng, trong đó có 44%
chỉ định đúng loại, 39% tuân thủ liều lượng sử dụng, 100% cho đường dùng, 45%

đúng thời điểm sử dụng, 93% cho việc lặp lại liều và 67% đúng về thời gian sử
dụng kháng sinh. Chỉ có 13% tuân thủ tất cả các hướng dẫn sử dụng KSDP (5).
Nhằm đánh giá việc tuân thủ sử dụng KSDP trong phẫu thuật tại Bệnh viện

U

Đại học Gaffrée e Guinle, thành phố Rio de Janeiro, vào năm 2016 nhóm tác giả
Marise Gouvea đã tiến hành (11).

Nhóm tác giả Samar MJ Musmar và cộng sự vào năm 2014 ở North West

H

Bank, Palestine tiến hành nghiên cứu thuần tập tiến cứu trên 400 ca đã được chỉ
định phẫu thuật vùng bụng, chỉnh hình và phụ khoa. Việc tuân thủ sử dụng KSDP
được đánh giá theo hướng dẫn của Hiệp hội dược sĩ Bệnh viện Hoa kỳ gồm 03 tiêu
chí: thời điểm sử dụng kháng sinh, lựa chọn kháng sinh phù hợp, sử dụng kháng
sinh trong thời gian thích hợp. Kết quả: 59,8% sử dụng kháng sinh đúng thời điểm,
18,5% lựa chọn kháng sinh phù hợp và 31,8% người bệnh được dùng kháng sinh
trong thời gian thích hợp và chỉ có 2% tn thủ cả 03 tiêu chuẩn sử dụng KSDP
thích hợp (12).
Một nghiên cứu tiến cứu khác của nhóm tác giả Nongyao Kasatpibal, năm
2003 trên 2139 người bệnh thực hiện phẫu thuật. Kết quả tỷ lệ sử dụng KSDP trong
quá trình phẫu thuật là 92,2% và phần lớn được sử dụng trước phẫu thuật là 89,8%.
Tuy nhiên, tỷ lệ KSDP được tiêm trong vòng một giờ trước khi rạch da chỉ chiếm


11
38,9%. Các kháng sinh dự phòng được sử dụng phổ biến nhất là mentronidazol và
gentannmicin, chiếm 64,2%. Nhóm tác giả cũng chứng minh tuân thủ trong sử dụng

KSDP có liên quan đến việc giảm nguy cơ NKVM, trong đó nhóm sử dụng KSDP
nguy cơ nhiễm khuẩn giảm 3 lần so với nhóm khơng sử dụng KSDP (13).
1.3.2. Thực trạng tn thủ sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tại
Việt Nam
Tại Việt Nam, mặc dù tỷ lệ NTVM rất cao trong các nhiễm trùng bệnh viện.
Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật dài ngày là việc khá phổ biến,
trong khi đó tỷ lệ sử dụng KSDP còn thấp, nhiều bệnh viện chưa triển khai, hướng
dẫn các quy định sử dụng KSDP. Có một số nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ tuân thủ

H
P

tất cả các quy định về sử dụng KSDP là 0%. Cụ thể có một số nghiên cứu như sau:
Một nghiên cứu hồi cứu trên 164 HSBA người bệnh phẫu thuật mổ lấy thai
tại khoa sản Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả của tác giả Trần Thị Hương Ngát,
năm 2019, đánh giá tình hình sử dụng KSDP. Đánh giá tính phù hợp của việc sử
dụng KSDP bao gồm 6 tiêu chí: chỉ định, lựa chọn loại, liều dùng, đường dùng, thời

U

gian dùng và bổ sung liều. Các tiêu chí này được xây dựng dựa vào hướng dẫn sử
dụng KSDP của ASHP (2013)(14). Riêng tiêu chí thời điểm đưa thuốc áp dụng theo
hướng dẫn dự phòng NKVM của WHO (2016) (1). Kết quả: 100% chỉ định sử dụng

H

KSDP, 6,1% lựa chọn loại KSDP phù hợp, 34,1% thời điểm dùng liều đầu KSDP
phù hợp, 98,2% sử dụng liều KSDP phù hợp, 100% đường dùng KSDP phù hợp,
khơng có trường hợp nào có thời gian dùng KSDP phù hợp (14). Như vậy khơng có
trường hợp nào tn thủ tất cả tiêu chí sử dụng KSDP.

Nhóm tác giả Trần Lan Chi và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tiến cứu mô
tả trên 147 người bệnh thực hiện phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
City” vào tháng 3 năm 2018, nhằm đánh giá tuân thủ phác đồ KSDP phẫu thuật.
Đánh giá mức độ tuân thủ hướng dẫn theo từng tiêu chí: lựa chọn kháng sinh, liều
dùng, đường dùng, thời điểm dùng, liều lặp lại và độ dài đợt dự phòng. Kết quả:
96% tuân thủ về liều dùng đường dùng và liều lặp trong phẫu thuật, 87% tuân thủ
về lựa chọn và thời điểm khởi đầu, tiêu chí có mức độ tn thủ thấp nhất là độ dài
đợt dự phòng với 74,8%, tuân thủ phác đồ KSDP chung là 60,5% (6).


