Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài thảo luận môn lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.81 KB, 6 trang )

BÀI THẢO LUẬN
MÔN HỌC: LÃNH ĐẠO
Lớp: K28 - A3 - Ngành QL Kinh tế
Câu hỏi:
Bạn vừa là người quản lý vừa là lãnh đạo, bạn thể hiện vai trò như thế nào?
Trả lời:
Qua nghiên cứu học phần Lãnh đạo, tôi xin trình bày câu trả lời như sau:
Trước hết chúng ta cần hiểu lãnh đạo là gì? Lãnh đạo là một quá trình mà một
người ảnh hưởng đến những người khác để thực hiện một mục tiêu nào đó, đồng
thời hướng tổ chức tới sự gắn kết chặt chẽ. Để là một người lãnh đạo cần có đầy đủ
4 nhân tố: là người dẫn đầu, người biết quan sát, giao tiếp và nắm bắt tình hình.
Tiếp theo, chúng ta cần phân biệt người quản lý và người lãnh đạo trong tổ
chức
Đôi khi chúng ta đang đánh đồng lãnh đạo và quản lý với nhau. Nhiều người cho
rằng, một người quản lý một hoặc một vài người khác thì họ là những người lãnh
đạo. Trên thực tế thì khơng phải như vậy.
Lãnh đạo và quản lý đều hướng đến việc đạt mục tiêu thông qua người khác nhưng
lãnh đạo đạt được kết quả bằng cách tạo ảnh hưởng lên nhân viên trong phòng/ban
để nhân viên tự nguyện tự giác thực hiện cơng việc được giao theo mục tiêu đã đề
ra; cịn quản lý đạt được mục tiêu bằng cách tác động vào cơng việc bằng vị trí
quyền lực của mình. Nói cách khác, lãnh đạo tác động và đánh thức sự nhiệt huyết,
trách nhiệm trong mỗi con người nhân viên, còn quản lý tác động và kiểm soát
thông qua công việc.
Chúng ta có thể tóm tắt những điểm khác nhau cơ bản giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý như
sau:

Người lãnh đạo
Làm đúng công việc

Người quản lý
Làm việc theo đúng cách (hợp lý)




Có tầm nhìn, xác định tương lai cho hệ thống Xác định được mục tiêu đúng
Gây cảm hứng và tạo động cơ
Chỉ đạo và kiểm soát
Thực hiện ảnh hưởng
Thực hiện quyền lực (từ trên xuống)
Có tính đởi mới
Có tính phân tích
Tập trung vào sự thay đởi
Tập trung vào sự duy trì, hồn thiện
Hướng vào con người
Hướng vào nhiệm vụ
Quản lý không phải là lãnh đạo, nhưng người lãnh đạo vẫn có thể làm công viêc
quản lý. Tất cả nhà quản lý về mặt lý tưởng nên là người lãnh đạo. Tuy nhiên,
không phải tất cả những nhà lãnh đạo cần có các khả năng trong các chức năng
quản lý khác, và vì vậy khơng phải tất cả nhà lãnh đạo nên nắm giữ vị trí quản lý.
Nếu làm tốt vai trò lãnh đạo, việc quản lý sẽ dễ dàng và chuyên nghiệp, vì nhân
viên chủ động làm việc. Nếu như bản thân vừa là người quản lý vừa là người lãnh
đạo thì sẽ thể hiện vai trị của mình như sau:
Thứ nhất: Vai trò định hướng
Doanh nghiệp muốn phát triển phải có một chiến lược phù hợp, dài hạn xác
định tầm nhìn trong tương lai. Nếu khơng có chiến lược, doanh nghiệp chỉ là một
bộ tổng hợp các mục tiêu cá nhân riêng lẻ. Chiến lược này không nhất thiết phải
quá mới mẻ hay quá vĩ mô. Có rất nhiều chiến lược kinh doanh hiệu quả là ý tưởng
đơn giản kết hợp thêm với một vài điều mới lạ về nội dung hoặc hình thức.
Để xác định đúng định hướng chiến lược, nhà lãnh đạo cần trả lời được các câu
hỏi: doanh nghiệp đang ở đâu? Muốn đạt được điều gì trong tương lai? Làm thế
nào để thực hiện được điều đó? Với vai trò là lãnh đạo phòng/ban, cần định rõ mục
tiêu, dẫn dắt phòng, ban đi theo đúng định hướng của đơn vị theo từng quý/năm;

Không chỉ là định hướng cho cơng việc chung của phịng/ban mà định hướng mục
tiêu của cho các cá nhân gắn với định hướng chung, bởi chính sự hồn thành các
mục tiêu cá nhân sẽ đóng góp vào việc thực hiện mục đích của doanh nghiệp.


Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới không ngừng biến đổi trước sự tác động của cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 và dịch Covid 19, hiện nay, các nhà lãnh đạo cần quản
trị và ứng phó được với sự thay đổi để có thể dẫn dắt DN đi đúng hướng.
Thứ hai: Vai trò tương tác
- Truyền cảm hứng:
Người lãnh đạo động viên, dẫn dắt và truyền cảm hứng để nhân viên tự nguyện đi
theo; đồng thời, đề cao những nỗ lực họ đạt được và chỉ cho nhân viên thấy lộ trình
cơng danh, tạo điều kiện để nhân viên phấn đấu. Sự khen ngợi, khích lệ tinh thần
cho nhân viên đúng lúc sẽ tạo động lực to lớn cho nhân viên hồn thành tốt cơng
việc và cùng nhau giải quyết những khó khăn.
Người lãnh đạo muốn truyền được cảm hứng cho nhân viên, trước tiên phải là
người luôn tràn đầy năng lượng tích cực và nhiệt huyết, đam mê với cơng việc,
nhìn nhận đánh giá khách quan mọi vấn đề, biết cách thuyết phục người khác và
biết minh họa ý tưởng bằng những câu chuyện hẫp dẫn hoặc hình ảnh sống động.
Chính từ những đức tính này sẽ lan tỏa chạm đến cảm xúc, thuyết phục nhân viên
đi theo những mục tiêu dài hạn, giúp doanh nghiệp sẵn sàng đương đầu và vượt
qua khó khăn.
- Vai trò lãnh đạo: Nhà lãnh đạo phải đưa ra các chỉ dẫn cho người dưới
quyền, động viên những người dưới quyền, và tạo những điều kiện thuận lợi để
người dưới quyền thực hiện tốt cơng việc của họ.
Vai trị của người lãnh đạo là hỗ trợ nhân viên đúng lúc đúng chỗ. Xuất hiện kịp
thời khi nhân viên của mình gặp khó khăn, cảm thấy chán nản, cần sự hỗ trợ.
Người lãnh đạo tốt sẽ biết cách giúp nhân viên của mình tìm ra điểm mấu chốt gây
nên khúc mắc. Bởi vì, một hệ thống chỉ có thể vận hành bình thường khi tìm ra giải
pháp cho những khó khăn mà tổ chức đang gặp phải.

Người lãnh đạo cần biết đặt mình trong cùng hoàn cảnh với người khác để có thể
thấu hiểu, chia sẻ, đưa ra lời khuyên chân thành cho mọi người cùng hành động vì


