GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
1
ðỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH
Y ðỨC TRONG NHÂN VIÊN Y TẾ Ở 3 TUYẾN BỆNH VIỆN
(HUYỆN, TỈNH, TRUNG ƯƠNG)
Chủ nhiệm ñề tài: GS. TS Phạm Minh ðức
Người cùng thực hiện: TS. Lê Thị Tài
ThS. Lê Thu Hòa
TS. Trần Thị Thanh Hương
ThS. Nguyễn Ngô Quang
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
2
ðẶT VẤN ðỀ
Y học là một ngành khoa học mang các ñặc trưng của một ngành khoa học
tự nhiên ñồng thời có các ñặc trưng của một ngành khoa học xã hội. Theo ñịnh
nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới thì Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải
mái về tâm thần - thể chất và quan hệ xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng
không có bệnh tật [47]. Người bác sỹ muốn thực hiện ñược chức năng chăm sóc
sức khỏe, ngoài những kiến thức, kỹ năng về y - sinh học thì các kiến thức về
tâm lý- xã hội- hành vi nhất là những nhận thức và thực hành ñạo ñức y học (Y
ñức) là rất quan trọng. Có ñược các hiểu biết ñúng và ñầy ñủ về các lĩnh vực
này thì mới có ñược các hành vi ñúng thể hiện bằng cách ứng xử phù hợp, kỹ
năng thành thạo trong giao tiếp, trong tư vấn và ra ñược những quyết ñịnh ñúng,
phù hợp và có lợi nhất về chuyên môn cho bệnh nhân và cộng ñồng Những
kiến thức và kỹ năng này ñóng một vai trò rất quan trọng về chất lượng chăm sóc
sức khỏe hay chất lượng cung cấp các dịch vụ y tế.
Trong khoảng hai thập kỷ qua chất lượng cung cấp các dịch vụ y tế cũng như
chất lượng ñào tạo cán bộ y tế ñã dần dần ñược cải thiện nhờ sự ñầu tư của nhà
nước: nhiều phương tiện, kỹ thuật hiện ñại ñã ñược ñưa vào áp dụng cho công
tác chẩn ñoán, ñiều trị cũng như dự phòng chăm sóc sức khỏe cho người dân
[8],[9]. Tất cả những hoạt ñộng này ñã góp phần nâng cao chất lượng các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhiều thành tựu mới cũng như những gương tốt
của cán bộ ngành Y tế ñược nêu lên. Tuy nhiên những thay ñổi này vẫn chưa
ñáp ứng kịp nhu cầu chăm sóc ngày càng tăng về số lượng cũng như về chất
lượng ñối với người khỏe cũng như khi họ bị ốm ñau nằm viện như luật Bảo vệ
sức khỏe nhân dân và Dự thảo luật Khám chữa bệnh ñã nêu, ñó là: Nhu cầu
ñược tôn trọng và ñối xử công bằng, nhu cầu ñược biết các thông tin liên quan
ñến sức khỏe và ñược lựa chọn các quyết ñịnh chẩn ñoán, ñiều trị phù hợp
[14], [15], [16]. ðây là những vấn ñề mà các phương tiện truyền thông hay ñề
cập cũng như các ñại biểu Quốc hội hay chất vấn lãnh ñạo ngành y tế trong các
kỳ họp Quốc hội và là những nội dung rất quan trọng của y ñức mà người cán
bộ y tế cần tuân thủ.
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
3
Vậy hiểu biết và thực hành y ñức của cán bộ y tế ñang làm việc tại các bệnh
viện như thế nào? Có những yếu tố nào chi phối nhận thức và thực hành y ñức
của cán bộ y tế hiện nay? Làm thế nào ñể nâng cao thực hành y ñức của cán bộ
y tế ? ðây chính là những câu hỏi cần ñược trả lời. Trong hai thập kỷ nay, do
nhu cầu phát triển y học nước nhà, do các ñiều kiện nghiên cứu ñược cải thiện
hơn nhiều so với trước ñây nên nhiều công trình nghiên cứu về y học và y tế
ñược triển khai. Các kết quả nghiên cứu ñã ñược áp dụng vào thực tiễn với mục
ñích nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe. Những công trình này thường tập
trung vào việc phát hiện và dập tắt các vụ dịch, chế tạo các vác xin ñể phòng
bệnh, phát hiện các yếu tố nguy cơ ñối với các bệnh kây truyền và bệnh xã hội
ñể tăng cường giáo dục dự phòng, áp dụng các kỹ thuật chẩn ñoán hoặc ñiều trị
mới và hiện ñại ñể giải quyết một số bệnh hiểm nghèo…Tuy vậy có lẽ do y ñức
là một vấn ñề nhậy cảm nên mặc dù thường xuyên ñược công chúng cũng như
lãnh ñạo ngành Y tế nhắc ñến nhưng hầu như chưa có công trình nào nghiên
cứu về chủ ñề này một cách tương ñối hệ thống ñể trả lời những câu hỏi ñã nêu
trên. Cũng ñã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng chỉ tập
trung vào ñối tượng ñiều dưỡng viên [1], [13], [17], trong khi bác sỹ là những
người hay ñược công luận gắn với những sai sót về cách ứng xử cũng như thực
hành chuyên môn thì chưa có công trình nào nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, ñề tài ñược tiến hành nhằm giải quyết các mục
tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nhận thức và thực hành y ñức của bác sỹ ñang trực tiếp
khám chữa bệnh ở bệnh viện thuộc ba tuyến bệnh viện huyện, tỉnh, trung
ương
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng ñến thực hành y ñức của bác sỹ ñang trực
tiếp khám chữa bệnh ở bệnh viện thuộc ba tuyến huyện, tỉnh, trung ương
Trên cơ sở ñó ñề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hành y ñức cho
các bác sỹ.
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
4
1
.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
ðạo ñức y học hay y ñức là một khái niệm nằm trong ñạo ñức nói chung.
ðạo ñức là một phạm trù ñược hình thành song hành với sự hình thành của xã
hội loài người. Xã hội loài người trải qua nhiều chặng ñường hình thành và phát
triển, những sự thay ñổi về chế ñộ chính trị-văn hoá-xã hội cũng dẫn tới có sự
thay ñổi về những chuẩn mực ñạo ñức cho phù hợp với ñòi hỏi của các thể chế
xã hội. ðạo ñức y học ñã ñược ông tổ của nền Y học thế giới là Hyppcrate ñề
cập ñến cách ñây khoảng 2500 năm. Ông ñã ñưa ra những tiêu chuẩn ñạo ñức
của những người hành nghề y và sau ñó những tiêu chuẩn này ñã trở thành
những lời thề trang trọng trong buổi lễ tốt nghiệp nhận bằng bác sỹ của các sinh
viên ở tất cả các trường ñại học Y trên toàn thế giới [39]. Từ ñó cho ñến nay,
nhiều tổ chức của thế giới như Tổ chức y tế thế giới, hội Y học thế giới, hội
ðiều dưỡng quốc tế ñã công bố nhiều quy ñịnh về ñạo ñức y học trong thực
hành lâm sàng, trong mối quan hệ với ñồng nghiệp, trong nghiên cứu y sinh học
ñược tiến hành trên con người [29], [30], [31],[48], [49], [50], [51], [52]. Những
quy ñịnh này ñã ñược những người hành nghề y trên toàn thế giới tuân thủ .
1.1. ðịnh nghĩa ñạo ñức và các yếu tố chi phối
1.1.1. ðịnh nghĩa ñạo ñức
Theo từ ñiển tiếng Việt thì: (NXB KHXH)
“ðạo ñức là những phép tắc căn cứ vào chế ñộ kinh tế và chế ñộ
chính trị mà ñặt ra ñể quy ñịnh quan hệ giữa người và người, giữa
cá nhân và xã hội, cốt ñể bảo vệ chế ñộ kinh tế, chế ñộ chính trị”[21].