12
Vào năm 2018, tác giả Nguyễn Văn Mạnh đã tiến hành nghiên cứu nghiên
cứu hồi cứu 247 HSBA của người bệnh có thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện đa
khoa Phố Nối. Các tiêu chí đánh giá tuân thủ sử dụng KSDP bao gồm: chỉ định sử
dụng, KSDP, lựa chọn loại, liều dùng, đường dùng, thời gian dùng và bổ sung liều.
Kết quả: 98% HSBA có chỉ định KSDP phù hợp, 72,2% có đường dùng kháng sinh
phù hợp, 39,2% có liều sử dụng kháng sinh phù hợp, 3,2% có thời điểm đưa kháng
sinh hợp lý, 2,6% có thời gian sử dụng kháng sinh hợp lý và khơng có HSBA nào
được lựa chọn loại kháng sinh hợp lý. Như vậy, không có HSBA nào được đánh giá
tuân thủ sử dụng KSDP theo các tiêu chuẩn của nghiên cứu (8).
Nhằm đánh giá thực trạng sử dụng KSDP tại Bệnh viện Bình Dân năm 2019,

H
P

tác giả Phạm Hữu Đoàn đã thực hiện nghiên cứu hồi cứu trên 373 HSBA thực hiện
phẫu thuật. Nghiên cứu đánh giá theo 5 tiêu chí: lựa chọn loại kháng sinh, đường
dùng, liều dùng, thời điểm sử dụng và khoảng thời gian sử dụng. Kết quả: 83,1%
(310 HSBA) tuân thủ đúng quy định có hoặc khơng sử dụng KSDP trong các
trường hợp phẫu thuật sạch và sử dụng KSDP trong phẫu thuật sạch – nhiễm. Trong


U

310 HSBA có hoặc không sử dụng KSDP đúng quy định trừ 54 HSBA tuân thủ
không sử dụng kháng sinh trong các phẫu thuật sạch và 18 HSBA kháng sinh dự
phòng chuyển thành kháng sinh điều trị, nghiên cứu còn lại 238 HSBA được đưa

H

vào đánh giá từng tiêu chí của việc tuân thủ KSDP. Trong đó tiêu chí tn thủ loại
kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 99,2%, tiêu chí ít được tuân thủ nhất là khoảng
thời gian sử dụng 78,6%. Các tiêu chí khác: Đường dùng, liều dùng, thời điểm sử
dụng có mức độ tuân thủ lần lượt là 94,5%, 96,6%, 98,9%. Nghiên cứu không đánh
giá tỷ tuân thủ sử dụng KSDP cả 5 tiêu chí (15).
Năm 2019, nhóm nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Phương Khanh và
các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 386 lượt thực hiện phẫu
thuật tại thuộc khoa Ngoại chung và Sản – phụ khoa tại Bệnh viện Vinmec Central
Park, nhằm đánh giá tuân thủ hướng dẫn sử dụng KSDP trong phẫu thuật. Sử dụng
KSDP hợp lý được đánh giá quá 5 tiêu chí: đúng loại, đúng liều, đúng thời điểm,
đúng thời gian dùng, kháng sinh dự phòng bổ sung được chỉ định hợp lý đối với
phẫu thuật kéo dài trên 4 giờ. Kết quả cho thấy: tỉ lệ chỉ định đúng loại và đúng liều


13
KSDP lần lượt là 96% và 99%, sử dụng kháng sinh trong khoảng thời gian phù hợp
là 94%, thời điểm dùng phù hợp là 94%, đối với sử dụng KSDP bổ sung là 100% ca
phẫu thuật có thời gian mổ kéo dài >4 giờ được chỉ định dùng KSDP bổ sung hợp
lý. Tuân thủ KSDP chung đúng cả 5 yếu tố là 82% (7).
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thông qua hồi cứu dữ liệu trên 199 HSBA có
thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh của tác giả

Nguyễn Văn Dương vào năm 2019. Tiêu chí đánh giá tính phù hợp của việc sử
dụng KSDP dựa trên khuyến cáo sử dụng KSDP của ASHP (2013) bao gồm: chỉ
định dùng KSDP, lựa chọn loại, liều dùng, đường dùng, thời gian dùng, riêng tiêu
chí thời điểm đưa thuốc áp dụng theo hướng dẫn dự phòng NKVM của WHO

H
P

(2016). Kết quả cho thấy có 196 người bệnh chỉ định sử dụng KSDP chiếm 98,5%,
trong đó có 1 người bệnh có thời điểm đưa kháng sinh phù hợp chiếm 0,5%, khơng
có trường hợp nào lựa chọn loại kháng sinh phù hợp, 1 người bệnh có thời điểm bắt
đầu dùng KSDP phù hợp chiếm 0,5%, 190 người bệnh có liều KSDP phù hợp
96,9%, đường dùng phù hợp có 193 người bệnh chiếm 98,5% và khơng có người

U

bệnh nào có thời gian dùng KSDP phù hợp (16).

