Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh viêm gan b cho con và một số yếu tố liên quan đến thực hành của phụ nữ có con dưới 6 tháng tuổi tại huyện khoái châu, hưng yên năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HỒ THỊ THÌN

H
P

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH VIÊM
GAN B CHO CON VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
THỰC HÀNH CỦA PHỤ NỮ CĨ CON DƯỚI 6 THÁNG TUỔI
TẠI HUYỆN KHỐI CHÂU, HƯNG YÊN NĂM 2015

U

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ: 60.72.03.01

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO- BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG
_______________

HỒ THỊ THÌN


KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH VIÊM

H
P

GAN B CHO CON VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
THỰC HÀNH CỦA PHỤ NỮ CĨ CON DƯỚI 6 THÁNG TUỔI
TẠI HUYỆN KHỐI CHÂU, HƯNG YÊN NĂM 2015

U

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

H

PGS.TS. Trần Văn Tập
Ths. Lê Minh Thi

Hà Nội - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, cũng như sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các bạn.
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới:
PGS.TS Trần Văn Tập và Ths. Lê Minh Thi, hai thầy cô đã tận tình chỉ

bảo, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện và hồn thành
luận văn.

H
P

Các thầy cô giáo Trường Đại học Y tế Công Cộng đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi thực hiện, triển khai nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trung tâm y tế huyện Khoái Châu đã
giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi thực hiện, triển khai nghiên cứu.

Tôi cũng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người đã
dành cho tơi tình cảm và nguồn động viên khích lệ tơi trong suốt thời gian học tập

H

U

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2015
Học Viên
Hồ Thị Thìn


ii

M ỤC L ỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... x
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 2

1.1 Một số khái niệm ......................................................................................................... 2
1.2. Dịch tễ học của virus VGB .......................................................................................... 2
1.3 Phương thức lây truyền virus VGB .............................................................................. 4
1.4 Hậu quả lâu dài của viêm gan virus B ......................................................................... 5
1.5 Dự phòng bệnh viêm gan virus B ................................................................................. 7

H
P

1.6 Dự phòng bệnh viêm gan B cho trẻ nhỏ ....................................................................... 9
1.7 Các nghiên cứu về VRVGB ........................................................................................ 11

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 16
2.3. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................... 16

U

2.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu .................................................................................................... 16
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................... 17
2.6. Biến số nghiên cứu (phụ lục 4).................................................................................. 18

H

2.7 Tiêu chuẩn đánh giá .................................................................................................. 18
2.8. Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................................... 20
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................. 20
2.10. Đóng góp của nghiên cứu ....................................................................................... 20
2.11. Hạn chế trong nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục ................................ 55


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
3.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra ...................................................................... 21
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh viêm gan B cho con của ĐTNC ................ 25
3.3. Những yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh viêm gan B cho con.................... 44

Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 48
4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh VGB cho con ........................................... 48
4.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố với thực hành về phòng bệnh VGB ....................... 52


iii
Chương 5: KẾT LUẬN ........................................................................................ 57
5.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh viêm gan B cho con.................................. 57
5.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng viêm gan B cho con ............................ 57

Chương 6: KHUYẾN NGHỊ.................................................................................. 59
1. Khuyến nghị cho trung tâm y tế huyện Khoái Châu và các trạm y tế xã ....................... 59
2. Khuyến nghị cho bà mẹ và gia đình ............................................................................. 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 60
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 63

H
P

H

U



iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.............................................. 21
Bảng 3.2: Tình trạng sức khỏe của trẻ khi sinh ra .................................................. 24
Bảng 3.3: Tình trạng sức khỏe của trẻ trong ngày tiêm chủng mũi 2 theo lịch tiêm
chủng mở rộng ...................................................................................................... 24
Bảng 3.4: Tình trạng sức khỏe của trẻ trong ngày tiêm chủng mũi 3 theo đúng lịch24
Bảng 3.5: Kiến thức về khả năng lây truyền bệnh VGB cho trẻ ............................. 26
Bảng 3.6: Tỷ lệ bà mẹ biết về hậu quả của bệnh VGB ở trẻ nhỏ ............................ 28

H
P

Bảng 3.7: Kiến thức về biện pháp phòng bệnh ....................................................... 30
Bảng 3.8: Tỷ lệ bà mẹ biết về lịch tiêm vắc xin VGB cho con ............................... 31
Bảng 3.9: Tỷ lệ quan điểm của ĐTNC cho rằng bệnh VGB có thể phòng được cho
con ........................................................................................................................ 32
Bảng 3.10: Tỷ lệ quan điểm của bà mẹ về quan điểm “ tìm hiểu đường lây truyền và
các biện pháp phòng bệnh VGB cho con là cần thiết” ............................................ 33

U

Bảng 3.11: Tỷ lệ quan điểm của bà mẹ về hài lòng với dịch vụ tiêm phòng ........... 34
Bảng 3.12: Tỷ lệ quan điểm của bà mẹ về việc tiêm phòng vắc xin VGB cho hiệu
quả phòng bệnh cao ............................................................................................... 34

H


Bảng 3.13: Tỷ lệ trẻ được tiêm phòng mũi 1 đúng lịch .......................................... 37
Bảng 3.14: Tỷ lệ trẻ được tiêm phòng mũi 2đúng .................................................. 39
Bảng 3.15: Tỷ lệ trẻ được tiêm phòng mũi 3 đúng ................................................. 41
Bảng 3.16: Mơ tả tỷ lệ thực hành phịng bệnh VGB cho con theo các biến (sự đồng
ý của người chồng, của gia đình bà mẹ, tình trạng sức khỏe của trẻ trong ngày tiêm
phòng và sự nhắc nhở của cán bộ y tế) .................................................................. 42
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa yếu tố tiền đề với thực hành phòng bệnh VGB cho
con ........................................................................................................................ 44
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa yếu tố tăng cường với thực hành phòng bệnh VGB
cho con .................................................................................................................. 45


v
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa việc nghe về bệnh VGB với thực hành phòng bệnh
VGB cho con ......................................................................................................... 46
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa việc nghe về tai biến sau tiêm phòng vắc xin VGB
với thực hành phòng bệnh VGB cho con ............................................................... 46