Theo Từ ñiển Bách khoa Việt Nam thì:
“ðạo ñức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao
gồm những chuẩn mực xã hội ñiều chỉnh hành vi con người trong quan
hệ với toàn xã hội” [20]
Theo từ ñiển Anh-Anh thì:
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
5
“ðạo ñức là những quy tắc về tinh thần, những quy tắc hướng dẫn cách
xử thế của con người”
Theo Hội Y học thế giới thì:
“ðạo ñức là một phạm trù ñề cập ñến giáo lý – sự phản ánh một cách
thận trọng, hệ thống và sự phân tích các quyết ñịnh của lương tâm và
hành vi trong quá khứ, hịên tại hoặc tương lai” [Trích theo 19].
ðạo ñức ñề cập ñến giá trị của mọi quyết ñịnh và hành vi của con người.
Ngôn ngữ của ñạo ñức thường ñược thể hiện bằng những danh từ như: quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm và những tính từ như: tốt, xấu, ñúng, sai, không ñúng.
Như vậy ñạo ñức là một phương thức ñiều chỉnh hành vi của các thành viên
trong một xã hội theo một chuẩn mực nhất ñịnh nhằm mục ñich duy trì các giá
trị ñược xã hội ñề ra.
ðạo ñức có nhiều chức năng quan trọng như chức năng giáo dục, chức năng
ñiều chỉnh hành vi, chức năng nhận thức [19]. Với các chức năng này, chuẩn
mực ñạo ñức là những tiêu chí, những mục tiêu rèn luyện phấn ñấu cho mỗi cá
thể nhằm làm tăng tinh thần trách nhiệm với cộng ñồng và có lối sống phù hợp
với yêu cầu của xã hội. Do vậy, ñối với mỗi người thì ñạo ñức cần ñược rèn
luyện ngay từ khi còn nhỏ ñể tạo lập ñược những thói quen, những hành vi ñúng
ñắn. Rèn luyện ñạo ñức cho các cá thể là trách nhiệm của từng cá nhân, gia
ñình, nhà trường và xã hội.
1.1.2. Các yếu tố chi phối ñạo ñức
Với ñịnh nghĩa về ñạo ñức như ñã trình bày ở trên thì ñạo ñức không phải
là một khái niệm bất biến. Mỗi thể chế, mỗi dân tộc, mỗi thời kỳ… ñều ñặt ra
những chuẩn mực ñạo ñức cho phù hợp, nói cách khác ñó là có nhiều yếu tố chi
phối ñạo ñức. Những chuẩn mực ñạo ñức phải phù hợp với chế ñộ chính trị, luật
pháp; phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc/cộng ñồng; phù hợp với
tôn giáo; phù hợp tuổi/giới/nghề nghiệp/trình ñộ học vấn.
1.1.2.1. Chế ñộ chính trị, luật pháp
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
6
ðạo ñức ñược duy trì trong một cộng ñồng phải phù hợp với chế ñộ chính
trị của cộng ñồng ñó. Chế ñộ chính trị của mỗi nước ñược thể hiện bằng các
văn bản pháp quy như Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh.
Hiến pháp của các nước có ảnh hưởng nhiều ñến nền tảng ñạo ñức trong xã
hội. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, ñiều 30,
chương 3 quy ñịnh:
“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: dân tộc,
hiện ñại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến
các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, ñạo ñức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong
nhân dân” [14]
Các bộ Luật trong Hiến pháp quy ñịnh riêng cho từng lĩnh vực và có những
tiêu chí ñề cập ñến vấn ñề ñạo ñức. Ở Việt Nam, liên quan ñến lĩnh vực y tế và
ñạo ñức trong ngành y có Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Hoạt ñộng chữ
thập ñỏ, Luật Bảo hiểm y tế, Pháp lệnh về hành nghề y dược tư nhân
1.1.2.2. Phong tục tập quán, dân tộc
Mỗi một cộng ñồng dân cư, mỗi dân tộc ñều có phong tục, tập quán của
mình. ðó là những giá trị văn hóa cổ ñiển ñược lưu giữ và bảo tồn ñến ngày
nay, kết hợp với văn hóa hiện ñại theo sự phát triển của ñất nước và thế giới.
Giá trị văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện qua các quy ñịnh bất thành văn về ñạo
ñức con người. Do vậy có những hành vi ñược công nhận ở dân tộc/cộng ñồng
này nhưng lại bị lên án ở dân tộc/cộng ñồng khác.
1.1.1.3. Tôn giáo
Tôn giáo là một yếu tố chi phối ñạo ñức. Ngoài những chuẩn mực chung mà
bất cứ một công dân nào cũng cần tuân thủ ñể ñược thể chế xã hội/cộng ñồng
mà họ ñang sống công nhận thì họ còn có những chuẩn mực ñạo ñức riêng do
tôn giáo của họ quy ñịnh. Ví dụ người theo ñạo Thiên chúa giáo sẽ có một số
ñòi hỏi về chuẩn mực ñạo ñức khác với người theo ñạo Phật giáo hay Hồi giáo.
1.1.2.4. Tuổi
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
7
Mỗi thế hệ trong cộng ñồng ngoài việc thừa hưởng những giá trị ñạo ñức từ
thế hệ trước, sẽ có những giá trị ñạo ñức riêng cho chính thế hệ mình. Lớp
người cao tuổi có những chuẩn mực ñạo ñức khác với lớp người trẻ tuổi trong
cùng xã hội. Do vậy có thể có những hành vi ñược cộng ñồng thừa nhận với lớp
tuổi này nhưng nếu xảy ra vói lớp tuổi khác thì lại bị coi là thiếu ñạo ñức.
1.1.2.4. Giới
Chuẩn mực ñạo ñức cũng chịu ảnh hưởng của giới, mặc dù sự khác biệt này
không nhiều ở các nước có nền kinh tế-xã hội phát triển. Tuy nhiên, ở những
nước chưa hoặc ñang phát triển do trình ñộ dân trí còn hạn chế nên sự phân biệt
về giới vẫn còn nặng nề. Ở những nước này, ñòi hỏi của cộng ñồng về chuẩn
mực ñạo ñức với nữ thường khắt khe và nặng nề hơn so với nam.
1.1.2.5. Nghề nghiệp
Có thể nói nghề nghiệp chi phối một cách rõ rệt ñến ñạo ñức. Ngoài những
quy ñịnh chung về chuẩn mực ñạo ñức cho mỗi quốc gia hoặc cộng ñồng thì
mỗi ngành nghề ñều có những quy ñịnh riêng về ñạo ñức mà những người làm
việc trong những ngành nghề ñó buộc phải tuân thủ như: ðạo ñức của người
thầy thuốc, ñạo ñức của nhà giáo, ñạo ñức của công an, ñạo ñức của luật sư, ñạo
ñức của cha cố
1.1.2.6. Học vấn
Trình ñộ học vấn cũng là một yếu tố chi phối ñạo ñức con người. Nói chung,
khi có trình ñộ văn hóa cao, tầm hiểu biết rộng thì suy nghĩ và hành vi thường
thận trọng hơn, có trách nhiệm hơn và ñòi hỏi phải chuẩn mực hơn vì họ hiểu
rõ những hành vi và hậu quả của nó. Những hành vi ñó có thể mang lại lợi ích
cho cộng ñồng hoặc cá nhân họ nếu phù hợp với chuẩn mực ñạo ñức chung của
xã hội hoặc ngược lại.
1.2. ðịnh nghĩa ñạo ñức y học và các yếu tố chi phối
1.2.1. ðịnh nghĩa ñạo ñức y học
ðạo ñức y học là một khái niệm nằm trong phạm trù ñạo ñức. “ðạo ñức y
học là một nhánh của ñạo ñức ñề cập ñến vấn ñề ñạo ñức trong thực hành y
h
ọc” [52]. ðạo ñức y học là những quy tắc hay chuẩn mực mà những người
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
8
hành nghề y dược phải tuân theo trong thực hành nghề nghiệp [20] . ðạo ñức y
học bao gồm những quy tắc có tính ñặc thù nghề nghiệp và bao gồm những quy
ñịnh về luật pháp trong thực hành nghề nghiệp. Do vậy phạm trù ñạo ñức y học
vừa mang những thuộc tính chung cho tất cả những người hành nghề y trên thế
giới, vừa có những quy ñịnh riêng phụ thuộc luật pháp của từng quốc gia.