Năm 2020, tác giả Phan Thị Hồng Loan đã nghiên cứu hồi cứu 288 HSBA
của người bệnh thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai, nhằm đánh

H

giá thực trạng sử dụng KSDP trong phẫu thuật. Tiêu chí đánh giá bao gồm 06 tiêu
chí: Chỉ định sử dụng KSDP, loại KSDP, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng,
thời gian dùng. Kết quả: 66,7% tuân thủ chỉ định sử dụng KSDP. Trong 66,7% chỉ
định sử dụng KSDP này có 96,4% tuân thủ loại KSDP, 99,5% tuân thủ liều dùng
KSDP, 100% tuân thủ đường truyền KSDP, 91,1% tuân thủ thời điểm dùng KSDP,
98,9% tuân thủ thời gian dùng KSDP. Có 90,6% tuân thủ đầy đủ 6 tiêu chí đánh giá
về tuân thủ sử dụng KSDP (17).

Qua việc tổng quan các nghiên cứu đánh giá tuân thủ sử dụng KSDP trên thế
giới và Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đánh giá tuân thủ sử
dụng KSDP trong phẫu thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2015 phù hợp với
Việt Nam, bao gồm 5 tiêu chí: chỉ định sử dụng KSDP, lựa chọn loại kháng sinh,
liều dùng, đường dùng và thời gian sử dụng.


14
1.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy định sử dụng kháng sinh dự phòng

trong phẫu thuật
Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến
tuân thủ sử dụng KSDP trong phẫu thuật bao gồm: yếu tố từ người bệnh, từ bệnh
viện, từ NVYT và đặc điểm phẫu thuật
1.4.1 Yếu tố thuộc về người bệnh và đặc điểm cuộc phẫu thuật
Yếu tố từ người bệnh như: đặc điểm người bệnh, thời gian phẫu thuật, thời
gian nằm viện, loại phẫu thuật, bệnh kèm theo
Tình trạng bệnh của người bệnh, đặc điểm cuộc mổ, tình trạng kháng kháng

H
P

sinh ảnh hưởng tới việc tuân thủ sử dụng KSDP trong phẫu thuật.

Tác giả Gouvea và cộng sự cho biết mối liên quan giữa tình trạng vết mổ
sạch và sạch nhiễm của người bệnh với việc tuân thủ sử dụng KSDP, ở nhóm người
bệnh vết mổ sạch - nhiễm tỷ lệ tuân thủ sử dụng KSDP cao hơn nhóm người bệnh
vết mổ sạch với p<0.05 (11).


Trong một nghiên cứu ở Hy Lạp, việc không tuân thủ trong thời gian sử dụng

U

kháng sinh, kéo dài các đợt KSDP có liên quan đến tâm lý sợ nhiễm trùng tại vị trí
phẫu thuật và việc giữ kháng sinh trong máu của người bệnh sau phẫu thuật được
các NVYT cho là biện pháp phòng ngừa NKVM tốt. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ

H

tuân thủ các hướng dẫn điều trị KSDP trong phẫu thuật phình động mạch chủ thấp
hơn so với phẫu thuật mạch máu và nhóm tác giả cho rằng lý do là vì sợ nhiễm
trùng tại vị trí phẫu thuật, sự phức tạp của cuộc mổ và thời gian phẫu thuật kéo dài.
Theo nghiên cứu của Phan Thị Hồng Loan ở Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai
cho thấy những người bệnh phẫu thuật sạch và sạch nhiễm có chỉ định sử dụng
KSDP nhưng trên những người bệnh có một số bệnh lý kèm theo như tiểu đường,
suy giảm miễn dịch sẽ làm cho các bác sĩ lo ngại khi chỉ định sử dụng KSDP do đó
người bệnh phẫu thuật có bệnh kèm theo làm giảm tỷ lệ tuân thủ chỉ định sử dụng
KSDP. Một số loại bệnh lý phẫu thuật ở những vị trí yêu cầu thẩm mỹ cao làm cho
bác sĩ e ngại khi quyết định lựa chọn sử dụng KSDP trong phẫu thuật, do đó làm
giảm tỷ lệ tuân thủ sử dụng KSDP trong phẫu thuật. Đối với những người bệnh có


×