H
P

H

U


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tình trạng kinh tế hộ gia đình ............................................................ 22

Biểu đồ 3.2: Tiền sử mắc VGB và tiêm phòng vắc xin VGB của các thành viên
trong gia đình ĐTNC ............................................................................................. 23
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ bà mẹ biết về nguyên nhân gây bệnh ........................................ 25
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ bà mẹ biết về đường lây truyền bệnh VGB ở trẻ nhỏ ................ 26
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ bà mẹ biết cách phát hiện bệnh VGB ở trẻ nhỏ ......................... 27
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ bà mẹ biết về triệu chứng bệnh VGB ở trẻ nhỏ ......................... 28

H
P

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ bà mẹ biết về hậu quả của bệnh VGB ở trẻ nhỏ ........................ 29
Biểu đồ 3.8: Kiến thức về khả năng điều trị khỏi bệnh VGB ở trẻ nhỏ................... 30
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ bà mẹ biết về số mũi vắc xin VGB cần phải tiêm...................... 31
Biểu đồ 3.10: Kiến thức chung về bệnh VGB ở các bà mẹ. .................................... 32
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ bà mẹ cho rằng cần thiết tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ và tỷ
lệ bà mẹ cho rằng khơng nên tiêm vì sợ tai biến sau tiêm....................................... 33

U

Biểu đồ 3.12: Thái độ chung của các bà mẹ ........................................................... 35
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ trẻ đã tiêm phòng vắc xin VGB .............................................. 35
Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ trẻ được tiêm đủ số mũi theo tháng tuổi .................................. 36

H

Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ bà mẹ thực hành phòng bệnh VGB cho con đúng ................... 36
Biểu đồ 3.16: Lý do trẻ không được tiêm mũi 1 đúng lịch ..................................... 38
Biểu đồ 3.17: Lý do trẻ không được tiêm mũi 2 đúng ............................................ 39
Biểu đồ 3.18: Phân bố lý do trẻ không được tiêm mũi 2 đúng theo 5 xã tham gia
nghiên cứu ............................................................................................................. 40

Biểu đồ 3.19: Lý do trẻ tiêm mũi 3 không đúng ..................................................... 41


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

Axít derơxyribơnuclêic (Desoxyribonucleic Acid)

Anti-HBc

Kháng thể kháng kháng nguyên lõi vi rút viêm gan B
(Antibody against Hepatits core antigen)

Anti-HBe

Kháng thể kháng kháng nguyên e vi rút viêm gan B
(Antibody against Hepatits e antigen)

Anti-HBs

Kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B
(Antibody against Hepatits surface antigen)

H
P

ĐTNC


Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

HBV

Vi rút viêm gan B (Hepatits B vi rút)

HBcAg

Kháng nguyên lõi vi rút viêm gan B (Hepatits B core antigen)

HBeAg

Kháng nguyên e vi rút viêm gan B (Hepatits B e antigen)

HBIG

Globulin miễn dịch viêm gan B (Hepatits B immunoglobulin)

HBsAg

Kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B (Hepatits B surface
antigen)


U

H

NN

Nghề nghiệp

PTTH

Phổ thông trung học

TĐHV

Trình độ học vấn

TTYT

Trung tâm Y tế

VGB

Viêm gan B

VRVGB

Virus viêm gan B

WHO


Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


viii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Viêm gan B (VGB) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm rất phổ biến và đang có
xu hướng gia tăng. Theo WHO, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ
nhiễm VGB cao trên thế giới, với khoảng 8,6 triệu người mắc VGB trong đó có
8,8% phụ nữ và 12,3% nam giới mắc VGB mạn tính [19]. Hưng Yên – một tỉnh
thuộc miên Bắc Việt Nam ln là tỉnh có tỷ lệ mắc VGB cao, đặc biệt là tại huyện
Khối Châu. Tiêm vắc xin phịng bệnh VGB sớm, đúng và đủ liều cho trẻ là biện
pháp tốt nhất để phòng bệnh cũng như làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong lương lai. Tuy
nhiên, trong hai năm gần đây, tỷ lệ tiêm vắc xin VGB có xu hướng giảm, đặc biệt,

H
P

giảm mạnh nhất là tỷ lệ tiêm phòng VGB sơ sinh chỉ khoảng khoảng 8,3% (2013)
[18], 11% (2014) [17]. Để góp phần nâng cao chất lượng trong cơng tác phịng
chống lây nhiễm VGB cũng như tăng tỷ lệ tiêm phịng VGB, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu này với hai mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ
có con dưới 6 tháng tuổi về phòng bệnh viêm gan B cho con tại huyện Khoái Châu,
Hưng Yên, năm 2015. (2)Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành của

U

những phụ nữ đó về phịng bệnh viêm gan B cho con tại địa phương nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mơ tả cắt ngang có phân tích,