Mục 7-Phần III của Quy chế quản lý bệnh viện, mục quy ñịnh về y ñức có
viết ”Y ñức là phẩm chất cao ñẹp của người làm công tác y tế, ñược biểu hiện ở
tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người
bệnh, coi ñau ñớn của họ như mình ñau ñớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã
dạy: Lương y phải như từ mẫu, phải thật thà ñoàn kết, khắc phục khó khăn, học
tập vươn lên ñể hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền y học Việt
Nam. Y ñức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc ñạo ñức xã hội
thừa nhận” [4], [5].
Những hiểu biết về ñạo ñức y học rất cần thiết trong thực hành y học. Các
nguyên lý về ñạo ñức như tôn trọng con người, thỏa thuận ñồng ý và giữ bí mật
là những yếu tố cơ bản trong mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân.
1.2.2. Các yếu tố chi phối ñạo ñức y học
Như ñã trình bày ở trên, ñạo ñức y học là một nhánh của phạm trù ñạo ñức
nói chung do vậy hầu hết các yếu tố chi phối ñạo ñức nói chung thì cũng là
những yếu tố chi phối ñạo ñức y học. Những hiểu biết về các yếu tố chi phối
ñạo ñức nhằm giúp những người hành nghề y có ñược những hành vi phù hợp
với mọi loại ñối tượng người bệnh/khách hàng có tuổi/tôn giáo/giới/phong tục
tập quán/nghề nghiệp/học vấn khác nhau trong khi giao tiếp hoặc ra các quyết
ñịnh chuyên môn. Tuy nhiên trong thực tế, những người hành nghề y cũng gặp
nhiều khó khăn và thách thức về những ñiều kiện cơ sở vật chất-trang thiết bị
phục vụ cho việc hành nghề, các chính sách ñảm bảo cuộc sống cho người hành
nghề, nhất là ở những quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển và mức sống
chung của người dân còn thấp. Những khó khăn/thách thức này ñã ảnh hưởng
không ít ñến thực hành ñạo ñức y học trong khi hành nghề.
1.3. Sơ lược về sự ra ñời của ñạo ñức y học
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
9
ðạo ñức y học ñã có lịch sử khoảng 2500 năm tính từ thời Hyppocrate.
Những nguyên tắc hành nghề y dược ñã ñược ñề cập ñến từ rất sớm. Hyppcrate
ñược coi là ông tổ của nền y học thế giới ñã ñưa ra những lời răn dạy những
người hành nghề y dược và những lời răn dạy này ñã trở thành những chuẩn
mực ñạo ñức mà những người tình nguyện cống hiến cả cuộc ñời của mình cho
nghề y ñều tuyên thệ trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp, và noi theo trong suốt
Ảnh 1. Hyppocrate 466-377 trước công nguyên
cuộc ñời nghề nghiệp của mình. Mở ñầu Lời thề Hyppocrate nguyên bản có viết
“Tôi xin thề với thần thày thuốc Apollo, Aesculapius, Hygieia và Panacea và
tất cả các nam thần và nữ thần rằng, tôi sẽ tuân theo Lời thề này và các ñiều
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
10
quy ñịnh này tùy theo khả năng của tôi và luật pháp”…Nội dung của lời thề ñề
cập ñến mối quan hệ giữa thày thuốc và bệnh nhân “Tôi sẽ tuân theo chế ñộ
ñiều trị tùy theo khả năng của tôi và luật pháp. Tôi cân nhắc vì lợi ích của các
bệnh nhân của tôi và tránh bất kỳ ñiều gì có hại cho họ…”. Lời thề cũng nêu
lên trách nhiệm với những người thày ñã dạy cũng như ñối với con cái của
những người thày họ “Coi nguời thày ñã dạy cho tôi nghệ thuật này thân yêu
như cha mẹ của tôi…, coi những con cháu của thày thân thiết như anh em ruột
thịt của tôi và dạy cho họ nghệ thuật này nếu họ mong muốn ñược học mà
không có phí tổn hoặc ñiều kiện nào…”. Như vậy, ngay từ thời kỳ sơ khai của
nền y học, Hyppocrate ñã dạy các học trò của mình không chỉ nghề nghiệp ñơn
thuần mà ñã dạy họ cách làm người, cách sống có ñạo lý. Sau này, Lời thề
Hyppocrate nổi tiếng ñã ñược Hội Y học thế giới chỉnh sửa nhưng hầu như
những nội dung chính vẫn ñược giữ nguyên [39].
Tuy vấn ñề ñạo ñức trong thực hành y dược ñã ñược ñề cập sớm như vậy,
nhưng trong thực tế ñã xảy ra những cuộc thử nghiệm y học trên con người trái
với các quy ñịnh về ñạo ñức y học. Hai ví dụ sau ñây ñã ñược ghi lại trong lịch
sử phát triển của ñạo ñức y học:
• Nghiên cứu Tuskegee: Năm 1928, người ta phát hiện thấy khoảng 25%
những người Mỹ da ñen ở Nam Mỹ bị bệnh lậu. Một số nhà nghiên cứu ở
Dịch vụ y tế công cộng (Mỹ) ñã thực hiện một nghiên cứu tiến cứu về
ảnh hưởng của bệnh lậu ñến ñời sống của ñối tượng nghiên cứu nếu bệnh
không ñược ñiều trị. Các ñối tượng tham gia nghiên cứu không ñược
thông báo về việc họ ñã bị bệnh lậu và họ nhận ñược một phác ñồ ñiều trị
giả. Trong số rất nhiều người là ñối tượng của nghiên cứu này, ñã có
khoảng 50 người ñề nghị ñược ñiều trị bệnh lậu, nhưng Dịch vụ y tế công
cộng ñã ngăn cản không cho họ ñược ñiều trị vì sợ ảnh hưởng ñến kết quả
nghiên cứu. Nghiên cứu này chấm dứt vào năm 1972 khi bị ñưa lên báo.
Nghiên cứu Tuskegee bị ñánh giá là “một trong những ví dụ khủng khiếp
nhất về nghiên cứu mà không hề có sự quan tâm ñến các nguyên lý về
ñạo ñức y học” [46].
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
11
• Những thử nghiệm ở trại tập trung ðức quốc xã: vào những năm 30 của
thế kỷ XX, một số lượng lớn tù nhân ở các trại tập trung của phát xít ðức
ñã trở thành vật thí nghiệm cho các thử nghiệm y học nhằm có ñược sự
hiểu biết về bệnh tật hoặc thử nghiệm phương pháp chữa trị mới. Một số
người ñã bị bắt buộc phải ghép xương, ghép chi. Một số người khác bị cố
tình làm lây nhiễm sốt rét hoặc thương hàn ñể các bác sĩ thử nghiệm
vaccine mới của họ. Một số trẻ em ñã bị tiêm Xanhmethylen vào máu ñể
xem có thể thay ñổi ñược màu mắt không? Những tù nhân này không
ñược biết ñiều gì ñã xảy ra với họ. Sau chiến tranh thế giới, các bác sĩ
ðức tham gia các thử nghiệm này ñã bị bắt và bị kết án là những tội phạm
chiến tranh. Tòa án ñã tuyên bố rằng việc vi phạm ñến con người ñã quá
trầm trọng ñến mức không có kết quả tuyệt vời nào từ những thử nghiệm
ñó có thể biện minh cho cách mà họ ñã sử dụng ñể ñạt ñược kiến thức
như họ ñã làm [20].