mục tiêu chung. Tất cả những điều đó phải được thể hiện tâm huyết từ nhận thức
và hành động của người lãnh đạo.
- Vai trị nhà quản lý:
Ngồi tính quyết đoán của nhà lãnh đạo thì nhà quản lý cần đạo đức tốt và tinh
thần tập thể là hai thành phần chủ yếu của một nhóm. Bản chất của tinh thần tập
thể có thể là sự nhiệt tình hứng khởi, những kết quả làm hài lịng, sự vui thích.
Những hành động như thế phải được tiến hành đủ để cho nhân viên thấy được nhà
quản lý có quan tâm đến họ. Từ đó, nhân viên sẽ hết lòng hết sức vì cơng việc
chung.
Nhà quản lý tài năng thường dành nhiều thời gian để cải thiện năng lực những
cộng sự của mình, truyền cho họ những hiểu biết, kinh nghiệm bản thân sao cho họ
có thể từ đó mà phát triển hơn. Chính qua hành động này, nhà quản lý đã đào tạo
được người thay thế mình trong tương lai, một nhân vật có đủ khả năng được thăng
tiến, điều này càng có ý nghĩa kích thích các cộng sự hơn.
- Vai trị liên lạc: Bao gờm các hoạt động trong việc thiết lập và duy trì những
mối quan hệ với mơi trường bên ngồi, và bên trong của tở chức để đạt tới những
thông tin cần thiết. Phát triển những liên hệ và quan hệ là một trong những nghĩa
vụ quan trọng của người lãnh đạo trong việc gắn tổ chức với mơi trường bên ngồi
của nó.
Thứ ba: Vai trị thông tin
Thông tin được xem là máu của tổ chức; nó là mạch gắn những bộ phận phụ
thuộc của tổ chức lại với nhau. Tổ chức là một hệ thống ổn định của các hoạt động
nơi con người cùng làm việc với nhau để đạt tới những mục tiêu chung thơng qua
thứ bậc của các vai trị và việc phân công lao động.
Mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và quản trị nói riêng đều cần
có thông tin và theo quan điểm quản trị hiện đại thông tin được xem như là một

nguồn lực thứ tư của một tổ chức.


- Vai trị giám sát: Các thơng tin thu thập được phân tích xử lý để xác định
những cơ hội hoặc những vấn đề cần giải quyết hoặc để có một sự hiểu biết đầy đủ
về đặc tính của mơi trường trong đó tở chức đang hoạt động.
- Vai trị cung cấp thông tin: Các nhà quản trị có khả năng tiếp cận được
những nguồn thông tin khác nhau mà những người dưới quyền có được. Một số
các thông tin này có thể được cung cấp cho người dưới quyền để họ có thể thực
hiện các nghĩa vụ của họ.
- Vai trị phát ngơn: Các nhà quản trị có nghĩa vụ phải trình bày những thơng
tin với những nhân vật có liên quan bên ngồi tở chức.
Thứ tư: Vai trị quyết định
Vai trò của người lãnh đạo trong quản lý chính là việc tối ưu các quyết định,
giúp cho hệ thống hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả hơn. Hiện nay, vai trò của
người lãnh đạo trong việc quản lý và đưa ra quyết định rất khó khăn bởi sự phức
tạp của nền kinh tế thị trường.
Thứ năm: Vai trò tạo ảnh hưởng
Tạo ảnh hưởng là quá trình thuyết phục, tác động lên người khác để tạo ra những
phản hồi mong đợi (làm đúng ý mình). Sự ảnh hưởng đến từ uy tín, uy tín đến từ
niềm tin; do đó, trước tiên cần xây dựng niềm tin với nhân viên. Đây là quá trình
lâu dài, nhân viên cảm nhận được thông qua cách quản trị điều hành, giao tiếp ứng
xử và hành động hàng ngày của lãnh đạo. Khi tạo được ảnh hưởng, nhân viên sẽ
sẵn sàng và tự nguyện làm theo.
Tuy nhiên, muốn tạo được ảnh hưởng cần phải nắm vững chuyên môn, xây dựng
được mạng lưới quan hệ rộng và uy tín, bày tỏ các quan điểm dưới danh nghĩa
quyền lợi đơn vị, sẵn sàng ứng dụng công nghệ mới; chia sẻ các thông tin tin cậy
phù hợp, xây dựng hình ảnh cá nhân; tạo mơi trường làm việc tích cực, sẵn sàng hỗ
trợ mọi người khi cần thiết. Mặt khác, với vai trò lãnh đạo, cần phải rèn luyện để
trở thành tấm gương cho nhân viên học hỏi từ trang phục đến cách xử lý công việc.



Ngồi ra cịn có vai trị điều hịa các mối quan hệ trong tở chức, doanh nghiệp
là vai trị lãnh đạo của nhà quản lý. Vai trò này trở nên quan trọng khi người lãnh
đạo mong muốn và hướng mọi người hành động vì mục tiêu chung. Hành động chỉ
mang về kết quả tốt đẹp khi người lãnh đạo có khả năng quản trị và điều hòa các
mối quan hệ.



×