được tiến hành từ tháng 11/2014 đến tháng 06/2015 tại 5 xã của huyện Khối Châu,

H

Hưng n. Thu thập thơng tin trên đối tượng 300 bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi
bằng các phiếu hỏi được thiết kế sẵn.Số liệu nghiên cứu được nhập liệu bằng phần
mềm Epidata 3.0 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung về bệnh khơng
đạt, thực hành phịng bệnh cho con chưa đúng còn khá cao, lần lượt là: 63%; 59%.
Tuy nhiên, hầu hết các bà mẹ tham gia vào nghiên cứu đều có thái độ phịng bệnh
cho con đúng (97,7%). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có mối liên quan giữa yếu tố
tiền đề, yếu tố tăng cường, yếu tố tạo điều kiện với thực hành. Cụ thể là, những bà
mẹ có trình độ học vấn từ THPT trở lên thì có tỷ lệ thực hành phịng bệnh đúng gấp
1,77 lần những bà mẹ có trình độ dưới THPT (p=0,035); những bà mẹ có kiến thức
chung về bệnh đạt thì tỷ lệ thực hành đúng gấp 1,65 lần những bà mẹ có kiến thức


ix

không đạt (p=0,039); những bà mẹ đã từng nghe về bệnh VGB qua các phương tiện
truyền thông hay qua cán bộ y tế thì có tỷ lệ thực hành đúng cao gấp 3,92 lần so với
những bà mẹ chưa từng nghe (p=0,000); những bà mẹ đã nghe về tai biến sau tiêm
phòng vắc xin VGB đặc biệt là vụ 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin VGB sơ sinh tại
Quảng Trị có tỷ lệ thực hành bệnh chưa đúng cao gấp 1,78 lần những bà mẹ chưa
nghe bao giờ (p=0,027).
Để góp phần tăng tỷ lệ bà mẹ có thực hành phòng bệnh VGB cho con đúng
thể hiện qua việc cho con đi tiêm phòng đúng lịch, nghiên cứu này đã đưa ra khuyến
nghị với lãnh đạo Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã về việc tăng cường truyền

H

P

thơng, tun truyền về bệnh VGB, cách phịng bệnh đến người dân, đặc biệt đến
phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ; tăng cường nhắc nhở cán bộ y tế về việc
thực hành tiêm phòng cho các cháu đúng lịch đồng thời cũng nên thường xuyên
kiểm tra, giám sát nhân viên y tế về việc tiêm phòng vắc xin VGB; thường xuyên
kiểm tra về chất lượng vắc xin, quy trình bảo quản vắc xin cũng như bổ sung về số
lượng vắc xin VGB.

H

U


x

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh viêm gan B (VGB) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi
rút viêm gan B (VRVGB) và lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các dịch khác
của cơ thể người bị nhiễm bệnh. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) cho thấy trên thế giới có 2 tỷ người đã và đang bị nhiễm VRVGB trong đó
hàng năm có khoảng 600.000 người chết do hậu quả của bệnh viêm gan B [19]. Tỷ
lệ nhiễm VRVGB thay đổi theo từng vùng địa dư khác nhau như: > 8% tại Châu Phi
và Châu Á; 2 - 7% ở Nam và Đông Âu; < 2% ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Châu Úc [20].

H
P

Theo WHO ở khu vực Tây Thái Bình Dương, dù chỉ chiếm 28% dân số thế giới

nhưng tỷ lệ mắc VGBchiếm hơn một nửa các trường hợp nhiễm VRVGB mạn tính
của tồn thếgiới. Theo WHO, khả năng để nhiễm VRVGB thành mãn tính phụ
thuộc vào độ tuổi lúc bị nhiễm bệnh [19]. Nhiễm VRVGB ở trẻ dưới 6 tuổi rất dễ
trở thành mãn tính. Theo thống kê, khoảng 80 - 90% trẻ sơ sinh và 30 - 50 % trẻ
trước 6 tuổi bị nhiễm VRVGB sẽ trở thành nhiễm vi rút mãn tính [19]. Hầu hết mọi

U

người sẽ không gặp triệu chứng nào ở thời kỳ nhiễm trùng cấp tính. Tuy nhiên,
nhiễm trùng mãn tính thì lại để lại những hậu quả nặng nề như viêm gan, xơ gan,
ung thư gan [19].

H

Việt Nam là một nước có tỷ lệ mắc VGB cao, ước tính có khoảng 8,6 triệu
người nhiễm VRVGB, với tỷ lệ nhiễm VGB mạn tính là 8,8% ở phụ nữ, 12,3% ở
nam giới và đường lây truyền VGB chính là từ mẹ sang con [19]. Việc tiêm phòng
vắc xin VGB ở Việt Nam được triển khai từ năm 1997. Đến năm 2003, Việt Nam
đưa thêm mũi tiêm phòng vắc xin VGB trong vòng 24h đầu sau sinh vào chương
trình tiêm chủng quốc gia [19].
Hưng Yên cũng là một trong những tỉnh có tỷ lệ mắc viêm gan B cao, đặc
biệt ở Khoái Châu – một trong những huyện của tỉnh. Theo báo cáo của Trung tâm
y tế (TTYT) huyện Khoái Châu, huyện cũng đã triển khai chương trình tiêm vắc xin
viêm gan B cho trẻ từ năm 1997 theo đúng chương trình tiêm chủng mở rộng quốc
gia và năm 2003, tiến hành tiêm thêm mũi vắc xin VGB sơ sinh. Với sự nỗ lực của


xi

Chương trình này, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng vắc xin VGB đạt cao.