1.4. Tính triết học và các nguyên lý cơ bản của ñạo ñức y học
1.4.1. Tính triết học của ñạo dức y học
Nền tảng triết học của ñạo ñức y học chính là quyền ñược sống, nhất là
quyền ñược sống của trẻ em và chất lượng cuộc sống của mỗi con người. ðây
chính là mục tiêu mà các quy ñịnh về ñạo ñức y học ñều nhắm tới với mong
muốn hướng dẫn những người hành nghề y có những hành vi phù hợp ñể giải
quyết hai vấn ñề này. Nói về quyền ñược sống, có 3 thuyết:
• Thuyết sức sống của y học cho rằng cần giữ gìn cuộc sống với bất cứ giá
nào.
• Thuyết bi quan của y học lại cho rằng nên chấm dứt cuộc sống khi dường
như nó trở nên nặng nề, phiền toái, không có ý nghĩa.
• Thuyết trung gian cho rằng cuộc sống mang ý nghĩa tốt nhưng cần phải
chú ý ñến tính giá trị và chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp người thày thuốc ñứng trước
một thách thức mà cần có câu trả lời thích ñáng “Cứu sống hay ñể cho
ch
ết”? Trong những trường hợp này, ranh giới giữa ñạo ñức và phi ñạo ñức
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
12
rất khó phân biệt. ðể phán xét hành vi và những quyết ñịnh của người thày
thuốc là ñúng hay sai thì cần xem xét ñộng cơ của những hành vi ñó, kết quả
cuối cùng và hậu quả pháp lý. Tuy nhiên cho ñến nay, chưa có quốc gia nào
trên thế giới cho phép thày thuốc chủ ñộng cho bệnh nhân chết cho dù ñó là
nguyện vọng của bệnh nhân vì bệnh nhân ñang ở trong tình trạng vô vọng.
1.4.2. Các nguyên lý cơ bản của ñạo ñức y học
ðạo ñức y học ñược thực hiện dựa trên một số nguyên lý cơ bản. Mặc dù
những nguyên lý sau ñây không phải là những nguyên tắc bắt buộc nhưng các
nguyên lý này cung cấp cho những người thày thuốc các cách tiếp cận ñúng ñể
có ñược các quyết ñịnh liên quan tới ñạo ñức trong thực hành chăm sóc sức
khỏe một cách phù hợp, mang lại lợi ích cao nhất cho người bệnh.
Những nguyên lý này gồm: Tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh, có
lòng nhân ái - không gây tổn hại cho người bệnh và ñảm bảo sự công bằng.
1.4.2.1. Tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh
Quyền tự chủ là quyền tự quyết ñịnh tất cả những gì liên quan ñến quyền
lợi cá nhân của mình dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng. Tôn trọng quyền tự chủ
của người bệnh là nguyên lý chủ yếu chi phối các nguyên lý khác trong thực
hành ñạo ñức y học.
Nội dung của nguyên lý tôn trọng chủ quyền bao gồm các quyền như quyền
ñược cung cấp ñầy ñủ và chân thực các thông tin, trên cơ sở có ñầy ñủ các
thông tin chính xác liên quan ñến sức khỏe hoặc bệnh tật thì người bệnh có
quyền lựa chọn và quyết ñịnh các giải pháp chẩn ñoán cũng như ñiều trị, ñồng
thời có quyền ñược giữ bí mật mọi thông tin liên quan ñến sức khỏe và bệnh tật
của mình.
* Tìm kiếm sự ñồng ý
√ Tại sao phải tìm kiếm sự ñồng ý? Hai lý do quan trọng nhất cần phải có sự
ñồng ý của bệnh nhân trước khi tiến hành một liệu pháp chẩn ñoán hoặc ñiều trị
ñó là:
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
13
• Nếu ñược sự ñồng tình của bệnh nhân/khách hàng thì sẽ tăng hiệu quả
ñiều trị vì họ có niềm tin.
• Nhiều truờng hợp luật pháp quy ñịnh cần có sự ñồng ý của bệnh nhân, ví
dụ bệnh nhân/người nhà bệnh nhân cần phải ký vào giấy chấp nhận phẫu
thuật.
√ Khi nào thì không cần ñến sự ñồng ý của bệnh nhân?
• Nhìn chung tất cả mọi vấn ñề liên quan ñến bệnh nhân/khách hàng ñều
cần có sự ñồng ý của bệnh nhân. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu
chờ ñợi sự ñồng ý của bệnh nhân thì sẽ nguy hiểm ñến tính mạng bệnh
nhân như các trường hợp cấp cứu cần nhanh chóng cứu sống bệnh nhân
hoặc tránh các tổn thương nghiêm trọng, hoặc trường hợp bệnh nhân hôn
mê.
• Một số trường hợp khác không cần ñến sự ñồng ý của bệnh nhân nếu ñó
là quyết ñịnh của tòa án hoặc cảnh sát ñề nghị.
√ ðiều kiện nào ñể có ñược sự ñồng ý có giá trị?
• Bệnh nhân phải có ñủ năng lực quyết ñịnh: Người có ñủ năng lực quyết
ñịnh là người có ñộ tuổi quyết ñịnh mọi việc có liên quan ñến bản thân do
luật pháp quy ñịnh và có sức khỏe tâm thần bình thường.
• Trong những trường hợp trẻ em dưới ñộ tuổi quy ñịnh của luật pháp cho
phép tự quyết ñịnh hoặc bệnh nhân mắc bệnh tâm thần thi cần tìm kiếm
sự ñồng ý của người bảo hộ quyền lợi, ví dụ bố mẹ bệnh nhân hoặc người
ñược cơ quan pháp luật ủy quyền. Tuy nhiên trong những trường hợp này
bác sỹ cần thẩm ñịnh kỹ ñể ñánh giá chính xác năng lực tự quyết ñịnh của
bệnh nhân trước khi quyết ñịnh tìm kiếm sự ñồng ý của người bảo hộ.
ðặc biệt chú ý ñến các trường hợp có nguy cơ tranh chấp quyền lợi giữa
bệnh nhân và người bảo hộ.
• Cần tìm kiếm sự ñồng ý trong ñiều kiện bệnh nhân/khách hàng hoàn toàn
thoải mái, không chịu bất cứ một áp lực nào.
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
14
• Cần tìm kiếm sự ñồng ý của bệnh nhân/khách hàng trên cơ sở họ ñã ñược
cung cấp ñầy ñủ và công bằng các thông tin, hiểu rõ và chấp nhận các
thông tin.
• Cần có ñủ thời gian cho bệnh nhân/khách hàng suy nghĩ ñể lựa chọn.
* Giữ bí mật cho bênh nhân/khách hàng
ðây là một trong những nội dung rất quan trọng nhằm ñảm bảo quyền tự
chủ của bệnh nhân/khách hàng. Bác sỹ không ñược phép tiết lộ các thông tin
liên quan ñến bệnh tật của bệnh nhân/khách hàng. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân
phải ñược mã hóa ñể ñảm bảo các thông tin không bị tiết lộ. Khi cần chia sẻ các
thông tin về tình hình sức khỏe của bệnh nhân/khách hàng thì cần ñược sự ñồng
ý của bệnh nhân.
Tuy nhiên khi bệnh nhân ñã chấp nhận một liệu pháp ñiều trị nào ñó thi
việc chia sẻ thông tin với các ñồng nghiệp cùng có trách nhiệm ñiều trị/chăm
sóc bệnh nhân không nhất thiết phải có sự ñồng ý của bệnh nhân. Mặc dù vậy
vẫn phải hạn chế mức ñộ mở thông tin.
* Cung cấp ñầy ñủ các thông tin cho bệnh nhân/khách hàng
Bệnh nhân/khách hàng có quyền ñược cung cấp ñầy ñủ các thông tin liên
quan ñến chẩn ñoán kể cả chẩn ñoán sơ bộ, các phương pháp thăm khám và
ñiều trị, các khó khăn/nguy cơ/ hiệu quả/ giá thành của từng phương pháp chẩn
ñoán, ñiều trị, các can thiệp nếu có, tiên lượng trước mắt và lâu dài, ai sẽ tiến
hành ñiều trị và thời gian ñiều trị.