Tuy nhiên, sau sự cố 3 trẻ sơ sinh tử vong do tiêm phòng vắc xin VGB sơ sinh tại
Quảng Trị (tháng 7/2013) cùng với hàng loạt ca tai biến sau tiêm vắc xin trong vịng
3 năm qua đã gây dư luận khơng tốt khiến các bà mẹ lo lắng khi đưa con đi tiêm
chủng ở các cơ sở y tế. Dẫn tới tỷ lệ tiêm phòng vắc xin giảm mạnh trong những
năm gần đây, đặc biệt là vắc xin VGB sơ sinh. Từ tỷ lệ tiêm khoảng 70% năm 2010,
2011 giảm chỉ còn khoảng 10% trong năm 2013 và 2014 [17] [18]. Để có cơ sở cho
chiến dịch phịng bệnh VGB cũng như cơ sở để triển khai hiệu quả công tác tiêm
phịng vắc xin VGB, chúng tơi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ, thực

H
P

hành phòng bệnh viêm gan B cho con và một số yếu tố liên quan đến thực hành
của phụ nữ có con dưới 6 tháng tuổi tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên, năm
2015”.

H

U


1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ có con dưới6 tháng tuổi về
phịng bệnh viêm gan B cho con tại huyện Khối Châu, Hưng Yên, năm
2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh viêm gan B cho
con của phụ nữ có con dưới 6 tháng tuổi tại địa phương nghiên cứu.


H
P

H

U


2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Virus viêm gan B
Virus viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae có nhân ADN. Hạt virus VGB
hồn chỉnh có hình cầu nhỏ, đường kính 42mm, gồm 3 lớp bao ngồi dày khoảng
7nm và lõi chứa bộ gen của virus [9].
1.1.2 Bệnh viêm gan do virus VGB
Bệnh VGB là bệnh truyền nhiễm do virus VGB gây nên. Sau khi xâm nhập
vào tế bào gan, virus VGB nhân lên lan tràn trong mô gan và lưu hành trong tuần

H
P

hoàn. Thời kỳ ủ bệnh của VGB là 50-180 ngày. Đa số người nhiễm virus VGB mãn
khơng có triệu chứng trong nhiều năm, có hoặc khơng có dấu hiệu bệnh gan về mặt
sinh hóa hoặc mơ học. Sau nhiễm virus VGB bệnh nhân có thể bình phục hay diễn
tiến đến tình trạng viêm gan mãn tính [6].
1.2. Dịch tễ học của virus VGB


1.2.1 Tình hình nhiễm VRVGB trên thế giới

U

Dịch tễ học của VRVGB được phân chia theo 6 khu vực địa lý của WHO:
Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Đông Địa Trung Hải và Tây Thái Bình Dương .
Trong mỗi khu vực địa lý, tỷ lệ nhiễm virus và cách thức lây truyền có sự khác biệt

H

rõ rệt so với các vùng khác. Trên cơ sở về điều tra huyết thanh học các dấu ấn miễn
dịch của VRVGB đặc biệt là HBsAg, nhiễm VRVGB được chia thành 3 mức độ
khác nhau: cao, trung bình, thấp (hình 1.1).


3

H
P

Hình 1.1: Tỷ lệ người mang kháng nguyên HBsAgở các quốc gia trên thế giới
[20]
Vùng lưu hành dịch cao

Là vùng có tỷ lệ người mang HBsAg ≥ 8% và người đã từng phơi nhiễm với

U

VRVGB >60%. Lây truyền VRVGB xảy ra chủ yếu trong thời kỳ sơ sinh và trẻ nhỏ
do đó nguy cơ trở thành người mang VRVGB mạn tính là rất cao. Khoảng 45% dân

số thế giới số ở khu vực dịch tễ này, bao gồm các nước Châu Á, Châu Phi, một

H

phần Trung Đông, lưu vực sông Amazon [24].
Vùng lưu hành dịch trung bình

Là vùng có tỷ lệ người mang HBsAg từ 2-7% và tỷ lệ người đã từng phơi
nhiễm với VRVGB từ 20-60%. Gồm có một phần Nam Âu, Đông Âu, Nga, một
phần Nam và Trung Mỹ [24].
Vùng lưu hành dịch thấp
Chỉ có khoảng 12% dân số thế giới sống ở vùng lưu hành dịch thấp gồm có:
Mỹ, Tây Âu, Úc. Đó là vùng có tỷ lệ người mang HBsAg < 1% và tỷ lệ người từng
phơi nhiễm với VRVGB < 20%. Phương thức lây truyền chủ yếu ở khu vực này là
lây truyền ngang ở người trưởng thành qua con đường quan hệ tình dục hoặc sử
dụng kim tiêm bị nhiễm [24].


4

1.2.2 Tình hình nhiễm VRVGB ở Việt Nam
Việt Nam cũng như các nước khu vực Đông Nam Á là quốc gia nằm trong
vùng có tỷ lệ nhiễm virus VGB cao trên thế giới, ước tính có khoảng 8,6 triệu
người nhiễm virus VGB. Tỷ lệ nhiễm virus VGB mạn tính được ước tính khoảng
8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới. Tỷ lệ mang virus VGB trong cộng đồng dân
cư là 15-25% dân số tùy theo từng đối tượng [1]. Hàng năm có khoảng 20.000
người Việt Nam mắc viêm gan và tỷ lệ tử vong từ 0,7-0,8%. Kết quả nghiên cứu
của Đào Đình Đức và cộng sự cho thấy tỷ lệ mang HBsAg ở thành phố Hồ Chí
Minh là 10%, Hà Nội là 17% [9]. Tỷ lệ nhiễm virus VGB thay đổi theo đối tượng


H
P

có nguy cơ. Người nghiện chính ma túy: 16%; phụ nữ mại dâm: 10,4%; thủy thủ tàu
viễn dương 16,1%; phụ nữ mang thai 10%; học sinh sinh viên 11,6%; công nhân
4,4% [3].
1.3 Phương thức lây truyền virus VGB

Có ba cách thức lây truyền chính: qua đường máu, quan hệ tình dục và lây
truyền từ mẹ sang con [3].

U

Các nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố nguy cơ lây truyền VRVGB bao gồm:
các can thiệp y tế như phẫu thuật, tiêm truyền, chữa răng, châm cứu; các yếu tố sinh
hoạt chung nhưdùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ làm móng tay

H

chân; yếu tố lây truyền trong gia đình [2].
1.3.1 Lây truyền từ mẹ sang con

Lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai và sinh đẻ là đường lây
truyền chính ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước có tỷ lệ lưu hành của
VRVGB cao. Lây truyền có thể xảy ra quanh lúc chuyển dạ đẻ. Lây truyền trong tử
cung ít gặp, chỉ xảy ra từ 2-5% số lây truyền từ mẹ sang con. Khơng có bằng chứng
cho thấy virus có thể lây truyền qua việc cho con bú. Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang
con phụ thuộc vào sự tồn tại hay không của kháng nguyên HBeAg (+) và tải lượng
virus cao trong máu mẹ. Tỷ lệ lây truyền lên đến 70-90% nếu mẹ có HBeAg (+) và
khoảng 5-20% nếu mẹ có HBeAg (-) [25].



5

1.3.2 Lây truyền qua đườngmáu: truyền máu, tiêm truyền không an toàn
Tiêm truyền và truyền máu là nguồn lây truyền chính của VRVGB cũng như
các virus khác (HIV, HCV,...) ở nhiều quốc gia trước đây do việc thực hành tiêm
truyền khơng an tồn và khơng xét nghiệm sàng lọc HBsAg trước khi lấy máu.
VRVGB có thể lây truyền qua máu, các sản phẩm máu, bệnh phẩm có máu của
người mang bệnh, kim tiêm không đảm bảo vô trùng, dụng cụ tiêm chích, xăm
mình, kim châm cứu, dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ nha khoa bị nhiễm máu hoặc
huyết thanh không được khử trùng thích hợp [25].
1.3.3 Lây truyền qua quan hệ tình dục

H
P

VRVGB có thể lây truyền qua con đường quan hệ tình dục. Người bị viêm
gan cấp hay mang HBsAg mạn đều có thể truyền virus VGB qua con đường này. Ở
Mỹ và nhiều nước phát triển thì đây chính là con đường lây truyền quan trọng.
Trung tâm kiểm sốt và phịng bệnh của những nước này đã báo cáo rằng lây truyền
qua đường quan hệ tình dục là nguyên nhân chính chiếm khoảng 50% trường hợp bị
VGB cấp tính ở những đối tượng có yếu tố nguy cơ trong tiền sử [3].

U

1.3.4 Lây nhiễm ở trẻ nhỏ

Nhiễm virus VGB ở trẻ mà mẹ của chúng có HBsAg (-) rất phổ biến ở nhiều
nơi trên thế giới. Ví dụ ở Châu Á, gần 50% trẻ nhiễm virus VGB mà mẹ có HBsAg


H

(-). Một số trẻ này có thể bị nhiễm HBV do tiêm truyền, nhưng có một tỷ lệ đáng kể
do tiếp xúc giữa người với người phổ biến nhất là giữa trẻ con với nhau [28]. Sự
truyền virus có thể qua nước bọt vì trong nước bọt thường có HBsAg (+) mặc dù
hiệu giá thấp hơn nhiều so với máu. Thông qua nước bọt virus xâm nhập vào cơ thể
qua các vết cắn của trẻ [4]. Ngay trong cùng gia đình, nguy cơ lây nhiễm giữa
anh/chị-em ruột, đặc biệt giữa trẻ với trẻ lớn gấp 3 lần so với sự nhiễm virus giữa
người bố và người mẹ [27].
1.4 Hậu quả lâu dài của viêm gan virus B
1.4.1 Người mang kháng nguyên HBsAg (+)
Tình trạng người mang kháng nguyên HBsAg (+) là một hiện tượng đặc biệt
trong bệnh học về nhiễm khuẩn. Nhiễm VRVGB có thể gây bệnh cấp tính tử vong


6

trong vịng 6-10 ngày, có thế gây ung thư gan nguyên phát và cũng có thể là người
lành mang kháng nguyên HBsAg (+). Tỷ lệ HbsAg (+) ở nước ta rất cao (16-25%),
khi những người mang HBsAg (+) có thêm HBsAg (+) thì khả năng truyền bệnh rất
lớn. Chẳng hạn phụ nữ mang thai mà có cả HBsAg (+) và HBeAg (+) thì hầu hết
con của họ bị nhiễm virus VGB (96,5%). Biểu hiện tổn thương đa dạng: người bệnh
hoàn tồn bình thường khơng có biểu hiện lâm sàng, tổn thương gan khơng đáng kể
hoặc viêm gan mạn tính tồn tại, viêm gan mạn tính hoạt động, xơ gan [11]. Mắc
VRVGB mạn tính có thể tiến triển đến viêm gan mạn, xơ gan và đặc biệt là ung thư
gan nguyên phát [11].

H
P


1.4.2 Hội chứng sau viêm gan virus B

Hội chứng này chủ yếu bao gồm những dấu hiệu cơ năng mà chủ quan người
bệnh cảm thấy sau khi nhiễm virus VGB. Với các dấu hiệu như: Mệt mỏi, đầy hơi,
sợ mỡ, tức nặng vùng gan. Nhìn chung thăm khám lâm sàng cũng như các xét
nghiệm thăm dò chức năng gan khơng có biến đổi gì [9].
1.4.3 Xơ gan sau viêm gan virus B

U

Dấu hiệu tổ chức học là một xơ gan không hoạt động hoặc hoạt động kết hợp
với một viêm gan mạn, nguy cơ ung thư gan nguyên phát rất cao [9]. Trên thế giới
khoảng 20-30% trường hợp viêm gan mạn tiến triển sau một thời gian có thể trở
thành xơ gan[11].