Tất cả các thông tin cung cấp cho bệnh nhân/khách hàng cần ñảm bảo tính
chân thực và ñảm bảo tính công bằng khi giải thích về lợi ích cũng như nguy cơ
của các phương pháp chẩn ñoán cũng như các liệu pháp ñiều trị.
Trong thực hành nghề nghiệp, sự tôn trọng quyền tự chủ của bệnh
nhân/khách hàng ñược thể hiện ở khả năng giao tiếp của người thày thuốc.
Giao tiếp tốt là biết sử dụng cả ngôn ngữ có lời và không lời một cách phù
hợp, biết lắng nghe người bệnh/khách hàng, biết ñược mong muốn của người
bệnh ñể ñáp ứng ñúng và có lợi nhất cho bệnh nhân/khách hàng. Thực tế
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
15
cho thấy hầu hết các người bệnh/khách hàng ñều muốn ñược tham gia vào
sự quyết ñịnh biện pháp chăm sóc sức khỏe cho chính họ.
1.4.2.2. Có lòng nhân ái và không gây tổn hại cho người bệnh/khách hàng
Lòng nhân ái là sự tận tình cứu chữa cho người bệnh trên tinh thần vì lợi ích
của người bệnh . Lòng nhân ái và không gây tổn hại là hai mặt của nguyên lý
này nhưng nhiều khi không thể cùng thực hiện ñược.
Trong thực hành nghề nghiệp chăm sóc sức khỏe nhiều khi người thày thuốc
cố gắng cứu chữa người bệnh bằng cách áp dụng các phương pháp chẩn ñoán
hoặc các liệu pháp ñiều trị thì cũng ñồng thời gây tổn hại cho bệnh nhân. Ví dụ
ñể kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư, bác sỹ phải truyền hóa chất, phải
xạ trị. Những liệu pháp ñiều trị này có thể tiêu diệt các tế bào ung thư và kéo dài
cuộc sống cho người bệnh nhưng ñồng thời cũng làm tổn hại thêm ñến sức khỏe
của người bệnh. Những trường hợp tương tự như vậy luôn xảy ra trên thực tế.
Do vậy trách nhiệm của người cán bộ y tế là khi áp dụng các tiến bộ của y học
thì phải biết rõ các nguy cơ có thể xảy ra ñể chọn lựa những giải pháp ít gây tổn
hại nhất cho người bệnh bởi vì trong thực tế hầu không có bất kỳ một giải pháp
ñiều trị nào mà không có hại cho người bệnh. Mặt khác ñể giảm bớt tổn hại cho
bệnh nhân/khách hàng, ñiều quan trọng là người cán bộ y tế cần thường xuyên
cập nhật các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ñể ñảm bảo cung cấp các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe với chất lượng cao, mang lại lợi ích tối ña và tổn hại tối
thiểu cho bệnh nhân/khách hàng.
1.4.2.3. ðảm bảo sự công bằng
Tính công bằng ñược thể hiện trong sự phân chia các nguồn nguyên liệu
hiếm, các vấn ñề liên quan ñến quyền con người và liên quan ñến luật pháp.
Trong thực tế, nhu cầu thường lớn hơn khả năng cung cấp dịch vụ nhất là khả
năng cung cấp các nguồn nguyên liệu hiếm. Trong những trường hợp này,
người cán bộ y tế cần biết chọn lựa ưu tiên dựa trên nguyên tắc ưu tiên các
trường hợp nặng có nguy cơ ảnh hưởng ñến tính mạng, ưu tiên những trường
hợp có khả năng cứu sống, ưu tiên nhưng ñối tượng dễ bị tổn thương như trẻ
em, người cao tuổi…
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
16
Tính công bằng còn thể hiện ở chỗ không thiên lệch khi giải thích với bệnh
nhân/khách hàng về các phương pháp chẩn ñoán và các liệu pháp ñiều trị khác
nhau ñể giúp bệnh nhân/khách hàng chọn lựa giải pháp phù hợp.
Trên ñây là ba nguyên lý chung hướng dẫn những người thày thuốc có cách
chọn lựa hành vi phù hợp trong khi thực hành nghề nghiệp. Ba nguyên lý cơ bản
này ñược thể hiện rất rõ ràng và cụ thể trong các Văn bản quy ñịnh về ñạo ñức y
học của Hội Y học thế giới và Lời thề nghề nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế,
nhiều trường hợp khó có thể xác ñịnh rõ ranh giới giữa cách xử lý ñúng và sai vì
cả ba nguyên lý trên nhiều khi khó xác ñịnh ñược phạm vi áp dụng của từng
nguyên lý. Chẳng hạn nguyên lý tôn trọng quyền tự chủ ñược coi là nguyên lý
cơ bản chi phối các nguyên lý khác nhưng nhiều khi nếu quá “tôn trọng quyền
tự chủ“ của con người thì lại có thể ảnh hưởng ñến “quyền ñược sống“ của
người bệnh bởi vì không phải lúc nào sự lựa chọn của bệnh nhân/khách hàng
cũng ñều ñúng và tối ưu ñối với họ, nhất là ở những nước có trình ñộ dân trí còn
thấp. Bởi vậy, trên thực tế những người thày thuốc cần ñứng trên lợi ích của
bệnh nhân/khách hàng ñể ñưa ra các quyết ñịnh cho phù hợp với từng hoàn
cảnh.
1.5. Các văn bản quy ñịnh về ñạo ñức y học của thế giới
1.5.1. Các văn bản quy ñịnh về ñạo ñức trong nghiên cứu
Trải qua nhiều giai ñoạn phát triển của lịch sử y học, những khái niệm và
quy ñịnh về ñạo ñức y học ñược ñiều chỉnh và dần ñược hoàn thiện. Các tổ chức
y tế của quốc tế và mỗi quốc gia lần lượt phê chuẩn và công bố các quy ñịnh về
ñạo ñức trong thực hành y học và chăm sóc sức khỏe cộng ñồng. Tại các cuộc
họp của nhiều tổ chức quốc tế về y học và ngoài y học, ñại diện của các nước
thống nhất rằng cần phải có những quy ñịnh cụ thể về nhân quyền và thực hành
y học, nghiên cứu y học có liên quan ñến con người… Vấn ñề ñạo ñức y học bắt
ñầu ñược xem xét lại một cách nghiêm túc.
Văn kiện quốc tế ñầu tiên quy ñịnh về ñạo ñức trong nghiên cứu y sinh học
là ðiều lệ Nuremberg. ðiều lệ này ñược ban hành năm 1947 sau vụ xét xử các
bác sỹ ðức quốc xã. ðiều lệ này ñưa ra 10 nguyên tắc cho các nghiên cứu ñược
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
17
tiến hành thử nghiệm trên con người. Từ ðiêu lệ này ñến Tuyên ngôn Helsinki
1964, rồi ñến các Hướng dẫn của CIOMS năm 1982 và năm 2002, các quy ñịnh
và hướng dẫn thực hiện ñạo ñức trong nghiên cứu ñược ñiều chỉnh và hoàn
thiện dần [20]. Những văn bản này nêu rõ các nguyên tắc cụ thể khi tiến hành
một nghiên cứu thử nghiệm trên con người, hướng dẫn cụ thể những việc cần
làm trước, trong và sau các thử nghiệm nhằm ñảm bảo lợi ích cho các ñối tượng
nghiên cứu.
1.5.2. Các văn bản quy ñịnh về ñạo ñức trong thực hành lâm sàng
Văn kiện ñầu tiên công bố các quy ñịnh cho người hành nghề y là Tuyên
ngôn Geneve ñược ban hành tại cuộc họp thứ hai của Hội Y học thế giới tại
Thụy Sĩ vào tháng 9/1948 và ñược bổ sung lần cuối tại cuộc họp lần thứ 46 của
Hội Y học thế giới ở Thụy ðiển vào tháng 9/1994 [12]. Các nội dung chính của
Tuyên ngôn này là:
• Coi nghề chăm sóc sức khỏe là nghề cao qúy, cần tự hào vì ñược phục
vụ cho sự nghiệp này “Sẽ hiến dâng cuộc ñời mình phục vụ nhân
loại”.