H

1.4.4 Ung thư gan nguyên phát

Virus VGB là căn nguyên quan trọng nhất gây ung thư gan nguyên phát. Tỷ
lệ người mang kháng nguyên bề mặt HBsAg của virus VGB có khả năng mắc ung
thư cao nhiều hơn 20-30 lần người không mang kháng nguyên HBsAg. Hàng năm
ước tính trên thế giới có trên 250 nghìn người chết vì ung thư gan [11]. Khoảng 2030% trường hợp viêm gan mạn, 30% trường hợp có thể đưa đến ung thư gan tiên
phát sau 10-20 năm [11]. Chính ung thư gan nguyên phát chiếm 71,4% các trường
hợp có liên quan đến viêm gan mạn và xơ gan ở Việt Nam [11].


7


1.5 Dự phòng bệnh viêm gan virus B
Hiện nay trên thế giới chưa có một phương pháp nào điều trị đặc hiệu cho
viêm gan virus B. Do vậy vấn đề quan trọng nhất cho viêm gan virus B là phòng lây
nhiễm. Để dự phịng kiểm sốt tốt lây nhiễm VRVGB cũng như giảm nguy cơ mắc
bệnh VGB cần phải phối hợp các biện pháp phòng bệnh chung và các biện pháp
phòng bệnh đặc hiệu như tiêm phòng vắc xin VGB và globulin miễn dịch VGB.
1.5.1 Các biện pháp phòng bệnh chung
Thực hiện tốt an toàn truyền máu và các sản phẩm của máu để giảm nguy cơ
hệ thống cung cấp máu có chứa các mầm bệnh như HBV. Người cho máu phải được

H
P

khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm huyết thanh học sàng lọc VRVGB.
Những người có tiền sử vàng da hoặc xét nghiệm HBsAg dương tính khơng được
cho máu. Hạn chế sự lây truyền HBV trong bệnh viện bằng cách sử dụng bơm kim
tiêm một lần, tiệt trùng dụng cụ y tế, thực hành mũi tiêm an tồn. Khi đeo khun
tai, xăm mình, châm cứu phải sử dụng dụng cụ mới đã được khử trùng. Tránh tiếp
xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể. Xử lý tốt chất thải bệnh viện để hạn chế nguồn

U

lây nhiễm cho cộng đồng. Thầy thuốc phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động khi
khám chữa bệnh. Tuyên truyền cho thanh thiếu niên thực hiện hành vi tình dục an
tồn [31], [25].

H

1.5.2 Các biện pháp phịng bệnh đặc hiệu


Các biện pháp dự phòng chung chủ yếu phòng lây nhiễm VRVGB cho các
đối tượng có nguy cơ cao. Tuy nhiên, để có thể dự phịng rộng rãi và lâu dài cho cả
cộng đồng thì các biện pháp phịng bệnh đặc hiệu như tiêm phòng vắc xin và huyết
thanh kháng thể VGB là hết sức cần thiết.
1.5.2.1 Miễn dịch thụ động
Việc phát hiện kháng thể anti-HBs có thể bảo vệ các cá thể bị nhiễm
VRVGB cấp hoặc mạn nếu kháng thể được sử dụng sớm ngay sau khi phơi nhiễm
dẫn đến việc phát triển các globulin miễn dịch (Ig) đặc hiệu chứa anti-HBs nồng độ
cao (HBIg). HBIg được sản xuất từ huyết thanh chứa anti-HBs nồng độ cao. Đó là
huyết thanh của những người có nhiễm VRVGB tự nhiên trong quá khứ nhưng đã


8

qua khỏi, không trở thành người mang HBsAg [23]. Hiệu quả bảo vệ có ngay sau
khi tiêm nhưng chỉ kéo dài 3-6 tháng. HBIg được sử dụng qua đường tiêm bắp, vị
trí tiêm cơ delta ở người lớn và mặt trước bên đùi cho trẻ sơ sinh. Nếu lượng thuốc
tiêm trên 2ml với trẻ em, trên 5ml với người lớn có thể chia nhỏ để tiêm ở những vị
trí khác nhau. HBIg được chỉ định trong những trường hợp sau [23]:
- Tạo miễn dịch thụ động với viêm gan B trên đối tượng chưa tiêm phòng
hoặc mới tiêm phòng mũi 1 vắc xin nhưng bị phơi nhiễm VGB do xước da, kim
đâm,...Trẻ em tiêm 200UI cho trẻ 0-4 tuổi, 300 UI cho trẻ 5-9 tuổi, người lớn tối
thiểu 500 UI, phụ thuộc vào mức độ phơi nhiễm. Tốt nhất trong vịng 24-72 giờ

H
P

nhưng có thể tới 1 tuần sau phơi nhiễm. Liều thứ 2 tiêm sau 1 tháng. Việc sử dụng
đồng thời HBIg và vắc xin VGB làm tăng hiệu quả bảo vệ sau phơi nhiễm.
- Trên bệnh nhân lọc máu, liều dùng 8-12UI/kg tối đa 500 UI. Dùng 2

tháng/lần cho tới khi có đáp ứng miễn dịch bảo vệ sau tiêm phòng.

- Ở trẻ sinh ra từ mẹ mang HBsAg, đặc biệt trẻ sinh ra từ các bà mẹ
HBeAg/HBsAg (+), Tiêm sau đẻ càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ đầu sau

U

sinh. Liều lượng 30-100 UI/kg. Mũi vắc xin VGB đầu tiên có thể tiêm cùng ngày
với HBIg nhưng ở vị trí khác. Việc tiêm HBIg cùng lúc sinh cung cấp kháng thể đủ
mạnh cho đến lúc đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin xảy ra.

H

- Không đáp ứng với vắc xin sau tiêm phòng (anti-HBs < 10UI/ml), có nguy
cơ bị nhiễm VGB. Liều lượng 500 UI đối với người lớn và 8 UI/kg đối với trẻ em.
Cứ hai tháng tiêm một lần cho tới khi có đáp ứng miễn dịch bảo vệ sau tiêm phòng.
- Quan hệ tình dục với người viêm gan B cấp trong vịng 1 tuần
- Quan hệ tình dục khơng an tồn với người VGB mạn mới được chẩn đốn
trong vịng 1 tuần.
- Trên những bệnh nhân sau ghép gan để chống tái nhiễm VRVGB.
1.5.2.2 Miễn dịch chủ động
Vắc xin VGB chính là kháng nguyên bề mặt của VRVGB (HBsAg) có độ
tinh khiết cao. Hiện nay có tất cả 3 thế hệ vắc xin VGB. Trong đó có 2 loại vắc xin
VGB được sử dụng phổ biến là vắc xin điều chế từ huyết tương người và vắc xin tái


9

tổ hợp [31], [25]. Vắc xin viêm gan B được sử dụng cho cả người trưởng thành và
trẻ nhỏ. Với người trưởng thành và trẻ lớn muốn tiêm vắc xin VGB nên làm xét

nghiệm HBsAg và anti HBS trước khi chủng ngừa. Riêng với trẻ sơ sinh nên tiêm
càng sớm càng tốt mà không cần xét nghiệm. Hiện nay, số liều vắc xin VGB cần
tiêm để đủ tạo ra miễn dịch bảo vệ đang được khuyến cáo là 3 liều. Liều đầu tiên
được khuyến cáo tiêm ngay sau khi sinh. Liều thứ 2 tiêm sau 1 tháng và 1 thángsau
thì tiêm mũi thứ 3 [5]. Với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm VGB được khuyến cáo nên
tiêm 4 mũi theo lịch 0-1-2-12, có nghĩa là 3 mũi đầu cách nhau 1 tháng để tạo miễn
dịch cơ bản, còn mũi thứ 4 cách mũi đầu 12 tháng để nhắc lại [5].

H
P

1.6 Dự phòng bệnh viêm gan B cho trẻ nhỏ

Hậu quả của việc bị nhiễm virus viêm gan B phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi
của đối tượng bị nhiễm. Bị nhiễmVRVGB ở lứa tuổi càng nhỏ thì nguy cơ trở thành
mãn tính cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trưởng thành và hậu quả để lại của nó
cũng nặng nề hơn rất nhiều. 30-50% trẻ bị nhiễm VRVGB trước 6 tuổi sẽ trở thành
nhiễm VRVGB mãn tính; tỷ lệ này ở trẻ sơ sinh là gấp đôi: 80-90%. Trong khi đó

U

hơn 90% người trưởng thành khỏe mạnh bị nhiễm VRVGB sẽ hồi phục và loại bỏ
hoàn toàn virus trong vịng 6 tháng [19]. Vì vậy, cách thức dự phòng bệnh VGB
cũng như ngăn ngừa những hậu quả của nó tốt nhất là dự phịng sớm, dự phịng

H

ngay từ khi trẻ được sinh ra.

Tiêm vắc xin viêm gan B là cách dự phòng tốt nhất. Vắc xin VGB được sử

dụng từ năm 1982 và hiệu quả của nó đạt 95% trong ngăn ngừa lây nhiễm VRVGB
cũng như các hậu quả mãn tính của nó. Tại Việt Nam, vắc xin VGB được đưa vào
chương trình tiêm chủng quốc gia từ năm 1997, đến năm 2003: bổ sung thêm liều
vắc xin VGB sơ sinh. Tỷ lệ bao phủ của vắc xin VGB năm 2012 là 97% và tỷ lệ bao
phủ liều sau sinh tăng lên 75% trong năm 2012 so với 65% của năm 2006 [19].
Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất thì việc tiêm đủ và đúng lịch là vô cùng
quan trọng.
Tiêm đủ là tiêm đủ số liều tương ứng với số tháng tuổi của trẻ theo lịch tiêm
chủng quốc gia.


10

Tiêm đúng lịch là tiêm đúng theo lịch tiêm chủng quốc gia.
Lịch tiêm chủng quốc gia cho trẻ dưới 6 tháng tuổi[13]
Lứa tuổi

Loại vắc xin

Lịch tiêm

Sơ sinh

Lao

Mũi 1

Viêm gan B

Mũi 1: trong 24h đầu

sau sinh

2 tháng tuổi

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt

Mũi 1

Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm Mũi 1
phế quản, viêm phổi do trực khuẩn

H
P

H.influenza tuyp b
Viêm gan B
3 tháng tuổi

Mũi 2

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt

Mũi 2

Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm Mũi 2
phế quản, viêm phổi do trực khuẩn
H.influenza tuyp b

U


Viêm gan B

4 tháng tuổi

H

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt

Mũi 3(1 năm sau nhắc lại
mũi 4 và 8 năm sau nhắc
lại mũi năm)
Mũi 3 (nhắc lại sau 1
năm)

Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm Mũi 3 (nhắc lại sau 1
phế quản, viêm phổi do trực khuẩn năm)
H.influenza tuyp b

Một số lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng vắc xin VGB [16]
- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ đẻ khó, trẻ bị dị tật,…cần được thăm khám cẩn thận
trước khi tiêm.
- Với những trẻ đang bị ốm sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, suy giảm miễn
dịch cần được hoãn tiêm.