• Nêu trách nhiệm và nghĩa vụ của thày thuốc: Coi lợi ích của người
bệnh là trên hết, phải tận tụy với người bệnh, ñối xử công bằng, trung
thực, tôn trọng nhân phẩm và quyền tự quyết của người bệnh, giữ gìn
bí mật của người bệnh…”, “Tôi sẽ thực hành nghề nghiệp với lương
tâm và lòng tự trọng”. “Coi sức khỏe của bệnh nhân là mối quan tâm
hàng ñầu”…”Tôi sẽ không cho phép những mối quan tâm về tuổi tác,
bệnh tật hay tàn tật, tín ngưỡng, nguồn gốc nhân chủng, giới tính,
quốc tịch, nguồn gốc chính trị, sự bon chen, quan ñiểm tình dục, ñịa vị
xã hội can thiệp vào giữa nhiệm vụ của tôi ñối với bệnh nhân của tôi”.
• Nêu trách nhiệm với thày, ñồng nghiệp, học trò “Tôi sẽ gửi ñến các
thày giáo của tôi lòng kính trọng và biết ơn mà họ xứng ñáng ñược
nhận”.
• Nêu trách nhiệm luôn phải học hỏi, cập nhật kiến thức ñể nâng cao tay
ngh
ề.
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
18
Tháng 10/1949 tại Hội nghị lần thứ 3 ở London, Hội Y học thế giới ñã ban
hành ðiều lệ quốc tế về ñạo ñức y học. ðiều lệ này ñược sửa ñổi lần cuối tại
Hội nghị lần thứ 35 ở Venice vào tháng 10/1983 [20].
Quyền con người ñã ñược ðại hội ñồng Liên hợp quốc chấp nhận và tuyên
bố vào tháng 10 năm 1948 ñề cập ñến “Mọi người ñều có quyền có cuộc sống
phù hợp với sức khỏe, hạnh phúc của bản thân, gia ñình, bao gồm ăn, mặc, nhà
ở và các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội và có quyền ñược bảo vệ trong trường
hợp thất nghiệp, ốm ñau, tàn tật, tuổi già ”[29].
Năm 1998, Hội ñồng Y ña khoa ñưa ra các Hướng dẫn về Tìm kiếm sự
ñồng ý của bệnh nhân. Bản Hướng dẫn này nêu rõ rằng bác sỹ cần có ñược sự
ñồng ý của bệnh nhân về mọi giải pháp chẩn ñoán và ñiều trị sẽ ñược thực hiện
trên họ. Sự ñồng ý của bệnh nhân giúp việc ñiều trị có hiệu quả hơn vì có sự
hợp tác tích cực của bệnh nhân. Bản Hướng dẫn cũng nêu rõ những trường hợp
nào cần tìm kiếm sự ñồng ý của người nhà/người bảo trợ cũng như có một số
truờng hợp ñặc biệt thì không cần có sự ñồng ý của bệnh nhân [12].
Năm 2000, Hội ñồng Y ña khoa ñưa ra các Hướng dẫn về bảo mật và cung
cấp thông tin. Theo văn bản này thì bác sỹ cần cung cấp ñầy ñủ các thông tin
liên quan ñến bệnh tật của chính bệnh nhân, trên cơ sở ñó họ có quyền lựa chọn
các giải pháp chẩn ñoán và ñiều trị phù hợp với họ “Bệnh nhân có quyền ñược
biết thông tin về các dịch vụ chăm sóc y tế dành cho họ, các thông tin cần ñược
diễn tả một cách dẽ hiểu”, “Bệnh nhân cũng có quyền ñược biết thông tin về
tình trạng bệnh tật ñang làm họ ñau ñớn” [12].
Năm 2001, Hội ñồng Y ña khoa ñã ñưa ra các Nhiệm vụ của người bác sỹ
ñã ñăng ký hành nghề với Hội ñồng Y ña khoa như: …”ðối xử với tất cả các
bệnh nhân lịch sự và ân cần”, …”Tôn trọng các quyền của bệnh nhân”, “Tôn
trọng và bảo vệ bí mật thông tin”, “Cập nhật các kiến thức chuyên môn”…[30].
Năm 2005, Hội Y học thế giới công bố Quyền của bệnh nhân. Theo văn
bản này thì bệnh nhân có quyền ñược tôn trọng, có quyền ñược ñối xử công
bằng , có quyền ñược cung cấp tất cả các thông tin có liên quan ñến sức khỏe và
bệnh tật của họ như các phương pháp chẩn ñoán, ñiều trị có thể ñược áp dụng,
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
19
lợi ích và nguy cơ của từng phương pháp, giá thành của từng phương pháp, tiến
trỉển và biến chứng của bệnh, tiên lượng gần và xa của bệnh, … “Bệnh nhân có
quyền tự quyết ñịnh, tự do ñưa ra sự quyết ñịnh của bản thân họ. Bác sỹ sẽ
thông báo cho bệnh nhân biết về kết quả sự lựa chọn của họ”. “Bệnh nhân có
quyền hỏi ý kiến của bác sỹ trong bất kỳ giai ñoạn nào của quá trình trị liệu”,
“Bệnh nhân có quyền ñược nhận thông tin về bản thân họ và ñược thông tin về
sức khỏe của họ bao gồm cả những thông tin y học chính xác về tình trạng
bệnh” [49].
1.6. Truyền thống ñạo ñức y học Việt Nam và các văn bản quy ñịnh
1.6.1. Truyền thống ñạo ñức y học của Việt Nam
ðạo ñức y học Việt Nam cũng có một lịch sử phát triển lâu ñời. Ngoài
những ñặc ñiểm chung, ñạo ñức y học Việt Nam còn chịu ảnh hưởng rõ rệt của
nền tảng ñạo ñức Phương ðông và các tôn giáo. Triết lý nói chung của người
Phương ðông là lòng vị tha “Thương người như thể thương thân”. Thương
người không bằng thương mình thì dẫn tới sự ích kỷ cá nhân, chỉ lo vun vén cho
mình; nhưng thương người hơn thương mình thì khó thực hiện hay chỉ có thể
thực hiện ñược trong những hoàn cảnh ñặc biệt (ðạo ñức cách mạng). Chuẩn
mực ñạo ñức của Khổng giáo là lấy nhân làm gốc, mọi hành vi ñều vì con
người, lấy chữ hiếu làm ñầu “Vạn hạnh hiếu vi tiên”, trong mọi ñiều tốt thì chữ
hiếu ñứng hàng ñầu. Phật giáo nêu cao tính bác ái, làm ñiều thiện, con người lấy
chữ tâm làm chính “Tu tâm làm chính”, “Thất nhân tâm thì thất ñức”. Chữ
Hán, trong chữ “ñức” có chữ “tứ”, chữ “thập” và chữ “tâm” “Thập trên tứ dưới,
nhất ñè chữ tâm”. Ý nghĩa sâu xa của nó là “Con người ñi 4 phương 10 hướng
thì cũng lấy chữ tâm làm chính”. ðây chính là ñạo lý mà những người thày
thuốc xưa kia của chúng ta luôn ghi nhớ khi hành nghề. Những người thày
thuốc này phần lớn là các nhân sỹ, học sỹ. Họ ñọc sách thánh hiền, sách thuốc,
tự nghiên cứu và trồng các cây thuốc ñể chữa trị cho dân, cho người nghèo. Họ
chấp nhận cuộc sống thanh ñạm.
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
20
Việt Thế kỷ 13, Phạm Công Bân là một thái y lệnh nhưng về nhà thì chữa bệnh cho
dân nghèo không lấy tiền, tự bỏ tiền làm nhà chữa bệnh và nuôi dưỡng người nghèo
tàn tật, kẻ mồ côi, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người thày thuốc.
Chu Văn An (1292-1370) là thày thuốc, thầy giáo có bản lĩnh, trong sáng,
có ñức ñộ và tài năng. Ông ñậu Thái học sỹ (tiến sĩ) ñược bổ nhiệm làm quan tư
nghiệp quốc tử giám nhưng ñã từ quan về nhà mở trường dạy học, nghiên cứu y
học, vận dụng ñông y sáng tạo và chế nhiều phương thuốc mới, tổng kết nhiều
bệnh án và biên soạn nhiều sách.
Thế kỷ 14, Tuệ Tĩnh người luôn nêu cao tinh thần “Nam dược trị Nam nhân”.
Thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) luôn có một mong
ước “Làm sao cho người ñời không có bệnh” và chỉ có một lý tưởng cao quý “Bảo
vệ sức khỏe cho người nghèo”. Ông ñã ñúc kết rằng “Suy cho cùng, tôi hiểu rằng
thày thuốc là người bảo vệ tính mạng con người, sống chết trong một tay mình nắm,
phúc họa trong một tay mình giữ, thế thì ñâu có thể kiến thức không ñầy ñủ, ñạo ñức
không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám học ñòi
làm cái nghề cao quý ñó chăng”. Ông ñã ñưa ra 9 ñiều y huấn cách ngôn ñể răn
dạy những người theo ñuổi nghề chữa bệnh như: “Phàm người thày thuốc nên
nghĩ ñến việc giúp ñỡ người, không nên tự ý cầu vui như mang rượu lên núi
chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát, lỡ có bệnh cấp cứu làm cho người ta
sốt ruột mong chờ, nguy hại ñến tính mạng con người. Vậy cần biết mình quan
trọng như thế nào?”, hay “ðược mời ñi thăm bệnh: Nên tùy bệnh cần kíp hay
không mà sắp ñặt ñi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hoặc nghèo hèn
mà nơi ñến trước chỗ tới sau hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém khi lòng
mình có chỗ không thành thật thì khó thu ñược kết quả”, “Phàm gặp phải
chứng bệnh nguy cấp, muốn hết sức mình cứu chữa, tuy ñó là lòng tốt nhưng
phải nói rõ cho gia ñình người bệnh biết trước rồi mới cho thuốc. Lại có khi
cho không cả thuốc, như thế thì người ta sẽ biết cảm phục mình, nếu không khỏi
bệnh họ cũng không oán trách và tự mình cũng không hổ thẹn” [11].
Như vậy, cách ñây 300 năm 9 ñiều y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn
Ông cũng như Lời thề Hyppocrate có từ trước Công nguyên ñã thể hiện rõ các
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
21
nguyên lý cơ bản của ñạo ñức y học mà sau này thế giới Phương Tây mới nêu
lên một cách cụ thể.
1.6.2. Các văn bản quy ñịnh về ñạo ñức y học của Việt Nam
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam tuyên bố
ñộc lập, ngày 27 tháng 10 năm 1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã ký Sắc lệnh quy
ñịnh về việc chữa bệnh theo lối Âu Mỹ [22]. Nội dung sắc lệnh này quy ñịnh ai
ñược quyền chữa bệnh và quy ñịnh về hình phạt nếu không thực hiện ñúng.
Năm 1955 Hồ Chủ tịch tặng cán bộ y tế câu nói “Lương y như từ mẫu”.
Câu nói này vẫn là kim chỉ nam ñịnh hướng cho mọi hành vi của những người
hành nghề y ở nước ta cho ñến nay.
Năm 1989, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ñã ban
hành Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân gồm 11 chương, trong ñó chương IV là
chương nói về Khám chữa bệnh. ðiều 23 của chương 4 nói dến Quyền ñược
khám bệnh và chữa bệnh “Mọi người khi ốm ñau, bị tai nạn ñược khám bệnh,
chữa bệnh” … “Người bệnh còn ñược chọn thày thuốc hoặc lương y, chọn cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh…”. ðiều 25 quy ñịnh Trách nhiệm của thày thuốc
“…Thày thuốc phải có y ñức, có tinh thần trách nhiệm, tận tình cứu chữa người
bệnh; chấp hành nghiêm chỉnh các quy ñịnh chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật y
tế; chỉ sử dụng những phương pháp, phương tiện ñược Bộ Y tế cho phép”[15].
Năm 1996, Bộ trưởng Bộ Y tế ðỗ Nguyên Phương ñã ký quyết ñịnh ban
hành Quy ñịnh về y ñức gồm 12 ñiều hay Tiêu chuẩn ñạo ñức của người làm
công tác y tế, trong ñó có những ñiều như: “Chăm sóc sức khỏe cho mọi người
là nghề cao quý, …phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề,
luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất ñạo ñức của người thày thuốc…”, “Tôn
trọng quyền ñược khám bệnh, chữa bệnh của người dân. Tôn trọng những bí
mật riêng tư của người bệnh; khi khám bệnh, chăm sóc cần ñảm bảo kín ñáo và
lịch sự”, ”Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia ñình ñể họ
hiểu và hợp tác ñiều trị”…[2].
Năm 1997, Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết ñịnh ban hành Quy chế bệnh viện.
Quy chế gồm 5 phần, mục 7 của phần III ñưa ra Quy chế về y ñức, mục 8 quy
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
22
ñịnh về Quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân và người nhà ñối với bệnh viện.
Ví dụ “Bệnh nhân có quyền ñược nghe thày thuốc giải thích về tình trạng bệnh
tật, công khai cách sử dụng thuốc, cách ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và tự bảo
vệ sức khỏe” [4].
Năm 2002, Bộ trưởng Bộ Y tế ñã ban hành quy chế Tổ chức và hoạt ñộng
của Hội ñồng ñạo ñức trong nghiên cứu y sinh học [6]. Theo quy chế này thì
Hội ñồng ñạo ñức có nhiệm vụ “Hướng dẫn và tiếp nhận các hồ sơ xin ñánh
giá ñạo ñức nghiên cứu”, “Tổ chức tiến hành ñánh giá ñạo ñức nghiên cứu của
các nghiên cứu y sinh học…”.
Dự thảo Luật Khám chữa bệnh lần thứ 11 ngày 10/10/2008 ñệ trình Quốc
hội thông qua là một bước tiến mới trong các ñiều khoản quy ñịnh về thực hành
ñạo ñức y học trong lâm sàng [16].
Chương II của Dự thảo Luật quy ñịnh về Quyền và nghĩa vụ của người bệnh:
• ðiều 6 quy ñịnh người bệnh có “Quyền ñược quyết ñịnh những vấn ñề
khám bệnh, chữa bệnh liên quan ñến bản thân”.
• ðiều 7 quy ñịnh “Quyền ñược tôn trọng danh dự, nhân phẩm”.
• ðiều 8 quy ñịnh “Quyền ñược khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng”.
• ðiều 9 quy ñịnh “Quyền ñược tôn trọng bí mật riêng tư”.
• ðiều 10 quy ñịnh “Quyền ñược cung cấp thông tin, tiếp cận với hồ sơ
bệnh án”
Chương V quy ñịnh Quyền và nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh:
• ðiều 46 quy ñịnh “Quyền ñược bảo vệ khi xảy ra tai nạn rủi ro nghề
nghiệp ”.
• ðiều 47 quy ñịnh “Quyền ñược an toàn nghề nghiệp trong khi hành
nghề”
• ðiều 48, 49, 50 quy ñịnh “Nghĩa vụ ñối với người bệnh, với nghề nghiệp
và ñồng nghiệp” như “Tôn trọng người bệnh, ñối xử bình ñẳng với người
b
ệnh, không ñược gợi ý hoặc yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
23
khác ngoài chi phí khám bệnh, chữa bệnh ñã niêm yết theo quy ñịnh của
pháp luật”.
Có thể nói tất cả các văn trên ñã ñưa ra các quy ñịnh rất cụ thể về ñạo ñức
trong thực hành lâm sàng cũng như ñạo ñức trong các nghiên cứu trên con
người. Những quy ñịnh này dựa trên các nguyên lý cơ bản của ñạo ñức y học
thế giới mà các nquốc gia ñều tuân thủ và luật pháp của Việt Nam.