11

1.7 Các nghiên cứu về VRVGB

1.7.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Theo Taylor V.M (2002), nghiên cứu về kiến thức, thực hành về phòng bệnh
VGB trong số những phụ nữ gốc Campuchia sống tại Mỹ cho thấy họ có kiến thức
rất thấp về bệnh, cách phát hiện bệnh và cách phịng bệnh VGB [30].
Nghiên cứu về miễn dịch tồn diện ở trẻ sơ sinh với liều vắc xin VGB có
nguồn gốc huyết tương và giá thành thấp ở Nam Phi của Schoub BD và cộng sự cho
thấy sau 1 năm chích ngừa, hiệu giá kháng thể HBs trong cơ thể (ít nhất 10 UI/l)

H
P

xuất hiện ở 87,0% trẻ được nghiên cứu. Chỉ 0,4% trẻ có HBsAg (+). Nghiên cứu
cũng kết luận rằng vắc xin VGB có nguồn gốc huyết tương và giá thành thấp ở hầu
hết những quốc gia đang phát triển đã rất thành công trong việc kiểm soát bệnh
VGB[29].

Khi nghiên cứu về nhận thức của người dân về bệnh VGB, Haldar A (2005) đã
phỏng vấn 210 người mang trẻ đi tiêm phòng tại phòng tiêm chủng của trường Đại học

U

Y Burdwan. Kết quả nghiên cứu cho thấy 65,3% người được phỏng vấn trả lời không
biết về nguyên nhân gây bệnh, 46,2% không biết về đường lây truyền và 38% không
biết về hậu quả của bệnh. Tuy nhiên, kiến thức về việc ngăn ngừa bệnh VGB lại cao

H

76,2%. Kiến thức không đúng về khoảng thời gian tiêm vắc xin và sự cần thiết của việc
tiêm nhắc lại vắc xin lần lượt là 88,6%;86,7%. 49% khơng có ý tưởng gì về tuổi tiêm
phịng vắc xin. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có mối liên quan giữa trình độ học vấn và
kiến thức về bệnh của ĐTNC [26].

1.7.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành
phòng bệnh viêm gan B.
Theo Cao Văn Y (2009) nghiên cứu về thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B ở
trẻ dưới 1 tuổi và các yếu tố liên quan tới tiêm vắc xin viêm gan B không đúng lịch
tại phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội cho thấy tỷ lệ tiêm phòng VGB mũi 1, 2, 3
lần lượt là 100%, 96,12%, 95,14%. Trong đó, tỷ lệ tiêm phịng VGB mũi 1 đúng


12

lịch chỉ đạt 49,4%, mũi 2,mũi 3 là 86,41% và 84,26%. Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng, những bà mẹ có trình độ học vấn dưới THPT có tỷ lệ cho con đi tiêm phịng
vắc xin VGB mũi 1 khơng đúng lịch cao gấp 2,87 lần so với người mẹ có trình độ
học vấn từ THPT trở lên, người mẹ ở nhóm nghề nghiệp khác nhau có tỷ lệ cho con
đi tiêm không đúng lịch cao gấp 1,49 lần so với người mẹ ở nhóm cơng/viên chức,
người mẹ có kiến thức chưa tốt thì tỷ lệ con đi tiêm phịng vắc xin VGB mũi 1
không đúng lịch cao gấp 1,25 lần so với người mẹ có kiến thức tốt [21].
Trong nghiên cứu "Tỷ lệ viêm gan siêu vi B và hiệu giá kháng thể anti-HBs
ở trẻ 1-6 tuổi đã được tiên chủng vắc xin viêm gan B” của Huỳnh Minh Hoàn và

H
P

cộng sự cho thấy chỉ 1,02% đối tượng nghiên cứu có HBsAg (+), 0,85% có antiHCV (+) và anti-HBc (+) là 4,10%. Tỷ lệ anti-HBs chiếm 68,09%. Tác giả cũng chỉ
ra rằng tiêm chủng vắc xin viêm gan B đủ liều và đúng lịch theo chương trình tiêm
chủng mở rộng, anti-HBs có mức bảo vệ tốt hơn khi tiêm khơng đủ liều, không
đúng lịch. Nghiên cứu đã kết luận rằng tất cả trẻ sơ sinh tiêm liều vắc xin VGB
càng sớm càng tốt sau khi sinh, tốt nhất trong 24 giờ đầu và với 3 liều tiêm chủng


U

VGB thì tỷ lệ nhiễm VGB sẽ giảm đáng kể trong tương lai [8].

Theo Chu Thị Thu Hà (2002) nghiên cứu trên đối tượng phụ nữ có thai tại
Cầu Giấy thì có 83,2% đối tượng nghiên cứu nghe nói về VGB, trong khi chỉ 30,5%

H

biết về nguyên nhân gây bệnh, tỷ lệ hiểu biết về cách phòng chống lấy nhiễm VGB
cũng rất thấp, đặc biệt là vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh
(5,3%), tỷ lệ phụ nữ có thai biết tiêm vắc xin VGB để phịng bệnh là 38,4% và tỷ lệ
tiêm phòng là 6,3%. Hơn 80% đối tượng nghiên cứu không biết về thời gian nên
tiêm phòng cho con [7].

Một khảo sát về kiến thức, thực hành phịng bệnh VGB của những bà mẹ có
con dưới 5 tuổi tại Hà Tĩnh của Ngô Văn Hiến và cộng sự đã chỉ ra rằng hầu hết các
bà mẹ biết về sự lây nhiễm, đường lây và hậu quả của bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ
hiểu biết đầy đủ lại không cao chỉ 19,7% bà mẹ biết đầy đủ về hậu quả của bệnh,
37,3% biết đầy đủ về 3 đường lây, 40,9% bà mẹ biết vắc xin VGB mũi 1 cần được
tiêm ngay sau khi sinh [14].


×