1.7. ðào tạo về ñạo ñức y học trong các trường Y
Do tầm quan trọng của ñạo ñức y học ñối với những người hành nghề Y
nên từ xa xưa người ta ñã chú ý ñến việc dạy ñạo ñức y học cho sinh viên các
trường Y. Trong khoảng từ thế kỷ thứ 9 ñến thế kỷ thứ 13, lần ñầu tiên ñạo ñức y
học ñược giảng dạy ở ñại học Salerne. Cùng với tập thể các thày thuốc, giáo sư
Arnold ñã soạn và viết bộ luật “Salerne về sức khỏe”. Bộ luật Selerne ñược trình bày
bằng thơ nói tới vai trò y học trong ñời sống, phương pháp dự phòng, chữa bệnh và
ñặc biệt quan tâm tới ñạo ñức của người thày thuốc. Bộ luật Salerne là một di sản
lớn về văn học và y học tồn tại gần 1000 năm.
Từ năm 1990, môn ðạo ñức y học ñã ñược ñưa vào chương trình giảng dạy
chính thức trong hầu hết các trường ðại học Y của Mỹ. Theo sự khuyến cáo của
Hội ñồng Y học ña khoa trong “Bác sĩ tương lai” [31]. Năm 1993 các trường
ñào tạo ngành Y của Anh ñã bắt ñầu ñào tạo ñạo ñức y học cho sinh viên y khoa
[25]. Trong những năm gần ñây, các nước trong khu vực ñã dạy môn học này
cho sinh viên. Tuy nhiên nội dung cũng như phương pháp giảng môn học này
còn ñang rất khác nhau giữa nước này với nước khác.
Hội Y học Australia tuyên bố trong “Mục ñích và mục tiêu ñào tạo y khoa
cơ bản” rằng:
“Sinh viên khi tốt nghịêp ñại học cần phải có kiến thức và hiểu biết về các
nguyên lý ñạo ñức liên quan ñến chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm về mặt
luật pháp của ngành y” và “ñánh giá ñược sự kết hợp của vấn ñề y ñức liên
quan ñến cuộc sống và cái chết của con người, bao gồm cả việc phân bổ các
nguồn nguyên liệu hiếm” [27].
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
24
Trường ñại học Sydney (Úc) trước ñây dạy ñạo ñức y học trong chương
trình tự phát triển và dạy cho sinh viên năm thứ ba với thời lượng 1 buổi cho
mỗi 2 tuần. Hiện nay, chương trình ñã cải tiến, dạy cho sinh viên ngay từ năm
thứ nhất ñến năm thứ tư. Chương trình dạy/học bao gồm cả 3 lĩnh vực kiến
thức, kỹ năng, thái ñộ.
• Kiến thức: Nền tảng lý luận và các chủ ñề chuyên sâu về ñạo ñức
• Kỹ năng: Giải quyết vấn ñề, phân tích, tổng hợp, hợp tác và sử
dụng các kiến thức
• Thái ñộ: Nhận thức ñược tầm quan trọng của dạy/học ñạo ñức y
học
Tuy nhiên Tổ chức y tế thế giới cũng như Hội Giáo dục y học của thế giới và
khu vực cũng nhận thấy việc dạy môn ñạo ñức y học của các trường y ở các quốc
gia cũng còn nhiều bất cập và cần ñược tăng cường ñể góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe và dự phòng bệnh tật [27],[28].
Ở Việt Nam trong những năm trước ñây, ñạo ñức y học chưa ñược dạy
thành một môn riêng mà thường lồng ghép vào các môn học lâm sàng khi giảng
dạy về kỹ năng khám chữa bệnh trên bệnh nhân. Trong chuơng trình khung của
Bộ Giáo dục – ðào tạo và Bộ Y tế quy ñịnh có một học phần về “Tâm lý và
ðạo ñức y học”. Năm 2006, tập thể các chuyên gia ñầu ngành ở tám Trường
ðại học Y trong cả nước ñã xây dựng 281 chủ ñề cho ñào tạo bác sĩ ña khoa [7].
Mỗi chủ ñề gồm các tiêu chuẩn về kiến thức, thái ñộ và kỹ năng cho ñào tạo bác
sĩ ña khoa (KAS: Kiến thức, Thái ñộ, Kỹ năng). Chủ ñề về “ðạo ñức người thầy
thuốc” ñược xếp vào phần chủ ñề chung cho các chuyên ngành, trong ñó nêu ra
những yêu cầu cụ thể về kiến thức, thái ñộ, kỹ năng về ðạo ñức y học cho bác sĩ
ña khoa khi tốt nghiệp. Tuy nhiên các trường ñào tạo bác sỹ hiện nay dạy ñạo
ñức y học với những nội dung gì? Thời lượng bao nhiêu? Phương pháp dạy thế
nào? Tài liệu dạy ra sao? Dùng phương pháp gì ñể lượng giá sinh viên? thì cho
tới nay vẫn còn là những câu hỏi cần giải ñáp.
1.8. Các nghiên cứu về lĩnh vực ñạo ñức y học
GS.TS.Phạm Thị Minh ðức
25
Có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới ñề cập ñến lĩnh vực này. Ở
những nước phát triển thì phần lớn các công trình tập trung nghiên cứu khía
cạnh ñạo ñức của các thử nghiệm thuốc mới, các phương pháp chẩn ñoán hoặc
ñiều trị mới và gần ñây nhiều nhà khoa học quan tâm ñế vấn ñề ñạo ñức trong
cấy ghép phủ tạng [23], [26], [28], [33], [34], [36], [38], [42]. Ở một số nước
ñang phát triển thì những công trình nghiên cứu lại ñề cập ñến việc thực hiện
các nguyên lý cơ bản của ñạo ñức y học như những thực hành có liên quan ñến
sự cho phép của người bệnh, hay vấn ñề ñảm bảo tính riêng tư và bí mật cho
người bệnh [37].
Trong 5 năm gần ñây, một số công trình nghiên cứu ñược tiến hành nhằm
khảo sát thực trạng dạy dạo ñức y học ở các trường ñại học và ñánh giá hiệu quả
của nó [25], [32], [34], [35], [51], [53].
Một nghiên cứu khảo sát thực trạng giảng dạy ñạo ñức y học tại Indonesia
ở 22 trong số 49 trường y cho thấy ở tất cả những trường này, môn ñạo ñức y
học là môn học bắt buộc trong chương trình ñào tạo bác sĩ. Phương pháp dạy
thay ñổi tuỳ trường hoặc thành một môn tách riêng, hoặc lồng ghép trong các
môn học khác trong ñó 15/22 trường dạy thành môn học riêng biệt. Phương
pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình (77,7%) và dạy ở giai ñoạn trước khi ñi
thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Một số trường học cũng ñã sử dụng phương
pháp dạy học dựa trên vấn ñề và lồng ghép dạy ñạo ñức vào các vấn ñề lâm
sàng. Thời lượng dạy rất khác nhau giữa các trường, từ 1 giờ/tuần ñến 4
giờ/tuần, nhưng hầu hết là 2 giờ/tuần (80%). Nội dung nói chung thống nhất
giữa các trường, ñó là dạy về những nguyên lý cơ bản của ñạo ñức y học và
những hiểu biết về bộ luật ñạo ñức y học của Indonesia [53].
Tại Trường ðại học Y khoa Glasgow của Anh, kết quả nghiên cứu cho thấy
ñào tạo ðạo ñức y học ñã có ảnh hưởng rõ ràng ñến thay ñổi hành vi trong thực
hành lâm sàng trong nhóm các sinh viên năm thứ nhất hơn là các sinh viên
những năm sau [25].
Tại nhiều nước tiên tiên khác trên thế giới như Mỹ, Australia, Anh, Canada,
Singapore…, chương trình ñào tạo ðạo ñức y học là nội dung bắt buộc trong